1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ

101 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 546,5 KB

Nội dung

Mới chỉ thấy một số công trình như: + Tiền giả định trong câu đố của người Việt, luận văn thạc sĩ của tác giả TôThị Phương Dung [ 13] + Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam

Trang 1

A/ MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Một trong những thể loại của văn học dân gian rất gần gũi với đời sốngtinh thần của nhân dân lao động là Câu đố Câu đố cung cấp thêm những góc nhìnmới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi người.Câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khôngphân biệt tuổi tác và được dùng ở mọi miền của đất nước Từ Nam chí Bắc, từnhững em bé ngây thơ đến các cụ già tóc bạc, ai ai cũng biết dăm ba câu đố.1.2 Câu đố không chỉ là một phương tiện giải trí của nhân dân sau những giờ laođộng hay học tập vất vả, căng thẳng mà nó còn là phương tiện rèn luyện tư duy.Qua trò chơi Đố - Giải, năng lực tư duy, óc phán đoán của người chơi đã được nângcao và luyện rèn Như Bùi thị Thu Huyền đã nhận xét “ …, câu đố là một trongnhững phương tiện đắc lực giúp trẻ có bộ não phát triển… Việc đưa câu đố đến chotrẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ”.1.3 Từ góc độ ngôn ngữ, câu đố là một phương tiện dùng để dạy - học ngôn ngữ.Hoạt động Đố - Giải chính là một trong những phương pháp dạy học mà ta thường

nhắc đến khi dạy tiếng, đó là Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ Với phương

pháp dạy học này, các em có thể tăng thêm vốn từ và học được cách nói gần gũi vớilời ăn tiếng nói của nhân dân

1.4 Với tư cách là một đơn vị của văn học dân gian, câu đố không chỉ thuhút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore, các nhà văn hóa học, dân tộchọc mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà ngôn ngữ học Đến nay đã có khánhiều công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình đó hầu như chủ yếu khaithác về nội dung, cách thức xây dựng câu đố, tiền giả định của các câu đố chứ chưa

có công trình nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện pháp tu từtrong câu đố dân gian Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở sự liệt kê rất khái quát

1.5 Nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một phần vàoviệc tìm hiểu loại hình văn học này từ phương diện ngôn ngữ học

Trang 2

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có khoảng trên 40

công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình này chỉ nặng về sưu tầm hoặc lànhững bài nghiên cứu về một góc độ nào của câu đố, ví dụ:

- Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 1996

- Hoài Quỳnh (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2004

- Hồ Anh Thái (sưu tầm), Câu đố Việt Nam, Nxb Hải Phòng, 2004

- Nguyễn Đình Thông (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội, 2000

- Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2005

- Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H,2005

- Nguyễn Xuân Kính, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3, câu đố,Nxb Khoa học Xã hội, H, 2005

- Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam,Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1997

Trong các công trình nêu trên, có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả làcông trình của tác gia Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao Bêncạnh việc tập hợp được một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn Trung

còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa Tác giả Triều

Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt đã có cách tiếp cận câu đố ở bình diệnthể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo Có nhiều vấn đề được đặt ra

lần đầu như: trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố, mô hình câu đố, câu đố tá ý

Một số tài liệu có bàn về câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương,mục, ví dụ:

+ Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) [26]

+ Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ BìnhTrị [42]

+ Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [46]

Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu về câu đố như:

+ Đồng âm trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [14]

Trang 3

+ Đồng nghĩa trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [15]

+ Các hình thức chơi chữ trong câu đố của tác giả Triều Nguyên [34]

+ Câu đố và tư duy nghệ thuật của tác giả Hồ Quốc Hùng [26]

Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khóa luận, luận văn hay luận ántiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít Mới chỉ thấy một số công trình như:

+ Tiền giả định trong câu đố của người Việt, luận văn thạc sĩ của tác giả TôThị Phương Dung [ 13]

+ Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em, Luận vănthạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [33]

+ Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Luận vănthạc sĩ ngôn ngữ học của tác giả Bùi Thị Thu Huyền [27]

+ Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt tiểu học, Đề tài nghiêncứu khoa học của tác giả Đặng Thị Quỳnh [41]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm,tuy đưa ra nhận xét nhưng chỉ là những gợi ý đối với người đọc Có những côngtrình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về mộtphương diện nào đó

2.2 Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nhànghiên cứu đi trước, đồng thời đề tài sẽ cố gắng vận dụng những lí luận của Ngữdụng học để tìm hiểu loại hình văn học dân gian này Hi vọng đề tài sẽ sẽ đạt đượckết quả như mục đích người viết đặt ra nói ở mục 4 dưới đây

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian của người Việt

- Ngữ liệu khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân gian của người Việt ( Tập 3),

phần nói về câu đố và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn văn Trung, Nhà xuất bản

TP HCM

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Có thể tìm hiểu câu đố từ nhiều phương diện nhưng đề tài này chỉ tập trung

tìm hiểu các biện pháp tu từ trong câu đố.

4 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các biện pháp tu từ được sử dụngtrong việc xây dựng câu đố dân gian của người Việt

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lí lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luậncho đề tài

- Khảo sát, thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đãđịnh trước

- Phân tích, miêu tả vai trò của các biện pháp tu từ được dùng trong câu đố

- Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được dưới hình thức biểu bảng và bằng lời

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủyếu sau đây:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này dùng đểthống kê và phân loại những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố dân gianViệt Nam

- Phương pháp Phân tích, tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này dùng đểphân tích và tổng kết các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả đối tượngkhảo sát theo từng nhóm đã phân loại

6 Đóng góp mới của luận văn

Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ làm cho cáinhìn về câu đố dân gian của người Việt được toàn diện hơn

Trang 5

Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìmhiểu thêm về câu đố.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm 3chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái quát về các biện pháp tu từ

1.2 Khái quát về câu đố dân gian

1.3 Chiếu vật và các phương thức chiếu vật

1.4 Câu đố và các biện pháp tu từ

CHƯƠNG 2: CÁCH CHUYỂN TRƯỜNG TRONG CÂU ĐỐ

(Nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)

2.1 Kết quả thống kê

2.2 Miêu tả các cách chuyển trường trong câu đố

2.3 Vai trò của các cách chuyển trường trong câu đố

CHƯƠNG 3: CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ

3.1 Kết quả thống kê

3.2 Miêu tả các thủ pháp chơi chữ trong câu đố

3.2.1 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết

3.2.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa

3.2.3 Câu đố dùng cách tá ý (câu đố được lẩy ra từ tác phẩm văn học dân gian, văn học viết)

3.3 Vai trò của các thủ pháp chơi chữ trong câu đố

Kết luận

Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ

1.1.1 Các quan niệm chung

Trong cuộc sống, mọi hoạt động của con người đều nhằm những mục đíchthực tiễn, và để đạt được mục đích đó con người phải sử dụng những phương tiện(công cụ) theo những cách thức (biện pháp) nhất định Do đó trong hoạt động ngôn

Trang 6

ngữ (cũng như trong mọi hoạt động khác của con người) cần phân biệt mục đích,phương tiện và biện pháp Người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếpquan trọng nhất cần luôn ý thức được rằng mình có hai loại phương tiện: phươngtiện ngôn ngữ trung hoà và phương tiện ngôn ngữ tu từ; đồng thời ngoài những biệnpháp sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ

một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ.

Tuy nhiên, việc xác định khái niệm biện pháp tu từ có nhiều quan điểm khácnhau:

+ Cù Đình Tú đồng nhất biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ Hiểu nhưvậy có nghĩa là hạn chế nó chỉ trong các hình thức chuyển nghĩa, tức “những hìnhthức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bầy”

+ Đinh Trọng Lạc dùng một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ) nhưng khi đimiêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì lại dùng những thuật ngữ khác nhau như phươngthức, biện pháp

+ Đỗ Hữu Châu cũng dùng một thuật ngữ thống nhất là biện pháp tu từ songvới cách hiểu không xác định, ví dụ như biện pháp tu từ từ vựng được dùng để chỉbiện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặc biện pháp tu từ cú pháp lại bao gồm cả các phươngtiện tu từ cú pháp…

Những cách hiểu biện pháp tu từ như vậy không phân biệt được phươngtiện tu từ với biện pháp tu từ và đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biện pháp tu từchỉ ở hai cấp độ: ngữ nghĩa và cú pháp

Như vậy, cần phải định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ mộtcách khái quát, nhất quán ở mọi cấp độ Phương tiện tu từ được các nhà phong cách

học quan niệm: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình giá (chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xuyên, cố định)” [31] Hiểu như vậy có nghĩa là cho rằng phương tiện

Trang 7

tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học tiềm tàng (trong ý thức của ngườibản ngữ) vơi phương tiện tương liên có tính chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ.

