Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ buộc các nước tham gia phải thay tuân thủ các quy ước chung, những rao cản về thuế quan, chính sách thương mại dần bị dỡ bỏ kèm theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Việt nam trong thời gian qua mới chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng thuần tuý nhiều rủi ro, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để theo kịp hội nhập kinh tế thế giới buộc các ngân hàng thương mại phải mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt nam cũng đã được chú trọng và phát triển. Tuy nhiên, quy mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưa tương xứng, quy trình còn nhiều hạn chế, kết quả mang lại còn khiêm tốn. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội” để nghiên cứu.
Trang 1TRầN HồNG GIANG
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NGÂN HàNG NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN VIệT NAM - Chi
nhánh Nam Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Ngời hớng dẫn khoa học: ts vũ hà cờng
Hà nội - 2013
Trang 2Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của
tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Vũ Hà Cường Các
số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Hồng Giang
Trang 3Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của TS Vũ Hà Cường trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa họcTrường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Ngân hàng - Tài Chính, Viện đào tạo Sauđại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoànthành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2014
Học viên
Trần Hồng Giang
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ 3
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5
1.1.3 Nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM 5
1.1.4 Vai trò hoạt động KDNT của NHTM trong nền kinh tế thị trường 17
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM 18
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ 18
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM 18
1.2.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM .22 1.3.1 Những nhân tố khách quan 22
1.3.2 Những nhân tố chủ quan 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 26
2.1 Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3 Tình hình tài chính Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2010 -2012 29
Trang 52.2.1 Quy trình thực hiện kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng NHNo&PTNT
Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội 33
2.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Nam Hà Nội 44
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội 49
2.3.1 Kết quả đạt được 49
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 57
3.1 Định hướng phát triển của NHNo &PTNT Việt Nam 57
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước năm 2014 tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM 57
3.1.2 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 61
3.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2014 và những năm tiếp theo 64
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội 65
3.2.1 Nâng cao chất lượng quy trình, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 65
3.2.2 Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ 65
3.2.3 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh 67
3.2.4 Đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến hoạt động KDNT67 3.2.5 Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT 69
3.2.6 Nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 70
3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71
3.2.8 Phát triển công nghệ thông tin 72
3.3 Kiến nghị 72
3.3.1 Kiến nghị với NHNN 72
3.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6ADB Ngân hàng phát triển Châu á
NHNo&PTNT (Agribank) Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EUR Đồng Euro (đồng tiền chung Châu Âu)
TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Trang 7Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn năm 2010 - 2012 30Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình dư nợ năm 2010 – 2012 31Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012 32Bảng 2.4: Tỷ lệ % các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Chi Nhánh Nam Hà
Nội năm 2010 - 2012 41Bảng 2.5: Doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2010 - 201245Bảng 2.6: Doanh số bán ngoại tệ của Chi Nhánh Nam Hà Nội năm 2010 - 201246Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi Nhánh Nam Hà
Nội năm 2010 - 2012 47Bảng 2.8: Tỷ lệ % Lợi nhuận/Tổng doanh thu hoạt động từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của Chi Nhánh Nam Hà Nội năm 2010 - 2012 48Bảng 2.9: Tỷ trọng mua, bán từng loại ngoại tệ/Tổng doanh số mua, bán ngoại
tệ năm 2010 - 2012 50
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh số mua ngoại tệ phân theo loại ngoại tệ giao dịch 51Biểu đồ 2.2: Doanh số bán ngoại tệ phân theo loại ngoại tệ giao dịch 51Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán XNK tại Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2010 -
2012 51
Trang 8TRầN HồNG GIANG
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NGÂN HàNG NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN VIệT NAM - Chi
nhánh Nam Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Hà nội - 2013
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ buộc các nước thamgia phải thay tuân thủ các quy ước chung, những rao cản về thuế quan, chính sáchthương mại dần bị dỡ bỏ kèm theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thươngmại trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Các ngân hàng thương mại Việt nam trong thời gian qua mới chỉ tập trung vàohoạt động tín dụng thuần tuý nhiều rủi ro, thu nhập từ các hoạt động kinh doanhdịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Để theo kịp hội nhập kinh
tế thế giới buộc các ngân hàng thương mại phải mở rộng và đa dạng hoá các hoạtđộng kinh doanh, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt nam cũng đã được chútrọng và phát triển Tuy nhiên, quy mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưatương xứng, quy trình còn nhiều hạn chế, kết quả mang lại còn khiêm tốn
Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội” để nghiên cứu.
Kết cấu luận văn gồm ba (03) chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại tệ và hiệu quả hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaNgân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau
nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuậntrực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Các đặc điểm đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ là: Hoạt độngKDNT gắn liền với các hoạt động thương mại quốc tế; gắn liền với tỷ giá và luônchứa đựng nhiều rủi ro
1.1.3 Các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.1.3.1 Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch giao ngay là giao dịch hai bên thỏa thuận mua bán ngoại tệ theo tỷgiá thống nhất ngày hôm nay và việc chuyển giao giữa các đồng tiền được thực hiệntrong vòng 02 ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày ký kết hợp đồng
1.1.3.2 Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch được các bên thoả thuận mua bán với nhau mộtlượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định ngày hôm nay nhưng việc thực hiện giaodịch vào một ngày trong tương lai, thông thường ngày trong tương lai thường là 30,
60, 90, 120 hay 180 ngày
1.1.3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch:giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiềnkhác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của haigiao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng
Trang 111.1.3.4 Giao dịch hợp đồng tương lai (Future)
Hợp đồng tương lai trong hoạt động KDNT là một thỏa thuận mua bán một sốlượng đồng tiền định sẵn theo một tỷ giá ấn định vào thời điểm ký kết hợp đồng vàngày giao hàng được ấn định sẵn trong hợp đồng trong tương lai được thực hiện tại
Sở giao dịch ngoại hối
1.1.3.5 Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
Giao dịch hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sởhữu nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhấtđịnh với giá ấn định vào một ngày ấn định Người mua hợp đồng phải trả cho ngườibán quyền chọn một số tiền lệ phí cho quyền chọn này
1.1.4 Vai trò hoạt động KDNT của NHTM trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động KDNT của ngân hàng ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chokhách hàng còn nhằm mục tiêu kinh doanh; đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngânhàng nhằm phân tán rủi ro; giúp ngân hàng có thể đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, hạnchế rủi ro trong hoạt động kinh doanh khi tỷ giá biến động mạnh
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hiệu quả hoạt động KDNT của ngân hàng thương mại là mối quan hệ giữa
mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng và đáp ứng tốthơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Đồng thời thúc đẩy tăng trưởngkinh tế - xã hội đặc biệt là kinh tế đối ngoại, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triểncủa NHTM với chi phí mà NHTM phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM
Doanh số thực hiện: tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả của một hoạt động
kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp hay ngân hàng đều được thể hiện qua doanh sốthực hiện
Lợi nhuận: lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả vàngược lại
Trang 12Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh số bán ngoại tệ cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Chất lượng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng: khi ngân hàng đáp ứngtốt, đầy đủ nhu cầu thanh toán nhập khẩu cũng như chuyển đổi ngoại tệ đáp ứng yêucầu của nhà nhập khẩu, khách hàng một cách liên tục, thông suốt sẽ tạo được niềmtin của khách hàng vào khả năng và chất lượng phục vụ
Quy mô và mạng lưới thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ: quy mô thựchiện hoạt động KDNT được thể hiện ở số lượng khách hàng tham gia vào hoạt độngtrao đổi ngoại tệ với ngân hàng, số lượng ngoại tệ thực hiện giao dịch và loại ngoại
tệ tham gia giao dịch Mạng lưới hoạt động KDNT càng lớn càng có khả năng đápứng tốt nhu cầu của khách hàng
1.2.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có thể gặp các rủi ro: rủi ro tỷ giá; rủi rothanh toán; rủi ro kinh doanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM
1.3.1 Những nhân tố khách quan
Tác động của nền kinh tế, chính trị, xã hội: một nền kinh tế phát triển, chínhtrị thống nhất góp phần ổn định tỷ giá, khuyến khích hoạt động kinh doanh; chínhsách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN thống nhất, minh bạchtạo cơ hội cho các NHTM nắm bắt được chủ trương đường lối để định hướng pháttriển kinh doanh ổn định, hiệu quả; trạng thái ngoại tệ của ngân hàng
Quy trình và thủ tục thực hiện hoạt động KDNT: Việc thiết lập quy trình vàthủ tục cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch, đơn giản,
Trang 13không phức tạp đối với khách hàng và đảm bảo tính chặt chẽ, có khả năng kiểmsoát tốt, hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNT
Các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM ảnh hưởng tới hoạt động KDNT: Việcphát triển hoạt động KDNT cũng đòi hỏi phát triển các nghiệp vụ khác như: tíndụng, kế toán, nghiệp vụ huy động vốn, marketing…
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
← Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nộiđược thành lập theo quyết định số 48/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hộiđồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội chính thức khaitrương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên banđầu là 36 người và đến nay là 179 người
← Chi nhánh Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc củaNHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở tại toà nhà C3 - phường Phương Liệt - quậnThanh Xuân - thành phố Hà Nội Chi nhánh Nam Hà Nội có mạng lưới là cácphòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như: Chùa Bộc, ChâuLong, Trung Kính, Vạn Bảo, Khâm Thiên, Trường Đại Kinh tế quốc dân
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo gồm một Giám đốc và ba phó giám đốc phụtrách điều hành hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh Chi nhánh gồm có 08phòng nghiệp vụ và 07 phòng giao dịch
Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh Nam Hà Nội: Tổ chức trung
gian tài chính; tạo phương tiện thanh toán; trung gian thanh toán
Trang 14Các lĩnh vực hoạt động chính của Chi nhánh Nam Hà Nội: Huy động vốn;hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
2.1.3 Tình hình tài chính Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2010 -2012.
Tình hình hoạt động của chi nhánh đạt được những hiệu quả nhất định, lợinhuân đạt được qua các năm là rất khả quan Lợi nhuận đạt được năm 2011 là 59 tỷđồng tăng so với năm 2010 là 21 tỷ đồng tương đương tăng 55% so với lợi nhuậnnăm 2010 Năm 2012 lợi nhuận đạt được 53 tỷ đồng giảm 6 tỷ đồng so với năm
2011, tương đương giảm 10% so với lợi nhuận năm 2011 Lợi nhuận luôn dươngnhưng không ổn định qua các năm
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1 Quy trình thực hiện kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội.
2.2.1.1 Phân cấp quản lý, phạm vi hoạt động nghiệp vụ
Trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, hoạt động kinh doanhngoại tệ được chia tách thành hai cấp quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn hoàn toànkhác nhau đó là sở giao dịch và hệ thống các chi nhánh
2.2.1.2 Một số quy định chung
Bao gồm các quy định về: phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch; xác định tỷ giá giao dịch; trạng thái, hạn mức trạng thái ngoại tệ.
2.2.1.2 Quy trình mua bán ngoại tệ
a) Xác định tỷ giá giao dịch đầu ngày của chi nhánhĐầu ngày, cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh mởmáy, đăng nhập vào hệ thống xác định tỷ giá do sở giao dịch của NHNo&PTNTViệt Nam cập nhật Trên cở sở tỷ giá do sở giao dịch cập nhật và tỷ giá trên thịtrường liên ngân hàng do cán bộ giao dịch thu thập thông tổng hợp trình Ban giámđốc chi nhánh xem xét phê duyệt tỷ giá áp dụng tại chi nhánh
b) Xác định nhu cầu giao dịch
Trang 15Sau khi xác định tỷ giá giao dịch đầu ngày, cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ thu thập, xác định nhu cầu của khách hàng trên toàn chi nhánh Số liệu thuthập từ các phòng nghiệp vụ và các phong giao dịch báo về
c) Quy trình mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh và khách hàng
Chi nhánh không được mua quyền lựa chọn của các tổ chức khác, cá nhân;Khách hàng mua bán ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế và các mụcđích hợp pháp khác tại chi nhánh hoặc ngân hàng khác
← Nghiệp vụ mua ngoại tệ mặt: Khi khách hàng có nhu cầu bán
ngoại tệ tiền mặt, kế toán giao dịch yêu cầu khách hàng lập yêu cầu đổi tiền và tiến
hành kiểm định, đếm và chi trả VNĐ cho khách hàng
← Nghiệp vụ mua ngoại tệ chuyển khoản: Khách hàng là tổ chức yêucầu bán ngoại tệ trên tài khoản, cán bộ giao dịch hướng dẫn khách hàng lập hợpđồng mua bán ngoại tệ/ủy nhiệm chi/ yêu cầu chi ngoại tệ theo mẫu phù hợp
d) Quy trình mua bán ngoại tệ giữa sở giao dịch và chi nhánh
Giao dịch mua bán ngoại tệ giữa sở giao dịch với các chi nhánh được thựchiện theo các loại hình nghiệp vụ KDNT, riêng nghiệp vụ giao dịch quyền lựa chọngiữa sở giao dịch với chi nhánh chỉ được thực hiện khi có hướng dẫn của TổngGiám đốc.
2.2.1.4 Các nghiệp vụ KDNT áp dụng tại Chi nhánh Nam Hà Nội
Nghiệp vụ KDNT chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất trong chi nhánh so vớicác nghiệp vụ khác; nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng kỳ hạn lượng khách hàng giaodịch thông qua hợp đồng kỳ hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nghiệp vụkinh doanh ngoại tệ của chi nhánh; nghiệp vụ kinh doanh hoán đổi ngoại tệ: nghiệp
vụ hoán đổi ngoại tệ tại Chi nhánh Nam Hà Nội cũng đã được thực hiện với Sở giaodịch Việc giao dịch hoán đổi ngoại tệ với khách hàng tạm thời chưa thực hiện;nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng tương lai: nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện
ở Việt Nam Các NHTM và TCTD chưa nhận được những văn bản pháp luật hướngdẫn về nghiệp vụ này; nghiệp vụ KDNT theo quyền chọn: nghiệp vụ giao dịchquyền chọn hiện tại cũng chưa được thực hiện tại chi nhánh
Trang 162.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam
- Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.2.1 Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua và nguồn mua ngoại tệ: doanh số mua ngoại tệ của Chinhánh Nam Hà Nội có sự biến động mạnh và có xu hướng giảm ảnh hưởng tớihoạt động KDNT
Nguồn mua ngoại tệ để kinh doanh: Các giao dịch mua ngoại tệ trực tiếp của
khách hàng như: từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của khách hàng, từ nguồnkiều hối…; mua từ thông qua Sở giao dịch (trung gian ngoại tệ) điều tiết từ các chinhánh thừa ngoại tệ bán cho các chi nhánh thiếu ngoại tệ; mua trên thị trường liênngân hàng (TTLNH)
Doanh số bán và nguồn bán ngoại tệ: doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánhNam Hà Nội cũng có xu hướng tụt giảm năm sau thấp hơn năm trước Doanh sốbán ngoại tệ Chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện chủ yếu từ bán ngoại tệ cho cáckhách hàng có mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương, bán ngoại tệ cho
Sở giao dịch
2.2.2.2 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh qua các năm luôndương thể hiện quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh có hiệu quả.Tuy nhiên, lợi nhuận đạt được qua các năm không ổn định có năm tăng, có nămgiảm só với năm trước
2.2.2.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên tổng doanh thu hoạt độngkinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
2.3.1 Kết quả đạt được
Về doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ: doanh số hoạt động KDNT của
chi nhánh bị giảm Tuy nhiên, chi nhánh vẫn cân đối đảm bảo cung cấp đủ nguồn
Trang 17ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu.
Về tỷ trọng các loại ngoại tệ mua bán kinh doanh: doanh số USD chiếm tỷtrọng vượt trội so với các loại ngoại tệ khác (trên dưới 74%)
Về doanh số thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của Chi nhánh Nam Hà
Nội qua các năm cũng có nhiều sự biến động và không ổn định Lợi nhuận: Mặc dù
qua các năm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đều dươngnhưng còn khá thấp so với tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Chất lượng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Quy trình nghiệp vụ cũng
đã được ban lãnh đạo chú trọng nhằm cải thiện để tạo điều kiện tốt nhất cho kháchhàng đến giao dịch Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch cởi mở, thân thiệnhơn tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến làm việc
Quy mô và mạng lưới thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mở rộng
mạng lưới kinh doanh ngoại tệ cũng đã được Ban lãnh đạo Chi nhánh chú trọng;quy mô giao dịch ngoại tệ cũng được mở rộng về cả đối tượng khách hàng, sốlượng giao dịch
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế
Doanh số hoạt động KDNT, thanh toán xuất nhập khẩu qua Chi nhánh Nam
Hà Nội không ổn định do chi nhánh tập trung vào một số ngành, một số doanhnghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mà không thu hút mở rộng khách hàng; lợi nhuậnthu được từ Nghiệp vụ KDNT còn thấp; chưa khuyến khích nhu cầu mua ngoại tệcủa cá nhân do còn nhiều thủ tục gây khó khăn có người giao dịch;
Trang 18nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh còn ở mức đơn giản; hoạt động KDNTquá tập trung vào một số ít loại ngoại tệ như USD, EUR, không đa dạng hoá ngoại
tệ thanh toán; các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn sử dụng đơn điệu; chưa có bộphận làm công tác dự báo, đánh giá sự biến động của tỷ giá; sự kết hợp giữa nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ với các nghiệp vụ kinh doanh khác như: tín dụng, thanh toánquốc tế tại chi nhánh còn rời rạc, chưa hỗ trợ cho nhau; hoạt động huy động tiếtkiệm và chi trả kiều hối của chi nhánh không có sự linh hoạt; nhân tố con người; cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinhdoanh ngoại tê của chi nhánh
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI
NHÁNH NAM HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển của NHNo &PTNT Việt Nam
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước năm 2014 tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2014 tác động tới hoạt động kinhdoành ngoại tệ của các ngân hàng thương mại: Trải qua những năm khó khăn, nềnkinh tế thế giới đang đần có dấu hiệu phục hồi với sự khởi sắc của một loạt các nềnkinh tế hàng đầu ở khắp các châu lục như: Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu
Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014: Năm 2014, Quốc hội đặt ra
mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế năm 2014 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát (~7%); tăng trưởng hợp lý (5,8%) và nâng cao chất lượng, hiệuquả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiếnlược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm an sinh
và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
3.1.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 19NHNo&PTNT Việt Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, pháthuy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh
tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụmục tiêu hoạt động cho “Tam nông”
Hội đồng thành viên cũng đưa ra định hướng đối với hoạt động kinh doanhngoại hối của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đó là:
Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Trụ sở chính;
mở rộng khai thác nguồn vốn ngoại tệ từ các nguồn kiều hối, nguồn ngoại tệ từkhách hàng xuất khẩu, nguồn vay tài trợ thương mại, các chương trình hỗ trợ xuấtnhập khẩu từ các tổ chức, chính phủ (ADB, chương trình GSM), nguồn ngoại tệ từcác dự án ngân hàng phục vụ; xây dựng chính sách khách hàng xuất nhập khẩu, coiđây là mục tiêu quan trọng nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ và góp phần giảm thiểurủi ro tín dụng
3.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2014 và những năm tiếp theo
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, gia tăng khả năng cạnhtranh trong hoạt động trên thị trường ngoại hối; tập trung huy động, thu hút nguồnvốn Luôn đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng đến giao dịch; thayđổi phong cách phục vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ phòng KDNT;
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
3.2.1 Nâng cao chất lượng quy trình, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Đơn giản hóa thủ tục hồ sơ tới mức tối đa, giản lược các giấy tờ không cần thiếttạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ nhanh chóng, chính xác Tuy nhiên vẫnđảm bảo bảo đầy đủ về mặt pháp lý tránh rườm ra gây nản chí cho khách hàng
3.2.2 Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ
Lượng ngoại tệ mà chi nhánh có thể khai thác được từ nhiều nguồn khácnhau như: nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; tiền mặt của cư dân là người
cư trú và người không cư trú, kiều hối…
Trang 20Để khai thác tốt nguồn ngoại tệ này, chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt độngnhằm thu hút khách hàng có nguồn ngoại tệ bán cho lại cho ngân hàng Chinhánh áp dụng mức giá linh hoạt, không cứng nhắc đối với từng loại khách hàngtrên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận một cách hợp lý mà vẫn tạo ra mức giá cạnhtranh, khuyến khích, hấp dẫn khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng
Chi nhánh cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng xuất khẩu khi có nhu cầumua ngoại tệ từ ngân hàng mình một cách thuận lợi, khuyến khích cho vay đốivới các doanh nghiệp cu nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Thu hút kiều hối cũng là nguồn cung ngoại tệ lớn cho chi nhánh
3.2.3 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh: đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinhdoanh sẽ tạo điều kiện đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng, bởi vì khách hang
là rất đa dạng, nhu cầu về từng loại ngoại tệ để thanh toán cũng đa dạng theo Gópphần hạn chế rủi ro tỷ giá khi mà tập trung vào một số ngoại tệ có sự biến động mạnh
3.2.4 Đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến hoạt động KDNT
Các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của NHTM đều có mối quan hệ hỗ trợ
và liên quan trực tiếp tác động đến nhau: nghiệp vụ thanh toán quốc tế; hoạt độngcho vay ngoại tệ; thu hút kiều hối
3.2.5 Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT
Thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng về việc
sử dụng các dịch vụ ngân hàng có gắn với hoạt động kinh doanh ngoại tệ Nắm bắtđược thực tế những phát sinh, những vướng mắc, khó khăn của khách hàng
3.2.6 Nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
← Ngoài phòng nghiệp vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánhcần thanh lập thêm bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách làm công tác thu thập thôngtin, dự báo, đánh giá sự biến động của tỷ giá để tham mưu cho lãnh đạo Phòng kinhdoanh ngoại hối, Ban giám đốc đưa ra phương án kinh doanh ngoại tệ tuơng ứng, hiệuquả
Trang 213.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngân hàng cần có chế độ tuyển dụng một cách hợp lý nhằm sử dụng đượccác nhân viên có bằng cấp chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầuhiện tại đang thay đổi của ngân hàng, đồng thời có phẩm chất đạo đức tốt, tác phonglàm việc nhanh nhẹn, phong cách giao tiếp cởi mở, lịch sự
