1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá

93 1,2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 576,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 1 3 3 4 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ........ 1.1. Khái niệm về thị trường lao động .......................................................... 1.1.1. Các quan niệm về thị trường lao động ................................................ 1.1.2. Bản chất của thị trường lao động ........................................................ 1.1.3. Đặc điểm thị trường lao động ............................................................. 1.1.4. Vai trò của thị trường lao động ........................................................... 1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động ............................................ 1.2.1. Cung sức lao động ............................................................................. 1.2.2. Cầu sức lao động ................................................................................ 1.2.3. Tiền công, tiền lương lao động .......................................................... 1.3. Các loại thị trường lao động .................................................................. 1.4. Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường lao động Việt Nam …………………………………………………………………………. 1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động ……. 1.4.2. Vai trò quản lý Nhà nước trong phát triển thị trường lao động ......... 1.5. Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển thị trường lao động... 1.6. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về phát triển thị trường lao động................................................................................ 1.6.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm ở nông thôn Nhật Bản ............................................................................................................. 5 5 5 5 8 10 12 13 13 15 17 19 20 20 21 22 23 23 1.6.2. Các giải pháp giải quyết việc làm của Trung Quốc .................................. 1.6.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Cần Thơ .............. 24 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH THANH HOÁ ........................................................................................................... 27 2.1. Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam ........................................ 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động nước ta…… 27 2.1.2. Một số nét khái quát về thực trạng thị trường lao động Việt Nam ... 29 2.1.2.1.Thực trạng cung lao động …........................................................ 30 2.1.2.2. Thực trạng cầu lao động ............................................................. 32 2.1.2.3. Thực trạng thất nghiệp và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ....... 33 2.1.2.4. Thực trạng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động ……. 37 2.1.2.5. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động .................................. 39 2.1.2.6. Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động ............. 40 2.1.2.7. Thực trạng quản lý Nhà nước trên thị trường lao động ......... 40 2.2. Đôi nét về tỉnh Thanh Hoá .................................................................... 42 2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tác động đến thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá .................................................................................................................. 42 2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá .................................................................................................................. 43 2.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ảnh hưởng đến thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................................ 46 2.3. Thực trạng thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá ............................... 47 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá 47 2.3.2. Thực trạng cung lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá 48 2.3.3. Thực trạng cầu lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá 49 2.3.4. Thực trạng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá…..................................................................................................... 55 2.3.5. Thực trạng quản lý Nhà nước trền thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá 57 2.3.6. Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá 61 2.4. Đánh giá chung về thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá hiện nay ..... 63 2.4.1. Những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế .................... 63 2.4.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ………………………… 65 2.4.3. Nguyên nhân những mặt còn hạn chế ............................................... 66 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH THANH HOÁ ............................................ 67 3.1. Xu hướng của thị trường lao động và dự báo cung cầu và giá cả lao động đến năm 2010 và năm 2015 ............................................................ 67 3.1.1. Những xu hướng chính của thị trường đến năm 2010 và năm 2015 67 3.1.2. Dự báo các yếu tố của thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 …………………………………………………………………………. 68 3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 ........................................... 70 3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường lao động cả nước ........................... 70 3.2.2. Quan điểm phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá ............... 72 3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá ………………………………………………………………….. 72 3.3.1. Nhóm các giải pháp chung ................................................................ 72 3.3.1.1. Nhóm giải pháp tác động đến cung lao động ............................. 72 3.3.1.2. Nhóm giải pháp tác động đến cầu lao động ............................... 73

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG TỈNH THANH HOÁ

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sỹ Cao Mỹ Hồng

Sinh viên thực hiện : Vũ Minh Nguyệt

Niên khoá : 2004 – 2008

Hà Nội, 6/2008

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm về thị trường lao động

1.1.1 Các quan niệm về thị trường lao động

1.1.2 Bản chất của thị trường lao động

1.1.3 Đặc điểm thị trường lao động

1.1.4 Vai trò của thị trường lao động

1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động

động

5 5 5 5 8 10 12 13 13 15 17 19

20 20

Trang 3

động

1.2.3 Tiền công, tiền lương lao động

1.3 Các loại thị trường lao động

1.4 Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường lao động Việt

Nam ……… 1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động

…….

1.4.2 Vai trò quản lý Nhà nước trong phát triển thị trường lao động

1.5 Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển thị trường lao động

1.6 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về phát triển

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH THANH

HOÁ 27 2.1 Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động nước ta……

Trang 5

2.3.6 Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

61

2.4 Đánh giá chung về thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá hiện nay 63 2.4.1 Những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế

66

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG TỈNH THANH HOÁ 67

3.1 Xu hướng của thị trường lao động và dự báo cung - cầu và giá cả lao

động đến năm 2010 và năm 2015 67 3.1.1 Những xu hướng chính của thị trường đến năm 2010 và năm 2015

3.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 70 3.2.1 Quan điểm phát triển thị trường lao động cả nước

Trang 6

trường lao động ………

………

74

3.3.2 Nhóm giải pháp tác động đến một số khu vực cụ thể

PHỤ LỤC

87

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta bắt đầu từ năm 1986, từ Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tính đến nay đã hơn 20 năm Đây làmột bước nhảy vọt về tư duy lý luận của Đảng ta, chấm dứt một thời kỳ dài vớinếp tư duy cũ gắn liền chế độ bao cấp, khởi nguồn cho sự ra đời và phát triển của

tư duy mới đúng quy luật đầy sáng tạo Đặc biệt là tư duy về kinh tế - một nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lýcủa Nhà nước là cái riêng có của Việt Nam tạo nên một nền kinh tế thị trườngphong phú đa dạng ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhậpkinh tế thế giới mà trong hệ thống thị trường đó có thị trường lao động

Ở Việt Nam, thị trường lao động được khẳng định là một loại thị trường quantrọng, cần được ưu tiên phát triển và phải được hình thành, phát triển trên cơ sở chủtrương, đường lối của Đảng và các thể chế quản lý của Nhà nước đảm bảo cho nềnkinh tế thị trường phát triển đúng hướng Mục tiêu lớn nhất của việc hình thành vàphát triển thị trường lao động chính là tạo điều kiện để phân bổ có hiệu quả hơn cácnguồn lực lao động, sử dụng khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn và vô giá này -một trong những thế mạnh và là yếu tố sản xuất quan trọng của nước ta hiện nay.Phát triển thị trường lao động phải nhằm giải phóng sức lao động, tạo môi trườngpháp lý, xã hội lành mạnh, thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động

vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Tuy nhiên,

để thị trường lao động phát triển không phải vì thế mà không tuân theo những quyluật phát triển chung của kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường lao động địnhhướng xã hội chủ nghĩa là để xây dựng một quan hệ lao động mới phù hợp và tiến bộhơn Sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển chỉ là để điều chỉnh loại thịtrường này không bị chệch hướng

Phát triển thị trường lao động có vai trò rất lớn đối với cả phía người lao động,người sử dụng sức lao động và toàn xã hội Đại hội IX cũng chỉ rõ: “Phát triển thịtrường lao động; người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy

Trang 8

mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế ” và “Hoànchỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông suốt để phát triển thị trường laođộng, gắn kết cung cầu lao động Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, đảmbảo quyền của người lao động được lựa chọn chỗ làm việc Thực hiện rộng rãi chế

độ hợp đồng lao động; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cả người lao động và

người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp Tăng

cường hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động Đẩy mạnh xuất khẩu laođộng và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này”

Tuy nhiên, trên thực tế thị trường lao động Việt Nam nói chung và thịtrường lao động tỉnh Thanh Hóa nói riêng, do mới được hình thành, đang trongquá trình phát triển và từng bước được hoàn thiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế.Song trong điều kiện hiện nay, tiếp tục phát triển các loại thị trường và hoànthiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó có thị trường lao động đang là một đòihỏi mang tính tất yếu khách quan và cũng chính là động lực thúc đẩy nền kinh tếphát triển Cùng với sự phát triển chung của cả nước thị trường lao động Thanhhoá đang có những khởi sắc đánh thức dậy tiềm năng to lớn của một tỉnh đấtrộng người đông này

Thanh Hoá là một tỉnh có nhiều thuận lợi cả về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên

và kinh tế - xã hội để phát triển thị trường lao động Nét nổi bật của thị trường laođộng Thanh Hoá hiện nay là tiềm năng lao động rất dồi dào, nhân dân có truyềnthống lao động cần cù, thông minh và sáng tạo, có khả năng cung cấp lao động cho

sự phát triển của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế; nhưng cũng

có khó khăn là một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về thị trường lao

