Theo đó, sự phân công lao động theo giới trong gia đìnhnông thôn người đàn ông vẫn là trụ cột trong gia đình, đảm nhận những côngviệc nặng nhọc, tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ làm
Trang 1Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học cũng như ban lãnh đạo khoa Lịch sử đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện chuyến thực tập bổ ích này Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Lê Thị Kim Dung, người đã rất nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình giảng dạy cũng như thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể chính quyền và nhân dân xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình đón tiếp và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình thực tập, thực tế tại địa phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do hạn chế về mặt thời gian cũng như về năng lực nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót rất mong thầy, cô đóng góp ý kiến để khóa luận này có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 18/5/2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thương
Trang 21 Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam ngày xưa có một thời kỳ dài sống trong chế độ mẫu hệ,con cái mang họ mẹ, người phụ nữ trong gia đình có quyền quyết định tất cả.Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành gia đình hạt nhân, do phải đi làm ăn
xa, đặc thù của công việc ngày càng hiện đại, người đàn ông dần chiếm ưu thế
và chế độ phụ hệ hình thành Qua các giai đoạn lịch sử, do thay đổi về hoàncảnh chính trị, sự phát triển của công nghệ hiện đại, vai trò của phụ nữ và namgiới trong xã hội cũng thay đổi Người nam giới ngày càng được coi trọng, làngười chủ trong gia đình, được tham gia các công việc cộng đồng, khôngngừng nâng cao địa vị xã hội Còn người phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ,chăm sóc con cái, sự tiến thân trong xã hội là điều ít được biết đến.Tư tưởngnho giáo trọng nam khinh nữ phổ biến trong quần chúng nhân dân, người phụ
nữ bị bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” có thân phận thấp hèn, không được bìnhđẳng với nam giới Ngày nay, khi đất nước chuyển từ nền kinh tế cơ chế quanliêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫnđến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội kéo theo
sự thay đổi mới tư duy trên mọi lĩnh vực, điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về
cơ cấu xã hội và cùng với đó có sự thay đổi của phân công lao động theo giớitrong gia đình
Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình là một tầm quantrọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển mọi mặt của đất nước Đó
là “phải giữ gìn phát huy những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Namnhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa vàxây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” Trong
đó mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vàocác hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của phụ nữ nhằm nâng caovai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nóichung
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đúng vai trò và khả năng của phụ nữtrong gia đình và ngoài xã hội, Người chỉ ra rằng: “Non song gấm vóc ViệtNam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”[7, tr 204] Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của người phụ nữ
Trang 3không chỉ trong thời bình mà ngay trong thời chiến mưa bom bão đạn họ cũng
có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Thôngcảm và bênh vực cho quyền lợi cho người phụ nữ, Người xác định giải phóngphụ nữ, giành quyền bình đẳng cho phụ nữ là một trong những mục tiêu củacách mạng: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loàingười Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng Chủ Nghĩa xã hội chỉ mộtnửa” [8, tr 186] Đây là tư tưởng vừa thể hiện sự kế thừa, vừa phát triển sángtạo Chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng Xãhội chủ nghĩa Tư tưởng đó thể hiện quan điểm nhân đạo thực hiện nam nữbình đẳng Quan điểm “nam, nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ xác địnhngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930
Trong gia đình nông thôn từ thời xa xưa trong những câu ca dao tục ngữ
đã hàm chứa sự phân công lao động theo giới trong gia đình “Chồng cày vợcấy, con trâu đi bừa” Theo đó, sự phân công lao động theo giới trong gia đìnhnông thôn người đàn ông vẫn là trụ cột trong gia đình, đảm nhận những côngviệc nặng nhọc, tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ làm những công việc nhẹnhàng hơn và giáo dục chăm sóc các thành viên trong gia đình Ngày nay, dotác động của nền kinh tế cho nên người phụ nữ cũng tham gia vào việc tạo racủa cải vật chất, họ dùng sức lao động của mình kiếm tiền trang trải cuộc sốnggia đình, họ có thể kiếm thêm thu nhập bằng những công việc gia đình của họnhư chăn nuôi gia súc, Tuy nhiên, những đóng góp của người phụ nữ vẫnkhông được công nhận là người tạo ra của cải vật chất cho gia đình mà họ đượccoi là người phụ giúp người đàn ông xây dựng kinh tế, những suy nghĩ ấy vẫncòn mờ nhạt đối với người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ nông thôn, họ ít cóđiều kiện để tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong cộng đồng, mà điều nàychỉ giành cho người nam giới Theo tổ chức lao động Thế giới (ILO) năm 2002,nền kinh tế thế giới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thu nhập của người phụ nữ do họlàm những công việc gia đình
Sự thay đổi về giới làm cho cả nam và nữ tự nhận thức được vai trò củabản thân mình, tự điều chỉnh và thích nghi với nhau trong cả suy nghĩ và hànhđộng Công việc gia đình giờ đây không chỉ là bổn phận của người phụ nữ,đồng thời việc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham gia các quan
Trang 4hệ xã hội bên ngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam giới.Người vợ tham gia vào công việc rộng lớn hơn, ngược lại người chồng phảichia sẻ bổn phận và trách nhiệm đối với công việc nhà, ngay cả trong công việcnội trợ.
Sự phân công lao động hợp lý trong gia đình là một vấn đề mang tính cấpthiết, thiết thực, không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt,
êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ
về mặt xã hội mà còn giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới, đặc biệt là ngườiphụ nữ
Là một xã đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy công bằng
xã hội làm trọng tâm, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vẫn còntồn tại sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới.Hiện nay, người phụ nữ ở xã Hùng Tiến vẫn còn hạn chế trong việc nâng caođịa vị ngoài xã hội Họ vẫn còn phải gắn với công việc nội trợ trong gia đình, ít
có tham gia các công việc cộng đồng, dòng họ, họ bị hạn chế trong việc tiếpcận, kiểm soát các nguồn lực từ gia đình và cộng đồng mang lại
Như vậy, chúng ta hãy nghiên cứu có những thay đổi nào trong phân cônglao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình Có hay không cơ hội nhưnhau trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển giữa phụ nữ vànam giới Liệu có những đánh giá công bằng công lao động đóng góp trongviệc nuôi sống gia đình
Với những lý do trên tôi chọn đề tài khóa luận là “Sự phân công lao độngtheo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - Trường hợp nghiên cứu tại xãHùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” Qua khảo sát để thấy được quanniệm, suy nghĩ của người dân nơi đây về vấn đề phân công lao động giữa phụ
nữ và nam giới cũng như tình hình thực tế đang diễn ra trên địa bàn Từ đó chochúng ta thấy có hay không sự bất bình đẳng trong phân công lao động theogiới trong gia đình nông thôn, có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ trong giađình Từ đây đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao vai trò ngườiphụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người nữ giới góp phần xây dựng một xãhội ngày càng công bằng, văn minh
2 Ý nghĩa của đề tài
Trang 52.1Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thônhiện nay”, qua nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sửdụng những phương pháp đặc thù nhằm làm rõ thực trạng sự phân công laođộng giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình hiện nay, quyền quyết định cáccông việc trong gia đình giành cho ai Đồng thời làm rõ một số lý thuyết xã hộihọc trong nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn của gia đình
Từ kết quả đạt được từ nghiên cứu, tôi hy vọng đóng góp vào cơ sở lý luậncủa các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học giới,… trong việc khẳngđịnh tầm quan trọng của nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình Đặc biệtnhấn mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phântích, nhìn nhận lý giải các vấn đề phân công lao động trong gia đình
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượngcuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển,vai trò của từng thành viên trong gia đình ngày càng nặng nề hơn Đặc biệt, đốivới gia đình nông thôn đang trong quá trình xây dựng chương trình nông thônmới toàn thể nhân dân đang ra sức thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, vì vậytrách nhiệm của mỗi cá nhân cũng có sự thay đổi Người phụ nữ ngày càngđóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình và xây dựng quê hươngđất nước Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới tronggia đình nông thôn hiện nay” trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An, tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của cácthành viên trong mỗi gia đình về sự bình đẳng trong phân công lao động, xóa
bỏ đi những suy nghĩ, định kiến không đáng có mà xã hội giành cho nhữngngười phụ nữ, góp phần giải phóng người phụ nữ, giúp họ nâng cao địa vịngoài xã hội
Hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chínhsách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động dưới góc độ giới,xây dựng những chính sách phù hợp, có cái nhìn đúng đắn hơn và có những
Trang 6giải pháp thiết thực góp phần cải thiện đời sống chị em phụ nữ trong sự nghiệpđổi mới đất nước.
3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
So với các nước trên thế giới, Việt nam có hệ thống luật pháp, chính sách
về bình đẳng giới tương đối đầy đủ và tiến bộ Việt Nam đã phê chuẩn hầu hếtcác Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, trong
đó quan trọng nhất là Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệtđối xử đối với phụ nữ,… Trong hệ thống luật pháp đều đề cập trực tiếp hoặcgián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giớicùng phát triển tiến bộ và bình đẳng Gần đây nhất, năm 2006, Luật bình đẳnggiới đã được Quốc hội thông qua và triển khai trong thực tế, đánh dấu bướcphát triển quan trọng trong nỗ lực phấn đấu vì bình đẳng giới ở Việt Nam.Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm và tranh luậncủa toàn xã hội nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong phương hướnggiải quyết như vấn đề phân công lao động theo giới trong gia đình
Phân công lao động theo giới là một vấn đề mang tính cấp thiết và thu hútđược sự quan tâm của các nhà chức trách, báo giới và các nhà nghiên cứu Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này rất công phu và giá trị Nhữngnghiên cứu ấy đã xây dựng nên những nền móng cơ bản cho sự mở rộng, pháttriển các nghiên cứu về giới sau này Những đề tài nghiên cứu đó đã có đónggóp quan trọng làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, thay đổinhững suy nghĩ tiêu cực về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt làgia đình nông thôn
Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này chủ yếu là những nghiên cứu xãhội học về giới Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Báo cáo: “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới vềquyền, nguồn lực và tiếng nói” (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàngThế Giới, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2001) Báo cáo nhằm mục đíchnâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách và sự pháttriển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới Báo cáo đề xuất một chiến lược 3phần để nâng cao sự bình đẳng giới Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân
Trang 7công lao động cứng nhắc theo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực vềkinh tế và chính sách xã hội.
Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn”được nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995
Đề tài đã đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dântrong quá trình chuyển đổi kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xungquanh mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳnggiới từ sự phân công lao động đó
Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thi “Phụ nữ và bình đẳng giới trongđổi mới ở Việt Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳngđịnh mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sựphân công hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động sản xuất ởcác nghành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống giađình và nuôi dạy con cái Ở tất cả các hoạt động đều cần đến trí tuệ của cả haigiới, phù hợp với những đặc điểm và khả năng của họ góp phần tạo nên tính hàihòa trong từng gia đình
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị nói về vai trò củaphụ nữ và nam giới trong gia đình như:
- “ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâmnghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xãhội 1995
- “ Nghiên cứu về đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1998
- “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứukhoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và xã hội 1991
Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới đượcdựng lên khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức khác nhau, rất phong phú, đadạng Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ tập trung đến vai trò của người phụ nữtrong các hoạt động kinh tế chứ chưa làm nổi bật được sự bình đẳng trong phâncông lao động theo của cả hai giới
Kinh tế hộ gia đình đang ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ và namgiới cũng thay đổi theo nhịp độ phát triển ấy, vì thế trong các công việc tronggia đình cũng như ngoài xã hội đều có sự kết hợp, phân chia hài hòa để tạo nên
Trang 8một môi trường xã hội phát triển bền vững Trong khóa luận này, người viết cốgắng phân tích, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ quan điểm của phụ nữ và namgiới trong việc xem xét sự phân công lao động theo giới trong gia đình nôngthôn hiện nay Nhằm thấy được sự tham gia của cả hai giới trong các công việcgia đình, tìm ra những ảnh hưởng, nguyên nhân đến sự tham gia các công việcgia đình của cả hai giới Giúp chúng ta rút ra kết luận có hay không sự bất bìnhđẳng trong phân chia công việc trong gia đình nông thôn hiện nay Từ đó đưa
ra những hướng giải quyết hướng tới sự phát triển hài hòa, toàn diện của phụ
nữ và nam giới trong công việc gia đình, và ngoài xã hội
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.2 Đối tượng nghiên cứu
Sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn hiện nay
4.3 Khách thể nghiên cứu
Hộ gia đình tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
4.4 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: Vấn đề được nghiên cứu năm 2014
sự bình đẳng trong phân công lao động theo giới Để thấy được có hay không
sự bất bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình Từ đó tuyên truyềnlàm thay đổi những suy nghĩ thiếu tích cực để người phụ nữ có cơ hội tiếp cậnvới các nguồn lực, lợi ích của gia đình và cộng đồng
Tìm hiểu những biến đổi vai trò vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong giađình nông thôn hiện nay, những nguyên nhân làm thay đổi vấn đề bình đẳngtrong phân công lao động theo giới Giúp cho người phụ nữ được tiếp cận cáclợi ích, nguồn lực bình đẳng như nam giới
Nhân viên công tác xã hội là một trong những đội ngũ có thể làm hạn chếvấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới, thông qua tác động
Trang 9trực tiếp và gián tiếp bằng các phương pháp giáo dục truyền thông Với vai trò
là nhà Công tác xã hội, những người làm công tác xã hội cần sử dụng nhữngkiến thức, kỹ năng chuyên ngành làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ tiêu cực củangười dân, thổi một làn gió mới với những tư tưởng tiến bộ khi nói về vai tròcủa người phụ nữ Để từ đó, trong tiềm thức của mỗi con người, đặc biệt làngười dân nông thôn họ đều đánh giá cao vai trò, địa vị của người phụ nữ,không chỉ trong gia đình mà còn ngoài cộng đồng Nhân viên công tác xã hộihành động để cân bằng phân công lao động theo giới trong gia đình, phân chiacông việc một cách hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ có cơ hội giảiphóng bản thân về cả thể chất và tinh thần, có điều kiện tham gia các hoạt độngcộng đồng, tiếp cận với các dịch vụ, nguồn lực và lợi ích mà xã hội mang lạicho họ, đồng thời khẳng định địa vị của bản thân
6 Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đề tài cần nghiên cứu cần đạt được những mụctiêu cụ thể sau:
- Đề tài tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới đang diễn ratrên địa bàn nghiên cứu, thực trạng này đang đi theo xu hướng tích cực hay làtiêu cực Làm rõ thái độ, nhận thức và suy nghĩ của chính người dân nơi đây vềphân công lao động giữa nam và nữ, xem trong từng suy nghĩ của người dâncòn tồn tại những quan niệm lạc hậu nữa hay không, để từ đó cò những phươngpháp làm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực ấy theo một hướng tích cực, tốt đẹphơn Sau quá trình nghiên cứu về thực trạng phân công lao động theo giới, đềtài rút ra được kết luận rằng trên địa bàn còn tồn tại những bất bình đẳng trongphân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình hay không?
- Từ những thực trạng đang diễn ra đề tài cần nghiên cứu, tìm hiểunhững nguyên nhân trực tiếp và sâu xa nào dẫn đến thực trạng ấy, nguyên nhân
có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau như từ phía quan niệm, phongtục lạc hậu còn tồn tại trong địa phương, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từchính suy nghĩ, nhận thức của từng người dân, hay chính vấn đề kinh tế của giađình mang lại,… Vì vậy, đề tài cần tìm hiểu cả nguyên nhân trực tiếp vànguyên nhân sâu xa của vấn đề Từ thực trạng và nguyên nhân tìm hiểu được,
Trang 10đề tài sẽ phân tích những hệ quả có thể xảy ra và ảnh hưởng đến người dân trênđịa bàn, đặc biệt là những người phụ nữ.
- Qua nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của vấn đề phâncông lao động theo giới trên địa bàn xã Hùng Tiến, đề tài nghiên cứu sẽ phântích và đưa ra những giải pháp, hướng giải quyết cho vấn đề, nhằm xóa bỏ bấtbình đẳng trong phân công lao động trong gia đình, cân bằng và thúc đẩy sựphân chia hợp lý các công việc gia đình và công việc xã hội giữa nam và nữ
7 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xemxét vấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tíchcực của lịch sử, bên cạnh đó xóa bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợpvới sự biến đổi và phát triển của xã hội
Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằmgiải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất
là vấn đề phân công lao động theo giới Đề tài nghiên cứu vận dụng các lýthuyết như: Lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết tương tác biểu trưng củagiới, lý thuyết xã hội hoc gia đình, vai trò giới, lý thuyết chức năng giới,…Bên cạnh đó khóa luận còn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyềnbình đẳng cho phụ nữ và bình đẳng trong phân công lao động theo giới Cùngvới đó khóa luận cũng vận dụng những chủ trương, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà Nước, những văn kiện đổi mới, về giải phóng phụ nữ được banhành, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 117.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
7.2.1.1 Thông tin thứ cấp
Khóa luận sử dụng những báo cáo tổng kết hằng năm của Ủy ban nhân dân
xã Hùng Tiến, báo cáo tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ xã Hùng Tiến Nhữngcông trình nghiên cứu đã có từ trước như đề tài: Người phụ nữ và gia đình ViệtNam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXBkhoa học và xã hội 1991 Những tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ và giới củagiáo sư Lê Thi để làm nên khóa luận này
7.2.1.2 Thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu,trong quá trình tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tôi tiến hành quansát để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phân công lao động theo giới trên địa bàn,
từ đó tìm ra nguyên nhân và những ảnh hưởng đến sự phân công lao động theogiới trong mỗi gia đình, bên cạnh đó còn quan sát được thái độ của người dân
- Phương pháp lắng nghe
Trong quá trình quan sát và phỏng vấn sâu tôi vận dụng phương pháp quan
Trang 12sát Tôi lắng nghe có hiệu quả những gì người dân ở đây bày tỏ, lắng nghengười dân chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề phân công lao động giữa phụ nữ
và nam giới trong các công việc gia đình, bên cạnh đó còn lắng nghe nhữngchia sẻ của những người phụ nữ khi họ nhận thấy mình là những người phụ nữvẫn đang còn bị những hủ tục lạc hậu kìm kẹp
- Phương pháp sử dụng biểu mẫu
Tiến hành phân tích những thông tin định tính và thông tin định lượng qua
sử dụng công cụ phân tích biểu mẫu Công cụ này được tiến hành với mộtnhóm nữ gồm 8 thành viên Mục đích của công cụ phân tích này là lấy ý kiếncủa các thành viên về vấn đề phân công lao động trong gia đình Từ đó có thểrút ra được có hay không sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ
nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay
Sau khi tham gia thảo luận nhóm đã đưa ra những công việc chính tronggia đình mà họ thường làm, như sau:
Trang 13Bảng 1 Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới
trong gia đình nông thôn hiện nay.
Xóm Đông Sơn, Xã Hùng Tiến Ngày 23/4/2014 Nhóm: NữNgười thực hiện
Các công việc chính
1 Công việc nội trợ
- Hoạt động kinh doanh
3 Chăm sóc và giáo dục con
Trang 14Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi tiến hành thu thập hai loại thôngtin đó là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp là nhữngthông tin thu thập được thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, Hộiphụ nữ xã, những đề tài nghiên cứu trước đây Thông tin sơ cấp tôi thu thậpđược thông qua quá trình thực tế trên địa bàn bằng cách phương pháp như:phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích biễu mẫu Saukhi thu thập được thông tin tôi tiến hành chọn lọc, phân tích lựa chọn nhữngthông tin hữu ích, phù hợp hỗ trợ cho việc hoàn thành khóa luận này.
7.2.1.4 Đóng góp của đề tài
Trong khuôn khổ khóa luận này đã làm nổi bật mối quan hệ giữa ngườiphụ nữ và nam giới thông qua sự phân công lao động theo giới, nhằm làm nổibật lên sự bình đẳng hay bất bình đẳng ở một xã thuần nông Khóa luận đã sửdụng những phương pháp đặc thù của nghành công tác xã hội, những lý thuyết
xã hội học về giới, xã hội học gia đình cũng như phân tích những khái niệmliên quan để nhằm làm rõ thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và namgiới trên địa bàn Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm làm thay đổi nhậnthức của người dân nơi đây khi họ còn có những suy nghĩ thiếu tích cực về vấn
đề bình đẳng và giải phóng phụ nữ Ngoài ra, khóa luận đã vận dụng những lýthuyết vào thực tiễn cụ thể, tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể, kết nối lý thuyết
và thực tiễn nhằm kiểm chứng những lý thuyết đã đưa ra Với những dẫn chứngtrên khóa luận này sẽ là một đề tài nghiên cứu có những đóng góp mới cho việckiểm chứng hệ thống lý thuyết xã hội học về giới, xã hội học gia đình và là tàiliệu quan trọng cho những khóa luận báo cáo chuyên nghành sau này
Kết quả đạt được của nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho cácnhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp về quyền bìnhđẳng giới, những nghiên cứu về giới và xây dựng quyền cho phụ nữ Bên cạnh
đó đề tài còn làm nền tảng cho những báo cáo, những khóa luận sau này khinghiên cứu về giới và sự phân công lao động theo giới
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hùng Tiến là 1 trong 24 xã của huyện Nam Đàn, là một xã đồng bằngcách trung tâm huyện Nam Đàn khoảng 5km về phía Đông Bắc Xã có phầnranh giới giáp với các xã Nam Lĩnh, xã Xuân Hòa về phía Bắc Phía nam giáp
xã Hồng Long và Xuân Lâm Phía Đông giáp xã Kim Liên Phía Tây giáp xãNam Lộc
Xã Hùng Tiến tổng diện tích đất tự nhiên là 1032,84 ha Dân số hơn 8920nhân khẩu, được phân bố trên 19 xóm, là xã có 3 hợp tác xã dịch vụ sản xuấtnông nghiệp Có một Đảng bộ gồm 23 chi bộ, với 250 Đảng viên [1, tr.1]
Xã Hùng Tiến bao gồm 10 điểm dân cư chính sau:
Điểm dân cư số 1: xóm Đồng Văn
Điểm dân cư số 2: gồm xóm Đồng Trung, xóm Trường Cửu
Điểm dân cư số 3: gồm xóm Xuân Lâm, Bình Sơn, Phúc Chỉ
Điểm dân cư số 4: gồm xóm Tiền Tiến, Liên Sơn, Tăng Tiến
Điểm dân cư số 5: gồm xóm Trường Tiến, Trường Sơn
Điểm dân cư số 6: gồm xóm Đông Sơn, Trung Chính
Điểm dân cư số 7: gồm xóm Trang Thọ, Quyết Tiến
Điểm dân cư số 8: gồm xóm Đông Anh, Tân Tiến
Điểm dân cư số 9: gồm xóm Nam Sơn, Đông Lĩnh
Điểm dân cư số 10: gồm các hộ dân cư ven quốc lộ 46 – chợ Vạc [1, tr.3]
1.1.1.2 Địa hình
Trang 16Xã Hùng Tiến là xã có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, với chủyếu là diện tích đồng ruộng, trồng lúa và hoa màu Xã Hùng Tiến nằm tronglòng chảo của huyện nên địa hình thấp hơn các xã lân cận, mỗi khi mùa mưa lũtrên địa bàn xã thường bị ngập úng do nước xung quanh chảy vào và nước nânglên từ dòng sông Lam, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.3 Khí hậu
Xã Hùng Tiến nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của dãyTrường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hóa và khácbiệt lớn trong khu vực Khí hậu được phân chia thành 3 mùa rõ rệt: Mùa khônóng vào tháng 5 đến tháng 8; Mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 11; mùa rét
từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Hướng gió chính ở đây là gió Tây Nam vàĐông Bắc
- Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 24 oC, tổng nhiệt năng 8.500 – 87.000 oC
- Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 87%, mùa mưa lên đến 90%
- Hằng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
- Mùa mưa bão chủ yếu tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, mỗi năm chịukhoảng 1 – 3 cơn bão
1.1.1.4 Thủy văn
Chảy qua xã Hùng Tiến có sông Lam và kênh sông Lam Trà nên nhìnchung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đờisống sinh hoạt của nhân dân
Nhìn chung xã Hùng Tiến có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triểnkinh tế Với quỹ đất canh tác lớn, xã mang hình ảnh của một vùng quê thuầnnông Chạy về phía Bắc của xã là quốc lộ 46 và phía Tây Nam của xã là đườngven Sông Lam với nhiều chức năng về giao thông thủy lợi và cảnh quan có thểkhôi phục và khai thác du lịch
Bên cạnh những mặt tích cực, xã còn có những hạn chế nhất định như:nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ trong mùa mưa,ngoài ra những khu vực lập kế hoạch còn chịu ảnh hưởng của các tai biến thiên
Trang 17nhiên khác như gió Tây Nam khô nóng,… Vì vây, khi phát triển xây dựng cầnđầu tư khá lớn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo bền vững.
1.1.1.5 Tài nguyên đất
Xã Hùng Tiến có diện tích đất tự nhiên là 1032.84 ha
Bảng 2: Diện tích đất sử dụng trên địa bàn xã Hùng Tiến.
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2010 - 2013 của xã Hùng Tiến)
1.1.1.6 Tài nguyên nước
Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã được cung cấp bởi nướccủa dòng sông Lam và sông Lam Trà Đây là nguồn nước mặt lớn nhất dolượng nước của sông Lam quanh năm đầy nước Phục vụ tốt cho sản xuất của
bà con nơi đây Hơn nữa, đây là một vùng trũng nên nguồn nước ngầm lớn, đápứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho toàn xã
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Điều kiện phát triển kinh tế của xã Hùng Tiến được thể hiện qua tốc độtăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân trên đầu ngườigiai đoạn 2010 - 2013 là 9,4% Năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 10,6%
Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 57095 triệu đồng đạt 65,7%
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Hùng Tiến tăng đều vào cácnăm, chất lượng cuộc sống trên địa bàn dần được cải thiện Tuy nhiên kết quảđạt được vẫn đang còn chậm
Trang 18- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Hùng Tiến giai
đoạn 2010 - 2013.
Tỷ lệ: %
58.6 19.5
21.8
Đất nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp và Xây Dựng
Dịch vụ thương mại
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi tiết của UBND xã Hùng Tiến, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2010 – 2013)
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyểndịch đúng hướng, ngành nông lâm, thủy sản giảm dần, công nghiệp – xây dựng
và dịch vụ thương mại phát triển tăng dần trong những năm qua
Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
Thực trạng phát triển ngành kinh tế của xã Hùng Tiến được đánh giá qua
sự phát triển của ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp vàdịch vụ
- Đối với ngành nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1531 ha, đạt 95,7% kế hoạch, hệ sốvòng quay của đất đạt 2,6 lần
Trong đó diện tích một số cây trồng như sau:
Trang 19Cây lúa: 759,4 ha đạt năng suất bình quân 42,8 tạ/ha Sản lượng 4119,2tấn, so với kế hoạch đạt 90,8%.
Cây ngô: 315,4 ha đạt năng suất bình quân 42,8 tạ/ha Sản lượng 1.350.7tấn, so với kế hoạch đạt 97,9%
Cây lạc: 84 ha đạt năng suất bình quân 5.56 tạ/ha Sản lượng 147 tấn, sovới kế hoạch đạt 90.8% [1,tr.5]
Ngành chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò có: 1.669 con So với kế hoạch đạt 79.5%
Tổng đàn lợn có: 3.552 con So với kế hoạch đạt 65.6%
Tổng đàn gia cầm: 50.025 con So với kế hoạch đạt 76.25% [1,tr.5]
Ngành chăn nuôi của xã phát triển tương đối khá Giá trị sản xuất ngànhchăn nuôi đạt hơn 8 tỷ đồng/ năm Chiếm 36.6% tỷ trọng ngành nông nghiệp.Trên địa bàn toàn xã có hơn 30 tiểu trang trại chăn nuôi kết hợp với gia súc, giacầm, cá Đây cũng chính là ngành mang lại thu nhập chủ yếu của người dân saungành trồng trọt
- Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ
Do đặc điểm nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, HùngTiến không có làng nghề thủ công nghiệp nên Công nghiệp và Dịch vụ của xãphát triển theo hướng đa ngành đa nghề; các ngành nghề Công nghiệp – Thủcông nghiệp chủ yếu là sản xuất gạch nung, hàn xì gia công cửa sắt, mộc, xayxát,…; ngành nghề dịch vụ chủ yếu là kinh doanh xây dựng, vận tải, vật liệuxây dựng, vật tư nông nghiệp và buôn bán tạp hóa,…
Tổng toàn xã có 164 lao động tham gia sản xuất ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và 345 lao động hoạt động trong ngành dịch vụ thương mại
Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2010 là 4.83 tỷ đồng.Giá trị sản xuất thương mại là 11.29 tỷ đồng [1,tr.7]
Nền kinh tế của xã hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với tỷtrọng chiếm khá cao, do vậy đời sống nhận dân còn gặp nhiều khó khăn, thunhập běnh quân đầu người còn thấp Trong những năm tiếp theo xã cần đẩymạnh phát triển dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp, là những ngànhsản xuất mang lại giá trị kinh tế cao
Trang 201.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội
Xã Hùng Tiến có truyền thống lịch sử lâu đời Các thế hệ kế tiếp nhau pháthuy truyền thống tốt đẹp, cần cù, thông minh sáng tạo xây dựng quê hương đấtnước giàu mạnh Địa bàn xã đang đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thônmới, nhân dân phấn khởi phấn đấu đạt 19 tiêu chí của chương trình nông thônmới, nhằm thay đổi diện mạo thôn xóm, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng caochất lượng cuộc sống
Phong trào văn hóa, xã hội của xã phát triển mạng mẽ Những ngày lễ xãđều tổ chức những chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa cácthôn với nhau Xã Hùng Tiến đều tham gia nhiệt tình những phong trào cấptrên đề ra và đạt những kết quả cao
Xã đã thực hiện thành công chương trình “Toàn Dân Đoàn Kết Xây DựngĐời Sống Văn Hóa” Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng Tiêuchuẩn gia đình văn hóa là tiêu chí cơn bản để các gia đình phấn đấu
Chương trình khuyến học của xã ngày càng mạnh, hằng năm đều có hàngchục em học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng Toàn xã có 3 cấphọc: cấp mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở Tỷ lệ các cháu vào nhà trẻ
là 94% số trẻ trong độ tuổi Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 99,8% Số họcsinh đậu vào các trường đại học là 68 em, cao đẳng 70 em Trung học chuyênnghiệp là 40 em (năm 1013) Hệ thống phòng học kiên cố hóa, đạt tiêu chuẩnxanh – sạch – đẹp Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cơ bản
1.1.4 Điều kiện dân cư
Tổng số hộ toàn xã là 2.182 hộ với số nhân khẩu là 8594 người chiếm5.71% dân số toàn huyện Gồm 19 thôn, dân cư sống theo cụm, dân cư toàn xã
là dân tộc kinh Cơ cấu dân số trẻ với 2094 người từ đủ 16 tuổi trở xuống và
6500 người từ 16 tuổi trở lên Nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi laođộng là 5417 người Dân cư xã Hùng Tiến được hình thành trong quá trình pháttriển tự nhiên mang dáng dấp dân cư nông nghiệp Đến nay xã đã hình thànhđược 10 điểm dân cư, phân bố chủ yếu cư trú theo quốc lộ 46, các trục giaothông liên xã và đường ven sông Lam Trên địa bàn xã không có những trại lẻ
Trang 21hay hộ lẻ nằm riêng rẽ mà quy tập lại thành những cụm dân cư tập trung, thuậnlợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ Nhà ở khu vựcdân cư được đảm bảo, có khoảng 95% nhà ở kiên cố, bán kiên cố, còn lại có5% nhà tạm, nhà xuống cấp cần tu sửa, nâng cấp hoặc xây dựng lại Xã HùngTiến là một xã tương đối đông dân cư nhưng chủ yếu là dân nông thôn, nghànhnghề chính là nông nghiệp, một bộ phận dân cư làm kinh doanh và các dịch vụthương mại.
1.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm giới
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, “giới” là một thuật ngữ để chỉ vaitrò xã hội, hành vi ứng cử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ.Phụ nữ và nam giới khác nhau về mặt sinh học – nhưng mọi văn hóa đều lý giải
và qui định chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thốngnhững kỳ vọng xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp.Tuy những kỳ vọng trong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưngvẫn có điểm tương đồng nổi bật
Theo Xã hội học về giới và phát triển thì giới là khái niệm dùng để chỉnhững đặc trưng xã hội của nam và nữ Các đặc điểm của giới là:
- Một phần vẫn còn bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giớitính
- Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm Tức làđược quy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội, được hình thành vàphát triển thông qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập,…
- Có tính biến thiên, tức là có thể thay thế đổi được dưới tác động củacác yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội
- Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và tínhchất
Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ
và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể Khi nói đến giới là nói đến các điềukiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một
Trang 22hoàn cảnh xã hội cụ thể Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do họchỏi mà có Giới thay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi,
mô hình ứng xử giới thay đổi Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùythuộc vào mỗi quốc gia dân tộc và các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội –văn hóa cụ thể Vì hệ giá trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó có tác độngđến sự học hỏi giữa con gái và con trai
1.2.2 Khái niệm bình đẳng giới
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng của sự phát triển đó” [11, tr.2]
Bình đẳng giới là môi trường cho cả nữ và nam giới được hưởng vị tríngang nhau, họ có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mìnhnhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó.Việc đối xử như nhau, cơ hội phát triển như nhau nhưng không đem lại kết quảnhư nhau giữa phụ nữ và nam giới Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sựđối xử ngang quyền giữa phụ nữ và nam giới có những đặc điểm giống nhau vàkhác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối với từnggiới một cách hợp lý Nếu như cả phụ nữ và nam giới có điều kiện bình đẳng đểphát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình Cả hai giới cóđiều kiện bình đẳng tham gia đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xãhội và quá trình phát triển Mỗi giới đều được hưởng tự do và chất lượng cuộcsống bình đẳng, nếu những tiêu chí này không được xác lập có nghĩa là trong
xã hội đang tồn tại bất bình đẳng
Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn phải gắn với quanđiểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nó đòi hỏi một sựchuyển biến đồng bộ của tất cả thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng trước hết đốivới nam giới trong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội vàhành vi cụ thể trong mối quan hệ với phái nữ
Trang 23Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trong lànam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu.
1.2.3 Khái niệm gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.” [13, tr.310]
1.2.4 Khái niệm lao động
“Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.” [3 Tr.1]
C.Mác chỉ ra rằng: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người khôngphụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửulàm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bảnthân sự sống của con người Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong
cơ thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách cómục đích, ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp vớinhu cầu của mình Vì vậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuấthiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của
sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn,một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên
Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động làphương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sựtồn tại và phát triển của mỗi thành viên và xã hội loài người Do vậy, ở cácquốc gia cũng như ở nước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hộiloài người Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xung
Trang 24quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân měnh Khi xă hội pháttriển, những hoạt động sản xuất nói chung ấy được phân chia thành nhữngngành nghề cụ thể khác nhau Mỗi người tham gia lao động sản xuất với mộtviệc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng gópcho xã hội Từ đó cho thấy lao động có sự liên quan chặt chẽ với vấn đề việclàm.
1.2.5 Khái niệm phân công lao động theo giới
Theo quan niệm Xã hội học do August Comte khởi xướng cho rằng: Phâncông lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chứcnăng ổn định và phát triển xã hội, cùng có mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân
và trật tự xã hội Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóalao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng
xã hội và bất bình đẳng xã hội
Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đìnhcủa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện nhữngchức năng của gia đình trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển ổn định của gia đình Phân công lao động nam – nữ là yếu
tố hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội Phụ nữ có vai trò biểu đạttình cảm, nam giới có vai trò nhiệm vụ tạo ra thu nhập Theo thuyết chức năng,lao động của phụ nữ còn có chức năng tình cảm và lao động của nam giới cóchức năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ Điều quan trọng là sựphân công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặcđiểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quanđiểm vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội
Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữtrong xã hội và gia đình Phân công lao động theo giới như Mác và Ănghen đãnhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và Nhà nước”: Sựphân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và
nữ, lúc đầu chỉ có sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vihoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặctrưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình
Trang 25Trong xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chia khuvực lao động nghề nghiệp Mặt khác, sự phân công lao động theo giới còn thểhiện trong cách tổ chức đời sống gia đình.
Hơn nữa, phân công lao động theo giới không đơn thuần là dựa vào sựkhác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suynghĩ và quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội nhằm baobiện cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
1.2.6 Khái niệm vai trò giới
Vai trò giới là khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vicủa con người trong một ý nghĩa tổng thể Nó ứng xử như một cơ chế để hiểuđược những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành độngđược phản ánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi.Trong bối cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xác định các vaitrò của phụ nữ và nam giới Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của cảhai giới được xem như là phù hợp với những mong đợi của xã hội Khi nói đếngiới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hộicủa mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể Chính vì được quy định bởi yếu tố xãhội cho nên vị trí, vai trò và hành vi của giới không phải là bất biến mà luônthay đổi khi các điều kiện quy định thay đổi
1.3 Vai trò của người phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay
1.3.1 Vai trò của người phụ nữ
Từ bao đời nay, vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng quantrọng và không thể thay thế được, người phụ nữ có tác động đến hầu hết cácthành viên còn lại trong gia đình và trong các lĩnh vực kinh tế của gia đình Vaitrò ấy càng quan trong hơn đối với những gia đình nông thôn, cuộc sống đangcòn nhiều khó khăn
Phụ nữ nông thôn là những người phụ nữ sinh sống và làm việc ở nôngthôn Trong cơ cấu dân số, gần 80% dân tộc Việt Nam sống ở nông thôn, phụ
nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú và đa dạng gồm những dântộc, tôn giáo, lứa tuổi, ngành nghề, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở
Trang 26những vùng nông thôn khác nhau Họ hoạt động ở mọi ngành nghề, kể cảnhững ngành nghề độc hại và nặng nhọc Theo thống kê, lao động nữ nôngthôn chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp,
và họ hiện nay đang sản xuất ra 60% sản phẩm nông nghiệp Phụ nữ nông thônViệt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng mang lại thu nhập cho hộgia đình Tuy nhiên, nằm trong những vai trò chung của người phụ nữ thì ngườiphụ nữ nông thôn cũng có những vai trò, vị trí nhất định trong gia đình
Người phụ nữ là người chăm sóc con cái trong gia đình Những đứa con từkhi sinh ra đến khi trưởng thành lập gia đình đều có bàn tay chăm sóc của mẹ.Người mẹ dành hết yêu thương cho con chỉ mong con mau lớn nên người, vìthế con cái dành thời gian nhiều cho mẹ hơn là người cha Lúc còn nhỏ chúngđược mẹ cho bú, tắm giặt, cho ăn dặm, chăm sóc chúng khi chúng đau ôm, lớnlên người mẹ vừa là người giáo dục chúng, vừa như là người bạn lắng nghechúng nói Qua năm tháng chúng lĩnh hội hết tất cả những đức tính từ người
mẹ, hình thành nên nhân cách của trẻ Ngoài vai trò chăm sóc, giáo dục con cáithì người phụ nữ còn đóng vai trò lớn trong việc chăm sóc các thành viên cònlại trong gia đình Nếu trong gia đình có người già, người phụ nữ hằng ngàyvẫn chăm bón, phụng dưỡng chạ mẹ, và riêng người chồng cũng cần có sựchăm sóc của người vợ, từ cơm nước hằng ngày cho đến những lúc ốm đau.Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của người phụ nữ trong việc chămsóc con cái và các thành viên trong gia đình là vô cùng quan trọng, đặc biệt làđối với gia đình nông thôn thì chúng ta có thể thấy được vai trò người phụ nữcàng rõ nét hơn Người phụ nữ nông thôn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian chonhững công việc trên, bởi vì họ nhận được rất ít sự trợ giúp từ người khác Nhưcác gia đình ở thành phố thì có thể thuê bảo mẫu, hay người giúp việc làm thaynhững công việc này, nhưng đối với phụ nữ nông thôn thì không, thứ nhất là dokinh tế không đủ để có thể làm việc ấy, lý do thứ hai là họ không được phéplàm như vậy, làm vậy thì họ đã vứt bỏ thiên chức của một người vợ, người mẹhiền và là một người con dâu hiếu thảo Vì thế, hình bóng người phụ nữ khôngthể thiếu trong gia đình nông thôn, đặc biệt là ngày nay, khi xã hội phát triển sẽtác động rất nhiều đến mỗi thành viên trong gia đình, với lý do đó mà người
Trang 27phụ nữ luôn phải giành hết thời gian cho gia đình, kèm cặp con cái cho đến khitrưởng thành Làm được điều đó chỉ có người phụ nữ mà thôi.
Trong gia đình người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong sắp xếp, tổchức cuộc sống gia đình Các công việc hằng ngày trong gia đình đều do ngườiphụ nữ đảm nhận, từ đi chợ, nấu ăn, đến quét dọn, trang trí trong nhà, mua sắm,
… đó là những công việc tỉ mỉ, yêu cầu sự cần mẫn của người phụ nữ Dù đây
là những công việc lặt vặt nhưng chiềm rất nhiều thời gian của họ, và không thểkhông có Đối với người phụ nữ nông thôn thì họ có nhiều thời gian cho nhữngcông việc này hơn, bởi ít người họ có công việc làm ổn định, phần lớn là ở nhàchăm sóc gia đình và làm việc theo mùa vụ Người phụ nữ sắp xếp, tổ chứccông việc gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và bằng khả năng của họ
Người phụ nữ đóng vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệgia đình, hàng xóm láng giềng Người đàn ông sau một ngày làm việc mệt nhọckhi trở về nhà mong muốn của họ là nhìn thấy gia đình hòa thuận, ấm cúng,con cái ngoan ngoãn, cần những bữa cơm ngon, đoàn tụ, có một người vợ hiểumình, biết chăm sóc con cái, biết đối nhân xử thế giới gia đình hai bên nội -ngoại, biết tạo mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng Đặc biệt đối vớingười phụ nữ nông thôn cần thể hiện điều đó tốt hơn, bởi những hủ tục ở cácvùng nông thôn đang còn giữ lại khá đầy đủ, những ngày giỗ chạp anh em họhàng đều biết đến cho nên người phụ nữ trong gia đình cần giữ mối quan hệ tốtđẹp với anh em họ hàng Ở nông thôn văn hóa cộng đồng làng xã đang còn duytrì, không như gia đình thành phố đèn nhà ai nhà ấy sáng, nhà mình có côngviệc thì hàng xóm sẽ sang giúp, có cái bánh cũng nhớ đến gia đình bên cạnh, họchia ngọt sẻ bùi, tối lửa tắt đèn có nhau, nếu người phụ nữ không biết giữ gìnvun đắp các mối quan hệ ấy thì gia đình mình trong cộng đồng ấy sẽ bị cô lập
Để điều hòa được các mối quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảmđang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế của người phụ nữ
Người phụ nữ còn góp phần hỗ trợ người chồng thành đạt trong cuộc sống.Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinhthần, thì người vợ là người chia sẻ, động viên, thông cảm cho người chồng,giúp người chồng vượt qua khó khăn, tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại
Trang 28niềm tin Đó là những biểu hiện khôn ngoan, chín chắn, có bản lĩnh và có vănhóa ở người phụ nữ.
Đối với phụ nữ nông thôn do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, ngoàinhững công việc gia đình, người phụ nữ còn phải đi làm kinh tế, phụ giúpchồng kiếm thêm thu nhập cho con cái học hành Những công việc phát triểnkinh tế chủ yếu của phụ nữ nông thôn là làm ruộng, trồng hoa màu, chăn nuôigia súc, nhận làm đường,… Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chấtlên vai người phụ nữ Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không
có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động, điều này đang ảnh hưởng trầmtrọng đến sức khỏe Do đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữthường là người phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó Phụ nữkhông có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần,trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểubiết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ nông thôn bị suykiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản nuôi con củachính họ
Dưới xã hội phong kiến, khi nói đến công việc của người phụ nữ người tanghĩ ngay đến bếp núc, những công việc nội trợ Tuy trong xã hội tiến bộ, vănminh hơn như ngày nay dù có nhiều gia đình, người chồng đã biết chia sẻ việcnhà với vợ, nhưng người đóng vai trò chính vẫn là những người mẹ, người chị
và những đứa con gái Chính họ làm cho gia đình trở nên ấm áp hơn, vui vẻhơn, làm cho mọi thành viên trong gia đình muốn quay về nhà sau một ngàylàm việc vất vả Nhờ bàn tay khéo léo và sự chu toàn của mình, người phụ nữ
đã giúp mọi người tái tạo sức lao động bằng những bữa ăn ngon và sự chăm sócchu đáo, để rồi mọi thành viên đủ sức khỏe và động lực để làm việc Con gáilớn lên, luôn được giáo dục “công, dung, ngôn, hạnh” để nối tiếp mẹ mình, dù bên ngoài xã hội họ vẫn gánh trọng trách không kém phần quan trọng hơn namgiới
1.3.2 Vai trò của nam giới
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người phụ nữ, càng không thểquên đi vai trò của nam giới trong gia đình Vai trò của người chồng , ngườicha trong gia đình thật quan trọng, nó luôn được phát huy trong mọi thời đại
Trang 29Ngày nay tư tưởng trọng nam khinh nữ, dường như đã có phần mờ nhạt, người
vợ cùng người chồng xây dựng hạnh phúc gia đình Người phụ nữ trong giađình có vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, là người tổ chức, sắp xếp cáccông việc trong gia đình Còn người đàn ông họ có vai trò vô cùng quan trọng:Người đàn ông là trụ cột vững chắc trong gia đình Trong gia đình từ thời
xa xưa người đàn ông là người làm nên kinh tế nuôi sống gia đình Từ thuởbình minh của lịch sử loài người, khi đó người nam giới khỏe mạnh sẽ vàorừng săn bắn, hái lượm tìm kiếm thức ăn, còn người phụ nữ ở nhà bận bịu vớicông việc nuôi con Ngày nay, ngoài những tộc người đang tồn tại chế độ mẫu
hệ thì hầu hết người nam giới trong gia đình đảm đương những công việc nặngnhọc, chịu trách nhiệm kiếm tài chính để nuôi sống gia đình Tục ngữ có câu:
“Đàn ông giữ nhà, đàn bà giữ lửa”, qua đây chúng ta cũng đã hình dung rađược vai trò quan trọng của người đàn ông, những công việc nặng nhọc khókhăn đều giành cho người nam giới, như tạo hóa đã sắp đặt thì người đàn ôngkhông hề phủ nhận, từ chối vai trò trách nhiệm to lớn này của mình Đối vớingười nam giới trong gia đình nông thôn thì vai trò trách nhiệm này càng quantrọng hơn, bởi nguồn kinh tế của gia đình chỉ nhìn vào người đàn ông Phần lớncác gia đình ở nông thôn đều làm nông nghiệp, nghề nghiệp của họ là theomùa, những lúc rảnh rỗi người phụ nữ không có việc làm thì người đàn ôngphải đi ra kiếm thu nhập cho gia đình Đến mùa gieo hạt người đàn ông đảmnhiệm cày bừa, những công việc nhẹ nhàng như cấy dặm thì giành cho phụ nữ,đến ngày thu hoạch người đàn ông chịu trách nhiệm gặt hái, mang thóc về nhà,người phụ nữ chỉ phụ giúp phơi quây, đóng gói, bảo quản
Một người chồng, người cha tốt là biết tạo niềm tin, có uy tín trong giađình Trong mọi công việc những lời nói góp ý hay những quyết định củangười đàn ông đều được mọi người xem xét, cân nhắc Trong gia đình ngườichồng phải làm cho người vợ tin tưởng chồng, con cái tôn trọng cha Người đànông trong gia đình còn phải biết sống bao dung, độ lượng, vị tha Trong quan
hệ vợ chồng có sự thấu hiểu, vị tha của người đàn ông thì cuộc sống gia đìnhmới hạnh phúc được Có như vậy, người phụ nữ mới cảm thấy thoải mái vớicuộc sống gia đình, để cả hai cùng phấn đấu Công việc nội trợ trong gia đình
Trang 30không đơn thuần chỉ là người phụ nữ đảm nhận, người chồng cũng có thể giúp
đỡ người vợ, chia sẻ những công việc gia đình cho người vợ những lúc vợ bậncông việc Trong gia đình nông thôn, thời gian làm việc của người đàn ông cóthể là ít hơn người phụ nữ, vì thế khi rảnh rỗi người đàn ông cũng có thể giúp
đỡ công việc nội trợ trong gia đình
Cũng như người phụ nữ, người đàn ông trong gia đình nông thôn họ cũng
có vai trò lớn trong việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình, dòng họ Mỗikhi gia đình có công việc hiếu, hỷ người đàn ông trong gia đình sẽ quyết định
tổ chức như thế nào, khách mời là những ai,… người vợ cùng người chồngthực hiện một cách phù hợp với kinh tế gia đình và không làm mất lòng anh em
họ hàng Đối với công việc dòng họ, người chồng là người đại diện cho giađình tham gia các công việc của dòng họ như ngày giỗ họ, cúng tế tổ tiên đều là
do người đàn ông đảm nhiệm Như vậy, vai trò của nam giới trong gia đình làrất quan trọng Nhờ khả năng lo lắng công việc gia đình, tính quyết đoán trongmọi công việc cho nên người đàn ông luôn là trụ cột, là chỗ dựa cho cả giađình
1.4 Nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn hiện nay
Cùng có chung những nhu cầu cơ bản như những người phụ nữ và namgiới khác, phụ nữ và nam giới ở những miền nông thôn họ cũng có nhữngmong muốn như vậy Những nhu cầu cơ bản của phụ nữ và nam giới là giốngnhau Những nhu cầu đó là ăn mặc, ở, đi lại, nhu cầu được quan tâm, chăm sóc,
… Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh gia đình mà những nhu cầu này được pháttriển nâng lên
Ngày xưa, con người cố gắng kiếm tiền với mong muốn là “đủ ăn đủmặc”, còn bây giờ khi kinh tế phát triển nhu cầu của con người được nâng cao
rõ rệt Không chỉ mong muốn “đủ ăn, đủ mặc” mà còn phải “ăn ngon, mặcđẹp” Chúng ta có thể thấy rõ thực tế này đối với những người thành thị là rất
dễ dàng khi thu nhập của họ đủ để đáp ứng những nhu cầu ấy Tuy nhiên, đốivới gia đình nông thôn kinh tế còn hạn hẹp thì những nhu cầu ấy chưa hoàntoàn được thỏa mãn Thu nhập thấp bữa ăn của các gia đình nông thôn khôngđược đảm bảo chất dinh dưỡng, điều kiện cải thiện bữa ăn là rất thấp Những
Trang 31gia đình làm nông nghiệp cơ nghiệp gia đình trông chờ vào mấy sào ruộng chỉmong có cái ăn, cái mặc lành lặn đã tốt lắm rồi Như vậy, ở nhu cầu này chúng
ta có thể thấy so với phụ nữ và nam giới thành thị thì nhu cầu của cả hai giới ởnông thôn thấp hơn nhiều
Khi đáp ứng được nhu cầu ăn mặc thì nhu cầu đi lại cũng vô cùng quantrọng đối với mỗi cá nhân Ngày xưa con người chỉ cần có phương tiện để đilại, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, ngày nay khi đấtnước phát triển con người không chỉ cần đến phương tiện đi lại nữa mà còn bắtbuộc phải đẹp, sành điệu, thuộc loại hàng sang Khi kinh tế phát triển kéo theonhững nhu cầu cơ bản của con người phát triển là điều đương nhiên Tuy nhiên,
nó còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và từng vùng quyếtđịnh nhu cầu này
Trong mỗi con người đều mong muốn mình khỏe mạnh, có sức khỏe tốt đểlàm việc Ngày nay thì nhu cầu ấy được đáp ứng một cách toàn diện khi dịch
vụ y tế phát triển Hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển bao phủ toàn bộ mọi cánhân trong cộng đồng, vì thế cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ y tế của cả phụ nữ
và nam giới rất dễ dàng Theo đó, mọi cá nhân đều được thăm khám sức khỏetheo định kỳ và chi phí cho mỗi lần khám mỗi người sẽ được giảm 80% tổng cađiều trị Đối vơi những gia đình có kinh tế khá giả, cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ y tế dễ dàng thì điều kiện nâng cao sức khỏe cho bản thân nhiều hơn Họ sẽ
đi khám đều đặn theo định kỳ và kịp thời phát hiện ra những căn bệnh hiểmnghèo Còn đối với những gia đình nông thôn, do điều kiện kinh tế, đường xá
đi lại khó khăn nên cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ y tế là rất thấp Đặc biệt
là những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thì cơ hội này càng thấp hơn nữa khi
mà cả huyện chỉ được một trung tâm y tế, điều kiện vật chất không đảm bảo Vìthế mà có khi cả năm, hoặc nhiều hơn nữa họ mới đi thăm khám, điều trị mộtlần, có những lúc khi bệnh quá nặng khi đó mới phát hiện ra, do kinh tế khôngcho phép họ lại để mặc cho số phận Tuy nhiên, có những gia đình nông thôn ở
có kinh tế thì họ vẫn chăm lo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình Theođịnh kỳ họ vẫn đều đặn đi khám để phát hiện bệnh Nhìn chung nhu cầu chăm
Trang 32sóc sức khỏe của con người được nâng cao khi mà dịch vụ y tế đã đến tậnngười dân.
Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu đó thì nhu cầu được yêu thương, tôntrọng cũng là nhu cầu quan trọng Và nhu cầu này ngay nay cũng được đáp ứng
và nâng cao rõ rệt Hình thức yêu thương quan tâm cũng phong phú và khácbiệt rất nhiều Những yêu thương giữa con người với con người được bộc lộ rấttinh tế Người xưa nói “phú quý sinh lễ nghĩa” quả thật không sai khi mà ngàynay đến những ngày lễ tết mọi người đều giành tình cảm đặc biệt cho nhauthông qua những món quà, có những món quà đắt giá, và người ta gọi đó là
“mốt”mà ai khi có điều kiện đều cố gắng thực hiện, vừa bày tỏ tình cảm vừathể hiện mình là người phóng khoáng Ngược lại đối với người có thu nhậpthấp những phú quý ấy sẽ là xa xỉ khi điều kiện của họ không cho phép Tronggia đình nông thôn, tình cảm vợ chồng giành cho nhau nhiều nhường nào thìchỉ có vợ và chồng biết với nhau, họ ít khi thể hiện ra bên ngoài cho người tathấy, càng không thể thể hiện nó qua những món quà đắt tiền, điều đó đồngnghĩa với việc người phụ nữ nông thôn sẽ không mong ước người chồng củamình tặng quà cho mình vào những ngày lễ Như vậy chúng ta có thể thấy ởnhu cầu này đối với người nông dân đang rất hạn chế
Để có địa vị cao ngoài xã hội mỗi con người đều mong ước mình được họchành, tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định để nuôi sống gia đình Tronggia đình cả hai vợ chồng đều có công việc ổn định sẽ có cuộc sống hạnh phúchơn là những gia đình cả hai người đều thất nghiệp Những gia đình nông thônthì điều đó là rất khó khăn khi sinh ra trong gia đình không có điều kiện đểđược ăn học đàng hoàng Hơn hết cơ hội tiếp cận với nền giáo dục đang cònhạn chế Nhưng ngay nay, mọi công dân đến tuổi đều được đi học, vì thế mà cơhội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
Tóm lại, để đánh giá nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn hiện naychúng ta xem xét thực trạng chung của phụ nữ và nam giới cả nước Nếu chiamức nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn thành ba mức: thấp, trung bình,cao thì chúng ta có thể xếp nó ở mức trung bình Có nghĩa là những mongmuốn của những người dân nông thôn vẫn tồn tại trong tiềm thức, tuy nhiên nó
Trang 33bị hạn chế, có thể nói là bị “chặn dòng” do điều kiện kinh tế không cho phép họước mơ Họ chỉ mong muốn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản phục vụ cho
sự tồn tại chứ không hề có những ước mơ cao xa Tuy nhiên, với xu thế pháttriển như ngày nay thì mức nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn ngàycàng được nâng cao, đáp ứng một cách toàn diện, hoàn mỹ nhất
Trang 34CHƯƠNG 2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI XÃ HÙNG TIẾN,
nữ phải về nhà lo lắng bữa cơm cho gia đình, giặt giũ, chăm con, chăm sócngười già,… Điều này khiến cho người phụ nữ ít tiếp cận với các cơ hội ngoài
xã hội, đồng nghĩa với việc địa vị của nam giới ngoài xã hội cao hơn phụ nữ
Và nếu địa vị xã hội của hai giới có sự chênh lệch nhau thì sự phân công laođộng trong gia đình càng cứng nhắc hơn, cơ hội giải phóng người phụ nữ càngthấp hơn
Qua số liệu Tổng cục thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và
nữ chênh lệch rất lớn Trong tất cả các nghành nghề và lĩnh vực, thu nhập của
nữ chỉ bằng 74,5% so với nam Trong một nghành cụ thể, như nhóm nghề cóchuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với namgiới có trình độ, hoặc ngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia lao động nữ đã tăng,nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam Ở trong các khu vực kinh tếNhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể thì vấn đề này vẫn là tình trạngchung Xét nhiều góc độ khác nhau thì phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi,bất bình đẳng thể hiện qua việc vị trí, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội thấphơn nam giới
Trang 35Sự phân công lao động trong các gia đình nông thôn chủ yếu được phântích qua các công việc như: công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc giáo dụccon cái, công việc phát triển kinh tế, các công việc dòng họ, cộng đồng,…Trong những công việc này người phụ nữ thường đảm nhận những công việcnội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, giáo dục con cái Còn nam giới
có quyền quyết định các công việc lớn trong gia đình, đại diện gia đình thamgia các công việc dòng họ và cộng đồng Thời gian lao động nhiều và kéo dàikhiến cho người phụ nữ bị hạn chế, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi vềban ngày, không có thời gian thư giãn, giải trí, tham gia các công việc ngoài xãhội Còn ngược lại, sau khi sản xuất về nam giới thường được nghỉ ngơi, đượcgiải trí, có thể là xem tivi, đọc báo, sang nhà hàng xóm chơi, đi uống bia, đánhcờ,… lúc này thì người phụ nữ tập trung vào làm việc nhà Điều này có nghĩa
là phụ nữ chỉ thay đổi hình thức lao động mà không phải là hình thức giải trí đểtái sản xuất sức lao động
Ngày 2 tháng 4 năm 2009, tại Viện Xã hội học, nhóm tác giả nghiên cứugồm Giáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại họcMichigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan PukTeerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore),PGS.TS Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), đã báobáo kết quả nghiên cứu về phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam.Thực hiện nghiên cứu với hai vùng: vùng một là 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng;vùng hai là thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh lân cận Tất cả có 1296 mẫu đượcthu thập đều nhau từ ba nhóm “thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và “thời
kỳ đổi mới”, kết quả cho thấy, người vợ là người chủ yếu nắm giữ túi tiền củagia đình Với ba nhóm mẫu của các thời kỳ, “thời chiến”, “thời thống nhất đấtnước” và “thời kỳ đổi mới”, các con số tương ứng là 65-68%, 70-72%, và 63-73% Các tác giả cũng ghi nhận người chồng trẻ hơn đang tham gia quản lý tàichính gia đình nhiều hơn, nhất là ở phía Bắc
Về công việc nội trợ, phụ nữ vẫn là người đảm trách chủ yếu, với ba thời
kỳ các con số thống kê tương ứng là 83,5-85%, 83,7-85,0% và 84,0-81% Cáctác giả nhận định đàn ông phía Bắc tỏ ra hữu ích và giúp đỡ nhiều hơn, nhưng ở
Trang 36phía Nam ngày càng có nhiều đàn ông tham gia giúp phụ nữ đảm nhận việcnhà Với việc chăm sóc con cái, phụ nữ vấn đóng vai trò chủ chốt, nhưng càngngày càng nhiều đàn ông tham gia hơn, đặc biệt người chồng ở miền Bắc thamgia chăm sóc con nhiều hơn.
2.2 Thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 2.2.1 Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc nội trợ của gia đình
Công việc nội trợ trong gia đình là một khái niệm chưa thật sự rõ ràng, khinghe khái niệm này gợi lên hàng loạt những công việc không tên Để thực hiệnhết công việc nội trợ con người cần phải thực hiện hơn 200 hoạt động khácnhau Công việc nội trợ hay còn gọi là công việc gia đình, những công việc nàyhầu như chiếm hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữtrong gia đình Những công việc gia đình chúng ta có thể kể ra hàng loạt côngviệc như sau: đi chợ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, may vá, dạy con học,chăm sóc người ốm, Những công việc không tên này chiếm không ít thời giancủa người phụ nữ, và nó khó có thể qui đổi thành giá trị kinh tế Tuy nhiên,theo thống kê của tổ chức Lao động thế giới (ILO) ) năm 2002, nền kinh tế thếgiới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thu nhập của người phụ nữ do họ làm những côngviệc gia đình, nhưng những giá trị này vẫn không được công nhận ở một số giađình
Trong gia đình, công việc nội trợ là cần thiết nhằm suy trì cuộc sống giađình, vai trò của người phụ nữ trong những công việc này cũng được đề cao bởitính khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ mới có thể đảm nhận được, nhưng khôngphải người phụ nữ phải chịu trách nhiệm chính trong các công việc gia đình,
mà còn cần sự giúp đỡ của người đàn ông trong gia đình Những công việc nộitrợ ở gia đình thành phố cũng cần vai trò của người phụ nữ nhưng do công việcngoài xã hội họ cũng cần có thời gian thì những gia đình đó có thể thuê ngườiphụ trách những công việc nội trợ trong gia đình, lúc này người phụ nữ sẽ cóđiều kiện tham gia những hoạt động ngoài xã hội Đối với công việc nội trợ ởvùng nông thôn cũng giống như thành thị đều có sự góp mặt của người phụ nữ,
Trang 37và thời gian thực hiện công việc này thường xuyên và liên tục hơn Họ chịu sựchi phối của hoàn cảnh kinh tế khó khăn cộng với những tư tưởng phong kiếnvẫn kìm kẹp người phụ nữ vào những công việc bếp núc.
Hình 2: Công việc nội trợ chỉ giành riêng cho phụ nữ (hình ảnh minh họa).
(Nguồn: Google.com.vn)
Để nắm rõ vấn đề này, tôi tiến hành sử dụng công cụ phân tích sự phâncông lao động theo giới với nhóm nữ gồm 8 thành viên thuộc xóm Đông Sơn,
xã Hùng Tiến
Kết quả như sau:
Bảng 2 Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ.
Trang 38Nhìn vào kết quả trên chúng ta có thể thấy tất cả các thành viên trongnhóm tham gia phân tích đều cho rằng các công việc nội trợ của gia đình mìnhđều do người phụ nữ đảm nhận, và ít được sự chia sẻ từ người chồng của mình,dường như có sự phân chia công việc rất rõ ràng ở hoạt động này, người phụ nữ
là người đảm nhận chính công việc nội trợ còn nam giới không tham gia vàohoạt động này, điều này thể hiện qua 100% các thành viên tham gia thảo luậnđều cho rằng công việc nội trợ do phụ nữ đảm nhận Tỷ lệ này là 0% giành chonam giới khi được hỏi về người thực hiện công việc nội trợ trong gia đình.Trình độ học vấn của người phụ nữ ngày càng tăng lên, họ cũng có nhữngmong muốn không chỉ bình đẳng trong nghề nghiệp mà con cả trong công việcgia đình
Người xưa có nói rằng: “Vắng đàn ông quạnh nhà, Vắng đàn bà quạnhbếp”, câu nói này quả thật không sai khi đề cập đến cai trò của người phụ nữtrong công việc nội trợ, chuyện bếp núc thiếu vắng đi bàn tay của người phụ nữmột ngày thì nó sẽ có sự khác biệt, không được vẹn tròn như xưa
Trong quá trình thực tế tôi tiến hành một điều tra khác đó là theo dõi hoạtđộng trong ngày hai gia đình Sau khi được sự cho phép của 2 gia đình tôi tiếnhành quan sát thường xuyên để nắm chi tiết những công việc hằng ngày của giađình cũng như thời gian phụ nữ và nam giới đảm nhận mỗi công việc Với kếtquả thu thập được chúng ta có thể rút ra được sự phân công công việc và thờigian làm việc của cả hai giới là như thế nào?
Sử dụng phương pháp quan sát tôi tiến hành quan sát 2 hộ gia đình anhHoàng Văn Quế, chị Nguyễn Thị Hoa và gia đình Bác Nguyễn Văn Nam, BácTrần Thị Lan vào 2 ngày 24, 25/4/2014 Gia đình anh Hoàng Văn Quế (40 tuổi)
và chị Nguyễn Thị Hoa (36 tuổi) lấy nhau đã được 8 năm, anh chị có 1 ngườicon năm nay học lớp 1 Còn gia đình Bác Nguyễn Văn Nam (55 tuổi) và bácTrần Thị Lan (54 tuổi) là gia đình hạt nhân trong gia đình chỉ có hai thế hệ, giađình có ba người con, hai người con gái đầu đã đi lấy chồng, còn người con trai
út năm nay học lớp 12 Cả 2 gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn do không cócông việc ổn định, không nhận được sự trợ cấp từ các nguồn khác
Sau khi quan sát đã thu được kết quả như sau: