Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005 Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2002 2005
Trang 1BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI
00 £2108
LÊ LAN HƯƠNG
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC PHẨM NƯỚC NGOÀI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001 - 2006 )
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Cục quản lý dược Việt Nam Thời gian thực hiện: 01/2006 - 05/2006
HÀ NỘI 05/2006
Trang 2ễa u 5 Hăm hạc tập, uă 'lầH- huỷện ầwắi m âi ừuĩ&uỷ đạị học ^bw^c cHă Alộl, Uứti điểm■ hoăn, tkăn k cuẩn, ếUữd luận iổ i nẹki&p- címcỊ, lă lúc tô i muấn ếăiỷ t ỉ ÌồncỊ, k iết C &1
ckĩUi thănh- tớ i nliữnCỷ ncỷitđ&ó đê luô*i theữ- ảâi (ỹitíp' đ&i&i bi&tUỷ iỉứsi (ỷiOẬi oứa (ịua:
km k tăỌHCỷ' PỌ£- < 7&- ^U ị 7itcU Jian y Q& lă đê tận ừah ỉutí&Kỷ dẫn (ỹiúp đ& uă ầìu ầ ắ t ừti ÌM hcị , (ệuâ tăùvk thực hiện, kkod luận, tấ t tUỷkiíp, năỉỷ- Ncịưtei đê chớ iô l nhíỉn<ỷ ếăl ỈÌỌC OẬ căncị, (ỳUiỷ (ỷiâ, khđncỷ cỉủ ầừncỷ lạ i ẻ n-hữncị, kiến ikứ c chuyín mẫn mă
'lởi xm ầttìỊto cẩm (&1 thạc âíỷ Vữ Jỉầ*UỊ> Chđu*, dLeọte ẩỉf Ịy<ỷiUỷ(Ut ^IkătịU Ấđm , ẩi0ẹc <Uỷ phan Qò*UỊ> GUiển căn(ỷ câc oktuỷín (ỷia của Cụa2wcủi Itỷ đă tạo- điều, hiệu
vă ỉue&uỷ ầẫn tồ i bumtf, (ịud bứnk thu thập, dấ liệu uă Uữătt thănh khóa btậu.
^ẫi 4ÙM, dUeợo (ỷửi lờ i cảm <&ị đểu câc thầíỷ cô- (ỷiấo-, kíỷ U uiậi uiítt cảa ếậ mền 2u<m iỉỷ uă Kink tấ di0@c đê ẹùíp- ầ& tđ i ừtxmcỷ (ỳíul íbm k tkự c hiệu kỉíâa luận CŨHỶ ttỉu e ÌAữncỷ (ịud tnùỉÊ hạc tập, tạ i ếậ môn ^ồl cêncị, %m ếăiỷ t ỉ lăn(ỷ lùết cm iM lìa n Qiâm hiệu nhă buti&ưỷ, plùmcị, %ă& tạo- cùtUỷ câc tkầtỷ cồ- (ịiấ- butf&Kf, ầạl hạc (ÍLeẹc <Jíă A/ệị, H@i tô i
đê kữc tập uă nỉu luyện Uxmcị, iu ẩ t 5 Hăm vừa qua.
Guấi củtVỷ, XÙU đitíýc ầ ă ỉiịi I m cẩm Gfrt tĩL (ỊẦa ầm k uă ầạa ỉiề Ìẫí, nhi%n(ỷ Mcị4ữ£i đê luô*i ề bín (ỷúíp- đ& đệHỶ iừíM, tu ùưmtỷ Ịutíếa đưỉ&uỊ, đcel, lă âức m ạnk ỉxhi, Lao- đtea ÌM đến, thănh C&HỶ của- nẹăiỷ liôm ncuỷ.
h ết Íồi %ŨI ầư&& ầătỷ tỏ- lăHCỊ, ỉũết (&1 ịĩUo âắữ đến HC^òei tkcuf, Mă iô i oẠ CÙMCỊ,
còn lă nlú&Kỷ kiến tliứ c uề idc ỹịuMỶ khoa hạc ưđ về cuộc iấncỷ.
JíăP>lộl, UtÓHCỊ, 5 Hăm 2006
ẵ in k
Trang 3uìên-KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQLDVN Cục quản lý dược Việt Nam
CTDPNN Công ty dược phẩm nước ngoài
GMP Thực hành tốt sản xuất thuốcGLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốcGSP Thực hành tốt bảo quản thuốcHĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trang 4DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Sơ ĐỒ THIẾT KẾ NỘI DƯNG ĐỀ t à i
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Đại cương về công ty nước ngoài và tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược tại Việt Nam 1
1.1.1 Định nghĩa và các loại hình doanh nghiệp nước ngoài tại Việt N am 1
1.1.2 Tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược 2
1.2 Sơ lược tình hình thị trường dược phẩm thế giới giai đoạn 2002-2005 2
1.2.1 Tình hình tiêu dùng thuốc trên thế giới 2
1.2.2 Tình hình hoạt động của các hãng dược phẩm lớn trên thế giới .6
1.3 Khái quát về thị trường thuốc trong nước và vai trò của các CTDPNN 7 1.3.1 Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam .7
1.3.2 Thị trường thuốc trong nước với sự có mặt của các CTDPNN 9
1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam 13
1.4.1 Quy định chung liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam 13
1.4.2 Các quy định về chuyên môn 14
1.4.2.1 Quy chế đăng ký thuốc 14
1.4.2.2 Quy chế nhãn thuốc và mỹ phẩm .14
1.4.2.3 Quy chế quản lý chất lượng thuốc .14
1.4.2.4 Quy chế thông tin quảng cáo .15
M ỤC LỤC
Trang 51.4.2.5 Quy định về việc xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ con người .15
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1 Phương pháp hồi cứu, tiến cứu 18
2.3.2 Phương pháp chuyên gia 19
2.3.3 Các phương pháp phân tích kinh tế .20
2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 20
2.4 Phương pháp lấy mẫu 21
2.5 Thiết kế nghiên cứu .21
2.6 Kỹ thuật trình bày và xử lý số liệu .21
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 22
3.1 Tình hình đăng ký của các CTDPNN .22
3.1.1 Số lượng các CTDPNN qua các năm 2002-2005 22
3.1.2 Tình hình đăng ký doanh nghiệp nước ngoài theo quốc gia .23
3.1.3 Số lượng các CTDPNN tính theo lĩnh vực hoạt động 25
3.2 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược tại Việt Nam .27
3.2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dược 2002-2005 27
3.2.2 Tình hình triển khai các dự án đầu tư nước ngoài .31
3.2.3 Vài nét về kết quả hoạt động của các dự án đầu tư vào sản xuất .32
3.3 Đăng ký thuốc nước ngoài .34
3.3.1 Tình hình đăng ký thuốc nước ngoài qua các năm 2002-2005 .34
3.3.2 Đăng ký thuốc nước ngoài theo hoạt chất 35
3.3.3 ĐKT chia theo nước sản xuất 37
3.3.4 ĐKT nước ngoài theo nhóm tác dụng dược lý 39
Trang 63.4 Tình hình thông tin quảng cáo thuốc nước ngoài 40
3.4.1 Tình hình đăng ký và thực hiện các hoạt động thông tin quảng c á o 40
3.4.2 Các hình thức thông tin quảng cáo .42
3.5 Chất lượng thuốc nước ngoài 43
3.5.1 Tình hình thuốc vi phạm chất lượng qua các năm .43
3.5.2 Tình hình vi phạm chất lượng thuốc nước ngoài xếp theo loại vi phạm 45 3.5.3 Tình hình vi phạm chất lượng của thuốc có SDK và chưa có SDK .46
3.5.4 Tình hình vi phạm chất lượng theo nhóm thuốc 47
3.5.5 Tình hình vi phạm chất lượng xếp theo nước sản xuất 48
3.6 Tình hình kinh doanh của các CTDPNN .50
3.6.1 Doanh số bán của các CTDPNN 50
3.6.2 Doanh số nhập khẩu vào Việt Nam chia theo quốc gia 52
BÀN LUẬN .55
PHẦN 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỰC
Trang 7đến 2005
27 3.12 Tình hình đầu tư theo quốc gia tại thời điểm 31/12/2005 28 3.13 Phân bố các dự án đầu tư theo khu vực địa lý 30
3.15 Các hình thức hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước
3.20 Các nhóm tác dung điều tri có nhiều SDK nhất năm 2002
Trang 83.24 Tình hình vi phạm chất lượng thuốc nước ngoài đánh giá
theo nguyên nhân vi phạm
45
3.25 Vi pham chất lương thuốc nước ngoài có SDK và không có
SDK ‘
46 3.26 Tình hình vi phạm chất lượng theo nhóm thuốc năm 2004 47 3.27 Thuốc vi phạm chất lượng xếp theo nước nhập khẩu 48 3.28 DSB của các CTDPNN có chức năng phân phối qua các
năm
50
3.29 Doanh số bán trong năm 2004 và năm 2005 của 10
CTDPNN dẫn đầu tại Việt Nam
51
3.30 11 nước có doanh số nhập khẩu vào Việt Nam cao nhất
năm 2004
52
Trang 9DANH MỤC HÌNH
1.1 Doanh số bán dược phẩm toàn cầu từ 2002 đến 2005 2 1.2 Dân số và tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm 8 1.3 Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam 9
1.5 Kết quả sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc qua các năm 11
3.10 Biểu đồ biến thiên số lượng CTDPNN qua các năm 22 3.11 Biểu đồ cơ cấu các CTDPNN theo quốc gia tính đến
3.16 Biểu đồ doanh thu sản xuất của các dự án đầu tư 33 3.17 Biểu đồ biến thiên số lương số đăng ký cấp mới giai đoan
Trang 103.24 Các nguyên nhân vi phạm chất lượng thuốc nước ngoài
Trang 11s ơ Đ ổ THIẾT KẾ NỘI DUNG ĐỂ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỂ
MỤC TIÊU
- Khảo sát hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam giai đoạn 2002-2005
- Phân tích, đánh giá xu thế hoạt động của các CTDPNN
- Đề xuất một số ý kiến góp phần xây dựng thị trường thuốc, quản lý hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam
TỔNG QUAN
- Đại cương về công ty nước ngoài và tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược tại Việt Nam
- Sơ lược tình hình dược phẩm the giới giai đoạn 02-05
- Khái quát về thị trường thuốc trong nước và vai trò của các CTDPNN
- Các văn bản pháp lý có liên quan
- Tình hình đăng ký doanh - Các CTDPNN tại
nghiệp nước ngoài và đầu Việt Nam
tư nước ngoài vào Viêt — - Các tài liêu có liên
- Tình hình đăng ký thuốc của các CTDPNN
nước ngoài tại Việt Nam - Một số các chuyên
- Tình hình kinh doanh gia trong ngành
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỂ
Với nỗ lực hòa nhập với nền kinh tế dược của thế giới, trong những năm qua nền kinh tế dược phẩm Việt Nam đã có được nhiều bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Thị trường thuốc không ngừng được mở rộng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng thuốc ngày càng được kiểm soát một cách chặt chẽ và các thành phần kinh tế tham gia thị trường thuốc cũng ngày càng đa dạng hơn
Các công ty dược phẩm nước ngoài tuy mới tham gia thị trường thuốc Việt Nam chưa lâu song đã có những đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo đủ thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa đặc trị mà Việt Nam chưa sản xuất được
Các CTDPNN trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh mẽ và giành được ưu thế trên thị trường so với các công ty dược phẩm trong nước Theo số liệu báo cáo của Bộ Y Tế, năm 2005, thuốc trong nước chỉ chiếm 46,5% giá trị tiền sử dụng thuốc điều trị trong cả nước, còn lại nguồn thuốc nước ngoài vẫn chiếm đa số và có một vị trí rất quan trọng
Sự có mặt của các CTDPNN là một trong những nhân tố làm cho thị trường thuốc Việt Nam liên tục tăng trưởng, ngày càng sôi động và có nhiều tiềm năng phát triển hơn Ngoài ra các CTDPNN còn tạo môi trường cạnh tranh sôi động giữa các công ty dược trong và ngoài nước Điều này góp phần thúc đẩy ngành dược Việt Nam đổi mới và phát triển đủ sức cạnh tranh với thuốc ngoại cả
về giá cả và chất lượng
Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng của các CTDPNN và chủng loại thuốc như hiện nay cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cho nền Y tế nước ta, đặc biệt trong công tác quản lý về chất lượng, giá cả, quản lý thông tin quảng cáo thuốc và việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý
Trang 13Vì vậy, việc tìm hiểu và cung cấp những thông tin về tình hình hoạt động của các CTDPNN trong thời điểm hiện nay là một việc làm cần thiết, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá, khảo sát hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005”
Với 3 mục tiêu chính:
1 Khảo sát hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005
2 Phân tích, đánh giá xu thế hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam hiện nay
3 Đưa ra được một số nhận xét, đề xuất một số ý kiến góp phần vào công tác xây dựng thị trường thuốc, quản lý hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam
Trang 14PHẦN 1 TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về công ty nước ngoài và tình hình đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực dược tại Việt Nam: [1], [9], [23]
1.1.1 Định nghĩa và các loại hình doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
Các công ty nước ngoài được hiểu là các doanh nghiệp có liên doanh vớinước ngoài hoặc do nước ngoài đầu tư vốn 100%
Việc liên doanh góp vốn với nước ngoài có thể là do vốn Nhà nước hoặc vốn tư nhân góp theo nhiều loại tỷ lệ phù hợp
- Có thể liên doanh 2 bên: Việt Nam + 1 bên nước ngoài
- Liên doanh nhiều bên: 1 bên Việt Nam + các bên nước ngoài, các bên Việt Nam + các bên nước ngoài
1.1.2 Tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược:
Trên cơ sở Luật dược quy định, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về những dự án được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và những lĩnh vực dược được hưởng chính sách đầu tư:
+ Nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt với: - Các mặt hàng liên quan đến các dạng bào chế mới
- Dạng bào chế đặc biệt đòi hỏi công nghệ cao
- Các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
4- Ngoài ra còn khuyến khích các hình thức hợp tác chuyển giao công nghệ cho những doanh nghiệp trong nước như: sản xuất nhượng quyền, gia công, chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao thương hiệu
+ Chính phủ cũng ban hành những chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng, thuế, đất nhằm tạo ra được môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp
Chính do vậy mà tình hình đầu tư trong lĩnh vực dược trong những năm qua
đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cả nước nói chung và ngành dược nói riêng
Trang 151.2 Sơ lược tình hình thị trường dược phẩm thế giới giai đoạn 2002-2005:
1.2.1 Tình hình tiêu dùng thuốc trên thế giới: [10], [33], [35], [36]
♦> Trong những năm gần đây, thị trường dược phẩm thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Sự gia tăng về số lượng các thuốc mới, đặc biệt là những thuốc có khả năng điều trị các bệnh nguy hiểm cũng dẫn đến việc gia tăng không ngừng doanh số bán (DSB) dược phẩm trên toàn thế giới
Bảng 1.1: Sự gia tăng doanh số bán dược phẩm trên thế giới qua các năm:
Tỷ lệ tăng trưởng so
Nguồn: Tổng hợp từ IMS Health (412006)
Hình 1.1: Doanh số bán dược phẩm toàn cầu từ 2002 đến 2005
+ DSB dược phẩm thế giới tăng khá ổn định trong những năm gần đây với
tỷ lệ tăng trưởng 7%, đạt tới doanh số 602 tỷ USD trong năm 2005 Nguyên nhân của sự phát triển này là do sự phục hồi kinh tế của một số nước trên thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất dược phẩm châu Á
4-Q7
559
^ĨỂ IIIÌI 427
^
/-I
.
