1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức

73 285 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty TNHH Thương Mại Đại Đức Trong Giai Đoạn 2005-2010
Tác giả Thiều Thị Tâm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 877 KB

Nội dung

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia, mỗi chủ thể trong nền kinh tế có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Hoạt động trao đổi hàng hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ cả về số lượng và chủng lọai.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC 6

1.1.Tổng quan chung về Công ty TNHH Thương mại Đại Đức 6

1.1.1 Tên Công ty, trụ sở và các thông tin khác 6

1.1.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 7

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH TM Đại Đức 8

1.2.1.Mô hình tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH TM Đại Đức 8

1.2.2 Chức năng của các phòng ban 8

1.3 Kết quả kinh doanh chung và đánh giá về khả năng sinh lời của công ty, giai đoạn 2007-2009 10

1.3.1.Kết quả kinh doanh chung của Công ty TNHH TM Đại Đức 10

1.3.2.Tình hình tài sản của Công ty trong 3 năm 2007-2009 11

1.3.3 Tình hình về nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2007-2009 16

1.3.4 Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty TNHH TM Đại Đức 18

1.4 Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH TM Đại Đức 20

1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH TM Đại Đức 20

1.4.2 Phạm vi hoạt động của Công ty TNHH TM Đại Đức 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2010 24

2.1.Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức 24

2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 24

Trang 2

2.1.3.Các phương thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty TNHH TM Đại

Đức 32

2.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp 33

2.1.3.2.Nhập khẩu ủy thác 34

2.2.Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức 35

2.2.1.Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác 35

2.2.2.Lập phương án nhập khẩu 36

2.2.3 Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng 37

2.2.3.1 Giao dịch và đàm phán hợp đồng 37

2.2.3.2 Kí kết hợp đồng nhập khẩu 38

2.2.4.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 39

2.2.4.1.Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu 39

2.2.4.2.Thủ tục hải quan 39

2.2.4.3.Vận tải và bảo hiểm 40

2.2.4.4.Thủ tục thanh toán 41

2.2.4.5.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 41

2.3.Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức trong giai đoạn 2007-2009 42

2.3.1 Thành tựu đạt được trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức 42

2.3.2.Hạn chế trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức 46

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động nhập khầu tại công ty TNHH TM Đại Đức 49

Trang 3

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2010-2015 52

3.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức giai đoạn 2010-1015 52

3.1.1.Cơ hội đối với hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM ĐạiĐức, giai đoạn 2010-1015 523.1.2 Thách thức đối với hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TMĐại Đức, giai đoạn 2010-1015 53

3.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH TM Đại Đức giai đoạn 2005-2010 53 3.3 Phương hướng thực hiện hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công

ty TNHH TM Đại Đức, giai đoạn 2010-2015 55

3.3.1.Xác định các mặt hàng nhập khẩu chính và thị trường trọng điểm55

3.3.2.Đa dạng hóa loại hình kinh doanh, mở rộng các kênh phân phối sản

phẩm 563.3.3.Củng cố và giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ Tìm hiểu và

mở rộng quan hệ với những khách hàng mới 573.3.4 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và nắm bắt thông tin573.3.5.Có biện pháp hạ thấp giá trị hàng tồn kho và các chi phí kinh doanh 583.3.6 Nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên 60

KẾT LUẬN 61

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia, mỗichủ thể trong nền kinh tế có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau Hoạt độngtrao đổi hàng hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ cả về số lượng và chủng lọai

"Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hóa, đa phương hóa kinh tếquốc tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam như trong chương trìnhhoạt động của Chính phủ nhằm tạo thế chủ động, phát huy thế lực mới chocông cuộc phát triển, đối với các ngành, cấp, từ trung Ương đến địa phương

và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế"- Việt Nam với tiếntrình hội nhập Kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nước ta trước những cơ hội mới vàthách thức mới Để đứng vững được trong môi trường cạnh tranh quyết liệtnhư hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm các giải pháp để nâng caonăng lực kinh doanh của mình Hai hoạt động cơ bản của ngoại thương là xuấtkhẩu và nhập khẩu Vì vậy, tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu của doanhnghiệp, tìm ra những sai sót để từ đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nóiriêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung,

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM Đại Đức tác giả nhận thấy,bên cạnh những kết quả tốt trong hoạt động nhập khẩu vẫn còn tồn tại nhiềuhạn chế, rủi ro Có những hạn chế do điều kiện khách quan của nền kinh tếnhư khủng hoảng kinh tế, điều kiện cơ sở hạ tầng và hệ thống luật pháp củaquốc gia… nhưng có những hạn chế mà nguyên nhân chính từ phía doanhnghiệp như trình độ chuyên môn chưa cao, quản lí nhân lực còn có chỗ chưahợp lý…

Tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức, tìm ranhững thế mạnh và hạn chế để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao

Trang 5

hiệu quả kinh doanh và phương hướng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăngnăng lực cạnh tranh và ngày càng phát triển hơn, Đó chính là lí do tác giả

chọn đề tài: "Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức"

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu, phát hiện những thế mạnh,hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế để từ đó đề xuất những phươnghướng, giải pháp trên giác độ doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp nhằm khắcphục những hạn chế trên

Để thực hiện những mục tiêu trên, chuyên đề thực tập có nhiệm vụ:

-Khái quát về Công Ty TNHH TM Đại Đức

-Phân tích thực trạng nhập khẩu của Công Ty trong 3 năm 2007-2009-Đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chếcho hoạt động nhập khẩu có hiệu quả của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2015

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên của của chuyên đề là : Hoạt động nhập khẩu tại Công

ty TNHH TM Đại Đức

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề : Hoạt động nhập khẩu của Công tytrong 5 năm 2005-2010 với các đối tác trong nước và các đối tác nước ngoàinhư: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Italia……,,

Chương 3: Phương hướng nhằm hoàn thiện hoạt động của Công ty TNHH

TM Đại Đức trong giai đoạn 2010-2015

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC

1.1.Tổng quan chung về Công ty TNHH Thương mại Đại Đức

1.1.1 Tên Công ty, trụ sở và các thông tin khác

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đại Đức

Trụ sở chính: 334 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hiện nay, công ty có vốn điều lệ gần 40 tỉ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 40người, doanh thu hàng năm đạt hơn 38 tỉ đồng Các sản phẩm kinh doanh chủyếu là máy móc thiết bị, chi tiết máy phục vụ cho khai thác chế biến gỗ, máyđiều hòa nhập khẩu nguyên chiếc Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong lĩnhvực vận tải Đặc biệt, công ty có một phương châm hoạt động luôn vì kháchhàng, chất lượng sản phẩm và cách phục vụ luôn là mục tiêu hàng đầu củadoanh nghiệp Hoạt động theo tiêu chí đó,công ty đã, đang và luôn cố gắnghơn nữa để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo khách hàngluôn hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp

Trang 7

1.1.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Giai đoạn trước năm 1998

Tiền thân của công ty là hệ thống cửa hàng Đại Đức chuyên phân phối

và bán lẻ máy và chi tiết máy chế biến gỗ được nhập khẩu từ Đài Loan, HànQuốc…

Giai đoạn sau năm 1998

Thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh cho phù hợp với sự phát triểnkinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Ngày 05/04/1998, Công ty tráchnhiệm hữu hạn thương mại Đại Đức chính thức ra đời Là một chủ thể hoạtđộng độc lập, có tư cách pháp nhân Người đứng đầu công ty là giám đốc ôngNguyễn Hóa Lý

Trải qua 12 năm hoạt động, công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình Đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn vàđược quản lí chuyên nghiệp Khi thành lập công ty chỉ có 3 phòng ban cơ bản

là ban giám đốc, phòng xuất nhập khẩu và phòng kế toán với số nhân sự là 10người

Năm 2002 thành lập thêm phòng kinh doanh với tổng số nhân viên là 20người

Năm 2006 thành lập thêm phòng nhân sự và phòng Marketing

Cho đến nay, công ty có 6 phòng ban cơ bản và số nhân viên gần 50người Công ty luôn cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cũngnhư không ngừng tuyển dụng nhân sự có trình độ và kinh nghiệm làm việc

Từ việc chỉ phân phối và bán lẻ sản phẩm máy chế biến gỗ, hiện nay công ty

đã tiến hành nhập khẩu nhiều hàng hóa từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới như: máy điều hòa,máy khoan, linh kiện ôtô, linh kiện xe máy vàcác máy móc thiết bị khác …Ngoài ra công ty còn kinh doanh thương mạicác mặt hàng sản xuất nội địa và cung cấp dịch vận tải cho những bạn hàng

Trang 8

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH TM Đại Đức

1.2.1.Mô hình tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH TM Đại Đức

Là một doanh nghiệp có cơ chế hạch toán độc lập và được quyền quyếtđịnh tổ chức bộ máy quản lí cho phù hợp với tình hình mới và điều kiện cụthể của doanh nghiệp Các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùngchịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc Các phòng ban tham mưu cho bangiám đốc theo chức năng và nhiệm vụ của mình, giúp đưa ra các quyết định

có lợi cho công ty Từ năm 1998 đến nay, mô hình tổ chức của công ty cónhiều thay đổi để phù hợp với sự mở rộng hoạt động kinh doanh và chuyênmôn hóa của công ty để thích ứng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Chuyên môn hóa trong công việc góp phần vào việc quản lí hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn cho công ty

Bảng 1.1 :Mô hình tổ chức Công Ty TNHH TM Đại Đức

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH TM Đại Đức

1.2.2 Chức năng của các phòng ban

Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc Nguyễn Hóa Lý,

Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty và

là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công ty

Ban giám đốc

P.Xuất nhập

khẩu P.kinh doanh P.Kế toánTài chính P.Marketing P.Nhân sự

Trang 9

Tham mưu cho giám đốc là phó giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc

về các công việc được giao và được ủy nhiệm, giúp giám đốc điều hành, quản

lí công ty

Phòng xuất nhập khẩu

Chức năng cơ bản của phòng xuất nhập khẩu là chịu trách nhiệm về cácvấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm soạn thảo hợp đồng,kiểm tra hồ sơ lô hàng nhập khẩu, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết…Phòng tài chính -kế toán

Chức năng cơ bản của phòng tài chính kế toán là tham mưu cho ban giámđốc về các hoạt động tài chính, huy động sử dụng các nguồn vốn hợp lí, theodõi và tổng hợp các hoạt động tài chính của công ty Hạch toán thu chi quacác năm

Nhiệm vụ cơ bản là xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán tài chính quacác quý, năm của công ty

Phòng sản xuất kinh doanh

Chức năng cơ bản là tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch sản xuấtkinh doanh nhập khẩu, thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tìmkiếm khách hàng và mở rộng phạm vi thị trường

Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng,quý, năm Thực hiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng.Phòng hành chính

Chức năng cơ bản của phòng hành chính là quản lí thống kê bộ máy củacông ty, tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức cán bộ hành chính, quản trịhành chính, tổ chức lao động và các chính sách liên quan đến tiền lương,thưởng theo quy định

Nhiệm vụ cơ bản của phòng hành chính là nghiên cứu xây dựng các môhình tổ chức quản lí bộ máy tiên tiến phù hợp với hoạt động của công ty Đào

Trang 10

tạo, sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng chính sách và chế độ lao động,tiền lương theo quy định

Phòng Marketting

Phòng Marketing đảm nhận với chức năng tham mưu Ban Lãnh đạo trongviệc phát triển mở rộng thị trường, thị phần, nghiên cứu chiến lược thị trường,nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới… giữ gìn và gia tăng giá trịthương hiệu của đơn vị Và một số nhiệm vụ khác

1.3 Kết quả kinh doanh chung và đánh giá về khả năng sinh lời của công

ty, giai đoạn 2007-2009

1.3.1.Kết quả kinh doanh chung của Công ty TNHH TM Đại Đức

Mặc dù cơ chế thị trường mgày càng cạnh tranh gay gắt, nhưng với bảnlĩnh và sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên Công

ty đã cố gắng phát huy quyền tự chủ, chủ động tổ chức kinh doanh, tìm bạnhàng, thị trường phù hợp để phát triển kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả,luôn đứng vững trên thị trường đầy biến động

Tổng doanh thu năm 2008 đạt xấp xỉ 35 tỉ đồng, so với năm 2007 giàm gần

3 tỉ đồng tương ứng giảm 7,9%, Sự sụt giảm trong tổng doanh thu được giảithích là do tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu vào những tháng cuối năm

2008, các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu đầu tư trang thiết bị, nội thất vănphòng và các hộ gia đình giảm tiêu dùng cá nhân Năm 2009, tổng doanh thutăng 2,38 tỉ đồng, tương đương với tăng 6,8 % Sáu tháng đầu năm 2010, tìnhhình kinh doanh của công ty có khả quan hơn khi mà doanh thu đạt được từhoạt động kinh doanh nhập khẩu, thương mại nội địa và vận tải đạt gần 22 tỉđồng Công ty dự đoán, doanh thu cả năm có thể đạt 39 tỉ đồng Tổng doanhthu nhìn chung tăng qua các năm cho thấy sản phẩm, hàng hóa mà công tycung cấp đang ngày càng chiếm được ưu thế trên thị trường Công ty đãkhông ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnhviệc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Năm 2008 so với năm 2007, doanh thu

Trang 11

thuần giảm gần 3,26 tỉ đồng tương ứng giảm 8,45%, Năm 2009 so với năm

2008 doanh thu thuần tăng 2,6 tỉ đồng, tương đương với tăng 7,38 % Lợinhuận sau thuế của công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 1,182 tỉ đồng,

và năm 2009 lợi nhuận tăng 0,97612 tỉ tương đương tăng 17,22% so với năm

2008, trong sáu tháng đầu năm 2010, lợi nhuận sau thuế công ty thu được gần2,4 tỉ đồng Lợi nhuận trong các năm 2007, 2008, 2009 và các tháng đầu năm

2010 biến động không đều do diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới,trong khi họat động chủ yếu của doanh nghiệp có liên quan đến nhập khẩuhàng hóa Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến xấu, có chiều hướng

đi xuống, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng như cácquốc gia khác trên thế giới bị phá sản do kinh doanh trì trệ, lợi nhuận liên tục

âm và các khoản nợ tồn đọng khó đòi chiếm tỉ trọng lớn Công ty TNHH TMĐại Đức vẫn giữ vững được doanh thu bán hàng, lợi nhuận tằng trưởngdương Đây là một thành tích đáng khen ngợi của công ty, cho thấy sự nỗ lựckhông ngừng của mỗi thành viên trong công ty, chứng tỏ công ty ngày cànglàm ăn hiệu quả

1.3.2.Tình hình tài sản của Công ty trong 3 năm 2007-2009

Tài sản luôn là yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia và quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm hàng hóa mang lại lợi ích cho công ty.Quy mô tài sản thể hiện khả năng, tiềm lực kinh tế của công ty đó

Qua bảng số liệu 1.4 đánh giá tài sản trong 3 năm 2007-2009 của công tyTNHH TM Đại Đức, nhận thấy cơ cấu tài sản của công ty có đặc điểm cơ bảncủa một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Tài sảnngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản Năm 2007, tổng TSNHchiếm 80,76%, năm 2008 chiếm 82,04%, năm2009 chiếm 85,24% trong tổngtài sản của công ty Trong khi đó, TSDH chỉ chiếm tương ứng là 19,28% năm

2007, 17,96% năm 2008, 14,76% năm 2009, TSDH có biến động giảm quacác năm Trong 3 năm vừa rồi, tài sản của công ty có sự biến động tăng cho

Trang 12

xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng Phân tích chi tiết một số chỉtiêu có thể thấy:

Tài sản ngắn hạn

Từ năm 2007-2009, giá trị TSNH luôn chiếm tỉ trọng lớn và ngày càngtăng trong tổng tài sản của công ty Giá trị TSNH năm 2008 so với năm 2007tăng 1,766 tỉ đồng tương ứng tăng 6,14% Đến năm 2009, giá trị TSNH vẫntăng 4,696 tỉ đồng tương ứng tăng gần 15% so với năm 2008 Mặc dù vốnbằng tiền, khoản phải thu và một số giá trị TSNH khác giảm xuống tương đốinhưng giá trị TSNH của công ty vẫn tăng lên là do giá trị hàng tồn kho tăng.Việc giảm giá trị vốn bằng tiền, khoản phải thu là một xu hướng tốt cho công

ty, thể hiện công ty đã thực hiện tốt việc thu hồi nợ, giảm các khoản phải thu,đồng thời sử dụng vốn hiệu quả hơn Tuy nhiên, một biểu hiện không tốt làgiá trị hàng tồn kho liên tục tăng Cụ thể, năm 2007 giá trị hàng tồn kho là7,879 tỉ , năm 2008 là 9,9 tỉ đồng -tăng tuyệt đối 2,02 tỉ đồng và tăng tươngđối 25,65 % so với cùng kì năm trước Tương tự năm 2009, giá trị hàng tồnkho là 12,803 tỉ đồng -tăng tuyệt đối 2,903 tỉ đồng và tăng tương đối là29,32% so với cùng kỳ Giải thích cho vấn đề này có một phần nguyên nhâncủa khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi khủng hoảng lan tới nền kinh tế ViệtNam vào cuối những năm 2008 đầu 2009, các Công ty bạn hàng thắt chặt chitiêu cũng như đầu tư mở rộng sản xuất Vì vậy, lượng hàng tiêu thụ giảm sovới dự kiến khiến danh mục giá trị hàng tồn kho tăng lên Đây là một điềuđáng lo ngại vì nó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh, và càng đáng lohơn đối với những công ty có vốn nhỏ như Công ty TNHH TM Đại Đức

Cụ thể, vốn bằng tiền tại công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 496.51triệu đồng-tương đương giảm 22,29% và đến năm 2009 lại tiếp tục giảm284,34 triệu đồng tương đương 16,43% Lượng vốn bằng tiền đã giảm xuốngtheo thời gian nhưng tại năm 2007, công ty dự trữ lượng tiền chiếm giá trị17,7% tổng tài sản là quá nhiều sử dụng không hiệu quả

Trang 13

Tài sản dài hạn

Giá trị và tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản qua các năm đều có xu hướnggiảm xuống Cụ thể: Năm 2008, giá trị TSDH giảm 185,5 triệu -tương ứnggiảm 2,7% so với năm 2007 Năm 2009 các giá trị đó là giảm 585 triệu tươngứng giảm 8,75% Sự thay đổi này chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản là

sự giảm TSCĐ hữu hình do hao mòn TSCĐ qua các năm tăng lên và sự tăngcủa chi phí xây dựng dở dang

Giá trị nợ dài hạn tăng lên chủ yếu do yếu tố phải trả dài hạn khác tăng

Trang 14

Các khoản tương đương tiền 4493.22 12.60 2456.69 6.60 1733.43 4.19 -2036.53 -45.32 -723.26 -29.44

2.Các khoản đầu tư tài chính NH 0.00 0.00 7550.00 20.27 0.00 0.00 7550.00 -7550.00 -100.00

3.Các khoản phải thu ngắn hạn 12541.69 35.18 13150.83 35.31 10198.41 24.66 609.14 4.86 -2952.42 -22.45

Phải thu khách hàng 2197.49 6.16 1182.08 3.17 0.00 -1015.41 -46.21 -1182.08 -100.00 Trả trước người bán 8869.88 24.88 9852.94 26.45 9093.49 21.99 983.06 11.08 -759.45 -7.71

Tài sản ngắn hạn khác 1816.88 5.10 2491.53 6.69 1040.72 2.52 674.65 37.13 -1450.81 -58.23 II.TÀI SẢN DÀI HẠN 6873.51 19.28 6688.01 17.96 6102.71 14.76 -185.50 -2.70 -585.30 -8.75 1.Tài sản cố định hữu hình 6857.51 19.24 6881.01 18.47 5980.24 14.46 23.50 0.34 -900.77 -13.09

Tài sản cố định hữu hình 6770.60 18.99 6332.50 17.00 5872.53 14.20 -438.10 -6.47 -459.97 -7.26 Thuê tài sản cố định 86.91 0.24 355.51 0.95 107.71 0.26 268.60 309.06 -247.80 -69.70

2.Các khoản phải thu dài hạn 16.00 0.04 0.00 122.46 0.30 -16.00 -100.00 122.46

Tổng tài sản 35648.16 100.00 37244.99 100.00 41355.89 100.00 1596.83 4.48 4110.90 11.04

Trang 15

ChỈ tiêu 2007 2008 2009 so sánh

A.NỢI PHẢI TRẢ 32188.69 98.54 31452.79 84.49 34633.27 83.74 -735.90 -2.29 3180.48 10.11 I.Nợ ngắn hạn 28795.55 88.16 28041.47 75.33 31056.24 75.10 -754.08 -2.62 3014.77 10.75

1.vay và nợ ngắn hạn 4533.05 13.88 3884.90 10.44 3489.19 8.44 -648.15 -14.30 -395.71 -10.19 2.phải trả người bán 5716.21 17.50 3068.07 8.24 5039.20 12.18 -2648.14 -46.33 1971.13 64.25

4.Thuế và các khoản phải nộp 2063.47 6.32 1884.24 5.06 2379.14 5.75 -179.23 -8.69 494.90 26.27 5.Phải trả công nhân viên 271.43 0.83 498.74 1.34 621.21 1.50 227.31 83.75 122.47 24.56 6.Chi phí phải trả 521.19 1.60 379.32 1.02 367.25 0.89 -141.87 -27.22 -12.07 -3.18 7.Phải trả nội bộ 7869.88 24.09 10852.94 29.15 9093.42 21.99 2983.06 37.90 -1759.52 -16.21 8.phải trả khác 7874.31 24.11 7473.26 20.08 7476.62 18.08 -401.05 -5.09 3.36 0.04

1.Vốn đầu tư CSH 2371.92 7.26 5000.00 13.43 5000.00 12.09 2628.08 110.80 0.00 0.00

3.Quỹ đầu tư phát triển 101.19 0.31 166.26 0.45 365.17 0.88 65.07 64.30 198.91 119.64

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.37 0.00 413.09 1.11 514.78 1.24 412.72 111545.95 101.69 24.62

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 0.37 0.00 413.09 1.11 514.78 1.24 412.72 111545.95 101.69 24.62

TỔNG NGUỒN VỐN 35649.17 109.14 37224.99 100.00 41355.89 100.00 1575.82 4.42 4130.90 11.10

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty TNHH TM Đại Đức

Trang 16

1.3.3 Tình hình về nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2007-2009

Bên cạnh việc phân tích cơ cấu và biến động tài sản, phân tích cơ cấu và biếnđộng nguồn vốn để khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính củacông ty, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặcnhững khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn Mọi sự tănglên của hay giảm đi của các khoản nợ phải trả được đánh dấu tốt hay xấu cònphụ thuộc nhu cầu sản xuất và hiệu quả kinh doanh

Qua số liệu bảng 4 ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm tăng Cụthể năm 2008 so với năm 2007 tăng 1,575 tỉ đồng-tương ứng tăng 4,42%,năm 2009 so với năm 2008 tăng 4,1 tỉ tương ứng tăng 11% Với sự tăng lêncủa nguồn vốn sẽ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, giúp công ty có khả năng

mở rộng quy mô kinh doanh

Nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, luôn ở mức từ 83%đến 90% Sự tăng lên của mục nợ phải trả chủ yếu là do gia tăng nợ ngắn hạn-phải trả người bán, phải trả công nhân viên, và nợ dài hạn -phải trả dài hạn-chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ Đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty vì nợphải trả người bán lớn sẽ gây ra tình trạng chiếm dụng vốn lớn, mất uy tín vớibạn hàng Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là khoản người mua trả trước

đã tăng tương đối lớn, khoảng 2,95 tỉ chiếm 6,26% trong tổng nguồn vốn.Điều này thể hiện công ty đã có uy tín đối với khách hàng Nợ ngắn hạn có xuhướng ổn định Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và diễn biến bất thườngcủa thị trường, đây là một cố gắng lớn của Công ty

Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty Mặc dù nguồn vốn CSH của công ty chiếm tỉ trọng không lớn lắm trong tổng nguồn vốn nhưng nó đang có xu hướng tăng lên Cụ thể: Năm 2008 tăng 1,919 tỉ đồng tương đương với tăng 55% so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn tăng 828,63 triệu đồng tương ứng tăng 15,4 % Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm là một dấu hiệu đáng mừng vì nó là một trong những cơ sở để khẳng định khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty.

Trang 17

Bảng 1.4: Tình hình doanh thu công ty (2007-2009)

1.Doanh thu bán hàng và CCDC 38551.89 100.00 35519.23 100.00 37899.59 100.00 -3032.66 -7.87 2380.36 6.70

2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0.00 0.00 24.00 0.07 0.00 0.00 24.00 0.00 -24.00 -100.00

3.Doanh thu thuần 38551.89 100.00 35295.23 100.00 37899.59 100.00 -3256.66 -8.45 2604.36 7.38

4.Giá vốn hàng bán 27241.15 70.66 26061.23 73.79 27242.47 71.90 -1179.92 -4.33 1181.24 4.53

5.Lợi nhuận gộp 11310.74 29.34 9234.00 26.14 10657.12 28.13 -2076.74 -18.36 1423.12 15.41

6.Doanh thu hoạt động tài chính 1002.51 2.60 757.56 2.14 1271.01 3.35 -244.95 -24.43 513.45 67.78 7.Chi phí tài chính 481.93 1.25 609.88 1.73 574.67 1.52 127.95 26.55 -35.21 -5.77 8.Chi phí bán hàng 1184.09 3.07 1025.97 2.90 1223.11 3.23 -158.12 -13.35 197.14 19.21 9.Chi phí quản lí doanh nghiệp 2311.09 5.99 2497.38 7.07 2525.75 6.67 186.29 8.06 28.37 1.14

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 8336.14 21.62 5858.33 16.59 7604.60 20.07 -2477.81 -29.72 1746.27 29.81

11.Thu nhập khác 3210.50 8.33 3026.49 8.57 3486.57 9.20 -184.01 -5.73 460.08 15.20 12.Chi phí khác 2409.50 6.25 2324.80 6.58 2229.65 5.88 -84.70 -3.52 -95.15 -4.09

13.Lợi nhuận khác 800.50 2.08 701.69 1.99 1256.92 3.32 -98.81 -12.34 555.23 79.13 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 9136.64 23.70 6560.02 18.57 8861.52 23.39 -2576.62 -28.20 2301.50 35.08

15.Thuế TNDN phải nộp 2284.16 5.92 1640.01 4.64 2215.38 5.85 -644.15 -28.20 575.37 35.08 16.Thuế khác 1362.50 3.53 781.80 2.21 1021.60 2.70 -580.70 -42.62 239.80 30.67

17.Lợi nhuận sau thuế 5489.98 14.24 4920.02 13.93 6646.14 17.54 -569.96 -10.38 1726.12 35.08

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty TNHH TM Đại Đức

Trang 18

1.3.4 Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty TNHH TM Đại Đức

Để có thể phân tích thực trạng, từ đó đưa ra những phương hướng, giảipháp hoạt động trong thời gian tới đối với Công ty TNHH TM Đại Đức, tácgiả đã phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cảu công ty.Đây là một nhân tố quan trọng làm tiền đề, cơ sở xây dựng, hoàn thiện chiếnlược, tăng cường hơn nữa hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

Bảng 1.5: Bảng chỉ tiêu tổng hợp nhập khẩu Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty TNHH TM Đại Đức

Chỉ tiêu tổng hợp

Trong phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty thì các chỉtiêu tổng hợp là những chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát hiệu quả sử dụngcác nguồn lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty TNHH TM ĐạiĐức

- Chỉ tiêu tổng hợp xuất nhập khẩu

Chỉ tiêu tổng hợp xuất nhập khẩu là chỉ tiêu mang tính đại diện và thườngđược quan tâm trước hết Lợi nhuận xuất nhập khẩu là thước đo chủ yếu đểđánh giá mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp.Lợi nhuận xuất nhập khẩu = Doanh thu XNK-Chi phí kinh doanh XNKTheo bảng số liệu, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩucủa Công ty nhìn chung tăng ổn định qua các năm Cụ thể, năm 2007, lợi

Trang 19

nhuận đạt 8,34 tỉ đồng, năm 2008 đạt 6,86 tỉ và giảm 17,73% so với năm

2007 Năm 2009, lợi nhuận đạt 7,6 tỉ đồng, tăng 10,88% so với năm 2008

Có thể thấy, chỉ tiêu tương đối năm 2009 tăng so với năm 2008, nhưng về sốtuyệt đối thì giảm so với năm 2007 Tuy nhiên, mức độ sụt giảm là khôngnhiều chứng tỏ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn tương đối ổnđịnh và chỉ bị tác động không lớn lắm từ khủng hoảng kinh tế

Trong khi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ tiềm lực kinh tế đểtrụ vững được trong giai đoạn khó khăn này Công ty vẫn duy trì được kết quảkinh doanh ổn định là do công ty đã nắm vững được xu thế thị trường, mạnhdạn kinh doanh những mặt hàng có tiềm năng phát triển Bên cạnh đó, sự đổimới trong công tác quản lý, năng động trong kinh doanh Ngoài ra cũng phải

kể đến những chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp, đặc biệt

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

-Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất nhập khẩu

Lợi nhuận kinh doanh XNK

Tổng doanh thu XNK Qua số liệu cho thấy, năm 2007, cứ 100 triệu doanh thu XNK sẽ đem lạicho Công ty khoản lợi nhuận là 21,6 triệu đồng, tương tự năm 2008, con sốnày là 19,31 triệu và năm 2009 là 20,07 triệu Chỉ tiêu này nhìn chung có tănglên nhưng tốc độ tăng chậm và thiếu tính ổn định Do đó, công ty cần đưa racác biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa bằng các hình thứckhác nhau Quản lý hiệu quả để giảm chi phí, từ đó có thể tăng tỉ suất lợinhuận theo doanh thu XNK

Trang 20

-Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh:

Lợi nhuận kinh doanh XNK

Tổng vốn kinh doanh

Tỉ suất lợi nhuận trên Tổng nguồn vốn phản ánh khả năng sinh lời trênmột đồng vốn bỏ ra Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, tỉ suất nàycho phép phản ảnh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành vàkhác ngành Số liệu cho thấy, năm 2007 cứ 100 triệu vốn kinh doanh bỏ ra sẽthu về được 23,38 triệu đồng lợi nhuận Con số này trong năm 2008 và năm

2009 tương tự là 18,42 triệu và 18,39 triệu đồng Nhận thấy, tỉ suất lợi nhuậntheo vốn kinh doanh đã giảm trong các năm vừa qua là một dấu hiệu xấutrong hoạt động kinh doanh của Công ty

1.4 Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH TM Đại Đức

1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH TM Đại Đức

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đại Đức hoạt động trong ba lĩnhvực cơ bản:

Nhập khẩu, phân phối máy và chi tiết máy có nguồn gốc nước ngoài

Thương mại nội địa, tiêu thụ sản phẩm

Dịch vụ vận tải nội địa

Hoạt động nhập khẩu, phân phối máy và các thiết bị có nguồn gốc nước ngoài

Số liệu tổng hợp ở bảng 1.5 cho thấy các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của

công ty là máy chế biến gỗ như: máy cưa, máy bào, máy xẻ, máy ép ván gỗ,máy đục, máy phay, máy chà nhám, máy đánh mộng tự động, máy điều hòa,máy hút bụi… chiếm khoảng 70% giá trị hàng nhập khẩu của công ty

Trang 21

Bảng số liệu 1.6: Tổng hợp tỉ trọng loại hàng nhập khẩu

Năm

Tỉ trọng nk

Máy nhập khẩu nguyên chiếc(A)

Linh kiện nhập khẩu (B)

Sản phẩm nhập khẩu khác (C)

Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH TM Đại Đức

Biểu đồ 1.Tỉ trọng loại hàng nhập khẩu trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

Ngoài nhập khẩu máy nguyên chiếc, công ty còn nhập khẩu các chi tiết vàlinh kiện máy như lưỡi cưa, lưỡi bào, lưỡi máy cắt gỗ, mũi đục và các linhliện điện tử khác chiếm khoảng 15% giá trị hàng nhập khẩu

Bảng số liệu 1.6 chỉ ra tỉ trọng nhập khẩu chi tiết, linh kiện máy tăng dần

qua các năm phản ánh chiến lược kinh doanh mới của công ty là giảm tỉ trọngnhập khẩu máy nguyên chiếc, tăng tỉ trọng nhập khẩu chi tiết máy

Trang 22

Hoạt động thương mại nội địa và tiêu thụ sản phẩm

Tính đến cuối năm 2009, doanh thu của công ty đạt khoảng 35 tỉ đồng Dotình hình kinh tế năm 2009 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng từ cuộc suy thoáikinh tế thế giới, các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu và đầu tư trang thiết bịnên doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt 80% so với kế hoạch đề ra là 44 tỉđồng và tăng so với năm 2008 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm

2010 có khả quan hơn Số liệu báo cáo cho thấy doanh thu tiêu thụ đạt trên 22

tỉ đồng Con số này đạt được là nhờ vào sự ổn định của thị trường các sảnphẩm điện tử như máy điều hòa, máy hút bụi, bàn là và các linh kiện máytính, điện tử khác

Trong lĩnh vực thương mại nội địa, Công ty chủ yếu kinh doanh các mặthàng như máy bơm nước, các loại máy nổ, máy phát điện…, cung cấp hànghóa theo đơn đặt hàng ở các tỉnh phía bắc

Để đạt được những kết quả nói trên, công ty đã luôn chú trọng và đẩy mạnhcác biện pháp để giới thiệu sản phẩm đế khách hàng như: phát triển thêm cácđại lí phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các kênh thông tin, báo, tạpchí, tivi…

Hoạt động dịch vụ vận tải

Năm 2009, kinh doanh vận tải mang lại cho công ty doanh thu gần 3 tỉđồng Trong đó lợi nhuận thu được gần 800 triệu đồng Đây không phải làlĩnh vực kinh doanh chính của công ty nhưng lợi nhuận thu được cũng khácao, góp phần nâng cao hiệu của kinh doanh của Công ty TNHH TM ĐạiĐức

1.4.2 Phạm vi hoạt động của Công ty TNHH TM Đại Đức

Trong nước:

Hiện nay công ty có hệ thống đại lý liên kết trên 10 tỉnh và thành phốthuộc khu vực miền Bắc và miền Trung Cụ thể như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc

Trang 23

Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An…Các sản phẩmđược nhập khẩu và phân phối của công ty ở có mặt ở khắp các tỉnh thành.Tuynhiên, các sản phẩm được tiêu thụ tại Hà Nội vẫn chiếm tỉ trọng cao- khoảng40%- với 6 cửa hàng không kể trụ sở chính, Tại Hải Phòng tỉ lệ này chiếm12%, tại Nghệ An tỉ lệ này là 9%.

Công ty tổ chức kinh doanh các mặt hàng được sản xuất trong nội địa, cácmặt hàng nhập khẩu nhằm phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa xã hội ở rất nhiều các lĩnh vực hàng hóa

Liên kết với các đơn vị khác nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh trongnước Cụ thể như liên kết với Công ty cổ phần Thái Hòa trong việc sử dụng

hệ thống đại lý của họ để phân phối máy hút bụi, máy điều hòa, bàn là hơinước…

Nhận thực hiện dịch vụ mua bán theo yêu cầu đơn đặt hàng của kháchhàng Cụ thể là khi có đơn đặt hàng mới, Công ty sẽ tìm nhà cung cấp nguồnhàng đó và thực hiện dịch vụ mua bán trao tay trong vài trò một người trunggian Các mặt hàng thuộc lĩnh vực này rất đa dạng như: Máy in, quạt điện, lò

vi sóng…

Kinh doanh với nước ngoài:

Công ty có quan hệ buôn bán với những thị trường lớn ở khu vực ĐôngNam Á như Malayxia, Thái Lan, Indonexia, Singagore… tỉ trọng giá trị traođổi trong tổng giá trị trao đổi thương mại đạt 35% Thị trường Đông Á baogồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…, chiếm tỉ trọng 40%trong tổng trao đổi thương mại với nước ngoài của Công ty TNHH TM ĐạiĐức Còn lại là các thị trường khác như: Italia, Bồ đào nha

Công ty còn là đại lý độc quyền tại khu vực Bắc trung Bộ, chuyên bán sảnphẩm máy chế biến gỗ cho Công ty HanSheng, Đài Loan

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2010

2.1.Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức

Công ty TNHH TM Đại Đức là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ với các hoạt động cơ bản là nhập khẩu -phân phối hàng hóa,thương mại nội địa và dịch vụ vận tải Trong đó nhập khẩu hàng hóa là hoạtđộng chính, quan trọng nhất của Công ty Qua phân tích thực trạng hoạt độngnhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức để từ đó đánh giá được nhữngthành tựu, hạn chế và tìm ra phương hướng chung cho sự phát triển của hoạtđộng nhập khẩu nói riêng và toàn Công ty nói chung

2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Theo bảng 2.1, cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2009 đạt25,54 tỉ đồng, trong đó bao gồm sản phẩm là máy nhập nguyên chiếc có giátrị 18,47 tỉ đồng tương ứng với 72% Linh kiện điện tử chiếm 16,7% trongtổng giá trị nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt gần 26 tỉ vànăm 2007 con số này tương ứng là 27,4 tỉ đồng Trong ba năm gần đây, giá trịnhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức giảm dần Hàng tồn kho tăng lên-Một dấu hiệu xấu cho tình hình tiêu thụ sản phẩm và lo ngại về cầu tiêu thụtrên thị trường giảm xuống là những lí do khiến Công ty quyết định giảmnhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên sự giảm này là không đáng kể Tổng kimngạch nhập khẩu năm 2008 giảm 4,3% so với năm 2007 Năm 2009 tương tựgiảm 2% so với năm 2008 Điều này phản ánh tuy họat động nhập khẩu củaCông ty biến động do chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài nhưng nhữngbiến động này có ảnh hưởng không lớn lắm Hoạt động nhập khẩu của Công

ty vẫn bảo đảm ổn định

Trang 25

Bảng 2.1:Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức

Đơn vị: triệu đồng

Tổng kim ngạch nhập khẩu 27.241,15 100 26.061,23 100 25.540,47 100 Máy nhập nguyên chiếc (A) 20.757,8 76,2 19.233,2 73,8 18.465,8 72,3 Chi tiết máy và linh kiện điện tử(B) 3.950,0 14,5 3.961,3 15,2 4.214,2 16,5 Sản phẩm nhập khẩu khác(C ) 2.533,4 9,3 2.866,7 11 2.860,5 11,2

1311.6 14.59.3 15.211 16.511.20

10 20 30 40 50 60 70 80 90

năm

A B C

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH TM Đại Đức

Công ty chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng là máy chế biến gỗ và các linhkiện máy chế biến gỗ, các thiết bị điện tử Cụ thể:

Máy phay, máy tiện, máy bào, máy chà nhám gỗ, máy đánh mộng tựđộng…

Các lưỡi cưa, mũi đục, mũi khoan, lưỡi bào, linh kiện xe máy, máy tính…Máy điều hòa, máy hút bụi, máy bàn là hơi nước…

Trang 26

Bảng 2.2: Thống kê giá trị máy nhập khẩu Đơn vị: Triệu Đồng

Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu Công Ty TNHH TM Đại Đức

Số liệu tổng hợp ở bảng 2.2 cho thấy các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của

công ty là máy chế biến gỗ như: máy cưa, máy bào, máy xẻ, máy ép ván gỗ,máy đục, máy phay, máy chà nhám, máy đánh mộng tự động, máy điều hòa,máy hút bụi… chiếm hơn 70% giá trị hàng nhập khẩu của công ty

Ngày nay, trong các văn phòng công ty hay trong các hộ gia đình sử dụngngày càng phổ biến đồ nội thất bằng gỗ và các sản phẩm từ gỗ ép hoặc mùn

gỗ Do đó, nhu cầu sản xuất các sản phẩm làm từ gỗ tăng Nhu cầu nhập khẩumáy chế biến gỗ ngày càng tăng mạnh Nắm bắt được nhu cầu thị trường,công ty đã chọn sản phẩm này là sản phẩm nhập khẩu chính của công ty với tỉtrọng giá trị nhập khẩu chiếm gần 60% Trong sáu tháng đầu năm 2010, công

ty tiến hành nhập khẩu các sản phẩm này với tổng giá trị đạt trên 9 tỉ đồngtăng 9,7% so với cùng kì năm ngoái Hơn nữa đây là một mặt hàng kinhdoanh truyền thống của Đại Đức Ngay từ khi mới thành lập hệ thống cửahàng chuyên phân phối và bán lẻ, Đại Đức đã lựa chọn sản phẩm nhập khẩu

là máy và linh kiện máy chế biến gỗ Sau này, khi mở rộng linh vực kinhdoanh, Công ty mới lựa chọn thêm các sản phẩm khác như máy điều hòa, máyhút bụi, bàn là

Trang 27

Tên hàng Tên linh kiện

Máy chà nhám BKM-25DA Mũi khoan DD-0.5MM

Máy chà nhám BKM-25TA Mũi khoan DD-1.2MM

Máy phay chép hình LH-28 Lưỡi bào CD-5.0CM

Máy đánh mộng tự động TCD-5 CM Lưỡi bào CD-12CM

Máy bào hai lưỡi EC -32DA Lưỡi cưa tròn RD-30CM

Máy hút bụi GoldSun ME-58H Lưỡi cưa dài LD-1.2M

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH TM Đại Đức

Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của Công ty trong dài hạn sẽ giảm tỉtrọng nhập khẩu các mặt hàng này xuống, chỉ giao động trong khoảng 40%-50% từ năm 1012 trở đi Theo nhận định của giám đốc Nguyễn Hóa Lý thì sựtiêu thụ các mặt hàng máy chế biến gỗ nguyên chiếc đang có dấu hiệu chữnglại bởi vì nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ đang ngày càng trở nên khanhiếm và đắt hơn Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ký kết một sốhiệp định thương mại tự do song phương với các nước trong khu vực ASEAN

và các nước khác Hàng hóa được trao đổi tự do hơn với mức giá cả rất cạnhtranh Các doanh nghiệp khai thác, chế biến gỗ khi không còn được nhiều sựbảo hộ của nhà nước thì phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanhnghiệp nước ngoài Đồ gỗ nội thất của Đài Loan, Malaixia… bán tràn ngậpthị trường với mức giá rẻ hơn Do đó, các Doanh nghiệp sản xuất gỗ nội thấtViệt Nam hoặc phải có phương án cải thiện tình hình kinh doanh-tiết kiệm chiphí hoặc phải chuyển sang mặt hàng kinh doanh khác Như vậy, nhu cầu đầu

tư mua các máy chế biến gỗ sẽ giảm xuống trong tương lai

Máy điều hòa, máy hút bụi, máy giặt và máy bàn là hơi nước cũng là mộttrong những mặt hàng nhập khẩu chính của công ty Nắm bắt được nhu cầuthị trường ngày càng tăng mạnh do tâm lí muốn giảm áp lực công việc chonhững người nội trợ, nhất là ở khu vực thành phố Các mặt hàng này khôngcòn là những mặt hàng xa xỉ mà trở thành những mặt hàng phục vụ nhu cầuthiết yếu của con người Số liệu từ phòng xuất nhập khẩu của công ty TNHH

Trang 28

TM Đại Đức cho thấy giá trị nhập khẩu các sản phẩm này đã tăng từ 9,7%năm 2005 lên 12,1% năm 2007 và đạt gần 14,4% năm 2009 Tổng giá trịnhập khẩu các mặt hàng này năm 2007 đạt hơn 4 tỉ đồng, năm 2008 đạt gần4,5 tỉ và năm 2009 đạt hơn 5 tỉ đồng.

Trong sáu tháng đầu năm 2010 công ty đã tiến hành nhập 4 contener máyđiều hòa, 2 contener máy giặt, 3 contener máy hút bụi và máy là với tổng giátrị gần 4 tỉ đồng Theo như nhận định của Ban giám đốc và Phòng Markettingcủa Công ty TNHH TM Đại Đức, các mặt hàng này trong tương lai sẽ chiếm

tỉ trọng nhập khẩu cao và là những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công tythay thế dần tỉ trọng của các máy chế biến gỗ

Ngoài ra, công ty còn thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu một số mặt hàngkhông chuyên như xe máy, máy in, máy phôtocopy hoặc xe tô tô đã qua sửdụng theo đơn đặt hàng của khách hàng trong vai trò là một nhà trung gian.Các sản phẩm này chiếm khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa- tươngđương khoảng 2,5 tỉ đồng Hàng năm mang lại thu nhập gần 750 triệu đồngcho Công ty Trong số những mặt hàng thuộc loại này, máy in và máyPhôtôcopy chiếm tỉ trọng cao nhất với giá trị nhập hàng năm khoảng 1.8 tỉđồng

Ngoài nhập khẩu máy nguyên chiếc, công ty còn nhập khẩu các chi tiết vàlinh kiện máy như lưỡi cưa, lưỡi bào, lưỡi máy cắt gỗ, mũi đục, lưỡi phay,mũi khoan… và các linh liện điện tử khác chiếm khoảng 15% giá trị hàngnhập khẩu

Theo bảng 2.1:Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu Năm 2007, giá trị nhập

khẩu các chi tiết linh kiện đạt kim ngạch 3,95 tỉ đồng chiếm 14,5% tổng kimngạch nhập khẩu Năm 2008, các giá trị này đạt 3,96 tỉ đồng- tương ứng15,2% Năm 2009 đạt 4,21 tỉ đồng -tương ứng 16,5% Về mặt tương đối thì tỉtrọng linh kiện và chi tiết máy tăng lên qua các năm nhưng về mặt tuyệt đối

Trang 29

các giá trị này tăng không đáng kể Trong sáu tháng đầu năm 2010, Công ty

đã nhập khẩu sản phẩm này với tổng giá trị đạt 2, 6 tỉ đồng, đạt 52% kimngạch nhập khẩu dự kiến và tăng 8,3% so với cùng kì năm trước

Dự kiến trong ba năm tới ( 2011-1013), tỉ trọng nhập khẩu loại sản phẩmnày của Công ty sẽ tăng lên và đạt khoảng gần 20% Nhờ những chính sáchkhuyến khích sản xuất trong nước của chính phủ, các mặt hàng là chi tiếtmáy, nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi Cụthể, đối với những linh kiện máy mà Công ty tiến hành nhập khẩu chỉ phảichịu mức thuế dưới 3% Đây là một mức thuế suất thấp khiến cho giá các chitiết máy giảm xuống Các doanh nghiệp chế biến gỗ có xu hướng mua linhkiện thay thế từng bộ phận hơn là mua máy nguyên chiếc

Qua phân tích kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, tác giảnhận thấy định hướng nhập khẩu chung của Công ty là giảm dần tỉ trọng máychế biến gỗ nguyên chiếc, tăng dần tỉ trọng nhập khẩu nội thất và các linhkiện Điều này phù hợp với định hướng phát triển chung của nhà nước và phùhợp với xu hướng thị trường ngày nay

2.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức.

Hiện nay Công ty TNHH TM Đại Đức nhập khẩu 25 chủng loại mặt hàngcủa 12 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, Đông Á là thị trường nhập khẩuchính với giá trị nhập khẩu đạt trên 10 tỉ đồng mỗi năm- chiếm gần 40% tổnggiá trị nhập khẩu Đông Nam Á cũng là thị trường nhập khẩu lớn, chiếm tỉtrọng gần 35% - tương đương khoảng 9,5 tỉ đồng Ngoài ra là các thị trườngnhập khẩu khác như: Italia, Bồ Đào Nha, Hà Lan… và các quốc gia khácchiếm tỉ trọng 25% -tương đương khoảng 6,5 tỉ đồng

Trang 30

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Xuất nhập khẩu công ty TNHH TM Đại Đức

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Cty TNHH TM Đại Đức năm 2009

1.Thị trường Đông Á2.Thị trường Đông Nam Á3.Các thị trường khác

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Cty Đại Đức

Thị trường Đông Á

Tính ở thời điểm hiện tại, Đông Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính củaCông ty với tổng giá trị nhập khẩu đạt trên 10 tỉ đồng mỗi năm Điều nàyđược giải thích vì:

Thứ nhất, Đông Á là một thị trường nhập khẩu truyền thống của Công ty

với rất nhiều bạn hàng lâu năm Từ khi mới thành lập vào năm 1998, Đại Đức

đã có quan hệ buôn bán với các đối tác nước ngoài này về mặt hàng máy chếbiến gỗ Ví dụ như Công ty OAV EQUIPMENT AND TOOL.INC của ĐàiLoan đã có lịch sử quan hệ kinh tế 12 năm với Đại Đức

3

25%

2 35%

1 40% 1

2 3

Trang 31

Việt Nam được hưởng chế độ đối xử tối huệ quốc từ Hàn Quốc và ĐàiLoan

Thứ hai, các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Đông Á đa dạng về chủng

loại, tốt về chất lượng và là những mặt hàng đặc trưng mang tính độc quyền.Trong thị trường Đông Á thì Đài Loan và Hàn Quốc là những thị trườngnhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn Trung bình hàng năm, giá trị nhập khẩu từ cácthị trường này đạt gần 6,5 tỉ đồng

Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan và Hàn Quốc là các máychế biến gỗ như: Máy chà nhám, máy phay chép hình, máy tiện khuôn, máyđánh mộng hai mặt đi kèm với một số chi tiết máy chế biến gỗ… và một sốcác linh kiện xe máy như: Các bánh răng 1-2-3, bộ chế hòa khí, lá côn, xíchcăn, vòng bi, xích tải, phanh dầu, đầu Su-pac…

Ngoài ra, Công ty còn nhập khẩu một số sản phẩm từ Trung Quốc và NhậtBản Giá trị nhập khẩu trung bình hàng năm từ các thị trường này đạt gần 4 tỉđồng Công ty nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản chủ yếu là các máyphotocopy, máy in màu và in đen trắng, máy giặt, các máy tích điện… với giátrị nhập khẩu gần 2 tỉ đồng Ở thị trường Trung Quốc, Công ty nhập khẩu chủyếu là các máy nổ chạy bằng dầu, xăng, các máy bơm nước, máy phát điện

Thị trường Đông Nam Á

Đông Nam Á là một trong những thị trường nhập khẩu quan trọng Tổnggiá trị nhập khẩu từ các thị trường này trung bình hàng năm đạt 9,5 tỉ đồng -tương đương khoảng 35% Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy điều hòa,máy hút bụi ( có nguồn gốc từ Malaixia), bàn là hơi nước, một số lò vi sóng,các linh kiện điện tử- chủ yếu từ Malaixia

Tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Đông Nam Á tăng dần qua cácnăm trong khi tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường Châu Âu và Mỹ giảm xuống

Trang 32

Chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới là tăng cường nhậpkhẩu các sản phẩm từ thị trường Đông Nam Á.Bởi vì những lí do sau:

Thứ nhất là lợi thế về địa lý Các quốc gia Đông Nam Á có khoảng cách

về địa lý với Việt Nam ngắn hơn các quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ Do đó,chi phí vận chuyển thấp hơn, ít gặp rủi ro hơn, hàng hóa có thể kịp thời đápứng được nhu cầu thị trường

Thứ hai,Việt Nam là một thành viên trong khối mậu dịch tự do ASEAN,

được hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan từ các nước trong khuvực Do đó, các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các linh kiện điện tử, chi tiếtmáy có mức thuế nhập khẩu rất thấp Hàng hóa có tính cạnh tranh cao hơn

Thứ ba, hiện nay nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với trình độ

công nghệ kỹ thuật hiện đại đã sản xuất được những mặt hàng mà trước đâychỉ được sản xuất tại Châu Âu Những sản phẩm này có chất lượng gần tươngđương nhưng giá thành thấp hơn nhiều do chi phí sản xuất, nhân công rẻ hơn

Do đó, Công ty có xu hướng thay thế các sản phẩm được nhập khẩu từ Châu

Âu bằng các sản phẩm sản xuất tại Đông Nam Á và Đông Á với công dụngsản phẩm tương tự

Các thị trường khác

Ngoài hai thị trường lớn kể trên, Công ty TNHH TM Đại Đức còn nhậpkhẩu một số sản phẩm từ rất nhiều các thị trường khác Đa phần các sản phẩmnày được nhập khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng Tổng giá trị nhậpkhẩu trung bình đạt gần 6 tỉ đồng- tương đương 25% Các mặt hàng nhậpkhẩu có thể là linh kiện ôtô, một số ôtô đã qua sử dụng…

2.1.3.Các phương thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty TNHH TM Đại Đức

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hoạt động nhập khẩu nóiriêng là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương

Trang 33

nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt độngtạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá Đối tượng củahoạt động nhập khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi tronggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phươngthức trực tiếp (trực tiếp quan hệ, giao dịch, ký kết hợp đồng, thanh toán )hay phương thức uỷ thác nhưng thông thường phương thức trực tiếp được tiếnhành khi doanh nghiệp có đủ khả năng tổ chức, đàm phán, ký kết hợp đồng,

am hiểu đối tác và am hiểu thị trường cũng như mặt hàng nhập khẩu Ngượclại, nếu chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng mới hoặc chưa đủ khảnăng tổ chức, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiếnhành nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác

Hiện tại, Công ty TNHH TM Đại Đức nhập khẩu theo hai phương thức cơbản là : nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác

2.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là phương thức nhập khẩu chính của công ty, chiếmgần 60% tổng giá trị nhập khẩu của các phương thức nhập khẩu

Nhập khẩu trực tiếp hay nhập khẩu tự doanh là hoạt động nhập khẩu độc

lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu thịtrường trong nước và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, chính sách,luật pháp của quốc gia cũng như quốc tế

Hoạt động nhập khẩu trực tiếp ( tự doanh) có những đặc điểm sau đây:

+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt độngcủa mình Vì thế nó đòi hỏi phải có sự xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề từ khâunghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra cho đến việc ký kết thực hiện hợp đồng,bán hàng thu tiền về Trong hợp đồng này, doanh nghiệp phải tự bỏ vốn và

Trang 34

+ Khi nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được tính kim ngạchxuất nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng hoá thì được tính doanh số và chịu thuếgiá trị gia tăng (VAT).

+ Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương để giaodịch với bên nước ngoài Còn các hợp đồng bán hàng trong nước thì sau khihàng về sẽ lập sau hoặc bán với hình thức khác như bán buôn

Hình thức nhập khẩu này được Công ty áp dụng cho những mặt hàng nhậpkhẩu về để tiêu thụ trong nước Đó là các máy chế biến gỗ, các linh kiện máy,máy hút bụi, máy điều hòa…Các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ tất cảcác thị trường và được tiêu thụ ở rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước

2.1.3.2.Nhập khẩu ủy thác

Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê

và nhập làm dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu Hoạt động này được thựchiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanhnghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế

Thông thường, công ty thực hiện nhập khẩu ủy thác trong trường hợp cócác đơn đặt hàng nhập khẩu từ trong nước hoặc nước ngoài- trong vai trò mộtnhà trung gian Những mặt hàng này có thể thuộc lĩnh vực kinh doanh chínhcủa công ty -như các máy chế biến gỗ xuất sang Malaixia, hoặc không thuộccác mặt hàng kinh doanh chính như các máy cắt thép…

Nhập khẩu theo phương thức ủy thác thường chiếm khoảng 40% trong tổngcác hợp đồng nhập khẩu của công ty TNHH TM Đại Đức Theo phương thứcnày, công ty không phải chịu nhiều gánh nặng về tài chính và vốn cũng nhưcác rủi ro về tiêu thụ

Trang 35

2.2.Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức

Đối với mỗi một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanhhàng hóa nhập khẩu đều cần phải có một quy trình nhập khẩu, trong đó hoạtđộng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lập phương án kinh doanh, đàmphán ký kết hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm…đều phải được lập thành kế hoạch

và nghiên cứu lỹ lưỡng

2.2.1.Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác

Nghiên cứu lựa chọn thị trường nhập khẩu là khâu đầu tiên của quá trìnhnhập khẩu hàng hóa, là khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định nhậpkhẩu hàng hóa Khi đã lựa chọn được mặt hàng sẽ kinh doanh nhập khẩu, mộtkhâu quan trọng nữa là cần phải tìm kiếm đối tác cung cấp hàng hóa Thôngtin về bạn hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trongkinh doanh của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp

Công ty TNHH TM Đại Đức đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm,khai thác thông tin về bạn hàng và mặt hàng kinh doanh chiến lược Hơn nữa,Công ty còn có một số lượng bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy và có uy tín trênthị trường nước ngoài Tuy nhiên, để bảo đảm tính an toàn trong kinh doanh,Công ty đã phải đưa ra những kế hoạch rất chi tiết và phù hợp để giải quyếtnhững vấn đề khó khăn, nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, tìm kíếmthông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại, các văn phòng đại diện thươngmại, phòng tư vấn thương mại trong nước, các tạp chí kinh tế, cũng như các tổchức tư vấn pháp luật

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế, Công ty cũng nỗ lực khôngngừng nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước và tìm kiếm mặt hàng nhậpkhẩu mới mang tính cạnh tranh cao Để nghiên cứu thị trường, công ty đã lựa

Trang 36

kiệm chi phí nhưng mặt trái của nó là kết quả có thể không cao Bên cạnhphương pháp nghiên cứu tại bàn, Công ty còn tìm hiểu độ chính xác của cácCông ty mới chào hàng về tư cách pháp nhân, lĩnh vực kinh doanh và mặthàng chào bán mà trong tương lai Đại Đức có thể nhập khẩu.

2.2.2.Lập phương án nhập khẩu

Trước khi tiến hành kí kết hợp đồng, công ty tiến hành lập phương án nhậpkhẩu để sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của thương vụ và các điều kiện củathương vụ Đây là một khâu quan trọng giúp công ty có cái nhìn tổng quan vềthương vụ đó

Phương án nhập khẩu của công ty được lập bao gồm những nội dung cơbản sau:

-Tên, địa chỉ của đối tác sẽ kí kết hợp đồng

-Điều kiện, cơ sở giao hàng trong hợp đồng

-Phương thức thanh toán

-Lượng vốn sử dụng trong thương vụ

-Hiệu quả thương vụ: Thường được tính trên cơ sở giá trị mua hàng và vốn

sử dụng của công ty

-Lãi thu được từ thương vụ: thường được ước tính bằng sản lượng*(giábán dự định- giá NK)

-Hiệu quả kinh doanh

-Các khoản chi phí bao gồm:

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thu Thảo, (2009), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Tiến, (2008), Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thị Quy, (2003), Thanh toán quốc tế bằng L/C- Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Tề, (2002), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
5. Hoàng Đức Thân, 2006), Giáo trình giao dịch và đàm phán trong kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
6. Lê Xuân Bá, (2003), Hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải Khác
7. Đỗ Đức Bình- Nguyễn Thường Lạng, (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội Khác
8. Vũ Bạch Tuyết- Nguyễn Tiến Thuận, (2009), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Tài Chính, Hà Nội Khác
9. Bộ Văn hóa thông tin, (2009), Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Hữu Khải,(2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Khác
11. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, (2009), Cẩm nang xuất khẩu cho doanh nghiệp, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 :Mô hình tổ  chức Công Ty TNHH TM Đại Đức - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 1.1 Mô hình tổ chức Công Ty TNHH TM Đại Đức (Trang 8)
Bảng 1.2: Tình hình tải sản công ty (2007-2009) - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 1.2 Tình hình tải sản công ty (2007-2009) (Trang 14)
Bảng 1.4: Tình hình doanh thu công ty (2007-2009) - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 1.4 Tình hình doanh thu công ty (2007-2009) (Trang 17)
Bảng 1.5: Bảng chỉ tiêu tổng hợp  nhập khẩu               Đơn vị: triệu đồng - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 1.5 Bảng chỉ tiêu tổng hợp nhập khẩu Đơn vị: triệu đồng (Trang 18)
Bảng số liệu 1.6 chỉ ra tỉ trọng nhập khẩu chi tiết, linh kiện máy tăng dần - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng s ố liệu 1.6 chỉ ra tỉ trọng nhập khẩu chi tiết, linh kiện máy tăng dần (Trang 21)
Bảng số liệu 1.6: Tổng hợp tỉ trọng loại hàng nhập khẩu - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng s ố liệu 1.6: Tổng hợp tỉ trọng loại hàng nhập khẩu (Trang 21)
Bảng 2.1:Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 2.1 Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH TM Đại Đức (Trang 25)
Bảng 2.2: Thống kê giá trị máy nhập khẩu                  Đơn vị: Triệu Đồng - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 2.2 Thống kê giá trị máy nhập khẩu Đơn vị: Triệu Đồng (Trang 26)
Bảng 2.5.Chỉ tiêu tổng hợp xuất nhập khẩu                   Đơn vị: Triệu Đồng - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 2.5. Chỉ tiêu tổng hợp xuất nhập khẩu Đơn vị: Triệu Đồng (Trang 46)
Bảng 1.1 Mô hình tổ  chức Công Ty TNHH TM Đại Đức 8 Bảng 1.2 Tình hình tài sản Công ty TNHH TM Đại Đức 14 Bảng 1.3 Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH TM Đại Đức 15 Bảng 1.4 Tình hình doanh thu Công ty TNHH TM Đại Đức 17 Bảng 1.5  Bảng chỉ tiêu tổng hợp  nhậ - Hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Bảng 1.1 Mô hình tổ chức Công Ty TNHH TM Đại Đức 8 Bảng 1.2 Tình hình tài sản Công ty TNHH TM Đại Đức 14 Bảng 1.3 Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH TM Đại Đức 15 Bảng 1.4 Tình hình doanh thu Công ty TNHH TM Đại Đức 17 Bảng 1.5 Bảng chỉ tiêu tổng hợp nhậ (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w