1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiếng việt đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tính từ chỉ kích thước (trên ngữ liệu tiếng nga và tiếng việt

20 588 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Luận án hớng đến các mục đích: góp phần làm rõ ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga và tiếng Việt, đặc biệt là phát hiện những nghĩa, nét nghĩa cha có trong từ điển,

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Tính từ chỉ kích thớc là một trong những nhóm từ cơ bản của vốn

từ vựng tiếng Nga và tiếng Việt Chúng là loại tính từ tính chất đặc biệt, biểu thị những thuộc tính của sự vật đợc con ngời tri nhận và phân chia, vừa mang đặc điểm chung vừa thể hiện đặc điểm riêng về cách tri nhận,

về văn hóa và ngôn ngữ của từng dân tộc

1.2 Thế giới hiện thực nh một bức tranh đợc con ngời nhận thức, tái tạo thông qua ngôn ngữ và ánh xạ trong ngôn ngữ Bức tranh thế giới đó

và cách nhìn thế giới gắn với nó ở các dân tộc nói những thứ tiếng khác nhau có những chỗ tơng đồng và có những chỗ khác biệt Qua khảo sát và

đối chiếu, luận án sẽ tìm ra những sự tơng đồng và khác biệt này trong cách thức cấu trúc hóa các quan hệ và thuộc tính không gian nói chung và kích thớc nói riêng

1.3 Ngày nay, yêu cầu dạy – học ngoại ngữ mang tính chuyên sâu,

đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và cặn kẽ các trờng từ vựng, trong đó có tiểu trờng từ vựng chỉ kích thớc không gian Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc dạy học tiếng Nga và tiếng Việt có hiệu quả hơn đối với học viên ngời Nga cũng nh học viên ngời Việt

2 Lịch sử nghiên cứu

- Với sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận, trên thế giới, nhiều công trình dựa trên quan điểm tri nhận đã đa ra những nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận trong đó quan trọng nhất là: ngôn ngữ không phải

là một khả năng tri nhận tự trị; ngữ nghĩa và ngữ pháp là sự ý niệm hóa; tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ

- Tại Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học tri nhận đã trở thành một xu hớng ngôn ngữ học mới Nhiều công trình nghiên cứu không gian theo hớng tri nhận đã vợt ra ngoài phạm vi ngôn ngữ học truyền thống và nêu ra nhiều luận điểm quan trọng nh:

+ Ngôn ngữ học tri nhận có mục đích nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức năng tri nhận của ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ học tri nhận là cánh cửa để đi vào thế giới tinh thần, trí tuệ của con ngời, là phơng tiện để đạt tới những bí mật của quá trình t duy; trọng tâm nghiên cứu đợc chuyển từ t duy sang ý thức, quan tâm đến các quá trình ý niệm hóa và phạm trù hóa thế giới khách quan + Sự

1

Trang 2

hình thành cấu trúc ý niệm có quan hệ chặt chẽ với kinh nghiệm và các chiến lợc tri nhận của con ngời

+ ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ, mà có nguồn gốc từ kinh nghiệm đợc hình thành trong quá trình con ngời và thế giới tơng tác, từ tri thức và hệ thống niềm tin của con ngời

3 Đối tợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nguồn t liệu

Luận án nghiên cứu nhóm tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga:

высокий - низкий, глубокий – мелкий, толстый тонкий, длинный -короткий, широкий - узкий, большой - маленький trong sự đối sánh với nhóm tính từ tơng đơng trong tiếng Việt: cao thấp, sâu nông, dày -mỏng, dài - ngắn, rộng - hẹp, to - nhỏ

Luận án tập trung vào những vấn đề ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thớc, các cơ chế định vị kích thớc, cơ chế tri nhận kích thớc và cách dùng của các tính từ trên

Nguồn t liệu đợc sử dụng trong luận án là ngữ liệu đợc rút ra từ các từ

điển đối chiếu Nga - Việt, Việt - Nga hoặc các từ điển tờng giải tiếng Nga

và tiếng Việt, các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các tác phẩm văn học nghệ thuật,…

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

a Luận án hớng đến các mục đích: góp phần làm rõ ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga và tiếng Việt, đặc biệt là phát hiện những nghĩa, nét nghĩa cha có trong từ điển, hoặc cha đợc làm sáng

tỏ, hay còn mang tính khái quát cần đợc miêu tả cụ thể hơn

b Góp phần làm rõ cơ chế tri nhận không gian nói chung và kích thớc nói riêng của ngời Nga và ngời Việt

c ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam, đa ra những giải pháp để khắc phục lỗi mà ngời học tiếng Nga thờng mắc phải về các tính từ chỉ kích thớc