1
Trang 16+ DSB dược phẩm toàn cầu vẫn tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại có
xu hướng chững lại, đạt 7% vào năm 2005 Mười thị trường lớn chiếm 81% thị trường thế giới lại chỉ đạt tốc độ tăng trưởng là 5,7% Đây cũng là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại Mặc dù vậy, DSB khổng lồ cũng cho thấy rõ vị trí ngày càng quan trọng của ngành dược phẩm thể giới
Bảng 1.2: So sánh doanh sô dược phẩm thê giói năm 2002 và năm 2005
Khu vực
Doanh sô (tỷ USD)
Nguồn: IMS World Review 2003, 2006 - IMS Health
Trong năm 2005, tăng trưởng mạnh nhất vẫn là Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada) đạt 265,7 tỷ USD và chiếm 44% DSB toàn cầu Thị trường châu Mỹ latinh đạt tốc độ tăng trưởng 18,5% với DSB 24 tỷ USD cho thấy các nước này
phần nào đã thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến tốc độ tăng trưởng đạt -10% vào năm 2002 Ở Châu Á, Nhật Bản vẫn là nước có DSB
dược phẩm cao nhất Năm 2005 cũng đánh dấu sự lớn mạnh của thị trường dược phẩm Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng 20,4% đạt DSB 11,7 tỷ USD trong năm
2005 Trung Quốc đã trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ 2 châu Á sau Nhật.4- Như vậy thị trường dược phẩm thế giới vẫn chủ yếu tập trung vào các nước phát triển, trong đó Bắc Mỹ (đặc biệt là Mỹ) là nước đạt doanh số bán cao nhất Thị trường các nước đang phát triển còn quá nhỏ bé, mặc dù chiếm 82% dân số thế giới song mức tiêu thụ thuốc chỉ đạt 15% Sở dĩ có sự khác biệt trên là
Trang 17do có sự khác chênh lệch về: mức độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và sự khác nhau về mô hình bệnh tật:
Mô hình bệnh tật chủ yếu Bệnh thần kinh, tiêu
hoá, tim mạch, tiết niệu
> Bảng 1.3:10 nhóm thuốc đứng đầu về doanh số bán trên thế giói năm 2005
Trang 18Mười nhóm thuốc dẫn đầu về DSB trên đã có một số thay đổi lớn trong vòng 4 năm trở lại đây Chỉ riêng 10 nhóm thuốc này đã chiếm 32,9% tổng DSB toàn thế giới năm 2005:
- Nhóm thuốc hạ cholesterol và triglyceride tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu với 32,4 tỷ USD
- Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng của 2 nhóm thuốc chống phân bào và
ức chế Angiotensin II rất cao Điều này cho thấy 2 nhóm thuốc trên còn phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong tương lai
♦♦♦ Trong 10 sản phẩm bán chạy nhất năm 2005, chủ yếu tập trung các sản phẩm thuộc nhóm tim mạch, cho thấy ưu thế của nhóm thuốc này trên thị trường hiện nay
Bảng 1.4:10 sản phẩm dẫn đầu về DSB trên thế giới năm 2005
DSB năm
2005 (tỷ USD)
% DSB toàn cầu
% tăng
trưởng so với 2004
Nguồn: IMS Health 2006
Trong năm 2005, tổng DSB của 10 sản phẩm bán chạy nhất là 56,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2004, chiếm 10,1% tổng DSB toàn cầu
Trang 19- Lipitor vẫn là sản phẩm bán chạy nhất với doanh số là 12,9 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2004, bỏ xa vị trí thứ 2.
- Plavix đã thay thế Zocor ở vị trí thứ 2 với doanh số 5,9 tỷ USD
- Zocor có tốc độ phát triển tiếp tục giảm, chỉ còn -10,7%, sự suy giảm này cho thấy Zocor đang ở trong giai đoạn suy thoái và đang dần bị thay thế
1.2.2 Tình hình hoạt động của các hãng dược phẩm lớn trên thê giới: [2],
[15], [29]
Trong những năm gần đây, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và tiền đầu
tư cho nghiên cứu phát triển thuốc mới ngày càng cao nên có nhiều hãng đã sát nhập hoặc liên doanh với nhau nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh Sự hợp nhất của các hãng này đã làm cho thị trường dược phẩm thế giới thay đổi đáng kể Vị trí xếp hạng của các công ty cũng do đó mà biến đổi theo
Bảng 1.5: Bảng xếp hạng 10 công ty hàng đầu thế giới năm 2004 theo DSB
(triệu USD)
Chi phi R&D(tỷ USD)
Lợi nhuận (triệuUSD)
Xếp hạng theo lợi nhuận
Trang 20Nãm 2002 Pfizer mua lại Phamacia&Upjohn và trở thành công ty đứng đầu thế giới về cả DSB và lợi nhuận Năm 2004, Sanofi Synthelabo tiếp quản Aventis trở thành Sanofi Aventis, công ty đứng hàng thứ ba thế giới về DSB và thứ 2 thế giới
về lợi nhuận Riêng Merck đã tụt xuống vị trí thứ 5 do ảnh hưởng của việc Vioxx
bị thu hồi và Zocor mất dần vị trí trong số 10 sản phẩm bán chạy nhất thế giới
Để giữ vững được các vị trí cao trong bảng xếp hạng thế giới, các công ty phải chi phí rất nhiều cho nghiên cứu và phát triển Trong năm 2004, chi phí nghiên cứu và phát triển của Pfizer là 7,5 tỷ USD, tăng 1,9 lần so với năm 2002 Tiền đầu tư cho nghiên cứu và phát triển so với DSB của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới thường chiếm tỷ lệ 16-23% Đó là nguyên nhân tại sao chỉ với 10 công ty hàng đầu trên đã chiếm lĩnh và khống chế hơn 59% thị trường dược phẩm thế giới
Các công ty cạnh tranh với nhau chủ yếu là dựa vào sản phẩm độc quyền của hãng và việc liên lục cho ra sản phẩm mới Lipitor của Pfizer liên tục giữ vị trí sản phẩm bán chạy nhất trong 5 năm liền, cùng với Norvasc đem về vị trí dẫn đầu cho Pfizer
Tuy nhiên hiện nay, các hãng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các thuốc generic với giá rẻ hơn rất nhiều Ngày càng có nhiều công ty tập trung vào sản xuất thuốc generic đã có uy tín, chỗ đứng trên thị trường Trong đó nổi bật là các công ty của Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil
Với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ hoá học, sinh học như hiện nay, ngành công nghiệp dược sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa Nhiều thuốc mới
sẽ được đưa ra thị trường, tăng trưởng doanh số bán sẽ còn đạt mức cao trong vài năm tới và cạnh tranh giữa các hãng dược phẩm cũng sẽ ngày càng gay gắt hơn
1.3 Khái quát về thị trường thuốc trong nước và vai trò của các CTDPNN:
1.3.1 Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam: [4], [7], [11], [18], [19]
