1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ

19 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 119 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ

MỤC LỤC A. Lời mở đầu......................................................................................................2 B. Nội dung...........................................................................................................4 Chương I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ......4 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................4 1.2 Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................7 Chương 2. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC................................................8 2.1 Khái niệm con người.......................................................................................8 2.2 Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................................9 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.................................................................13 3.1 Chất lượng nguồn lực con người Việt Nam – Thế mạnh và hạn chế............13 3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...................................................................................15 C. Kết luận.........................................................................................................18 1 LỜI MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong các quan niệm trước đây ở nước ta về quá trình công nghiệp hóa, vai trò của con người mặc dù đã được đề cao ở mức độ đáng kể, song con người với tất cả tiềm năng, hiện trạng và sức mạnh của nó thì lại chưa được nhìn nhận như là nguồn lực của bản thân quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, trên thực tế trong một thời gian tương đối dài con người đã vô tình bị đặt ra ngoài hệ thống các nguồn lực nội tại của sự phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình công nghiệp hóa trước đây thiếu động lực và đạt được kết quả rất hạn chế. Ngày nay, do sự tác động chi phối bởi những đặc điểm mới của thời đại và do những nhu cầu của sự phát triển đất nước , cùng với những bài học rút ra từ thực tế và kinh nghiệm của nhiều nước, quá trình công nghiệp hóa trong thực tiễn cũng như trong lý luận đã có những thay đổi đáng kể về nội dung và giải pháp. Vị trí và đặc điểm của các nguồn lực của công nghiệp hoá hiện đại hóa cũng được nhìn nhận lại, trong đó con người vừa là nguồn lực nội tại , cơ bản quyết định sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá , vừa là đối tượng mà chính quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hoá phải hướng vào phục vụ. Với tính cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nguồn lực con người thể hiện vai trò ở cả phương diện là chủ thể vừa ở là phương diện là khách thể của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hóa. Là chủ thể con người khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá . Là khách thể con người trở thành đối tượng được khai thác triệt để cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá , đồng thời chính con người là đối tượng hưởng thụ những thành quả của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy ngày nay con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giữ vị trí trung tâm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa. Được sự giúp đỡ của, em xin chọn đề tài: “Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : - Nêu rõ vai trò của con người với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. - Đề xuất những giải pháp để phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Đối tượng nghiên cứu : Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Phạm vi nghiên cứu : + Về nội dung : Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Về không gian : Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tiểu luận vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh… V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Bài tiểu luận chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát về công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2 . Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Chương II : Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1 Khái niệm con người. 2.2 Con người – Yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương III : Một số giải pháp phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.1 Chất lượng nguồn lực con người Việt Nam – Thế mạnh và hạn chế. 3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay tất cả những lý thuyết phát triển đều không thể bỏ qua một trong những nội dung chủ yếu của nó đó là công nghiệp hóa.Vậy công nghiệp hoá là gì? Và những nước đang phát triển như nước ta cần phải tiến hành công nghiệp hoá? Mặc dù thuật ngữ và cả thực tiễn công nghiệp hoá không còn mới mẻ, nhưng cho đến nay khái niệm công nghiệp hoá vẫn là một nội dung có tính thời sự được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trao đổi. Có tới hàng chục định nghĩa vể công nghiệp hoá được đưa ra trong những thời điểm khác nhau ở các nước tiến hành công nghiệp hoá. Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp...” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô (cũ) ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958, người ta đã định nghĩa “ công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến”. Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực ( Pham Khiêm Ích, Nguyễn Đình Phan NXB. Thống Kê, 1995, tr. 59 )đã định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ quốc tế xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học – công nghệ ngày càng hiện đại” . Định nghĩa này có phạm vi bao quát khá rộng bao gồm tất cả những kết quả mà công nghiệp hoá mang lại nhưng chưa làm nổi bật nội dung căn bản của công nghiệp hoá. Nhận thức rõ sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến quá trình công nghiệp hoá ngày nay, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành 4 Trung Ương khoá VII của Đảng đã xem xét công nghiệp hoá trong mối quan hệ với hiện đại hoá và cho rằng, “công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII, NXB. Chính trị quốc gia, H. 1994, tr. 42). Định nghĩa trên về cơ bản phản ánh được phạm vi rộng lớn của quá trình công nghiệp hoá, chỉ ra được cái cốt lõi là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động xã hội cao, gắn được công nghiệp hoá với hiện đại hoá, xác định được vai trò của công nghiệp và khoa học – công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Theo nghĩa của từ, hiện đại hoá là làm cho một cái gì đó mang tính chất của thời đại ngày nay. Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế đạt được trình độ tiên tiến của thời đại, đây chính là khía cạnh kinh tế kỹ thuật của hiện đại hoá. Phải nói rằng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh bao quát hết nội dung phức tạp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với thời đại ngày nay là rất khó. Các học giả ở trong nớc và nước ngoài cho đến nay vẫn chưa nhất trí hoàn toàn với nhau về bất cứ định nghĩa nào đã từng được đưa ra. Song trong điều kiện hiện nay quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá dù từ góc độ nào cũng không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình rộng lớn và phức tạp, nó bao gồm những mặt cơ bản sau: - Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các nghành kinh tế quốc dân, trước hết là nghành chiếm vị trí trọng yếu. Lịch sử công nghiệp hoá trên thế giới cho thấy quá trình công nghiệp hóa gắn liền với các cuộc cách mạng về kỹ thuật và công nghệ.Do vậy ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá việc trang bị và trang bị lại công nghệ cho các ngành phải gắn liền với quá trình hiện đại hoá ở cả phần cứng lẫn phần mềm của công nghệ. - Thứ hai,quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà là quá trình bao trùm tất cả các nghành các lĩnh vực hoạt động của một nước, nó thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý , cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của đất nước. Đó là điều tất yếu 5 vì nền kinh tế của mỗi nước là một thể thống nhất , các nghành, các lĩnh vực hoạt động có quan hệ biện chứng với nhau. Sự thay đổi ở nghành kinh tế, lĩnh vực hoạt động này sẽ kéo theo hoặc đòi hỏi sự thích ứng ở các nghành các lĩnh vực hoạt động khác và ngược lại.Vì thế quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng gắn liền với quá trình phân công lại lao động xã hội với những đặc điểm có tính quy luật. Cùng với sự phân công lại lao động xã hội, cơ cấu kinh tế mới cũng dần dần đựoc hình thành và vị trí của các nghành cũng thay đổi. - Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội. Công nghiệp hoá tác động đến mọi lĩnh vực xã hội từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất từ cơ sở thượng tầng đến kiến trúc thượng tầng. Việc thực hiện có hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kỹ thuật, thấp kém vế kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo nàn lạc hậu. - Thứ tư, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế của một nước sẽ không thể tăng trưởng và phát triển mạnh nếu rơi vàotình trạng “đóng cửa”, “ bế quan toả cảng” không có được các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Thứ năm, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là mục đích tự thân mà là một phương thức có tính phổ biến để thực hiện mục tiêu phát triển mỗi nước. Tinh phổ biến của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở nhiều khía cạnh. Một là, bản thân công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hiện tượng có tính phổ biến, nghĩa là để từ hém phát triển trở thành phát triển, từ lạc hậu trở thành tiên tiến hiện đại, các nước đều phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai là, mặc dầu nội dung cáchthức bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tính đặc thù tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế ở từng thời kỳ, nhưng những nội dung cơ bản nói lên thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại có những nét chung. Tóm lại, từ những vấn đề phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong điều kiện ngày nay, bản chất của công nghiệp hóa hiện đại hoá là quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất và thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý để đạt tới năng suất lao động xã hội cao, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hóa dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ. 6 1.2 Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đó, mô hình công nghiệp hóa hỗn hợp theo hướng hội nhập quốc tế tỏ ra có triển vọng hơn cả, đang được nhiều nước thực hiện ở những mức độ khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta về cơ bản cũng đang vận đọng theo mô hình công nghiệp hoá đó. Do vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm mới so với trước đây: -Thứ nhất, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa; kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hóa ở những khâu quyết định. - Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, láy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản. - Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân của tất cả thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. - Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với việc xây dựng nèn kinh tế mở. - Thứ năm, khoa hoc – công nghệ được xác định là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thứ sáu, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải láy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bèn vững; công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với phát triển bền vững. Tóm lại, công nghiệp hoá là hiện tượng có tính quy luật phổ biến, là quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển sớm hay muộn phải trải qua. Những đặc điểm cơ bản trên đây của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho tháy giờ đay con người được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; công nghiệp hoá, hiện đại hoá do con người và vì con người; con người không chỉ là chủ thể mà còn là khách thể cần được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá, là đối tượng mà chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng vào phục vụ. 7 CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 2.1 Khái niệm con người. Con người là sinh vật có tính xã hội. Đối với Mác “con người không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới” . Đó là những con người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định, có những quan hệ xã hội phong phú, phức tạp và ngày càng phong phú với sự phát triển của văn minh. Các Mác viết “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” . Qua luận đề nổi tiếng đó, chúng ta thấy Mác muốn nói bản chất con người, một sự trừu tượng khoa học, là sự khái quát từ đời sống cụ thể, từ thuộc tính của con người hiện thực, thế hệ này qua thế hệ khác, bản chất con người được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua tổng thể các quan hệ xã hội. Muốn tìm bản chất con người thì phải tìm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài đời sống hiện thực của con người. Luận đề của Mác không làm mất đi tính cá nhân, khẳng định sự kỳ diệu, sự phong phú vô hạn của tính cách con người. Nếu đứng trên quan điểm sinh vật học mà xét thì không thể hiểu được chẳng những thực chất của con người, mà ngay cả ý nghĩa của cơ thể con người, từ khi quá trình nguồn gốc loài người kết thúc thì những biến đổi trong cơ thể đều được hướng dẫn bởi ảnh hưởng quyết định của văn hoá: khả năng đối xử có tính người đối với thế giới và đối với những người khác, khả năng lao động, giao tiếp với những người chung quanh, khả năng tư duy, có những tình cảm đạo đức và những xúc cảm thẩm mỹ, tất cả những cái đó đều không phải là đặc tính của cơ thể mà là những nét đã hình thành trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội, tiêu biểu cho thực chất của con người trong cách biểu hiện và bộc lộ cá thể của nó. Những nét ấy được hình thành nhờ chỗ con người tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào quá trình hoạt động lao động, đi liền với sự tham gia của con người vào quá trình nắm vững và tái tạo nền văn hoá xã hội (lao động, hoạt động). Chính trong quá trình này con người đã tự sáng tạo ra bản thân mình một cách lịch sử và không ngừng tái hiện bản thân mình, tự giáo dục bản thân với tư cách là con người. Tiêu chuẩn lịch sử cho phép người ta phân biệt con người- đó là sản xuất ra công cụ lao động cũng bằng chính công cụ. Đồng thời tiền đề tuyệt đối và điều kiện của văn hoá con người là giới tự nhiên mà con người dùng để xây dựng nền văn hóa của mình bằng cách chinh phục tự nhiên một cách