động; Phân bố lao động không đồng đều; Lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề

hoặc được đào tạo nghề trình độ thấp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao; Cơ cấu lao động chưahợp lý ; Mặt khác, tình trạng lao động nông thôn tự do đến các thành phố lớn, cáckhu công nghiệp để tìm kiếm việc làm vẫn diễn ra ồ ạt gây khó khăn trong quản lý

và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh nhà, trong khi đó đòi hỏi bức bách về phát triểnkinh tế - xã hội của một tỉnh đất rộng, người đông, nhiều tiềm năng cần được khaithác để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo có thu nhập thấp để trở

Trang 9

thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết của Đại hội 16 Đảng bộtỉnh Thanh hoá đã nêu Trước tình hình đó, “Một số giải pháp nhằm phát triển thịtrường lao động tỉnh Thanh Hoá” chính là đề tài nghiên cứu mà tôi mạnh dạn đưa ratrong luận văn tốt nghiệp của mình.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh hưởng đến thịtrường lao động và một số giải pháp để phát triển thị trường lao động ThanhHoá từ năm 1986 đến nay

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu chỉ ra thực trạng và đề xuất một

số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khác như:

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp so sánh, khái quát hóa;

- Phương pháp thống kê

6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

6.1 Tên luận văn: “Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá”.

Trang 10

6.2 Kết cấu luận văn: Ngoài Lời nói đầu, kết luận, mục lục và phụ lục,luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thị trường lao động

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Trang 11

Thị trường lao động là một loại thị trường đặc biệt trong hệ thống các loại thịtrường Ở Việt Nam, thị trường lao động mới được hình thành và có những bướcphát triển mạnh trong những năm gần đây do được sự quan tâm rất lớn từ phía Đảng

và Nhà nước cũng như thu hút được sự hợp tác, đầu tư của nước ngoài

Phát triển thị trường lao động không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về số lượnglao động mà nó còn bao gồm cả về chất lượng và các yếu tố tác động đến thị trườnglao động Việt Nam vốn là nước có dân số đông (đứng thứ 13 trên thế giới và xếpthứ 2 trong khu vực Đông Nam Á), có lực lượng lao động dồi dào, trung bình hàngnăm được bổ sung khoảng 1,2 triệu lao động/năm Tuy nhiên, với điều kiện đó là

chưa đủ để thị trường lao động phát triển, phát triển thị trường lao động chính là

quá trình phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường như: cung - cầu và quan hệ cung - cầu lao động cả về quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất hoạt động của các yếu

tố đó Quá trình phát triển của thị trường lao động đòi hỏi phải tuân theo các quy luật chung của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh cũng như chịu sự chi phối, quản lý của Nhà nước

Để làm sáng tỏ vấn đề về phát triển thị trường lao động, người viết xinđược đề cập đến một số vấn đề thuộc về lý luận chung của thị trường laođộng thế giới cũng như là ở Việt Nam

1.1 Khái niệm về thị trường lao động

1.1.1 Các quan niệm về thị trường lao động

Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chế độ tư bảnchủ nghĩa mà là sự phát triển của sản xuất hàng hoá tất yếu dẫn đến việchình thành kinh tế thị trường Vì thế, đó không phải là giai đoạn độc lập,đứng ngoài kinh tế hàng hoá, song cũng không thể đồng nhất kinh tế hàng hoá vớikinh tế thị trường, mà nó là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, là sản phẩmtất yếu của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại

Thị trường có thể hiểu là nơi trao đổi, mua bán và diễn ra các quan hệkinh tế giữa người bán và người mua hàng hoá và dịch vụ

Trang 12

Có nhiều cách để phân loại thị trường, song phân loại thị trường căn cứvào đối tượng mua bán trên thị trường là cách phân loại được áp dụng phổbiến hơn cả Theo đó có các loại thị trường sau:

- Thị trường hàng hoá và dịch vụ;

- Thị trường tài chính;

- Thị trường bất động sản;

- Thị trường lao động (thị trường sức lao động);

- Thị trường Khoa học công nghệ

Trong số đó, thị trường lao động được coi là thị trường lớn nhất và quan trọngnhất Nhưng, hiện nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường lao

động

Thị trường lao động (Labour Market) theo ILO (Tổ chức lao động thế giới)cho rằng: "Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động đượcmua và bán thông qua một quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao độngcũng như mức độ của tiền lương"1 Với quan niệm này, thị trường lao động chính lànơi toàn bộ các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình trao đổi, mua bánsức lao động Và nó được nhấn mạnh đến yếu tố việc làm được trả lương, do đótrên thị trường này, tuỳ vào giá trị sức lao động, điều kiện tiêu hao sức lao động(mức độ nặng nhọc, phức tạp của công việc và điều kiện làm việc) cũng như giá cảsức lao động trên thị trường để cùng nhau thoả thuận tiền công, tiền lương

Theo nhà kinh tế học Adam Smith thì thị trường lao động là không giantrao đổi dịch vụ lao động (hàng hoá sức lao động) giữa một bên là ngườimua sức lao động (chủ sử dụng sức lao động) và người bán sức lao động(người lao động) Các bên thực hiện quan hệ giao dịch thông qua thị trường,thỏa thuận với nhau về tiền công, tiền lương, điều kiện lao động và các vấn

đề khác có liên quan

Ở Việt Nam, khái niệm về thị trường lao động cũng rất phong phú và đa dạngTại Đại hội Đảng IX, Đảng ta xác định: “thị trường lao động là thị trường mua báncác dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sức lao động, trong một

1 Xem: Phạm Đức Chính, Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 54.

Trang 13

phạm vi nhất định Ở nước ta, hàng hoá sức lao động được sử dụng trong các doanhnghiệp tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà nước, các doanh nghiệp tiểu chủ vàtrong các gia đình neo đơn thuê mướn người làm dịch vụ trong nhà Trong cáctrường hợp có người đi thuê, có người đi làm thuê, có giá cả sức lao động dưới hìnhthức tiền lương, tiền công”1.

Và các nhà khoa học kinh tế Việt Nam cũng đưa ra nhiều cách hiểu về thịtrường lao động: “Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơithực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động đilàm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thôngqua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiệnlàm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng,hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”2

Thị trường lao động là một vấn đề phức tạp và đến nay vẫn chưa có một kháiniệm nào được coi là khuôn mẫu chung Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, songcác quan niệm đều đề cập đến đối tượng trao đổi trên thị trường, các yếu tố tácđộng đến thị trường lao động cũng như các bên tham gia trong quan hệ thuê mướnlao động Thị trường lao động Việt Nam là thị trường lao động định hướng xã hộichủ nghĩa, bên cạnh sự quản lý và điều tiết thì nhà nước vẫn tôn trọng và đảm bảo

sự vận động theo các quy luật khách quan của thị trường để thị trường lao độngViệt Nam vừa phát triển theo xu thế chung của thời đại, vừa đảm bảo đi đúng địnhhướng và khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường

Tóm lại, thị trường lao động có thể được hiểu là nơi gặp gỡ và trao đổi các

dịch vụ lao động; là nơi diễn ra các quan hệ kinh tế, pháp lý giữa một bên là người sở hữu sức lao động (người bán sức lao động) và một bên là người cần

sử dụng sức lao động (người chủ sử dụng sức lao động) nhằm xác định số lượng

và chất lượng lao động đem ra trao đổi cũng như mức thù lao tương ứng và các điều kiện để làm việc.

1.1.2 Bản chất của thị trường lao động

1 Xem Văn kiện Đại hội Đảng IX;

2 Xem Phạm Đức Chính, Thị trường lao động, Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005, trang 55.

Trang 14

Như đã nói trên, thị trường lao động là một loại thị trường đặc biệt và có vị trí quantrọng hàng đầu trong hệ thống các loại thị trường cấu thành nên nền kinh tế thị trường.

