29 Hình 3.11 Cơ cấu số loại hoạt chất được sử dụng trên các mô hình canh tác của từng nhóm thuốc BVTV .... Việc sử dụng các loại thuốc BVTV có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mô hình
Trang 1Ở ĐỒNG BẰNG S NG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NG NH N NG NGHIỆP SẠCH
Cần Thơ – 7/2014
Trang 3i
LỜI C M ĐO N
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Trang 4ii
LÝ LỊCH HO HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1992 Nơi sinh: Cần Thơ
Quê quán: Ninh Kiều, Cần Thơ Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: Số 1 Tân Trào, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Âu Phương Thảo
Trang 5iii
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Dương Minh Viễn đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành được luận văn
Chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Đỗ Châu Giang, cố vấn học tập lớp Nông nghiệp sạch K36, đã định hướng và chỉ dạy cho tôi trong suốt 4 năm học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Nông nghiệp & SHƯD, đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Tôi xin cảm ơn các anh, chị và các bạn trong PTN Sinh học Đất – BM Khoa Học Đất và tập thể lớp Nông nghiệp sạch K36 đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bạn Huỳnh Ngọc Vàng – người bạn cùng lớp, cùng phòng thân thiết của tôi trong 4 năm học tập tại trường đã luôn động viên, đồng hành và giúp đỡ tôi rất nhiều cho tôi có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục việc học tập
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ những người luôn bên cạnh
lo lắng, động viên, dạy cho tôi đức tính trung thực, trách nhiệm và không ngừng cố gắng cho tương lai
Âu Phương Thảo
Trang 6iv
Âu Phương Thảo, 2014 “Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô
hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở Đồng bằng sông Cửu Long” Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch, khóa 36,
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Dương Minh Viễn
TÓM LƯỢC
Hiện nay các mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu
có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Hoạt động sản xuất trên ba mô hình canh tác này tất nhiên không thể thiếu biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ dịch hại Việc
sử dụng các loại thuốc BVTV có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có mô hình canh tác và vị trí địa lý Do đó, đề tài được thực hiện với mục tiêu: (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV trên ba mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu
và luân canh lúa – màu ở ĐBSCL (2) Khảo sát ảnh hưởng của mô hình canh tác lên liều lượng sử dụng thuốc BVTV ở ĐBSCL (3) Khảo sát sự ảnh hưởng của vị trí địa lý lên liều lượng sử dụng thuốc BVTV trong cùng một mô hình canh tác
Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV được thực hiện trên ba mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở bốn huyện Bình Minh (Vĩnh Long), Cai Lậy (Tiền Giang), Chợ Mới (An Giang) và Phụng Hiệp (Hậu Giang) Tại mỗi huyện, từ 15 đến 21 nông hộ được chọn để phỏng vấn trực tiếp dựa theo mẫu phiếu điều tra có sẵn
Qua khảo sát cho thấy có 17 loại hoạt chất trừ cỏ, 35 loại hoạt chất trừ sâu và
23 loại hoạt chất trừ bệnh được sử dụng trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra Trong đó, hoạt chất trừ cỏ Pretilachlor được sử dụng phổ biến nhất trên
mô hình canh tác chuyên lúa và luân canh lúa – màu Đối với nhóm thuốc trừ sâu, hoạt chất Fipronil được sử dụng phổ biến nhất trên mô hình chuyên lúa còn Abamectin phổ biến nhất trên mô hình chuyên màu và luân canh lúa – màu Ở nhóm thuốc trừ bệnh, Tricyclazole, Mancozeb, Propiconazole lần lượt được sử dụng phổ biến nhất trên mô hình chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu Kết quả phân tích khác biệt Discriminant Analysis cho thấy có sự khác biệt về liều lượng sử dụng hoạt chất BVTV giữa các mô hình canh tác khác nhau Ngoài ra,
sự khác biệt về vị trí địa lý cũng dẫn đến sự khác biệt về liều lượng sử dụng hoạt chất BVTV trong cùng một mô hình canh tác thông qua kiểm định T-Test hai mẫu độc lập và phân tích phương sai ANOVA
Trang 7v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM LƯỢC iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH BẢNG viii
TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO T I LI U 2
1.1 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 2
1.1.1 Khái niệm và lịch sử ra đời thuốc BVTV 2
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV 4
1.1.3 Lợi ích của thuốc BVTV 6
1.1.4 Tác hại của thuốc BVTV 7
1.1.5 Động thái của thuốc BVTV trong môi trường 9
1.1.6 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL 14
1.2.1 Đôi nét về điều kiện canh tác nông nghiệp của ĐBSCL 14
1.2.2 Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL 15
1.2.3 Hiện trạng sản xuất rau màu ở ĐBSCL 17
1.2.4 Đôi nét về dịch hại và các biện pháp phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL 18
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TI N V PHƯƠNG PHÁP 20
2.1 Phương tiện nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
Trang 8vi
2.2.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác chuyên
lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở ĐBSCL 21
2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích, thống kê số liệu 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ V THẢO LUẬN 23
3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Đồng bằng Sông Cửu Long 23
3.1.1 Tình hình sử dụng hoạt chất trừ cỏ trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra 23
3.1.2 Tình hình sử dụng hoạt chất trừ sâu trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra 25
3.1.3 Tình hình sử dụng hoạt chất trừ bệnh trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra 28
3.2 Ảnh hưởng của mô hình canh tác lên việc sử dụng thuốc BVTV ở ĐBSCL 30
3.3 Ảnh hưởng của địa điểm lên liều lượng sử dụng thuốc BVTV trong cùng một mô hình canh tác ở ĐBSCL 34
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ 37
4.1 Kết luận 37
4.2 Đề nghị 37
T I LI U THAM KHẢO 38
Trang 9vii
D NH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Động thái của thuốc BVTV trong nước và trầm tích 12
Hình 1.2 Động thái của thuốc BVTV trong đất 12
Hình 1.3 Chi phí của các nhóm thuốc BVTV trên toàn thế giới năm 2010 13
Hình 1.4 Thị trường tiêu thụ thuốc BVTV trên toàn thế giới năm 2010 14
Hình 2.1 Sự phân bố các nhóm đất ở ĐBSCL 20
Hình 3.1 Cơ cấu số loại hoạt chất của các nhóm thuốc BVTV được sử dụng 23
Hình 3.2 Liều lượng hoạt chất trừ cỏ được sử dụng trên mỗi mô hình 24
Hình 3.3 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ cỏ được sử dụng trên mỗi mô hình 25
Hình 3.4 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ cỏ trên mỗi mô hình 25
Hình 3.5 Liều lượng hoạt chất trừ sâu được sử dụng trên mỗi mô hình 26
Hình 3.6 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ sâu được sử dụng trên mỗi mô hình 27
Hình 3.7 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ sâu trên mỗi mô hình 27
Hình 3.8 Liều lượng hoạt chất trừ bệnh được sử dụng trên mỗi mô hình 28
Hình 3.9 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ bệnh được sử dụng trên mỗi mô hình 29
Hình 3.10 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ bệnh trên mỗi mô hình 29
Hình 3.11 Cơ cấu số loại hoạt chất được sử dụng trên các mô hình canh tác của từng nhóm thuốc BVTV 30
Hình 3.12 Sự khác biệt về liều lượng sử dụng thuốc trừ cỏ trên ba mô hình 32
Hình 3.13 Sự khác biệt về liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu trên ba mô hình 33
Hình 3.14 Sự khác biệt về liều lượng sử dụng thuốc trừ bệnh trên ba mô hình 34
Hình 3.15 Ảnh hưởng của vị trí địa lý lên liều lượng sử dụng hoạt chất BVTV trên mô hình canh tác chuyên lúa 35
Trang 11ix
TỪ VIẾT TẮT
Chữ tắt Giải thích từ
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương
thế giới) IGRs Insect Growth Regulators (Chất điều khiển sự sinh trưởng
của côn trùng) USGS U.S Geological Survey (Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ)
LD50 Lethal Dose 50
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
IPM Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
Trang 121
MỞ ĐẦU
Từ lâu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã được xem là phương pháp phổ biến để phòng trừ dịch hại trong nền nông nghiệp cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng Việc sử dụng thuốc BVTV đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng ẩn chứa các rủi ro về môi trường và sức khỏe con người Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước với đóng góp hằng năm hơn 50% sản lượng lương thực cả nước Nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày Các mô hình canh tác chuyên màu và luân canh lúa – màu đã hình thành và đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của vùng bên cạnh mô hình canh tác chuyên lúa đã hình thành lâu đời trước đó Hoạt động sản xuất trên các mô hình canh tác này tất nhiên không thể thiếu biện pháp sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại Việc
sử dụng các loại thuốc BVTV có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mô hình canh tác, vị trí địa lý, giống cây trồng, loài dịch hại, sự truyền thông của các doanh nghiệp cung ứng thuốc BVTV cũng như tâm lý sử dụng thuốc của nông dân Hiện nay chưa có khảo sát nào về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở ĐBSCL Do đó, đề tài “Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện với mục tiêu:
- Khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV trên ba mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở ĐBSCL
- Khảo sát ảnh hưởng của mô hình canh tác lên liều lượng sử dụng thuốc BVTV
ở ĐBSCL
- Khảo sát ảnh hưởng của vị trí địa lý lên liều lượng sử dụng thuốc BVTV trong cùng một mô hình canh tác
Trang 132
CHƯƠNG 1 LƯỢC HẢO T I LIỆU 1.1 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
1.1.1 hái niệm và lịch sử ra đời thuốc BVTV
Khái niệm về thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)
Trong tự nhiên không có loài được gọi là dịch hại Con người gán tên gọi dịch
hại “Pest” cho bất kỳ loài thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây ảnh hưởng lên
việc sản xuất, cung cấp lương thực và sức khỏe cộng đồng Chúng ta dùng thuốc trừ
dịch hại “Pesticide” để quản lý các loài dịch hại Đây là những sản phẩm hiện diện
vì mục đích ngăn chặn, tiêu diệt và đẩy lùi bất kỳ loài sinh vật mà con người không mong muốn(Delaplane S K., 1996)
Thuật ngữ thuốc trừ dịch hại “Pesticide” được tổ chức nông lương thế giới
(FAO) chấp nhận là một thuật ngữ tổng hợp bao gồm tất cả các hóa chất được sử
dụng để tiêu diệt hay kiểm soát các loài dịch hại “Pests” Trong nông nghiệp, điều
này bao gồm thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (nấm và vi khuẩn), thuốc trừ tuyến trùng, và thuốc trừ chuột (Edwin D O., 1996)
Ở Việt Nam, chúng ta dùng khái niệm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để chỉ các loại thuốc trừ dịch hại trong nông nghiệp Theo Trần Quang Hùng (1999), thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, hại cây trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản Như vậy, nếu xét trong lĩnh vực nông nghiệp,
chúng ta có thể dùng cụm từ “Thuốc BVTV” để thay thế cho “Pesticide” trong các
phần lược khảo tài liệu nước ngoài liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ dịch hại trong lĩnh vực nông nghiệp được đề cập bên dưới
Lịch sử ra đời và phát triển của thuốc BVTV
Khái niệm thuốc BVTV đã xuất hiện từ rất lâu Thời cổ đại, người La Mã đã tiêu diệt côn trùng gây hại bằng cách đốt lưu huỳnh và kiểm soát cỏ dại bằng muối Trong những năm 1600, kiến được kiểm soát bằng hỗn hợp của mật ong và kim loại nặng asen Vào cuối thế kỷ XIX, nông dân Mỹ đã sử dụng các hợp chất như copper acetoarsenite (hợp chất đồng và asen), calcium arsenate (hợp chất canxi và asen), nicotine sulfate, và sulfur (lưu huỳnh) để kiểm soát côn trùng gây hại trên đồng ruộng, nhưng kết quả thường không đạt yêu cầu vì các phương pháp áp dụng và hóa chất còn thô sơ (Delaplane S K., 1996)
Trang 143
Dấu ấn đánh dấu sự xuất hiện của việc sử dụng thuốc BVTV bắt đầu sau thế chiến thứ hai với sự xuất hiện của các loại hóa chất tổng hợp DDT, BHC, aldrin, dieldrin, endrin, và 2,4 – D Đây là các hóa chất mới có giá thành rẻ, hiệu quả và rất phổ biến DDT đặc biệt được ưa chuộng do đặc tính phổ rộng của nó đối với các loài côn trùng gây hại cho nông nghiệp cũng như các loài côn trùng gây hại đến sức khỏe con người 2,4 – D được xem là một cách rẻ tiền và hiệu quả để kiểm soát cỏ dại trên ruộng bắp Lúc này, con người sử dụng thuốc BVTV một cách tự do với niềm tin sẽ xây dựng được một môi trường sống hoàn toàn không có sự hiện diện của dịch hại (Delaplane S K., 1996)
Năm 1962, nhà văn và cũng là nhà sinh vật biển người Mỹ Rachel Carson với
cuốn sách Mùa xuân im lặng “Silent Spring” đã làm thay đổi niềm tin của công
chúng trong việc sử dụng tự do thuốc BVTV để tiêu diệt toàn bộ dịch hại Bà đã vẽ
ra một bức tranh ảm đạm của môi trường khi con người bất cẩn trong việc sử dụng
thuốc BVTV (Delaplane S K., 1996) “How could intelligent beings seek to control
a few unwanted species by a method that contaminated the entire environment and brought the threat of disease and death even to their own kind?” (Carson R., 1962),
tạm dịch: Làm thế nào một người khôn ngoan có thể tìm cách để kiểm soát một vài loài không mong muốn bằng một phương pháp gây ô nhiễm toàn bộ môi trường và mang đến mối đe dọa về bệnh tật và cái chết thậm chí cho chính bản thân họ Cuốn sách Mùa xuân im lặng với những dẫn chứng, lập luận thuyết phục đã làm cho thế giới thấy được tác hại của sự bất cẩn trong nhận thức khi sử dụng các hóa chất BVTV có tính độc cao đối với môi trường và con người
Ngày nay, nhiều loại thuốc BVTV được chế tạo với nguồn gốc tự nhiên Ví dụ như các thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp (Pyrethroid) được chế tạo từ một loại chất độc hữu cơ pyrethrins có nguồn gốc tự nhiên Pyrethrins được ly trích từ các cây họ Cúc, loại chất độc tự nhiên này đã được sử dụng như thuốc BVTV hàng trăm năm Các thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp được sử dụng rộng rãi thay thế cho các nhóm chlor hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate do nó có phổ trừ sâu rộng, hiệu lực diệt cao, độc tính thấp với động vật máu nóng Ngoài ra còn có các chất điều khiển
sự sinh trưởng của côn trùng (IGRs) có tác dụng làm rối loạn sự phát triển của côn trùng gây hại, nhưng ít ảnh hưởng lên các sinh vật không phải mục tiêu, các chế phẩm kiểm soát dịch hại bằng vi khuẩn, vi rút hoặc các yếu tố tự nhiên khác, được gọi chung là các thuốc BVTV nguồn gốc sinh học cũng được đưa vào sản xuất và
sử dụng (Delaplane S K., 1996)
Trang 154
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
Có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV, sau đây là một số cách phân loại phổ biến thường gặp:
Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học
Trong cách phân loại này, thuốc BVTV được chia thành 3 nhóm: các thuốc có nguồn gốc thực vật, các thuốc vô cơ và các thuốc tổng hợp hữu cơ Các thuốc có nguồn gốc thực vật gồm các thuốc có chứa các hợp chất alcaloid, nicotin, albazin, pyrethrin, rotenone, được ly trích từ các bộ phận của một số thực vật Các thuốc
vô cơ thường hay gặp là các hoạt chất có chứa đồng, lưu huỳnh, các hợp chất asenic Các thuốc tổng hợp hữu cơ gồm có các hợp chất thuộc nhóm chlor hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm các hợp chất dị vòng, nhóm cúc tổng hợp hay nhóm pyrethroid (Trần Văn Hai, 2005)
Phân loại theo đối tượng tác dụng
Căn cứ vào đối tượng dịch hại cần tiêu diệt, thuốc BVTV có các tên gọi tương
ứng: thuốc trừ sâu, trừ vi khuẩn, trừ nấm, trừ cỏ, trừ chuột Hiện nay có hơn 1000
hợp chất được chế tạo và sử dụng làm thuốc BVTV Các loại thông thường nhất là thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ vi khuẩn, thuốc trừ nấm, thuốc trừ gặm nhấm, thuốc trừ tuyến trùng (Lê Văn Khoa, 2010) Trong một số trường hợp, thuốc BVTV còn có thể chia thành các nhóm dựa vào khả năng gây độc của thuốc đến một giai đoạn sinh trưởng nhất định của dịch hại như thuốc trừ sâu non, thuốc trừ trứng (Trần Văn Hai, 2005)
Phân loại theo con đường xâm nhập vào cơ thể dịch hại
Tùy theo con đường thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể dịch hại, có thể phân thành các loại thuốc như: thuốc vị độc (nội tác động), thuốc tiếp xúc và xông hơi Ngoài ra, người ta còn phân biệt thuốc lưu dẫn và không lưu dẫn, thuốc chọn lọc và không chọn lọc (Trần Văn Hai, 2005)
Phân loại theo tính độc của thuốc đối với con người và động vật máu nóng
Các loại thuốc BVTV không chỉ độc đối với các loài dịch hại mà còn độc với con người và các động vật không phải mục tiêu với nhiều trường hợp ngộ độc được ghi nhận Trong đó, độc tính của nhóm chlor hữu cơ là vấn đề đối với sức khỏe của toàn thế giới với khoảng 3 triệu ca ngộ độc và 200.000 ca tử vong mỗi năm (Yang
et al., 2006) Các chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua da, miệng, mắt
Trang 165
hoặc phổi và có hai cấp độ độc: độ độc cấp tính (biểu hiện ngộ độc ngay khi tiếp xúc với thuốc trong thời gian ngắn) và độ độc mãn tính (biểu hiện ngộ độc sau một thời gian dài tiếp xúc với thuốc, có khi đến nhiều năm mới biểu hiện ngộ độc) (Delaplane S K., 1996)
Để giúp chúng ta hiểu rõ về độ độc cấp tính (acute toxicity), các nhà khoa học
sử dụng giá trị LD50 (Lethal Dose 50), tức liều lượng cần thiết để giết chết 50% số động vật thí nghiệm (thường được tính bằng mg độc chất/ kg khối lượng cơ thể sinh vật) Giá trị LD50 càng nhỏ, độ độc cấp tính của thuốc BVTV càng cao (Delaplane
S K., 1996)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã sử dụng giá trị LD50 để đánh giá độ độc cấp tính của một chất Nhiều giá trị LD50 được ghi nhận khi quan sát trên chuột thí nghiệm Phương pháp tính này được thiết lập bởi Trevan vào năm 1927 (Nguyễn Thị Lan Hương, 2013) Theo đó độ độc của một chất (trong đó có thuốc BVTV) được chia làm 4 mức độ như bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Các cấp độ phân loại độ độc của một chất theo WHO
của luật pháp và bắt buộc xuất hiện trên nhãn của sản phẩm có chứa loại hóa chất trong nhóm để thông báo đến người mua độ độc cấp tính của sản phẩm (Delaplane
S K., 1996) Ở Việt Nam cũng áp dụng điều này nhưng các quy định có thay đổi cho phù hợp Sau đây là bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV và biểu tượng độ độc ghi trên nhãn thuốc ở Việt Nam:
Trang 17LD 50 đối với chuột (mg/kg)
> 2 000 > 3 000 > 1 000 > 4 000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
Độ độc mãn tính (chronic toxicity) của thuốc BVTV khó đo lường hơn độ độc
cấp tính bởi vì nó phụ thuộc vào độ bền, thời gian tiếp xúc, liều lượng với đặc điểm
di truyền và lối sống của các sinh vật bị ảnh hưởng (Delaplane S K., 1996)
1.1.3 Lợi ích của thuốc BVTV
Lợi ích của thuốc BVTV là hiển nhiên Trên toàn thế giới, thuốc diệt cỏ đã giúp gia tăng 10% – 20% năng suất ngũ cốc Ở Mỹ, với việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách cẩn thận, nông dân gần như loại trừ được loài mọt gây hại trên cây bông (một loài cây nguyên liệu cho ngành may mặc) trong khu vực rộng lớn phía đông nam của đất nước Dịch hại này đã từng gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các trang trại trồng bông ở miền nam nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX (Delaplane S K., 1996)
Ở các nước còn nghèo khó, 95% dân số sản xuất lương thực để nuôi sống họ và 5% dân số còn lại Ngược lại, ở các nước phát triển 3% – 5% dân số sản xuất lương thực để nuôi phần còn lại và còn có sản lượng dư để xuất khẩu Hiệu quả này ở các nước phát triển sẽ không thể có được nếu không có thuốc BVTV (Hodgson E., 1991)
Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm giảm thiệt hại gây ra bởi các loài dịch hại (côn trùng, cỏ dại, các bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng) là điều rất quan trọng
để duy trì và gia tăng năng suất cây trồng Theo ước tính, có khoảng 26% – 40% tiềm năng sản xuất cây trồng bị thiệt hại hằng năm bởi các loài dịch hại Tuy nhiên,
Trang 187
con số này có thể tăng lên gấp đôi nếu không có sử dụng thuốc BVTV Ví dụ, nếu không có thuốc BVTV, năng suất lúa mì sẽ bị tổn thất 50% thay vì con số thực tế 29% còn đối với củ cải đường sẽ giảm năng suất trung bình trên 80% (Crop Life International, 2011)
1.1.4 Tác hại của thuốc BVTV
Sau thế chiến thứ hai, trước hiệu quả cao do thuốc BVTV đem lại, con người sử dụng thuốc BVTV một cách tự do với niềm tin sẽ xây dựng được một môi trường sống hoàn toàn không có sự hiện diện của dịch hại Dưới áp lực cao và không đổi của tác nhân hóa học, một số loài dịch hại đã hình thành tính kháng di truyền với thuốc BVTV, nhiều loài động vật và thực vật không phải mục tiêu đã bị hại và dư lượng thuốc xuất hiện ở những nơi không ngờ tới (Delaplane S K., 1996) chẳng hạn như trong nguồn nước hạ lưu sông và trong cơ thể các sinh vật sống trong thủy vực hay trong nguồn nước ngầm ở các khu vực gần nơi sử dụng thuốc BVTV và đặc biệt là trong cơ thể con người, kể cả những người không trực tiếp sử dụng thuốc BVTV
Vào mùa hè năm 1960 ở Mỹ, nhân viên trông coi việc di trú của các loài chim
đã nhặt được hàng trăm xác chim chết tại hồ Tule và hạ lưu sông Klamath Hầu hết chúng là các loài ăn cá như chim cò, bồ nông, mòng biển Sau khi phân tích, chúng được phát hiện có chứa dư lượng thuốc trừ sâu gồm toxaphene, DDD và DDE Cá
từ hồ Tule và hạ lưu sông Klamate cũng được tìm thấy dư lượng các loại thuốc trừ sâu kể trên Nhân viên trông coi việc di trú tin rằng dư lượng thuốc BVTV đang được tích lũy trong nguồn nước của các nơi trên, sự hiện diện của dư lượng này là
do dòng chảy thoát nước từ những vùng đất nông nghiệp được phun lượng lớn thuốc BVTV (Carson, 1962)
Nước ngầm là nước nằm bên dưới bề mặt trái đất, thường ở trong đá hoặc đất Nước ngầm là nguồn nước uống chính cho 50% dân số, trong đó có 95% cư dân nông thôn tại Mỹ Ít nhất 143 loại thuốc BVTV và 21 sản phẩm chuyển đổi của chúng đã được tìm thấy trong nước ngầm Thuốc BVTV thường xuyên nhất được phát hiện gây ô nhiễm nguồn nước ngầm gồm các thuốc diệt cỏ thuộc các nhóm triazine, acetanilide được sử dụng rộng rãi trên bắp, đậu nành và các thuốc trừ sâu
có hoạt chất cực độc aldicarb thuộc nhóm carbamate (Toth S.J et al., 2009)
Năm 1973, tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính có 500.000 trường hợp ngộ độc cấp tính thuốc BVTV xảy ra mỗi năm Ước tính này chỉ bao gồm những trường hợp ngộ độc không có chủ ý, tức loại trừ nguyên nhân tự tử Năm 1982, một nghiên cứu
Trang 198
quốc gia về các trường hợp ngộ độc cấp tính thuốc BVTV ở Sri Lanka đã chỉ ra rằng mỗi năm có 10.000 người nhập viện do ngộ độc cấp tính với 1.000 người tử vong, trong khi đó tổng dân số nước này là 12 triệu người Tầm quan trọng về y tế cộng đồng của con số này đã được nhấn mạnh bởi sự thật là ở các nước đang phát triển, những cái chết do ngộ độc thuốc BVTV cụ thể trong năm đó gấp gần 2 lần so với tổng số cái chết do các căn bệnh sốt rét, bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván (Jeyaratnama J., 1990)
Ở Việt Nam, tuy thuốc BVTV có vai trò tích cực đối với nông nghiệp, nhưng việc lạm dụng thuốc quá mức đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng Các nghiên cứu đã cho thấy sau khi sử dụng, dư lượng thuốc BVTV còn lưu tồn cao trong đất, nước gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống trong đất, các động vật thủy sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Khi phun thuốc cho cây trồng, có đến hơn 50% lượng thuốc phun ra bị rơi xuống đất, chưa kể đến lượng thuốc được bón trực tiếp vào đất Người ta cũng ước tính có tới 90% lượng thuốc được sử dụng không tham gia diệt sâu mà là gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí và nông sản (Phạm Văn Biên, 2000)
Bên cạnh đó, hiện nay ngày càng phát sinh nhiều các chủng dịch hại kháng thuốc Vào giữa những năm 70, chúng ta phát hiện có 35 loài nấm và vi khuẩn kháng thuốc sau đó con số này tăng lên 67 loài đồng thời cũng phát hiện được 19 loài cỏ dại kháng 17 loại thuốc trừ cỏ (Trần Quang Hùng, 1999)
Song song đó, một nghiên cứu trên vùng chuyên canh lúa ở An Long (Tỉnh Đồng Tháp) và vùng luân canh lúa – màu ở Ba Láng (Thành phố Cần Thơ) đã phát hiện ra 10 hoạt chất BVTV trong mẫu đất và mẫu bùn ở các kênh mương thủy lợi bao gồm các hoạt chất Buprofezin, Butachlor, Cypermethrin, Difenoconazole, Fenobucarb, Fipronil, Isoprothiolane, Pretilachlor, Propanil và Propiconazole Ở An Long, hàm lượng các hoạt chất được tìm thấy dao động từ 1,7 μg kg-1 (Fenobucarb) đến 86,0 μg kg-1 (Isoprothiolane) trong mùa khô, từ 0,73 μg kg-1 (Fipronil) đến 148,98 μg kg-1 (Isoprothiolane) trong mùa mưa Ở Ba Láng, dao động từ 1,0 μg kg-1(Pretilachlor) đến 3,53 μg kg-1 (Propiconazole) trong mùa khô và từ 0,81 μg kg-1(Fipronil) đến 3,53 μg kg-1 (Propiconazole) trong mùa mưa (Mansfeldt T và Sebesvari Z., 2010) Theo nghiên cứu gần đây của Phạm Văn Toàn (2011), tại huyện Tam Nông (Tỉnh Đồng Tháp) và quận Cái Răng (Thành phố Cần Thơ) đã định lượng được 12 trong tổng số 15 hoạt chất được nghiên cứu trên tầng nước mặt của hệ thống kênh, mương thủy lợi Điều đáng chú ý, nghiên cứu đã phát hiện 7
Trang 209
trong 12 hoạt chất nêu trên có trong nước uống của người dân Nước uống của người dân chủ yếu được lấy từ kênh, mương thủy lợi và chỉ được xử lý bằng cách đun sôi, nên vẫn còn một số hoạt chất thuốc BVTV Điều này đã cho thấy khả năng rửa trôi thuốc BVTV từ đồng ruộng vào các nguồn nước mặt gây ô nhiễm đến môi trường nước, có thể gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và sức khỏe con người Trước đó, kết quả kiểm tra 25 mẫu rau của Cục Bảo vệ Thực vật tại các tỉnh phía Bắc cho thấy có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 4% mẫu rau có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam cũng phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 8,6% mẫu có hàm lượng cao vượt mức Thực tế này đã dẫn đến con số 4.515 người
bị nhiễm độc thuốc BVTV với 138 trường hợp tử vong chỉ tính riêng trong năm
2009 Cục Y tế dự phòng cũng chỉ rõ, ngộ độc thuốc BVTV là một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, phổi và tai nạn giao thông (Phạm Thành Nhơn, 2005 dẫn theo Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2013)
1.1.5 Động thái của thuốc BVTV trong môi trường
Theo cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ USGS, ảnh hưởng xấu ngoài ý muốn của thuốc BVTV có tiềm năng xảy ra nghiêm trọng nhất là gây ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước cung cấp nơi sinh sống cho các thủy sinh vật, các mắt xích trong chuỗi thức ăn, nước uống, nước tưới và nhiều mục đích khác Vì thế, ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng Nước là con đường di chuyển chính của thuốc BVTV từ các khu vực có sử dụng thuốc đến các phần khác của môi trường (USGS, 2014) Một hóa chất sau khi phun xịt, dư lượng của nó sẽ di chuyển vào môi trường và có thể được phân hủy theo các con đường được mô tả trong Hình 1.1 và Hình 1.2 (trang 12)
Dựa vào Hình 1.1, ta có thể thấy từ nơi sử dụng ban đầu, dư lượng thuốc BVTV
có thể di chuyển vào nguồn nước thông qua chảy tràn (run off) vào các dòng chảy (streams) như sông, hồ, kênh rạch và di chuyển xuống hạ lưu (downstream transport) Hoặc theo một cách khác, dư lượng thuốc BVTV sẽ thấm lậu (seepage) vào đất và di chuyển xuống nguồn nước ngầm (ground-water), khi nước ngầm đổ vào các dòng chảy (ground-water discharge to streams), dư lượng thuốc sẽ xâm nhập vào hạ lưu
Ở vùng hạ lưu, dư lượng thuốc BVTV có thể bị hấp thu vào trong cơ thể thủy sinh vật (sorption to biota diffusion) hoặc giải hấp (desorption diffusion) trở vào lại
Trang 2110
môi trường nước bởi sự khuếch tán Thông qua chuỗi thức ăn, những thủy sinh vật thuộc các mắt xích đứng trước ví dụ như cá khi ăn (ingestion) các loài sinh vật bị nhiễm thuốc BVTV sẽ tích lũy dư lượng thuốc này vào cơ thể chúng hoặc truyền lại cho thế hệ sau qua con đường sinh sản (reproduction) hoặc loại bỏ dư lượng này ra khỏi cơ thể qua các chất thải bài tiết (elimination of wastes) hay như khi chúng chết
đi, dư lượng sẽ rời khỏi cơ thể chúng và đi vào lớp trầm tích đáy Các loài thủy sinh vật cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của các động vật trên cạn, chẳng hạn như cá, là nguồn thức ăn của người và các động vật hoang dã khác (USGS, 2014) Khi những con cá có tích lũy dư lượng thuốc BVTV được mang đi khỏi hạ lưu và trở thành thức ăn cho con người và động vật hoang dã (removal by people and wildlife), dư lượng thuốc BVTV từ chúng sẽ chuyển sang tích lũy trong
cơ thể con người và động vật hoang dã, tùy vào tính chất thuốc mà các biểu hiện bệnh tật sẽ khác nhau
Trầm tích đáy (bed sediment) ở hạ lưu là môi trường sống của các sinh vật đáy chẳng hạn như côn trùng và trai sông (nguồn thức ăn của các loài cá) Trong động thái của thuốc BVTV trong môi trường nước, nó đóng 2 vai trò vừa như một nguồn loại bỏ dư lượng thuốc BVTV khỏi môi trường nước vừa như một phương tiện vận chuyển các chất này (USGS, 2014) Bên cạnh việc bị hấp thu bởi thủy sinh vật, dư lượng thuốc BVTV còn có thể hút bám vào các thành phần lơ lững (sorption to suspended particles) trong nước hoặc hút bám vào trầm tích đáy (sorption to bed sediment), khuếch tán từ sự phân hủy xác thủy sinh vật (diffusion during tissue decomposition), trộn lẫn (mixing) hoặc lắng tụ (settling) vào trầm tích đáy Từ đây,
dư lượng thuốc có thể biến mất hoàn toàn khỏi môi trường nước thông qua sự vùi sâu (burial) vào lớp trầm tích đáy hoặc trở lại môi trường nước thông qua các tiến trình giải hấp, khuếch tán hoặc hình thành lại các chất lơ lững (resuspension)
Quay trở lại nơi sử dụng thuốc BVTV ban đầu, ta còn thấy một con đường khác
mà dư lượng thuốc có thể xâm nhập vào môi trường Theo đó, dư lượng thuốc BVTV sẽ bị bay hơi (evaporation), mất đi khỏi đồng ruộng do sự cuốn đi của gió (wind erotion) và di chuyển đến các khu vực khác (regional transport) theo sự phân
bố của khí áp Trong sự di chuyển trong khí quyển, thuốc BVTV có thể theo lượng mưa (precipitation) hoặc lắng tụ khô trong không khí (dry deposition) xuống các vùng đất lân cận Từ đây thông qua con đường chảy tràn và thấm lậu, dư lượng thuốc BVTV xâm nhập vào nguồn nước và những tiến trình được nêu trong các phần bên trên sẽ được lặp lại
Trang 2211
Trong Hình 1.1, có một giai đoạn dư lượng thuốc BVTV sau khi được sử dụng
sẽ thấm lậu vào đất xuống mạch nước ngầm hoặc chảy tràn trên bề mặt đất rồi di chuyển vào nguồn nước mặt Tuy nhiên động thái của dư lượng thuốc BVTV trong đất không đơn giản chỉ là chảy tràn hoặc thấm lậu mà thực tế chúng có cả quá trình phân hủy trong đất Quá trình này có thể chỉ mất vài giờ, vài ngày nhưng có khi đến vài năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và các đặc tính hóa học của thuốc
(Tiryaki O et al., 2010)
Hình 1.2 cho thấy động thái trong đất của dư lượng thuốc BVTV gồm sự di chuyển khỏi môi trường đất, sự phân hủy trong môi trường đất và sự hấp phụ hoặc giải hấp với keo đất
Sự di chuyển của dư lượng thuốc BVTV ra khỏi môi trường đất ngoài các tiến trình đã được đề cập bên trên như bay hơi (volatilization/ evaporation), chảy tràn (run off), trực di (leaching) hay thấm lậu (seepage), còn thông qua việc con người lấy cây trồng ra khỏi đất (crop removal) chẳng hạn khi ta thu hoạch nông sản Nguyên nhân là do cây trồng có khả năng hấp thụ (absorption) thuốc BVTV Hầu hết thuốc BVTV bị phân cắt thành những phân tử mạch ngắn hơn khi chúng bị hấp thụ Dư lượng thuốc BVTV có thể được phân cắt thành những phân tử mạch ngắn hơn hoặc tích lũy nguyên dạng bên trong cơ thể thực vật và động vật Khi những thực vật, động vật này chết đi, phần dư lượng đó sẽ trở lại môi trường và được cây
trồng vụ sau hấp thụ (Tiryaki O et al., 2010)
Con đường phân hủy dư lượng thuốc BVTV trong đất có thể thông qua các tiến trình quang phân (photodegradation), phân hủy hóa học (chemical degradation) và phân hủy sinh học (biological degradation) Quang phân là sự phân hủy thuốc BVTV bởi ánh sáng mặt trời Mức độ quang phân phụ thuộc các yếu tố như cường
độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc, đặc tính thuốc BVTV Phân hủy hóa học xảy ra khi một loại thuốc trừ sâu phản ứng với nước, oxy, hoặc các hóa chất khác trong đất Mức độ phân hủy hóa học phụ thuộc vào đặc tính thuốc, nhiệt độ và pH đất Sự phân hủy sinh học là sự phân hủy thuốc BVTV bởi các loài nấm, vi khuẩn và vi sinh vật đất khác Nó chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng hữu cơ trong đất, kết cấu đất
và các đặc điểm địa hình như nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng thoáng khí, và độ pH Thông thường sự phân hủy sinh học xảy ra nhanh chóng trong các tầng đất bề mặt
có lượng chất hữu cơ cao và giảm dần theo độ sâu tầng đất, nơi mà các điều kiện
như độ ẩm, nhiệt độ, oxy ít thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật (Kerle E A et al., 2007)
Trang 2312
Hình 1.1 Động thái của thuốc BVTV trong nước và trầm tích
(Nguồn: cơ quan khảo sát địa chất quốc gia Mỹ USGS, 2014)
Hình 1.2 Động thái của thuốc BVTV trong đất
(Nguồn: http://www1.agric.gov.ab.ca/$department/deptdocs.nsf/all/wat3350)
Trang 2413
Khả năng hấp phụ (adsorption) vào đất, trầm tích và giải hấp (desorption) của thuốc BVTV là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ô nhiễm thuốc BVTV vào môi trường nước Sự hấp phụ chịu ảnh hưởng của cả hai yếu tố đặc tính phân tử thuốc BVTV và đặc tính lý hóa đất Trong đất, các hạt keo (trong đó có chất hữu cơ
và sét) có khả năng hấp phụ thuốc BVTV lên bề mặt của chúng Chất hữu cơ có khả năng hấp phụ lớn nhất thuốc BVTV do có ái lực hóa học cao với các phân tử này Sét với diện tích bề mặt lớn, có sự tích điện ở các lớp bên trong và có các phiến silica mở rộng, làm cho chúng có khả năng hấp phụ tốt các phân tử thuốc BVTV
(Blasioli S et al., 2005)
1.1.6 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam
Từ lâu việc sử dụng thuốc BVTV đã là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc phòng trừ dịch hại trên toàn thế giới Năm 1991, ở Mỹ có 75% thuốc BVTV được sử dụng trong nông nghiệp với 900.000 nông hộ sử dụng, trong đó
thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến nhất (Aspelin A L et al., 1991) Năm 2001,
tổng chi phí thuốc BVTV trên toàn thế giới ước tính khoảng 32,5 tỉ đôla, trong đó thuốc trừ cỏ chiếm tỉ lệ lớn nhất với hơn 40% (Fisher, 2007)
Đến năm 2010, tổng chi phí này
(chủ yếu là các thuốc BVTV hóa
học) ước tính đạt 37,9 tỉ đôla (Crop
Life International, 2011) Trong đó
nhóm thuốc trừ cỏ (Herbicides) vẫn
chiếm tỉ lệ cao nhất với 46%, theo
sau là các nhóm thuốc trừ sâu
(Insecticides) 26%, nhóm thuốc trừ
bệnh (Fungicides) 26% và các
nhóm thuốc khác (Others) chỉ chiếm khoảng 2% (Hình 1.3) Về khu vực tiêu thụ, châu Á (Asia) chiếm tỉ lệ cao nhất với 27% thị trường tiêu thụ, tiếp theo là các khu vực châu Âu (Europe), châu Mỹ La-tinh (Latin America), khối Bắc Đại Tây Dương (NAFTA) Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm tỉ lệ thấp nhất với 4% thị trường tiêu thụ (Hình 1.4)
Hình 1.3 Chi phí của các nhóm thuốc BVTV
trên toàn thế giới năm 2010
(Nguồn: Crop Life International, 2011)
Trang 2514
Hình 1.4 Thị trường tiêu thụ thuốc BVTV trên toàn thế giới năm 2010
(Nguồn: Crop Life International, 2011)
Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng trở nên phổ biến trong nền nông nghiệp cả nước Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 – 2005 mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn thuốc BVTV, đến năm 2006 tăng đột biến tới 71.345 tấn và đến năm 2008 tăng lên xấp xỉ 110 tấn (Báo cáo Môi trường Quốc gia – Chất thải rắn, 2011) Bên cạnh đó, cơ cấu thuốc BVTV sử dụng cũng thay đổi: thuốc trừ sâu giảm từ 83,3% năm 1981 xuống 50,5% năm 1997 và chỉ còn 29,9% năm 2006, trong khi thuốc trừ cỏ và trừ bệnh gia tăng cả về số lượng và
chủng loại Riêng thuốc trừ cỏ tăng từ 4,1% năm 1981 lên 25% năm 1997 và tăng lên 28,4% năm 2006 với 195 hoạt chất khác nhau và 584 tên thương phẩm (Lê Văn
Khoa, 2010)
1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL
1.2.1 Đôi nét về điều kiện canh tác nông nghiệp của ĐBSCL
ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành, dân số năm 2006 khoảng 17,4 triệu người (bằng 21% dân số cả nước) Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha (chiếm 12,1% diện tích cả nước), trong đó khoảng 2,6 triệu ha (chiếm 65% diện tích của vùng) được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa, chiếm trên 90% Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha Nguồn nước tưới chủ yếu
là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời do mưa đem đến Nhu cầu sử dụng nước ở ĐBSCL ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn nuôi, trong khi vẫn chưa kiểm soát được chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp (Nguyễn Xuân Hiền, 2012)
Trang 26- Khu vực 2: Khu vực trung gian, được chia làm hai khu vực gồm đất phù sa và đất phèn Cụ thể, khu vực 2a: đất phù sa (Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần của An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang), đây là vùng cung cấp lúa gạo chủ chốt cho ĐBSCL, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, vì thế nếu có biến đổi nhỏ ở khu vực này
sẽ gây tác động mạnh đến nền kinh tế Khu vực 2b: đất phèn (Long An, Hậu Giang), nông nghiệp của vùng này chủ yếu phụ thuộc vào thủy triều và hệ thống thủy lợi
- Khu vực 3: Khu vực bị nhiễm mặn (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau) Sự nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn (khoảng 40 km từ biển) dọc theo bờ biển của ĐBSCL Có nhiều dự án quản lý nước được thực hiện trong hai thập kỉ qua với mục đích điều khiển độ mặn trong suốt mùa khô và cung cấp nước từ thượng nguồn để tưới tiêu Hiện nay những khu vực nằm ngoài quy mô của dự án quản lý nước chủ yếu là nuôi tôm nước lợ Chỉ có một vùng nhỏ vẫn còn trồng lúa vào mùa mưa
1.2.2 Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL
Trước tình trạng gia tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày càng cao nên tần suất
