Pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Nguyễn Hồng Minh Khoa Luật.. Tìm hiểu những chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo
Trang 1Pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
lao động
Nguyễn Hồng Minh
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : PGS TS Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2013
90 tr
Abstract Tìm hiểu những chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguời sử dụng lao động (NSDLĐ) theo quy định của pháp luật lao động (PLLĐ) Việt Nam hiện hành Tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định trên và đưa ra nhận định về những ưu điểm, hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ tại Việt Nam dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu sau: Có đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quan hay không? Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ
Keywords.Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật lao động; Người sử dụng lao động
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống chủ thể của QHLĐ, NSDLĐ giữ một vị trí rất quan trọng Tuy nhiên, trên thực tế và trong những quy định của PLLĐ, người ta thường quan tâm và bảo vệ quyền và lợi ích NLĐ hơn bởi quan niệm NLĐ là đối tượng yếu thế, dễ bị bất lợi hơn trong tương quan với NSDLĐ Trong những năm gần đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ bị xâm hại cũng chiếm một phần tương đối lớn Đã đến lúc phải nhận thấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng cần được coi trọng trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền
Trang 2và lợi ích của NLĐ Trên thực tế, có những tranh chấp lao động xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn của NLĐ kém, tính kỷ luật thấp
và trình độ hiểu biết luật pháp hạn hẹp dẫn đến việc gây thiệt hại không nhỏ cho NSDLĐ trong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp Do đó việc nghiên cứu
về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ dưới góc độ PLLĐ là hết sức cần thiết Sở dĩ pháp luật cần hoàn thiện những quy định này bởi những
lý do sau đây:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những nguyên tắc cơ bản của PLLĐ
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những nhân tố góp phần nhanh chóng bình ổn lại QHLĐ
Thứ ba, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những NLĐ và với việc thực thi nguyên tắc: “trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng”, PLLĐ cần thiết phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Có như vậy mới tạo được tâm lý yên tâm cho các chủ sử dụng lao động trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài rằng Nhà nước Việt Nam không “làm ngơ” trước lợi ích của
họ, vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư và kinh doanh có hiệu quả Thứ tư, xuất phát từ thông lệ pháp luật trên thế giới Nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Philippin… đã và đang duy trì các quy định hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ Thậm chí, coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài Đó cũng là một trong những lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam tính đến khi đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
Với ý tưởng nêu trên, luận văn này sẽ đề cập tới các quy định hiện hành về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Trên cơ sở đánh giá tính khả thi, tính hợp lý của các quy định này để đưa ra những đề xuất cụ thể với hy vọng bảo vệ được lợi ích của NSDLĐ, nhưng vẫn dung hoà được với lợi ích của NLĐ
và những chủ thể khác có liên quan trong QHLĐ
Trang 32 Tình hình nghiên cứu đề tài
PLLĐ về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là vấn đề nóng bỏng đối với tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Hiện nay cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ không chỉ ở Việt Nam
mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng đã được không ít tác giả nghiên cứu và đề cập dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau, trong số đó phải kể đến các bài viết, tạp chí nghiên cứu trực tiếp như: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp” của ThS.Nguyễn Hằng Hà, tạp chí Luật học số 1/2008; “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công” của TS Đỗ Ngân Bình, tạp chí khoa học pháp lý, bài viết “Tổ chức đại diện của NSDLĐ” của TS Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 5 năm 2007, v.v…
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng có một số công trình nghiên cứu khác như: “Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ” - Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Trần Kiều Trang, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2006…
Qua các kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập về các vấn đề liên quan đến pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Tuy nhiên, từ khi BLLĐ 2012 được ban hành và có hiệu lực chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề bảo vệ NSDLĐ trong quan hệ lao động hiện nay, hoặc đó mới là các nghiên cứu ở một góc cạnh, một mức độ nhất định mà chưa đề cập đầy đủ và toàn diện
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi
Trang 4ích hợp pháp của người sử dụng lao động”
Tác giả hy vọng đề tài này có ý nghĩa cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ là một trong những cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của NSDLĐ vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của NLĐ Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được
có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp luật, các nhà lập pháp cũng như cho công tác nghiên cứu giảng dạy và đào tạo về pháp luật
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nói trên nhằm hướng tới những mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, tìm hiểu những chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ theo quy định của PLLĐ Việt Nam hiện hành
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định trên và đưa ra nhận định
về những ưu điểm, hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ tại Việt Nam dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu sau:
i) Có đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quan hay không?
ii) Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn
Thứ ba, từ những đánh giá trên, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong PLLĐ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được thể hiện ở nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được quy định
Trang 5trong PLLĐ Việt Nam hiện hành, cụ thể trong các khía cạnh sau: thuê mướn, tuyển dụng lao động, quản lý lao động, bồi thường thiệt hại về tài sản và giải quyết tranh chấp lao động
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề về liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Đồng thời, luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hoàn thiện pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ, tạo điều kiện cho QHLĐ trở nên hài hòa, ổn định
Bên cạnh đó trong từng nội dung cụ thể của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng phối hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu
6 Cơ cấu luận văn
Luận văn gồm lời nói đầu, 3 chương và kết luận:
Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong PLLĐ
Chương 2: Thực trạng PLLĐ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tiếng Việt
1 Chính phủ (2013), Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013, Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng
Trang 6lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công
2 Chính phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
3 Chính phủ (2013), Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động
4 Chính phủ (2004), Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
và đại diện của người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động
5 Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2010), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài
6 Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân
8 Nguyễn Thị Hường (2010), Trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Th.Sỹ luật học,
Khoa Luật – Trường Đại học quốc gia Hà Nội
9 Trần Kiều Trang (2006), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, Luận văn Th.Sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
10 Nguyễn Việt Cường (1999), Những vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 1/1999, tr.14
11 Jan Jung - Min Sunoo (Cố vấn trưởng, Dự án QHLĐ ILO/ Việt Nam) (2007), Một
số giải pháp phòng ngừa đình công tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
12 Nguyễn Hằng Hà (2008), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp, Tạp chí Luật học Trường Đại học
Luật Hà Nội, Số 1/2008, Tr 16 – 18
Trang 713 Nguyễn Hữu Hải (2004), Vấn đề đình công và giải quyết đình công từ góc độ của người sử dụng lao động, Báo cáo tại Hội thảo thành phố Hồ Chí Minh về Pháp
luật đình công 9/2004
14 Đào Thị Hằng (2003), Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động,
Tạp chí Luật học số 1/2003, tr 21 -23
15 Ths Cao Nhất Linh (2008), Một số điểm mới trong việc tuyển dụng và quản
lý lao động nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 122 ngày
10/05/2008
16 Hoàng Thị Minh (2011), Điều kiện để phát triển thương lượng tập thể, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, Số 8/2011, tr 31 - 37, 48
17 PGS.TS Phan Khắc Nghiêm (2012), Quyền giải công của người sử dụng lao động và hướng sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp
18 TS Lưu Bình Nhưỡng (2007), Tổ chức đại diện của NSDLĐ, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 97, tháng 5 năm 2007
19 Nguyễn Thị Hoa Tâm, Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một trong những quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp, Số 9/2012, tr 42 – 48
20 TS Lê Thị Hoài Thu (2008), Hoàn thiện PLLĐ Việt Nam, Tạp chí khoa học,
Đại học Quốc Gia Hà Nội
21 Nguyễn Xuân Thu (2008), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - nhìn từ góc độ sử dụng cơ chế
ba bên, Tạp chí Luật, Số 2/2008
22 Nguyễn Xuân Thu (2008), Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Số 4/2008 Tr 5-8
23 Phạm Công Trứ (2008), Cơ chế ba bên: các lĩnh vực hợp tác hữu hiệu, Tạp chí
Trang 8Nhà nước và pháp luật - Viện nhà nước và pháp luật, Số 5/2008, tr 10 -13
24 Phạm Công Trứ (2003), Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr 47-54
25 Phạm Công Trứ (2010), "Cơ chế ba bên ở Việt Nam: Những ghi nhận về mặt pháp lý", Nhà nước và pháp luật, (9), tr 66-75
26 Viện Khoa học Lao động và xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
(tháng 6 năm 2010), Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009 và 2010
27 VCCI (2011), Tài liệu của Hội nghị NSDLĐ toàn quốc 2011, Tình hình QHLĐ và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động ngày 24 tháng 10 năm 2011
28 ILO (1948), Công ước 87 về quyền tự do liên kết và về việc bảo vệ quyền được tổ chức
29 ILO (1981), Công ước 154 về xúc tiến thương lượng tập thể
II Tiếng Anh
30 Vietnam employment trends report 2010 Link:
http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressrelea ses/WCMS_150672/lang en/index.htm
31 Vietnam’s new labour laws to improve labour market and industrial relations Link:
http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressrelea ses/WCMS_190124/lang en/index.htm
32 $4m project to turn Viet Nam’s hopes for better labour relations into reality Link:
http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressrelea ses/WCMS_214486/lang en/index.htm
33 Russian Federation, Labor code of the Russian Federation of 31 December
2001
Trang 934 The National Assembly of Estonia (2008), Employment Contracts Act dated 17 December 2008
35 The National Assembly of French (2008), French Labor code dated 1 May
2008
36 The National Assembly of Laos (2007), The amended Labour law dated 10 January 2007