Sự đặc biệt và tính quan trọng hàng đầu đó xuất phát bởi nó liên quan trực tiếp đến conngười, đến giá trị sức lao động của con người trong quá trình mang ra mua bán, trao đổivới tư cách là một loại hàng hoá đặc biệt

Sức lao động là sức của cơ bắp, sức của hệ thần kinh nằm trong cơ thể của conngười, nó phụ thuộc vào thể lực và trí lực của con người Sức lao động được biểuhiện ra sức khỏe, sự dẻo dai, ở trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm làmviệc của mỗi con người Song, nó là một loại hàng hoá đặc biệt, tính đặc biệt đóđược thể hiện:

- Hàng hoá sức lao động nằm ở bên trong cơ thể con người, nó chỉ biểu hiện

ra trong quá trình sử dụng sức lao động mà người mua hàng hoá sức lao độngkhông thể nhìn thấy được;

Nếu trong thị trường hàng hóa và dịch vụ, các sản phẩm mang ra trao đổi trên thịtrường, giá trị của hàng hoá đó được thanh toán và trở thành sở hữu của người mua thìtrong thị trường lao động, giá trị sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình lao động vàkhi mua bán sức lao động, người chủ sở hữu sức lao động vẫn là chủ sở hữu sức laođộng của mình, sức lao động không bị tách rời và không thể bị tách rời

- Quá trình mua và bán sức lao động phải tuân thủ theo pháp luật về lao độngnhư: Bộ luật Lao động, các quy định về hợp đồng lao động

- Về mặt giá trị, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị cao hơn so với các loạihàng hoá khác

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau khi xác định đối tượng mua báncủa thị trường lao động Có nhóm ý kiến cho rằng trên thị trường lao động,người ta mua và bán “lao động”; Một nhóm khác lại cho rằng trên thị trườnglao động “sức lao động được mua và bán”

Theo quan điểm của C Mác, ông cho rằng, đối tượng mua bán trên thị trườnglao động là sức lao động Theo ông, sức lao động được hiểu là tổng hợp toàn bộ thểlực và trí lực ở con người, nó nói lên khả năng để có lao động; Còn lao động là hoạtđộng có mục đích của con người, nó là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình

Trang 15

lao động Giữa sức lao động và lao động có mối quan hệ không thể tách rời, laođộng không thể trở thành hiện thực nếu không có sức lao động và ngược lại, muốn

sử dụng sức lao động thì nhất thiết phải có lao động Và C Mác cũng cho rằng, đểsức lao động trở thành hàng hoá phải có 2 điều kiện cơ bản:

- Người lao động được tự do về thân thể;

- Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động đinhư một phương tiện để kiếm sống

Cho đến ngày nay, khi xã hội loài người đã có nhiều biến đổi to lớn, nhưngquan điểm của Mác vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó

Về mặt lý thuyết, nếu căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường là “hàng

hoá sức lao động” thì phải gọi thị là "thị trường sức lao động" mới đúng Song, trên

thực tế, trong các văn bản chính thống của ILO cũng như nhiều nước khác, trong

đó có Việt Nam thường gọi là “thị trường lao động”, nhưng bản chất của thuật ngữ vẫn được hiểu là “thị trường sức lao động” Và để thống nhất cách gọi, trong luận văn sử dụng cách gọi là “thị trường lao động” trong suốt quá trình trình bày.

Như vậy, xét về bản chất, trên thị trường lao động, đối tượng được mang ra

mua bán trên thị trường là “sức lao động” với tư cách là một loại hàng hoá đặc biệt

trên một thị trường đặc biệt Không có hàng hoá sức lao động thì không thể có thịtrường lao động, sức lao động chỉ trở thành hàng hoá trong những điều kiện nhấtđịnh, khi đó thị trường sức lao động mới được hình thành thông qua quá trình muabán sức lao động của các chủ thể tham gia vào thị trường lao động

Mặt khác, với tư cách là một loại hàng hoá, sức lao động cũng có số lượng

và chất lượng Về số lượng, sức lao động phụ thuộc vào số lượng người laođộng và ở thời gian lao động của mỗi người; Còn chất lượng sức lao động khôngchỉ đơn thuần là trình độ tay nghề kỹ năng của người lao động mà còn được thểhiện ra bởi ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong lao động, sức khoẻ và sự tận tuỵvới công việc Tất cả các yếu tố trên đều chi phối đến khả năng tìm kiếm việclàm của người lao động và ảnh hưởng đến mức thù lao mà họ có thể nhận đượcsau khi lao động

1.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động

Trang 16

Là một bộ phận quan trọng hợp thành của hệ thống thị trường nên cũnggiống như các loại thị trường khác, thị trường lao động cũng mang những đặcđiểm chung của thị trường Tuy nhiên với tư cách là một hàng hoá đặc biệt, thịtrường sức lao động có những nét đặc trưng sau:

- Cùng với tiền vốn, khoa học công nghệ và tài nguyên, sức lao động đượccoi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Song đây là yếu tố đầu vào có ýnghĩa quan trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất vì không có laođộng thì không thể diễn ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động là quan hệ hìnhthành trên cơ sở thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động (về việc làm,nghỉ ngơi, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và các điềukiện làm việc khác);

- Thị trường lao động có tính đa dạng và phức tạp Tính đa dạng vàphức tạp đó được thể hiện trong thực tiễn phát triển của nó với nhiều phânlớp khác nhau như: thị trường lao động trí óc, thị trường lao động chân tay;thị trường lao động trong nước, thị trường lao động ngoài nước; thị trườnglao động nông thôn và thị trường lao động thành thị

- Trong quá trình mua bán, hàng hoá sức lao động không tách rời quyền sởhữu của chủ sở hữu hàng hoá sức lao động Người mua sức lao động không thểthấy được chất lượng hàng hoá sức lao động, nó chỉ được bộc lộ ra trong quátrình lao động

- Thị trường lao động chịu sự ảnh hưởng của các loại hình thị trường khác,đặc biệt là sự phát triển của thị trường sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã ảnh hưởngtrực tiếp đến cầu lao động; hay sự phát triển của thị trường khoa học công nghệcũng tác động đến cung lao động

- Thị trường lao động chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: kinh tế, chấtlượng lao động, văn hoá, tâm lý, chính trị, xã hội Các yếu tố này ảnh hưởng trựctiếp đến thị trường lao động thông qua trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kỹxảo trong quá trình làm việc của người lao động

Trang 17

- Thị trường lao động chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Thông qua hệ thốngthể chế thị trường lao động, Nhà nước tác động đến thị trường lao động, điều chỉnhcác hoạt động trên thị trường để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra; đảmbảo các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia được thực hiện.

* KHÁI QUÁT CHUNG

Thị trường lao động phải được hiểu là thị trường sức lao động, bao gồm cáchoạt động thuê mướn lao động và cung ứng lao động để thực hiện những công việcnhất định và qua đó để xác định tiền lương phải trả cho người lao động

Thị trường lao động là một khái niệm rất khái quát mà đến nay vẫn còn cónhiều ý kiến khác nhau về nó Trong hệ thống thị trường, thị trường lao độngđược thừa nhận là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất Để hình thành thịtrường lao động cần có những điều kiện nhất định, trong đó có việc thừa nhậnsức lao động là hàng hoá đặc biệt, chịu sự tác động của các quy luật cung cầu,quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và hướng tới thoả mãn tối đa các quyền, lợiích của các bên tham gia

Trong nền kinh tế thị trường, các “hợp đồng lao động” hay “thoả ước lao

động tập thể” được coi là điều kiện ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý đối

với các quan hệ mua bán sức lao động trên thị trường Hiện nay, tham gia thịtrường lao động, ngoài người lao động; người sử dụng lao động còn có các tổchức môi giới trung gian thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ lao động; vàChính phủ tham gia với vai trò quản lý Nhà nước, thực hiện điều tiết đối với các hoạtđộng của thị trường nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra

1.1.4 Vai trò của thị trường lao động

Như đã nói ở trên, thị trường lao động là thị trường rộng nhất và có vai tròquan trọng nhất trong hệ thống các loại thị trường Phát triển thị trường lao động

có sự tác động đến tới cả phía người lao động, người sử dụng lao động và có ảnhhưởng tới sự ổn định của toàn xã hội

Thứ nhất, sự phát triển của thị trường lao động có ý nghĩa quyết định đến việc

làm, thu nhập và đời sống của người lao động

Trang 18

- Thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế Thôngqua thị trường, người lao động có quyền tự do trong việc lựa chọn cho mình mộtcông việc, một chỗ làm việc phù hợp với khả năng, với trình độ nghề nghiệp củamình và có cơ hội để nhận được mức thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống chobản thân và gia đình.