sáng 8 tạo. Con người xã hội là kẻ sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra bản thân mình. Chính vì vậy, con người hoàn toàn mang tính xã hội. 2.2 Con người – Yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế đã chứng minh, trong công cuộc đổi mới đất nước, chỉ có con người-yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại. Vai trò quyết định đặc điểm của con người biểu hiện ở những đặc điểm sau: 2.2.1 Nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Như chúng ta đã biết yếu tố giữ vai trò chi phối quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và lực lượng sản xuất hay nói cách khác gồm yếu tố con người và yếu tố vật của quá trình sản xuất. Yếu tố vật ở đây gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là yếu tố con người. Về điều này, Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay hay bất kì tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có con người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Do bản chất hoạt động con người là lao động sáng tạo và để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao, con người không ngừng cải tiến và sáng chế ra những tư liệu lao động mới có năng suất và hiệu quả hơn đồng thời liên tục mở rộng phạm vi đối tượng lao động, tạo ra thiên nhiên thứ hai phong phú.Cùng với điều đó tri thức của người lao động cũng không ngừng được nâng cao. Như vây với tư cách là một lực lượng sản xuất con người giữ vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất quyết định toàn bộ quá trính sản xuất của xã hội dúng như Lênin đã khẳng định:“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1979,tập 12, trang430) . Xem xét dưới góc độ nguồn lực, trong mối quan hệ với các ngồn lực khác nguồn lực con người cũng tỏ rõ vai trò quyết định của mình. Điều này thể hiện ở chỗ các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa khi được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người.Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Các nguồn lực 9 khác là những khách thể, chịu sự cải tao khai thác của con người và hết thảy chúng đều phục vụ lợi ích, nhu cầu của con người nếu con người biết tác động và khai thác chúng. Các nguồn lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều quan trọng nhưng xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa, thậm chí ngay cả khái niệm nguồn lực cũng không còn lý do gì để tồn tại : “ cho dù có đủ các nguồn lực khác mà không có những con người tương xứng, đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó và nếu không có một môi truờng kinh tế, chính trị, xã hội, tâm ly và dư luận xã hội thuận lợi cho con người hành động thì vị tất đã có thể đạt được sự phát triển mong muốn” (Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học( số 4)). Sự khẳng định này không chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng của nó, đó là: nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với ý nghĩa đó nguồn lực con người là yếu tố tất yếu không thể thay thế được. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong khi nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn lực con người chúng ta không bao hìơ được tuyệt đối hoá nó, không được tách rời nguồn lực con người ra khỏi mối quan hệ hữu cơ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, không được đặt nó ở bên ngoài những điều kiện lịch sử hiện thực. 2.2.2 Tiềm năng của trí tuệ. Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt trong khi đó nguồn lực con người mà cái cốt lõi là trí tụê, lại có tiềm năng vô tận. Tiềm năng vô tận của trí tuệ con người thể hiện ở chỗ nó có khả năng tự sản sinh , đổi mới và phát triển không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó chính là lý do làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận, xem xét trên phạm vi cộng đồng nhân loại. Tiềm năng vô tận của trí tuệ có cơ sở ở cả phương diện sinh học lẫn phương diễnã hội của con người. Ở khía cạnh sinh học, tiềm năng đó trước hết thể hiện ở cơ chất của bộ não người - một dạng vật chất phát triển cao nhất được rổ chức theo một cách thức đặc biệt mà đặc trưng nổi bật của nó là năng lực sáng tạo. Đó là một trong những thuộc tính cơ bản phản ánh bản chất con người. Nhờ năng lực sáng tạo này mà khối lượng tri thức của loài người không ngừng gia tăng gấp bội và ngày nay đang diễn ra sự bùng nổ thông tin tri thức. 10 Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử lao đông sản xuất do đó khía cạnh xã hội của tiềm năng vô tận của trí tuệ trước hết cũng thể hiện ở lịch sử lao động sản xuất. Trong quá trình lao động con người đã tiến hành những hoạt động biến đổi tự nhiên, làm lên lịch sử xã hội. Nhờ lao động bộ óc và đôi bàn tay con người không ngứng biến đổi, hoàn thiện lam cho con người ngày nay càng khác xa với con vật. Cái khác xa đó chính là sự tăng lên mặt xã hội của con người, trong đó có yếu tố trí tuệ. Đó là lao động đã làm cho các sự vật hiện tương bộc lộ các