3.2.8 Phát triển Công nghệ thông tin
Chi nhánh cần được trang bị hệ thống máy tính nối mạng với tốc độ cao, đầu
tư các trang thiết bị cơ sở vật chất hạ tầng để tạo bộ mặt của một phòng giao dịchhiện đại, năng động, lịch sự và văn minh
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động KDNT, coi công nghệ là nềntảng, tiền đề để từ đó chi nhánh có thể triển khai các sản phẩm dịch vụ mới phục vụhoạt động kinh doanh ngoại tệ
3.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam cần ban hành quy trình hoạt động kinh doanh ngoại
tệ và các văn bản hướng dẫn chi tiết, các mẫu hồ sơ quy chuẩn đảm bảo tính thốngnhất và đồng bộ trong toàn hệ thống; NHNo&PTNT Việt Nam cần có cơ chếkhuyến khích và thu hút khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa (có nguồn thungoại tệ) cũng như khách hàng nhập khẩu; NHNo&PTNT Việt Nam cần tổ chức tốtvấn đề điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống đảm bảo thu được hiệu quả hoạt độnggiữa các chi nhánh
Trang 22KẾT LUẬN
Hoạt động KDNT ở Việt Nam hiện nay vẫn là một nghiệp vụ kinh doanhmới đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại Các nghiệp vụ phát sinhchỉ là các bước giao dịch đơn giản, còn chứa đựng nhiều rủi ro Phát triển nghiệp vụkinh doanh ngoại tệ không những mang lại thu nhập, nâng cao vị thế, sức cạnhtranh của các NHTM trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế
Luận văn với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội ” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM, nêu ra các nhân tố ảnhhưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ Phân tích, đánh giá thực trạnghoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Nam Hà Nội, đồng thời chỉ ra nhữnghạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ Từ đóxây dựng các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại
tệ cho Chi nhánh Nam Hà Nội Hoạt động KDNT của ngân hàng là một lĩnh vựcrộng lớn gắn với quá trình phát triển của kinh tế thế giới, quá trình phát triển hệthống NHTM, với sự hiểu biết của cá nhân và sự hạn chế về mặt thời gian nghiêncứu và kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn nhiều thiếu sót
Rất mong Hội đồng khoa học, nhà quản trị ngân hàng và bạn đọc quan tâmđến vấn đề này đóng góp ý kiến để tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn tốt hơn
Trân trọng cám ơn!
Trang 23TRầN HồNG GIANG
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NGÂN HàNG NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN VIệT NAM - Chi
nhánh Nam Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Ngời hớng dẫn khoa học: ts vũ hà cờng
Hà nội - 2013
Trang 24LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và dần hội nhập với nền kinh tế thếgiới, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân theo những quy ước chung của cácnền kinh tế, những rào cản về thuế quan, chính sách thương mại dần được rỡ bỏ, hoạtđộng kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng bình đẳnghơn, thị trường tài chính và tiền tệ ngày càng phát triển đã buộc các ngân hàngthương mại (NHTM) trong nước phải gia tăng về nguồn vốn, mạng lưới và nguồnnhân lực Đồng thời cũng phải đa dạng hoá các loại hình kinh doanh để đáp ứng khảnăng cạnh tranh khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mở rộng quy mô hoạt động
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mạiViệt Nam mới chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống, để tiếp tụcphát triển các NHTM cần mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh các dịch
vụ khác trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
có vai trò quan trọng mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, tăng khả năng cạnhtranh giữa các NHTM trong nước với các ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện đểhội nhập kinh tế quốc tế
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây đã chú trọng đẩymạnh và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Tuy nhiên, quy mô hoạt độngkinh doanh ngoại tệ còn chưa tương xứng, quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ
đã được chỉnh sửa nhưng còn nhiều hạn chế, kết quả mang lại còn khiêm tốn
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn, rủi
ro cao, chịu ảnh hưởng lớn sự biến động của nền kinh tế trong nước và kinh tế thếgiới trong từng thời kỳ Với nhiều năm làm việc tại Ngân hàng No&PTNT ViệtNam - Chi nhánh Nam Hà Nội và những kiến thức được học, Tôi lựa chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội” để nghiên cứu.
Trang 25- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaNgân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế.
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung liên quan đến hiệu quảhoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánhNam Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanhngoại tệ của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn từnăm 2010 - 2012; định hướng phát triển năm 2014 và các năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
ký hiệu viết tắt, nội dung của luận văn được kết cấu ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại tệ và hiệu quả hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaNgân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
Trang 26CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũnggắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ Nhưchúng ta đã biết, mỗi lãnh thổ và quốc gia lưu hành và sử dụng một loại tiền tệriêng Khi thương mại giữa các vùng ngày càng phát triển đòi hỏi phải có một trunggian tài chính đảm bảo khả năng mua bán hàng thông suốt Do đó, khi phát sinh nhucầu mua bán, trao đổi hàng hoá, thanh toán giữa các quốc gia với nhau nảy sinhnhiều khó khăn từ vấn đề chuyển đổi và bảo quản các loại ngoại tệ đã thúc đẩy sự rađời của những tổ chức chuyên nghiệp thực hiện chức năng riêng biệt như: nhận đổitiền và giữ tiền đảm bảo cho việc lưu thông tiền tệ được nhanh chóng, thông suốt.Lúc đầu, nghiệp vụ này không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận mà chỉ có mục đíchđơn thuần vì nhu cầu có một loại tiền này hay một loại tiền khác để giao dịch chotiện lợi Nhưng dần về sau, người ta ý thức được nhiều vấn đề phức tạp hơn có liênquan đến mục tiêu bảo vệ giá trị tài sản hoặc mục tiêu kiếm lời, dẫn tới phát sinhnhững nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để thu lợi nhuận, còn được gọi là kinh doanhngoại tệ (KDNT)
Ngoại tệ ở đây được hiểu theo một nghĩa hẹp không giống như ngoại hối baogồm tất cả các đồng tiền khác nhau hay các ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí, các phươngtiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá mà chỉ là tiền
tệ của các nước khác nhau sau đây gọi chung là ngoại tệ Trong luận văn này, thuậtngữ ngoại tệ sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp và thuật ngữ thị trường ngoại hối cũng sẽđược hiểu là thị trường ngoại tệ
Trang 27Hiện nay, với sự phát triển của hoạt động ngoại thương cùng với hệ thốngngân hàng, hoạt động KDNT ngày một phát triển đa dạng và phong phú hơn Hoạtđộng ngoại thương bao gồm nhiều hoạt động như: hoạt động xuất nhập khẩu, hoạtđộng đầu tư quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại Việc thanhtoán giao dịch giữa hai đối tác của hai nước khác nhau gần như bắt buộc dẫn đếnphải có nghiệp vụ hối đoái thông qua hệ thống ngân hàng, một trong hai bên phảiđổi đồng tiền nước mình thành ngoại tệ hoặc ngược lại Việc chuyển tiền từ nướcnày sang nước kia gần như hoàn toàn phải thông qua hệ thống ngân hàng Các hoạtđộng này sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy hoạt độngcủa thị trường ngoại hối nói chung và hoạt động KDNT nói riêng của các NHTM.
Nói tóm lại, hoạt động buôn bán quốc tế đều kéo theo các giao dịch tiền tệ vàngược lại, rất nhiều sự kiện liên quan đến tiền tệ đều có tác động đến thương mại.Các giao dịch tiền tệ quốc tế được thực hiện thông qua ngân hàng và vì thế, hoạtđộng KDNT của ngân hàng chính là chất xúc tác, là điều kiện đảm bảo an toàn chocác bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tài trợ cho họ trong hoạt độngsản xuất kinh doanh
Hoạt động KDNT bao gồm KDNT tiền mặt và KDNT chuyển khoản KDNTtiền mặt (đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung của nhiều quốc giadưới dạng ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và các công cụ thanh toántương tự khác) chủ yếu liên quan đến các hoạt động du lịch và có doanh số giaodịch rất nhỏ so với KDNT chuyển khoản KDNT chuyển khoản được thực hiện nhờvào các lệnh được chuyển qua mạng thông tin thanh toán bằng đồng ghi sổ qua cáctài khoản có tại ngân hàng Tiền gửi được chuyển từ tài khoản người bán sang tàikhoản người mua thông qua các lệnh chuyển tiền bằng điện tín, hối phiếu
Từ các phân tích trên cho thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau giữa ngân hàng thương mại
với khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…) nhằm đảm bảo cânđối các nhu cầu về ngoại tệ của ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thôngqua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
Trang 28Như vậy, ngân hàng thực hiện hoạt động KDNT với khách hàng để thu lợicho ngân hàng và cũng là cung cấp một dịch vụ tài chính cho nền kinh tế khi ngânhàng đứng ra thu mua hay bán các loại ngoại tệ
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động KDNT có một số đặc điểm sau:
Một là, hoạt động KDNT gắn liền với các hoạt động thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bánxuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia và được thanh toán bằng đồng ngoại tệ
Để có lượng ngoại tệ thanh toán các tổ chức, cá nhân phải thông qua hệ thống trunggian tài chính là các NHTM thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thanh toáncho khách hàng có nhu cầu
Hai là, hoạt động KDNT gắn liền với tỷ giá Việc mua bán ngoại tệ giữa các
quốc gia được dựa trên tỷ giá trao đổi Tỷ giá biến động tăng hoặc giảm đều có ảnhhưởng đến kết quả của hoạt động KDNT
Ba là, hoạt động KDNT chứa đựng nhiều rủi ro Một trong những đặc trưng
của hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động KDNT nói riêng đó
là chứa đựng rất nhiều rủi ro Các rủi ro chủ yếu mà hoạt động KDNT thường gặp làrủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất Ngoài ra còn một số rủi ro khác nhưng ít tác động đếnhoạt động KDNT đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng…
Để phòng ngừa rủi ro thị trường các NHTM thường sử dụng các công cụ thịtrường phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hơp đồng quyềnchọn để làm cân bằng trạng thái luồng tiền và cố định các mức tỷ giá và lãi suấtgiao dịch
1.1.3 Nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.1.3.1 Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch giao ngay là giao dịch hai bên thỏa thuận mua bán ngoại tệ theo tỷgiá thống nhất ngày hôm nay và việc chuyển giao giữa các đồng tiền được thực hiệntrong vòng 02 ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày ký kết hợp đồng Sở dĩ phải thựchiện trong vòng 02 ngày làm việc là do ngân hàng cần thời gian để hạch toán các tài
Trang 29khoản liên quan cho số tiền đã thoả thuận Thị trường giao ngay được biết đến như
là một thị trường rất lớn và sôi động với khối lượng tiền cực lớn luân chuyển qua thịtrường
Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương các quốcgia với các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chứctín dụng với các tổ chức khác Trong đó NHTM đóng vai trò trung tâm trong việctạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh cho mình hoặc phục vụ khách hàng
Thị trường giao ngay bao gồm 2 thị trường đó là, thị trường bán buôn và thịtrường bán lẻ Thị trường bán buôn có doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị trườngbán lẻ do đó người ta coi thị trường giao ngay là thị trường bán buôn Ngoài ra, thịtrường bán buôn này cũng được gọi là thị trường liên ngân hàng vì thị trường nàythực hiện giao dịch giữa các ngân hàng với nhau và mỗi một giao dịch với khốilượng rất lớn Còn với thị trường bán lẻ là giao dịch thực hiện giữa ngân hàng vớicác khách hàng lẻ
Tỷ giá thanh toán ngay (sau hai ngày làm việc) trong thương mại quốc tế gọi
là SPOT - RATE, nếu một nhà kinh doanh ngoại tệ muốn thay đổi thời hạn thựchiện hai ngày thành ba ngày thì có thể đề nghị bạn hàng của mình thực hiện tỷ giáSPOT - NEXT, nếu muốn đổi thời hạn thực hiện từ hai ngày thành một ngày thì đềnghị tỷ giá TOMORROW - NEXT
Tỷ giá giao ngay (SPOT - RATE) được niêm yết trên các báo kinh tế hàngngày ở các quốc gia Thực tế hiện nay, tỷ giá của hầu hết các loại ngoại tệ được traođổi đều được tính toán so với USD mà không được tính toán trực tiếp với nhau nữa.Đồng USD được sử dụng như một loại ngoại tệ trung chuyển (Transport)
Kỹ thuật giao dịch có thể thực hiện bằng điện thoại, hệ thống màn hình(Computer), bằng điện báo và trên các sở giao dịch chứng khoán
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam cần mua 200.000 GBP để trả cho nhàcung cấp tại Anh Quốc Nhà nhập khẩu sẽ liên hệ với ngân hàng của nhà cung cấp
để thỏa thuận giá mua ngoại tệ từ ngân hàng Nhà nhập khẩu sẽ cung cấp cho ngânhàng số tài khoản của nhà nhập khẩu ở Việt Nam để ghi nợ, và cung cấp số tài
Trang 30khoản của nhà cung cấp ở Anh để ghi có 200.000 GBP Sau khi hoàn tất thỏa thuận,ngân hàng gửi cho nhà nhập khẩu phiếu xác nhận giao dịch trong đó ghi các nộidung cần thiết Ngân hàng sẽ liên lạc với ngân hàng đại lý của mình tại Anh Quốc
để yêu cầu trích chuyển 200.000 GBP từ tài khoản mở tại ngân hàng đại lý đến địachỉ thanh toán Ngân hàng thực hiện ghi nợ tài khoản của nhà nhập khẩu và ngânhàng đại lý sẽ ghi có tài khoản của nhà cung cấp
Điều kiện thực hiện nghiệp vụ hối đoái giao ngay là:
Trước hết, phải có nhu cầu của khách hàng, thông thường nghiệp vụ giaongay phát sinh khi có nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụnày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
Nghiệp vụ giao ngay còn được thực hiện trong hoạt động đầu cơ của ngânhàng, dự đoán tỷ giá của một đồng tiền trong thời gian tới, ngân hàng sẽ mua đồngtiền đó theo hợp đồng giao ngay với ngân hàng khác Khi tỷ giá thay đổi theo đúng
dự toán, ngân hàng có thể bán trao ngay số tiền đầu cơ đó và thu chênh lệch Ngoài
ra, nghiệp vụ giao ngay được sử dụng kết hợp với các nghiệp vụ khác trong các đầu
cơ chênh lệch lãi suất
Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch giao ngay:
Ưu điểm của giao dịch giao ngay là không giới hạn giá trị lớn nhất hay nhỏnhất của hợp đồng Giao dịch giao ngay có thời gian xử lý nhanh, chứng từ đơn giản
và được áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ nào, điều này là thuận tiện đối với kháchhàng giao dịch và ngân hàng
Tuy nhiên, giao dịch giao ngay cũng có những nhược điểm Nhược điểm đối vớingân hàng là bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngay tại thời điểm phát sinhgiao dịch, nếu giao dịch với khối lượng lớn có thể làm cho ngân hàng bị động