Ví dụ: Từ “hi sinh” ngoài nét nghĩa cơ bản là chết còn mang nét nghĩa bổ sung: thể hiện sự trân trọng, tôn kính của người nói Vì thế “hi sinh” còn được gọi là phương

tiện tu từ

Biện pháp tu từ còn được gọi là phương thức tu từ, được các nhà phong

cách học hiểu như sau: “Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” [31] Hiểu như vậy

có nghĩa là cho rằng biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trongmột hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định Nó đối lập với biện pháp

sử dụng thông thường trong mọi hoàn cảnh, chỉ nhằm mục đích diễn đạt lí trí

Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ, biệnpháp tu từ cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác, đồng thời cần phân loạichặt chẽ và miêu tả đầy đủ chúng Ta có thể phân biệt phương tiện tu từ và biệnpháp tu từ dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:

Biện pháp tu từ Phương tiện tu từ

- Là những cách phối hợp sử dụng

các đơn vị lời nói trong giới hạn của một

đơn vị thuộc bậc cao hơn

- Là những yếu tố thuộc các cấp

độ khác nhau, được đánh dấu về tu từhọc trong giới hạn của một cấp độ nào

đó của ngôn ngữ

- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp

tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một

đơn vị lời nói nào đó, bị qui định bởi

những quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị

của một bậc hay các bậc khác nhau

- Ý nghĩa tu từ học của phươngtiện tu từ được củng cố ở ngay phươngtiện đó, được qui định bởi những quan hệ

hệ hình của các yếu tố cùng bậc

Tuy rằng giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những sự khác biệt,nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng Một mặt, việc sử dụng các phươngtiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào

Trang 8

đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành một phương tiện tu từ (đây là trườnghợp của so sánh) Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể xây dựng nên nhữngbiện pháp tu từ khác nhau Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thểcùng tham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ duy nhất.

Tóm lại, biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong mộthoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích tu từ nhất định, đó là cách diễn đạt ngôn ngữ mới

mẻ, thể hiện tài năng sáng tạo đôc đáo của người sử dụng ngôn ngữ Do vậy, việcphân loại và miêu tả các biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quántrong tất cả các cấp độ ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức nhận thứcđược tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa các biện phápthông thường và biện pháp tu từ (biện pháp đặc biệt) Sự lựa chọn, sử dụng cácbiện pháp tu từ ở người sử dụng ngôn ngữ luôn là sự sáng tạo không ngừng, nhưngkhông nên nghĩ rằng phải luôn dùng hình thức diễn đạt mới mẻ, bóng bẩy mới hay,bởi trình độ cao trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải ở chỗ biết nhiều, dùng nhiềubiện pháp tu từ mà thể hiện ở khả năng lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nóichung phù hợp với đặc trưng của từng phong cách chức năng của hoạt động lời nói Vìthế, có khám phá, phát hiện và khai thác giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ, ngườiđọc mới có thể phát hiện và nhận thức sâu sắc về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ

Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp

sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ âm– văn tự

Trên thực tế, biện pháp tu từ từ vựng còn được gọi là biện pháp tu từ từ ngữ bởi

vì từ ngữ là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ và là phương tiện thực hiện đầy đủ cácchức năng của ngôn ngữ, vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủquan của người dùng Biện pháp tu từ được sử dụng ở cấp độ từ vựng nhiều hơn cáckiểu biện pháp tu từ khác do hệ thống từ vựng là hệ thống mở, phong phú và đa dạng

Trải qua quá trình hình thành, phát triển, ngày nay khái niệm về biện pháp tu

từ từ vựng đã được hiểu đầy đủ, rõ ràng và hoàn chỉnh: “ Biện pháp tu từ từ vựng là

Trang 9

những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.” [30]

Trong phong cách học, các nhà nghiên cứu thường tách biệt biện pháp tu từ ngữnghĩa ở cấp độ từ vựng với biện pháp tu từ từ vựng Song, việc tách riêng này chỉ trênphương diện lý thuyết, còn thực tế ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ những đơn vị ngôn ngữkhông có nghĩa ở cấp độ ngữ âm) đều tồn tại phương diện ngữ nghĩa nên các biện pháp

tu từ ở các cấp độ ngôn ngữ khác nhau đều bao gồm cả biện pháp tu từ ngữ nghĩa ở các

cấp độ ngôn ngữ ấy Do đó, có thể hiểu “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách sử dụng phối hợp các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn để đạt được hiệu quả tu từ trong một ngữ cảnh nhất định”

1.1.2 Phân loại biện pháp tu từ từ vựng

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các biện pháp tu từ nhưng hiện naytồn tại hai cách phân loại biện pháp tu từ từ vựng phổ biến:

+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên tưởng

và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ

+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các cúđoạn và trong ngữ cảnh

Trang 10

a, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ

Cách phân loại này do tác giả Cù Đình Tú và nhóm tác giả viết giáo trình

“Phong cách học tiếng Việt” khởi xướng Các nhà nghiên cứu bộ môn phong cách

học quan niệm: “Có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ liên tưởng,

có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ tổ hợp” [47]

Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ liên tưởng

Các biện pháp tu từ từ vựng được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng có chungđặc điểm là trong một văn bản cụ thể từ ngữ có hiện tượng lâm thời chuyển đổi ýnghĩa Nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này (theo từ điển) sẽ lâm thờichuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng nhấtđịnh Quan hệ liên tưởng này có thể là:

- Liên tưởng nét tương đồng gồm: So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa,phóng dụ, tượng trưng

- Liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng: Hoán dụ tu từ

Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp

Đặc điểm chung của các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổhợp là tính có ý thức và tính chủ động sắp xếp từ ngữ theo những quan hệ tổ hợpnhất định trong khuôn khổ của kết cấu từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt nhằm tăngthêm hiệu lực cho sự diễn đạt về mặt chức năng hay biểu cảm

Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp gồm: Điệp từ ngữ,đồng nghĩa kép, tiệm tiến, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm,chơi chữ, nói lái, tập Kiều

b, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các

cú đoạn và trong ngữ cảnh sử dụng

Có thể thấy đây là cách phân loại đang được sử dụng khá rộng rãi Cáchphân loại này dựa trên quan điểm của hai nhà nghiên cứu phong cách học là: ĐinhTrọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa

Căn cứ vào các kiểu quan hệ tiêu biểu giữa các cú đoạn, biện pháp tu từ từ vựng được chia ra: biện pháp hoà hợp, biện pháp tương phản, biện pháp qui định

Trang 11

- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hoà hợp là biện pháp tu từ từ vựng

trong đó có các từ ngữ có cùng một điệu tính chung – hoặc cao quý, trang trọnghoặc giản dị, mộc mạc – có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, qui định lẫn nhau, hôứng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa làm xuất hiện một nét nghĩa chung,đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật

- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng

trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau – một số có màu sắc cao quý, trangtrọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc – nằm trong mối quan hệ đối chọinhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật, hiện tượngphức tạp có giá trị tu từ nổi bật

- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựngtrong đó từ ngữ có điệu tính cao (có màu sắc cao sang, quý tộc, bác học) hoặc điệutính thấp (có màu sắc giản dị, mộc mạc, bình dân, nôm na) được sử dụng trên cáinền của các từ ngữ trung hoà về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung củatoàn bộ phát ngôn

Căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng, biện pháp tu từ từ vựng được phân loại như sau:

- Biện pháp sử dụng từ tập trung trong một trường từ vựng ngữ nghĩa (còngọi là biện pháp hội tụ): biện pháp này hội tụ một số từ ngữ xung quanh một hìnhảnh chủ đạo, mức độ nông sâu hay giá trị được thể hiện ở chỗ những từ ngữ đượctập trung đó có phát động được một trường liên tưởng rộng lớn so với ý niệm chungcủa trường mà nó gợi ra hay không

- Biện pháp tu từ triển khai từ ngữ: là cách triển khai từ ngữ thật cụ thể, thậtchi tiết để tạo nên một bức tranh chi tiết và cụ thể đến mức thoáng nghe đã có thểhình dung, cảm nhận đầy đủ như đang được sống trong đó

- Biện pháp tu từ tiền giả định: là sử dụng lối gợi hàm ngôn, từ ngữ dùng ít,buộc người nghe phải hình dung, liên tưởng, suy luận rất nhiều mới thấy được cáihay, cái tài của người dùng chữ

- Biện pháp chuẩn bị bối cảnh cho một vài từ ngữ: các nhà thơ, nhà văn cóthể dụng công chọn lọc một từ rất đỗi bình thường nhưng có hiệu quả lớn nếu chuẩn

bị một bối cảnh xuất hiện cho từ đó Trong thơ, các tác giả thường tìm kiếm các

Trang 12

“nhãn tự” trên nền một ngữ cảnh, do đó ngữ cảnh đóng vai trò “siêu ngôn ngữ”thuyết minh cho giá trị một từ.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN

1.2.1 Khái niệm câu đố

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố có vai trò và vị tríriêng, đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của nhân dân Thuật ngữ câu đố đượcdùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác củafolklore Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không phải

là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có các yếu tốđược sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tư tưởng chủ đềnào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một

thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng Từ xưa, Aristôt đã xếp câu đố vào lĩnh vực “sự bắt trước có tính nghệ thuật” (dẫn theo [39,244]) Do vậy, Aristôt đã định nghĩa : “Câu

đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có được” (dẫn theo [39,244].

Với các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đốcủa họ chính là sự kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối:

Theo tác giả Vũ Ngọc Phan: “Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng hiểu một nẻo)” [39,257] Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch – một lối

chuyển hoá đặc biệt trong câu đố

Trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt, tác giả Triều Nguyên lại

chú ý đến mặt cấu tạo của câu đố Ông đã đưa ra cách nhìn về câu đố: “Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, đó là những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay” [37,28]

Còn theo giáo sư Nguyễn Văn Trung [50 ], quan niệm về câu đố dựa trên

hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội

Trang 13

+ Về mặt cấu tạo: câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố

và lời giải Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc

điểm, công dụng hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy, câu đố là

một định nghĩa, xét theo nội dụng dựa trên khái niệm căn bản: tương tự, vật đố

trong lời hỏi và vật giải trong lời đáp giống nhau ở những nét chính, đặc điểm

+ Về mặt xã hội: Câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi hình ảnh, từ và ý

nghĩa, là một chơi chữ, nhẵm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng là một giải trí của tinhthần vì chủ yếu người chơi sử dụng trí tuệ, óc phán đoán lý luận Nói cách khác, câu

đố là một bài toán, không phải là toán số mà là toán văn học (vận dụng hình ảnh,chữ nghĩa) có một trật tự luận lý chặt chẽ và hợp lý theo cách riêng của câu đố

Trong văn học dân gian, nếu tục ngữ là “túi khôn” kho tàng kiến thức đạo

lý về đối nhân xử thế, ca dao dân ca là tiếng nói của tình cảm thì câu đố là tiếngcười của trí tuệ thông minh linh hoạt Câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của

em bé ngây thơ cho đến cụ già tóc bạc Câu đố có tác dụng sâu sắc trong việc bồidưỡng tri thức thực tiễn, giáo dục cách nhận xét về sự vật, sự việc cho nhân dân Sự

ra đời và phát triển của câu đố làm cho nền văn hóa dân gian Việt Nam thêm phongphú, giàu màu sắc

1.2.2 Phân loại câu đố

Nội dung căn bản của câu đố là tri thức mọi mặt về cuộc sống, vì thế cáchphân loại thường được áp dụng cho thể loại này là cách phân loại theo đề tài.Thường các bộ sưu tập câu đố được sắp xếp thành các mục sau:

- Câu đố về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ

- Câu đố về động vật – thực vật

- Câu đố về công cụ sản xuất – các loại đồ dùng

- Câu đố về con người và công việc của con người

Cũng có những cách phân loại tỉ mỉ hơn dựa vào kỹ thuật tạo câu đố, cóthể chia câu đố thành hai loại: câu đố trực tiếp và câu đố gián tiếp

a, Câu đố trực tiếp

Câu đố trực tiếp là loại câu đố mà mối quan hệ giữa vật đố với vật miêu tả

là mối quan hệ thẳng, không qua khâu trung gian Loại câu đố này không sử dụng

Trang 14

đến kỹ thuật so sánh, ẩn dụ hay bất cứ một phương tiện tu từ nào khác ngoài việcmiêu tả sự vật đúng với những gì nó có, ví dụ:

(1) Con gì cánh mỏng đuôi dài

Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương

Con chuồn chuồn [341 – IV]

(2) Hoa gì sắc trắng mà ai cũng thờ?

Hoa huệ [276 – III]

b, Câu đố gián tiếp

Câu đố gián tiếp là câu đố mà mối quan hệ giữa vật đố và vật miêu tảkhông còn là mối quan hệ thẳng mà phải qua khâu trung gian, người đố và ngườigiải ngoài sự tưởng tượng và óc quan sát còn phải vận dụng khả năng liên tưởngqua sự vật, hiện tượng trung gian được nêu ra trong câu đố Loại câu đố này sửdụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình ảnh đố của vật đố

- Ví dụ so sánh dùng các từ: như, là, bằng, vừa bằng…

(3) Bằng trang cườm tay, để ngay bàn phật

Quả chuối [102 – III]

(4) Vừa bằng cánh cửa nằm ngửa giữa trời

Tầu lá chuối [133 – III]

- So sánh không dùng từ: như, là, bằng, nhưng bằng ẩn dụ:

(5) Cây cao ngàn trượng, lá rụng tứ tung

Nấu thì được, nướng thì không

Hạt mưa [57 - I]

(6) Một đàn cò trắng phau phau

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

Rổ bát [841 – V]

- Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh:

(7) Mình đen như quạ, da trắng như bông

Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồi nước

Chõ xôi [911 – V]

Trang 15

(8) Mình bằng cái phản, đầu đội bốn sào

Vừa ngăn lá thắm, vừa rào chim xanh

Cái màn [1077 – V]

1.2.3 Thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố

Trong câu đố có hai đối tượng được đề cập: vật đố và hình ảnh ẩn dụ của nó Tập hợp những vật đố hợp thành thế giới vật đố Tập hợp những hình ảnh ẩn dụ của vật đố tạo nên thế giới liên tưởng từ vật đố Thế giới thứ nhất là phản ánh trực tiếp

của hiện thực khách quan Thế giới thứ hai là phản ánh của thế giới thứ nhất qualăng kính liên tưởng, tưởng tượng của những người chơi trò đố - giảng

a, Thế giới vật đố

Những câu đố trong câu đố dân gian của người Việt có thể chia thành ba nhóm:

- Nhóm những đồ dùng lao động và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của nhân dân:

+ Những đồ dùng lao động nông nghiệp: cày, bừa, cuốc, liềm, hái, gầu…+ Những đồ dùng thủ công: khung cửu, kéo, kim, thoi, bào…

+ Những đồ dùng sinh hoạt thông thường: nồi, chổi, chiếu, phản, áo, yếm…

- Những công việc và thao tác lao động, sinh hoạt

+ Lao động nông nghiệp: nhổ mạ, cấy lúa, tát nước

+ Lao động thủ công: ươm tơ, dệt vải, xẻ gỗ…

+ Sinh hoạt: hút thuốc, nhai trầu, ăn cơm…

- Những sự vật và hiện tượng quen thuộc khác

+ Gia súc, gia cầm và những con vật thường thấy: trâu, bò, chó, mèo, tôm…+ Những cây, quả thường dùng: lúa, ngô, khoai, mía, mít, quả na…

+ Những bộ phận của nhà của: mái nhà, xà nhà, bậc cửa…

+ Qùa bánh và những đồ dùng vui chơi: bánh đa, bánh trưng…; cái diều, đènkéo quân…

+ Chữ nghĩa và đồ dùng học tập: vở, sách, bút,…

+ Sự vật, hiện tượng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, mưa, biển, núi…

+ Con người và một số bộ phận cơ thể người: mắt, mũi, miệng, chân, tay

b, Thế giới những vật thay thế cho vật đố

Thế giới những vật thay thế cho vật đố là thế giới được “sáng tác” ra từnguyên mẫu vật đố chủ yếu dựa vào liên tưởng, tưởng tượng Đây là một thế giớivừa có vẻ ngoài kỳ dị, vừa thân quen, sống động và có hồn

- Phần lớn những sự vật, hiện tượng vốn hết sức quen thuộc, khi trở thànhvật đố đều được mô tả thành những sự vật, hiện tượng kỳ dị Ví dụ:

+ Ăn trầu được nhìn ra thành một cuộc huyết chiến

Trang 16

(9) Hai làng đánh rập ba làng

Máu chảy đến đâu ruồi… không bâu đến đó

- Nhìn cả tổng thể câu đố thì ra một vật kỳ dị, quái đản, không có trong hiệnthực, nhưng từng bộ phận hợp thành nó thì lại là những sự vật, hiện tượng quenthuộc hàng ngày Ví dụ:

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

1.3 Chiếu vật và các phương thức chiếu vật

1.3.1 Khái niệm về hành động chiếu vật

Các nhà logic học rất quan tâm đến vấn đề chiếu vật trong dụng học

George Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: “Chiếu vật là một hành động trong

đó một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó” [55,43 ] Như vây,

chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ Hành vi chiếu vật này thuộc về con người chứ

không phải là việc của tự thân ngôn ngữ Yule viết : “chúng ta biết rằng tự thân các

từ không qui chiếu đến cái gì cả Con người mới làm cái việc qui chiếu đó” [ 55,43].

Quan niệm về hành vi chiếu vật được G.S Đỗ Hữu Châu được đơn giản

hóa như sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [7,61] Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với mục

đích và niềm tin của người nói Để có sự qui chiếu thành công, người nghe phải có

sự suy luận bởi lẽ không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể với các từ.Mặt khác, phải xác định rõ diễn ngôn đang nói về thế giới thực hay ảo, thế giới tự

nhiên hay nhân tạo để hiểu nghĩa của diễn ngôn Ví dụ, A nói với B: Mẹ mua cho tớ

Trang 17

một con mèo màu xanh Biểu thức con mèo màu xanh là tín hiệu ngôn ngữ để chiếu vật Tuy nhiên, B chỉ có thể xác định nghĩa chiếu vật của cụm từ con mèo màu xanh

khi xuất phát từ thế giới đồ vật nhân tạo mà không phải từ thế giới tự nhiên

1.3.2 Phương thức chiếu vật

Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện

hành vi chiếu vật Có ba phương thức chiếu vật lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất

a, Chiếu vật bằng tên riêng

Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật Ví dụ như: Hoa, Hùng, Huệ làtên đặt cho cá thể mỗi người Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vậtđúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó Thí dụ, tên riêng chỉngười có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng củasông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù vật thể tựnhiên Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng biểu thức chiếu vật tênriêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp Nói cách khác, biểuthức ngôn ngữ tên riêng quy chiếu vào một sự vật duy nhất Khi sử dụng biểu thứcchiếu vật tên riêng, người nhận dễ dàng thực hiện thành công hành động chiếu vật

Trường hợp các sự vật trùng tên riêng cùng phạm trù, người ta thường

dùng thêm các định ngữ hoặc các “tiểu danh” tên riêng Ví dụ, ta nói Lan béo để phân biệt với Lan cận, ta nói Đồng Văn Hà Giang để phân biệt với Đồng Văn Hà Nam.

Trường hợp các sự vật trùng tên khác phạm trù, ta thêm danh từ chung đặt

trước danh từ riêng Ví dụ: cô Hồng, sông Hồng

b, Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả

Không phải sự vật nào cũng có tên riêng và không phải lúc nào tên riêngcủa sự vật được nói đến cũng được người phát và người nhận biết Do đó, để ngườinhận có thể thực hiện hành động chiếu vật thành công, người phát phải sử dụng

biểu thức chiếu vật (BTCV) miêu tả Biểu thức chiếu vật miêu tả là “biểu thức chiếu vật có sử dụng các từ ngữ nêu đặc điểm của sự vật”.[11,506]

Trang 18

Ví dụ: Con mèo màu xanh vừa mua hôm qua bị bẩn rồi.

Các yếu tố: xanh, mua hôm qua vừa thực hiện chức năng miêu tả, vừa thực

hiện chức năng chiếu vật

Điều chung nhất chi phối các BTCV miêu tả là các yếu tố miêu tả củaBTCV miêu tả không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết màngười nói cho rằng người nghe dựa vào đó sẽ xác định nghĩa chiếu vật của BTCV.Những yếu tố này thường là những yếu tố có thể quan sát được ngay khi hội thoạimiệng

Thêm vào đó, trật tự sắp xếp các đặc điểm trong BTCV cũng đóng vai tròquan trọng để phù hợp tình huống giao tiếp Thông thường, người ta sắp xếp cácđặc điểm theo trật từ từ chung tới riêng, tức là các đặc điểm của nhiều sự vật đếnđặc điểm của từng cá thể sự vật Vấn đề về số lượng các đặc điểm và trật tự sắp xếpchúng trong BTCV miêu tả có rất nhiều khía cạnh thú vị khi nghiên cứu chúngtrong câu đố

c, Chiếu vật bằng chỉ xuất

Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉtrỏ Quy tắc chiếu vật chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ ở gần (trong tầm với của ngườichỉ và trong tầm nhìn của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được lấylàm mốc Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theohướng nhìn thẳng của người này

Bất cứ tín hiệu nào cũng có yếu tố chỉ hiệu Chỉ hiệu là tín hiệu mà mỗi lần

nó xuất hiện đều gắn liền với sự có mặt của vật mà nó là tín hiệu Trong ngôn ngữ,những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúngđược dùng là người nói và người nghe cũng có mặt trong giao tiếp Thêm vào đó,

những từ như này, kia, ấy, nọ…cũng có tính chỉ hiệu Ví dụ khi ta nói cái bàn này thì từ này cho chúng ta biết cái bàn ứng với sự vật đang ở trước mắt, đang được

người nói đề cập đến

1.4 Câu đố và các biện pháp tu từ

Trang 19

Trong lĩnh vực văn học dân gian, câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sựvật hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu mộtnẻo Phương pháp này xuất phát từ sự quan sát thấy những nét giống nhau giữa các

sự vật và hiện tượng khách quan, giữa vật đố (tức lời giải) với vật được miêu tả (tức

câu đố) Thí dụ: “Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật” (Cái kéo) , “Áo xanh áo kép, đứng nép bờ ao” (Cây chuối), “Giữa lưng trời có ao nước lã” (Quả dừa)

Khi bàn về các đặc điểm thi pháp trong câu đố dân gian các nhà nghiên cứu

đã đưa ra những quan điểm như sau:

Theo Đỗ Bình Trị, nếu biểu thị vật đố bằng A, trong câu đố, vật A được giấu

tên và được so sánh với B – vật thay thế cho nó Như vậy, câu đố thực chất là một

ẩn dụ, tức là một so sánh ngầm, một so sánh trong đó chỉ có thành phần B Đặc

trưng bản chất này của câu đố đã được Arixtốt nêu rõ từ thế kỷ IV trước công

nguyên, khi ông đưa ra nhận xét: “Câu đố là một ẩn dụ được cấu tạo tốt”, và đi xa hơn Đỗ Bình Trị nhận xét: “ Không chỉ những câu đố sử dụng môt tả, mà cả những câu đố sử dụng phương pháp chơi chữ cũng là những ẩn dụ” Ông đưa ra những

đặc điểm của những ẩn dụ trong câu đố, đó là:

- Tính chất kì dị của hình ảnh ẩn dụ câu đố: Ví dụ, cái ống chân được miêu

tả thành một con vật: “Lưng đi trước, bụng đi sau; Cái mắt cái đầu cách nhau một thước”.

- Tính chất thân quen của những hình ảnh bộ phận trong ẩn dụ câu đố: Ví dụ, ẩn

dụ về cái bánh trưng nhìn cả tổng thể thì quả là một sự vật rắc rối như mê cung: “Một thửa đất vuông, bốn phía xây thành, xung quanh trồng chuối, giữa tỉa đậu trồng hành, ngoài thành trồng giang”, xét từng bộ phận đều là hình ảnh về những sự vật, hiện tượng quen thuộc: thửa đất, xây thành, trồng chuối, trồng hành…

- Tính chất có hồn, sống động của những hình ảnh ẩn dụ câu đố: Ví dụ, bát đĩa được mô tả ở trạng thái đang được rửa, sau bữa ăn, để gác lên chạn: “Một đàn

cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”, cái kéo được mô tả ở trạng thái lăm lăm “hành chức”: “Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật”

Chu Xuân Diên cũng đã dành nhiều công sức để cắt nghĩa ẩn dụ trong câu

đố, ông nhận xét về câu đố như sau:

Trang 20

- Trong cách phản ánh của câu đố, chúng ta thấy có những cơ sở giống nhưcác ẩn dụ trong văn học nghệ thuật Song bản thân câu đố không bao giờ được dùngnhư một phép ẩn dụ trong văn học nghệ thuật, bởi vì bản thân câu đố không chứađựng mối quan hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng thể hiện mối quan hệ giữa cái cụthể và cái trừu tượng

- Hàng loạt ẩn dụ trong câu đố được xây dựng trên cơ sở quan sát những sựgiống nhau giữa những đặc điểm bên ngoài của những sự vật và hiện tượng Nhiều

câu đố mở đầu bằng những động trỏ quan hệ so sánh như: “bằng…”, “vừa bằng…”: “Bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước” (Con đỉa), “Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời” (Tàu là chuối)…

- Nhiều ẩn dụ trong câu đố được xây dựng bằng phương pháp nhân cách hoánhững vật vô tri, vô giác Từ những đặc điểm của vật đưa ra đố, nhân dân hay liêntưởng tới những đặc điểm của chính bản thân con người

- Có những ẩn dụ được xây dựng bằng cách liên hệ chỉ một vài dấu hiệugiống nhau nào đó của những vật đem ra đố và vật miêu tả Lối liên hệ này thể hiệncách so sánh của câu đố: vật đem ra đố giống vật miêu tả ở một đặc điểm hình thứchoặc chức năng nào đó, nhưng không phải là bản thân vật miêu tả

- Rất nhiều câu đố xây dựng hình tượng trên cơ sở những đặc điểm của ngônngữ dân tộc Một số câu sử dụng lối nói lái, sử dụng những từ đồng âm, đồng nghĩa,trái nghĩa, chiết tự

Với Hoàng Tiến Tựu, khi bàn về câu đố, ông cho rằng trong câu đố có

“Phương pháp ẩn dụ riêng” Theo ông, trong mỗi câu đố thường có hai hình tượng

song song của hai sự vật khác nhau: một hình tượng phô bày ra bên ngoài, một hìnhtượng ẩn náu bên trong Hình tượng bên trong là đối tượng phản ánh đích thực củacâu đố, hình tượng bên ngoài là …….phản ánh, nhằm đánh lừa người nghe (vật đểđố) Giữa vật đố (hình tượng bên trong) và vật để đố (hình tượng bên ngoài) thườngthường chỉ có sự tương đồng không quan trọng về hình thức (hoặc tên gọi, hìnhdáng, màu sắc ) Còn bản chất thì khác nhau và xa về chủng loại (ví dụ bên trong làvật, bên ngoài là người; bên trong là đồ dùng, bên ngoài là động vật; bên trong làhiện tượng tự nhiên, bên ngoài lại miêu tả thành thực vật…) Cho nên ở câu đốkhông chỉ có phương pháp ẩn dụ thông thường như trong các thể loại văn học khác,

Trang 21

mà còn có nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, riêng biệt của nó như động vật hoá,

tự nhiên hoá, thực vật hoá, đồ vật hoá…đó gọi là những phương pháp ẩn dụ đặc biệt

- ẩn dụ không có qui ước và giới hạn hay phương pháp chuyển hoá tự do của câu

Ninh Viết Giao – một nhà nghiên cứu tâm huyết về câu đố đã chỉ ra một cáchtương đối rõ các biện pháp tu từ sử dụng trong câu đố Việt Ông cho rằng ẩn dụ làphương pháp cơ bản để hình thành câu đố Việt Và vì đặc tính trong câu đố là miêu

tả phản ánh đặc điểm, hình dáng, công dụng của sự vật trong thế giới khách quan,chứ không phải là chủ yếu miêu tả xã hội, cho nên không thể coi ẩn dụ trong câu đốgiống như lối ẩn dụ trong các thể loại vă học thuần túy được Ẩn dụ trong câu đốkhông nhất thiết nói về người mà có thể là bất kỳ một sự vật nào trong thế giờikhách quan Từ đó, ông chỉ ra một loạt các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu

đố như: nhân hóa,động vật hóa, thực vật hóa, so sánh Ngoài ra, ông còn đề cập đếnviệc sử dụng những đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để xây dựng hình tượng câu đố như:

sử dụng lối nói lái, sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, sử dụng từ phản nghĩa, sử dụngvăn học dân gian, văn học viết làm câu đố Có thể thấy, Ninh Viết Giao đã có cáinhìn khá toàn diện về việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu đố Việt

Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu khi nói về biện pháp tu từ trongcâu đố đều đề cập đến biện pháp tu từ ẩn dụ và có sự phân biệt ẩn dụ trong câu đốvới ẩn dụ trong văn học nghệ thuật, trong các phong cách ngôn ngữ nói chung Cácbiện pháp như so sánh, nhân hóa, vật hóa, thực vật hóa, động vật hóa các lối nóicùng nghĩa, chơi chữ đều được qui về ẩn dụ

Dựa trên những nghiên cứu của các tác giả giả đi trước, Triều Nguyên đã có

sự phân loại các biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người Việt một cách kháchi tiết và hợp lý Triều Nguyên cho rằng dựa vào cách thức cấu tạo lời đố trongmối quan hệ với vật đố, câu đố gồm có các loại: câu đố theo cách tả thực; câu đốtheo cách nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá,…; câu đố theo cáchchơi chữ Riêng cách nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá Triều

Nguyên gọi là “cách chuyển trường”

Trang 22

* Quan điểm của luận văn: Luận văn phân loại các biện pháp tu từ trong câu

đố theo hướng của tác giả Triều Nguyên Nghĩa là xếp các biện pháp nhân hoá,

động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh vào một nhóm và gọi là “cách chuyển trường” Bởi ngoài việc nói gọn, còn cho thấy vật đố được lời đố chuyển

sang một loại khác, một lốt khác, người giải đố cần tách cái lốt ấy ra để thấy vócdáng thật của vật đố Như vậy, khi nói về các biện pháp tu từ trong câu đố sẽ có hainhóm biện pháp là:

- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường

- Câu đố theo cách chơi chữ.

CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC CHUYỂN TRƯỜNG TRONG CÂU ĐỐ

(Nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)

2.1 Kết quả thống kê

Trong tổng số 3455 câu đố dân gian của người Việt thì câu đố sử dụng cáchthức chuyển trường là 846 câu, chiếm 24,48 % tổng số câu đố dân gian của ngườiViệt Như vậy, số câu đố sử dụng cách thức chuyển trường là tương đối lớn Nhânhóa, động vật hóa, thực vật hóa, tự nhiên hóa và so sánh là những biện pháp cơ bảnđược sử dụng trong câu đố dân gian của người Việt

2.1 Bảng tổng hợp các cách thức chuyển trường trong câu đố:

Biện pháp Số câu Tỉ lệ % so với tổng số 3455 câu đố

Trang 23

dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái

độ của mình” [30]

Trong 846 câu đố có sử dụng cách chuyển trường mà chúng tôi khảo sátđược thì câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chiếm số lượng lớn nhất là 369câu, chiếm 43,61 % câu đố có sử dụng cách thức chuyển trường và chiếm 10,68 %tổng số câu đố Việt Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng một cách rất đa dạng,biểu hiện:

a, Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác.

Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác,những đặc điểm đó có thể là những đặc điểm về cơ thể, sinh lí, tuổi tác có 71 câu

đố sử dụng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác(động thực vật, đồ vật ) chiếm 19,24 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từnhân hóa

(12) Mẹ tròn mà đẻ con dài

Đã thêm lịch sự lại dài móng tay

Cây giá đậu xanh [233 – III]

Trong câu đố về cây giá đậu xanh (cây giá đỗ), người đố đã nói đến nguồn gốc của cây giá đỗ, mẹ tròn đẻ con dài chính là những hột đỗ (đỗ tương, đỗ Hà Lan)

được ủ để thành những cây giá đỗ dài, trắng muốt Hai lá mầm ở phần đầu của cây

giá đỗ được ví như cái móng tay Mặc dù đố về cây giá đỗ - một loại thực vật dùng

làm thực phẩm nhưng tất cả những chi tiết trong đó đều như chỉ một con người thực

sự thông qua đại từ xưng hô mẹ - con, chi tiết dài móng tay

(12) Trên đầu tóc xanh rì

Giữa lưng thì trắng, đít thì những lông

Trang 24

như những bộ quần áo, những bắp ngô mọc trên thân cây ngô được ví như hình ảnh

mẹ bồng con Tất cả những chi tiết gộp lại khiến cho người giải đố như đang tiếpxúc với một sinh thể có hồn

cây hương nhưng hiện lên lại là một con người với thân xác gầy gò, ốm yếu

b, Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô như: ông – bà, mẹ

-con, cha – -con, chồng – vợ, chàng – thiếp, chị - em; em; thân em; tôi; thằng; thầy

Riêng câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa có 139 câu dùng từ xưng hô,chiếm 37,67 % tổng số câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa Như vậy, câu đốloại này chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các câu đố có sử dụng biện phápnhân hóa

(15) Hai anh cùng ở một làng

Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau

Lững lờ đi trước về sau

Hằng năm họa có gặp nhau đôi lần

Mặt trăng, mặt trời [146 – I]

Trang 25

Hai anh ở đây là mặt trời và mặt trăng, cùng ở một làng – cùng trên một bầu trời, anh mặt trăng mỗi khi xuất hiện trên bầu trời có màu vàng, còn anh mặt trời lại tỏa ra màu đỏ Hai anh mặt trăng và mặt trời hầu như không bao giờ cùng một lúc xuất hiện trên bầu trời, anh mặt trời sẽ xuất hiện vào ban ngày, đến buổi tối anh mặt trời sẽ nhường chỗ cho anh mặt trăng tỏa sáng Tuy nhiên, hằng năm họa có gặp nhau đôi lần đó là khi xẩy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực Nhật thực là

hiện tượng mắt ta thấy vầng mặt trời tối đi một phần hoặc hoàn toàn trong một lúc

vì bị mặt trăng che khuất, nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị quả đất che mấtánh sáng mặt trời, làm tối một phần hay toàn phần Tuy nhiên, hiện tượng này rất ítkhi xẩy ra, có khi một năm mới xẩy ra một lần Câu đố về mặt trăng và mặt trời mặc

dù là một câu đố gián tiếp,

Ở trong một câu đố khác, trăng lại được hiện thân thành một cô gái thân nở mặt tròn vừa đẹp, vừa xinh, nhưng lại rất vô tình, đêm đêm chỉ sống một mình trong cung:

(16) Thân em thân nở mặt tròn

Người em vừa đẹp, vừa giòn, vừa xinh

Trách em sao khéo vô tình

Đêm đêm chỉ ngủ một mình trong cung

Trăng [164 – I]

(17) Mẹ có tóc, con trọc đầu

Mẹ sống lâu, con chết chém

Cây dừa và quả dừa [187 – III]

Trong câu đố về cây dừa và quả dừa, cây dừa được ví như một người mẹ có

tóc (tóc chính là lá dừa), còn quả dừa được ví như một người con trọc đầu (vì quảdừa bên ngoài nhẵn thín, chỉ có một cái cậng) Và dừa mẹ sống lâu hơn dừa con vìdừa mẹ được trồng để lấy quả nên sẽ sống từ mùa này qua mùa khác, còn dừa conkhi đã chín sẽ bị thu hoạch

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy mô típ dùng từ xưng hô thân

em, thân tôi được sử dụng rất nhiều lần Có tới 22 câu đố sử dụng mô tip này, ví dụ: (18) Thân em nho nhỏ

Da xanh ruột đỏ

Thịt trắng nõn nà

Trang 26

Từ thuở xưa xa

Bạn cùng lá đa

Mo nang [87 – III]

(19) Chị em ai nấy đứng cười

Thân tôi ở góa chín mười mặt con.

Cây chuối [105 – III]

(20)Thân em bé nhỏ biết bao

Em có chút lửa chói vào sáng ghê

Trẻ em chẳng đứa nào chê

Chúng bắt em về bỏ lọ mà chơi

Con đom đóm [357 – IV]

(21) Thân em vừa trắng vừa tròn

Bước đi mỗi bước mỏi mòn gót chân

Viên phấn [585 – V]

Cứ thế, khi là ông bà, cha mẹ, chú, bác; khi là thân em, thân tôi; khi làchàng thiếp, anh em, khi là thằng, nó, hắn biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từxưng hô làm cho câu đố vô cùng sinh động, dí dỏm, đưa các sự vật từ trạng thái tĩnhsang trạng thái động

c, Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc của con người

Có 7 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng những yếu tố chỉ công việclao động của con người để miêu tả sự vật khác, chiếm 1,90 % tổng số câu đố sửdụng biện pháp tu từ nhân hóa

(22) Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi

Bã đậu [1129 – V]

Trong câu đố về bã đậu, lời đố hoàn toàn nói về người và công việc chèo

ghe Hình ảnh mà câu đố gợi ra là một bà lão dù tuổi đã cao nhưng vẫn phải vất vảvới công việc trèo ghe trên sông nước

(23) Ông trắng giã gạo

Ông đỏ bới đào.

Răng và lưỡi [95 – VI]

Lời đố về răng và lưỡi lại hướng về công việc giã gạo và đào bới Răng với

nhiệm vụ nhai thức ăn, hai hàm răng khi nhai chạm vào nhau, được ví như hànhđộng giã gạo, còn lưỡi với nhiệm vụ đảo thức ăn, ví như hành động đào bới

+ Đố về ngón tay:

(24) Mười người thợ, lo đủ mọi bề

Mười ngón tay [126 – VI]

Trang 27

Hình ảnh mười ngón tay được tráo bằng hình ảnh mười người thợ Thợ vốn chỉ người lao động chân tay, làm một công việc nào đó để kiếm tiền Và mười ngón tay được ví như mười người thợ vì mỗi ngón tay đều có chức năng, tác dụng riêng.

Hay câu đố về con trâu là sự phối hợp đầy đủ hình nét, động tác, nhịp điệutươi vui của bảy người đang sản xuất: đập đất, phất cờ, vơ cỏ, bỏ phân

(25) Bốn ông đập đất

Một ông phất cờ

Một ông vơ cỏ

Một ông bỏ phân.

Con trâu [229 - IV]

Có thể thấy nếu không gần gũi lao động, không yêu lao động, không nắmđược nhịp điệu sản xuất, không có tài quan sát thì làm sao mà các tác giả dân gianlại có những sự liên tưởng đơn giản, thú vị và sinh động như thế được

d, Sử dụng những từ chỉ cử chỉ, hành động của con người để miêu tả sự vật khác.

Trong 369 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, có 29 câu đố lấy cử chỉ, hànhđộng của con người để miêu tả sự vật khác, chiếm 7,86 %

(26) Tám người khiêng một mâm xương

Để hai ông xã nghênh ngang đi đầu

Con cua [66 – IV]

Hình ảnh một con cua đang bò được thay bằng hình ảnh tám người (tám cái chân) khiêng một mâm xương (mai cua) và hai cái càng ví như hai ông xã Ở đây động từ khiêng được dùng để nói về hành động của con người.

(27) Sừng sững mà đứng giữa đường

Quan đi chẳng tránh lại thường đánh quan.

Cỏ may [146 – III]

Cây cỏ may được đánh tráo bằng hình ảnh một kẻ ngông nghênh chẳng

những không tránh đường cho quan mà còn thẳng tay đánh lại

Cây cột nhà thay bằng hình ảnh người đứng im không chào hỏi bất cứ ai đi tới: (28) Sừng sững mà đứng giữa nhà

Ai về không hỏi, ai ra không chào.

Đánh rồi, con nhảy vô bụng mẹ nằm

Mẹ con yên lặng, âm thầm ngủ say

Trang 28

Cái mõ [666 – V]

Câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách lấy cử chỉ, hành động củacon người để miêu tả sự vật khác cho thấy óc tưởng tượng sinh động của tác giả dângian

e, Sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác.

Câu đố có sử dụng các từ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người đểgán vào các sự vật khác là 12 câu, chiếm 3,25 % tổng số câu đố có sử dụng biệnpháp tu từ nhân hóa

Hành động khóc được gán vào câu đố về hiện tượng trời mưa:

Cối xay lúa [293 – V]

Hiện tượng sấm, sét được miêu tả như một con người đang nổi giận đùngđùng với hành động đánh người hung dữ:

(32) Cớ sao nổi giận đùng đùng

Đánh người toi mạng ung dung ra về

Cả kêu bớ ngã bên tê

Liệu hồn hung dữ ngày kia ngủm cù đèo

Sấm và sét [123 – I]

Câu đố về con sam:

(33) Cho hay duyên nợ bởi trời

Vợ chồng âu yếm chẳng rời nhau ra

Con sam [305 – IV]

Khi bắt được con sam bao giờ người ta cũng bắt được cả đôi Bởi trên thực

tế, sam đi đâu cũng có đôi, có cặp, con đực và con cái không bao giờ rời nhau

Người ta thường nói “cuốn như sam” hay “đeo như sam” là dựa trên sự quấn quýt

này Từ đặc điểm này của con sam mà được người đố ví chúng như đôi vợ chồngluôn âu yếm, không bao giờ rời xa nhau

Chiếc đèn cầy thắp sáng được miêu tả như một đứa trẻ đang đứng khóc: (34) Một nhà hai thằng

Đứng khóc

Ngày kỵ lạc

Nhà nghèo, nhà giàu

Trang 29

Yêu cầu nó đứng khóc.

Đèn cày [956 – V]

Âm thanh sòng sọc của điếu cày được ví như tiếng cười rúc rích của con người: (35) Bằng tre mà rúc rích cười

Làm cho nhiều người tỉnh tỉnh say say

Cái điều cày [971 – V]

Những từ miêu tả trạng thái, tâm lý tình cảm của con người khi gán vào sựvật khiến cho chúng trở thành những thực thể sinh động, có hồn Người giải đố phảitìm ra vật thật được ẩn giấu đằng sau những từ ngữ chỉ dành để diễn tả tâm trạng,tình cảm chỉ dành cho con người đó

g, Gán cho sự vật tư thế, dáng vẻ của con người.

Một số sự vật có dáng dấp, tư thế nhìn tương đối giống dáng dấp, tư thếcủa người Do đó, người nghệ sĩ dân gian đã lấy từ thế của người để miêu tả sự vật,gây khó khăn cho người giải đố

Có 32 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gán cho sự vật tư thế,dáng vẻ của con người, chiếm 8,67 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từnhân hóa

Cây chuối được ví như dáng người khép nép, e lệ, rụt rè đứng thu mình bêncạnh bờ ao

(36) Khép na khép nép

Đứng nép bờ ao

Trái chật đầy buồng

Xếp thành hai lượt

Cây chuối [118 – III]

Hay câu đố về cây ngô:

(37) Ở xa trông tựa rừng già

Tới gần lại hóa đàn bà địu con

Nương ngô, cây ngô [455 – III]

Cây ngô trông như người đàn bà địu con vì bao giờ bắp ngô cũng được thânngô mang bên cạnh mình, phần bắp lại nằm giữa lá ngô, nên nó giống hình ảnhngười đàn bà địu con

Hình ảnh cái chày ở cối giã gạo mỗi khi giã xuống được ví như dáng vẻ củamột ông tướng đang đứng vái lạy:

(38) Bốn quân tứ trụ ở bốn phương

Một quan tướng ở giữa đứng bái

Cối giã gạo bốn người [274 – V]

Sừng và tai trâu lại có dáng của người ngồi mát, người đứng quạt:

(39) Hai ông ngồi mát, hai bà quạt đầu

Trang 30

Sừng và tai trâu [219 – IV]

Cây nhang khoanh được ví như dáng vẻ của một thằng lùn đầu trên đầu độithúng than:

(40) Thằng lùn mà đội thúng than

Ai ai đến đó cũng van thằng lùn

Cây nhang khoanh (hương vòng) [690 – V]

h, Mặc cho sự vật trang phục như con người

Có 79 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gắn cho sự vật trangphục và cách vận trang phục như con người, chiếm 21,4 % tổng số câu đố sử dụngbiện pháp tu từ nhân hóa

Vỏ của củ khoai lang được người đố ví như chiếc áo lụa đỏ:

(41) Áo lụa đỏ sát người

Nhưng không phải hạng ăn chơi đua đòi

Dẫu mình xấu xí vẫn vui

Sánh cùng lúa gạo, bạn đời nông thôn

Củ khoai lang [291 – III]

Quả ớt lúc xanh và lúc chín được thay bằng màu sắc áo mặc:

(42) Anh lớn anh mặc áo đỏ

Em nhỏ em mặc áo xanh

Đến khi em lớn như anh

Thì em cũng mặc áo đỏ

Quả ớt [478 – III]

Anh lớn anh mặc áo đỏ: quả ớt khi chín có màu đỏ (có loại màu vàng)

Em nhỏ em mặc áo xanh: quả ớt còn non có màu xanh.

Câu đố về hạt tiêu cũng giống câu đố về quả ớt:

(43) Tuổi trẻ thì mặc áo xanh

Đến tuổi lão thành thì mặc áo đen

Hạt tiêu [572 – III]

Tuổi trẻ thì mặc áo xanh: hạt tiêu khi còn non vỏ có màu xanh

Tuổi lão thành thì mặc áo đen: khi hạt tiêu đã già thì vỏ chuyển sang màu đen Câu đố về cây lúa cũng giống như câu đố về quả ớt, hạt tiêu Nhưng ở câu

đố về cây lúa là nói đến quá trình phát triển của cây lúa, trong từng giai đoạn phát

triển, cây lúa tương ứng với mẫu màu áo

(44) Tuổi trẻ mặc áo xanh

Tuổi già mặc áo vàng

Chết rồi mặc áo trắng

Cây lúa và rạ [322 – III]

Cây lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, vươn lóng, phân đòng, trổ bông, nở hoa,

thụ phấn, thụ tinh được ví như khoác chiếc áo xanh, vì toàn bộ giai đoạn này cây

lúa có màu xanh

Trang 31

Cây lúa giai đoạn chín hoàn toàn được tác giả dân gian khoác cho chiếc áo vàng vì giai đoạn này toàn bộ cây lúa (từ thân cây lúa, lá lúa, hạt lúa) đều được phủ

một màu vàng óng

Cây lúa khi đã được thu hoạch, chỉ còn lại thân lá (gọi là rạ), theo thời gian

bị phơi khô ngoài trời thì chuyển sang màu trắng => mặc áo trắng

Lông của con chim két được ví như chiếc áo gấm màu xanh, vì lông của

chim két màu xanh:

(45) Mình mặc áo gấm màu xanh

Trẻ già móm miệng tinh ranh khác thường

Con quạ [89 – III]

Quạ có bộ lông màu đen nên được tác giả dân gian gán cho chiếc áo màu đen,một số con trên cổ có khoang lông màu trắng nên được ví như quàng khăn trắng

* Từ những đặc điểm của vật đố, nhân dân đã liên tưởng tới những đặc điểmcủa chính bản thân con người với tất cả những biểu hiện phong phú của đời sốngcon người Phương pháp nhân hóa những vật vô tri vô giác này có tác dụng mô tảmột cách vừa sinh động, vừa dí dỏm, lại vừa chính xác các vật trong trạng thái đanghoạt động

2.2.2 Động vật hoá

Có 134 câu đố, chiếm 15,83 % câu đố sử dụng cách thức chuyển trường vàchiếm 3,88% tổng số câu đố Việt Ở những câu đố có sử dụng biện pháp động vậthóa, lời đố thường miêu tả đặc điểm của một loài vật nào đó Dùng đặc điểm củaloài vật để miêu tả đối tượng không phải con vật nhằm mục đích đánh lạc hướngngười giải đố, gây khó khăn cho người giải đố trong quá trình tìm câu trả lời

Dùng đặc điểm của loài vật để miêu tả đối tượng khác có ba cách:

- Dùng yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán cho đối tượng khác

- Dùng hình ảnh một con vật cụ thể để chỉ đối tượng khác

- Dùng đại từ “con gì” để hỏi về đối tượng khác.

a, Dùng yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán cho đối tượng khác.

Trang 32

Có 98 câu đố dùng yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán cho đốitượng khác, chiếm số lượng lớn nhất trong những câu đố có sử dụng biện pháp độngvật hóa, chiếm 72,24 % câu đố sử dụng biện pháp động vật hóa.

Vật đố đội lốt động vật thường có các hình ảnh bộ phận như: đuôi, vòi, lông,vây, cánh, mỏ hoặc các đặc điểm về hoạt động của con vật như: trườn, mổ, cày hay đặc điểm về sinh sản như đẻ, nở, ấp con

(47) Cây bung xung, lá bung xoe

Mùa đông nở trứng, mùa hè ấp con.

Cây cau [62 – III]

Đố về cây cau: mùa đông nở trứng = ra quả, mùa hè ấp con = ra hoa.

Trong câu đố về cái nhà, mái nhà được ví như vây, cánh của một con thú.

(48) Sừng sừng mà đứng giữa trời,

Giơ vây, giơ cánh, nuốt người như không.

Cái nhà [6 – V]

Đố về cối giã gạo:

(49) Không ăn mà mổ cuống cuồng

Đục một cái chuồng nhốt lấy cái đuôi.

Cối giã gạo [272 – V]

Động từ mổ dùng để chỉ lúc cái chày giã gạo được nện xuống cối, thanh vịn nối với chày được gọi là cái đuôi.

Hay cái ngòi bút được ví như cái mỏ:

(50) Cái mình đo đỏ, cái mỏ nâu nâu

Xuống ao sâu, lên cày ruộng cạn

Bút mực [544 – V]

(51) Con chi đầu khỉ đuôi lươn

Ăn no tắm mát lại trườn lên cây.

Cái gáo [1014 – V]

Tay cầm của cái gáo được ví như cái đuôi lươn, sau khi được dùng để múc nước, cái gáo thường được treo lên cây, tác giả dân gian đã dùng động từ trườn để

miêu tả điều này

Bằng việc sử dụng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán chođối tượng khác đã biến vật đố từ những vật vô tri vô giác trở thành những con vậtsinh động

b, Dùng hình ảnh một con vật cụ thể để chỉ đối tượng khác

Ngoài việc dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán cho đốitượng khác, còn có 25 câu đố dùng hình ảnh một con vật cụ thể để chỉ đối tượng khác,câu đố dạng này chiếm 18,66 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp động vật hóa

+ Dùng hình ảnh đàn gà để nói về các ngôi sao, bánh rán hay quả dứa:

Trang 33

(52) Một bầy gà trắng

Ăn tại núi cao

Ban đêm lao xao

Ban ngày trốn mất

Các ngôi sao [111 – I]

Những đặc điểm thuộc về ngôi sao được giấu dưới hình ảnh một bầy gà trắng Có sự tương đồng giữa hai đối tượng này Cụ thể:

Một bầy gà trắng = ngôi sao trên trời có màu trắng (điểm nhìn từ trái đất)

Ăn tại núi cao = sao ở trên cao (vị trí người quan sát từ dưới lên)

Ban đêm lao xao = sao chỉ xuất hiện về đêm

Ban ngày trốn mất = ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên không nhìn thấy sao.

(53) Một bầy gà trắng phau phau

Đem nhảy xuống ao thành bầy gà đỏ

Bánh rán [740 – V]

Một bầy gà trắng phau phau = bánh rán vừa nặn bằng bột trắng

Đem nhảy xuống ao thành bầy gà đỏ = cho bánh vào chảo mỡ rán, bánh chín

chuyển sang màu vàng

(54) Một bầy gà đỏ

Không mỏ không mồng

Trên đầu có túm lông

Chui trong bụi rậm

Quả dứa [207 – III]

Một bầy gà đỏ = những quả dứa chín.

Trên đầu có túm lông = lá dứa

Chui trong bụi rậm = dứa thường được trồng trong bụi cây

(58) Một bầy có trắng, rớt xuống ao sâu

Chết đã hồi lâu, người ta mới vớt

Trang 34

(60) Con thỏ ngồi giữa quả núi.

Cái mũi [85 – VI]

+ Dùng hình ảnh con voi mập hung dữ trong bụng đầy người để đố về tàu thủy: (61) Voi mập chọc cây

Bụng đầy người sống

Tàu thủy [63 – III]

Những sự vật, hiện tượng được ví như những con vật đã làm cho câu đố trởnên sinh động, thú vị, gây khó khăn cho người giải khi để một sự vật, hiện tượngnúp dưới một con vật

c, Dùng đại từ “con gì” để hỏi về đối tượng khác

Trong tiếng Việt, từ con thường đặt trước danh từ chỉ động vật như: con

khỉ, con mèo, con gà, con rắn, con chim và danh từ chỉ sự vật như: con thuyền,con dao, con nước Khi hỏi về con vật và sự vật trên bao giờ cũng bắt đầu bằng

cấu trúc hỏi: con gì, con chi Dựa vào điều này, một số câu đố đã sử dụng cấu trúc hỏi con gì, con chi để đố về một số đối tượng không phải là động vật.

Trong 134 câu đố sử dụng biện pháp tu từ động vật hóa, có 11 câu đố sửdụng đại từ con gi, con chi để hỏi về đối tượng không phải động vật

+ Đố về tàu hỏa:

(62) Con gì vượt núi qua sông

Sài Gòn, Hà Nội bò trong một ngày

Mình chia từng khoen lắt lay

Hai hàng chân bước mà quay vòng vòng

(64) Con chi có cánh, không lông

Thục nữ vui lòng xúc gạo cho ăn

Quạt lúa [154 – V]

+ Đố về ấm nước:

(65) Con chi có vỏi có vòi

Bụng chân không cẳng, có đôi tay dài

Bụng thì như con cóc mài

Ăn thì chẳng muốn, cả ngày đái luôn

Ấm nước [814 – V]

Trang 35

Dùng đại từ để hỏi con gì, con chi kết hợp với một số từ thuộc về động vật như: động từ bò, danh từ chỉ bộ phân cánh, lông, đuôi, vòi làm cho người giải đố bị

dễ bị lầm tưởng câu đố đang đố về một loại động vật nào đó, từ đó sẽ có hướng suyluận không chính xác, khiến cho quá trình giải đô gặp khó khăn

Trang 36

2.2.3 Thực vật hoá

Thực vật hóa là dùng các hình ảnh thuộc pham trù thực vật như cây cỏ, hoa

lá, củ quả và có tính chất sinh trưởng, phát triển của chúng để đố về đối tượngkhông thuộc phạm trù thực vật

Trong 846 câu đố có sử dụng cách thức chuyển trường thì có 43 câu đố sửdụng biện pháp thực vật hóa, chiếm 5,08 %:

+ Sao và mặt trời được ví như bông hoa:

(66) Cây cao tám vạn nghìn hoa

Hễ mưa thì héo, nắng già lại tươi

Sao [102 – I]

(67) Cây cao muôn trượng ngàn trùng

Mưa thì hoa héo, nắng ròng hoa tươi.

Nó nhảy như tên,

Đuổi theo không kịp

Con hươu [178 – IV]

+ Cột buồm được ví như một cành cây khô mà cánh buồm chính là rễ cây: (69) Cây khô mọc rễ trên đầu

Sông sâu không sợ, sợ cầu bắc ngang

Trang 37

Không ra lá – mà ra hoa

Ra hoa – hoa chỉ một đóa

Hoa màu đỏ

Hoa ngát mùi hương

Than ôi! Hoa tàn cây chết

Đứng trong vườn gốc trơ

Bằng những tín hiệu ngôn ngữ như: cây, hoa, lá, rễ khiến cho người giải

đố bị đánh lạc hướng suy nghĩ về một loài thực vật nào đó

Chính giữa có cái lá hồng đơn

Răng và lưỡi [92 – VI]

+ Hay âm thanh của cối xay lúa được ví như trời gầm, đất động, mây mưa: (74) Trời gầm, đất động, mây mưa

Câu liêm giựt lại đố ai biết gì?

Cối xay lúa [306 – V]

Trang 38

2.2.5 So sánh

So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ

ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế kháchquan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó,nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng [27, 154]

Thao tác so sánh được tiến hành theo quan hệ liên tưởng, mà hoạt động liêntưởng của tư duy vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Khách quan

là ở chỗ từ sự vật này liên tưởng tới sự vật khác có chung một hay nhiều thuộc tính.Điều này tạo cho so sánh một giá trị nhận thức Chủ quan vì hoạt động liên tưởngdiễn ra trong tư duy mỗi cá nhân, thể hiện năng lực nhận thức, thái độ, tình cảm,thói quen sử dụng ngôn ngữ cá nhân

Dựa vào sự tương quan giữa yếu tố được đưa ra so sánh và yếu tố được dùnglàm chuẩn, có thể chia ra các loại so sánh:

để xây dựng câu đố) Theo kết quả khảo sát có 188 câu đố có cấu trúc so sánh,chiếm 22,2 % tổng số câu đố có sử dụng cách thức chuyển trường.Trong phạm vingữ liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được cấu trúc so sánh ngang bằng được người

đố sử dụng nhiều nhất Cấu trúc so sánh kém và so sánh hơn nhất được sử dụng rất

ít Cụ thể:

2.2 Bảng thống kê câu đố sử dụng cấu trúc so sánh

Cấu trúc so sánh Số câu Tỉ lệ % so với 3445 câu đố

Trang 39

a, So sánh ngang bằng:

Khái niệm: So sánh bằng là cấu trúc so sánh được sử dụng phổ biến nhất.

Điều này có lẽ là do tư duy mang đậm cái nhìn nông nghiệp của chủ thể sáng tạocâu đố, ở đây chủ yếu là người nông dân Người nông dân thường nhìn mọi vậttrong thế ngang bằng nhau, nghĩa là nói về vật này nhưng dùng hình ảnh của vậtkhác tương tự để dễ hình dung Hơn nữa đặc trưng thể loại câu đố là phải đánh lừangười giải thông qua vật đem ra thay thế Việc đem vật thế tương đương với vật đốvừa đảm bảo tính bí hiểm của câu đố, vừa giữ được mối liên hệ mật thiết giữa vật

đố và vật đem ra thay thế, giúp suy luận của người giải chính xác hơn

Cấu trúc so sánh ngang bằng thường sử dụng các từ: bằng trang, vừa trang, bằng, như, tựa, như thể, giống

Các khía cạnh được đem ra so sánh trong câu đố rất đa dạng, trong đó chủyếu là so sánh các khía cạnh sau:

+ Sự giống nhau giữa vật đố và vật thay thế về kích thước: 93 câu đố

+ Sự giống nhau về màu sắc:19 câu đố

+ Sự giống nhau về hình dạng: 35 câu đố

+ Sự giống nhau về tính chất: 20 câu đố

Còn lại là một số câu so sánh về nguốn gốc, số lượng, tên gọi, tác dụng ,nhưng số lượng mỗi loại không đáng kể

Như vây, dựa vào số liệu thống kê có thể thấy câu đố có nội dung so sánh

về kích thước là chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến câu đố có nội dung so sánh

về hình dạng, câu đố so sánh về màu sắc và tính chất có số lượng xấp xỉ nhau

- Câu đố so sánh về kích thước:

Sự giống nhau vật đố và vật thay thế cho vật đố được dựa trên sự liêntưởng về kích thước thu nhỏ của mặt trăng và cái đĩa:

(75) Bằng trang cái đĩa

Đêm xỉa xuống ao

Mặt trăng [133 – I]

Có rất nhiều câu đố dựa trên sự liên tưởng này, như:

(76) Bằng cái nồi rang

Cả làng phơi thóc

Mặt trời [168 – I]

(77) Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng

Vết chân trâu [225 – III].

Trang 40

Có những câu đố dựa trên sự tương đương về kích thước thực tế giữa vật

đố và vật thay thế cho vật đố:

(78) Cây bằng cột nhà, lá bằng cái phản

Cây chuối [104 – III]

Thân cây chuối được so sánh với cột nhà, lá chuối được so sánh với tấmphản, sự so sánh tương đối phù hợp với thực tế đời sống

Hay câu đố về tàu lá chuối cũng vậy:

(79) Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời

Tàu lá chuối [133 – III]

(80) Cái bằng đồng tiền

Nằm xuôi trong bụng

Lá rau má [335 – III]

Tàu lá chuối được so sánh giống nhu cái cảnh cửa, lá rau má được so sánh

giống với đồng tiền xu ngày xưa, cả hai sự vật được đem ra so sánh đều có kíchthước tương đương với sự vật được đem ra đố

- Câu đố so sánh về màu sắc: có 19 câu đố, chiếm 10,1 % tổng số câu có

cấu trúc so sành bằng

Sự giống nhau về màu sắc giữa màu của vỏ và hạt quả thanh long với màu

đỏ hoa hồng và màu đen của vừng khi đố về quả thanh long:

(81) Trái gì đỏ tựa bông hồng

Trong trắng, có đốm đen trông như mè

Quả thanh long [554 – III]

Hay khi đố về mây, người đố đã có những sự so sánh rất độc đáo và thú vị: (82) Khi trắng nõn như bông

Khi đen thui như lọ

Khi vàng khè như hoa

Khi xanh biếc như mắt

Thay đổi hình dạng trong khoảnh khắc

Đông, Tây, Nam, Bắc

Có mặt khắp nơi

Mây [46 – I]

Sự thay đổi màu sắc của mây theo thời tiết được so sánh với nhiều sự vậtkhác nhau Màu trắng của mây được so sánh với màu của bông, màu đen của mâykhi trời sắp mưa được ví như lọ (lọ ở đây là từ địa phương, chỉ vết đen bẩn), màuvàng của mây báo trời sắp có bão được ví như màu của hoa (những hoa có màuvàng), và màu xanh của mây được ví như mắt người Quả là những so sánh tài tình

và tinh tế

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2005 Khác
2. Lại Nguyên Ân, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 Khác
3. Nguyễn Trọng Báu, Đố tục giảng thanh và giai thoại ngữ nghĩa, Nxb Lao động, H, 1994 Khác
4. Phan Văn Các, Từ điển Hán – Việt, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001 Khác
5. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 1986 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Bảng tổng hợp các cách thức chuyển trường trong câu đố: - luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ
2.1. Bảng tổng hợp các cách thức chuyển trường trong câu đố: (Trang 22)
2.2. Bảng thống kê câu đố sử dụng cấu trúc so sánh - luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ
2.2. Bảng thống kê câu đố sử dụng cấu trúc so sánh (Trang 38)
3.1. Bảng thống kê số lượng câu đố sử dụng các kiểu chơi chữ - luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ
3.1. Bảng thống kê số lượng câu đố sử dụng các kiểu chơi chữ (Trang 52)
3.8. Bảng thống kê câu đố sử dụng tá ý vào tác phẩm văn học viết - luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ
3.8. Bảng thống kê câu đố sử dụng tá ý vào tác phẩm văn học viết (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w