1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương

50 881 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh Hải Dương
Trường học Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh
Chuyên ngành Thể dục thể thao
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 488,5 KB

Nội dung

Song việc đưa ra một số bài tập vào giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật để nângcao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên VĐV bóng bànlứa tuổi 13–15 tỉnh Hải Dương chưa

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục Xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm pháttriển cân đối về mặt thể chất, đạo đức, nhân cách sự sáng tạo của thế hệ trẻ

Được sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước, ngành TDTT đã tạođược những bước tiến đáng kể và khẳng định vị trí của mình trên đấu trường khu vựccũng như đấu trường quốc tế

TDTT là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, khoa học, kinh tế, xãhội được phát triển rộng khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, phù hợp với mọilứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá…đồng thời là phương tiện tốt để các dân tộc xíchlại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, là biểu tượng hoà bình hợp tác hữu nghị góp phầntích cực vào công tác đối ngoại, giới thiệu và nâng cao uy tín của đất nước trêntrường quốc tế

Cùng với thể thao thành tích cao, TDTT cho mọi người cần đảm bảo phát triểnmột cách cân đối, đồng bộ, nhanh chóng hoà nhập và đua tranh với các quốc gia trênthế giới Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, một trong những yếu tố hàng đầu làphải có đội ngũ cán bộ TDTT đựoc đào tạo toàn diện, có đủ phẩm chất và năng lựcđáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới đặt ra

Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh là cơ quan đào tạo đội ngũ cán bộ TDTT lớncủa cả nước Đối với tất cả các trường đại học nói chung và Trường Đại học TDTTBắc Ninh nói riêng thì công việc mang tính cấp bách xuyên suốt cả quá trình đào tạo

là không ngừng nâng cao chất lượng Trường ta không chỉ quan tâm chú trọng tớiviệc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ mạnh cả về số lượng cũng như chấtlượng mà còn chú ý hoàn thiện chương trình giảng dạy các môn Việc đổi mới cả vềnội dung lẫn hình thức và phương pháp của quá trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầucủa Xã hội trong giai đoạn hiện nay

Trang 2

Bóng bàn là môn thể thao hấp dẫn, sôi nổi mang tính đối kháng cao và đangphát triển mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Đây là môn thể thaophù hợp với vóc dáng, tố chất thể lực, khả năng tiếp thu kỹ chiến thuật, tâm lý conngười Việt Nam Bóng bàn hiện đại vô cùng đa dạng và phong phú, ở mỗi khu vực,mỗi quốc gia đều có phong cách lối đánh riêng nhưng nhìn chung tất cả đều thiên vềlối đánh tấn công Đặc biệt là kỹ thuật giật bóng tấn công luôn là kỹ thuật tấn cônghiệu quả nhất Giật bóng thuận tay là kỹ thuật tấn công chủ yếu để uy hiếp đốiphương, có khả năng dứt điểm hoặc tạo cơ hội dứt điểm.

Song việc đưa ra một số bài tập vào giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật để nângcao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên (VĐV) bóng bànlứa tuổi 13–15 tỉnh Hải Dương chưa được coi trọng một phần do quỹ thời gian hạnhẹp hoặc có thể do hiệu quả mà bài tập mang lại chưa cao

Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay đã có nhiều đề tài nhiều nhàkhoa học, nhiều tác giả đưa ra hệ thống các bài tập Nhưng những công trình đónghiên cứu chưa sâu, chưa đạt hiệu quả cao nhất Và đó là cơ sở để nghiên cứu đềtài:

“ Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam Vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương”

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác huấn luyện nóichung, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập để nâng caohiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnhHải Dương, góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện, thi đấu Kết quả nghiên cứu của

đề tài là tài liệu chuyên môn cần thiết cho các giáo viên, huấn luyện viên và VĐV

Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương.

- Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV Bóng Bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương.

Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóngthuận tay cho nam VĐV Bóng bàn

Khách thể:

+ Quan trắc: Các giáo viên, HLV,chuyên gia về Bóng bàn

+ Thực nghiệm: 20 nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương

Phạm vi nghiên cứu.

a Đối tượng khảo sát.

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên 20 nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15tỉnh Hải Dương

b Địa điểm nghiên cứu tỉnh Hải Dương.

- Trường đại học TDTT Bắc Ninh

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những xu hướng phát triển của Bóng bàn hiện đại.

Ngày nay, Bóng bàn thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú, mỗi khu vực,mỗi nước đều có phong cách, lối đánh khác nhau Hầu hết các VĐV trong các nướcđều đã có những tiến bộ lớn về kỹ thuật, chiến thuật cũng như phong cách lối đánh.Bóng bàn hiện đại đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật toàn diện, kết hợp giữaxoáy, tốc độ, sức mạnh và điểm rơi một cách hợp lý cùng với tư tưởng chỉ đạocủa chiến thuật là tích cực, chủ động, tấn công toàn diện và nhanh chóng dứtđiểm

Nói đến Bóng bàn hiện đại trước hết phải đề cập đến vấn đề bóng xoáy, trongcác môn bóng, yếu tố xoáy bóng có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng các kỹ thuật.Song Bóng bàn có thể coi yếu tố xoáy bóng như một yếu tố đặc trưng, có ảnhhưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các kỹ-chiến thuật của VĐV Nếu biết kết hợpgiữa sức mạnh và sức xoáy tốt có thể cho phép đánh bất cứ đường bóng nào kể cảbóng xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang, thậm chí các quả bóng gần lưới hoặc thấphơn mặt bàn của đối phương đánh sang

Đến năm 1961, vấn đề xoáy bóng đã được khai thác cao độ dựa trên nguyên lýbóng xoáy và khả năng tăng ma sát rất cao của vợt mút Các VĐV Nhật Bản đãchiếm ưu thế nhờ kỹ thuật giật bóng Kỹ thuật giật bóng vừa tăng được sức mạnhđánh bóng, mức độ xoáy lớn mà vẫn đảm bảo độ chuẩn xác và gây sức uy hiếp rấtcao, nhất là các VĐV phòng thủ Tiếp theo các VĐV Nhật Bản là các VĐV TrungQuốc, Thụy Điển, Hungari đã hoàn thiện ngày càng cao kỹ thuật giật bóng này.Hiện nay, kỹ thuật giật bóng đã được các VĐV sử dụng rất điêu luyện và đadạng nhưng chỉ giật bóng bên thuận tay mà các VĐV đã tiến đến giật bóng cả haibên thuận và trái Với những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật giật bóng, có lẽ trongnhững năm tới giật bóng vẫn tiếp tục phát triển ở mức cao hơn và nó là kỹ thuật

Trang 5

cần có của mỗi VĐV kể cả các VĐV lứa tuổi thanh thiếu niên.