4.2 Nhiệm vụ của đề tài

Đề tài thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

a Miêu tả, phân tích ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga và tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu trong từ điển, làm rõ mối quan

hệ có tính hệ thống giữa từ và ngữ nghĩa của chúng

b Đối chiếu nghĩa và cách thức biểu đạt các thuộc tính không gian của nhóm tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga và tiếng Việt qua kết hợp

2

Trang 3

của chúng với các thực thể không gian, nhằm chỉ ra những nét giống và khác nhau về cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm tính từ trên

c Phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ chế, cách thức tri nhận không gian của ngời Nga và ngời Việt qua mối quan hệ giữa

t duy, văn hóa và ngôn ngữ

d Chỉ ra những khu vực giao thoa ngôn ngữ và văn hóa, nguyên nhân gây ra lỗi đối với ngời học tiếng Nga và đề xuất những giải pháp để hạn chế lỗi và cách sửa lỗi trong quá trình dạy, học tiếng Nga

5 Phơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phơng pháp cơ bản sau:

5.1 Phơng pháp miêu tả, phân tích

5.2 Phơng pháp so sánh, đối chiếu

5.3 Phơng pháp thống kê phân loại

5.4 Phơng pháp khảo sát, thực nghiệm

6 Đóng góp của luận án

- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga và tiếng Việt theo mô thức có tính song ngữ và liên văn hóa Nhóm tính từ này đợc nghiên cứu theo hớng tri nhận không gian đặt trong mối quan hệ bộ ba: t duy, ngôn ngữ, văn hóa

- Luận án có giá trị thực tiễn, không những giúp hiểu biết sâu hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trng tri nhận không gian của hai dân tộc Nga

và Việt, mà còn góp phần nâng cao chất lợng dạy và học tiếng Nga, công tác dịch thuật từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngợc lại

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu liên quan, luận án có bốn chơng:

Chơng 1: Những khái niệm, tiền đề cơ bản liên quan đến luận án Chơng 2: Đặc trng ngữ nghĩa các tính từ chỉ kích thớc theo phơng thẳng đứng

Chơng 3: Đặc trng ngữ nghĩa các tính từ chỉ kích thớc theo phơng nằm ngang

Chơng 4: ứng dụng kết quả nghiên cứu nhóm tính từ chỉ kích thớc dới góc độ tri nhận vào dạy – học tiếng Nga và tiếng Việt

Chơng 1 Những khái niệm, tiền đề cơ bản liên quan đến luận án 1.1 Đối chiếu ngôn ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ, t duy và văn hóa

3

Trang 4

Thế giới khách quan là một chuỗi liên tục, nhng thế giới khách quan

đó khi đợc phản ánh vào trong t duy, trong ý thức, thì ở từng ngôn ngữ cụ thể của mỗi dân tộc, thế giới đó đợc cấu trúc hoá lại, mang đặc thù riêng Ngôn ngữ, t duy (hay rộng hơn: tri nhận) và văn hóa có mối quan hệ khăng khít, tựa vào nhau Ngôn ngữ chính là nơi lu giữ và thể hiện rõ nhất các đặc trng của nền văn hóa dân tộc, là tiêu chí để nhận diện phân biệt dân tộc Ngôn ngữ là tấm gơng thực sự của nền văn hóa dân tộc

Đối chiếu, so sánh các ngôn ngữ với nhau ở một lĩnh vực nào đó, để tìm ra những nét tơng đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ đó, phát hiện ra những thông tin bổ ích và quí giá cho việc tìm hiểu bản sắc văn hóa và sự tri nhận của các dân tộc nói những ngôn ngữ khác nhau đó

Ngữ nghĩa học và trờng từ vựng ngữ nghĩa

Ngôn ngữ học tri nhận coi ngôn ngữ là một năng lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con ngời đợc xác định nh một khả năng tri nhận, một quá trình hay một cấu trúc tri nhận, trong sự tơng tác với các khả năng, quá trình hay cấu trúc tri nhận khác (nh: tri giác, t duy, trí nhớ, chú ý, học tập)

Ngữ nghĩa học tri nhận coi trọng vai trò của nhân tố chủ thể con ngời trong ngôn ngữ, chú ý tới kinh nghiệm, hớng trọng tâm vào việc phân tích

ý niệm và các quá trình ý niệm hoá, phạm trù và sự phạm trù hoá Ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đều phản ánh cách nhìn, cách nghĩ, hay cách thức cảm thụ và ý niệm hoá thế giới khách quan của ngời bản ngữ và cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ của họ Những dân tộc khác nhau có thể nhìn thế giới phần nào không giống nhau qua lăng kính ngôn ngữ của mình Cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ, do đó, vừa có phần phổ quát, vừa

có phần đặc thù Ngữ nghĩa học tri nhận đặc biệt đi sâu khảo sát một số

“trờng từ vựng ngữ nghĩa” (nh không gian, thời gian, màu sắc, tình cảm, ) vốn thể hiện rõ nét phần đặc thù đó

Trờng không gian là một trong những trờng từ vựng - ngữ nghĩa mang

đậm nét đặc trng văn hoá dân tộc trong t duy ngôn ngữ, thể hiện qua các

đặc trng cấu trúc không gian Nhóm tính từ chỉ kích thớc mà chúng tôi khảo sát trong luận án này là một tiểu trờng từ vựng thuộc trờng không gian

Từ loại tính từ và tính từ chỉ kích thớc

Tính từ tiếng Nga có các tính chất sau: Chỉ trạng thái tính chất của ngời, sự vật và hiện tợng trong thế giới khách quan: белый, длинный ; chỉ mức độ và không mức độ: очень хороший ; tính từ và danh từ hợp

4

Trang 5

dạng về hình thái: синнее небо, большой дом…; có hiện tợng “thể từ hoá”: tính từ đợc sử dụng nh danh từ: новое, данное, столовая Tính từ ngoài nghĩa miêu tả, còn có nghĩa dụng học, là mối quan hệ giữa đơn vị ngôn ngữ - tính từ với ngời sử dụng

Khác với tiếng Nga, tính từ tiếng Việt có đặc điểm là: Các ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp không có hình thái cấu tạo riêng, không có tính

từ chỉ quan hệ và sở thuộc

Tính từ chỉ kích thớc trong tiếng Nga có những đặc điểm hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa nh những tính từ khác; đồng thời là loại tính từ tính chất đặc biệt - chỉ phẩm chất - đánh giá (качественно - оценочное); chỉ những thuộc tính tơng đối của sự vật đợc con ngời phân chia trong quá trình định vị đánh giá; ở trong thế đối lập từng cặp về nghĩa; là những tính từ đa nghĩa, có cấu trúc mở với một số lợng ý nghĩa nhất định

Không gian ngôn ngữ - theo hớng tiếp cận ngôn ngữ học tri nhận

Tính từ chỉ kích thớc đợc dùng để biểu thị các thuộc tính thực thể không gian

Không gian tri nhận trong t duy, trong ý thức của con ngời không phải là không gian vật lí khách quan mà đó là không gian đã đợc khúc xạ qua nhận thức của con ngời chịu ảnh hởng của các yếu tố văn hoá, sự trải nghiệm của cộng đồng và cả cá nhân con ngời

Không gian nói chung bao gồm không gian vật lý khách quan, không gian (đợc) tri nhận và không gian (đợc biểu đạt trong) ngôn ngữ Không gian ngôn ngữ khác với không gian vật lý khách quan ở thế giới bên ngoài cũng nh khác với không gian đợc phản ánh trong đầu óc con ngời với t cách là một chủ thể nhận thức Không gian ngôn ngữ là kết quả của

sự phản ánh có chọn lọc của không gian đợc tri nhận, có nghĩa rằng không gian ngôn ngữ không phản ánh toàn bộ không gian tri nhận Liên quan đến các thuộc tính chung của không gian ngôn ngữ (nh: hình dáng, khoảng cách, t thế, nơi chốn, phơng hớng,…) và kích thớc không gian, luận án đã xác định và làm rõ các khái niệm sau:

1.4.4 Khái niệm điểm quy chiếu

1.4.5 Khái niệm phơng

1.4.6 Khái niệm vị trí

1.4.7 Khái niệm thang độ kích thớc

1.4.8 Tính chất vật chuẩn xác định

1.4.9 Đặc biệt là Luận thuyết của H.Clark về:

- Xác định các vật thể trong không gian

5

Trang 6

- Con ngời là trung tâm tri nhận không gian

- Cấu tạo đặc biệt về mặt sinh học nên con ngời cảm nhận đợc bản thân, các vật thể, không gian, thời gian và những mối quan hệ qua lại giữa chúng

- Đề cập đến những cách nhìn nhận về con ngời và không gian từ nhiều góc độ Từ góc độ của các nhà địa lý: vị trí của con ngời và môi tr-ờng xung quanh, vấn đề trọng lực và mặt bằng trái đất Từ góc độ của các nhà vật lí học, hình học: việc định vị của một vật thể trong không gian luôn đợc ở trong sự xem xét với vật thể khác trong không gian Từ góc độ của các nhà sinh học: cơ thể con ngời và nhiều bộ phận trong cơ thể con ngời gần nh là đối xứng với nhau về hai phía phải và trái theo đờng thẳng

đứng, chạy dọc theo trung tâm cơ thể Con ngời có một cơ cấu nhận thức phức tạp đối xứng hai bên

- Khái niệm không gian ngôn ngữ “ L – Space”, khái niệm điểm quy chiếu…

Chơng 2

Đặc trng ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc theo

phơng thẳng đứng

тонкий cao thấp, sâu nông, dày mỏng

Ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc biểu thị ý niệm CAO,

Thấp : высокий – низкий; cao thấp

Đối chiếu ngữ nghĩa của các các tính từ chỉ kích thớc высокий – низкий; cao thấp trên ngữ liệu từ điển tiếng Nga và tiếng Việt cho thấy:

+ Số lợng nghĩa nói chung chênh lệch tơng đối lớn

высокий (7) () - Cao (4); низкий (6) - Thấp (3)

+ Số lợng nghĩa biểu đạt các thuộc tính không gian có sự khác biệt:

высокий (1) - Cao (2).

+ Vị trí trong thứ tự nghĩa chỉ ý nghĩa không gian không có sự khác biệt, chúng đều ở vị trí thứ nhất

6

Trang 7

Các tính từ высокий – низкий; cao thấp biểu thị ý niệm CAO, THấp có những thuộc tính cơ bản về: độ trải dài; vị trí; không gian một

đến ba chiều; hớng lên trên - một vật thể đợc đo từ dới lên trên hoặc từ

trên xuống dới; điểm quy chiếu trong không gian đợc coi là mặt phẳng gốc, không đánh dấu (незaметная плоскость): mặt đất, mặt phẳng nớc biển, sông, ao, hồ, và mặt phẳng phái sinh, mặt phẳng đánh dấu

(заметная плокость): mặt phẳng bàn ghế, mặt phẳng tầng nhà, mặt phẳng cuốn sách nằm ngang…

Về cách sử dụng các tính từ chỉ ý niệm CAO, THấp có thể thấy là:

các tính từ высокий – низкий; cao thấp kết hợp với các từ chỉ thực thể khác nhau trong không gian: con ngời; con vật; đồi, núi, mô; cây, cỏ; công trình xây dựng; dụng cụ lao động, giải trí, sinh hoạt; phơng tiện giao thông; trời, mây, trăng, sao…

Từ góc độ tri nhận không gian, ý nghĩa và cách dùng của hai cặp tính

từ Nga - Việt trên cho thấy:

- Con ngời là một thực thể phức tạp nhất so với các loài động vật và

các thực thể bất động vật khác: con ngời vừa là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình định vị không gian và đồng thời là thực thể khách quan đợc

định vị.

- Chuẩn cao – chuẩn tiềm ẩn đều có tính biến thiên, thay đổi theo thời gian, điều kiện xã hội và kinh tế Chuẩn cao còn chịu ảnh hởng bởi cảm giác con ngời và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh hình dạng con ngời, trang phục, màu sắc và cả tính chủ quan của bản thân Ngời quan sát lấy bản thân mình làm căn cứ để đánh giá, nhận xét

- Trong tiếng Nga và tiếng Việt, nhìn chung nghĩa độ trải dài và nghĩa vị trí là tờng minh

- Có trờng hợp, những ngữ cảnh nghĩa vị trí của sự vật đợc biểu thị

“ẩn khuất” gây nên sự mơ hồ trong tri nhận, đặc biệt khi ngời Việt không dùng giới từ

- Hiện tợng dịch chuyển nghĩa, ẩn nghĩa, hàm nghĩa từ tiếng Nga sang tiếng Việt là những hiện tợng thú vị Trong trờng hợp này ngời Việt phải dùng tính từ để biểu đạt ý nghĩa kích thớc tơng đồng

Ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc biểu thị ý niệm sâu,

nông: глубокий – мелкий; sâu nông

7

Trang 8

Đối chiếu ngữ nghĩa của các các tính từ chỉ kích thớc глубокий – мелкий; sâu nông – trên ngữ liệu từ điển tiếng Nga và tiếng Việt cho thấy:

+ Số lợng nghĩa nói chung có sự chênh lệch

- Cặp tính từ мелкий - nông có số lợng nghĩa chênh lệch tơng đối lớn: мелкий (6) - nông (2).

Cặp tính từ глубокий sâu có số lợng nghĩa nh nhau: глубокий (6) -sâu (6), nhng số lợng nghĩa biểu đạt kích thớc không gian là khác nhau: глубокий (1), sâu (2)

+ Tính từ мелкий: phong phú về phạm vi diễn đạt, có những nét nghĩa

không có trong tiếng Việt

+ Thứ tự nghĩa chỉ kích thớc của 2 tính từ мелкий - nông là khác nhau: мелкий với nghĩa nông, cạn ở vị trí thứ 6; còn trong tiếng Việt nông với nghĩa tơng tự ở vị trí thứ nhất

Các tính từ глубокий – мелкий; sâu nông biểu thị ý niệm sâu, nông có những thuộc tính cơ bản về: độ trải dài, khoảng cách từ bề mặt tới đáy, hoặc tới một điểm nào đó theo hớng xuống dới; có khoảng cách

so với bề mặt, mép bờ; không gian ba chiều, rỗng, lõm, có chiều sâu

Về cách sử dụng các tính từ biểu thị ý niệm sâu, nông có thể thấy

là: các tính từ глубокий – мелкий; sâu nông có khả năng kết hợp với các từ chỉ các thực thể không gian sau: thực thể có độ sâu lớn: пруд - ao, река - sông, море - biển, пучина - vực ; thực thể kiểu có độ sâu, kéo dài theo phơng nằm ngang: ров - hào, долина - thung lũng, канава - mơng; thực thể có độ sâu, khép kín, có thể chứa, đựng: пещера - hang, контейнер - côngtenơ ; thực thể là bộ phận, cơ thể ngời: носовая впадина - hốc mũi, ротовая полость - khoang miệng,

Từ góc độ tri nhận không gian, ý nghiã và cách dùng của hai cặp tính

từ Nga-Việt trên cho thấy:

- Khi biểu đạt ý niệm SÂU, ngời Nga cũng nh ngời Việt, có cùng một cách nhìn sự vật là có sự bao chứa, không gian ba chiều, rỗng, lõm, h ớng vào trong, có miệng mép, bờ, có khoảng cách từ đỉnh đến đáy, có độ sâu

và độ sâu kéo dài

8

Trang 9

- Miêu tả độ sâu các thực thể không gian kiểu nh khép kín, có thể chứa, đựng, phụ thuộc vào cả vị trí ngời quan sát – sự vật có thể đợc

miêu tả là sâu hoặc dài tuỳ theo vị trí quan sát.

- Các thực thể là trời, vũ trụ vừa cao vừa xa, bao la mênh mông, khó

hình dung, nhng trong tâm thức của con ngời “ trời”, “ vũ trụ” vẫn có giới hạn (đờng chân trời), có hình dáng nh một mái vòm toà nhà, hớng miệng,

bờ xuống phía Trái đất, có độ sâu- nông, cao- thấp.

- Khi biểu đạt độ dài và vị trí của các tính từ này, nhiều trờng hợp việc biểu đạt ý nghĩa của ngời Nga tờng minh hơn của ngời Việt

Ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc biểu thị ý niệm dày,

mỏng: толстый – тонкий; dày mỏng

Đối chiếu ngữ nghĩa của các các tính từ chỉ kích thớc толстый – тонкий; dày mỏng – trên ngữ liệu từ điển tiếng Nga và tiếng Việt cho thấy:

+ Số lợng nghĩa nói chung của толстый – тонкий; dày mỏng

không tơng đồng: толстый ( 3) – dày (4); тонкий (5) – mỏng (2)

+ Vị trí và số lợng nghĩa biểu đạt các thuộc tính không gian là tơng

đồng: đều ở vị trí thứ nhất; толстый - dày có hai nghĩa; тонкий – mỏng có một nghĩa.

Các tính từ толстый – тонкий; dày mỏng biểu thị ý niệm dày, mỏng có những thuộc tính cơ bản về: độ trải dài, khoảng cách giữa hai

bề mặt hoặc cạnh, thẳng đứng, ba chiều, bên ngoài, bề dày, không có thuộc tính về nghĩa vị trí

Về cách sử dụng các tính từ biểu thị ý niệm dày, mỏng có thể thấy

là các tính từ толстый – тонкий; dày mỏng có thể kết hợp với các thực thể không gian có kiểu dạng sau:

Tầng, lớp, tảng: лёд - băng, почва - đất, бетон - bê tông, снег- tuyết; bức: стена - bức tờng, картина - bức tranh; thanh: полено- thanh củi, меч - thanh kiếm; tấm: доска - tấm ván, облицовочная плитка - tấm gạch lát; viên: кирпич - viên gạch, таблетка - viên thuốc; lá: письмо - lá

th, флаг lá cờ, селезёнка lá lách; cây, cọc, gậy: кол чёрного дерева -cọc gỗ mun, шест - cây sào, бамбуковая палка - gậy tre; lát: кружок колбасы - lát giò, ломоть торта - lát bánh ga tô; không khí, sơng, mù,

9

Trang 10

khói: дымовая завеса - màn khói, столб дыма - cột khói, росинка - giọt sơng

Từ góc độ tri nhận không gian, ý nghiã và cách dùng của hai cặp tính

từ Nga-Việt trên cho thấy:

- Nhận thức về không gian của ngời Nga và ngời Việt cơ bản là có

tính chất tơng đồng Nghĩa dày đều biểu đạt kích thớc, hình dáng của vật

thể và xếp ở vị trí thứ nhất của thứ tự ý nghĩa trong từ điển

- Số lợng nghĩa của тонкий - mỏng trong tiếng Nga và tiếng Việt là

khác nhau, biểu thị những ẩn chứa về tri nhận, t duy, liên tởng

- Khi miêu tả cơ thể ngời, các bộ phận cơ thể ngời và các vật thể dạng

hình khối trụ cây, cọc, gậy, có sự khác nhau trong nhận thức không gian

của ngời Nga và ngời Việt Ngời Nga coi cơ thể ngời, các bộ phận cơ thể

là vật thể có hình trụ, bề dày là mặt cắt hai mặt phẳng, trong khi đó ngời Việt chú ý vào bề ngang của vật thể hình trụ Từ đó có sự chuyển dịch

nghĩa, khác với tiếng Nga, tiếng Việt thờng sử dụng: to, lớn, to bè, mập béo, rộng, hoặc nhỏ, gầy, mỏng, để mô tả.

- Vật thể đợc biểu đạt ý nghĩa độ dày theo cách tri nhận, phân loại của ngời Nga và ngời Việt là đa dạng về kiểu dạng, kích thớc, chất liệu Để chỉ vật thể có kích thớc độ dày – mỏng, tiếng Việt có cả một hệ thống danh từ chỉ đơn vị vô cùng phong phú, tạo cho tiếng Việt thêm uyển chuyển, rạch ròi, hình tợng hơn

Từ những khảo sát trên về các đặc trng ngữ nghĩa của các tính từ

chỉ kích thớc theo phơng thẳng đứng высокий – низкий, глубокий

мелкий, толстый – тонкий // cao thấp, sâu nông, dày

mỏng , chúng ta có thể đi đến kết luận rằng:

Việc tri nhận và xác định kích thớc vật thể không gian phụ thuộc vào

vị trí, các yếu tố mặt phẳng quy chiếu, t thế, hớng nhìn, quan sát của ngời nói và cả “cách nhìn”, cách cảm thụ, t duy của mỗi dân tộc Sự tri nhận không gian của ngời Nga và ngời Việt cơ bản là tơng đồng, nhng có những chỗ không đồng nhất dẫn tới hiện tợng chuyển dịch nghĩa

Chơng 3

Đặc trng ngữ nghĩa của các tính từ chỉ kích thớc

theo phơng nằm ngang длинный – короткий, широкий – узкий, большой –

маленький//

dài- ngắn, rộng – hẹp, to – nhỏ

10

Ngày đăng: 23/08/2014, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w