Nhược điểm lớn nhất của giao dịch giao ngay đối với khách hàng là khôngphòng ngừa được rủi ro tỷ giá khi khách hàng có nhu cầu về ngoại tệ nhưng chưathực hiện ở hiện tại mà sẽ thực hiện trong tương lai
1.1.3.2 Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch được các bên thoả thuận mua bán với nhau một
Trang 31lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định ngày hôm nay nhưng việc thực hiện giaodịch vào một ngày trong tương lai, thông thường ngày trong tương lai thường là 30,
60, 90, 120 hay 180 ngày Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các NHTM, cáccông ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và được gọi
là tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn được thỏa thuận ngay từ ngàyhôm nay và sẽ là tỷ giá thực hiện cho giao dịch trong tương lai Công thức để xácđịnh tỷ giá kỳ hạn được xác định như sau:
← FR = SR + (-) FP
← Trong đó:
← FR: Forward rate - tỷ giá kỳ hạn
← SR: Spot rate - tỷ giá giao ngay
← FP: Forward point - điểm kỳ hạn
← Dấu + khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FR > SR gọi làPremium
← Dấu - khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FR < SR goi làDiscount
← Điểm kỳ hạn FP được tính toán dựa trên chênh lệch lãi suất giữa 2đồng tiền theo công thức sau:
FP = Tỷ giá giao ngay x Số ngày kỳ hạn x Chênh lệch lãi suất 2 đồng tiền
← 360 + Số ngày kỳ hạn x Lãi suất của đồng tiền đi vay
← Ngoài ra FP còn được gọi là điểm SWAP (Hoán đổi)
← Như vậy căn cứ vào mức lãi suất của các đồng tiền ta sẽ biết đượcđồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá kỳ hạn
Trang 32không bị lạm phát Vậy tiền nước B giảm giá trị 10% tức là tỷ giá kỳ hạn sau mộtnăm sẽ có thêm 10% với đồng tiền bị mất giá, lúc này 1A=1,1B;
← Sự kỳ vọng (Expectation) với biến chuyển tương lai của 1 đồngtiền cũng làm thay đổi tỷ giá giữa 2 đồng tiền dù yếu tố này mang tính chủ quan
← Do tất cả các điều kiện giao dịch có kỳ hạn đều được thỏa thuận tạithời điểm ký kết hợp đồng Nên giao dịch có kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảohiểm các rủi ro tỷ giá Nguồn xuất khẩu dưới hình thức chậm trả, nguồn đầu tư ngắnhạn bằng ngoại tệ muốn đề phòng sự sụt giá của ngoại tệ có thể bán kỳ hạn cho ngânhàng để tránh rủi ro hối đoái Ngược lại người nhập khẩu trả chậm, người vay nợngắn hạn bằng ngoại tệ, có thể mua ngoại tệ có kỳ hạn để phòng sự lên giá của ngoạitệ
← Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn là:
← Có các quy định của pháp luật về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợpđồng ;
← Khách hàng phải biết đến nghiệp vụ này của ngân hàng và có yêucầu thực hiện nó nhằm tránh rủi ro do những biến động bất thường của tỷ giá ảnhhưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của khách hàng;
← Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nếungân hàng chỉ thực hiện một nghiệp vụ kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánhchịu một rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình;
← Mối quan hệ của ngân hàng với các khách hàng khác, với cácngân hàng bạn trong nước và thế giới là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiệnđược các nghiệp vụ đối ứng, loại trừ rủi ro trên
← Kết quả KDNT kỳ hạn cũng được xác định vào cuối ngày giaodịch Kết thúc ngày giao dịch, các ngân hàng có trạng thái ngoại hối ròng của cáchợp đồng còn hiệu lực với những ngày giá trị khác nhau Kết quả kinh doanh ngoại
tệ có thể được tính dựa trên giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lựcđều được thanh lý ngay lập tức và tỷ giá được áp dụng để định giá lại là tỷ giá kỳhạn lúc đóng cửa của ngày giao dịch hôm đó
Trang 33← Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch kỳ hạn ngoại tệ:
← Đối với khách hàng giao dịch: giao dịch kỳ hạn ngoại tệ thỏa mãnnhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiệntrong tương lai, góp phần hạn chế rủi ro tỷ giá đối với khách hàng trong tương lai
← Tuy nhiên, giao dịch kỳ hạn ngoại tệ là giao dịch bắt buộc nên khiđến ngày đáo hạn dù tỷ giá bất lợi các bên tham gia vẫn phải thực hiện hợp đồng.Chẳng hạn như ví dụ ở trên, nếu đến ngày đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trườnglớn hơn tỷ giá kỳ hạn thì nhà xuất khẩu bị thiệt nhưng vẫn phải thực hiện hợp đồngvới ngân hàng thay vì có thể bán với tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá kỳ hạn Ngượclại, nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn thì nhà nhập khẩuvẫn phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá cao hơn thay vì mua theo tỷ giágiao ngay lúc này thấp hơn tỷ giá kỳ hạn
← Đối với ngân hàng: việc thực hiện giao dịch kỳ hạn giúp ngânhàng có thể cân đối nguồn ngoại tệ đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán cho kháchhàng và kinh doanh, thu phí giao dịch Khi thực hiện giao dịch kỳ hạn, ngân hangbắt buộc phải thực hiện song song mua kỳ hạn ngoại tệ với khách hàng và bán ngoại
tệ kỳ hạn với khách hàng khác mà không thực hiện đơn lẻ các nghiệp vụ Nếu ngânhàng chỉ thực hiện một nghiệp vụ kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánh chịumột rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình
← Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được khách hàng có nhu cầu cầnmua và bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bánngoại tệ Trên thực tế, nhiều khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở thờiđiểm hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai Do vậy,giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã ra đời đáp ứng nhu cầu này
1.1.3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP)
← Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch bao gồm đồng thời cả haigiao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với mộtđồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giácủa hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng
← Giao dịch SWAP được thực hiện theo một trong hai hình thức:
Trang 34← Thứ nhất: Kết hợp giữa một giao dịch giao ngay và một giao dịch
có kỳ hạn, mua giao ngay và bán có kỳ hạn hoặc bán giao ngay và mua có kỳ hạn
← Thứ hai: Kết hợp giữa hai giao dịch có kỳ hạn có thời hạn khácnhau, bán có kỳ hạn và mua có kỳ hạn khác hoặc mua có kỳ hạn và bán có kỳ hạnkhác
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ:
← Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kếtđồng thời tại ngày hôm nay và nếu không có thỏa thuận gì khác, thì việc mua mộtđồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán ra mộtđồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá;
← Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền trong hợp đồng hoán đổi làgiống nhau Vì thế giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho ngânhàng nên tránh được rủi ro tỷ giá
Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau vì thế mà có độlệch về mặt thời gian với luồng tiền khiến cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất
← Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại
đó ngân hàng đồng ý hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giaongay và giao dịch kỳ hạn
← Tỷ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kỳ hạn
← Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thể viết:
← Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá kỳ hạn
← Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ SWAP cũng tương tự như vớinghiệp vụ kỳ hạn, tuy nhiên SWAP có những ưu điểm hơn so với nghiệp vụ kỳ hạnđối với một số đối tượng sau:
← Một doanh nghiệp lớn vừa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.Doanh nghiệp này vừa nhận được khoản thu ngoại tệ về xuất khẩu, muốn đổi nội tệ
để sử dụng chi trả trong nước Tuy nhiên, doanh nghiệp lại có nhu cầu ngoại tệtrong tháng tới để trả tiền hàng nhập khẩu Thay vì ký kết hợp đồng bán ngoại tệgiao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nhiệp sẽ sử dụng SWAP Sử
Trang 35dụng SWAP giúp cho doanh nghiệp vừa đảm bảo tránh được rủi ro hối đoái vừagiảm được chi phí giao dịch phải trả cho ngân hàng khi chỉ ký kết SWAP, chứkhông phải hai hợp đồng riêng biệt;
← Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch hoán đổi ngoại tệ:
← Đối với khách hàng: giao dịch hoán đổi ngoại tệ thoả mãn nhu cầungoại tệ của khách hàng ở hiện tại (ngày hiệu lực) và đồng thời thỏa mãn nhu cầungoại tệ vào ngày đáo hạn
← Đối với ngân hàng thương mại, SWAP là công cụ hữu hiệu tạo ratrạng thái vốn của hai đồng tiền mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoại tệ Vìvậy, giao dịch này trong thực tế thường được các ngân hàng thực hiện với nhaunhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trênthị trường Nghiệp vụ SWAP còn giúp các ngân hàng cân bằng được sự mất cân đối
về hối đoái trong các nghiệp vụ tiền gửi và tiền vay Một mặt đáp ứng yêu cầu củakhách hàng góp phần nâng cao uy tín, gia tăng giá trị thương hiệu của mình Ngânhàng có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua và bán ngoại tệ
← Bản thân giao dịch hoán đổi ngoại tệ chỉ giải quyết được nhượcđiểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ởthời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ởchỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại
Tuy nhiên, hợp đồng giao dịch hoán đổi ngoại tệ bắt buộc các bên tham gia phảithực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào Điềunày có lợi là bảo hiểm được rủi ro tỷ giá cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất cơhội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng
Hợp đồng giao dịch hoán đổi ngoại tệ chỉ quan tâm đến sự biến động tỷ giá ởhai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sựbiến động của tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa hai thời điểm đó
Hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ bảo hiểm rủi ro và thích hợp vớinhu cầu bảo hiểm rủi ro của khách hàng hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếmlời từ sự biến động tỷ giá Chính vì vậy, giao dịch hợp đồng tương lai ra đời với
Trang 36những khắc phục nhược điểm của giao dịch hợp đồng hoán đổi
1.1.3.4 Giao dịch hợp đồng tương lai (Future)
← Thị trường tiền tệ tương lai mới xuất hiện trong những năm gầnđây Lần đầu vào năm 1972, Sở giao dịch Chicago (Mỹ) mở chi nhánh tiền tệ quốc
tế, năm 1982 tại London, các hợp đồng tiền tệ tương lai ra đời Ngày nay, nhiềutrung tâm tài chính lớn của thế giới đã xuất hiện thị trường này như thị trường ngoạihối Singapore
← Hợp đồng tương lai (Futures contract) là một hợp đồng chuẩn hoágiữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩnhoá với giá thoả thuận hôm nay (gọi là giá tương lai - Futures price hay giá xuấtphát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai
← Hợp đồng tương lai trong hoạt động KDNT là một thỏa thuận muabán một số lượng đồng tiền định sẵn theo một tỷ giá ấn định vào thời điểm ký kếthợp đồng và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong hợp đồng trong tương lai đượcthực hiện tại sở giao dịch ngoại hối
← Giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung: cáchợp đồng đều được tiêu chuẩn hóa và chỉ giới hạn trong một số ngày giá trị Nhữngngười tham gia thị trường phải có một khoản tiền đặt cọc “gọi là quỹ dự phòng banđầu” để đảm bảo thực hiện hợp đồng Vào cuối ngày giao dịch lời hay lỗ mà cácbên tham gia nhận được hoặc phải chịu do sự biến động giá giao sau phải đượcnhận hoặc trả ngay và được trích thẳng từ “quỹ dự phòng” của bên lỗ để trả cho
“quỹ dự phòng” của bên có lãi Khi khoản mua dự phòng bị hụt xuống dưới hạnmức quy định thì nó phải được nâng lên bằng cách nộp bổ sung
← Các hợp đồng tương lai thường được dùng vào mục đích phòngngừa rủi ro Với hợp đồng tương lai mua bán ngoại tệ được thỏa thuận giữa các bênmua và bán vào thời điểm hợp đồng đến hạn là cố định, do đó các bên có thể tránhđược những ảnh hưởng sự lên xuống của tỷ giá trong tương lai Điều này rất có ýnghĩa với nhà kinh doanh trong bối cảnh tỷ giá biến động liên tục khó dự báo
← Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng vào mục đíchđầu cơ kiếm lợi nhuận thông qua sự dự đoán về tỷ giá trong tương lai
Trang 37← Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch hợp đồng tương lai:
← Hợp đồng tương lai có cả ưu điểm lẫn nhược điểm khi sử dụng
Ưu điểm của hợp đồng tương lai đối với cả khách hàng và ngân hàng trước tiên làsẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ Nó cho phép các bên tham gia cóthể sang nhượng lại hợp đồng ở bất cứ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn
← Hợp đồng tương lai giúp cho khách hàng và ngân hàng tránh đượcnhững rủi ro do biến động tỷ giá gây bất lợi trong tương lai
← Nhược điểm của hợp đồng tương lai chỉ cung cấp giới hạn chomột vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm Hợp đồngtương lai là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn
← Nói chung giao dịch tương lai có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn
và giao dịch hoán đổi ở tính chất thực hiện thanh toán hàng ngày nhằm đảm bảo chonhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ Tuynhiên, nếu thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền rút khỏi thịtrường Tính chất “có quyền” này chỉ có thể có được trọng giao dịch quyền chọn
1.1.3.5 Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
← Cả hai hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều bảo vệ vàphòng ngừa rủi ro ngoại tệ cho người tham gia thị trường, nhưng cả hai loại hợpđồng này đều là bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn nên nó cũng mất cơ hội kinhdoanh, nếu tỷ giá thay đổi theo chiều hướng thuận lợi Do vậy, giao dịch hợp đồngquyền chọn ra đời
← Giao dịch hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính mang lại chongười sở hữu nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượngngoại tệ nhất định với giá ấn định vào một ngày ấn định Người mua hợp đồng phảitrả cho người bán quyền chọn một số tiền lệ phí cho quyền chọn này
← Quyền chọn bao gồm quyền chọn mua (Call option) và quyềnchọn bán (Put option)
← - Quyền chọn mua (Call option): là một loại hợp đồng trong đó
người nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không bắt buộc) mua một số lượng
Trang 38ngoại tệ theo mức giá đã định trước (Strike price) trong một thời gian đã định.Trong giao dịch này có hai phía, người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi làngười nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua.