Một vấn đề quan trọng của Bóng bàn hiện đại là giao bóng Ngày nay giaobóng đã được coi là phương tiện tấn công đầu tiên, có thể ăn điểm trực tiếp CácVĐV đã dày công nghiên cứu và tập luyện các kiểu giao bóng, những kiểu giaobóng xoáy và hiểm hóc làm cho đối phương đỡ rất khó khăn, các VĐV Châu Á(đầu tiên là các VĐV Trung Quốc) đã phát huy thế mạnh trong giao bóng Trướcđây VĐV Châu Âu gặp rất nhiều khó khăn khi đỡ giao bóng, nhưng ngày nay họkhông những không chịu bó tay mà đối phó với giao bóng rất có hiệu quả, tích cựctấn công ngay từ quả giao bóng đầu tiên Hiện nay có VĐV ưu tú đã vận dụng giaobóng như một chiến thuật có hiệu quả, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sứcmạnh, sức xoáy, điểm rơi biến hoá và những động tác giả để tạo ra những thời cơthuận lợi, nhanh chóng dứt điểm

Di chuyển bước chân nhanh, hợp lý cũng là một trong những yếu tố quan trọngcủa Bóng bàn hiện đại Theo các chuyên gia Bóng bàn "Di chuyển bước chân đánhbóng là linh hồn của môn Bóng bàn" Đầu những năm 1970 các VĐV Châu Á sửdụng bước chân rất linh hoạt và có hiệu quả Di chuyển bước chân nhanh khôngphải hoàn toàn phụ thuộc vào các cách cầm vợt, tốc độ di chuyển hợp lý gắn liềnvới tư duy khi đánh bóng của đối phương, đặt ra các tình huống khi sử dụng kỹ-chiến thuật của mình mà thời gian giành cho quá trình đó không có nhiều

Trong Bóng bàn hiện đại, mặt vợt luôn được cải tiến cho thích hợp với từng lốiđánh của VĐV Vợt có thể là hai mặt mút úp, có thể là một bên mút úp, một bênmút gai ngửa, độ dày của mút đệm phía trong cũng thay đổi cho từng lối đánh,ngoài ra còn có vợt chống giật thích hợp cho lối đánh gò công hoặc thay đổi mặtvợt khi giao bóng tấn công

Chiến thuật trong Bóng bàn hiện nay cũng vô cùng đa dạng và biến hoá Việc

áp dụng chiến thuật kết hợp với các thủ pháp tác động tâm lý đối phương cũng làm

Trang 6

cho chiến thuật Bóng bàn tăng thêm hiệu quả Bên cạnh đó việc áp dụng chiếnthuật của các VĐV của mỗi nước, mỗi khu vực cũng có những đặc điểm riêng thểhiện rõ nhất là 2 trường phái đánh bóng: Châu Âu và Châu Á.

Các VĐV Châu Âu thiên về lối đánh đẹp, hoa mỹ, còn các VĐV Châu Á trướchết là các VĐV Trung Quốc đều tìm con đường ngắn nhất để giành chiến thắng Họ

sử dụng các động tác chính xác, nhanh, cùng với sự tập trung cao độ, ý chí thi đấukiên cường nên hiệu quả của chiến thuật sẽ đạt được phát huy cao độ Các VĐVxuất sắc dù sử dụng lối dánh nào đi chăng nữa họ đều có một đặc điểm chung là kỹthuật đã đạt đến mức điêu luyện, di chuyển bước chân hợp lý, biết sử dụng các kỹ-chiến thuật sở trường và họ luôn tích cực, chủ động với ý chí quyết tâm cao

* Quá trình phát triển của Bóng bàn Việt Nam

Môn Bóng bàn ra đời tại Anh sau đó phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới

và đến năm 1920 mới xuất hiện ở Nhà nước ta Miền Bắc được du nhập từ cácthương gia Hoa Kiều, còn ở miền Nam được du nhập từ Pháp

Năm 1924 Bóng bàn đã phát triển mạnh ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, NamĐịnh, Huế, Sài Gòn Do sự phát triển rộng gắp ở cả ba miền nên Việt Nam đã tổ chứccác giải thi đấu Bắc Kỳ, Trung Kỳ va Nam Kỳ Tháng 3 năm 1938 có tổ chức thi đấuquốc tế tại Việt Nam, trong giải này có VĐV Kê Len và Srabados người Hungari (Cựu

vô địch thế giới) tham gia thi đấu Đội Việt Nam có 2 VĐV tham gia do Hội thể thaoBắc Kỳ tiến cử là: Nguyễn Đình Thi (Nam Định), và Lý Ngọc Sơn (Hà Nội), mỗi người

đã thắng được 1 ván

Tiếp đến, đội Việt Nam đã đi Campuchia thi đấu giải vô địch Đông Dươngtại Ph.Nông Pênh gồm các VĐV Lý Ngọc Sơn, Mai Duy Dưỡng, Nguyễn ĐìnhThi, Lý Ngọc Sơn đã đạt giải vô địch đôi nam với thành công đó, Bóng bàn đãmang lại thành tích sớm nhất cho thể thao Việt Nam

Những năm gần đây, do xu thế phát triển nhanh chóng của Bóng bàn về trình

Trang 7

độ kỹ thuật-chiến thuật, thể lực nên tại các giải thi đấu quốc tế sự đua tranh ngàycàng diễn ra gay gắt, mạnh mẽ các VĐV Việt Nam cũng đã giành được một sốthành tích cao trong các giải thi đấu quốc tế như: Tại giải trẻ Châu Á năm 1996,VĐV Đoàn Kiến Quốc đoạt huy chương vàng đơn nam, Vũ Mạnh Cường đạthuy chương vàng đơn nam Segames 18, Trần Tuấn Quỳnh vô địch đơn namSeagames 22 và đặc biệt năm 2008, VĐV Đoàn Kiến Quốc đã trở thành cây vợtnam duy nhất của khu vực Đông Nam Á có mặt ở Olimpic Athens Đây là lầnđầu tiên trong lịch sử tham gia vòng loại Thế Vận Hội, Bóng bàn Việt Nam đãđoạt được vé tham dự ngày hội Thể thao lớn nhất hành tinh.

