KHOA THUY SAN
NGUYEN DUC TAI
KHAO SAT QUY TRINH CONG NGHE CHE BIEN, PHUONG PHAP KIEM TRA NGUYEN LIEU
DAU VAO VA DINH MUC NGUYEN LIEU
CHO SAN PHAM TOM SU (Penaeus monodon) VO LAT DAU DONG BLOCK TAI CONG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUÁT NHẬP KHẨU
THUY SAN CAN THO (CAFISH)
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYEN NGANH CHE BIEN THUY SAN
Trang 2KHOA THUY SAN
NGUYEN DUC TAI
KHAO SAT QUY TRINH CONG NGHE CHE BIEN, PHUONG PHAP KIEM TRA NGUYEN LIEU
DAU VAO VA DINH MUC NGUYEN LIEU
CHO SAN PHAM TOM SU (Penaeus monodon)
VO LAT DAU DONG BLOCK TAI CONG TY TRACH NHIEM HUU HAN XUAT NHAP KHAU
THUY SAN CAN THO (CAFISH)
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH CHE BIEN THUY SAN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN _-
PGS TS TRAN THỊ THANH HIÈN
Trang 3TRUONG DAI HQC CAN THO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM KHOA THUY SAN Độc lập - Tự do — Hanh phic
GIÁY XÁC NHẬN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THUY SAN CAN THO (CAFISH)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Tài MSSV: 2091918 Lớp: Chế biến thủy sản khóa 35
Bộ mơn: Dinh dưỡng và Chế biến
Khoa: Thủy sản
Trường: Đại học Cần Thơ
Sau thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish), sinh viên Nguyễn Đức Tài đã hoàn thành phần thực tập tại công ty
Nhận xét của công ty
Cân Thơ, ngày tháng năm 2012 Xác nhận của công ty
Trang 4XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐÒNG
Đề tài “Kháo sát quy trình cơng nghệ chế biến, phương pháp kiếm tra nguyên liệu đầu vào và định mức nguyên liệu cho sán phẩm tơm sú (Penaus monodon) vó lặt đầu đông block tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thúy sản Cần Tho (Cafish )” do sinh viên
Nguyễn Đức Tài (MSSV: 2091918), chuyên ngành Chế biến thủy sản, khóa 35 thực hiện theo sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thanh Hiền và đã được hội đồng chấm luận văn thông qua Luận văn đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng
Cần Thơ,ngày tháng năm2012 Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dân
Nguyễn Đức Tài PGS TS Trần Thị Thanh Hiền
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này trước tiên em xin chân thành cám ơn: Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ và quý
thầy cô trong Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thuý Sản đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực hoàn thành tốt chuyền thực tập, giúp em hiểu sâu
hơn và tiếp thu được những kiến thức thực tế tại nhà máy, để có thể vận dụng tat ca những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế thật
tốt
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Thanh Hiền đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Công ty trách nhiệm hữu
hạn xuất nhập khâu thủy sản Cần Thơ (Cafish) da tao điều kiện cho em
được thực tập tại Công ty Cùng với các anh chị đã trực tiếp hướng dẫn, ban điều hành của nhà xưởng, các anh chị KCS của từng khâu sản xuất đã tận tình giúp đỡ để em được hoàn thành tốt trong chuyên đi thực tế và hoàn thành bài báo cáo này
Em xin chân thành cám ơn!
Càn Thơ,ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Tài
Trang 6TOM TAT
Đề tài “ Khảo sát quy trình cơng nghệ chế biễn, các phương pháp kiếm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và định mức nguyên liệu cho sản phẩm tôm sú (Penaus monodon) vó lặt đầu đông block tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thúy sản Cần Thơ (Cafish) được
thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2012 Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu giúp kiểm soát và nắm rõ quy trình cơng nghệ chế biến,
tìm hiểu và nắm rõ các phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đồng thời ghi nhận các số liệu nguyên liệu đầu vào và ra của bán thành phẩm từ đó tính định mức nguyên liệu cho sản phẩm
Đề tài nghiên cứu được thông qua trong thời thực tập và trực tiếp tham gia thực tế vào quy trình sản xuất tại nhà máy Qua quá trình thực tập
tại nhà máy đã đạt được những kết qua sau: kết quả khảo sát các thông số kỹ
thuật và thao tác thực hiện ở từng công đoạn của quy trình sản xuất tơm sú vỏ đông block Hiểu rõ được phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu
đầu vào các chỉ tiêu: độ tươi, tạp chất, vi sinh kháng sinh đối với tôm sú
để có phương pháp xử lý kịp thời đảm bảo chất lượng sản phẩm Qua các số
liệu thực tế về định mức tiêu hao nguyên liệu trong quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu đông block cho thấy định mức nguyên liệu phụ thuộc vào kích cỡ nguyên liệu Định mức tiêu hao nguyên liệu ở công đoạn lặt đầu: nhỏ
nhất là 1,53 với cỡ 6 - 8 và lớn nhất là 1,64 với cỡ 31 - 40 Định mức tiêu
hao nguyên liệu ở công đoạn ngâm quay: nhỏ nhất là 0.962 với cỡ 31- 40
và lớn nhất là 0,985 với cỡ 6 - 8 Từ đó ta được, định mức tiêu hao nguyên
liệu sản phẩm ở cỡ 6 - 8 là 1,51, 13 - 15 là 1,52, cỡ 16 - 20 là 1,54, cỡ 21 - 25 là 1,56 và cỡ 31 - 40 là 1,58 Ta kết luận, tôm lớn có định mức tiêu hao
nguyên liệu ít hơn tơm nhỏ, và định mức tiêu hao nguyên liệu lớn nhất ở
công đoạn lặt đầu do loại bỏ phần đầu chiếm khối lượng lớn
Trang 7MỤC LỤC
Chương I: Đặt vấn đề 2-2-5222 3121271121127 exe 1
1.1 Giới thiỆu tt St St SE EEEEEErEekerkrekEkrkrrrkrrrkrrrrkrrkreri 1
1.2 Mục tiêu đề tài -¿- 5c sk S EE1.E12111011211 01101111111 1e 1 1.3 Nội dung đề tài S121 12 12111 1811811 re 2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài .- ¿5c 2 2k2 21221 E1 x re, 2 Chương 2: Lược khảo tài liỆu - (1S S SH nh rưy 3
2.1 Tổng quan về công ty - 2-22 +s+22++2E£EE2EEE2EEt2EE2EEEEEErrkrrrree 3
2.1.1 Giới thiỆU - - c1 122112122112 111111 119111 111 11H ngàn gưy 3
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2.1.3 Các sản phẩm chính
2.2 Giới thiệu chung về nguyên liệu -:- 22+222+z222ccrsvzscz 4
2.2.1 Đặc điểm sinh học của tôm SÚ -¿- 5z cs+tx+Ez£xzxrxecee 4
2.2.2 Thành phan hóa học của tơm sú - + +©sz525szzs+ 5
2.2.3 Các hiện tượng hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản 5
2.2.4 Các yếu tố gây hư hỏng .2:- 52222 222tS2xcErxrerrkrrrkrree 6
2.3 Công nghệ lạnh đông . - 2 1222211232 n9 kg 6 2.3.1 Mục đích của q trình cấp đông ¿ccc+trvzseersrr 6
2.3.2 Các biến đổi trong quá trình cấp đông -cccce+ 6
2.4 Các phương pháp đánh giá nguyên liệu đầu vào 7
2.5 Quy trình cơng nghệ du kiến - ¿55 5:25c2ccccsxczxrrsev 8
2.6 Định mức nguyên liệu
2.6.1 Khái niệm về định mức nguyên liệu - - -+ 11 2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới định mức - - - :+s+<es+ 11
Chương 3: Vật liệu va phương pháp nghiên cứu . 13
3.1 Vật liệu nghiÊn cỨU cv nền nành vn 13 3.1.1 Địa điểm .sc c1 rre 13
3.1.2 Nguyên vật liệu
3.2 Phương pháp nghiên cứu ¿+52 5++*c+c+essesrszsrexex 13
Trang 8
3.2.1 Khảo sát quy trình cơng nghỆ 55555555 <+xs<+ 13 3.2.2 Tính định mức tiêu hao nguyên liệu
3.2.3 Tìm hiểu phương pháp kiểm tra nguyên liệu đầu vào 15
3.3 Xử lý số liệu - ¿2222222212 1221221121122 1e 15 Chương 4: Kết quá và thảo luận -22- 52252 E2EE22EEcEEtzrxrxrerex 16 4.1 Quy trình cơng nghệ chế biến sản phẩm tôm sú vỏ lặt đầu đông D00 1 16
4.1.1 Quy trÌnh ch ky 16 4.1.2 Thuyết minh quy trình . :-s22+2x+£+z+x+xceczxzrcee 16 4.1.2.1 Tiép nhận nguyên liệu -¿- + + + Sccccssecee 16 4.1.2.2 Can 1
AV.2.3 RYO AL coccccccccccccsssssssssssssssessesssessesecsessssssesusstsessnseesestees 17 4.1.2.4 So ché lat GaU eeceecccccceecetestesestesesestesessestesestesteseees 18 4.1.2.5 CÂN 2.2 1 212122121 1102111110112112111211 21211 19 4.1.2.6 Rà kim loại 2- 2222221 21221221221121212112212121 xe 20 4.1.2.7 Rửa 2 4.1.2.8 Phân loại — ỡỠ -.-©:©2- 52 S2 222E2StSv2x2EExzxsxrrrrrerrer 21 4.1.2.9 Ngâm phụ g14 - SG HS nHn ng kh ky 22 4.1.2.10 Rửa 3 2.22221212122212 rey 22 4.1.2.11 Xếp khuôn . 5-52 SE 2221221 2221232521 2122212 xe 23 4.1.2.12 Cấp đông . -¿-:- 2222121 1 2121221222121 21 xe 24 4.1.2.13 Tach khuôn — ma bang 4.1.2.14 Rà kim loại 2 - cv như nhện 25 4.1.2.15 Đóng thủng Sàn hưng 26 4.1.2.16 Bảo quản cà HH HH Hưện 27 4.2 Phương pháp kiểm tra nguyên liệu đầu vào 27
4.2.1 Phương pháp kiểm tra độ tươi của nguyên liệu 27
4.2.2 Phương pháp kiểm tra tạp chat trong tôm nguyên liệu 29
4.2.2.1 Biểu hiện đăc trưng của tơm có chứa tạp chất - 29
Trang 94.2.2.2 Quy trình kiểm tra tạp chất s+c+xscczxsxcee 31
4.2.2.2.1 Lấy mẫu 31
4.2.2.2.2 Kiém tra tinh trang bén ngodi eects 31 4.2.2.2.3 Kiểm tra sau khi bóc vỏ đầu ức - 31 4.2.2.2.4 Kiểm tra cơ thịt sau khi bóc vỏ -‹-scsc5¿ 32 4.2.2.2.5 Kiểm tra cơ thịt sau khi xẻ thịt . 32
4.2.2.2.6 Kiểm tra hóa học ác tt về SE 2E errrey 32
4.2.3 Phương pháp kiểm tra vi sinh trên nguyên liệu
4.2.3.1 Các chỉ tiêu kiểm tra vi sinh tại cơng ty 33 4.2.3.2 Quy trình kiểm vi sinh -. 2¿5ssc+x+xezzxszvs+ 33
4.2.3.3 Kết quả kiểm tra vi sinh tại công ty - 35
4.2.4 Phương pháp kiểm tra kháng sinh trên nguyên liệu 35 4.2.4.1 Các chỉ tiêu kiểm tra kháng sinh tại công ty
4.2.4.2 Quy trình kiểm kháng sinh .- 5 55+s+s+cczz+zcs+ 35 4.2.2.3 Kết quả kiểm tra kháng sinh tại công ty 35
4.3 Khảo sát định mức nguyên liệu -+++-<++<<++ 36
4.3.1 Định mức nguyên liệu tại công đoạn lặt đầu 36 4.3.2 Định mức nguyên liệu tại công đoạn xử lý 36
4.3.3 Định mức tổng quát của sản phẩm
Chương 5: Kết luận và để xut 52-5 c2 2E E2 errrerrree 40 5.1 Kết luận c c 1 1 1S 2121211121111 1111110101 101212 ru ne 40 5.2 DO XUAL -1 40
Tai ligt tham Kha0 c.ccccccccccscsscsessessessssesecsessesessessesesseaeacsneseeseeses 41
Phu luc
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tơm sú - 5: ¿5:+s>552 5
Bảng 2.2 Định mức nguyên liệu tại từng công đoạn với từng cỡ khác
TaU G2 0n ng kề 12
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn của nguyên liệu ¿255 cscc2xcszs+2 27
Bảng 4.2 Định mức nguyên liệu tại công đoạn lặt đầu 36
Bảng 4.3 Định mức nguyên liệu tại công đoạn xử lý
Bảng 4.4 Định mức nguyên liệu của sản phẩm - 39
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh công ty -. - cà + ng ng rưy 3
Hình 2.2 Các sản phẩm của công ty -2 2+222+2z2Ex+zxerrxrrree 4
Hình 2.3 Tơm sú
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình cơng nghệ dự kiến -55-5c552 §
Hình 3.1 Thí nghiệm l .- ¿+ 522+2+2S+xeEersrerrrerrrrrrrrrrrres 14
Hình 3.2 Thí nghiệm 2 (c5 12t S SH HH ngư 15
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình cơng nghệ khảo sát 55-55+ 16
Hình 4.2 Tôm sau khi lặt đầu 18
Hình 4.3 Cơng nhân đang phân loại tôm -¿- ¿+ -c+++++x£+xsx+ 21 Hình 4.4 Hình ảnh sản phẩm sau khi đóng thùng 26
Hình 4.5 Những biếu hiện của tơm có tạp chất 2-2: 30 Hình 4.6 Quy trình kiểm tra tạp chất 22 52+2x+cxzczxcsrxeseee 31 Hình 4.7 Đồ thị định mức nguyên liệu tại công đoạn lặt đầu 37
Hình 4.8 Đồ thị định mức nguyên liệu tại cơng đoạn xử lý
Hình 4.9 Đồ thị định mức nguyên liệu của sản phẩm .- 39
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HOSO (head on shell on): Tơm vỏ có đầu HLSO (head less shell on): Tôm vỏ bỏ đầu
PTO (peeled and deveined tail on): Tôm lột vỏ chừa đốt đuôi PD (peeled and deveined): Tôm thịt
IQF (Individually Quick Frozen): Déng roi KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Phân tích mối nguy
và điêm kiêm soát tới hạn
PE: Polyetylen
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn ĐMNL: Định mức nguyên liệu
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶT VAN DE
1.1 Giới thiệu
Cùng với sự phát triển đa dạng của các ngành công nghiệp, ngành
chế biến thuỷ sản cũng không ngừng đổi mới, đột phá và phát triển mạnh
mẽ Ngành thủy sản nước ta đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn Không chỉ đa dạng về
các mặt hàng mà ngành thủy sản còn phong phú và rất dồi dào về nguồn
nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu sản xuất
Những năm gần đây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển
rất mạnh về sản phẩm thủy sản lạnh đông Bên cạnh sản phẩm lạnh đông
cá và nhuyễn thể thì tơm lạnh đơng cũng ngày càng khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế Tuy nhiên để sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam luôn đứng vững và đủ sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp sản xuất
phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị máy móc, nâng
cao trình độ tay nghề cho công nhân cũng như tìm nhiều biện pháp có hiệu
quả nhằm làm giảm định mức tiêu hao nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đem lại lợi nhuận cao nhất cho các doanh nghiệp thủy sản
Ngày nay, giao lưu thương mại đã làm cho thị trường thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng về số lượng cũng như về chất lượng Muốn có một sản phẩm có chất lượng cao thì phẩm chất của nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất cũng quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất của công ty
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Kháo sát quy trình
cơng nghệ chế biến, phương pháp kiểm tra nguyên liệu đầu vào
và định mức nguyên liệu cho sản phẩm tơm sú vó lặt đầu đông block
tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caƒfish) ” đã được thực hiện
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện với mục tiêu khảo sát quy trình cơng nghệ chế
biến, phương pháp đánh giá nguyên liệu đầu vào và định mức nguyên liệu tại từng công đoạn để nhằm đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và đưa ra biện pháp nhằm giảm chỉ phí sản xuất cho sản phẩm tôm sú
vỏ lặt đầu đông block Đồng thời tham gia học hỏi, thực hiện các thao tác trong quy trình nhằm nâng cao tay nghề
1.3 Nội dung cúa đề tài
Trang 14Khảo sát quy trình cơng nghệ chế biến sản phẩm tôm sú vỏ lặt đầu đông block
Các phương pháp kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm tôm sú
vỏ lặt đầu đơng block
Tính định mức nguyên liệu tại các công đoạn: sơ chế lặt đầu và xử lý
tăng trọng đối với sản phẩm tôm sú vỏ lặt đầu đông block
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ 08/2012 đến 12/2012
Trang 15CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Gới thiệu
Tên gọi: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish)
Địa chỉ: Lô 4 khu cơng nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố
Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3743865 - Fax: 0710.3841116 Email: cafishvn5 @vnn.vn
Website: http://www.cafish.com.vn
2.1.2 Quá trinh hinh thanh va phat trién của công ty
Cay Pico RE Hinh 2.1 Hình ảnh công ty
Công ty TNHH xuất nhập khẩu thuý sản Cần Thơ tiền thân là Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ Được thành lập năm 2007, là đơn
vị trực thuộc công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ và Công ty cỗ phần chế biến hàng xuất khâu Long An
Được sự cho phép của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ và
công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, từ ngày 01 tháng 03 năm
2008 Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ chính thức chuyến đổi pháp nhân và lấy tên là công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản
Cần Thơ (Cafish) Công ty gồm 03 phân xưởng chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện nhà xưởng tương đương nhau Công ty là một trong các
Trang 16doanh nghiệp chế biến thuý sản được phép xuất khẩu sang EU, Mỹ, Canada,
Nhật Bản, Hàn Quốc
2.1.3 Các sán phẫm chính
Hiện nay Cafish có thể cung cấp cho khách hàng các mặt hành như sau: - Tôm tươi đông lạnh (IQE, Block) các loại
- Tôm áo bột tươi, áo bột chiên đông IQF các loại
- Các sản phẩm dạng: HOSO, HLSO, PD, PTO, SUSHI, NOBASHI, EASY PELL, Hình 2.2 Các sản phẩm của công ty 2.2 Giới thiệu chung về nguyên liệu
2.2.1 Đặc điểm sinh học của tm st
Tôm sú (tên tiếng anh Giant / Black shrawn)
Tén khoa hoc: Penaeus monodon Fabricius
Ngành: Arthropoda Lop: Crustacea
Bo: Decapoda Hình 2.3 Tơm sú
Họ: Penaeus Fabricius
Giông: Penaeus
Loai: Penaeus monodon
Trang 17Tôm sú thuộc ngành chân khớp, lớp giáp xác, bộ 10 chân, họ tôm he, giống Penaeus monodon, sơng nơi có bùn pha cát, vùng nước lợ và nước mặn, hoạt động về đêm, ăn động vật dưới đáy bùn bã hữu cơ, xác động vật chết, thịt các loài nhuyễn thé, giun nhiều tơ và giáp xác
Tôm sú thuộc loại động vật máu lạnh, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ
môi trường bên ngồi, có khả năng chịu được sự biến động về độ mặn rất lớn từ 0,02 - 7%, độ mặn tối ưu là 1 - 1,5%
Tơm sú có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trong 3 - 4 tháng có thể đạt cỡ trung bình là 40 - 50g Tôm sú được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm là chủ yếu
2.2.2 Thành phần hóa học của tơm sú
Thành phần hoá học của tơm có ý nghĩa rất lớn về mặt dinh
dưỡng, quyết định giá trị sản phẩm Sự khác nhau về thành phần hoá học của tôm và sự biến đổi của chúng ảnh hưởng đến mùi vị, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm và quy trình chế biến Thành phần hố học của tơm sú gồm protein, nước, lipide, glucide, vitamin, các chất khoáng vi lượng và đa
lượng,
Bản 2.1 Thành phần hóa học của tôm sú
Protein Lipid Glucid Tro Canxi — Phosphat Fe
(%) (%) (%) (%) (mg%) (mg%) (mg%)
19-23 0,3-1,4 2 1,3-1,8 29-30 33-67 1,2-5,1
(Phan Thi Thanh Qué, 2005)
2.2.3 Các hiện tượng xảy ra ở nguyên liệu trong quá trình bảo quản
Hiện tượng biến đen: đó là hiện tượng tơm sau khi đánh bắt không
được bảo quản tốt, sau vài giờ sẽ xuất hiện những chấm đen trên đầu, thân và
đuôi tôm Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đen là do: hệ vi sinh vật
sống ký sinh trên tôm, enzyme polyphenoloxidase, oxy khơng khí, các hợp chất chứa phenol
Hiện tượng biến đỏ: khi tơm cịn sống sắc tố astaxanthine tồn tại dưới
dạng liên kết với protein tạo màu sắc đặc trưng cho tôm Khi tôm chết sự liên kết này không bền vững, dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng thì sự liên kết
này bị phá vỡ, astaxanthine tách ra khỏi protein tạo ra sắc tố mới là astacene có màu đỏ
Hiện tượng mềm thịt, long đầu giãn đốt: hiện tượng này xảy ra do tác
Trang 18dụng của vi sinh vật, do quá trình phân giải của enzyme, hiện tượng này xảy ra càng nhanh khi tôm bị ngâm trong nước trong quá trình bảo quản trong thùng cách nhiệt khơng có lỗ thốt nước
(Trần Thị Thanh Hiển và Lê Thị Minh Thúy, 2007)
2.2.4 Các yếu tố gây hư hỏng
Hư hỏng do hệ vi sinh vật: khi tôm chết hàng triệu tế bào vi sinh vật có
sẵn trong tôm (tồn tại trong vỏ, chân, mang và nội tạng) hoặc từ mơi trường
bên ngồi nhiễm vào sẽ xâm nhập vào cơ thịt tôm Các vi sinh vật sẽ sinh sôi nảy nở và sinh tổng hợp enzyme phân giải các chất dinh đưỡng có trong cơ
thịt tôm (protide, lipide, .) thành các chất đơn giản dùng làm các chất dinh
dưỡng cho quá trình trao đổi chất của chúng Trong q trình này cịn sản sinh ra các hợp chất bay hơi mang mùi như: indol, NH3, tạo nên mùi ươn hỏng của tôm
Hư hỏng do hoạt động của enzyme nội tại: khi tôm còn sống các
enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thé giúp tiêu hoá thức ăn và sự co giãn cơ Khi tôm chết các hệ enzyme vẫn tiếp tục hoạt động và tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất quan trọng trong cơ thế như phan giai ATP (adenosintriphosphate), glycogen, creatinphosphate, dac biệt là hoạt động của hệ enzyme tiêu hoá sẽ làm phân giải các tổ chức cơ thịt của tơm Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ thịt tôm bị mềm và bị giảm chất lượng
(Trần Thị Thanh Hiền và Lê Thị Minh Thủy, 2007)
2.3 Công nghệ lạnh đông
2.3.1 Mục đích của q trình lạnh đông
Làm lạnh đông thủy sản là hạ thấp nhiệt, làm chậm sự hư hỏng
của thủy sản, sao cho đến khi rả đông, ta không thể phân biệt được thủy sản đông lạnh và thủy sản tươi sống Trữ đông cho phép bảo quản thủy
sản nhiều tháng hay có thể kéo dài đến một năm hay hơn nửa
Xuất khẩu thủy sản lạnh đông rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển, vì những loại thủy sản có gia trị kinh tế cao như tôm đông lạnh là nguồn thu ngoại tệ đáng kể, nên dành cho xuất khẩu hơn là tiêu thụ nội địa Rỏ ràng là làm lạnh đơng có ưu điểm nhiều mặt
(Trần Đức Ba và Nguyễn Văn Tài, 2004) 2.3.2 Các biến đối của nguyên liệu trong q trình lạnh đơng
Các biến đổi xảy ra trong q trình lạnh đơng bao gồm những biến
Trang 19đối về vi sinh vật, những biến đổi về hóa học, và biến đổi về mặt vật lý Những biến đổi về vi sinh vật: khi làm lạnh đông vi sinh vật và các
enzyme bj kim ham, tac dung thấm thấu của nguyên sinh chất ở vi sinh vật bị
giảm, nước trong tế bào của vi sinh vật bị đóng băng làm cho màng tế bào bị vỡ, một số vi sinh vật bị chết Ngoài ra khi thay đổi nhiệt đột ngột vi sinh
vật khơng có thời gian thích ứng với điều kiện lạnh thấp
Những biến đổi về hóa học: dung dịch keo sau khi làm lạnh đông thì khơng có khả năng khắc phục lại trạng thái ban đầu Nước liên kết bị đóng
băng làm cho protein bị biến tính, tốc độ làm lạnh nhanh và thời gian ngắn
thì biến tính giảm, khi nhiệt đến -20°C thì hầu như khơng biến tính nữa
Nước tự do thì có thể được hấp thụ lại, glycogen bị phân hủy thành acid lactic
Những biến đổi về vật lý: do hình thành tỉnh thể đá nên thé tích
nguyên liệu tăng khoảng 9 - 10%, màu sắc nguyên liệu thay đổi do huyết
sắc tố thải ra và do hiệu ứng quang học, trọng lượng nguyên liệu giảm
xuống do bốc hơi nước hoặc do thiệt hại vật lí trong q trình làm lạnh
đông, khả năng phục hồi các tính chất ban đầu khơng hồn tồn 2.4 Các phương pháp đánh giá nguyên liệu đầu vào
Phương pháp cảm quan: các chỉ tiêu đánh giá cảm quan là màu sắc, mùi
vị, ngoại hình, cấu trúc, mức độ hấp dẫn
Phương pháp kiểm tra bằng hóa học: phương pháp này căn cứ vào lượng sản vật phân giải phân hủy của nguyên liệu sau khi chết để kiểm tra độ tươi của chúng
Các phương pháp kiểm dư lượng kháng sinh: các chỉ tiêu thường kiểm
nghiệm: Trifluralin, Chloraphenicol, Nitrofurant
Các nghiên cứu khảo sát nhà máy trước đây
Ngiên cứu của Trương Hạnh Nga năm 2011 tại công ty Caseamex cho thấy các mẫu đạt tiêu chuẩn để chế bién
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường năm 2011 tại công ty TNHH
thực phẩm Amanda cho thấy các mẫu đạt tiêu chuẩn để chế biến
Trang 202.5 Quy trình cơng nghệ tống quát
Nguyên liệu >| Ria 1 So ché >| Rakim loai1 >| Rita 2
N
Phân cỡ
Vv
Tách khuôn - Mạ băng \k Cap dong |e Ngâm phụ gia Rửa 3
v Ra kim loai 2 À,
Vô bao PE v Đóng thùng | —>| Bảo quản
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình cơng nghệ tổng quát
(Nguyễn Văn Phục, 2011)
Thuyết mình qui trình Tiếp nhận nguyên liệu
Nguyên liệu khi được tiếp nhận phải thỏa mãn các yêu cầu chất lượng, các thủ tục đăng ký tiếp nhận nhằm tạo nguồn thông tin chế biến cho các công đoạn tiếp theo và đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt trước khi đưa vào chế biến
Do tính chất nguyên liệu thủy sản dễ bị hư hỏng vì vậy các thao tác
nhập nguyên liệu phải nhanh để kịp thời đưa nguyên liệu vào chế biến hay bảo
quản
Nguyên liệu sau khi nhập phải có đầy đủ thông tin: người xuất, người nhập, ngày nhập, giờ nhập, mã lô, loại nguyên liệu, số lượng,
Rial
Loại bỏ tạp chất (bin, cat, .), vi sinh vat bam trén nguyén liéu
Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được rửa nhiệt độ nước rửa t < 6 °C, nồng độ chlorine 100 - 150ppm từ 10 - 15 giây Các thông số kỹ thuật như
nhiệt độ nước rửa, nông độ chlorine, thời gian rửa, tần suất thay nước phải đúng theo quy định
Trang 21Sơ chế
Loại bỏ những phần không ăn được, những phần có giá trị dinh dưỡng thấp
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau
Loại bớt vi sinh, kéo đài thời gian bảo quản Cân
Tính năng suất làm việc của công nhân
Tính định mức của cơng đoạn sơ chế
Rà kim loại 1
Phát hiện và loại bỏ kim loại có lẫn trong tôm Ngăn ngừa mối
nguy vật lý, đảm chất lượng sản phẩm
Rửa 2
Rửa để làm sạch thân tôm, tách tạp chất, đồng thời hạn chế một phần
vi sinh vật trên thân tôm
Tôm sau sơ chế được cân và rửa qua bồn nước lạnh ở nhiệt độ t <60c, pha chlorine nồng độ 80 - 100ppm Một tay cầm rổ tôm nhúng vào bồn sao cho ngập rổ, một tay khuấy đảo rổ tôm nhẹ nhàng thành vòng tròn
tránh gây tác động mạnh đến tôm Đảo đều để tăng diện tích tiếp xúc giữa chlorine và tôm Dùng tay gạt phần đá, tạp chất trên mặt rổ Thời gian rửa
khoảng 10 - 15 giây Sau đó rửa lại bằng nước sạch Phân cỡ
Đưa vào tiêu chuẩn chất lượng, kích cỡ theo trọng lượng và chủng
loại Phân cỡ, phải đúng theo size tiêu chuẩn của khách hàng, tiêu chuẩn
quy định về chất lượng Rita 3
Đây là công đoạn rửa quan trọng vi đây là công đoạn rửa cuối cùng Làm giảm nồng độ chlorine rửa trước đó, nồng độ hóa chất ngâm tăng trọng nếu có ngâm trước đó và loại bỏ sạch tạp chất
Tôm được rửa qua hai bồn nước lạnh nhiệt độ t < 6 °C nồng độ
chlorine 30 - 50ppm, rửa 10 - 15 giây Sau đó rửa lại bằng nước sạch Ngâm phụ gia
Ngâm tăng trọng làm tăng trọng lượng, làm thân tơm căng trịn, sáng
Trang 22đẹp hoặc ngâm phụ gia tạo vị cho sản phẩm Ngoài ra cịn giúp cho tơm đạt kích cỡ và trọng lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng Nếu khách hàng không có u cầu thì sau khi phân cở sẽ chuyến sang công đoạn rửa 3
Cấp đông
Nhiệt độ tâm sán phẩm phải đat -18°C mới lấy sản phẩm ra
Cấp đông nhằm giữ cho chất lượng sản phẩm được ổn định, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, tạo hình dạng đặc trưng cho sản phẩm và thuận tiện cho việc bao gói, bảo quản
Thời gian cấp đông khoảng 3 giờ, nhiệt độ tủ -40°C Tách khuôn
Tách sản phẩm sau khi cấp đông ra khỏi khuôn
Không làm nứt mẻ sản phẩm, thao tác nhanh giảm mất nhiệt của sản
phẩm
Mạ băng
Tạo lớp băng mỏng trên bề mặt sản phẩm nhằm hạn chế sự tiếp xúc giữa sản phẩm với khơng khí, ngăn cản q trình oxi hóa, tránh sự mat nước, cháy lạnh đồng thời ức chế sự phát triển của vi sinh vật
Làm cho bề mặt sản phẩm trở nên bóng đẹp và tăng trọng cho sản phẩm theo yêu cầu khách hàng
Rà kim loại
Loại ra những sản phẩm bị nhiễm kim loại, đảm bảo chất lượng của sản
phẩm
Bao gói, đóng thùng
Bảo vệ sản phẩm tránh các hư hỏng, các tốn thương cơ học xảy ra trong quá trình bảo quản, tăng giá trị thâm mỹ cho sản phẩm, bao gói đáp ứng theo yêu cầu khách hàng
Bảo quản
Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản Sản phẩm sau khi bao gói được cho vào kho bảo quản ngay, nhiệt độ
bảo quản phải duy trì trong khoảng: -18 + 20C
Trang 232.6 Định mức nguyên liệu
2.6.1 Khái niệm về định mức nguyên liệu
Định mức tiêu hao nguyên liệu là lượng nguyên liệu lớn nhất để tạo ra
một đơn vị sản phẩm Định mức nguyên liệu được định nghĩa: Khối lượng nguyên liệu Định mức nguyên liệu = —————————
Khôi lượng thành phâm
Mục đích tính định mức nguyên liệu là để tính được lượng nguyên liệu sản xuất trong ngày, lượng nguyên liệu và sắn phẩm theo năng suất
công ty, bổ sung phần phụ trội đồng thời tính giá thành sản phẩm
2.6.2 Các yếu tố ánh hưởng tới định mức nguyên liệu
Định mức nguyên liệu cao hay thấp điều này được quyết định bởi nhiều yếu tố:
- Nguyên liệu: phụ thuộc vào giống, vùng khai thác, mùa vụ, kích
cỡ, chất lượng Nguyên liệu tơm tươi cỡ lớn thì cơ thịt rắn chắc do đó q trình lặt đầu, bóc vỏ sẽ ít hao hụt, nếu chất lượng tôm kém chẳng hạn
như long đầu, giãn đốt, cơ thịt lỏng lẽo thì quá trình này sẽ dễ làm mắt đi phần thịt hơn, làm cho định mức nguyên liệu cao hơn
- Công nhân: đối với cơng nhân lành nghề có tay nghề cao, với thao tác chính xác cơng nhân mới, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng đúng yêu
cầu kỹ thuật cần thiết, sẽ đẫn tới hao hụt sản phẩm nhiều làm định mức
nguyên liệu cao Ý thức làm việc cũng làm định nguyên liệu thay đối Công nhân làm việc tỷ mỷ, chú ý thao tác cũng giúp làm giảm định mức nguyên
liệu, còn làm việc cầu thả sẽ làm định mức nguyên liệu tăng lên
- Thiết bị: thiết bị tốt sẽ giúp cho công nhân thao tác chính xác và nhanh chóng làm giảm định mức nguyên liệu
- Quy trình sản xuất: quy trình sản xuất được bố trí thích hợp sẽ làm giảm lượng hao hụt sản phẩm là nguyên nhân chính làm tăng định mức sản phẩm Nếu quy trình bố trí khơng phù hợp sẽ làm tăng hao phí trong quá trình vận chuyên hoặc bảo quản tạm
Trang 24Bang 2.2 Định mức nguyên liệu tại từng công đoạn với từng cỡ khác nhau (con/pound) Lặtđầu LộtPTO Ngâmquay Cấp đông Sản phẩm
13-15 1,58 1,14 0,94 1,02 1/73 16-20 1,61 1,14 0,94 1,04 1,79 31-40 1,65 1,17 0,91 1,08 1,90 (Nguồn: Phạm Văn Hộp, 2010)
Các nghiên cứu khảo sát nhà máy trước đây
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phục năm 2011 tại Công ty TNHH
thủy sản Cần Thơ (Cañsh) cho thấy định mức này chủ yếu phụ thuộc vào kích
cỡ nguyên liệu, kích cỡ càng lớn thì định mức nguyên liệu càng nhỏ
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Mến năm 2011 tại Công ty TNHH thủy sản Cần Thơ (Cafish) năm 2011 cho thấy định mức phụ thuộc vào kích cỡ của
nguyên liệu, kích cỡ càng lớn định mức nguyên liệu càng nhỏ
Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Nhung năm 2010 tại công ty
TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã cho thấy mức tiêu hao
nguyên liệu trong quy trình chế biến cá tra fillet đông rời phụ thuộc vào kích cỡ nguyên liệu, kích cỡ càng lớn thì định mức nguyên liệu càng nhỏ
Trang 25CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiêm cứu
3.1.1 Địa điểm
Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish)
3.1.2 Nguyên vật liệu Nguyên liệu: tôm sú
Máy móc và dụng cụ tại công ty 3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khảo sát quy trình cơng nghệ
Mục đích: khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm sú vỏ lặt đầu đông block
Cách tiến hành: quan sát, tham gia vào quá trình sản xuất của công ty và ghi nhận lại các kết quả Nắm rõ các thong số: nồng độ chlorine nước rửa, nhiệt độ nước rửa, tần suất thay nước, nhiệt độ nhà xưởng qua các công
đoạn, nhiệt độ cấp đông, thờ gian cấp đông, nhiệt độ bảo quản, hình ánh minh họa,
Kết quả: tổng hợp từng công đoạn để có một quy trình sản xuất hồn chỉnh
3.2.2 Tính định mức nguyên liệu
Yếu tố thay đổi: kích cỡ tơm (A con/pound, B con/pound, C con/pound, D con/pound, E con/pound)
Yếu tô cố định: công nhân, thiết bị
Thí nghiệm 1: cơng đoạn lặt đầu (®MNLI)
Số mẫu: 5 cỡ tôm khác nhau Số lần lặp lại: 3 lần
Mỗi mẫu: cùng khối lượng (khoảng 5kg) Tổng số mẫu: 5 x 3 = 15
Trang 26
Phân cỡ tôm nguyên liêu liệu v Can 1 Sơ chế lặt đầu TÍNH ĐỊNH MỨC NL1 Hình 3.1 Thí nghiệm 1 Thí nghiêm 2: công đoạn ngâm tăng trọng (ĐMNL2)
Số mẫu: 5 cỡ tôm khác nhau Số lần lặp lại: 3 lần
Mỗi mẫu: cùng khối lượng (khoáng 5kg)
Tổng số mẫu: 5 x 3 = 15
Trang 27Phân cỡ tôm bán thành phẩm N Can | Ngâm tăng trọng A B C D E Cân 2 TÍNH ĐỊNH MỨC NL2 Hình 3.2 Thí nghiệm 2
Ghi chú: Các mẫu A, B, C, D, E là khối lượng nguyên liệu tương ứng với các cỡ
6- 8,13 - 15, 21 - 25, 26 - 30, 31 - 40
Xác định định mức nguyên liệu của sản phẩm
Định mức nguyên liệu của sản phẩm = ĐMNLI*ĐMNL2 3.2.3 Tìm hiếu các phương pháp kiếm tra nguyên liệu đầu vào
Tìm hiểu các các phương pháp kiếm tra nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất:
- Đánh giá cảm quan
- Kiểm tra hóa học
- Kiểm tra vi sinh, dư lượng kháng sinh 3.3 Xứ lý số liệu
Đối với quy trình: quan sát và mô tả, so sánh và đánh giá
Đối với số liệu định tính: mơ tá, đánh giá và đưa ra ý kiến
Đối với số liệu định lượng: xử lý bằng Excel và Statistica, so sánh, đánh giá, đưa ra kêt luận
Trang 28CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú vỏ lặt đầu đông block tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập thủy sán Cần Thơ (Cafish) 4.1.1 Quy trình
Nguyên liệu >| Cân Rua | So ché Can
Vv
Ra kim loai
Rửa 3 Ngâm phụ gia |e Phân loại-cỡ |« Rửa 2
Vv
Xếp khuôn
Cấp đông Tách khuôn >| Ma bing >| V6 bao PE
Vv
Ra kim loai
Bao quan |< Đóng thùng
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình cơng nghệ khảo sát 4.1.2 Thuyết minh quy trình
4.1.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu
Mục đích:
Chọn ra ngun liệu có phẩm chất tươi tốt để đưa vào quy trình chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực
phẩm
Thao tac:
Kiểm tra tờ khai xuất xứ gồm: tên đại lý, tên người giao, địa chỉ, xuất
xứ thu mua tôm, phương pháp bảo quản, nhằm bảo đám nguyên liệu nhập vào công ty có ngn gơc rõ ràng
Trang 29Kiếm tra dụng cụ và phương pháp muối ướp Nguyên liệu phải được
muối ướp trong thùng cách nhiệt và đảm bảo nhiệt độ muối ướp < 6°C
KCS tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và tạp chất Nếu đạt thì cho công nhân tiếp nhận nguyên liệu và KCS lấy mẫu đi kiểm vi sinh, kháng sinh Trường hợp nếu đạt thì vẫn tiếp tục tiến trình cịn nếu khơng đạt thì dừng sản xuất lô nguyên liệu đó và có phương án giải quyết thích hợp
Yêu cầu:
Nguyên liệu đến nhà máy phải tươi tốt, không mùi, tạp chất lạ Chỉ nhận những lô nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơng ty và có ghi đầy đủ nội dung trong tờ khai xuất xứ và bản cam kết
Tiếp nhận nguyên liệu cần phải nhanh chóng, cần thận, nhẹ nhàng, tránh làm dập nát nguyên liệu
Nhận xét:
Ở công đoạn này các quy định đã được thực hiện nghiêm ngặt Tuy nhiên, nguyên liệu còn rơi rớt trên sàn làm tăng nguy cơ nhiễm vi sinh vật vào nguyên liệu
4.1.2.2 Cân 1 Mục đích:
Ghi lại số lượng nguyên liệu tiếp nhận vào và lấy số liệu dé tinh mức tiêu hao nguyên liệu
Biết được khối lượng nguyên liệu nhập vào nhà máy để có hướng sản
xuất thích hợp
Thao tác:
Nguyên liệu được xúc ra và đê trên các giàn cho ráo nước mới tiên hành cân
Thống kê có nhiệm vụ ghi lại khối lượng nguyên liệu đã cân
Yêu cầu:
Phải kiểm tra cân trước khi sử dụng, cân phải chính xác Nhận xét:
Công đoạn này được thống kê thực hiện khá tốt và nhanh chóng
4.1.2.3 Rửa 1
Mục đích:
Trang 30Để loại bỏ tạp chất cũng như chất bản bám vào thân tôm, đồng thời giảm bớt lượng vi sinh vật có trên bề mặt nguyên liệu
Thao tác:
Tôm trước khi rửa phải được ghi rõ mã lô, ngày nhập, người xuất, người nhập, số lượng, loại nguyên liệu (tôm sú, tôm thẻ vuông, tôm thẻ chân trắng, .) vào biên nhận Đồng thời ghi thông tin trên vào phiếu hàng và dán
lên rổ tôm
Cách thực hiện: một tay cầm rổ tôm nhúng rổ tôm vào bồn chlorine sao cho ngập rô mỗi rổ, một tay khấy đảo nhẹ nhàng tránh làm tràn tơm ra ngồi, tránh gây tác động cơ học có hại cho tơm thời gian rửa khoảng 10 giây Sau đó
rửa qua bồn nước sạch
Tần suất thay nước :
- Sau 10 16 thêm 1⁄2 kết đá và 80ml dung dịch chlorine
- Sau 10 16 thêm 1⁄2 kết đá và 80ml dung dich chlorine - Sau 10 rễ tiến hành thay nước
Yêu cầu:
Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được rửa nhiệt độ nước rửa t < 6 °C, nồng độ chlorine 100 - 150ppm từ 10 - 15 giây Các thông số kỹ thuật như nhiệt độ nước rửa, nồng độ chlorine, thời gian rửa, tần suất thay nước phải đúng theo quy định
Nguyên liệu sau khi rửa phải sạch tạp chất, giảm vi sinh vật đáng kể Thao tác trong khi rửa phải nhẹ nhàng tránh làm nguyên liệu bị dập nát Nhận xét:
Tuy các thao tác đã được thực hiện tốt, nhưng KCS cần phái kiểm tra
nhiệt độ nước rửa, nồng độ chlorine và thao tác của công nhân thường
xuyên hơn và cần kiểm chính xá hơn +
4.1.2.4 Sơ chế lặt đầu
Mục đích:
Sơ chế nhằm giảm bớt vi sinh
vật, loại bỏ phần không chế biến
trong quy trình và tạo điều kiện thuận
lợi cho các công đoạn tiếp theo (đầu
tôm là nơi tập trung nhiều vi sinh vật Hình 4.2 Tơm sau khi lặt đầu
Trang 31do vậy ở khâu này ta cần loại bỏ đầu, nội tạng và rút chỉ để hạn chế khả
năng xâm nhập và phát sinh của vi sinh vật) Thao tac:
Trước giờ làm 30 phút tố trưởng có mặt để chuẩn bị và kiêm tra các
dụng cụ cần thiết Bộ phận chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên liệu cho khu sơ chế sẽ cho nguyên liệu vào các thau kháng 4 - 5kg và rải đá lên
Mỗi công nhân lấy môt thau tôm về vị trí của mình lặc đầu và đem cân sau khi hết thau, tổ trưởng phải thường xuyên kiểm tra và phủ đá lên nguyên
liệu để đảm bảo nhiệt độ bao quan t < 6 °C
Thao tác lặt đầu
Dụng cụ: dao chuyên dụng
Khi lặt đầu tôm, tay trái cầm con tơm với lịng bàn tay ở phía lưng tơm Tay phải cầm dao, ngón tay cái đặt gần mũi dao, dùng mũi dao chọc vào khe
trên đỉnh mai đầu - ức, ngón trỏ giữ phần đầu tôm Thực hiện các bước sau: - Bước 1: kéo phần giữa và đầu tơm nói giữa thân ra khỏi thân tôm
- Bước 2: loại bỏ gạch, các phần thịt trên đầu tôm và các tạp chất trong đầu tôm
- Bước 3: loại bỏ phần vỏ ức, phan dé chân của đầu tôm - Bước 4: rút chỉ (ruột)
Yêu cầu:
- Khi lặt đầu phái lấy hết phần đen, tôm sau khi lặt đầu phải còn lại
mép thịt hàm, mép thịt phải trắng không bị xanh
- Thao tác phải nhanh gọn, chính xác, đúng kỹ thuật, tôm sau sơ chế phải sạch, khơng cịn gạch, không bị nứt đốt, phải lấy sạch tim
Nhận xét:
Nhìn chung cơng nhân đã thực hiện tốt các thao tác trong khâu này Tuy nhiên, cịn xót chỉ lưng trong tôm KCS cần thường xuyên kiểm tra tôm sau khi sơ chế để nhắc nhở cơng nhân
4.1.2.5 Cân Mục đích:
Tính năng suất cho cơng nhân
Thao tác:
Trang 32Sau khi công nhân sơ chế hết một thau tơm thì tiến hành cân
Bộ phận thống kê có nhiệm vụ xem và ghi lại trọng lượng của mỗi rổ
Yêu cầu:
Cần phải chính xác
Mỗi lần cân phải được bộ phận thống kê ghi lại cụ thể Phải kiểm tra cân trước khi sử dụng
Nhận xét:
Nhìn chung khâu này được thực hiện khá tốt
4.1.2.6 Ra kim loại 1
Mục đích:
Phát hiện và loại bỏ kim loại có lẫn trong tơm Ngăn ngừa mối nguy vật lý, đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Thao tac:
Tôm sau khi được cân xong đưa lên máy dò kim loại xuống các sọt chứa Nếu có kim loại thì máy phát ra tín hiệu lúc đó người cơng nhân
sẽ kiểm tra lại tôm Với những con phát hiện kim loại, tiến hành cô lập để rà kim lại đến khi khơng cịn kim loại lẫn trong tôm
Yéu cau:
Tách những tôm bị nhiễm kim loại ra riêng để xử lý Máy phải có
độ nhạy cao Trước khi bắt đầu hoặc sau mỗi 30 - 45 phút hay khi kết thúc lô hàng phải kiểm tra máy dò kim loại để đảm bảo máy hoạt động tốt
Nhận xét:
Máy dò kim loại hoạt động tốt, độ nhạy cao Đây là công đoạn quan trọng vì tránh tình trạng sau khi cấp đông phải rã đông sản phẩm
4.1.2.7 Rửa 2
Mục đích:
Rửa để làm sạch thân tôm, tách tạp chất, đồng thời hạn chế một phần
vi sinh vật trên thân tôm Thao tác:
Tôm sau sơ chê được cân va rtra qua bon nước đá lạnh ở nhiệt độ t
Trang 33<6ÖC, pha chlorine nồng độ 80 - 100ppm Một tay cằm rổ tôm nhúng vào
bồn sao cho ngập rổ, một tay khuấy đảo rỗ tôm nhẹ nhàng thành vòng tròn
tránh gây tác động mạnh đến tôm Đảo đều để tăng diện tích tiếp xúc giữa chlorine và tôm Dùng tay gạt phần đá, tạp chất trên mặt rổ Thời gian rửa
khoảng 10 - 15 giây Sau đó rửa lại bằng nước sạch Thay nước rửa theo đúng tần suất quy định
- Sau 10 rõ thêm 1⁄2 kết đá và 50ml dung dịch chlorine
- Sau 10 rỗ thêm 1⁄4 kết đá và 50ml dung dich chlorine - Sau 10 ré tiến hành thay nước
Yêu cầu:
Tôm phải sạch tạp chất, thường xuyên kiểm tra nước rửa
Nhận xét:
Ở công đoạn này công nhân cũng như KCS đã thực hiện tốt 4.1.2.8 Phân loại - cỡ
Mục đích: mm oe
®
Đưa vào tiêu chuẩn chất 'x
lượng, kích cỡ theo trọng lượng va chủng loại Phân cỡ, phân loại phải
đúng theo tiêu chuẩn của khách hàng,
tiêu chuẩn quy định về chất lượng Thao tác:
Đầu tiên tôm được phân Hình 4.3 Cơng nhân đang phân loại tôm loại bằng tay, phân loại riêng như:
tôm loại 1, tôm loại 2, tôm dơ, tôm biến màu, tôm dạt, tôm chấm đen, tôm đuôi gãy, đuôi bị khuyết tật,
Tôm sau khi phân loại sẽ được phân cỡ bằng cân điện tử, mỗi công
nhân sẽ có một cân điện tử và một rổ tôm để tiến hành phân cỡ Công nhân
phụ trách châm tôm sẽ châm tôm vào các rồ liên tục khi lượng tôm đem phân cỡ hết
Yêu cầu:
Tôm phân đúng loại, đúng cỡ và thực hiện nhanh chóng nhằm đảm
bảo nhiệt độ thân tôm
Nhận xét:
Trang 34Do tôm được phân cỡ từng con bằng cân điện tử, nên tôm được phân cỡ chính xác
4.1.2.9 Ngâm phụ gia Mục đích:
Ngâm tăng trọng làm tăng trọng lượng, làm thân tơm căng trịn, sáng đẹp hoặc ngâm phụ gia tạo vị cho sản phẩm Ngồi ra cịn giúp cho tơm đạt kích cỡ và trọng lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng Nếu khách hàng khơng có u cầu thì sau khi phân cở sẽ chuyến sang công đoạn rửa 3
Thao tac:
Tôm sau khi được rửa sẽ được chun sang phịng hóa chất, sau
khi công nhân kiếm tra cỡ phịng hóa chất sẽ kiểm tra lại lần nữa nếu đạt
phịng hóa chất sẽ tiến hành cân tiếp nhận nguyên liệu Thống kê có
nhiệm vụ ghi khối lượng nguyên liệu nhập vào phịng hóa chất là bao nhiêu
Tỷ lệ pha dung dịch hóa chất như sau: 36% nước đá, 60% nước, 4%
hóa chất
Tỷ lệ hóa chất: 3% Birisol 512 New , 1% muối
Cách pha: lấy lượng nước cần thiết cho vào thùng chứa, cho hóa chất vào hòa tan bằng dầm thêm tiếp lượng đá vào 36% so với lượng nước sau đó cho tơm vào thùng ngâm Nhiệt độ của nước sau khi pha hóa chất t
<4fc
Cần phải ghi rõ thời gian bắt đầu ngâm, thời gian kết thúc quá
trình ngâm Tỷ lệ tơm/dung dịch hóa chất là 1/1 Thời gian ngâm: 12giờ Trong quá trình ngâm dùng dầm khuấy đảo đều sau mỗi giờ
Yéu cau:
Tỷ lệ tăng trọng đạt: 1,5 - 4% Tuy nhiên tỷ lệ này còn tuy thuộc vào loại sán phẩm hoặc tùy vào yêu cầu của khách hàng
Nhận xét:
Tơm được ngâm hóa chất đúng theo yêu cầu của khách hàng, tỷ lệ tăng trọng phù hợp
4.1.2.10 Rửa 3
Mục đích:
Trang 35Đây là công đoạn rửa quan trọng vì đây là cơng đoạn rửa cuối cùng Làm giảm nồng độ chlorine rửa trước đó, nồng độ hóa chất ngâm tăng trọng nếu có ngâm trước đó và loại bỏ sạch tạp chất
Thao tác:
Tôm sau xử lý được cân và rửa qua bồn nước đá lạnh ở nhiệt độ t
<6ÖC, pha chlorine nồng độ 30 - 50ppm Một tay cằm rổ tôm nhúng vào bồn
sao cho ngập rố, một tay khuấy đảo rô tôm nhẹ nhàng thành vòng tròn tránh gây tác động mạnh đến tôm Đảo đều để tăng diện tích tiếp xúc giữa
chlorine và tôm Dùng tay gạt phần bọt, tạp chất trên mặt rổ Thời gian rửa
khoảng 10 - 15 giây Sau đó rửa lại bằng nước sạch Thay nước rửa theo đúng tần suất quy định
- Sau 10 rỗ thêm 1⁄4 kết đá và 30ml dung dich chlorine
- Sau 10 rỗ thêm 1⁄4 kết đá và 30ml dung dich chlorine
- Sau 10 rồ tiến hành thay nước Yêu cầu:
Tôm được rửa qua bồn nước lạnh nhiệt độ t < 6 °C, nồng độ chlorine
30 - 50ppm, rửa 10 - 15 giây Sau đó rửa lại bằng nước sạch
Các thông số kỹ thuật như nhiệt độ nước rửa, nồng độ chlorine, thời
gian rửa, tần suất thay nước phải đúng theo quy định KCS phải thường xuyên kiểm tra các thông số này
Nhận xét:
Tôm được rửa sạch, nhiệt độ thân tôm được đảm bảo 4.1.2.11 Xếp khuôn
Mục đích:
Tạo tính thẫm mỹ cho block tôm Thao tac:
Sau khi làm rửa công nhân tiến hành bắt màu và đếm số con cho vào rỗ tương ứng theo quy định, từng size, từng cỡ, từng loại riêng biệt nhằm thuận tiện cho quá trình cân và xếp khn Vì khối lượng mỗi block là 1,8kg, tý lệ cân phụ trội là 2% Ngồi ra cơng việc đếm còn giúp cho quá trình cân thuận
tiện hơn và đễ dàng hơn
Trang 36Trước khi khuôn được sử dụng để xếp tôm thì khn phải được tiệt trùng trước bằng cách nhúng khuôn vào trong dung dịch chlorine 100ppm
nhằm đảm bảo không còn vi sinh vật bám trên khuôn
Trước tiên để thẻ cỡ ở hông ngang của khuôn, mặt số của thẻ chạm vào
thành khuôn Mỗi tay cầm một thân tôm xếp vào khuôn theo thứ tự, con này
kế tiếp con kia thành hàng dài theo chiều dài khuôn Con sau hơi kề và che
một phần con trước theo kiểu lợp mái ngói Hai hàng thành một lớp, hết lớp
này đến lớp trên nữa cho đến khi hết tôm, xếp thế nào cho đủ tôm đều đặn ở
các hàng, không thừa mà không thiếu Lựa chọn những con tôm đặc biệt tốt
trong khối tôm (đồng màu sắc, vỏ nguyên vẹn, sáng bóng) dé xếp lớp mặt và lớp đáy Có 3 thao tác xếp chính: xếp hai hàng biên (xếp dọc theo hai thành
khuôn, hai tay cầm hai thân tôm xếp đồng thời ở dọc hai biên), xếp hai hàng
giữa (hai tay cầm hai thân tôm xoay đầu vào nhau thành một đường trung tuyến của khuôn), xếp một hàng giữa (cằm từng con lần lượt xếp một hàng giữa khuôn)
Yêu cầu:
Xếp tôm sau cho các chân của tôm được giấu vào trong và khi ra khn
thì không thấy chân tôm ở cả 2 mặt
- Hai lớp mặt tôm phải đồng màu, hàng tôm ngay thắng, số con đủ kín
lớp mặt
- Không để ứ đọng tôm sau khi xếp khuôn, khi có sự cố máy móc tôm
phải được lắp đá đầy đủ
- Khi xếp tôm phải loại ra những con tôm không đạt tiêu chuẩn như: không đúng cỡ, màu, gãy đuôi, và thay những con tôm khác tương ứng về trọng lượng và chất lượng
Nhận xét:
Công đoạn này được công nhân thực hiện khá tốt
4.1.2.12 Cấp đơng
Mục đích:
Cấp đông nhằm làm lạnh nhanh sán phẩm xuống nhiệt độ dưới -18°C nhằm giảm sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản
Thao tac:
Sau khi xép khuôn xong tiến hành châm nước lạnh, nhiệt độ nước lạnh
<3ÐC để giử nhiệt đô cho tôm Đậy nắp lai, xếp mỗi mâm 4 khuôn
Trang 37Phải vệ sinh tủ trước khi đưa tôm vào, gạt sạch nước còn đọng lại trên tắm flake Thao tác đưa mâm vào tủ nhệ nhàng tránh và chạm với các tắm
flake Đóng cửa và vận hành tủ Thời gian cấp đông 3 giờ, nhiệt độ cấp đông - 38°C = -40°C Kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm trước khi ra tủ
Yêu cầu:
Nhiệt đô tâm sản phẩm đạt dưới -18°C
Tủ đông được vệ sinh thật sạch sẽ và trong tình trạng hoạt đơng tốt
Nhận xét:
Máy hoạt động tốt, thời gian cấp đông phù hợp, nhiệt độ tâm sản phẩm đạt yêu cầu
4.1.2.13 Tách khuôn - mạ băng Mục đích:
Tách sản phẩm ra khỏi khuôn sau khi cấp đông
Tao một lớp băng mỏng trên bề mặt bánh tôm Lớp băng có tác dụng
bảo vệ sản phẩm, hạn chế sự mất nước, tránh cháy lạnh, tạo vẻ mỹ quan cho
sản phẩm và làm tăng khối lượng cho sản phẩm Thao tác:
Khuôn được lấy ra khỏi tủ, tách nắp và châm nước lên bề mặt khn trước Sau đó, khuôn tôm được úp ngược trên băng truyến có vịi nước phun từ trên xuống công nhân tiến hành dở khuôn lên và cho khuôn tiếp tục chạy qua băng truyền mạ băng có vịi phun sương từ trên xuống Cho block tôm vào túi
PE trước khi cho qua máy rà kim loại
'Yêu câu:
Bánh tôm còn nguyên vẹn Bề mặt mạ băng phải đều,bóng Mước mạ băng là nước sạch, nhiệt độ dưới 30C,
Nhận xét:
Công đoạn này được công nhân thực hiện tốt
4.1.2.14 Rà kim loại 2
Mục đích:
Loại ra những sản phẩm nhiềm kim loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng
Thao tác:
Trang 38Cho các túi PE chạy qua máy rà kim loại lần, rà cả hai mặt của sản phẩm Nếu sản phẩm bị nhiễm kim loại thì máy sẽ phát tín hiệu, băng tải đừng
lại và công nhân sẽ cô lập sản phẩm đẻ xử lý Yêu cầu:
Máy phải có độ nhạy cao Trước khi bắt đầu hoặc sau 30 + 45 phút hay kết thúc lô hàng phải kiểm tra máy dò kim loại để đảm bảo máy luôn hoạt
động tốt
Nhận xét:
Công đoạn này được công nhân thực hiện nhanh chóng Máy rà kim loại hoạt động tốt
4.1.2.15 Đóng thùng
Hình 4.4 Sản phẩm sau khi được đóng thùng
Mục đích:
Giúp cho việc bảo quản, vận chuyển được thuận lợi và tốt hơn, hạn chế
tác động của môi trường Thao tác:
Các block tôm được cho vào từng hộp giấy riêng có ghi rỏ màu, cỡ, dạng chế biến, tên sản phẩm, khối lượng Sau đó xếp 6 block vào một thùng, tiến hành dán băng keo sau đó nẹp dây lại
Yêu cầu:
Thao tác phải nhẹ nhàng, nhanh gọn, đảm bảo vệ sinh Khi xếp các
block tôm có cùng kích cở vào một thùng carton thì trên thùng cần ghi đủ các thông tin như: tên sản phẩm, dạng chế biến, ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng tịnh, mã lô hàng
Nhận xét:
Trang 39cầu của khách hàng
4.1.2.16 Bảo quản
Mục đích:
Để bảo quản sản phẩm (tránh hư hỏng, duy trì trạng thái chất lượng sản phẩm) từ đó kéo dài thời gian sử dụng
Thao tác:
Thùng sau khi quấn dây xong được để trong phòng chờ khoảng 15 -
20 phút sau đó được đưa vào kho bảo quản Kho bảo quản nhiệt độ khoảng -22 + 2C, Hàng trong kho được xếp trên các pallet Sản phẩm được chất cách đất 0,3m, cách trần 0,5m Sản phẩm có thể bảo quản được 2 năm
Xếp hàng vào kho phải đảm bảo lối đi lại, dễ xuất hàng và thuận
tiện cho việc phòng cháy chửa cháy Xuất hàng theo nguyên tắc “vào trước ra trước, vào sau ra sau”
Yêu cầu:
Sản phẩm trữ trong kho không quá 24 tháng Phải vệ sinh kho định kỳ,
thao tác phải nhanh Có đồng hồ theo dõi nhiệt độ của kho và thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời
Nhận xét:
Kho bảo quản có nhiệt độ phù hợp, đảm bảo ổn định nhiệt độ thân tôm
4.2 Phương pháp kiểm tra nguyên liệu đầu vào
4.2.1 Kiểm tra độ tươi cúa nguyên liệu
Bằng phương pháp cảm quan dựa vào bảng tiêu chuẩn nguyên liệu của công
ty
Bảng 4.1 Bảng đánh giá cảm quan nguyên liệu tại công ty
Chi tiêu chất Loại đặc biệt Loại 1 Loại 2
lượng
Trạng Trạng - Nguyên vẹn - Cho phép long - Cho phép vo thái — thái bên không bị khuyêt đâu gạch, mem vo,
4 tat A ~ ian dot
cau ngoai , - - Khong vo gian d0 trúc cơ - Đâu dính chặt gạch, mêm vỏ,
Trang 40thịt Cấu trúc cơ thịt Màu sắc bên ngồi Màu sắc có thịt Mùi trước khi luộc Mùi Mùi sau khi luộc Sau khi Vị xa luộc chín vào thân - Không vỡ gạch, mềm vo, giản đốt - Thịt săn chắc, đàn hồi - Có màu sắc đặc trưng, sáng bóng - Khơng có đốm đen - Thịt tươi trong - Thịt hàm không bị xanh - Mùi tanh tự nhiên - Không có mùi lạ - Có mùi thơm đặc trưng - VỊ ngọt - Nước luộc trong giản đôt - Thịt săn chắc, đàn hồi - Có màu sắc đặc trưng, sáng bóng - Khơng có đốm
đen, nếu có cạo
nhẹ phải mắt đi - Thịt tươi trong - Thịt hàm không bị xanh - Mùi tanh tự nhiên - Khơng có mùi lạ - Có mùi thơm đặc trưng - VỊ ngọt - Nước luộc trong - Thịt hơi mềm, kém đàn hồi - Bạc màu nhẹ, khơng sáng bóng - Có khơng q 3 đốm đen trên thân và đuôi - Thịt biến màu nhẹ - Không có đốm đen nào trên thịt, thịt hàm không bị xanh Mùi tanh tự nhiên - Khơng có mùi lạ - Cho phép thoảng mùi khai
nhẹ
- VỊ kém ngọt - Nước luộc đục
Nhận xét:
Trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu tôm được kiểm 2 chỉ tiêu mùi và
trạng thái cấu trúc cơ thịt Nếu đạt thì sẻ tiến hành nhập nguyên liệu, ngược lại
thì sẻ kiếm tra tiếp chỉ tiêu màu và vị để phân loại nguyên liệu Tiến hành