- Qua các kênh thông tin trên thị trường lao động, người lao động thấyđược những đòi hỏi ngày càng cao về trình độ đào tạo nghề, chất lượng vàthể lực mà người sử dụng lao động đưa ra; Mặt khác, qua thị trường sẽ nângcao tính cạnh tranh giữa các lao động với nhau trong quá trình tìm kiếm mộtchỗ làm phù hợp Do đó, người lao động phải có kế hoạch học tập, phấn đấu

để nâng cao trình độ tay nghề của mình

Thứ hai là thị trường lao động giúp các doanh nghiệp, các công ty có

nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ trang bị được đồng bộ sức lao động cần thiếttheo yêu cầu của khối lượng và chất lượng công việc đặt ra;

- Thị trường lao động làm tăng sức cạnh tranh giữa những nhà tuyển dụng laođộng với nhau, các nhà tuyển dụng đều phải chăm lo, cải thiện điều kiện, môi trườnglao động, các chế độ đãi ngộ để thu hút lao động giỏi về phía công ty của mình

Thứ ba là vai trò của thị trường lao động đối với sự ổn định và phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước

- Thông qua thị trường lao động, những người có khả năng lao động đều có cơhội để tìm kiếm việc làm, có việc làm thường xuyên hoặc có việc làm ổn định đểgiảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc giải quyết thất nghiệp; góp phần ổn định

xã hội, hạn chế được các tệ nạn xã hội

- Thị trường lao động còn góp phần nâng cao tính cơ động, điều tiết lao độnggiữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và khu vực với nhau hoặctạo ra các vùng kinh tế mới bởi quyền tự do lựa chọn công việc và nơi làm việc củangười lao động được đảm bảo

- Thông qua việc hình thành và phát triển đa dạng các loại hình sở hữu,nhiều doanh nghiệp mới ra đời đã giải quyết được công ăn việc làm mới chongười lao động thất nghiệp Do đó, thị trường lao động đảm bảo chuyển dịch cơ

Trang 19

cấu lao động phù hợp trong các ngành kinh tế theo hướng thích ứng và phù hợphơn với xu hướng phát triển, tạo sự ổn định chính trị, tăng thu nhập quốc dân, gópphần xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh một số những mặt tích cực trên, thị trường lao động vẫntồn tại một số hạn chế như: Tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhữngngười lao động với nhau; Cạnh tranh trên thị trường lao động còn là một trong sốcác nguyên nhân gây tổn hại đến tinh thần đoàn kết của người lao động, lợi ích cánhân được tuyệt đối hóa làm yếu đi sự nhất trí trong đàm phán với người thuê laođộng; các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển dụng lao động Đây chính là những mặt trái của kinh tế thị trường, Nhà nước bằng các biện phápquản lý vĩ mô đã và đang tìm cách hạn chế những tác động tiêu cực này để thịtrường lao động vận hành và phát triển theo đúng định hướng

1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động

Cũng như các loại thị trường khác trên thị trường, thị trường lao độngđược hình thành bởi các yếu tố về cung, cầu và giá cả lao động

1.2.1 Cung sức lao động

Cung lao động được hiểu là thời gian mà người có sức lao động có khả năng làmviệc với mức tiền công khác nhau trong một thời gian nhất định Theo đó, cung laođộng chính là tập hợp những người có khả năng lao động và có nhu cầu laođộng, họ có thể đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tíchcực đi tìm kiếm việc làm

Ở nước ta, cung lao động được hiểu là số lượng dân số trong độ tuổi laođộng, là một bộ phận dân số nằm trong giới hạn về tuổi mà theo pháp luậtViệt Nam quy định là từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ 15 tuổi đến 60tuổi đối với nam

Tuy nhiên, cung lao động không thể hiểu đơn thuần chỉ là nguồn cung về

số lượng lao động mà nó còn bao gồm cả chất lượng lao động, đặc biệt làtrong điều kiện phát triển như hiện nay, chất lượng lao động đang là vấn đềquan trọng được quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào

* Các yếu tố chi phối đến cung lao động

Trang 20

Các yếu tố nhân khẩu học

Các yếu tố nhân khẩu học như tỷ lệ sinh đẻ, tử vong và di cư có ảnhhưởng đến quy mô dân số, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động

- Tốc độ gia tăng dân số tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng về quy mô dân số nóichung và quy mô nguồn lao động nói riêng Trong khi đó, cung lao động phụthuộc vào quy mô dân số có khả năng lao động hay chính là số lượng dân sốđang hoạt động kinh tế thường xuyên

- Di dân cũng có tác động rất lớn đến cung lao động nơi nhập cư và nơi xuất cư

vì những người di cư chủ yếu là những người đang trong độ tuổi lao động

- Cơ cấu dân số cũng có ảnh hưởng đến cung lao động

Các yếu tố kinh tế - xã hội

Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động được thể hiện qua mức độtham gia lực lượng lao động của các nhóm dân số

Các yếu tố kinh tế có thể bao gồm:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là cơ sở để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho

người lao động, do đó nó có sự tác động đến trình độ và thể lực của người lao động;

Giá cả lao động (tiền lương, tiền công) có tác động tích cực hoặc hạn chế đến

cả cung và cầu lao động

Ngoài ra, còn một số yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến cung lao động như: cohội việc làm, điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề

- Các yếu tố xã hội và văn hoá như: cơ hội tiếp cận giáo dục, trình độhọc vấn, vấn đề bình đẳng giới; phong tục, tập quán cũng có ảnh hưởnglớn đến cung lao động

Tóm lại, cung lao động là số lượng dân số hoạt động kinh tế thườngxuyên, bị chi phối bởi các yếu tố về quy mô dân số, mức độ di cư, giá cảsức lao động và các yếu tố thuộc về kinh tế, văn hoá, xã hội khác mà tại

đó người lao động bán sức lao động trong một thời gian nhất định với mộtkhoản thù lao đã thoả thuận

1.2 2 Cầu sức lao động

Trang 21

Cầu sức lao động (hay cầu lao động) là lượng lao động mà các doanhnghiệp và các tổ chức có khả năng thuê và sẵn sàng thuê tại từng mức tiền côngxác định để sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.Cầu sức lao động được thực hiện bởi người có nhu cầu thuê mướn và đượcphép thuê mướn sức lao động, họ phải tuân theo các quy định của pháp luật trongquá trình tuyển dụng và sử dụng sức lao động Đây là một trong những biện phápquan trọng để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho những người bán sức laođộng (những người yếu thế trong quan hệ lao động) khỏi sự xâm phạm của chủ sửdụng sức lao động.

Cầu sức lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh

tế - xã hội mà chủ yếu nhất là cầu hàng hoá và dịch vụ của xã hội cũng nhưgiá cả hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường

* Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sức lao động

Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ

Về lý thuyết, nếu tổng cầu hàng hóa tăng lên thì cầu lao động sẽ tăng và ngượclại Trên thực tế khi tổng cầu hàng hoá tăng, các doanh nghiệp đều tìm cách để tăngnăng suất lao động, áp dụng các công nghệ sản xuất tiến tiến, hiện đại vào sản xuất,tối thiểu hoá chi phí về cầu lao động mà vẫn thu được lợi nhuận là cao nhất

Tiền công, tiền lương và giá cả trên thị trường

Tiền công, tiền lương và giá cả trên thị trường có ảnh hưởng tăng hoặc giảmcầu lao động

Trình độ phát triển Khoa học công nghệ

Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất sẽ góp phần giải phóng conngười khỏi quá trình lao động trực tiếp Nhưng vấn đề đặt ra là khi máy móc thay thếsức lao động của con người sẽ làm cho cầu lao động giảm và đòi hỏi chất lượng laođộng ngày càng cao hơn

Chương trình quốc gia về việc làm

Mục tiêu chính của “Chương trình quốc gia về việc làm” là tạo ra đượcnhiều chỗ làm mới cho người lao động Nếu tạo ra được các nguồn cầu lao động

Trang 22

có hiệu quả (tạo ra nhiều chỗ làm mới) thì những người có nhu cầu và có khảnăng làm việc đều được tham gia vào quá trình sản xuất của toàn xã hội.

Sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khuvực sản xuất phi nông nghiệp tất yếu dẫn đến sự thay đổi vế cơ cấu lao độnggiữa các khu vực sản xuất và làm tăng nhu cầu về lao động có trình độ, giảmlao động phổ thông

Tăng trưởng kinh tế

Theo lý thuyết, nếu công nghệ và giá cả là cố định thì tăng trưởng kinh tế

sẽ làm tăng cầu lao động Tuy nhiên trên thực tế, tăng trưởng kinh tế thường kéotheo sự thay đổi công nghệ, làm tăng nhu cầu về giáo dục, đào tạo và tăng nhucầu đối với lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao

Sự phát triển của ngoại thương

Nếu lĩnh vực kinh tế ngoại thương phát triển và trên thị trường người dân có

xu hướng sử dụng đồ ngoại thì cầu hàng hoá trong nước sẽ giảm, tất yếu các doanhnghiệp sẽ giảm số lượng sản xuất, do đó cầu lao động cũng bị giảm theo;

Trao đổi về lao động quốc tế cũng là một trong những giải pháp tạo nhiều việclàm cho người lao động, có nghĩa là đã tạo ra một nguồn cầu lao động mới - cầu laođộng quốc tế

- Các yếu tố thuộc về chính sách xã hội: chính sách giáo dục - đào

tạo, chính sách xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng; các yếu tố kinh

tế, chính trị, xã hội khác có ảnh hưởng đến việc thành lập mới hay đóng cửacác cơ sở sản xuất cũng có những tác động nhất định đối tới cầu lao động

* Quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động

Đồ thị 3: Cung, cầu và cân bằng cung - cầu trên thị trường lao động

Mức tiền công W: Tiền lương S

S: Cung lao động

D: Cầu lao động W 0

Trang 23

1.2 3 Tiền công, tiền lương lao động

Tiền công, tiền lương là một yếu tố quan trọng trên thị trường lao động, làđộng lực để người lao động tham gia vào các quan hệ lao động

“Tiền công, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng laođộng trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm

vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng”1 Từkhái niệm trên cho thấy, về bản chất, tiền lương, tiền công chính là giá cảsức lao động, phản ánh giá trị sức lao động

Tiền lương được hình thành trên cơ sở thoả thuận về giá cả giữa người bánsức lao động và người mua sức lao động, do đó tiền lương được xem xét nhưmột phạm trù trao đổi và phân phối, nó bị phụ thuộc vào giá cả trên thị trường

và giá trị sức lao động

Mặt khác, tiền lương còn là một yếu tố chi phí của sản xuất (hay tiền lương

là phạm trù các yếu tố sản xuất), cấu thành nên giá cả sản phẩm nên nó là một

bộ phận phân phối lần đầu và phân phối lại cho những người không trực tiếp sảnxuất ra hàng hóa

Vai trò của tiền lương

Tiền lương không những có vai trò rất quan trọng đối với người lao động

mà còn có ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội cả nước

- Đối với người lao động: Tiền lương phản ánh giá cả sức lao động, nó gắnliền với lợi ích và thu nhập của người lao động Tiền lương không chỉ để cho

1 Xem: Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, trang 164.

Trang 24

người lao động mua sắm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sinh hoạt đảm bảo tái sảnxuất sức lao động, mà còn là nguồn nuôi sống của cả gia đình họ Do đó, tiềnlương được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, như một công cụ kích thích ngườilao động nâng cao năng lực làm việc và phát huy hết khả năng vốn có cũng nhưtính sáng tạo trong công việc góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển;

- Tiền lương là một trong những công cụ quản lý kinh tế, điều tiết thu nhậpcủa các tầng lớp dân cư ở các vùng, miền khác nhau tạo sự ổn định trong xã hội

- Tiền lương còn được sử dụng để đánh giá vị trí các ngành, các lĩnh vựctrong nền kinh tế quốc dân, gián tiếp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấulao động

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương

Với tư cách là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuậngiữa người có sức lao động và người thuê mướn sức lao động, tiền lương chịu sựtác động của các quy luật về cung, cầu lao động trên thị trường

Tiền lương để cho người lao động mua sắm tư liệu tiêu dùng và đảm bảo cácnhu cầu sinh hoạt cần thiết, do đó tiền lương bị chi phối bởi giá cả và lạm phát.Mặt khác, giá cả sức lao động còn phụ thuộc vào chính sách tiền lương củaNhà nước Chính sách tiền lương hợp lý sẽ thu hút, động viên, kích thích ngườidân vào quá trình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội

Tóm lại, tiền lương, tiền công lao động là giá cả của sức lao động được

mang ra trao đổi, nó gắn liền với sự biến đổi của nh độ chuyên môn cao củangười lao động, sự tăng cường độ lao động và tăng lên của nhu cầu tiêu dùng

của xã hội; Nhân tố làm giảm giá trị sức lao động là sự tăng năng suất lao động

làm cho giá tư liệu tiêu dùng rẻ đi Trên thực tế, tiền công danh nghĩa có xuhướng tăng nhưng mức tăng đó nhiều khi không tăng kịp với mức tăgiá trị sứclao động trên thị trường Sự biến đổi lượng giá trị sức lao động chịu sự ảnh

hưởng của nhiều nhân tố Nhân tố làm tăng giá trị lao động như: trìng của giá cả

tư liệu tiêu dùng và dịch vụ Chính những yếu tố đó đã tác động qua lại với nhau

đã dẫn tới sự phức tạp của tiền công thực tế

Trang 25

1.3 Các loại thị trường lao động

Tuỳ vào các tiêu thức và mục đích nghiên cứu, thị trường lao động đượcchia thành nhiều loại khác nhau Trong đó có một số tiêu thức phân loại quantrọng sau:

- Dựa vào sự phân bố về mặt địa lý;

- Theo khả năng cạnh tranh của thị trường;

- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước.

* Trong điều kiện của Việt Nam, thị trường lao động được xác định theokhu vực gồm các loại sau:

- Khu vực I: Là khu vực chính thức ở đô thị, gồm các lao động ở các ngành,

lĩnh vực lớn của Nhà nước; Người lao động có trình độ chuyên môn, có việc làm

ổn định với mức lương cao, được hưởng chế độ đãi ngộ và đang là thị trường cósức hút lớn đối với người lao động;

- Khu vực II: Là khu vực phi chính thức ở đô thị, tồn tại rất đa dạng các

ngành nghề với chủ yếu là lao động phổ thông, vốn tự cung, tự cấp, không đượchưởng các chế độ đãi ngộ, nhưng đây lại là khu vực giải quyết được nhiều việclàm cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông;

- Khu vực III: Là khu vực lao động ở nông thôn, sức lao động chủ yếu ở

dạng lao động làm thuê do thiếu tư liệu sản xuất hoặc do dư thừa lao động;

- Khu vực thị trường xuất khẩu lao động: Là thị trường đang giữ vai trò

quan trọng ở nước ta hiện nay Bao gồm: Xuất khẩu lao động và chuyên gia ranước ngoài; Xuất khẩu lao động tại chỗ; và xuất khẩu hàng hoá (sức lao độngđược kết tinh trong hàng hoá)

1.4 Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường lao động Việt Nam

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động

Kinh tế thị trường phát triển đã mang lai những biến đổi to lớn trong tiếntrình lịch sử nhân loại Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, thị trườngnói chung và thị trường lao động nói riêng còn hạn chế, nhiều nhân tố tiêu cực

Trang 26

mà “bàn tay vô hình” không thể điều tiết được, đòi hỏi phải có sự tác động từmột “bàn tay hữu hình” - đó chính là Nhà nước.

Trên thị trường lao động, quản lý Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu bởi nóxuất phát từ tính đặc biệt của đối tượng mua bán là giá trị sức lao động - liênquan trực tiếp đến con người Sự ra đời và phát triển của thị trường lao động đã

có những đóng góp to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước,đáp ứng được những yêu cầu cho phần lớn người lao động và người sử dụng laođộng Song, trên thị trường lao động còn tồn tại những mặt trái vốn có của nónhư: cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng thất nghiệp gia tăng đòi hỏi cần

có sự can thiệp của Nhà nước để điều tiết các hạn chế đó

Mặt khác, nếu để thị trường lao động phát triển một cách tự do thì dẫn đếnthị trường phát triển một cách tự phát và hoạt động thiếu sự đồng bộ Vì thế,Nhà nước đóng vai trò điều tiết các hoạt động của thị trường nhằm đảm bảo chothị trường hoạt động có hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, nếu chỉ dựa vào sự điều tiết phân phối và sử dụng các nguồnlực của thị trường thì không đủ, thậm chí còn diễn ra tình trạng chèn ép, bóc lộtsức lao động, phân phối thu nhập bất hợp lý và thiếu sự công bằng giữa người sửdụng lao động và người lao động Nhà nước sẽ đóng vai trò như người điều tiếtcác quan hệ đó

Ở Việt Nam, sự tham gia của Nhà nước còn là điều kiện cần thiết để đảmbảo cho thị trường lao động Việt Nam phát triển theo đúng định hướng xã hộichủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra, đồng thời đảm bảo thực hiệnđược các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước Do đó, sự tham gia củaNhà nước với tư cách là nhà quản lý vĩ mô là hết sức cần thiết đối với quá trìnhhình thành và phát triển của thị trường lao động

1.4.2.Vai trò quản lý Nhà nước trong phát triển thị trường lao động

Sự tham gia của Nhà nước vào quá trình hình thành và phát triển của thịtrường lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan, được thể hiện ở các mặt sau:

- Nhà nước tác động vào thị trường lao động như một nhân tố bên trong củathị trường, trực tiếp tham gia vào việc hình thành và phát triển của thị trường

Trang 27

bằng cách tác động để thành lập các trung tâm dịch vụ đào tạo, giới thiệu việclàm, cung ứng lao động

- Nhà nước tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham giavào thị trường lao động được phát huy hết khả năng và thế mạnh của mình SongNhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các mệnh lệnh mà chỉđóng vai trò như một “bà đỡ”, bằng cách cho phép, bảo hộ và tạo mọi điều kiện

để các chủ thế được tham gia vào thị trường

* Các vai trò chính của Nhà nước trong thị trường lao động

- Tạo lập hệ thống thể chế thị trường lao động

- Điều tiết cung - cầu lao động

- Giải quyết các vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội

Ở Việt Nam, trong cơ chế thị trường, thị trường lao động được thừa nhận làmột thị trường chính thức với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trườngnói chung Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ phía thị trường, Nhà nước

đã từng bước thể chế hoá hoạt động của thị trường lao động, tạo lập môi trườngthuận lợi để thị trường phát triển Bằng những chủ trương, chính sách thiết thực,Nhà nước đang dần dẫn dắt thị trường lao động từng bước đi vào quỹ đạo hoạtđộng chung và góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước

1.5 Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển thị trường lao động

Đầu tiên phải khẳng định rằng, việc hình thành và phát triển thị trường laođộng là một tất yếu khách quan Tính tất yếu đó được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất là thị trường lao động chỉ được hình thành khi đã hội tụ đủ các

điều kiện mà Mác đã chứng minh, đó là: Phân công xã hội đạt đến một trình độnhất định; Người lao động có quyền tự do về thân thể, tự do bán sức lao động.Khi phân công lao động xã hội đã diễn ra sâu sắc với mức độ chuyên mônhoá cao đòi hỏi cần phải có sự hợp tác chặt chẽ trong quan hệ lao động giữangười bán sức lao động và người sử dụng lao động Quá trình mua bán sức laođộng và sự phân công lao động xã hội đó là tiền đề quan trọng để thị trường laođộng ra đời và phát triển như một tất yếu khách quan

Trang 28

Thứ hai là nền kinh tế hàng hoá càng phát triển càng thúc đẩy nhanh sự

hình thành và phát triển của thị trường lao động, nhằm đáp ứng được nhu cầuphát triển của cả người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo cho tínhnăng động tích cực trong sản xuất và phân bổ, sử dụng nguồn lực một cáchhiệu quả nhất của mối quan hệ cung cầu

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay nói riêng và các nước đang phát triểnnói chung, việc hình thành và phát thị trường lao động không chỉ giữ nguyêntính tất yếu mà còn là sự cần thiết đối với sự phát triển bởi một số lý do sau:

- Nền công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh đòi hỏi tính lưu độngnhiều hơn của sức lao động;

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất làm cho năngsuất lao động tăng, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn làm một

bộ phận lao động phải chuyển đổi công việc;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theongành kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng ngày càng hợp lý hơn.Như vậy, việc hình thành và phát triển thị trường lao động là một vấn để tấtyếu nhằm giải phóng sức lao động, phát huy tính năng động, sáng tạo của ngườilao động; phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực; góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế đất nước và bình ổn xã hội

1.6 Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số nước trên thế giới và địa phương trong nước

1.6.1 Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn Nhật Bản.

Nằm ở vùng Đông Bắc Á, Nhật Bản là nước tiến hành công nghiệp hoá sớmnhất Châu Á và thu đã được nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội củađất nước đi lên

Với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, một trongnhững giải pháp quan trọng để Nhật Bản phát huy nhân tố con người vào quá trìnhphát triển của đất nước là phát triển thị trường lao động thông qua chuyển dịch cơ

Trang 29

cấu kinh tế để giải quyết việc cho người lao động ở nông thôn Với chủ trương đó,Nhật Bản đã tiến hành một số biện pháp sau:

- Thứ nhất là chủ trương duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làmcho người dân ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ và tránhđược tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị Đây là biện pháp vừa giữ gìn vàphát huy được các ngành nghề truyền thống khỏi bị mai một vừa giải quyết được cácvấn đề kinh tế - xã hội

- Thứ hai là phát triển công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động Bên cạnh

việc phát triển các doanh nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản còn khuyến khích phát triểncác doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn Với hìnhthức này đã góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệptừng phần ở nông thôn trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa

- Thứ ba là phát triển các ngành dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn như: tín

dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp cũng đã thu hútđược rất nhiều lao động vào làm việc

Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trongviệc thu hút lao động nông thôn Nhật Bản vào làm việc Đây là cách giải quyết việclàm theo hướng “ly nông bất ly hương”, vừa tạo được việc làm, vừa tăng thu nhậpcho người dân địa phương mà còn góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn rútngắn khoảng cách chênh lệch với thành thị

1.6.2 Các giải pháp để giải quyết việc làm của Trung Quốc

Một trong những mục tiêu đặt ra của phát triển thị trường lao động là làm saotạo ra nhiều việc làm để mọi lao động đều có làm việc, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ

lệ thất nghiệp trong xã hội

Trung Quốc được coi là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới,nhưng với dân số quá đông, hiện nay Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều thửthách trong vấn đề giải quyết việc làm Có thể kể đến một số khó khăn sau:

- Số lượng người đến độ tuổi lao động không ngừng tăng lên trong khi tỷ lệviệc làm còn tương đối ít so với tốc độ tăng của cung lao động Nguyên nhân do:

Trang 30

+ Quá trình cải cách thể chế kinh tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp quốcdoanh dẫn đến tình trạng hàng loạt các công nhân bị giảm biên chế;

+ Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến số lượng người laođộng trong doanh nghiệp bị cắt giảm;

+ Quá trình đô thị hoá cao dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ nông thôn rathành phố kiếm việc làm gây áp lực về việc làm ở các đô thị

- Các dịch vụ việc làm còn nhiều bất cập, trong khi đó công tác quản lý đối vớicác loại hình dịch vụ môi giới việc làm chưa được thực hiện một cách có hiệu quả đãdẫn tới tình trạng tồn tại nhiều “trung tâm môi giới ma”, lừa đảo người dân lao động

- Quan niệm về việc làm còn lạc hậu, sự cạnh tranh giữa những người lao độngvào khu vực Nhà nước vẫn diễn ra hết sức quyết liệt (đặc biệt là các sinh viên khimới ra trường)

- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc chưa được hoàn thiện, trợ cấpthất nghiệp chưa đầy đủ (đặc biệt là mức trợ cấp ở các xí nghiệp quốc doanh là rấtthấp); ở các vùng nông thôn, những nông dân thất nghiệp và nghèo đói hầu nhưkhông được xã hội bảo trợ

Trước tình trạng đó, hiện nay Trung Quốc đã và đang tiến hành một số các giảipháp giải quyết vấn đề việc làm sau:

1 Thúc đẩy sự ra đời của các xí nghiệp dân doanh và tạo nhiều điều kiện

thuận lợi để các xí nghiệp này phát triển

2 Tăng cường điều chỉnh kết cấu ngành nghề, đặc biệt là đẩy mạnh ngành

dịch vụ phát triển, nâng cao tỷ lệ việc làm được giải quyết, trong đó đặc biệt chútrọng đến phát triển tại chỗ các ngành du lịch;

3 Điều tiết tốt tỷ lệ giữa đầu tư về vốn và đầu tư về sức lao động, xây dựng vàphát triển mô hình các nhà máy sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho laođộng địa phương;

4 Cải cách và hoàn thiện chế độ quản lý nhân tài

5 Tăng cường các dịch vụ việc làm, tiến hành hướng dẫn và đào tạo kỹ thuậtcho những người thất nghiệp để họ giỏi về một lĩnh vực nào đó, từ đó nâng cao được

sức cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm

Trang 31

1.6.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Cần Thơ

Từ năm 2002, Nhà nước đã cho thí điểm thực hiện đề án dạy nghề cho laođộng nông thôn ở một số tỉnh, đến nay đang thực hiện trên toàn quốc, hàng nămnhà nước cấp kinh phí về cho các tỉnh, các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực

tế của địa phương (học nghề, bố trí kinh phí, sự tham gia của các tổ chức, doanhnghiệp và đóng góp của người học ) để tổ chức đào tạo hiệu quả nhất

Đối với Cần Thơ, chương trình thực hiện theo phương châm dạy nghề theonhu cầu và khả năng của người học Học viên khi đăng ký đã được điều tra và tưvấn để học nghề theo ba hướng: tìm việc ở các cơ sở sản xuất, tự tạo việc làm và

đi xuất khẩu lao động Các đoàn thể lo người học, chính quyền xã lo địa điểm,các cơ sở đào tạo lo chương trình giảng dạy, ngành Lao động - Thương binh &

Xã hội lo kinh phí và phối hợp tổ chức

Năm 2002 với kinh phí 1,4 tỷ đồng, Cần Thơ dạy nghề được 2.206 người; năm

2003, kinh phí nâng lên 4 tỷ đồng để dạy nghề cho 5.000 người; năm 2004, kinh phí

là 8 tỷ đồng để dạy nghề cho 10.000 người; năm 2005 nâng lên 10 tỷ đồng, dạy nghềcho 15.000 người và tất cả các xã trong tỉnh đều có lớp dạy nghề Thời gian sau, chútrọng đào tạo nâng cao tay nghề giúp họ tự tạo được nhiều việc làm hơn

Cách làm của Cần Thơ rất hiệu quả với quy mô và loại hình đào tạo nghềngắn hạn cho nông dân trong thời gian trước mắt, giải quyết được tình trạng laođộng thiếu trình độ chuyên môn cơ bản Nhưng về lâu dài, Cần Thơ cũng nhưnhững địa phương muốn học theo mô hình này cần phải có một chiến lược đàotạo lâu dài để đáp ứng được đòi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tóm lại, thị trường lao động là thị trường có vai trò như là đầu tàu kéo theo

sự phát triển của các loại thị trường khác trong hệ thống thị trường Ở Việt Nam,việc hình thành và phát triển thị trường đang là vấn đề cấp thiết để thúc đẩy kinh

tế - xã hội phát triển Do đó, việc nắm vững những lý luận chung về thị trườnglao động cũng như tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới có

ý nghĩa như là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho qua trình phát triển thị trườnglao động Việt Nam trong thời gian tới

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

TỈNH THANH HÓA

2.1 Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động ở nước ta.

Thị trường lao động đã xuất hiện ở Châu Âu, thị trường lao động đã tồn tạihàng trăm năm nay, kể từ khi loài người bước sang hình thái kinh tế - xã hội Tưbản chủ nghĩa Song ở nước ta thị trường lao động mới chính thức được thừanhận và phát triển khoảng hơn 20 năm trở lại đây

2.1.1.1 Thị trường lao động Việt Nam trước đổi mới

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,chúng ta đã phủ nhận sự tồn tại của thị trường lao động, không thừa nhận sứclao động là hàng hoá, coi thị trường lao động là bóc lột, là tư bản chủ nghĩa, làchệch hướng xã hội chủ nghĩa

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước đóng vai trò duy nhất vàquyết định nhất trong giải quyết việc làm cho người lao động Vì thế, Nhà nước

đã thực hiện chính sách "mọi người đều có việc làm" nhằm đảm bảo cho tất cả các

lao động được làm việc và có thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình Với ýnghĩa đó, Nhà nước trực tiếp tham gia điều phối các quan hệ lao động, di chuyển laođộng bằng các mệnh lệnh hành chính, trực tiếp tuyển dụng lao động và quyết địnhmức lương của người lao động Song, tiền lương không được coi là giá cả sức laođộng, nhà nước trả lương cho người lao động tuỳ thuộc vào khả năng Ngân sách Nhànước Trên thực tế, với chính sách đảm bảo việc làm cho mọi lao động, Nhà nước

đã giải quyết được việc làm cho mọi người, thất nghiệp không là vấn đề được đặt ranhưng thiếu việc làm là vấn đề phổ biến nhất

Do sức lao động không được thừa nhận là hàng hoá nên tiền công, tiềnlương cũng không được coi là giá cả sức lao động, Nhà nước thực hiện phân

Trang 33

phối thu nhập theo phương pháp bình quân, đã không phát huy được tính tíchcực của mỗi lao động trong công việc nên việc sử dụng kém hiệu quả nguồn lựccon người và các nguồn lực khác là vấn đề tất yếu xảy ra.

Chính những quan niệm lệch lạc đó đã kiềm hãm không cho thị trường laođộng Việt Nam có điều kiện để hình thành và phát triển một cách tự nhiên nhưtính tất yếu vốn có của nó Do thiếu việc làm trong khi tiền lương thấp, nền kinh

tế chậm phát triển, mọi thứ đều trông chờ vào bao cấp của Nhà nước Nhưngtrên thực tế các hoạt động thuê mướn sức lao động vẫn diễn ra (đạp xích lô ),

"manh nha" cho sự ra đời của thị trường lao động Vì thế, trước năm 1986, thịtrường lao động Việt Nam hình thành và phát triển một cách bất hợp pháp, méo

mó và mang nặng tính tự phát

2.1.1.2 Thị trường lao động Việt Nam giai đoạn sau đổi mới đến nay

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được coi là đại hội của công cuộc đổimới đất nước Đại hội đã đánh dấu sự thay đổi về quan điểm, về tư duy lý luậncủa Đảng và Nhà nước ta, là sự khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển cácloại thị trường ở nước ta và trong đó có cả sự thay đổi về quan niệm đối với thịtrường lao động

Trong những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ

XX, nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường (hiện nay gọi lànền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa), đã thúc đẩy quá trình giảiphóng sức sản xuất, sức lao động của xã hội Nhà nước khuyến khích sự pháttriển của thành phần kinh tế tư nhân, người lao động được tự do tham gia vàokhu vực kinh tế này Đại hội VI đã thừa nhận và khẳng định sự tồn tại của thịtrường lao động như một tất yếu khách quan; Thừa nhận sức lao động là mộtloại hàng hoá đặc biệt, nó có cả giá cả và giá trị; Các yếu tố của thị trường laođộng được tạo lập theo cơ chế thị trường và Nhà nước cũng xây dựng hàng loạtcác chính sách mới nhằm thể chế hoá các hoạt động trên thị trường lao động Đây chính là những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thịtrường lao động nước ta

Trang 34

Một dấu mốc quan trọng nữa đối với sự hình thành và phát triển thị trường laođộng Việt Nam là Hiến pháp 1992 cũng đã thừa nhận sự tồn tại của thị trường laođộng, khẳng định quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động Đến năm

1993, thông qua cải cách chế độ tiền lương đã khẳng định vai trò của sức lao động,thừa nhận sức lao động là một loại hàng hoá và tiền lương chính là giá cả của hànghoá đấy; Năm 1995, sự ra đời của Bộ luật Lao động Việt Nam được coi là cơ sởpháp lý trực tiếp cao nhất, có vai trò quan trọng nhất làm nền tảng để phát triển thị

trường lao động Bộ luật đã ghi nhận: "Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ

chủ doanh nghiệp nào ở bất kỳ nơi đâu nếu không bị pháp luật cấm"; và "Các chủ doanh nghiệp có quyền thuê mướn bất kỳ người lao động nào thông qua đàm phán trực tiếp hoặc thông qua các trung tâm việc làm và có quyền gia tăng hoặc cắt giảm

số lượng nhân công cho phù hợp với đòi hỏi của hoạt động kinh doanh phù hợp với pháp luật" Và đây cũng là văn bản pháp lý lần đầu tiên quy định cụ thể các vấn đề

về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương tối thiểu, các điều kiệnbảo hộ lao động Với sự ra đời của Bộ luật Lao động và hệ thống các chính sách thịtrường đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường lao độngnước ta để thị trường lao động thực sự tham gia và phát triển đồng bộ trong hệ thốngcác loại thị trường đang tồn tại ở nước ta

Hiện nay, sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, thị trường lao động nước tađang trên đà phát triển và hoàn thiện, đã góp phần rất lớn đối với phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước trong thời gian qua

2.1.2 Một số nét khái quát về thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay

Dù đã có một thời gian khá dài chúng ta không thừa nhận sự tồn tạicủa thị trường lao động trong nước, song với đường lối phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ của thị trường lao động trong những năm qua

2.1.2.1 Thực trạng cung lao động

Trang 35

Bảng 1 Dân số Việt Nam qua các cuộc điều tra dân số

Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Năm 2005 Dân số

Nghìn

người

% so với tổng

Nghìn người

% so với tổng

Nghìn người

% so với tổng

Nghìn người

% so với tổng Dưới tuổi

Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1970, 1989, 1999 và 2005.

Do hậu quả của bùng nổ dân số từ những năm cuối thế kỷ trước, Việt Nam vẫnđược coi là nước có dân số đông, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động nhiều và khôngngừng được bổ sung thêm hàng năm Trong khi đó, dân số nước ta vẫn tiếp tục giatăng, theo Tổng cục thống kê, năm 2003, dân số nước ta là 80.782 nghìn người; đếnnăm 2006, con số này đã tăng lên tới 83.892.200 nghìn người trong đó có gần 44triệu dân số trong độ tuổi lao động, trung bình hàng năm lực lượng lao động cả nướcđược bổ sung khoảng gần 1,2 triệu người/năm Do đó, cung lao động nước ta vẫn cóquy mô lớn vào thời gian tới đồng thời gây sức ép lớn về việc làm đối với xã hội.Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cũng đang có những thay đổi theo chiều hướng có lợicho sự phát triển của thị trường lao động

Bảng 2: Phân bố lực lượng lao động của các vùng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT)

Trang 36

Đơn vị: % so với lực lượng lao động

Năm Cả nước Thành thị Nông thôn Năm 1996

Nguồn: Thống kê Lao động - Việc làm 1996, 2002, 2004 - Bộ LĐTB&XH

Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động cótrình độ ngày càng tăng lên, nếu như năm 1996, cả nước chỉ có 12,3 % lao động

có trình độ từ sơ cấp trở lên thì đến năm 2004, con số này đã tăng lên 22,5%.Nhìn chung với tỷ lệ này thì biểu hiện của cung lao động Việt Nam là thiếu laođộng có tay nghề, đặc biệt là lao động có tay nghề cao

Mặt khác, lao động nông thôn và thành thị luôn có sự chênh lệch vốn cónhư một thuộc tính cố hữu trong mối quan hệ giữa hai khu vực này Tỷ lệ laođộng có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở thành thị chiếm 46,1 % trong khi ởnông thôn con số này chỉ có 15% (năm 2004) Cả thành thị và nông thôn tỷ lệlao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang có xu hướng giảm nhưngcòn chậm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Vì thế trong thời gian tới, đặc biệt làkhi Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động, lao động có trình độ là vấn

đề cần được quan tâm hàng đầu, với mục tiêu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ laođộng qua đào tạo lên 40%

Nhìn chung sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta đang diễn ra theo chiềuhướng tích cực, song quá trình diễn ra còn chậm

Bảng 3 Phân bố nhân lực hoạt động kinh tế cả nước theo 3 nhóm ngành

Đơn vị: %

Trang 37

2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm và tăng dần tỷ trọng lao độngkhu vực công nghiệp và dịch vụ Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động ở các khuvực sẽ thay đổi theo hướng: giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp còn mức 50%; tỷtrọng lao động công nghiệp tăng lên mức 23% - 24%; tỷ trọng lao động dịch vụ tăng

ở mức 26% - 27%

Như vậy trong những năm tới quy mô cung lao động của nước ta sẽ tiếptục tăng với tốc độ nhanh nhưng sẽ có sự thay đồi về cơ cấu cung lao động laođộng theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn Đây sẽ chính là một lợi thếquan trọng để thị trường lao động Việt Nam phát triển một cách hoàn thiện vàtiến bộ hơn

2.1.2.2 Thực trạng cầu lao động

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp có số dân vào dạng đông nhấttrong khu vực Đông Nam Á, do đó Việt Nam cũng có một nguồn lực lao độngrất dồi dào Và như đã phân tích ở trên, trong những năm tới cung lao động nước

ta vẫn sẽ tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước khá cao và ổn định, cùng hiệu quả

từ các chương trình tạo việc của Nhà nước trong thời gian qua đã góp phần làmcho tổng cầu lao động của nền kinh tế quốc dân có xu hướng tăng lên Năm

1996, nếu tổng cầu lao động gần 35,8 triệu thì đến năm 2006, con số này đã đạt

ở mức 45 triệu người Song so với tốc độ gia tăng của cung lao động thì cầu laođộng vẫn chưa thể đáp ứng được nên đã dẫn đến tình trạng mất cân đối lớn giữacung và cầu trên thị trường lao động

Hiện nay, Nhà nước cũng có nhiều biện pháp để kích cầu lao động nhưkhuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ;đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; duy trì và phát triển các nghề truyền

Trang 38

thống ở nông thôn để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khuyến khích họtham gia tích cực vào thị trường lao động Năm 2003, chúng ta đã tạo đượcviệc làm mới cho hơn 1,5 triệu lao động, hướng phấn đấu đến năm 2010 giảiquyết việc làm cho khoảng 8 triệu lao động, bình quân 1,6 triệu lao động/năm.Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm quan trọng như:Chương trình Quốc gia về việc làm; Chính sách khuyến khích đầu tư vào nhữngngành thu hút nhiều lao động; Khai trương các hội chợ việc làm để các doanhnghiệp tuyển dụng lao động Song do cung lao động quá lớn và có xu hướngtăng nên trong thời gian tới cầu lao động vẫn chưa thể đáp ứng được so với tốc

độ gia tăng của cung lao động

2.1.2.3.Thực trạng thất nghiệp và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động

Do cung và cầu lao động có sự chênh lệch lớn nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếuviệc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc ở nước ta

Xem Bảng 4 và Bảng 5, chúng ta thấy có thể thấy được một số thay đổi về thất

nghiệp ở nước ta như sau:

Ở khu vực nông thôn, đặc trưng lớn nhất trong sử dụng lao động là laođộng theo mùa vụ nên sẽ có một khoảng thời gian nhàn rỗi gọi là "nông nhàn" Thời gian lao động ở nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện sản xuất và trình

độ thâm canh tăng vụ khác nhau của mỗi địa phương Số mùa vụ khác nhau tấtyếu sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ thời gian lao động giữa các vùng với nhau.Điều này được thể hiện theo Bảng 4, ví dụ ở Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ, điềukiện tự nhiên khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, do

đó tỷ lệ thời gian lao động còn thấp hơn so với các vùng khác trong nước;

Nhìn chung, trong những năm qua, tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nôngthôn có xu hướng tăng, song năm 2005 mới chỉ chiếm 80,65% và tăng lên81,79% so với tổng thời gian làm việc vào năm 2006 Vì vậy, vấn đề tăng tỷ lệthời gian làm việc ở khu vực nông thôn là vấn đề rất cần thiết để tránh trình

trạng di dân tự phát và góp phần sử dụng được tối đa sức lao động vào sản xuất

Trang 39

Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng thời gian của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn theo vùng

Đơn vị: %

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Sơ bộ2006

Nguồn: Tổng cục thống kê, Thống kê Lao động – Dân số thời kỳ 1996 - 2006

Bảng 5: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị phân theo vùng

Trang 40

Nam Trung Bộ 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5.52 5.36 Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 Đồng bằng sông

Nguồn : Tổng cục thống kê, Thống kê Lao động – Dân số thời kỳ 1996 – 2006.

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Phân bố lực lượng lao động của các vùng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 2 Phân bố lực lượng lao động của các vùng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) (Trang 35)
Bảng 3. Phân bố nhân lực hoạt động kinh tế cả nước theo 3 nhóm ngành - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 3. Phân bố nhân lực hoạt động kinh tế cả nước theo 3 nhóm ngành (Trang 36)
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng thời gian của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn theo vùng - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 4 Tỷ lệ sử dụng thời gian của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn theo vùng (Trang 39)
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thanh Hoá (tính theo GDP, giá hiện hành) - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 6 Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thanh Hoá (tính theo GDP, giá hiện hành) (Trang 48)
Bảng 7 : Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP- tính theo giá hiện hành) - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 7 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP- tính theo giá hiện hành) (Trang 49)
Bảng 10. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật - Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá
Bảng 10. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w