sử dụng, khai thác đất trong năm hiện nay rất cao Ở ĐBSCL, với quá trình thâm canh 2 – 3 vụ lúa/ năm đã góp phần đưa năng suất lúa bình quân cả năm của toàn vùng tăng từ 2,28 tấn/ ha (năm 1980) đến 3,64 tấn/ha (1989), và 4,8 tấn/ha (2004) Năm 2011, diện tích trồng lúa cả nước ước tính đạt 7,65 triệu ha với sản lượng 42,3 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đạt sản lượng 23,5 triệu tấn Đến năm 2012, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2011 (Trung tâm Tin học và Thống kê, 2012 dẫn theo Nguyễn Thị Tố Quyên, 2013) Năm 2014,
Trang 2716
ĐBSCL đạt sản lượng lúa 24,3 triệu tấn, chiếm 55,6% sản lượng lúa cả nước, xuất khẩu trên 7,2 triệu tấn lúa, chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu cả nước (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2014)
Ở vùng ĐBSCL, nông dân thường trồng hai vụ lúa trong năm nhưng cũng có một số vùng nông dân trồng ba vụ lúa hoặc lúa được trồng luân canh với các loại cây trồng khác, ở những khu vực ven biển lúa được trồng vào mùa mưa và khi đến mùa khô người ta sử dụng các ruộng lúa này để nuôi tôm (Nguyễn Thị Lang, 2012)
Cơ cấu ba vụ lúa chủ yếu tập trung ở những vùng đồng ruộng được kiến thiết tốt, có nguồn nước ngọt bổ sung và đủ phương tiện cung cấp nước như Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), một phần Long An dọc theo quốc lộ 1 Nông dân làm 3 vụ lúa trong năm: hè thu – thu đông – đông xuân bằng phương pháp sạ hàng với các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao Vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch Vụ thu đông từ tháng 8 – 9 đến tháng 11 – 12 dương lịch Vụ đông xuân từ tháng 11 – 12 đến tháng 3 – 4 dương lịch Những năm 2000 – 2006,
cơ cấu luân canh 2 lúa – 1 màu tỏ ra thích hợp và phổ biến (lúa hè thu – lúa đông xuân – màu xuân hè) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, người dân thường trồng hai vụ lúa hè thu và đông xuân Do nước lũ về rất sớm nên vụ hè thu vùng này thường được bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch với các giống lúa ngắn ngày (90 – 100 ngày), sử dụng phương pháp sạ hàng và thu hoạch vào tháng 7, tháng 8 dương lịch trước khi lũ ngập ruộng, trễ nhất là đến giữa tháng 9 dương lịch Trong thời gian giữa mùa lũ, đất ruộng được bỏ trống, đến khoảng tháng 11 âm lịch, nước lũ rút tới đâu, nông dân tiến hành sạ lúa đông xuân tới đó Giống lúa trồng trong vụ này cũng là những giống lúa ngắn ngày để đỡ chi phí bơm nước và đảm bảo năng suất lúa Thời điểm xuống giống trễ nhất là cuối tháng 12 dương lịch Vụ đông xuân thu hoạch rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch Sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân nông dân chuẩn bị xuống giống hè thu ngay (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Ở các tỉnh ven biển trải dài từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cơ cấu phổ biến trên đất lúa vẫn là lúa hai
vụ Vùng khó khăn hơn vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu 1 vụ lúa Đặc biệt ở vùng ven biển cơ cấu lúa – tôm sú hoặc tôm chuyên canh đang phát triển mạnh mẽ do lợi nhuận hấp dẫn của việc nuôi tôm Cơ cấu lúa – tôm tỏ ra bền vững và ít rủi ro hơn tôm chuyên canh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Trang 2817
Cơ cấu 2 màu – 1 lúa thích hợp ở cả vùng nước ngọt chủ động nước lẫn vùng ven biển nước lợ nhưng có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô, bằng hệ thống kênh đào dẫn nước ngọt từ vùng thượng nguồn hoặc khai thác nước mặt bằng các giếng cạn (1,5 – 2 m, vùng đất giồng cát) hoặc nước ngầm bằng giếng khoan (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
1.2.3 Hiện trạng sản xuất rau màu ở ĐBSCL
Ngày nay, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh
và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp (Trần Thị Ba, 2008) Những năm gần đây, diện tích trồng rau của ĐBSCL phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên biệt cao Theo thống kê năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất nước Việt Nam Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31.052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha Trong đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha và còn lại là các loại rau khác Năng suất rau bình quân ở ĐBSCL đạt 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất trung bình của các tỉnh phía Nam, sản lượng 3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau cả nước, trong đó rau ăn lá chiếm 1.775.630 tấn, rau ăn trái 1.558.692 tấn
và rau ăn củ 476.445 tấn (Phạm Văn Dư et al., 2008)
Theo Trần Thị Ba (2008), có 2 phương thức sản xuất rau: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung ở các khu vực:
- Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm cao Hệ số sử dụng đất cao (4 – 8 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhưng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón hoá học
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hướng
ổn định Hệ số sử dụng đất thấp (2 – 4 vụ/năm) Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện qui hoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc
mở rộng diện tích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
Trang 2918
- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như sản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố thời tiết bất lợi, trồng rau không cần đất (kỹ thuật thuỷ canh)
1.2.4 Đôi nét về dịch hại và các biện pháp phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, các nạn dịch hại lớn được ghi nhận ở ĐBSCL gồm có: Dịch rầy nâu gây hại trên 200.000 ha lúa (1977 – 1979), dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại diện rộng trên lúa (1990 – 1991), dịch chuột hại lúa làm thiệt hại trung bình 150.000 ha lúa/năm (1995 – 1997), dịch ốc bươu vàng gây hại nghiêm trọng và trở thành dịch hại nguy hiểm vào năm 2000 (1995 – 2000) Trong giai đoạn 1999 – 2005, cả nước có 9 nhóm dịch hại chủ yếu (3 nhóm côn trùng, 4 nhóm bệnh, 2 nhóm động vật khác) thường xuyên gây hại trên lúa Ngoài 9 nhóm loài dịch hại trên còn có 4 loài dịch hại được ghi nhận gây hại lúa trên diện rộng gồm: bọ xít dài, bọ trĩ, bệnh lúa cỏ, bệnh vàng lùn (Hà Quang Hùng, 2008)
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của dịch hại
Theo Hà Quang Hùng (2008), các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch hại gồm ba nhóm yếu tố:
- Nhóm yếu tố khí hậu thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, sương, mây mù, gió, tia phóng xạ mặt trời Nhiều trận dịch của các loài dịch hại có liên quan chặt chẽ với những yếu tố khí hậu thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa Chẳng hạn như nhiệt độ cao, độ ẩm thấp (mưa ít) có thể làm cho sâu đục thân thành dịch, phá hoại nghiêm trọng Lượng mưa là yếu tố quan trọng làm tăng quần thể sâu keo, sâu cắn gốc hại lúa, bọ rầy xanh đuôi đen và sâu vằn hại lúa Côn trùng sẽ có phản ứng ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp và hoạt động lại khi nhiệt độ tăng dần Gió là tác nhân phát tán chủ yếu hạt cỏ dại, bào tử nấm bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho châu chấu, bọ rầy, rệp, bọ trĩ mở rộng khu vực phân bố
- Nhóm yếu tố hữu sinh gồm nguồn thức ăn và thiên địch của dịch hại Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là thức ăn chủ yếu của các loài dịch hại Hầu hết các bộ phận của cây như thân, lá, mầm, hạt, quả, rễ đều là thức ăn của chúng (Hà Quang Hùng, 2008) Thiên địch là những loài sử dụng côn trùng, sâu hại cây trồng làm thức ăn, nhờ có chúng mà cây trồng được bảo vệ mà không cần dùng đến hóa chất Các loài thiên địch thường hiện diện tự nhiên trên ruộng lúa, trong vườn rau, cây trái (Trần Bá Thoại, 2010)
Trang 3019
- Hoạt động sản xuất của con người, đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến các loài dịch hại Nó làm thay đổi thành phần và mật số của các loài dịch hại Con người trong hoạt động sản xuất của mình có thể làm cho một số loài sinh vật (dịch hại, thiên địch hay các loài vô hại) bị diệt vong hoặc giảm đáng kể số lượng hoặc mang một số loài sinh vật lạ từ bên ngoài (sinh vật ngoại lai) vào đồng ruộng khiến chúng phát triển trở thành một loài dịch hại mới
- Biện pháp cơ học như nhổ cỏ, bắt sâu bằng tay
- Biện pháp canh tác: Bằng cách làm đất, bón phân, tưới tiêu cân đối và đầy đủ, chăm sóc cây trồng đúng mức, áp dụng luân canh hợp lý, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp, có thể làm tăng sức chống chịu của cây trồng và tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của dịch hại
- Biện pháp lý học: Bằng cách cày ải, phơi đất, đốt đồng, có thể tiêu diệt được nhiều loài dịch hại trú ẩn trong đất, trứng sâu, mầm bệnh, mầm cỏ, chuột Ngoài
ra, người ta còn dùng bẫy đèn, ánh sáng, âm thanh kết hợp với các chất độc để thu hút và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại
- Biện pháp hóa học: Dùng các hóa chất độc (thuốc BVTV) để phòng trừ dịch hại
- Biện pháp kiểm dịch thực vật: Nhà nước ban hành các quy định, luật lệ, nhằm kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch hại từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác
- Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Ngày nay trên thế giới đang phát triển xu hướng phòng trừ dịch hại bằng cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp
lý nhiều biện pháp, kể cả việc phát huy những nhân tố có sẵn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của dịch hại
Trong số các biện pháp phòng trừ dịch hại kể trên, biện pháp sử dụng thuốc hóa học BVTV vẫn còn chiếm ưu thế, mặc dù người ta đã chỉ ra nhiều nhược điểm của việc sử dụng hóa chất độc trong phòng trừ dịch hại (Trần Văn Hai, 2005)
Trang 3120
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN V PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài
Các số liệu được xử lý và thống kê dựa trên các phiếu điều tra và được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014
Địa điểm điều tra
Cuộc điều tra phỏng vấn tình hình sử
dụng thuốc BVTV trên các mô hình
chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa –
màu được thực hiện tại các địa điểm:
huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long), huyện
Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), huyện Chợ Mới
(tỉnh An Giang) và huyện Phụng Hiệp
(tỉnh Hậu Giang) Lý do lựa chọn 4 địa
điểm này làm địa điểm đại diện cho vùng
Đồng bằng sông Cửu Long trong việc điều
tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên 3
mô hình canh tác vì đây là bốn địa điểm có
diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất cả vùng
(Hình 2.1), điều kiện thuận lợi cho việc canh tác cây lúa và các đối tượng rau màu, qua đó ảnh hưởng lên tình hình sử dụng thuốc BVTV của vùng Bên cạnh đó, các địa điểm cũng có những điểm khác nhau quan trọng như có sự hiện diện của nhóm đất phèn, lũ từ thượng nguồn sông Mê Công, khu vực bao đê tránh xâm nhập mặn đây là những điểm có thể làm nên sự khác biệt trong mô hình canh tác, số vụ canh tác, loại cây trồng, đặc điểm dịch hại, qua đó cũng gián tiếp ảnh hưởng lên tình hình
sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác
Mẫu và đối tượng điều tra
Mẫu điều tra là các hộ nông dân canh tác theo các mô hình chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu tại các địa điểm đã đề cập Để đảm bảo tính đúng đắn cho mô hình, các hộ này được lựa chọn phỏng vấn dựa trên tiêu chí có lịch sử chuyên canh cây lúa hoặc cây màu trong thời gian dài Riêng đối với hộ luân canh lúa – màu, lựa chọn dựa theo tiêu chí có số vòng quay lúa – màu ít nhất một lần
Hình 2.1 Sự phân bố các nhóm đất ở
ĐBSCL
Nguồn: http://tulieu.violet.vn
Trang 3221
trong năm Các hộ nông dân sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên (tức không xét đến khoảng cách giữa các hộ, có sử dụng thuốc BVTV hay không, có giống nhau về dịch hại hay không, có sử dụng các loại hoạt chất BVTV giống nhau hay không, có cùng diện tích canh tác hay không khi lựa chọn nông hộ phỏng vấn) để đảm bảo tính khách quan cho bộ số liệu về tình hình sử dụng thuốc BVTV (đối tượng cần điều tra)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu ở ĐBSCL
Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp, riêng lẻ từng hộ nông dân về tình hình sử dụng thuốc của họ theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong phiếu điều tra Mẫu phiếu điều tra chi tiết được trình bày trong phụ chương 1 Các nội dung điều tra bao gồm: loại cây trồng, loại dịch hại, loại thuốc BVTV được sử dụng để phòng trừ dịch hại, liều lượng sử dụng cho mỗi vụ, số vụ trong năm, diện tích phun thuốc,
số hộ áp dụng Các hoạt chất thuốc BVTV điều tra được phân thành 3 nhóm lớn dựa theo đối tượng dịch hại: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh
Tổng số phiếu điều tra là 146 phiếu, trong đó, trên mô hình chuyên lúa thu được
56 phiếu, mô hình chuyên màu thu được 74 phiếu và mô hình luân canh lúa màu thu được 16 phiếu Tại Bình Minh (Vĩnh Long) thu được 19 phiếu điều tra trên mô hình chuyên màu Tại Cai Lậy (Tiền Giang) thu được thu được 20 phiếu trên mô hình chuyên lúa và 17 phiếu trên mô hình chuyên màu Ở Chợ Mới (An Giang) điều tra được trên cả 3 mô hình, trong đó mô hình chuyên lúa thu được 15 phiếu, mô hình chuyên màu thu được 21 phiếu và mô hình luân canh lúa – màu thu được 16 phiếu Phụng Hiệp (Hậu Giang) là địa điểm thu mẫu cuối cùng với 21 phiếu trên mô hình chuyên lúa và 19 phiếu trên mô hình chuyên màu Danh sách các nông dân chọn phỏng vấn và một số thông tin liên quan như diện tích canh tác, số vụ canh tác và loại cây trồng được trình bày cụ thể trong phụ chương 2
2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích, thống kê số liệu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thống kê mô tả, hình ảnh trực quan, phân tích (đa biến, đơn biến) và so sánh Các phần mềm Excel, Statistica và Minitab 16 được sử dụng để làm công cụ thống kê
Trang 3322
Liều lượng của một loại hoạt chất được sử dụng trong năm được tính toán bằng cách lấy tích số của liều lượng hoạt chất được sử dụng trong vụ và số vụ trong năm Phần trăm diện tích sử dụng của một loại hoạt chất được tính toán dựa trên thương
số của diện tích sử dụng hoạt chất của mỗi hộ nông dân với tổng diện tích của mô hình canh tác tương ứng Còn đối với phần trăm nông dân sử dụng, giá trị này được tính toán bằng cách lấy thương số của tổng số nông dân sử dụng một loại hoạt chất
cụ thể với tổng số nông dân điều tra trên mô hình canh tác tương ứng Liều lượng các loại hoạt chất được sử dụng, phần trăm diện tích và phần trăm nông dân sử dụng các loại hoạt chất đó sẽ được lập thành các bảng tính Excel để phục vụ cho công việc phân tích, thống kê tiếp theo
Các số liệu thống kê mô tả được thể hiện qua các biểu đồ cột để có cái nhìn trực quan và cụ thể về tình hình sử dụng từng nhóm thuốc BVTV trên ba mô hình canh tác tại các địa điểm điều tra đại diện cho ĐBSCL Kết quả thống kê mô tả được trình bày cụ thể trong phụ chương 3, 4, 5
Phân tích khác biệt Discriminant Analysis được sử dụng cho mục đích khảo sát
sự ảnh hưởng của mô hình lên liều lượng sử dụng các nhóm thuốc BVTV Sử dụng các tọa độ chuẩn tắc để thể hiện các biểu đồ phân lớp liều lượng sử dụng hoạt chất giữa các mô hình canh tác Các khoảng cách và tọa độ chuẩn tắc của tâm được ghi nhận lại để thấy được mức độ khác nhau của liều lượng sử dụng hoạt chất giữa các
mô hình canh tác Mức độ đóng góp của các biến độc lập (liều lượng từng hoạt chất
cụ thể) cũng được ghi nhận thông qua giá trị Wilks’ lambda Các số liệu thu nhận được qua phân tích khác biệt Discriminant Analysis được trình bày đầy đủ trong phụ chương 6,7,8
Những hoạt chất được sử dụng phổ biến ở các địa điểm điều tra trên cùng một
mô hình canh tác được chọn ra để phân tích sự ảnh hưởng của địa điểm tức vị trí địa
lý lên liều lượng sử dụng các loại hoạt chất đó Kiểm định T-Test hai mẫu độc lập
và phân tích phương sai ANOVA được sử dụng cho mục đích này với kết quả thống
kê được trình bày cụ thể trong phụ chương 9
Trang 34Hình 3.1 Cơ cấu số loại hoạt chất của các nhóm thuốc BVTV đƣợc sử dụng
Từ kết quả khảo sát về số loại hoạt chất của các nhóm thuốc BVTV, ta có thể thấy thuốc trừ sâu có số loại hoạt chất đƣợc nông dân sử dụng nhiều nhất, kế đến là thuốc trừ bệnh và trừ cỏ
3.1.1 Tình hình sử dụng hoạt chất trừ cỏ trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra
Theo kết quả khảo sát, trên mô hình chuyên lúa, nông dân sử dụng 15 hoạt chất trừ cỏ Trong đó, hoạt chất Amertryn đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao nhất 500 g/1000m2/năm, tiếp theo là Glyphosate Isopropylamonium với liều lƣợng 290,7 g/1000m2/năm, rồi đến 2,4 D Dimethyl Amine với liều lƣợng 249,3 g/1000m2/năm Các hoạt chất khác nhƣ Butachlor, Quinclorac, Pretilachlor cũng đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao hơn các hoạt chất còn lại lần lƣợt là 162,9; 115,3 và 76,5 g/1000m2/năm Hoạt chất Metsulfuron Methyl đƣợc sử dụng với liều lƣợng thấp nhất 1,2 g/1000m2/năm Đối với mô hình chuyên màu, nông dân sử dụng 6 hoạt chất trừ cỏ Trong đó, hoạt chất đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao nhất là Metolachlor với liều lƣợng 448 g/1000m2/năm và thấp nhất là 2,4 D Dimethyl
Trang 3524
Amine với liều lƣợng 97,1 g/1000m2/năm Còn ở mô hình luân canh lúa màu, nông dân sử dụng 13 loại hoạt chất, liều lƣợng sử dụng cao nhất là ở hoạt chất 2,4 D Dimethyl Amine 144 g/1000m2/năm và thấp nhất là ở hoạt chất Ethoxysulfuron 0,8 g/1000m2/năm (Hình 3.2)
Hình 3.2 Liều lƣợng hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Thanh biến động được thể hiện theo độ lệch chuẩn
Về mức độ phổ biến của hoạt chất, trên mô hình chuyên lúa, Pretilachlor đƣợc
sử dụng phổ biến nhất với khoảng 80% nông hộ sử dụng trên diện tích lớn (chiếm gần 88% của 504.000 m2 diện tích đất chuyên lúa điều tra) Kế đến, các hoạt chất nhƣ Cyhalofop-butyl, Penoxsulam, Butachlor cũng đƣợc sử dụng phổ biến hơn các loại hoạt chất còn lại với khoảng 10% nông dân sử dụng trên 10% – 20% diện tích điều tra Ở mô hình chuyên màu, sáu hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng phổ biến gồm 2,4 D Dimethyl Amine, Ametryn, Glyphosate Isopropylamonium, Metolachlor, Paraquat và Pretilachlor với phần trăm nông dân và diện tích sử dụng khá đồng đều nhau, dao động trong khoảng từ 8% – 15% nông dân sử dụng và chiếm 5% – 15% của 319.000 m2 diện tích điều tra Đối với mô hình luân canh lúa – màu, hoạt chất Pretilachlor đƣợc sử dụng phổ biến nhất với 50% nông dân sử dụng với diện tích sử dụng chiếm 34% của 82.500 m2 diện tích đất chuyên màu điều tra (Hình 3.3, 3.4)
Trang 3625
Hình 3.3 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Hình 3.4 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ cỏ trên mỗi mô hình 3.1.2 Tình hình sử dụng hoạt chất trừ sâu trên ba mô hình canh tác ở các địa điểm điều tra
Tình hình sử dụng các hoạt chất trừ sâu trên ba mô hình canh tác chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu đƣợc trình bày trong các hình 3.5, 3.6 và 3.7 Trên mô hình chuyên lúa, nông dân sử dụng 20 loại hoạt chất trừ sâu Trong đó, hoạt chất Cartap đƣợc sử dụng với liều lƣợng lớn nhất 282 g/1000m2/năm, kế đến là
Trang 3726
Chlorpyrifos Ethyl với liều lƣợng 237,4 g/1000m2/năm Các hoạt chất trừ sâu nhƣ Quinaphos, Fenobucarb cũng đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao hơn các hoạt chất còn lại Hoạt chất Acetamiprid đƣợc nông dân sử dụng với liều lƣợng thấp nhất 0,2 g/1000m2/năm Đối với mô hình chuyên màu, nông dân sử dụng 33 loại hoạt chất trừ sâu Trong đó, hoạt chất đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao nhất là S-Metolachlor với liều lƣợng 1344 g/1000m2/năm và thấp nhất là Buprofezin với liều lƣợng 2,5 g/1000m2/năm Còn ở mô hình luân canh lúa màu, nông dân sử dụng 13 loại hoạt chất, liều lƣợng sử dụng cao nhất là ở hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl 226,8 g/1000m2/năm và thấp nhất là ở hoạt chất Indoxacarb 1,4 g/1000m2/năm (Hình 3.5)
Hình 3.5 Liều lƣợng hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Thanh biến động được thể hiện theo độ lệch chuẩn
Các loại hoạt chất trừ sâu: Fipronil, Pymetrozine, Fenobucarb, Thiamethoxam, Chlorantraniliprole, Buprofezin đƣợc phần lớn nông dân sử dụng trên mô hình chuyên lúa với diện tích sử dụng lớn Trong đó, hoạt chất Fipronil đƣợc khoảng 50% số nông dân điều tra sử dụng trên 50% diện tích đất chuyên lúa điều tra, phổ biến nhất trong 20 loại hoạt chất đƣợc sử dụng trên mô hình Ở mô hình chuyên màu, hoạt chất Abamectin đƣợc sử dụng phổ biến nhất với hơn 40% nông dân sử dụng trên 47% diện tích điều tra Các hoạt chất phổ biến kế tiếp là Diazinon, Fipronil, Emamectin Benzoate, Imidacloprid, Fenobucarb với 15% – 30% nông dân
sử dụng Đối với mô hình luân canh lúa màu, hoạt chất Abamectin tiếp tục dẫn đầu
về mức độ phổ biến với 50% nông dân sử dụng với diện tích sử dụng chiếm hơn
Trang 3827
50% tổng diện tích điều tra, theo sau là các hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl, Lufenuron, Thiamethoxam, Fipronil (Hình 3.6, 3.7)
Hình 3.6 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Hình 3.7 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ sâu trên mỗi mô hình
Trang 39Hình 3.8 Liều lƣợng hoạt chất trừ bệnh đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Thanh biến động được thể hiện theo độ lệch chuẩn
Theo điều tra, trên mô hình chuyên canh lúa, nông dân sử dụng 19 loại hoạt chất trừ bệnh Các loại hoạt chất đƣợc sử dụng ở liều lƣợng cao gồm Hexaconazole, Tricylazole, Isoprothiolane, Edifenphos, Propineb với liều lƣợng dao động từ 165,8 đến 309,8 g/1000m2/năm Trong đó, Propineb đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao nhất Hoạt chất trừ bệnh đƣợc sử dụng với liều lƣợng thấp nhất trong mô hình chuyên lúa là Chlorantraniliprole với liều lƣợng sử dụng 0,45 g/1000m2/năm Còn trên mô hình chuyên màu, các hoạt chất đƣợc sử dụng ở liều lƣợng cao gồm Thiophanate Methyl, Propineb, Mancozeb, Fthalide với liều lƣợng trên 1000 g/1000m2/năm Hoạt chất Trifloxystrobin đƣợc nông dân sử dụng với liều lƣợng 18 g/1000m2/năm, thấp nhất trong 18 loại hoạt chất trừ bệnh đƣợc sử dụng trên mô hình Đối với mô hình luân canh lúa – màu, nông dân sử dụng 17 loại hoạt chất trừ bệnh Các hoạt chất đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao là Mancozeb, Propineb, Carbendazim, trong đó hoạt chất Mancozeb đƣợc sử dụng với liều lƣợng cao nhất
Trang 4029
812,8 g/1000m2/năm Hoạt chất đƣợc nông dân sử dụng với liều lƣợng thấp nhất là
Kasugamycin với liều lƣợng 7,8 g/1000m2/năm (Hình 3.8)
Hình 3.9 Phần trăm diện tích hoạt chất trừ bệnh đƣợc sử dụng trên mỗi mô hình
Hình 3.10 Phần trăm nông dân sử dụng hoạt chất trừ bệnh trên mỗi mô hình
Một số loại hoạt chất trừ bệnh đƣợc phần lớn nông dân sử dụng trên mô hình chuyên lúa gồm: Tricyclazole, Propiconazole, Hexaconazole (50% nông dân sử dụng mỗi loại hoạt chất), trong đó Tricyclazole đƣợc sử dụng phổ biến nhất với