Trong tình hình chung của thế giới đang có rất nhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì được tình hình chính trị, xã hội ổn định Đây là một điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 214- Tốc độ phát triển GDP năm 2005 đạt 8,5%, GDP bình quân đầu người là
514 USD/người vào năm 2004 Cùng với sự tăng cao của thu nhập bình quân đầu người thì tiền thuốc bình quân đầu người cũng được cải thiện rõ rệt Năm 1993 con số này là 2,5 USD/người thì đến năm 2005 đã tăng 3,9 lần đạt mức 9,85 USD/người
Bảng 1.6 : Tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam qua các năm
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
I I Dân số (triệu người) —♦— Tiền thuốc bình quân/nguời (USD) I
Hình 1.2: Dân số và tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm
Tuy tiền thuốc bình quân đầu người tăng nhanh trong 10 năm vừa qua song so với thế giới và khu vực thì con số này vẫn rất nhỏ bé Theo như dự kiến thì đến năm 2010, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ đạt trên 15 USD/người/năm, cùng với dân số gần 90 triệu người, Việt Nam sẽ là một thị trường thuốc đầy tiềm năng
Trang 22+ Thị trường dược phẩm Việt Nam có những bước tăng trưởng nhanh từ những năm đầu thập kỷ 90 cho đến nay Từ chỗ thị trường chưa đủ thuốc, đến
nay đã cung cấp đủ và có xu hướng thừa ở các thành phố lớn Trong vòng 5 năm
từ 2000 đến 2005, thị trường dược phẩm Việt Nam đã tăng 1,9 lần (từ 391 triệu USD năm 2000 đến 726 triệu USD năm 2005), dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm
2008 và sẽ tăng lên 1432 triệu USD vào năm 2010
Hình 1.3: Biểu đồ dự tính tốc độ tăng trưởng thị trường dược phẩm Việt Nam
Tuy giá trị tổng thị trường dược phẩm Việt Nam chỉ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan, Inđônêsia, Philipin song tốc độ tăng trưởng bình quân lại cao nhất trong khu vực (13%) Việt Nam là một thị trường dược phẩm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài
1.3.2 Vai trò của các CTDPNN: [4], [5], [12], [20], [23]
Sự xuất hiện của thuốc nước ngoài trên thị trường Việt Nam đã tạo ra không khí cạnh tranh sôi động, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng thuốc, đa dạng hoá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Sự có mặt của các CTDPNN tại Việt Nam cũng giúp các doanh nghiệp dược Việt Nam tiếp cận nhanh với kỹ thuật mới, đổi mới trang
Trang 23thiết bị, cách thức khai thác nguồn vốn, kỹ thuật, khả năng tổ chức Do đó trong những năm qua, ngành duợc Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng và đã
- Nhiều dạng bào chế đã được sản xuất thành công: viên nang mềm, thuốc tiêm đông khô, thuốc tiêm bột, các loại dịch truyền chất lượng cao, thuốc phun
mù, dạng gel bôi ngoài da
- Tính đến hết năm 2005 cả nước có 57 cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) trong đó có 18 cơ sở là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài), còn lại là các cơ sở trong nước
Hình 1.4: Giá trị sản xuất của các nhà máy GMP
Chỉ riêng 57 cơ sở này đã chiếm 84% tổng giá trị sản xuất của 177 nhà máy sản xuất tại Việt Nam Các cơ sở này đã đóng góp không nhỏ vào việc sản xuất
và cung ứng thuốc cho nhu cầu phòng và điều trị bệnh, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
♦> Bên cạnh quá trình tiêu chuẩn hoá hệ thống các cơ sở sản xuất, lộ trình tiêu chuẩn hoá lưu thông, phân phối và đảm báo chất lượng cũng đang được thúc
Trang 24đẩy: Đến hết năm 2005, bên cạnh 57 cơ sở sản xuất đạt GMP, Bộ Y Tế đã cấp
chứng nhận cho 46 cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) và
45 cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP) Tuy lộ trình
thực hiện GPs chưa đồng bộ nhưng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thay
đổi diện mạo ngành dược nước ta
❖ Giá trị tổng sản lượng thuốc nội địa liên tục tăng và tăng mạnh qua các năm, thuốc sản xuất trong nước ngày càng có tỷ trọng lớn trong tổng trị giá tiền
Tỷ lê (%)
Tăng trưởng (%)
Trị giá (triệu USD)
Tỷ lê
(%)
Tăng trưởng
£1 Thuốc
sx
trong nước
Hình 1.5: Kết quả sản xuất, XNK thuốc qua các năm
Trang 25Tính đến cuối năm 2005, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng đã tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2001, đạt trên 800 triệu USD Thị phần thuốc sản xuất trong nước
đã đạt 46,5% vào năm 2005 cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường thuốc Việt Nam ngày càng tăng Tuy vậy thuốc nhập khẩu vẫn chiếm 53,5% tổng trị giá tiền thuốc, điều này cho thấy vị trí của thuốc nhập khẩu trong việc đảm bảo nhu cầu thuốc, đặc biệt là các biệt dược mới, các thuốc chuyên khoa, các dạng bào chế hiện đại, là rất quan trọng
♦♦♦ Thông qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) thuốc trực tiếp của Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp nhiều loại thuốc với chủng loại đa dạng, chất lượng tốt tham gia vào công tác phòng và điều trị bệnh cho nhân dân, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa đặc trị, kỹ thuật cao, trong nước chưa sản xuất được Hơn nữa với thực trạng ngành công nghiệp dược Việt Nam phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất, sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm là một trong các nhân tố quan trọng giúp ngành công nghiệp dược phát triển
Tính đến 9/2005 có 57 đơn vị XNK trực tiếp, trong đó có 18 doanh nghiệp chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, 39 doanh nghiệp nhập khẩu cả nguyên liệu lẫn thuốc thành phẩm Trong số 57 đơn vị này có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
triệu USD
n Xuất khẩu
□ Nhập khấu
năm
Hình 1.6: Trị giá xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu qua các năm
Trang 26Kết quả cho thấy giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng lên và lớn hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu từ 30 đến 40 lần và đã đạt hơn 600 triệu USD vào năm 2004 Điều này cho thấy rằng nguồn thuốc đáp ứng cho nhu cầu điều trị bệnh chủ yếu vẫn là thuốc nhập ngoại Chính vì vậy hoạt động của các CTDPNN có ảnh hưởngrất lớn đối với thị trường thuốc Việt Nam.