← Người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền mộtkhoản phí giao dịch (Option premium) Người nắm giữ quyền chọn mua (Call optionholder) sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bánquyền chọn mua có nghĩa vụ phải bán số lượng ngoại tệ cho người nắm giữ quyềnchọn mua Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá ngoại tệ trênthị trường giảm…) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (huỷ hợpđồng)
- Quyền chọn bán (Put option): quyền chọn bán là một loại hợp đồng trong
đó người nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không bắt buộc) bán một số lượngngoại tệ với một giá đã định trước trong một thời gian đã định
Trong giao dịch này có hai phía, người mua quyền chọn bán, hay còn dượcgọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn bán Người mua quyềnchọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch Ngườinắm giữ quyền chọn bán (Put option holder) sẽ quyết định thực hiện quyền củamình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán có nghĩa vụ phải mua sốlượng ngoại tệ từ người nắm giữ quyền chọn bán Trong trường hợp cảm thấykhông có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường tăng…) người nắm giữ quyền chọn
có thể không thực hiện quyền (huỷ hợp đồng)
Có rất nhiều kiểu quyền chọn như: quyền chọn Châu Âu, quyền chọn Mỹ,quyền chọn Bermuda, quyền chọn Châu Á, quyền chọn rào cản, quyền chọn kép,quyền chọn kỳ cục, quyền chọn vani…Tuy nhiên, hai loại quyền chọn cơ bản vàđược sử dụng nhiều là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ
Quyền chọn kiểu Châu Âu thì việc thực hiện quyền chỉ có thể khi hợp đồngđến hạn Còn quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào trongthời gian hợp đồng còn hiệu lực đến lúc đáo hạn
- Việc thanh lý hợp đồng quyền chọn được gọi là thực hiện quyền chọn Tỷ
Trang 39giá áp dụng khi thực hiện quyền là tỷ giá quyền chọn Tỷ giá này không chỉ phụthuộc vào cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào mức phí của quyền chọn
là cao hay thấp Mức phí của hợp đồng quyền chọn phải là một mức phí phù hợpsao cho đủ bù đắp rủi ro về tỷ giá xét từ góc độ của người bán và phải phù hợpkhông quá đắt xét từ góc độ của người mua Nếu khi hợp đồng đáo hạn mà giaodịch không xảy ra thì chỉ có một khoản phí được thực hiện
- Điều kiện triển khai các hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi
ro hối đoái, bởi nó cho phép nhà xuất nhập khẩu tự bảo vệ được những rủi ro khi tỷgiá thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi Còn trong điều kiện thị trườngbình thường thì họ sẽ giao dịch mua bán trực tiếp trên thị trường ngoại hối Tuynhiên, để các giao dịch quyền chọn được triển khai hiệu quả thi cần đáp ứng đượccác điều kiện như sau:
Tỷ giá phải linh hoạt: trong điều kiện tỷ giá cố định thì các nhà xuất nhậpkhẩu không cần thiết phải sử dụng các hợp đồng quyền chọn bởi nó làm tăng chi phígiao dịch Nhưng nếu như chế độ tỷ giá thả nổi hoặc linh hoạt, sự biến động của tỷgiá sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro hối đoái đối với các nhà xuất nhập khẩu và chính điềunày buộc họ phải tìm đến các công cụ phòng vệ rủi ro, mà các hợp đồng quyền chọn
là một lựa chọn;
Thị trường hối đoái hoạt động hiệu quả: đây là một điều kiện cần thiết vì nềuthị trường hối đoái hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, các công cụ của thịtrường không được giao dịch rộng khắp, khách hàng không nắm bắt được kịp thời
và chính xác các thông tin thị trường, thì tất yếu các giao dịch trên thị trường hốiđoái sẽ phiến diện, trong đó có giao dịch các hợp đồng quyền chọn
Nhận thức của các chủ thể tham gia thị trường về vai trò và vị trí của các hợpđồng quyền chọn với tư cách là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả và là mộtloại hàng hóa giao dịch trên thị trường hối đoái Nếu bản thân các nhà xuất nhậpkhẩu không có sự nhận thức đúng đắn về bản chất của loại hợp đồng này thì họ sẽkhông bao giờ chấp nhận nó;
Trang 40Môi trường pháp lý: nền tảng pháp lý phải được xây dựng và từng bước hoànthiện, qua đó giúp minh bạch hóa các giao dịch trên thị trường, tạo sự tin tưởng củacác đối tác khi tham gia thị trường
Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai hợp đồngquyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nêncác bên tham gia có thể tránh được tổn thất do sự biến động của tỷ giá
Ngoài ra giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.Trong trường hợp này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồngkhác Vì người mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình vàkhông tiến hành giao dịch nếu thấy tỷ giá biến động bất lợi nếu thực hiện giao dịch
1.1.4 Vai trò hoạt động KDNT của NHTM trong nền kinh tế thị trường
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra càng mạnh mẽ, sự cạnh tranhgiữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, vai trò của hoạt động KDNT càng quantrọng với các ngân hàng thương mại
- Hoạt động KDNT của ngân hàng thương maị ngoài việc đáp ứng nhu cầungoại tệ cho khách hàng còn nhằm mục tiêu kinh doanh, mang lại lợi nhuận khôngnhỏ cho ngân hàng thương mại thông qua các hoạt động mua bán nhằm hưởngchênh lệch về tỷ giá hay hoạt động đầu cơ do sự biến động lãi suất
Khi thực hiện hoạt động KDNT, các NHTM có thể tăng doanh thu từ các khoảnphí dịch vụ và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý và mạng lưới thanh toán quốc tế,nâng cao vị thế và uy tín trong giới tài chính quốc tế Việc mở rộng quan hệ đại lý sẽtạo điều kiện cho các NHTM có thể chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tiếp cận thịtrường mới cũng như tranh thủ được công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từcác quốc gia có nền kinh tế phát triển, dành cho nhau những ưu đãi trong tín dụng,trong mức phí dịch vụ ngân hàng, trong đào tạo nguồn nhân lực
- Thực hiện hoạt động KDNT là một cách thức đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh ngân hàng nhằm phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng