4 Trong đó: y1: Số liệu kì sau y2: Số liệu kì trước ∆y: Kết quả biến động giữa 2 kì -Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp số tương đối để tính toán các chỉ số tài chính của ngân hàng, từ đó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính-Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 04, năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG
MSSV: C1200141
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính-Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
Tháng 04, năm 2014
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Đại Học Cần Thơ được sự
truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy cô, nhất là các thầy cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp cho em nhiều kiến thức quý báo và
đó là hành trang giúp ích cho công việc của em sau này Được sự giới thiệu của
Trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp nhận của NHNo&PTNT Chi
nhánh huyện Châu Thành, em đã được thực tập tại phòng tín dụng của ngân
hàng trong hai tháng Tại đây em đã được sự giúp đã tận tình của các anh, chị Giúp em tiếp cận được thực tế
Qua hơn 3 tháng thực tập tại ngân hàng kết hợp với lý thuyết được học ở nhà
trường đến nay em đã hoàn thành LVTN với đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành” Để hoàn thành được
đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự giúp đỡ tận tình từ nhà
trường và đơn vị thực tập, đặc biệt, là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Kim Phượng trong suốt thời gian em làm luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, các Thầy
Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh và Cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Ngân hàng và các Anh chị, Cô chú phòng tín dụng đã tạo cơ hội cho em có thể thực tập, đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp số liệu cho em giúp em hoàn thành tốt LVTN hoàn thành khóa học của mình
Em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ được dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc! Kính chúc Ban Giám Đốc NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành cùng với các cô chú, anh chị phòng tín dụng có
nhiều sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thành đạt
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Sương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Sương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2.1 Lý thuyết về tín dụng và hệ thống ngân hàng 5
2.1.1 Khái niệm tín dụng 5
2.1.2 Các hình thức tín dụng 7
2.2 Vai trò, chức năng- tác dụng của hoạt động tín dụng 7
2.2.1 Vai trò của tín dụng 7
2.2.2 Chức năng - tác dụng của tín dụng 8
2.3 Chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 10
2.3.1 Doanh số cho vay 10
2.3.2 Doanh số thu nợ 10
2.3.3 Tình hình dư nợ 10
2.3.4 Tình hình nợ xấu 11
2.3.5 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần) 11
2.3.6 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 11
2.3.7 Dư nợ ngắn(trung và dài) hạn trên tổng dư nợ (%) 12
2.3.8 Vòng quay vốn tín dụng 12
2.3.9 Hệ số thu nợ 13
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh huyệ Châu Thành 14
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 15
Trang 63.1.3 Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT
Việt Nam 17
3.2 Thực trạng kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành 21
3.2.1 Thu nhập 21
3.2.2 Chi phí 22
3.2.3 Lợi nhuận 22
Chương 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1 Tình hình huy động vốn 24
4.1.1 Công tác huy động vốn của Ngân hàng 24
4.1.2 Kết quả huy động vốn qua các năm 26
4.2 Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng 28
4.2.1 Doanh số cho vay 28
4.2.2 Doanh số thu nợ 37
4.2.3 Tình hình dư nợ 45
4.2.4 Tình hình nợ xấu 53
4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng qua ba năm của ngân hàng thông qua một số tỷ số tài chính 58
4.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động 58
4.3.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ 59
4.3.3 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ 59
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 60
4.3.5 Hệ số thu nợ 61
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1 Những vấn đề còn tồn tại trong Agribank chi nhánh huyện Châu Thành 62 5.1.1 Về những kết quả đạt được 62
5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 62
5.2 Một số giải pháp 63
5.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn 63
5.2.2 Phát triển hoạt động tín dụng 64
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 66
6.2 Kiến nghị 67
6.2.1 Đối với ngân hàng 67
6.2.2 Đối với địa phương 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 71
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh
tế Sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống NH có mối liên hệ mật thiết với nhau Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và nhu cầu càng cao về chất lượng thì hệ thống NH nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế Để làm được điều đó thì NH cần phải có hoạt động kinh doanh tốt, đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, từ đó có thể đảm bảo cung ứng đầy
đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế Điều này càng thiết thực hơn khi hiện nay nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn Ngoài ra, việc phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan trọng giúp NH tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một trong những ngân hàng có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đã luôn sát cánh cùng người dân và luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn vốn của người dân trên địa bàn Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng và hoàn thiện mình Để làm được điều đó thì các cấp quản lí đã luôn theo sát và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng Bởi lẽ,bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế là bộ phận tín dụng Phân tích hoạt động tín dụng giúp cho các nhà quản trị của NH nhận định đúng, kịp thời những khó khăn có thể xảy ra Từ đó có những hoạch định phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Không riêng NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành mà tất cả các NH thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi Do
đó, phân tích hoạt động tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu Và nó càng cần thiết hơn trong giai đoạn hiện nay, khi tất cả các doanh nghiệp nói chung
và các NH nói riêng đang cạnh tranh với nhau và hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành” để làm luận văn tốt nghiệp trong
quá trình thực tập tại ngân hàng Từ đó, có thể hiểu nhiều hơn về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và những khó khăn mà ngân hàng cũng như bộ phận tín dụng của ngân hàng gặp phải trong thời gian qua
Trang 8- Phân tích khái quát VHĐ của Ngân hàng trong ba năm
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình nợ xấu của ngân hàng qua các năm
- Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các tỷ số tài chính
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng
- Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này từ 06/01/2014 đến 28/4/2014
- Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu trong ba năm: 2011 – 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong
ba năm: 2011, 2012 và 2013
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính do NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành cung cấp về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong
ba năm( 2011, 2012 và 2013)
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp tính số tương đối và tuyệt đối, phương
pháp này dùng để tính tỷ trọng về các khoản mục nguồn vốn so với tổng nguồn vốn
Trang 9Y
Trong đó:
%y: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn
.yi: Giá trị từng loại nguồn vốn
Y: Tổng nguồn vốn
-Mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp so sánh về số tương đối, số tuyệt đối
và đồ thị để đánh giá hoạt động tín dụng tại NH
+ Phương pháp tương đối: So sánh giữa sự chênh lệch của năm sau và kì trước
so với kì trước Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm phân tích so với năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không, từ đó có thể biết được sự biến động của hoạt động tín dụng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó đgiải pháp khắc phục
y1 - y o
∆y = *100
y o
Trong đó:
yo: Số liệu năm trước
y1: Số liệu năm sau
∆y: Kết quả của sự chênh lệch
+Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số giữa kì sau so với kì trước Phương
pháp này để so sánh thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu có liên quan của kỳ sau (năm, quý) với kỳ trước đó (năm, quý) để tính toán tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NH Được tính bằng công thức:
∆y = y 1 - y o
Trang 104
Trong đó:
y1: Số liệu kì sau
y2: Số liệu kì trước ∆y: Kết quả biến động giữa 2 kì
-Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp số tương đối để tính toán các chỉ số tài
chính của ngân hàng, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại NH
- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp, nhận xét và lập luận để biết
những mặt đạt được và chưa đạt được của NH Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại NH
Trang 115
CHƯƠNG 2 TỔN QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2.1 LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm tín dụng
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người cho vay sang người đi vay
Khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu, khoản dư
ra đó gọi là lợi tức tín dụng
- Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng
- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng
cho khách hàng vay không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định
- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng
thu về được vào một thời điểm nhất định nào đó
- Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay chưa đến hạn
thu hồi và chưa thu được vào một thời điểm nhất định
2.1.1.1 Những đặc trưng của quan hệ tín dụng
- Thứ nhất: Quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời
- Thứ hai: Tín dụng có tính hoàn trả
- Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay
2.1.1.2 Cơ sở khách quan của quan hệ tín dụng
Là sự mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội,
cùng một lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn, nếu nhu cầu này không được giải quyết thì quá trình sản xuất có thể bị ngưng trệ ở chủ thể này trong khi vốn đang nằm im ở chủ thể khác Kết quả là nguồn vốn không được sử dụng một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục
Trang 126
Các khoản vốn nhàn rỗi tạm thời cũng như những nhu cầu vốn phát sinh rất
đa dạng về thời gian, số lượng, mức rủi ro Sự phát triển các hình thức tín dụng phong phú cho phép thoả mãn yêu cầu chuyển nhượng vốn phức tạp này Bằng cách
đó, tín dụng thực chất là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm với nhu cầu đầu tư của
xã hội
Tình trạng thừa thiếu vốn so với nhu cầu xảy ra thường xuyên trong xã hội xuất phát từ sự không ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu về thời gian cũng như khối lượng
- Sự không trùng khớp giữa thu và chi NSNN
Nguồn thu ngân sách Nhà nước chủ yếu được hình thành từ thuế, các nghĩa
vụ đóng góp khác hoặc từ nguồn thu bán tài sản của Nhà nước thường mang tính chất định kỳ theo tháng, quý Trong khi đó các nhu cầu chi tiêu của ngân sách lại diễn ra thường xuyên cho các mục đích: Chi quản lí hành chính, chi phúc lợi, chi đầu tư cho các công trình trọng điểm Do đó, Nhà nước cũng có nhu cầu vay vốn khi thiếu hụt, trường hợp phổ biến là thu ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và ngân sách rơi vào tình trạng bội chi đòi hỏi phải có nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng
- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu trong quá trình kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh
Một chu kì kinh doanh được chia thành ba giai đoạn: Dự trữ, sản xuất và tiêu thụ với đặc điểm khác nhau về thu nhập và chi tiêu làm cho một doanh nghiệp có thể thừa vốn ở giai đoạn này nhưng lại trở thành chủ thể thiếu vốn ở giai đoạn khác
+ Trong giai đoạn dự trữ, doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu mua sắm rất lớn nhưng lại chưa có thu nhập Đây là giai đoạn doanh nghiệp phải đi vay để bổ sung nhu cầu vốn cho các khoản chi mua nguyên vật liệu mua sắm máy móc thiết bị, thuê công nhân
+ Nhu cầu đi vay giảm xuống khi doanh nghiệp bước vào quá trình sản xuất Trong giai đoạn này, nhu cầu chi tiêu chỉ nhằm mục đích bảo dưỡng máy móc, quản
Trang 137
phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp Đặc điểm vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp là rất ngắn hạn, về mặt dài hạn doanh nghiệp luôn luôn là chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn
2.1.1.3 Sự phát triển của tín dụng
-Từ tín dụng ngân hàng đến thị trường tài chính
-Từ tín dụng thương mại đến tín dụng ngân hàng
-Từ tín dụng nặng lãi đến tín dụng thị trường có cạnh tranh hoàn hảo
-Từ tín dụng nội địa đến tín dụng quốc tế
2.1.2 Các hình thức tín dụng
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
- Tín dụng trung hạn: : Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để
cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
2.1.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn
- Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng
2.2 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG- TÁC DỤNG CỦA TÍN DỤNG
2.2.1 Vai trò của tín dụng
2.2.1.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội
- Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách
kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội
Trang 148
- Thứ hai: Làm thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế và làm cho
sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh
- Thứ ba: Tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn
tự có của bản thân, nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội
- Thư tư: Làm cho người đi vay thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn
để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng
2.2.1.2 Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội
Các chính sách xã hội về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước Song, phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy
mô tín dụng chính sách Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho người nghèo với lãi suất thấp Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho sự
ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn vốn tài trợ Đó chính là mục đích cho việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường tài trợ
2.2.1.3 Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô
Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến tổng cung và các điều kiện sản xuất khác Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết
2.2.2 Chức năng - tác dụng của tín dụng
2.2.2.1 Chức năng thanh khoản
Nó xuất phát từ chỗ các nhà kinh doanh muốn có một khoản tiền để trả cho một ai đó, nhưng họ không có số tiền đó, nên họ đến một ngân hàng nào đó để xin
Trang 152.2.2.2 Chức năng tạo tiền
Tín dụng không những tạo ra thanh khoản, mà nó còn làm cho số lượng phương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế tăng lên Khi một ngân hàng cấp một khoản tín dụng thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó tạo ra một khoản tiền cung ứng thêm trong nền kinh tế
Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ có thể tác động gián tiếp đến khối tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho nền kinh tế như: dự trữ bắt buộc, chính sách tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc hoặc tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số
dư tiền gởi của các ngân hàng thương mại
Để ngăn chặn bớt khả năng tạo tiền thông qua việc cấp tín dung, các ngân hàng trung ương có quy định dự trữ bắt buộc là 10% cho khoản tiền gửi mà các tổ chức tín dụng phải chấp hành Còn 90% số dư tiền gởi nhận được thì các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng
Tóm lại:
- Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng thừa, thiếu vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội
- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả Những đặc trưng của quan hệ tín dụng là: chuyển nhượng quyền sử dụng vốn, tin tưởng và có hoàn trả
- Các quan hệ tín dụng được tổ chức thành hệ thống và có mối quan hệ hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của sự dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu Các loại hình tín dụng trong hệ thống bao gồm: tín dụng thượng mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng doanh nghiệp
- Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong phạm vi toàn xã hội, tín dụng được sử dụng như là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đối với các mục tiêu vĩ mô và là công cụ có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu chính sách trong từng thời kì
Trang 1610
2.3 CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
2.3.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu nhất của ngân hàng thương mại
Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh
và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới
có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro
2.3.2 Doanh số thu nợ
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của gân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng là thành công hay không Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Vì đã cho vay đúng đối tượng, người
sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng
Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng Phần lãi này phải bù đắp phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được Vì vậy công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và
có hiệu quả cao
2.3.3 Tình hình dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Trang 172.3.4 Tình hình nợ xấu
Nợ xấuhaynợ khó đòilà các khoảnnợdưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bốphá sảnhoặc đã tẩu tán tài sản Nợ xấu bao gồm cả lãi
và gốc hoặc gốc hoặc lãi không được thu khi đến hạn Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một
số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng của NH Ở Việt Nam, nợ xấu là các khoản
nợ thuộc nhóm 3,4 và 5
Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã
bị rủi ro Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng
2.3.5 Tình hình tổng dư nợ trên vốn huy động
Tổng dư nợ trên vốn huy động(%) = (Tổng dư nợ/Vốn huy động)*100
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay Thông thường khi nguồn vốn của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với nguồn vốn sử dụng thì dư nợ sẽ càng cao hơn vốn huy động rất nhiều Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động Nếu chỉ tiêu này trên 50% thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao, tính tự chủ của ngân hàng cao trong hoạt động tín dụng, vì đã sử dụng đồng vốn huy động được có hiệu quả
2.3.6 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu trên tổng dư nợ(%) = (Nợ xấu / Tổng dư nợ)* 100
Chỉ tiêu này thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của NH đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với NH Hiện nay theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ
Trang 1812
nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của
ngân hàng kém, rủi ro tín dụng kèm theo là rất cao, và ngược lại
2.3.7 Dư nợ ngắn( trung và dài hạn) trên tổng dư nợ
Chỉ số này cho biết cơ cấu tín dụng theo thời hạn Chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá được đầu tư như vậy có hợp lí hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời
Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ(%) = (Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ)*100
Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ
Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ(%) = Dư nợ trung hạn/Tổng dư nợ
Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ
Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ(%) = Dư nợ dài hạn/Tổng dư nợ
2.3.8 Vòng quay vốn tín dụng (VQVTD)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, nó đo lường tốc độ luân chuyển VTD, thời gian thu hồi nợ vay nhan hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao
Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Trang 1913
2.3.9 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ(%) = (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay)*100
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách hàng vay, trong một thời kì nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu vốn, thu được bao nhiêu phần trăm từ chính số tiền cho vay của mình
Trang 2014
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHN O &PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
Giám đốc: Ông Trần Công Quyền
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua ba lần đổi tên Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành
Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn Nhưng nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà Ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên Ngày nay, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bàn huyện
Vậy, xét về mặt pháp lý thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD) Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn gửi
Trang 2115
Giám đốc
vốn dưới 12 tháng và trên 12 tháng Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi tính một cách an toàn, chính xác
- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục
vụ gia đình, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi
- Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do NHN0&PTNT phát hành, cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước
- Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác, các dịch vụ cho thuê tài chính và các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng tín dụng
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Xét về cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy hoạt động tín dụng của ngân hàng thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có trụ sở chính nằm trên Quốc lộ
80, phía Đông giáp thành phố Vĩnh Long, phía Tây giáp thị xã Sa Đéc Tất cả cán
bộ đều được bố trí vào các vị trí hợp lý và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phó giám đốc
Phòng HCNS
Phòng
KHKD
Phòng Giao dịch Phó giám đốc
Bàn huy động
vốn
Tổ ngân quỹ
Phòng KT-NQ
Tổ bảo vệ
Trang 22 Phó giám đốc
Thay mặt cho giám đốc khi được Giám đốc ủy quyền điều hành và quyết định các hoạt động của ngân hàng Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tín dụng thông qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng
Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng
- Phó phòng tín dụng:
+ Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các CBTD
+ Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công
- Cán bộ tín dụng:
+ Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng
+ Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền Lưu trữ hồ sơ theo quy định
Trang 2317
Phòng kế toán - ngân quỹ
- Lập kế hoạch thu chi và quyết toán hàng năm Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: Rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy định
- Kiểm tra hồ sơ vay và đối chiếu với số dư tiền gửi theo quy định
- Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các vấn đề khác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định
3.1.3 Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam
3.1.3.1 Đối tượng được vay
- Khách hàng Việt Nam bao gồm: DNNN, hợp tác xã, công ty TNHH, công
ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và công
ty hợp danh, và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 của bộ luật dân sự
- Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài
3.1.3.2 Điều kiện cho vay
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
3.1.3.3 Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
3.1.3.4 Các phương thức cho vay
Các phương thức cho vay gồm nhiều phương thức, trong đó có bốn phương thức chủ yếu thường được áp dụng là:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án đầu tư
Trang 2418
- Cho vay trả góp
3.1.3.5 Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và ngân hàng cho vay của ngân hàng cho vay Đối với những pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam
3.1.3.6 Lãi suất cho vay
Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết, hoặc ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn
- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước và quy định của ngân hàng cho vay về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định theo nguyên tắc cao hơn mức lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
3.1.3.7 Quy trình cho vay
(2)
(3a) (1)
(7) (6) (4) (3)
Nguồn: Phòng tín dụng
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình cho vay
Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay vốn của khách
hàng Sau đó thẩm định dự án vay vốn
Bước 2: Nếu không đủ điều kiện hoặc sai sót thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ
cho khách hàng để họ bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp Sau khi sơ thẩm hồ sơ nếu thấy đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng gởi phiếu hẹn đến khách hàng để xuống
Khách hàng Phòng tín dụng Tổ thẩm định
Ban giám đốc Phòng kế toán
Trang 2519
thẩm định Sau khi thẩm định dự án xong kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất, thời hạn cho vay và sau đó trình cho trưởng phòng tín dụng
Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ kiểm soát các yếu tố hồ sơ và
căn cứ vào các yếu tố của cán bộ tín dụng phê duyệt làm căn cứ để đồng ý cho vay hay không đồng ý, sau đó trình lên giám đốc
a/ Đối với những món vay trên 50 triệu đồng thì trưởng phòng tín dụng sau
khi kiểm tra xong phải thông qua tổ thẩm định để tổ thẩm định kết hợp với phòng tín dụng thẩm định lại tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh
b/ Sau khi thẩm định dự án thì tổ trưởng tổ thẩm định trình hồ sơ cho giám
đốc xem xét đồng ý cho vay hay không
Bước 4: Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và
căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng mà quyết định cho vay Sau đó trả
hồ sơ lại cho phòng tín dụng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và yêu cầu bổ sung thêm
Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lý thì Giám đốc chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế
toán Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ đã duyệt của giám đốc thì có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn, mở hồ sơ cho vay nạp vào máy tính Sau đó thì giải ngân và chuyển sang cho thủ quỹ
Bước 6: Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu của kế toán chuyển sang thì có
nhiệm vụ chi tiền mặt cho khách hàng Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng xuống kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết hay không
Bước 7: Kết thúc quy trình cho vay là khi khách hàng đến thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ về việc vay vốn theo đúng hợp đồng đã ký kết, ngân hàng sẽ thu đủ cả gốc
và lãi sau khi cho vay Trường hợp khách hàng vi phạm những thoả thuận với ngân hàng, ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp tín dụng thích hợp tương ứng để xử
lý, mức độ nặng có thể thu hồi vốn, lãi trước hạn, phong toả tài sản thế chấp hoặc khởi tố trước pháp luật
3.1.3.8 Định mức cho vay
- Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
Trang 26- Đối với khách hàng được NHNO nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của chính phủ, Thống Đốc NHNN Việt Nam
- Giới hạn cho vay:
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự
có của NHN0 Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoảng cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn
+ Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng Việt Nam, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trình tổng giám đốc để báo cáo NHNN Việt Nam và Thủ tướng chính phủ cho phép mới được thực hiện
Trang 272011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Thu nhập 62.632 69.421 58.437 6.789 10,84 (10,984) (15,82)
Chi Phí 58.732 65.173 54.873 6.441 10,97 (10.300) (15,8)
Lợi nhuận 3.900 4.248 3.564 348 8,92 (684) (16,1)
Nguồn: Phòng tín dụng, báo cáo KQHĐKD của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)
Hình 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2011 đến 2013
3.2.1 Thu nhập
Qua bảng số liệu ta thấy rằng tình hình thu nhập của NH trong ba năm có sự biến động Năm 2011, tổng thu nhập của NH là 62.632 triệu đồng đến năm 2012 tổng thu nhập tăng lên 6.789 triệu đồng (tăng 10,84% so với năm 2011) Sang năm
2013, tổng thu nhập lại tiếp tục bị biến động khi giảm xuống còn 58.437 triệu đồng (giảm 15,82% so với năm 2012) Sự biến động liên tục của thu nhập phần nào chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự bất ổn định của nền kinh tế Không riêng Agribank mà hầu hết các NH đều chịu sự ảnh hưởng không tốt từ nền kinh tế Trong ba năm, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NH nói riêng có nhiều biến động: Các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thị trường bất động sản đóng băng, xuất nhập khẩu
bị trì trệ,….Nền kinh tế trong nước còn chịu ảnh hưởng từ các nước trên thế giới Trước những biến động tiêu cực đó của nền kinh tế thì NHNN đã có những chính sách tiền tệ kịp thời đối với ngành NH Với những nguyên nhân đó đã ít nhiều ảnh
Trang 2822
hưởng đến kết quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi của các đối tượng trong nền kinh tế cũng như các khoản thu nhập khác của NH
3.2.2 Chi Phí
Cùng với sự biến động của thu nhập thì tổng chi phí của NH trong ba năm (từ 2011 đến 2013) cũng có những sự biến động không ổn định Cụ thể, tổng chi phí của NH trong năm 2011 là 58.732 triệu đồng, đến năm 2012 con số này đã tăng lên 65.173 triệu đồng (tăng 10,97% so với năm 2011), tuy nhiên đến năm 2013 thì tổng chi phí của NH giảm xuống 54.873 triệu đồng Trong ba năm, tổng chi phí của NH cao nhất vào năm 2012, một phần do NH đã có những chính sách can thiệp vào lãi suất huy động làm cho chí phí trả lãi tăng lên, một lí do khác là do tác động từ nền kinh tế làm cho khả năng chi trả các khoản vay của các đối tượng không thể thực hiện, do đó NH đã phải có những khoản chi phí để tất toán các khoản vay của khách hàng Ngoài ra, NH đã tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, đồng bộ và đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại
Đến năm 2013, tổng chi phí thấp nhất trong ba năm, đây là kết quả của quá trình thực thi các chính sách của NHNN: kiềm chế lạm phát, chính sách điều chỉnh
về lãi suất,…Đặc biệt là chính sách về lãi suất Cụ thể là trong năm 2013, các mức lãi suất điều hành của NHNN được điều chỉnh giảm hai lần Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 9%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống còn 8%/năm, lãi suất huy động giảm liên tục khoảng từ 2 - 4%, lãi suất cho vay giảm từ 3 - 5% so với mức lãi suất cuối năm