1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam: [6], [7], [8 ], [17]
1.4.1 Quy định chung liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam:
Thuốc là loại hàng hoá kinh doanh có điều kiện do Bộ Y Tế (BYT) Việt Nam quản lý nhằm đảm bảo nguồn thuốc nhập khẩu có chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng Do đó tất cả các doanh nghiệp nước ngoài muốn thiết lập quan hệ buôn bán với Việt Nam trong lĩnh vực dược trước hết phải có
đăng ký doanh nghiệp nước ngoài theo “Thông tư của BYT số 17120011BYT-TT ngày 1 tháng 8 năm 2001 hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập quan hệ buôn bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc với các doanh nghiệp kinh doanh thuốc của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng xuất nhập khẩu phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không thành lập pháp nhân tại Việt Nam, thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn do BYT Việt Nam ban hành
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực dược ngoài việc chấp hành các quy định chung của ngành vẫn phải tuân thủ những quy định về
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định số24I2000INĐ-CP và Nghị định
sửa đổi bổ sung SỐ27/2003/NĐ-CP.
Hoạt động xuất nhập khẩu thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
phải thực hiện đũng theo Thông tư 06/2001/TB-BYT ngày 231412001 của Bộ trưởng BYT hướng dẫn việc xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người trong thời kỳ 2001-2005.
Trang 271.4.2 Các quy định về chuyên môn:
1.4.2.1 Quy chế đăng ký thuốc:
Để kiểm soát được thuốc đang lưu hành trên thị trường, theo quy chế đăng
ký thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 3/21/2001/QĐ-BYT ngày 18 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ YTế:
- Tất cả các thuốc được sản xuất và lưu hành tại Việt Nam cho phòng bệnh,
chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho người đều phải đăng ký và được Cục quản lý dược Việt Nam cấp số đăng ký
- Những trường hợp đặc biệt (thuốc dùng cho phòng, chống bệnh dịch, thiên tai, thuốc đặc biệt khan hiếm ), Cục quản lý dược Việt Nam sẽ xem xét cho lưu hành thuốc chưa có đăng ký
1.4.2.2 Quy chế nhãn thuốc và mỹ phẩm
(Theo thông tư sô' 14Ì2001ÍTT-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y T ế hướng dẫn ghi nhãn thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người)
- Các thuốc lưu hành trên thị trường đều phải có nhãn mác đầy đủ, nội
dung theo quy định và đúng theo hồ sơ đã đăng ký
- Thuốc nhập khẩu phải dán nhãn phụ có ghi tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu lên nhãn gốc nhưng không được che lấp phần thông tin chính của nhãn gốc
- Tất cả các thuốc thành phẩm đều phải có tờ hướng dẫn sử dụng ghi bằng tiếng Việt, kèm theo bao bì thương phẩm Nếu nội dung nhãn trên bao bì thương phẩm không thể hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu của hướng dẫn sử dụng
1.4.2.3 Quy chế quản lý chất luợng thuốc
ịBan hành kèm theo quyết định 24Ỉ2/1998ỈQĐ-BYT ngày 15 tháng 9 năm
1998 của Bộ trưởng Bộ Y Tế)
- Tất cả các thuốc, thuộc bất cứ nguồn gốc nào cũng phải được kiểm tra chất lượng mới được sản xuất, lưu hành và sử dụng cho người bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Trang 28- Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định của Quy chế này hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cản trở việc thực hiện quy chế thì tuỳ theo mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định pháp luật
1.4.2.4 Quy chê thông tín quảng cáo
Hiện nay các nhà sản xuất kinh doanh ngày càng đầu tư nhiều cho hoạt
động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình để nâng cao doanh số bán và tạo
dựng được hình ảnh tốt cho công ty và cho sản phẩm Để quản lý các hoạt động
thông tin quảng cáo thuốc, Bộ Y Tế ban hành “Qui chế thông tin quảng cáo
thuốc dùng cho người và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người ”
theo Quyết định số 255712002/QĐ-BYT.
Thông tin quảng cáo thuốc, mỹ phẩm phải trung thực, khách quan, chính
xác nhằm hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm hợp lý, an toàn, phù hợp với chính
sách quốc gia về thuốc của Việt Nam Nội dung thông tin phải đúng như hồ sơ đã
được Cục quản lý dược phê duyệt
1.4.2.5 Quy định về việc xuất, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ con người:
Xuất nhập khẩu thuốc đóng vai trò quan trọng trong nền dược phẩm nước ta:
- Đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất, thành phẩm đáp ứng nhu cầu thuốc
chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là những nguyên liệu, thành phẩm mà Việt
Nam chưa sản xuất được
- Tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường thuốc giữa thuốc nội và thuốc ngoại:
kích thích sản xuất trong nước phát triển do các xí nghiệp trong nước cố gắng
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã bao bì, đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy
móc phục vụ sản xuất để có thể cạnh tranh được với thuốc ngoại
Để thống nhất quản lý việc XNK thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 113/CT ngày 9/5/1989 và danh mục các mặt
hàng cấm nhập, nhập hạn chế và không hạn chế Ngoài ra đối với thuốc nước
Trang 29ngoài nhập vào Việt Nam có các quy định khá phong phú được chỉ rõ ở các văn bản hướng dẫn việc XNK thuốc như:
- Điều kiện để thuốc nước ngoài được nhập vào Việt Nam
- Hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài
- Quy định về thuốc nước ngoài đang lưu hành ở Việt Nam
- Các quy định về hạn dùng của thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
- Các quy định về thuốc YHCT nhập vào Việt Nam
Trang 30PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
+ Các CTDPNN tại Việt Nam gồm có 3 loại hình:
- Văn phòng đại diện cho nhà sản xuất *
- Văn phòng đại diện cho nhà phân phối •
- Liên doanh sản xuất tại Việt Nam
+ Các tài liệu gồm có:
- Các dữ liệu liên quan đến hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam
- Báo cáo của Cục QLDVN liên quan đến hoạt động của các CTDPNN
- Các báo cáo của các CTDPNN
- Các văn bản pháp lý có liên quan
- Các tạp chí, niên giám thống kê y tế hàng năm
+ Một số chuyên gia trong ngành
2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: + lình hình đăng ký DNNN
- Số lượng các CTDPNN qua các năm 2002- 2005
- Tình hình đăng ký doanh nghiệp nước ngoài theo quốc gia
- Sô lượng các CTDPNN theo lĩnh vực hoạt động
+ Tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Dược:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dược từ 2002-2005
- Tình hình triển khai các dự án đầu tư nước ngoài
- Vài nét về kết quả hoạt động của các dự án đầu tư vào sản xuất + Tình hình đăng ký thuốc nước ngoài tại Việt Nam:
- Tình hình đăng ký thuốc nước ngoài qua các năm
- Đăng ký thuốc nước ngoài theo hoạt chất /'
- ĐKT nước ngoài tính theo nước sản xuất (
Trang 31- ĐKT nước ngoài theo nhóm tác dụng dược lý
+ Chất lượng thuốc nước ngoài
- Tình hình thuốc vi phạm chất lượng qua các năm
- Tình hình vi phạm chất lượng thuốc nước ngoài xếp theo loại vi phạm
- Tình hình vi phạm chất lượng thuốc có SDK và chưa có SDK
- Vi phạm chất lượng theo nhóm thuốc
- Vi phạm chất lượng theo nước sản xuất
+ Tình hình thông tin quảng cáo thuốc nước ngoài
- Đăng ký và thực hiện các hoạt động thông tin quảng cáo
- Các hình thức thông tin quảng cáo
+ Tình hình kinh doanh của các CTDPNN
- Doanh số bán thuốc của các CTDPNN
- Doanh số nhập khẩu vào Việt Nam chia theo quốc gia
2.3 Phương pháp nghiên cứu: [24]
2.3.1 Phương pháp hồi cứu, tiến cứu:
Thu thập các số liệu căn cứ vào số liệu thống kê của Cục quản lý Dược vàniên giám thống kê Y tế từ năm 2002 đến năm 2005 Trên cơ sở đó tiến hànhphân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các CTDPNN theo hình 2.7
Hồi cứu áp dụng đối với những số liệu từ 12/2005 trở về trước
Tiến cứu áp dụng đối với những số liệu từ 1/2006
Trang 32Đăng ký Đầu tư Đăng ký Doanh số TT- Chất lượng
Nhận xét, đánh giá
Hình 2.7 Sơ đồ vận dụng phương pháp hồi cứu, tiến cứu
2.3.2 Phương pháp chuyên gia:
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm các chuyên gia để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá một cách chính xác về tình hình phát triển của các CTDPNN trong quá khứ hay dự đoán kết quả
về hoạt động trong tương lai của các CTDPNN tại Việt Nam dựa trên việc xử lý
có hệ thống đánh giá của các chuyên gia
Xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu trên
T
Trang 33Chuẩn bị vấn đề cần phân tích
Lựa chọn các chuyên gia
Phỏng vấn theo chủ đề
Thảo luận nhóm một số chuyên gia
Xử lý ý kiến của các chuyên gia
Đưa ra những nhận xét, đánh giá
Hình 2.8: Sơ đồ ứng dụng phương pháp chuyên gia 2.3.3 Các phương pháp phân tích kinh tế:
* Phương pháp so sánh định gốc: Lấy năm 2002 làm gốc để so sánh sự
biến đổi từ đó đánh giá xu hướng phát triển của tình hình đăng ký của các CTDPNN và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược tại Việt Nam
* Phương pháp so sánh liên hoàn: So sánh tình hình chất lượng và thông
tin quảng cáo thuốc qua các năm
* Phương pháp tỷ trọng: Xác định tỷ trọng về số lượng và doanh số của
các CTDPNN với tổng số các CTDP đang hoạt động tại Việt Nam để đánh giá vai trò của các công ty này Xác định tỷ trọng từng loại hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thấy được loại hình đầu tư đang chiếm ưu thế
2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT:
Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) của các CTDPNN để đánh giá tính thích ứng trong hoạt động của các công ty này tại Việt Nam và kiến nghị các chiến lược và chính sách quản lý cụ thể
Trang 342.4 Phương pháp lấy mẫu:
- Lấy mẫu toàn bộ: các dữ liệu phản ánh về tình hình hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam, các báo cáo, hội nghị tổng kết của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược Việt Nam
- Lấy mẫu có định hướng: lấy mẫu định hướng các số liệu, dữ kiện ưu tiên tại một số công ty có doanh số hàng đầu tại Việt Nam
2.5 Thiết kế nghiên cứu:
2.6 Kỹ thuật trình bày và xử lý sô liệu:
Dùng chương trình Microsoft Excel 2003, Microsoft Word 2003 để trình bày và
xử lý số liệu
Trang 35Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1 Tình hình đăng ký của các công ty dược phẩm nước ngoài:
3.1.1 Số lượng các CTDPNN qua các năm 2002-2005:
Nhu cầu tiêu dùng thuốc ngày càng tăng cao cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế và sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm qua là điều kiện để Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều CTDPNN vào đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm
Bảng 3.8: Số lượng đăng ký của các CTDPNN ở Việt Nam qua các năm:
Trang 36+ Nhìn chung số lượng đăng ký của các CTDPNN tăng qua các năm và tốc
độ tăng trưởng khá đều đặn, trung bình 6% mỗi năm Tính tới tháng 3/2006 đã có
286 CTDPNN tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam, tăng thêm 63 công
ty so với cùng thời điểm năm 2002
+ Hàng năm, số công ty đăng ký lại chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số đăng
ký của các CTDPNN được cấp trong năm trong khi số công ty đăng ký mới tăng
chậm Điều này cho thấy hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam đã đì vào giai đoạn ổn định.
3.1.2 Tình hình đăng ký doanh nghiệp nước ngoài theo quốc gia:
Tính đến hết tháng 3 năm 2006 đã có 35 quốc gia có công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dược ở Việt Nam tuy vậy số lượng 286 CTDPNN này không chia đều cho các nước mà tập trung chủ yếu vào một số quốc gia
Bảng 3.9: Tình hình đăng ký doanh nghiệp nước ngoài theo quốc gia.
Trang 374-Số lượng các CTDPNN của 10 nước nói trên đã chiếm 74% tổng số các
CTDPNN đăng ký hoạt động tại Việt Nam, trong đó chủ yếu vẫn tập trung vào
Ấn Độ, Hàn Quốc và Pháp
- Ấn Độ và Hàn Quốc có số công ty tăng mạnh và đều đặn
- Số lượng công ty đến từ Pháp không tăng và đang có xu hướng giảm dần
và đến 9/2005, Pháp đã không còn là nước có số lượng công ty dược phẩm thứ hai trên thị trường Việt Nam
- Trong vòng 4 năm, số CTDPN đến từ Hàn Quốc đã tăng 83% từ 18 lên
33 công ty, mang lại vị trí số 2 về số lượng CTDPN Sự gia tăng về số lượng của
các công ty đến từ Ấn Độ và Hàn Quốc cho thấy tính hấp dẫn của thị trường dược phẩm Việt Nam đối với các công ty từ những quốc gia này Sự tăng trưởng
về số lượng các CTDPNN từ hai quốc gia này cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng số lượng các CTDPNN qua các năm
Trang 38+ Pháp, Đức, Singapore và Hoa Kỳ là những nước có số lượng công ty khá ổn
định và ít biến động trong những năm qua Điều này cho thấy sự đầu tư từ những nước này đã mang tính ổn định, ít có tính đột phá.
■♦•Nhìn vào biểu đồ cũng thấy rằng số lượng công ty hàng đầu của Bắc Mỹ, Nhật, Tây Ẩu vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn rất hạn chê, chủ yếu
là các công ty của thuộc các nước châu Á Lý do một phần là do thuốc của các nước này có giá rẻ hơn và phù hợp hơn với nhu cầu và mức sống của người dân Việt Nam
3.1.3 Sô lượng các CTDPNN tính theo lĩnh vực hoạt động:
Mặc dù trên cả nước chỉ có 286 CTDPNN song thuốc nước ngoài lại đang chiếm hơn 50% giá trị sử dụng thuốc tại Việt Nam, điều này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của các CTDPNN này đối với thị trường thuốc nước ta Phân tích tình hình đăng ký các doanh nghiệp nước ngoài theo lĩnh vực hoạt động ta thấy:
Bảng 3.10: Số lượng các CTDPNN theo lĩnh vực hoạt động.
Trang 39□ DNSX
&KD Thuốc TP
năm Hình 3.12: Biểu đồ số lượng CTDPNN theo lĩnh vực hoạt động qua các năm
Nhận xét
+ Tính đến 3/2006 đã có 286 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam, trong đó số doanh nghiệp sản xuất thuốc đăng ký chiếm khoảng 76%, còn lại là các doanh nghiệp buôn bán Điều này phần nào thể hiện chủ trương khuyến khích ưu tiên vào lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực dược của nhà nước.+ Các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất tập trung chủ yếu vào sản xuất tân dược thành phẩm, chỉ có 1 doanh nghiệp sản xuất thuốc y học cổ
truyền (YHCT), không có doanh nghiệp nào sản xuất nguyên liệu.
+ Các doanh nghiệp buôn bán kinh doanh dược phẩm nước ngoài cũng chủ yếu đầu tư vào nguyên liệu và thành phẩm tân dược trong đó thành phẩm chiếm chủ yếu Số CTDPNN kinh doanh thuốc YHCT chiếm tỷ lệ rất nhỏ
Điều này cho thấy các CTDPNN tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào sản xuất
và buôn bán thành phẩm thuốc tân dược
Trang 403.2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dược 2002-2005:
❖ Trong thời gian gần đây Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành một môi trường đầu tư rất thuận lợi Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua Tuy nhiên đầu tư trong lĩnh
vực dược phẩm lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
3.2 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược tại Việt Nam:
Hình 3.13: Biểu đồ số dự án đầu tư trong lĩnh vực dược và số vốn đăng ký