thuộc tính cốn có của chúng, nhờ vật con người nhận thức chúng; lao động dẫn tới sự hình thành ngôn ngữ - cái vỏ vật chất của tư duy; nhờ ngôn ngữ con người có thể phản ánh sự vật hiện tượng một cách khái quát và gián tiếp; và lao động còn kích thích năng lực tư duy sức sáng tạo của con người, do đó thúc đẩy sự phát triển của trí tụê. Nếu trí tuệ con người đã đem lại những thành quả sáng tạo thúc đẩy xã hội phát triển thì ngược lại sự phát triển của xã hội lại đưa trí tuệ con người lên nhũng bước phát triển mới, cũng chính là đưa lực lượng sản xuất lên một trình độ cao hơn. Như vậy tiềm năng vô tận của trí tuệ ở phương diện xã hội được phản ánh qua sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội loài người mà trước hết biểu hiện ở sự biến đổi liên tục, tính đa dạng phong phú và phát triển vô tận của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển xã hội. Khía cạnh sinh học và khía cạnh xã hội của trí tuệ không tách rời nhau, chúng tồn tại thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau, cũng giống như sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người. Bởi vậy cần nhận thức sâu sắc rằng con người, đặc biệt là trí tuệ của nó vừa là nguồn lực tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là đối tượng mà sự phát triển kinh tế chính trị phải hướng vào phục vụ. Tóm lại, tính vô tận của tiềm năng trí tuệ là một trong những đặc điểm quan trọng của nguồn lực con ngưòi nhờ nó mà nguồn lực con người có vai trò to lớn so với các nguồn lực khác. 2.2.3 Sức mạnh trí tuệ trong điều kiện hiện nay. Kể từ khi loài người ra đời, ở mọi giai đoạn lịch sử trí tuệ luôn có vai trò to lớn đối với cuộc sống và sự phát triển xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người phải hoạt động, phải tác động vào tự nhiên cải biến của cải tự nhiên thành của cải xã hội để thoả mãn nhu cầu của mình, tức là phải lao động. Ngày nay, những tiến bộ khoa học – công nghệ do trí tuệ con người tạo ra đang làm thay đổi mạnh mẽ sản xuất và lịch sử phát triển xã hội; trí tuệ trở thành yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới. Đó là nền sản xuất tự động hoá với sự gia tăng nhanh chóng hàm lượng lao động trí tuệ, sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại, vận hành đơn giản nhưng hiệu suất 11 lại tăng lên gấp bội, tiết kiệm nguyên vật liệu giảm hao phí và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhờ sức mạnh trí tuệ thông qua khoa học công nghệ mà con nguời ngày càng cải tạo tự nhiên có hiệu quả hơn, tạo ra những đối tượng lao động mới vốn không có sẵn trong tự nhiên. Đó chính là việc tạo ra những vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu mới, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên truyền thông trong tự nhiên, hướng tới việc bảo đảm cân bằng sinh thái.Cũng nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ mà con người bằng những phương tiện hiện đại đã đi xa hơn trong việc thăm dò và khai thác vũ trụ, khám phá ra những bí ẩn trong thế giiới bao la cả về vi mô lẫn vĩ mô mà từ bao đời nay con người hằng mơ ước. Tuy nhiên sự ra đời của “ trí tuệ nhân tạo” hoàn toàn không có nghĩa là con người bi đẩy xuống hạng thứ yếu trong lực lượng sản xuất càng không thể gạt con người ra khỏi guồng máy sản xuất. Bởi lẽ tư duy máy móc , trí tuệ nhân tạo dù hiện đại thông minh đến đâu cũng chỉ là kết của của sự phát triển khoa học kĩ thuật, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ con người. Ngoài ra con người còn biết vận dụng các tri thức khoa học, kĩ thuật để ohát triển và hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt. Với ý nghĩa đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ càng phát triển và có sức mạnh to lớn bao nhiêu, càng chứng minh sức mạnh gấp bội sức mạnh của trí tuệ con người bấy nhiêu. Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên và trí tuệ lao động đang trở thành xu thế phổ biến. Đây không chỉ là một đặc điểm quan trọng của trí tuệ mà còn nói lên vị trí sức mạnh của trí tuệ, của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Vì vậy, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá hơn lúc nào hết chúng ta phải nhanh chóng nâng cao sức mạnh trí tuệ, vốn văn hoá trình độ chuyên môn cho người lao động, đồng thời phải quan tâm đến dội ngũ chất xám, khai thác tốt nhất tiềm năng sức mạnh trí tuệ của dân tộc và thời đại. Vị trí của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vị trí trung tâm. Không có con người thì không có sự phát triển, các nguồn lực khác cũng không thể hiện được vai trò và ý nghĩa của mình. Từ vị trí, đặc điểm của con người và những năng lực phẩm chất như vậy, vấn đề phải đặt ra là phải xem xét đánh giá một cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta hiện nay để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn lực con người đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 12 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 3.1 Chất lượng nguồn lực con người Việt Nam – Thế mạnh và hạn chế. 3.1.1 Thế mạnh: Thứ nhất, theo kết quả điều tra của Bộ LĐ TBXH công bố ngày 25 tháng 10 cả nước hiện có 39.489 nghìn người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị 9.182 nghìn người, khu vực nông thôn có 30.307 nghìn người. Như vậy tỉ lệ lao động có việc làm: 97,24% tỉ lệ thất nghiệp 2,76%. Thứ hai, Việt Nam có tỷ trọng tương đối cao về lao động trẻ, phần lớn có học vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn. Đây là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngành nghề mới. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tương đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta). Tính đến năm 2001 lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật lên tới 22,2% có khoảng gần 1 triệu người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng đó còn chưa kể tới 120.000 người có bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ. Thứ ba, chúng ta có một lượng tương đối lớn người Việt sống ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ và Ôxtraylia; trong đó tỉ lệ người có trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ là đáng kể ( trên 300000 người). Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ và các quan hệ quốc tế. Thứ tư, đó là bản tính hiếu học, thông minh cần cù lao động của con người Việt Nam. Truyền thống đó cần được nuôi dưỡng và phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính cộng đồng, ý thức trách nhiệm với cộng đồng được phát huy mạnh mẽ sẽ có thể hỗ trợ đắc lực không chỉ cho việc truyền bá tay nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn có thể giúp nhau cả về vốn liếng, tạo dựng và phát triển cơ nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm, góp phần làm giảm sức ép về lao động hiện nay. Dân tộc Việt Nam còn có truyền thống biết chịu đựng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu tư mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình và cho nền kinh tế nước nhà nói chung. 13 3.1.2 Hạn chế : Bên cạnh đó, nguồn lực con người ở Việt Nam còn có những hạn chế,những điểm yếu kém sau đây: Thứ nhất, số người lao động được đào tạo quá ít chỉ chiếm 20% tổng số lao động. 77,71% lao động sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với con số trên là tỷ lệ qua đào tạo hết sức hạn chế . Ước tính hiện nay nước ta số lao động chưa qua đào tạo chiếm 51,74% (học vấn từ tiểu học trở xuống). Vì vậy trong nông nghiệp một lao động của ta chỉ nuôi được 3 đến 5 người, trong khi chỉ số này ở các nước phát triển là 20 đến 30 người. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hoá trong nông nghiệp trong kinh tế nông thôn nói riêng và trong cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Thứ hai, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ quá ít. Qua điều tra ở 17 trường đại học thì số cán bộ giảng dạy dưới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những tri thức có trình độ trên đại học đang là những chuyên gia đầu ngành đã ở độ tuổi 55 đến 60. Hơn 60% phó tiến sĩ và tiến sĩ, hơn 70% giáo sư và hơn 90% giáo sư đều ở độ tuổi này.Trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại trường. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn. Thứ ba, việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngành: 80% cán bộ khoa học công nghệ làm việc tại Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 12%. Đa số các cán bộ khoa học của ta làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường học, còn trong các ngành sản xuất vật chất thì rất ít. Chẳng hạn, trong các ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học và 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi có tới 34% cán bộ có trình độ đại học và 55,47% trình độ sau đại học làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhìn vào một số nước trong khu vực, cán bộ khoa học làm việc trong các ngành sản xuất chiếm tỉ lệ rất cao như Thái Lan: 58%, HànQuốc: 48%, Nhật Bản: 64%. Chính việc phân bố lực lượng lao động không hợp lý này gây nên hiện tượng thừa thiếu giả tạo, gây ra nạn thất nghiệp đặc biệt trong lao động tri thức. Qua điều tra, trên cả nước số sinh viên ra trường có việc làm chiếm 70%. Trong khi đó nhiều vùng, nhiều miền nhất là miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là một mặt do sinh viên ra trường muốn ở lại công tác tại các thành phố, khu công nghiệp, nơi kinh tế phát triển để có thu nhập cao hơn và điều kiện việc làm tốt hơn, mặt khác chúng ta chưa có chính sách thu hút để điều chỉnh sự phân bố này. 14 Thứ tư, thể chất, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực dường như chững lại. Thứ năm, người lao động nước ta nói chung chưa có nếp lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ, lao động giản đơn còn gò bó trong nếp sống phương đông, cha truyền con nối. Chính vì thế mà cho tới tận thế kỷ 20 công cụ làm việc ở các bễ lò rèn Bắc Ninh vẫn không khác bao nhiêu với công cụ đã rèn cày cuốc và vũ khí đánh giặc Ân thời Thánh Gióng, các cô gái Hà Đông vẫn dệt lụa trên các khung cửi mà cách đây 900 năm các cô gái triều Lý đã sử dụng. Trên đây là những điểm trong nguồn lực con người ở Việt Nam với những thế mạnh cũng như các mặt hạn chế. Phải có những nố lực phi thường bằng hành động thực tiễn trong việc huy động và sử dụng nguồn lực này thì công nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể thành công. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc “cách mạng con người” mà thực chất là cách mạng về chất lượng nguồn lao động. “Cách mạng con người” với công nghiệp hoá hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vậy, mỗi bước tiến lên của cuộc “cách mạng con người” sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngược lại. 3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2.2 Phương hướng chung : - Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của con ngườ trong thời đại ngày nay, nhận thấy được nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lựchiện có để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lược con người. - Xây dựng, phát triển nguồn lực con người nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với sự hình thành của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời không ngừng gia tăng giá trị con người. - Xây dựng, phát triển nguồn lực con người theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. 15 - Gắn phát triển nguồn lực con người với khai thác, sử dụng lao động; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn và thước đo để xác định phương hướng khai thác và phát triển nguồn lực con người . - Xây dựng nguồn lực con người bằng nhiều con đường, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ; kết hợp giữa cá thể hoá với xã hội hóa, truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế. 3.2.2 Những nhóm giải pháp cơ bản. 3.2.2.1 Nhóm giải về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người . - Tạo nhiều việc làm cho người lao động. Trước hết, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và thúc đẩy nó phát triển là đièu kiện kiên quyết để giải quyết việc làm. Đặc biệt quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chú trọng tạo việc làm cho lao động đã qua đào tạo nhất là đối với lao động trí tụê. Tăng vốn đầu tư tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và mở rộng xuất khẩu lao động. - Tổ chức lao động xã hội hợp lý, khai thác tốt năng lực người lao động. Chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động phải gắn với cơ chế thị trường có sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước. Đồng thời, cần đa dạng hóa loại hình tuyển dụng và sử dụng lao động. Ngoài ra, cần thực hiện cơ chế quản lý lao động thống nhất trên phạm vi toàm nền kinh tế quốc dân. Có chính sách hữu hiệu để thu hút lao động đã qua đào tạo đến làm việc ở các vùng nông thôn, miền núi. Thực hiện chính sách “ cầu hiền”, khai thác triệt để lao động trí tuệ. Bảo đảm sự phù hợp, chính xác trong tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp đề bạt cán bộ, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. 3.2.2.2 Nhóm giải pháp về nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu để phát triển nguồn lực con người. Bác Hồ đã khẳng định: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Nhận thức đúng vị trí của giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo Thực hiện giáo dục đào tạo trên những nguyên tắc mới: xã hội hóa, dân chủ hóa và nhân văn hóa. Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo, phát hiện và đào tạo nhân tài có hiệu quả. Phát triển số lượng và nâng cao chát lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư thoả đáng cho giáo dục và đào tạo. 16 - Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người. 3.2.2.3 Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người. - Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi. - Giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích. 17 KẾT LUẬN Trong điều kiện nước ta hiện nay, để chiến lược phát triển treo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đến thắng lợi, chúng ta phải lấy nguồn lực con người Việt Nam - “ nguồn lực quan trọng nhất ” trong các nguồn lực, nguồn lực nội sinh - làm động lực cho sự phát triển lâu bền. Để bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam với tư cách đó, chúng ta cần phải tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với tiến bộ xã hội, đảm bảo công vụ và quyền lợi công dân, cải thiện và nâng chất lẫn tinh thần; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân; không ngừng nâng cao trình độ học vấn, văn hoá cho họ trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên đây là nội dung bài tiểu luận với đề tài “Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”. Mong rằng bài viết sẽ gúp một phần nhỏ vào công tác lý luận và hoạt động thực tiễn về vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - TS Trần Thị Hồng Loan đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết này. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Đình Phan (1995), Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống Kê. 2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia. 3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học (số 4). 4. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị. 5. Nguyễn Đình Toàn (1993), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất, Tạp chí triết học (số 1). 6. Đặng Hữu Toàn (1997), Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác, Tạp chí triết học (số 1) 19 [...]... thành công chiến lược con người - Xây dựng, phát triển nguồn lực con người nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với sự hình thành của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời không ngừng gia tăng giá trị con người - Xây dựng, phát triển nguồn lực con người theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng khoa học công. .. lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngược lại 3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.2.2 Phương hướng chung : - Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của con ngườ trong thời đại ngày nay, nhận thấy được nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lựchiện có để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất... cao trình độ học vấn, văn hoá cho họ trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trên đây là nội dung bài tiểu luận với đề tài Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” Mong rằng bài viết sẽ gúp một phần nhỏ vào công tác lý luận và hoạt động thực tiễn về vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp. .. thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá hơn lúc nào hết chúng ta phải nhanh chóng nâng cao sức mạnh trí tuệ, vốn văn hoá trình độ chuyên môn cho người lao động, đồng thời phải quan tâm đến dội ngũ chất xám, khai thác tốt nhất tiềm năng sức mạnh trí tuệ của dân tộc và thời đại Vị trí của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vị trí trung tâm Không có con người thì không... thể hiện được vai trò và ý nghĩa của mình Từ vị trí, đặc điểm của con người và những năng lực phẩm chất như vậy, vấn đề phải đặt ra là phải xem xét đánh giá một cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta hiện nay để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn lực con người đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 3.1 Chất lượng nguồn lực con người Việt Nam – Thế mạnh và hạn chế 3.1.1 Thế mạnh: Thứ nhất, theo kết quả điều tra của Bộ LĐ TBXH công bố ngày 25 tháng 10 cả nước hiện có 39.489 nghìn người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị 9.182 nghìn người, khu vực nông thôn có 30.307 nghìn người Như... nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể thành công Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc “cách mạng con người mà thực chất là cách mạng về chất lượng nguồn lao động “Cách mạng con người với công nghiệp hoá hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Bởi vậy, mỗi bước tiến lên của cuộc “cách mạng con người sẽ đem lại... đến năm 2000, Tạp chí Triết học (số 4) 4 Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị 5 Nguyễn Đình Toàn (1993), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất, Tạp chí triết học (số 1) 6 Đặng Hữu Toàn (1997), Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác, Tạp chí triết học (số 1) 19 ... mạnh của trí tuệ con người bấy nhiêu Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên và trí tuệ lao động đang trở thành xu thế phổ biến Đây không chỉ là một đặc điểm quan trọng của trí tuệ mà còn nói lên vị trí sức mạnh của trí tuệ, của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước Vì vậy,... xã hội của con người, trong đó có yếu tố trí tuệ Đó là lao động đã làm cho các sự vật hiện tương bộc lộ các thuộc tính cốn có của chúng, nhờ vật con người nhận thức chúng; lao động dẫn tới sự hình thành ngôn ngữ - cái vỏ vật chất của tư duy; nhờ ngôn ngữ con người có thể phản ánh sự vật hiện tượng một cách khái quát và gián tiếp; và lao động còn kích thích năng lực tư duy sức sáng tạo của con người, ... đại hoá, đối tượng mà trình công nghiệp hóa, đại hóa phải hướng vào phục vụ CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 2.1 Khái niệm người Con người. .. đại hoá cho tháy đay người đặt vào vị trí trung tâm trình công nghiệp hoá, đại hoá ; công nghiệp hoá, đại hoá người người; người không chủ thể mà khách thể cần khai thác triệt để trình công nghiệp. .. tâm trình công nghiệp hoá đại hóa Được giúp đỡ của, em xin chọn đề tài: Vai trò người trình công nghiệp hoá, đại hóa đất nước” II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : - Nêu rõ vai trò người với trình

Ngày đăng: 09/10/2015, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w