2012 Năm 2013 được xem là năm có những sự khả quan của nền kinh tế
3.2.3 Lợi nhuận
Với sự gia tăng của thu nhập và chi phí đã kéo theo sự thay đổi của lợi nhuận của NH trong 3 năm Năm 2012, lợi nhuận của NH đạt 4.248 triệu đồng (tăng 8,92% so với năm 2011) Nguyên nhân do từ năm 2011 đến năm 2012, với những chính sách của ban lãnh đạo cũng như quá trình tiến hành thu lãi từ hoạt động tín dụng của các CBTD được thực hiện tốt nên thúc đẩy làm cho tốc độ tăng của doanh thu tương đối so với chi phí Ngược lại, đến năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2012, lợi nhuận của NH chỉ còn 3.564 triệu đồng Với những
lí do làm sụt giảm thu nhập và chi phí của NH trong năm 2013 đã kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận của NH Nhìn chung, trong 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 2923 của NH có nhiều biến động Tuy nhiên, sự biến động này phù hợp với tình hình kinh tế và thực trạng tại NH
Trang 3024
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1 Công tác huy động vốn của ngân hàng
Với nền kinh tế nông nghiệp là chính, khách hàng chủ yếu là nông dân và
dân cư nông thôn Với điều kiện hoạt động địa bàn rộng, cho vay nhỏ lẻ cho nên chi phí trong công tác cho vay, thu nợ cao, lại dễ gặp thiên tai và rủi ro tín dụng, vì vậy vấn đề đặt ra là “Ngân hàng phải làm gì, hoạt động như thế nào để tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn để góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngay trên địa bàn huyện nhà” Trong hoạt động ngân hàng, vốn được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển Từ những vấn đề trên, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gửi tiết kiệm
dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư
B ng 4.1: Tình hình ngu n v n c a ngân hàng trong ba năm (2011-2013)
Tỷ trọng (%) Vốn huy động 352.113 97,39 449.624 96,23 442.519 94,42
Vốn điều chuyển 9.432 2,61 17.605 3,77 26.154 5,58
Tổng nguồn vốn 361.545 100 467.229 100 468.673 100
Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu về nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)
Trang 3125
Hình 4.1 Nguồn vốn của ngân hàng từ 2011 đến 2013 Qua ba năm, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao, nguyên nhân là do ngân hàng có những chính sách phù hợp với điều kiện và đặc điểm của người dân nơi đây, đồng thời, hiện nay ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn Vì vậy, nguồn vốn điều chuyển đến ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn đến tổng nguồn vốn Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng là tương đối hiệu quả
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao
so với tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Đây là nguồn vốn huy động bên ngoài từ các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, mà ngân hàng có nghĩa vụ chi trả khi người gửi có nhu cầu rút tiền (trả gốc và lãi)
Ngoài ra, NHNo& PTNT chi nhánh huyện Châu Thành cũng rất quan tâm chú trọng đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy động thêm vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Trang 3226
4.1.2 Kết quả huy động vốn qua các năm
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
2012/2011 2013/2012 Đối tượng
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền %
TG không kỳ hạn 31.640 70.243 63.342 38.603 122 (6.901) (9,77)
TG có kỳ hạn 320.473 379.381 379.177 58.908 18,38 (204) (0,05) Trong đó:
-Dưới 12 tháng 303.520 350.347 280.441 46.827 15,43 (69.906) (19,95) -Từ 12 tháng – 24
tháng 16.097 28.991 98.734 12.894 8,01 69.743 240,57 -Từ 24 tháng trở lên 856 43 2 (813) (94,98) (41) (95,35) Tổng cộng 352.113 449.624 442.519 97.511 27,69 (7.105) (1,58)
Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu huy động vốn từ 2011 đến 2013
Tình hình VHĐ của ngân hàng trong 3 năm có sự chuyển biến tốt Trong năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 352.113 triệu đồng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền có kì hạn, chiếm tỷ trọng 91,01% (tương đương với 320.473 triệu đồng) so với tổng nguồn vốn năm 2011 Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 449.624 triệu đồng, tăng 97.511 triệu đồng, tương ứng tăng 27,69% so với tổng nguồn vốn 2011 Nguồn vốn huy động năm 2012 tăng ở hầu hết các loại kì hạn: tiền gửi có không hạn tăng 122% so với năm 2011; Tiền gửi có kì hạn tăng 18,38% so với năm 2011 Sự tăng lên của các nguồn vốn huy động cũng như các loại tiền gửi là do trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản xuất
bị trì trệ, các thị trường chứng khoán và bất động sản gần như đóng băng do đó làm cho người dân không có nhu cầu đầu tư, vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế nhiều, từ đó người dân sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng tăng trong năm 2012 còn do sự nỗ lực của các nhân viên cũng như lực lượng trong ngân hàng Bên cạnh đó ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng,
kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền
Trang 33để thanh toán và chỉ mang tính chất tạm thời gửi lại, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào họ muốn và do trong năm 2013, mặc dù nền kinh tế vẫn chưa thật sự ổn định, tuy nhiên đã có những khởi sắc Do đó, người dân có nhu cầu chi tiêu nhiều cho đầu tư và các mục đích khác Từ đó làm tăng nhu cầu rút các khoản tiền này từ
Nhìn chung nguồn VHĐ của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, có được thành tựu khả quan như vậy là do NHNo& PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn Tuy nhiên, nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngân hàng có mức lãi suất linh động, hấp dẫn, hay vì những chương trình khuyến mãi, nếu vì những yếu tố đó thì có lẽ các đối thủ cạnh tranh cũng đã áp dụng, thậm chí áp dụng khá hiệu quả Điều mà họ quan tâm ở đây chính là thái độ
và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại phòng tiết kiệm, cùng toàn thể cán bộ ngân hàng đã tích cực nghiên cứu và khai thác tối đa mọi nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân cư, cũng như trong các tổ chức kinh tế khác, chỉ cho họ thấy được những lợi ích của họ khi đến với ngân hàng Như vậy ngân hàng hiện đang huy động vốn với các hình thức như tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang tặng quà khuyến mãi bằng tiền và tiền gửi tiết kiệm dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, trong mỗi hình thức huy động có các điều kiện được ngân hàng quy định phù hợp với lợi ích của ngân hàng và của cả phía khách hàng đến gửi tiền, đây chính là những ưu điểm cơ bản của ngân hàng mà các đối thủ khác chưa áp dụng, điều này sẽ là cơ sở
để ngân hàng huy động vốn tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạng ngân hàng
Trang 3428
sử dụng vốn của cấp trên điều chuyển, vì như vậy sẽ làm cho tính tự chủ của ngân hàng trong việc sử dụng vốn sẽ giảm xuống, do ngân hàng phải chịu khoản phí cao hơn mức lãi suất huy động thông thường
4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn của chi nhánh
Trong những năm gần đây theo sự chỉ đạo của UBND huyện và các cấp chính quyền địa phương đã tăng cường xây dựng phát triển mô hình kinh tế ở địa phương Với mục tiêu này thì nhu cầu vốn đáp ứng cho sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết
4.2.1 Doanh số cho vay
Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số cho vay của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)
Hình 4.2 Doanh số cho vay của ngân hàng qua từ 2011 đến 2013
Theo số liệu trên, ta thấy DSCV của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm Cụ thể là trong năm 2012, tổng DSCV của ngân hàng tăng so với năm
2011 là 173.273 triệu đồng, tương ứng tăng 22,89% Năm 2013 tăng 3,27% so với năm 2012 Cụ thể hơn như sau:
Trang 3529
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành nghề
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành nghề trong ba năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
2012/2011 2013/2012 Đối tượng
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền %
I Ngắn hạn 728.264 913.019 932.250 184.755 25,37 19.231 2,11
- Ngành công nghiệp 126.154 200.551 192.757 74.397 58,97 (7.749) (3,86) -Ngành thương nghiệp 146.425 157.278 188.998 10.653 7,28 31.720 20,17
Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu DSCV theo ngành trong ba năm (2011-2013)
Doanh số cho vay ngắn hạn
Mặc dù theo truyền thống lĩnh vực đầu tư chính của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành là lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đầu tư ngắn hạn cho hầu hết các ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và các ngành nghề khác Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy rằng, DSCV ngắn hạn tăng lên qua các năm nhưng lại chiếm tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay giảm so với năm trước Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 913.019 triệu đồng, tăng 25,37% so với năm 20011, chiếm tỷ trọng là 98,16% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng tăng 1,22% so với năm 2011 Trong năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 932.250 triệu đồng, tăng 2,11% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 97,06%, tỷ trọng giảm 1,1% so với năm 2012 Nhìn chung DSCV ngắn hạn của NH tăng trong ba năm, tuy nhiên, xét về từng lĩnh vực thì vẫn có sự biến động nhẹ qua các năm Cụ thể như sau:
Trang 362012 và giảm trong năm 2013 Đối với lĩnh vực này thì ngân hàng chủ yếu cho vay
hỗ trợ vốn cho các nhu cầu về: cải tạo vườn, chăn nuôi, sản xuất lúa, trồng trọt,… Năm 2012, DSCV cho lĩnh vực nông nghiệp tăng 96.154 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 21,79% Nguyên nhân tăng về DSCV trong lĩnh vực này là do trong năm 2012, người dân đã đẩy mạnh về việc đầu tư vào các dự án trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản Đối với huyện Châu Thành có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra Do đó người dân đã tăng nhu cầu đầu tư vào việc này làm cho DSCV ở lĩnh vực này tăng trong năm 2012 Ngoài ra, trong năm 2012 các dự án về nông thôn mới cũng được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện Châu Thành, từ đó thúc đẩy người dân có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn
Sang năm 2013, DSCV đối với lĩnh vực này giảm nhẹ, giảm 19.075 tỷ đồng (tương đương giảm 3,55% ) so với năm 2012 Nguyên nhân do sự sụt giảm trong sản xuất thủy sản và trồng trọt Trong năm 2013, các nhà đầu tư về thủy sản đặc biệt
là cá tra trên địa bàn huyện kiên tục bị thua lỗ do chi phí nuôi cao nhưng giá bán lại thấp Người dân có nhiều e ngại khi tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này Mặt khác, không chỉ người dân mà về phía NH cũng hạn chế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong năm 2013 khi mức giá đầu ra không được tốt Từ đó làm cho DSCV ở lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2102
Trong ngành công nghiệp
Tương tự như lĩnh vực nông nghiệp thì DSCV đối với lĩnh vực công nghiệp cũng có sự thay đổi không ổn định và không theo 1 chiều hướng tăng giảm nào Sự phát triển và nhu cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển hơn về lĩnh vực công nghiệp trê địa bàn huyện Nắm bắt được tình hình chung như vậy nên NH đã đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực này Do đó, trong năm 2012, DSCV đối với lĩnh vực này tăng 74.397 triệu đồng, tăng 58,97% so với năm 2011
Trang 3731
Sang năm 2103, DSCV đối với các ngành công nghiệp chựng lại và giảm 7.749 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương 3,86% Nguyên nhân do nền kinh tế chưa thật sự ổn định từ đó làm cho các DN có xu hướng sản xuất cầm chừng, không
có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến nhu cầu về vốn thấp và làm cho DSCV của NH cũng giảm theo
Trong ngành thương nghiệp
Khác với DSCV ở lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp thì DSCV ở lĩnh vực thương nghiệp tăng đều qua các năm Năm 2102, DSCV ở lĩnh vực này tăng 7,28% so với năm 2011 và lại tiếp tục tăng 20,17% trong năm 2013 (so với năm 2012) Sự tăng lên về DSCV ở lĩnh vực này là do nhu cầu về trao đổi trên địa bàn huyện Khi người dân sản xuất nhiều và cần có người môi giới trong quá trình trao đổi Đây cũng là một dấu hiệu tốt, bỡi lẽ khi thương nghiệp phát triển thì ở một khía cạnh nào đó người dân sản xuất sẽ không vướng phải tình trạng bị ép giá do thương lái quá ít, từ đó sẽ đẩy lợi nhuận của người dân lên cao hơn
Đối với các ngành nghề khác
Đối với lĩnh vực này thì tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành sẽ
hỗ trợ chi phí nhu cầu: cầm cố, thẻ tín dụng, thấu chi,… Đối với lĩnh vực này thì DSCV tăng từ năm 2011 đến năm 2013 Năm 2011, DSCV đạt 14.384 triệu đồng, sang năm 2012 DSCV đạt 17.734 triệu đồng (tăng 23,29% so với năm 2011) và tiếp tục tăng vào năm 2012 với DSCV đạt được là 32.113 triệu đồng (tăng 81,08% so với năm 2012) Nguyên nhân tăng về DSCV đối với ngành nghề này trong ba năm
là do NH đã chú trọng mở mở rộng việc cho vay trong lĩnh vực này Mặt khác, do nhu cầu vốn của người dân trong lĩnh vực này cũng tăng trong ba năm Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong DSCV ngắn hạn của NH trong ba năm, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn có mức tăng trưởng tương đối ổn định
Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay của ngành nghề khác trong tổng doanh số cho vay không ổn định, nhưng với các số liệu trên cho thấy doanh số cho vay đã có
sự tăng trưởng khá tốt Tuy nhiên, doanh số cho vay của các ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng phần nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành nông nghiệp Nhưng cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành khác mang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay trung hạn, dài hạn
Trang 3832
Trong ba năm qua thì doanh số cho vay trung hạn - dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tuy nhiên thời gian gần đây thì hình thức cho vay này cũng được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và đầu tư đúng mức, cụ thể như sau: Doanh số cho vay trong năm 2012 tăng đạt 17.130 triệu đồng, giảm 25,26% so với năm 2011, trong cơ cấu tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay trung hạn - dài hạn cũng giảm 1,22% so với năm 2011, đạt 3,06% Năm
2013 là 28.276 triệu đồng, 65,07% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 2,94% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng giảm 0,12% so với năm 2012
Đối với ngành nông nghiệp
Đối vớ lĩnh vực này trong ba năm từ 2011 đến 2013 có những thay đổi lớn Trong năm 2011, DSCv trung – dài hạn đối với lĩnh vực này đạt 5.651 triệu đồng, chiếm 19,75% so với DSCV trung – dài hạn năm 2011 Tuy nhiên đến năm 2012, thì DSCV trung – dài hạn ở lĩnh vực này lại không phát sinh Nguyên nhân do trong năm 2012 các loại cây trồng có thể đầu tư vốn trung – dài hạn gặp dịch bệnh Điển hình là bệnh “Chổi Rồng” trên nhãn đã làm cho rất nhiều hộ phải rơi vào tình trạng không còn đối tượng để đầu tư Từ đó người dân không có nhu cầu vay vốn để đầu
tư vào những đối tượng này Mặt khác do nền kinh tế không ổn định người dân không tìm được đầu ra ổn định nên hạn chế việc đầu tư vào các loại cây trồng trung – dài hạn và đẩy mạnh đầu tư vào các loại cây trồng ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh
Sang năm 2013 thì cho vay trung - dài hạn đối với ngành nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể, đạt 12.820 triệu đồng và chiếm tỷ trọng tương đối cao, đạt 45,33% trong tổng doanh số cho vay của ngành Sự gia tăng đột biến của DSCV ở lĩnh vực này trong năm 2013 phần lớn là do những định hướng của người dân vào các loại cây trồng mới Nhu cầu về vốn của người dân tăng cao để đầu tư cây giống, vật tư nông nghiệp,….nhằm hỗ trợ cho những dự án mới, từ đó đã đẩy DSCV trung – dài hạn của lĩnh vực này tăng mạnh
Như vậy, cho vay trung - dài hạn trong nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là cho vay đối với những hộ cải tạo vườn tạp hoặc những dự án, phương án sản xuất có chu kỳ lâu dài Tuy nhiên, những phương án, dự án này là không nhiều
và tính khả thi của nó lại không cao, vì vậy doanh số cho vay cũng không cao
Trang 3933
Đối với lĩnh vực công nghiệp
Từ năm 2011 đến năm 2013, DSCV trung – dài hạn trong lĩnh vực này tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành giảm mạnh Năm 2011, DSCV đạt 5.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,57% so với tổng DSCV trung - dài hạn năm
2011 Sang năm 2012, con số này giảm đáng kể khi DSCV chỉ còn 1.900 triệu đồng, giảm 3.100 triêụ đồng so với năm 2011 (tương đương 62%) Đến năm 2013, DSCV ở đối tượng này lại tiếp tục giảm chỉ còn 800 triệu đồng, giảm 57,89% so với năm 2012 Ta nhận thấy trong 3 năm DSCV ở đối tượng này giảm mạnh và liên tục Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ nền kinh Nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án trung – dài hạn Cả
DN và NH đều e ngại trong vấn đề đầu tư vốn vào các dự án trong tình hình nền kinh tế bất ổn định như vậy Từ đó đã kéo theo sự sụt giảm đáng kể của DSCV ở lĩnh vực này
Đối với các ngành khác
Tương tự ngành công nghiệp, DSCV đối với ngành nghề khác cũng giảm từ năm 2011 đến năm 2013 Đối với lĩnh vực này thì NH chủ yếu hỗ trợ vốn cho các nhu cầu: giao thông (xe máy), đồ dùng trong gia đình, sữa chữa nhà, cho vay XKLĐ,… Doanh số cho vay ở lĩnh vực này chủ yếu là cho vay giao thông và một
số ngành nghề khác Trong năm 2011, DSCV ở lĩnh vực này đạt 17.360 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,68% so với DSCV trung – dài hạn năm 2011 Doanh số cho vay ở đối tượng này tiếp tục giảm trong năm 2011 khi chỉ đạt 15.230 triệu đồng, giảm 2.130 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương giảm 12,27%) Đến năm 2011, giảm còn 14.656 triệu đồng, giảm 3,77% so với năm 2012 Nguyên nhân chủ yếu là
do người dân thắc chặc chi tiêu trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, giảm nhu cầu
về các khoản chi tiêu phục vụ cho cá nhân
Như vậy, khác với DSCV ngắn hạn thì DSCV trung – dài hạn đối với ngành nghề khác chiếm tỷ trọng cao nhất Sự thay đổi DSCV trong đối tượng này không ảnh hưởng nhiều đến tổng DSCV của NH trong năm, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến DSCV trung – dài hạn của NH Do đó, NH cũng phải có những biện pháp cải thiện DSCV đối với đối tượng này, do đối tượng áp dụng đối với cho vay trung dài hạn thường là những thành phần kinh tế có thu nhập tương đối ổn định, từ đó sẽ giảm rủi ro cho NH