Qua các thành tích thi đấu của VĐV Bóng bàn Việt Nam tại các giải thi đấuquốc tế cho thấy mặc dù ra đời muộn song thành tích thi đấu quốc tế lại sớm đạtđược Song dù trình độ Bóng bàn Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển nhưng nhịp độ

so với các nước có nền Bóng bàn tiên tiến có chiều hướng chậm, chưa đáp ứngđược sự mong mỏi của sự nghiệp TDTT cả nước

Với trình độ của môn Bóng bàn hiện nay, chúng ta cũng còn rất nhiều đối thủtại các kỳ Seagames, còn đối với phong trào Bóng bàn trong nước tuy đã được pháttriển rộng khắp, song để đạt được thanh tích cao cũng chỉ tập trung ở một số trungtâm mang tính truyền thống như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, TP

Hồ Chí Minh Các VĐV tuy đã thể hiện được phong cách, lối đánh của Bóng bànhiện đại, nhưng trình độ kỹ-chiến thuật và đặc biệt là trình độ thể lực còn nhiều hạnchế Nếu được tập luyện một cách hệ thống, khoa học có thể đáp ứng được yêu cầucủa ngành, coi môn Bóng bàn là một trong các môn mũi nhọn

1.2 Ý nghĩa của công tác huấn luyện kỹ-chiến thuật Bóng bàn

Một đặc điểm nổi bật của thể thao hiện đại nói chung cũng như môn Bóng bànnói riêng là sự đua tranh quyết liệt nhằm đạt được thành tích cao nhất trong cáccuộc thi lớn Nét nổi bật của Bóng bàn hiện đại là tính linh hoạt tốc độ, sự nắm

Trang 8

vững kỹ thuật, chiến thuật, khả năng phối hợp động tác, kỹ thuật ở các vị trí khảnăng tập trung chú ý cao độ và ổn định Do đó việc hoàn thiện cao kỹ thuật thể thao

là rất cần thiết và quan trọng

Huấn luyện kỹ thuật bao gồm huấn luyện kỹ thuật chung và chuyên môn Giữahuấn luyện kỹ thuật chung và kỹ thuật chuyên môn cũng có mối quan hệ chặt chẽ

mà nội dung vận dụng chủ yếu là vận dụng sự chuyển hoá tốt giữa những kỹ năng,

kỹ xảo vận động Huấn luyện hợp lý chuyên môn luôn là định hướng cho việc huấnluyện kỹ thuật chung và đòi hỏi sự phát triển hoàn thiện trình độ điêu luyện thểthao mà yêu cầu của huấn luyện kỹ thuật chung cũng phải nâng cao thêm một bướctương ứng

Huấn luyện chiến thuật thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao.Huấn luyện chiến thuật bao gồm 2 công việc có liên quan chặt chẽ với nhau đó làlập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến kỹ năng của VĐV, đặc điểm của đốiphương và điều kiện cụ thể của cuộc thi

Trong công tác đào tạo VĐV Bóng bàn trẻ, công tác bồi dưỡng năng lực tư duychiến thuật rất quan trọng và muốn lập được thành tích xuất sắc trong thi đấu VĐVBóng bàn phải có kỹ thuật tốt và chiến thuật hợp lý Song huấn luyện chiến thuật và

kỹ thuật không thể thay thế cho nhau Huấn luyện chiến thuật phải được sắp xếptheo tỷ lệ nhất định qua tập luyện lặp đi lặp lại trong nhiều lần, trong từng giaiđoạn, thời kỳ khác nhau của quá trình huấn luyện

Trong quá trình huấn luyện chiến thuật cho VĐV Bóng bàn cần chú ý tạo tìnhhuống gay cấn trong thực hiện kỹ thuật Đặc điểm của môn Bóng bàn là sự đốikháng mạnh mẽ và tính linh hoạt cao, vì vậy yêu cầu hoạt động của hệ thống thầnkinh của VĐV hưng phấn nhanh, ức chế kịp thời Việc huấn luyện biến hoá linhhoạt phong phú và đa dạng đối với VĐV Bóng bàn không những nâng cao nănglực, chuyển hoá hưng phấn và ức chế để củng cố các phản xạ có điều kiện Phương

Trang 9

pháp huấn luyện này có lợi cho VĐV nắm vững chiến thuật trong thi đấu.

1.3 Các nguyên tắc giáo dục và huấn luyện Bóng bàn.

1.3.1 Các nguyên tắc giáo dục

1.3.1.1 Nguyên tắc tự giác tích cực.

Tính tích cực của người tập TDTT nói chung và tập luyện Bóng bàn nói riêngthường được thể hiện thông qua hoạt động tự giác, gắng sức học tập rèn luyện để đạtđược mục đích Nó bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm bắt những kỹnăng, kỹ xảo cùng hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể chất và tinhthần cùng việc khắc phục khó khăn trên con đường đó

Hiệu quả của quá trình giảng dạy phần lớn phụ thuộc vào tính tự giác và tíchcực của bản thân học sinh đối với việc học tập

1.3.1.2 Nguyên tắc trực quan.

Tính trực quan trong tập luyện là điều kiện cần để tiếp thu động tác và khôngthể tách rời trong quá trình hoàn thiện động tác

Trong tập luyện Bóng bàn, tính trực quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi

lẽ việc phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác là điều kiện tất yếu để hình thành vàphát triển kỹ năng vận động

Các nhận thức thực tế được bắt nguồn mức độ cảm giác Hình ảnh cảm giáccàng phong phú thì các kỹ năng kỹ xảo vận động được hình thành trên cơ sở cảmgiác đó càng nhanh

1.3.1.3.Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá.

Nguyên tắc này yêu cầu tính toán đặc điểm của người tập và mức độ tác động

của các nhiệm vụ đề ra cho họ, về bản chất nó thực hiện các yêu cầu của mỗi buổitập Như vậy phải tính đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị và sự khácbiệt của cá nhân về thể chất cũng như về tinh thần Trong tập luyện Bóng bàn ,nguyên tắc này chú trọng bởi lẽ nếu sử dụng các yêu cầu sai, nếu không ảnh hưởng

Trang 10

đến cơ quan chức năng cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển kỹnăng.

1.3.1.4 Nguyên tắc hệ thống

Nguyên tắc này đặc biệt có liên quan tới tính thường xuyên trong tập luyện vàluân phiên giữa vận động với nghỉ ngơi, liên quan đến tính tuần tự trong tập luyện vàmối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt của nội dung tập luyện

Trong môn Bóng bàn, nếu tập luyện không thường xuyên trước hết gây ảnhhưởng tới chất lượng tập luyện như: không hình thành được kỹ năng động tác, khôngxây dựng được cảm giác bóng sau đó thì khả năng phối hợp của các động tác, khảnăng phối hợp kỹ-chiến thuật cũng không tốt và như vậy khó có thể đạt được mụctiêu đề ra

Nguyên tắc hệ thống còn đảm bảo cho phương pháp giảng dạy được tiến hànhtheo trình tự từ trực quan đến tư duy, từ tư duy đến thực tiễn cơ bản đến nâng cao

1.3.1.5 Nguyên tắc tăng dần yêu cầu

Cần phải thường xuyên đổi mới các nhiệm vụ với xu hướng chung là tăng dần

lượng vận động, tăng phức tạp của các bài tập tạo nên khả năng phối hợp vận độnghoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Trong nguyên tắc tăng dần yêu cầu nên chú ý tăng lượng vận động cũng nhưmức độ phức tạp của bài tập, tăng từ từ không nên đột ngột, không nên đốt cháy giaiđoạn

Tuỳ theo nhiệm vụ của từng giai đoạn giảng dạy, huấn luyện để vận dụng cáchình thức tăng dần yêu cầu

1.3.2 Nguyên tắc huấn luyện Bóng bàn.

1.3.2.1 Kế hoạch huấn luyện nhiều năm cho VĐV là một quá trình thống nhất.

Trong quá trình huấn luyện phải đảm bảo nội dung huấn luyện với xu hướngvươn tới đỉnh cao thành tích Xu hướng này cần đảm bảo việc sử dụng lượng vận

Trang 11

động lớn, hệ thống các phương tiện hồi phục và dinh dưõng, hệ thống các phươngtiện và phương pháp tập luyện Song trong huấn luyện cần đảm bảo tính kế thừa củanhững nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn huấn luyện khác nhau Cần phải tính toán đếngiới hạn lứa tuổi tối ưu và thành tích đạt được của mỗi VĐV trong từng giai đoạn.

1.3.2.2 Sử dụng đa dạng các phương tiện, phương pháp trong quá trình huấn luyện.

Trong quá trình huấn luyện, kể cả huấn luyện thể lực lẫn kỹ chiến thuật và đặcbiệt là rèn luyện trạng thái tâm lý cần sử dụng các phương tiện, bài tập có định mứcchặt chẽ mang tính truyền thống giúp các VĐV nhanh chóng ổn định những kỹ xảo,song phải kết hợp chặt chẽ với các loại phương tiện tập luyện khác, các bài tập thiđấu nhằm giúp cho vận động viên có thể thích ứng trong các điều kiện khác nhau

1.3.2.3 Tính thống nhất giữa tăng dần và tăng tối đa lượng vận động.

Cần phải kết hợp giữa tăng dần và tăng đột biến trong huấn luyện bóng bàn Nókhông những cần trong cả quá trình huấn luyện mà ngay cả trong một chu kỳ ngắncũng phải có những tác động lớn gây nên mệt mỏi để sau hồi phục vượt mức và cóthể tiếp nhận lượng vận động cao hơn Muốn vậy phải tăng tổng khối lượng hàngnăm, hàng tháng, hàng tuần đồng thời tuỳ theo nhiệm vụ, yêu cầu để tăng cường độtập luyện trong các điều kiện khác nhau

1.3.2.4 Nguyên tắc huấn luyện thể lực toàn diện kết hợp với huấn luyện thể lực chuyên môn.

Môn bóng bàn đòi hỏi VĐV phải có tốc độ nhanh và tốc độ này phải duy trì

trong thi đấu kéo dài Điều này không chỉ dựa vào huấn luyện kỹ chiến thuật mà còncần phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực, làm cho cơ thể phát triển toàn diệncân đối, có thể chịu đựng được lượng vận động tương đối lớn trong tập luyện haychính là cơ sở cho việc nâng cao thể lực chuuyên môn cũng như kỹ-chiến thuật.Song để nâng cao trình độ kỹ thuật không chỉ huấn luyện thể lực chung mà phải tiếnhành thể lực chuyên môn

Trang 12

1.3.2.5 Nguyên tắc phát triển toàn diện kết hợp với xây dựng sở trường.

Do đặc điểm của môn bóng bàn là thi đấu đối kháng cá nhân trong phạm vihẹp, bàn thi dấu nhỏ, tốc độ bóng nhanh, biến hoá, nếu VĐV không được chuẩn bịtốt các kỹ chiến thuật thí khó có thể giành thắng lợi Mặt khác, nếu chỉ có toàn diện

về kỹ chiến thuật mà không có “mũi nhọn” sở trường thì khó có thể uy hiếp đốiphương Vì vậy trong quá trình huấn luyện, tuỳ theo từng giai đoạn mà trang bị các

kỹ thuật toàn diện, từng bước xây dựng mũi nhọn

1.3.2.6 Kết hợp huấn luyện với thi đấu.

Mục đích cuối cùng của huấn luyện là thi đấu, thi đấu có thành tích chính làdấu ấn của việc huấn luyện thành công để đảm bảo cho thi đấu đạt thành tích cao,trong quá trình huấn luyện phải đảm bảo tốt các mặt, chuẩn bị kỹ chiến thuật, chuẩn

bị thể lực và trạng thái tâm lý

Trong từng giai đoạn huấn luyện, thậm chí trong từng mặt chuẩn bị trong thờigian tương đối ngắn, huấn luyện viên cũng cần nắm được tình hình chuẩn bị đó tiếntriển như thế nào thông qua thi đấu Có như vậy huấn luyện viên mới có thể kịp thời

bổ sung những thiếu sót

1.4.Cơ sở lý luận và thực tiễn của kỹ thuật giật bóng thuận tay

Giật bóng thuận tay là kỹ thuật tấn công chủ yếu dùng sức mạnh, sức xoáy để

uy hiếp đối phương, có khả năng dứt điểm hay tạo cơ hội để dứt điểm

Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật giật bóng là bóng xoáy lên mạnh, tính ổn địnhcao và uy lực tấn công lớn

+ Đặc điểm thứ nhất là bóng xoáy lên mạnh, tính ổn định cao thể hiện :

- Khi thực hiện kỹ thuật giật bóng có thể tạo đường bóng bay thành đường vòngcung thích hợp Giật bóng chủ yếu là do dùng sức kéo bóng rất lớn nên sản sinh rasức ma sát làm cho bóng xoáy lên cực mạnh tạo thành đường bay vòng cung tốc

độ Khi bóng bay trên không, lớp không khí phía trên chậm, áp lực lớn, phía dướinhanh, áp lực nhỏ, dẫn đến sự chênh lệch áp lực, thêm vào đó là ảnh hưởng của

Trang 13

trọng lượng bóng nên sau khi bóng bay lên điểm cao nhất thì đường vòng cung củabóng có độ cong tương đối lớn, sau đó bóng lao gập xuống mặt bàn.

- Đường vòng cung của giật bóng có độ cong cao hơn của líp bóng, vụt bóngnên ít bị ra ngoài mất điểm Chứng tỏ khi giật bóng đường bóng đi ổn định và hiệuquả hơn

- Tính ổn định còn được thể hiện khi sử dụng kỹ thuật giật bóng, có thể vữngvàng đánh trả các loại bóng đến có độ xoáy mạnh, bóng nảy ra khỏi bàn hay nảy ởtrên bàn hoặc bóng thấp hơn so với lưới mà các kỹ thuật vụt, líp sử dụng khônghiệu quả thì khi giật bóng có thể đạt hiệu suất cao hơn Khi ta so sánh với vụt bóngthì có nhiều cơ hội đánh bóng hơn Khi vụt bóng thì phải chọn thời điểm bóng lêncao nhất thì hiệu suất vụt bóng mới tốt nên khi vụt bóng cần nắm vững thời cơ đánhbóng Nếu vụt bóng ở điểm bóng đang đi lên hoặc bóng đang đi xuống thì độ khó

sẽ lớn, bóng hỏng nhiều Còn khi sử dụng kỹ thuật giật bóng có thể giật bóng ở thờiđiểm cao hay thời kỳ đi xuống Như vậy, cơ hội đánh bóng sẽ nhiều hơn so với vụtbóng mà không bị hỏng nên hiệu suất của giật bóng cao hơn so với vụt bóng

+ Đặc điểm thứ hai của giật bóng là uy lực tấn công được biểu hiện:

- Khi dùng sức kéo bóng để đối phó với cắt bóng, nếu như kéo được nhanh, độxoáy lên càng mạnh thì uy lực của nó không kém gì vụt bóng Người giật bóng nếuchưa nắm được thời cơ giật bóng, góc độ mặt vợt, phát lực đúng phương hướng,dùng sai lực dễ đánh bóng lên cao hoặc ra ngoài bàn

- Đối với bóng xoáy (líp vụt, chặn đẩy) phần lớn các VĐV đều có thể phát lựcgiật bóng xoáy lên Các VĐV giật bóng có trình độ cao đều, lấy giật xung, giậtvồng làm chính để tấn công

* Những chú ý khi học tập và vận dụng kỹ thuật giật bóng

- Khi giật bóng cần chú ý chất lượng xoáy bóng, chất lượng xoáy bóng càngcao thì chất công kích càng mạnh, cần phối hợp giật bóng vồng cung không xoáy

Trang 14

lắm và xoáy nhưng động tác không biến đổi.

- Giật bóng xong bóng đi sang bên đối phương vừa phải mạnh, vừa phảivững chắc để xoáy không tăng nhưng tốc độ mạnh, đường vòng cung thấp, xunglực lớn

- Khi thực hiện kỹ thuật giật bóng phải di chuyển bước chân kịp thời và đúng vịtrí là vấn đề then chốt Khi thực hiện kỹ thuật giật bóng đòi hỏi biên độ động tácphải lớn, phát lực của toàn thân và phối hợp nhịp nhàng giữa chân, lưng và tay,nhất là quỹ đạo và phương hướng chuyển động của tay phải tương đối ổn định

Muốn phát huy được kỹ thuật sở trường là giật bóng thuận tay, VĐV cần chú

ý không ngừng nâng cao trình độ tấn công thuận tay, trong di chuyển, phối kết hợpgiữa các năng lực giật bóng liên tục Nâng cao hiệu xuất của líp bóng, chất lượnggiao bóng tấn công, đỡ giao bóng, nâng cao năng lực điều khiển tốc độ của bóng

1.5 Đặc điểm tâm-sinh lí lứa tuổi 13-15.

lý có nhiều mâu thuẫn và có nhiều thay đổi lớn về thể chất, tinh thần, nhiều phẩmchất mới được hình thành như trí tuệ, tình cảm, ý chí

Các hoạt động học tập và trí tuệ của các em đang phát triển mạnh mẽ, nhậnthức của các em nhạy bén và tinh tế hơn Quá trình tư duy trở nên lôgic, hệ thống rõràng, có căn cứ, có khả năng phân tích, so sánh và tổng hợp

Các em là những người ham sáng tạo, ham học hỏi nhưng do thiếu tính kiên trìbền bỉ khi phải khắc phục khó khăn mệt mỏi trong quá trình tập luyện nên thườngnảy sinh tâm trạng chán nản, không có hứng thú thực hiện bài tập Do vậy những bài

Trang 15

tập nhằm nâng cao và hoàn thiện các động tác kỹ thuật cần phải chú ý nhiều về thờigian, lượng vận động, hình thức và phương pháp tập luyện cần phải được sắp xếphợp lý, đa dạng, phong phú, gây được hứng thú với các em.

Do vậy, nắm vững được những đặc điểm tâm lý ở từng độ tuổi là rất quantrọng cho các huấn luyện viện

1.5.2 Đặc điểm sinh lý.

Trong qúa trình sống và phát triển, cơ thể con người có những biến đổi đadạng về cấu tạo, chức năng sinh lý dưới tác động của các yếu tố môi trưòng sống và

di truyền Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh lý của đối tượng tập luyện

có ý nghĩa vô cùng quan trọng đóng góp tích cực vào việc nâng cao thành tích củaVĐV nói riêng và nền thể thao nước nhà nói chung

a Hệ thần kinh

Ở lứa tuổi này hệ thần kinh đang trong thời kỳ hoàn chỉnh Khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển tao điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện

Do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm chohưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế nên đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt độngthể lực Do vậy trong quá trình học tập và tập luyện các em dễ tập trung tư tưởng,nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu thì thần kinhcủa các em nhanh chóng mệt mỏi và dễ phân tán sự chú ý

b Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đén hoàn thiện Buồng tim phát triển gầntới mức hoàn chỉnh Tỷ lệ giữa khối lượng cơ tim và cơ cấu các mạch máu đã đạt tớimức tiêu chuẩn, tần số nhịp tim các em đạt khoảng 70 – 80 lần/phút, huyết áp gần đạttới mức người lớn 100-110mmHg, hoạt động của tim ổn định hơn

Kích thước tim của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình tập luyện Nếutập luyện thường xuyên sẽ làm tăng khả năng chịu đựng với khối lượng cao nhưng

Trang 16

cần chú ý trong quá trình tập luyện phải tuân thủ theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng,không nên để các em hoạt động quá sức chịu đựng và quá đột ngột.

c Hệ hô hấp

Phổi và các cơ hô hấp của các em chưa phát triển đầy đủ, dung tích sống nhỏ

hơn người lớn Dung tích sống cũng như thông khí phổi và khả năng hấp thụ ôxy tối

đa cao hơn so với các em cùng lưa nhưng không tập luyện thể thao

Khi hoạt động tần số hô hấp của các em tăng lên nhiều và nhanh chóng mệtmỏi, do đó cần phải phát triển toàn diện, đặc biệt chú ý những bài tập phát triển các

cơ hô hấp, đồng thời dạy cho các em biết cách thở sâu, thở đúng Như vậy mới có thểhoạt động với cường độ lớn và lâu dài

d Hệ xương

Xương của các em phát triển tương đối toàn diện tuy nhiên vẫn trong giai đoạnphát triển mạnh mẽ về chiều dài và thành phần hoá học của xương, tăng độ bền củaxương, cơ quan tạo máu nằm trong ống xương hệ thống sụn bao bọc các khớp đòihỏi phải có điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện Do vậy, tập luyện TDTT có tácđộng tốt tới sự phát triển của hệ xương Tuy nhiên phải chú ý đến tư thế, sự cân đốitrong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệch của xương và cong vẹo cột sống

e Hệ cơ

Hệ thống cơ đã phát triển tốt nhưng sự phát triển của hệ cơ chậm hơn so với

sự phát triển của hệ xương, cơ chủ yếu phát triển về chiều dài, các bắp thịt còn mảnh

dẻ nhưng đến tuổi 15 – 16 thì thiết diện cơ lại phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các cơ

to và cơ co phát triển hơn cơ duỗi và cơ nhỏ Sức mạnh của cơ tăng lên đáng kểnhưng do sự phát triển không đồng đều thiếu cân đối nên các em không phát huyđược sức mạnh và chóng mệt mỏi Vì vậy trong quá trình tập luyện cần chú ý tăngcường phát triển sức mạnh cơ bắp bằng những bài tập có cường độ thích hợp

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo

Phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo là phương pháp nghiên cứu được sửdụng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học nhằm tiếp thu các nguồn thôngtin khoa học hiện có trong các tài liệu nhằm giúp đề tài tìm ra cơ sở lý luận của cácphương tiện và phương pháp huấn luyện, giảng dạy kỹ thuật giật bóng thuận tay Bên cạnh việc nghiên cứu đề tài chuyện môn như: sách giáo khoa Bóng bàn,giáo trình Bóng bàn hiện đại, các tài liệu liên quan như: giáo trình giải phẫu, sinh lýhọc, tâm lý học, tâm lý học thể thao, học thuyết huấn luyện đề tài còn tiến hànhnghiên cứu phân tích các chương trình, kế hoạch huấn luyện của một số câu lạc bộnhư trường năng khiếu Olympic của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Để từ đó rút

ra được thực trạng giảng dạy huấn luyện và sự cần thiết phải lựa chọn các bài tậpnhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV Bóng bàn lứatuổi 13-15 tỉnh Hải Dương

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm

Là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiêncứu khoa học nhằm thu thập và xử lý những thông tin ban đầu từ những ý kiến củangười khác Có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp các giảng viên,HLV, trọng tài, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Bóng bàn Trên cơ sở đó thu thậpđược những thông tin khách quan về những vấn đề có liên quan đến đề tài mà đề tàinghiên cứu

Đề tài tiến hành 2 hình thức phỏng vấn sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp

+ Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi

Trang 18

* Đối tượng phỏng vấn: là các HLV, giáo viên có kinh nghiệm trong công tác

giảng dạy Đề tài phỏng vấn 20 giáo viên, HLV, các phiếu thu được đề tài tiến hànhtổng hợp và xử lý bằng toán học lựa chọn các bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật giậtbóng thuận tay cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13 – 15

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.

Là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục vàgiáo dưỡng mà không ảnh hưởng đến quá trình đó Là phương pháp tự giác, có mụcđích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu nhận được những sự kiện cụ thể đặctrưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó

Trong quá trình thực hiện đề tài đã quan sát buổi tập Bóng bàn của lớp năngkhiếu Trường Olympic, cá buổi tập chuyên sâu Bóng bàn Đại học K41, K42 chuyênngành HLV, ngoài ra còn quan sát các giải thi đấu Bóng bàn nhằm đánh giá thựctrạng kỹ thuật giật bóng thuận tay của các VĐV Bóng bàn Việt Nam Từ đó làm cơ

sở cho chúng tôi lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật giật bóngthuận tay cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 một cách phù hợp

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm xácđịnh và đánh giá hiệu quả bài tập Qua đó để biết được thành tích, kết quả lập test vàmột phần biết được trình độ của VĐV

Để đánh giá hiệu qủa kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV Bóng bànlứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương đề tài tiến hành để sử dụng các test để kiểm tra như:

* Test 1: Giật bóng thuận tay 1 điểm sang 1 điểm với bóng xoáy xuống 1 phút (tính số quả).

- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, bàn bóng, vợt bóng bàn, bóng

- Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ thành thạo về kỹ thuật giật bóng thuận tay vớibóng xoáy xuống

Trang 19

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi người phục vụ đưabóng sang thì người thực hiện nhanh chóng thực hiện động tác giật bóng thuận tay

- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn

* Test 2: Giật bóng thuận tay 1 điểm sang 3 điểm với bóng xoáy lên 1 phút (tính số quả).

- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn

* Test 3: Di chuyển giật bóng thuận tay từ 2 điểm sang 2 điểm với bóng xoáy lên 1 phút ( tính số quả).

- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa

vào quá trình giảng dạy, huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làmsáng tỏ tính ưu việt của nó so với nhân tố khác

Đề tài tiến hành bằng phương pháp so sánh song song, phân nhóm thực nghiệm

và nhóm đối chứng

+ Nhóm 1: Nhóm đối chứng gồm 10 VĐV tập luyện theo chương trình của HLV

Trang 20

+ Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm gồm 10 VĐV thực hiện các bài tập đã lựa chọn

Cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm cùng tập ở một thời điểm và thời lượngbài tập như nhau, tuy nhiên chỉ khác nhau về nội dung của các bài tập

Mỗi tuần tập 2 giáo án trong đó giành 20-25 phút để tập kỹ, chiến thuật hoặc thểlực cho kỹ thuật giật bóng thuận tay Phần này được tiến hành theo 2 cách:

+ Tập trung tập cả các bài tập kỹ thuật và thể lực vào phần đầu hoặc giữa buổi tập.+ Tập kỹ thuật và chiến thuật vào phần đầu của giáo án (sau khởi động) còn phần thểlực chung và chuyên môn vào cuối buổi tập

Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng do 2 HLV có trình độ huấn luyện như nhau,cùng thực hiện trong một điều kiện, dụng cụ, sân bãi Quá trình thực nghiệm được tổchức một cách chặt chẽ đối với từng nhóm trong từng buổi tập

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê

Toán học thống kê ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoahọc kỹ thuật trong đó có ngành TDTT Sự thâm nhập của toán học thống kê vàoTDTT đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn Nên đề tài áp dụng các công thứcnày để xử lý các kết quả thực nghiệm

+) Tính số trung bình quan sát:

X =

n

Xi n i

 2 =

2

) (

B A

n n

x x x

x

(n < 30)+) So sánh hai số trung bình quan sát:

Trang 21

t =

B

C A

C

B A

n n

X X

) )(

(

y y x

x

y y x x i

i i

2 1

1 2

V V

V V W

 (n < 30) Trong đó: V1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

V2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

2.2 Kế hoạch nghiên cứu.

* Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2011, quá trình nghiên

cứu được chia làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ tháng 12/2009 đến tháng 01/2010: xác định tên đề tài, xâydựng và bảo vệ đề cương

+ Giai đoạn 2: từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2010: tiến hành nghiên cứu tài liệutham khảo, viết phần tổng quan, xây dựng phiếu phỏng vấn và tiến hành phỏng vấncác chuyên gia, giải quyết nhiệm vụ 1

+ Giai đoạn 3: từ tháng 05/2010 đến tháng 02/2011: thu thập, lựa chọn các bàitập thực nghiệm, kiểm tra đáng giá hiệu quả bài tập đã chọn, giải quyết nhiệm vụ 2 + Giai đoạn 4: từ tháng 03/2011 đến tháng 05/2011: xử lý số liệu, hoàn thiện đềtài, chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học

Trang 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng kỹ thuật giật bóng thuận tay của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương.

3.1.1 Đánh giá thực trạng về hiệu quả của kỹ thuật giật bóng thuận tay của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13–15 tỉnh Hải Dương.

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giật bóng thuận tay

Để có thể xác định được những yếu tố nào chi phối tới hiệu quả kỹ thuật giậtbóng thuận tay Qua tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu Bóng bàn và các tài liệu liênquan, kết hợp với thực tiễn giảng dạy, tôi thấy hầu hết các tài liệu nêu lên 4 yếu tốchính chi phối tới bất kỳ một kỹ thuật nào đó là:

+) Sự thành thạo về kỹ thuật

+) Trình độ thể lực duy trì, đảm bảo tính ổn định của kỹ thuật

+) Sự kết hợp hợp lý các yếu tố kỹ thuật với chiến thuật

+) Tạo được trạng thái tâm lý tối ưu

Từ việc tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ thuật giật bóng thuận tay nóitrên, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các phiếu hỏi đối với 20giáo viên, HLV ở các Trường Đại học TDTT BN và các HLV Bóng bàn ở các CLBtại Hà Nội Các đối tượng phỏng vấn đều có trình độ từ Cao đẳng và thâm niêncông tác trên 10 năm

+) 6 giáo viên, huấn luyện viên có trình độ Cao học trở lên chiếm 20%

+) 10 giáo viên, huấn luyện viên có trình độ Đại học và đẳng cấp 2 chiếm 50%.+) 4 giáo viên, huấn luyện viên có trình độ Cao đẳng chiếm 30%

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1

Trang 23

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giật

bóng thuận tay (n = 20)

STT Nội dung

Số phiếu

Tỷ lệ %đồng ý Phát ra Đồng ý đồng ýKhông

+) Mức độ thành thạo về kỹ thuật

+) Trình độ thể lực duy trì, đảm bảo tính ổn định của kỹ thuật

+) Sự kết hợp hợp lý các yếu tố kỹ thuật với chiến thuật

+) Tạo được trạng thái tâm lý tối ưu

3.1.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam VĐV lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương.

Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay của nam VĐV Bóng bàn lứatuổi 13-15 tỉnh Hải Dương Đề tài tiến hành nhiều buổi quan sát quá trình tập luyện

và huấn luyện của huấn luyện viên và VĐV từ đó đánh giá chính xác hơn

Trước khi tổng hợp các bài tập của HLV Hải Dương đang sử dụng, đề tài đãtiến hành phỏng vấn 10 HLV tỉnh Hải Dương về mức độ ưu tiên theo 4 yếu tố ảnhhưởng được trình bày tại bảng 3.2:

Trang 24

Bảng 3.2 Tỉ lệ % mức độ ưu tiên theo bốn yếu tố ảnh hưởng ( n=10 )

STT Yếu tố

Mức độRất quan

trọng

Quantrọng

Bìnhthường

Khôngcần

1 Mức độ thành thạo về kỹ thuật 70% 20% 10% 0%

2 Trình độ thể lực 60% 30% 10% 0%

3

Sự kết hợp các yếu tố kỹ thuật với chiến thuật

10% 10% 20% 60%

4 Trạng thái tâm lý 10% 20% 20% 50%

Kết quả bảng 3.2 cho thấy các bài tập sử dụng của HLV Hải Dương quan tâm

là các bài tập thể lực (chiếm 60%), các bài tập kỹ thuật(chiếm 70%) Các nhóm bàitập phối hợp và rèn luyện tâm lý không có hoặc rất ít (chiếm 10%)

Ngoài quan sát các VĐV tỉnh Hải Dương, đề tài còn quan sát các VĐV thànhphố Hà Nội, Hải Phòng, trường Đại học TDTT Bắc Ninh và nhận thấy trình độtập luyện chuyên môn của các VĐV Bóng bàn tỉnh Hải Dương là tương đối thấp

so với các VĐV của các trung tâm kể trên Là nơi có phong trào tập luyện Bóngbàn chưa được phát triển tốt, số lượng các VĐV tham gia còn ít với trên 25VĐV ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu là lứa tuổi thiếu niên và thờigian tập luyện mới được ít năm Huấn luyện viên là VĐV lâu năm và có trình độĐại học, trên Đại học Qua quan sát 2 tháng tập luyện, huấn luyện của huấnluyện viên và VĐV của tỉnh Hải Dương từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2010 Đềtài nhận thấy thời gian dành cho kỹ thuật giật bóng khoảng 25 phút chiếm 20%thời gian của mỗi buổi tập Điều này chứng tỏ thời gian dành cho giật bóng quá ít,chưa phù hợp với trình độ tập luyện và tầm quan trọng của kỹ thuật giật bóng dẫnđến hiệu quả giật bóng của VĐV chưa cao Đề tài thống kê qua 24 giáo án, kết quảđược trình bày ở bảng 3.3 như sau:

Trang 25

Bảng 3.3 Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật giật bóng

tại trung tâm TDTT tỉnh Hải Dương

TT Nội dung bài tập Khối lượng Nghỉ giữa Số giáo án sử dụng

1 Chạy xuất phát cao 30m, 60m 5 - 7 lần x 30'' 1' 4/24

8 Bài tập giật bóng với vợt sắt 1,5 kg 2 - 3 tổ x 25 lần 1' 10/24

9 Giật bóng thuận tay từ 1 điểm

- Tỷ lệ thời gian dành cho các bài tập nâng cao sức mạnh kỹ thuật giật bóngthuận tay từ 20-25' chiếm 20% thời gian buổi tập

- Các bài tập lựa chọn còn chưa thật toàn diện

- Hình thức tập luyện chưa thật đa dạng và phong phú, việc tập luyện còn khó

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giật - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giật (Trang 23)
Bảng 3.2. Tỉ lệ % mức độ ưu tiên theo bốn yếu tố ảnh hưởng ( n=10 ) - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.2. Tỉ lệ % mức độ ưu tiên theo bốn yếu tố ảnh hưởng ( n=10 ) (Trang 24)
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật giật bóng - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật giật bóng (Trang 25)
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá kỹ thuật giật bóng thuận - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá kỹ thuật giật bóng thuận (Trang 27)
Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa test được lựa chọn với thành tích thi đấu của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương ( n=20 ) - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa test được lựa chọn với thành tích thi đấu của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13-15 tỉnh Hải Dương ( n=20 ) (Trang 28)
Bảng 3.7. So sánh hiệu quả giật bóng thuận tay của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Hải Dương với nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 của Quân - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.7. So sánh hiệu quả giật bóng thuận tay của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13 - 15 tỉnh Hải Dương với nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 của Quân (Trang 31)
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra trình độ thành tích sau thực nghiệm của cả 2 - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra trình độ thành tích sau thực nghiệm của cả 2 (Trang 44)
Bảng 3.12. Nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 - Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 13 – 15 tỉnh hải dương
Bảng 3.12. Nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w