NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN Bài Thu Hoạch Môn: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Trang 1NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN
BÀI THU HOẠCH MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC LỚP: K9.2024.TC.NVSP GIẢNG VIÊN
Họ và tên : NGUYỄN DU TRƯỜNG NGUYÊN
Ngày sinh : 27/09/1979
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
GIẢNG VIÊN: LƯU THỊ BÍCH HƯƠNG
Năm 2024
Trang 2NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN Bài Thu Hoạch Môn: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
ĐỀ BÀI
Vấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phương tiện và công
nghệ trong dạy học đại học
Vấn đề 2: Hãy liệt kê các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và
lợi ích của các phần mềm đó
Trang 3Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
MỤC LỤC Vấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phương tiện và công nghệ
trong dạy học đại học
1 Khái niệm về phương tiện
2 Phương tiện dạy học
3 Phương tiện kỹ thuật dạy học
4 Phân loại phương tiện dạy học:
a Phương tiện dạy học truyền thống
b Phương tiện dạy học hiện đại
c Phương tiện dạy học đa phương tiện
II VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC:
1 Vai trò của phương tiện dạy học trong giáo dục đại học:
a Vai trò của phương tiện trong việc dạy
b Vai trò của phương tiện trong việc học
c Vai trò của phương tiện trong giáo dục từ xa
d Vai trò của phương tiện trong giáo dục đặc biệt
2 Vai trò của công nghệ trong dạy học đại học:
Vấn đề 2: Hãy liệt kê các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và lợi ích
của các phần mềm đó
III CÁC PHẦN MỀM HIỆN NAY ĐANG SỬ DỤNG, ỨNG DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA CÁC PHẦN MỀM ĐÓ
1 Ứng dụng xây dựng bài giảng
2 Ứng dụng sử dụng công nghệ trong quản lý lớp học
3 Ứng dụng tổ chức thi và chống gian lận thi cử
4 Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh
5 Ứng dụng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin
Trang 4SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1 Khái niệm về phương tiện
Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy
Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt mục đích đó Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động Phương tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện
2 Phương tiện dạy học (PTDH)
PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm
Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PTDH PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo
ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của giáo viên và học viên
PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học
PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố phương tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để thực hiện
Trang 5nhiệm vụ dạy học Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được sử dụng trong dạy học như là cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này
Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng phương tiện phù hợp với nội dung giảng dạy, đảm bảo đúng thời điểm và phù hợp với mức độ tiếp thu của học sinh Bên cạnh đó, việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn và hạn chế sử dụng quá nhiều lần một phương tiện sẽ tránh cho học sinh cảm giác nhàm chán
Nhìn chung, phương tiện dạy học không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ, mà còn giúp xây dựng một môi trường học tập năng động và thú vị, thúc đẩy học sinh tham gia tích cực, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức
3 Phương tiện kỹ thuật dạy học
Phương tiện kỹ thuật dạy học là tập hợp các khách thể được vật chất hóa, mô hình hóa nội dung của đối tượng dạy học bởi công nghệ mới, bao gồm các phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho giáo viên tác động đạt hiệu quả sư phạm, giúp người học lĩnh hội thông tin học tập một cách sâu sắc, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất trí tuệ và các phẩm chất nhân cách khác
4 Phân loại phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên truyền tải kiến thức một cách hiệu quả và sinh động Các phương tiện dạy học có thể chia thành ba loại chính: truyền thống, hiện đại, và đa phương tiện, mỗi loại phục vụ những mục tiêu riêng và có ưu điểm cụ thể trong quá trình giảng dạy
a Phương tiện dạy học truyền thống:
Phương tiện dạy học truyền thống bao gồm những công cụ, dụng cụ, thiết bị,
mô hình và tài liệu được sử dụng từ lâu trong hệ thống giáo dục nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập Đây là những phương tiện cơ bản, dễ sử dụng, tạo nền tảng cho việc truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và có hệ thống
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Đây là công cụ chủ yếu trong phương pháp dạy học truyền thống Giáo viên sử dụng sách giáo khoa để cung cấp kiến thức nền tảng, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và hình thành kỹ năng học tập
Trang 6- Bảng đen, phấn: Bảng đen và phấn là phương tiện trực quan, dễ tiếp cận, giúp giáo viên minh họa và giải thích nội dung bài học một cách cụ thể
và dễ hiểu
- Hình ảnh, biểu đồ: Sử dụng tranh ảnh, biểu đồ là cách để minh họa các khái niệm phức tạp, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả hơn
- Máy chiếu: Đối với các bài giảng có nội dung phức tạp, máy chiếu (thường dùng slide) giúp truyền tải thông tin trực quan, nâng cao khả năng tập trung và hiểu bài của học sinh
Dù phương tiện truyền thống có nhiều ưu điểm như tính phổ biến, dễ áp dụng
và chi phí thấp, chúng cũng có những hạn chế Cụ thể, phương pháp này thường mang tính một chiều, nơi giáo viên chủ động và học sinh thụ động tiếp thu Ngoài ra, do ít tích hợp công nghệ, việc giảng dạy có thể trở nên đơn điệu và thiếu tính tương tác Tuy nhiên, các phương tiện truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi kết hợp với phương pháp hiện đại để tạo ra môi trường
học tập phong phú và hiệu quả
b Phương tiện dạy học hiện đại:
Phương tiện dạy học hiện đại bao gồm các công cụ và công nghệ tiên tiến, giúp tối ưu hóa quá trình dạy và học, nâng cao hiệu quả và trải nghiệm học tập Các phương tiện này tập trung vào việc tạo ra môi trường học tích cực, kích thích sự tham gia chủ động của người học
- Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Được áp dụng rộng rãi với các công cụ như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, và phần mềm hỗ trợ học tập, ICT giúp mở rộng nguồn tài nguyên học liệu và tạo cơ hội học từ
xa, đặc biệt hữu ích cho học sinh trong thời kỳ công nghệ phát triển
- Lớp học trực tuyến và E-learning: Sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến như Zoom, Google Classroom và các hệ thống quản lý học tập (LMS) giúp giáo viên dễ dàng tổ chức bài giảng, đánh giá và giao tiếp với học sinh,
hỗ trợ học sinh tự học và rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin
- Ứng dụng công nghệ tương tác: Các công cụ như bảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cho phép học sinh tương tác trực tiếp với nội dung bài học, từ đó tăng cường sự hiểu biết
và kỹ năng thực hành
Trang 7- Thiết bị di động và ứng dụng học tập: Điện thoại thông minh và máy tính bảng giúp học sinh dễ dàng truy cập nội dung học tập qua các ứng dụng và tài liệu số, giúp mở rộng không gian học và cho phép học tập linh hoạt mọi lúc mọi nơi
- Phần mềm quản lý lớp học: Hỗ trợ giảng viên quản lý tiến trình học tập của học sinh, theo dõi đánh giá, và điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo năng lực tiếp thu, khả năng tư duy của học sinh, giúp tạo môi trường học cá nhân hóa và hiệu quả hơn
Việc tích hợp các phương tiện hiện đại không chỉ giúp giảng viên nâng cao khả năng giảng dạy mà còn khuyến khích học sinh tham gia tích cực, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tế, giúp họ dễ dàng thích ứng với yêu cầu của thế giới hiện đại
c Phương tiện dạy học đa phương tiện
Phương tiện dạy học đa phương tiện là những công cụ kết hợp nhiều loại tài nguyên, như hình ảnh, âm thanh, video, và phần mềm tương tác, để nâng cao hiệu quả giảng dạy Đây là công cụ quan trọng giúp biến quá trình học trở nên sống động, thú vị và hấp dẫn hơn đối với người học
Các phương tiện đa phương tiện nổi bật thường bao gồm:
- Phần mềm trình chiếu: PowerPoint, Prezi, hoặc Canva giúp giảng viên minh họa bài giảng bằng hình ảnh, biểu đồ và video, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu
- Ứng dụng học trực tuyến: Zoom, Microsoft Teams, và Google Meet cho phép tổ chức lớp học trực tuyến, tạo cơ hội tương tác giữa giảng viên
và học sinh từ xa
- Phần mềm quản lý học tập (LMS): Mona eLMS và Canvas hỗ trợ lưu trữ tài liệu, theo dõi tiến trình học tập và đánh giá kết quả học tập
- Công nghệ thực tế ảo (VR): VR và AR tạo ra các trải nghiệm học tập thực tế, sinh động, giúp học sinh hiểu bài giảng thông qua mô phỏng 3D và tương tác thực tế
Sử dụng phương tiện đa phương tiện giúp:
- Tăng cường hứng thú học tập: Đa phương tiện giúp bài giảng sống động và thú vị hơn, khuyến khích học sinh tích cực tham gia và tự học
Trang 8- Phát triển kỹ năng toàn diện: Học sinh có thể cải thiện các kỹ năng như phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề thông qua các trải nghiệm thực hành, tương tác trực tiếp
- Tối ưu hóa thời gian và hiệu quả giảng dạy: Giảng viên có thể truyền tải nội dung nhanh hơn, nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác và đầy đủ, nhờ vào
tính trực quan và khả năng tương tác của đa phương tiện
II VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC:
1 Vai trò của phương tiện dạy học trong giáo dục đại học:
a Vai trò của phương tiện trong việc dạy:
Phương tiện dạy học đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được
Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất
b Vai trò của phương tiện trong việc học
Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp dạy học chính quy không có thầy giáo hay dùng để học nhóm
Trong giáo dục không chính quy (đào tạo từ xa), các phương tiện như video cassette và các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để tự học tại chỗ làm việc hay nhà riêng
Việc học theo nhóm trên lớp có liên quan chặt chẽ với việc tự học Các học sinh học tập cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án họ sẽ
có trách nhiệm cao hơn trong học tập
Các công nghệ dạy học mới như phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào khả năng nhận thức của bản thân trong học tâp Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy giáo có nhiều thời gian để chẩn đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các cá nhân hay dạy kèm một người hay một nhóm nhỏ Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động như vậy phụ thuộc vào chức năng
Trang 9giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học Trong một vài trường hợp , nhiệm
vụ dạy học hoàn toàn có thể giao cho phương tiện dạy học
c Vai trò của phương tiện trong giáo dục từ xa
Giáo dục từ xa đang được phát triển rất nhanh trên phạm vi thế giới làm cho việc dạy học được tiến hành không còn phụ thuộc vào biên giới, thành phố hay quốc gia Ở các nước công nghiệp phát triển, việc đào tạo - học suốt đời là một yêu cầu bức bách vì khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh đòi hỏi người lao động phải luôn luôn nâng cao nghiệp vụ của mình mới có thể tiếp tục làm việc được
Giáo dục từ xa được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thương mại, kĩ nghệ, y
tế, hành chính quốc gia Thông qua đó các học viên được nâng cao trình độ và được cung cấp các thông tin mới nhất về nghề nghiệp Hiện nay, nhiều trường đã áp dụng giáo dục từ xa để dạy các học viên có trình độ khác nhau ở các vùng xa xôi hẻo lánh
Đặc tính riêng của giáo dục từ xa là có sự ngăn cách giữa giáo viên và các học sinh trong quá trình dạy học Như thế nội dung giáo trình chỉ được chuyển giao thông qua phương tiện dạy học Phương tiện dạy học từ xa có thể chủ yếu là các phương tiện in (sách, phiếu kiểm tra, phiếu hướng dẫn hay các thuật toán )
Ngày nay, một loạt các phương tiện dạy học mới như băng âm thanh, băng video, phần mềm máy vi tính, đĩa video và các video tương tác được gửi tới các học sinh ở xa kèm theo các tài liệu hướng dẫn Do sự phát triển nhanh của các phương tiện truyền thông như hệ thống thiết bị TV, Radio giảng bài từ xa, thiết bị hội nghị
từ xa (Video Konfrenz) được áp dụng tạo nên một loại dạy học từ xa "trực tiếp" vì chúng cho phép giáo viên và học sinh trao đổi với nhau trong quá trình dạy học
d Vai trò của phương tiện trong giáo dục đặc biệt
Phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục các học sinh khuyết tật Các trẻ em bị khuyết tật cần có sự xử lí giáo dục đặc biệt Các trẻ em chậm phát triển trí tuệ cần có các khóa học được cấu trúc cao bởi vì khả năng tiếp thu và tổ hợp các thông điệp vào bộ nhớ có nhiều hạn chế
Các học sinh nghe kém và nhìn kém cần nhiều tư liệu học tập khác nhau Phải tăng cường các phương tiện nghe cho các em nghe kém hơn là các học sinh bình thường Các sách "nói" (băng âm thanh kể chuyện, giảng bài, hướng dẫn ) rất cần cho học sinh nhìn kém để họ sử dụng trên lớp hay tại gia đình
Trang 10Đối với giáo dục đặc biệt, các phương tiện dạy học phải được lựa chon thích hợp với các yêu cầu khả năng riêng của từng loại học sinh khuyết tật
Ngày nay, có xu hướng đưa các học sinh khuyết tật vào học chung trong các lớp học của học sinh bình thường để các em đó hòa nhập với cộng đồng, không cảm thấy bị phân biệt đối xử trong xã hội Để làm được việc dó, phải thiết kế các phương tiện đặc biệt cho các học sinh đặc biệt này để bù cho các khiếm khuyết về sinh lí và trí tuệ của họ, đảm bảo cho họ có thể tham gia các lớp học bình thường
2 Vai trò của công nghệ trong dạy học đại học:
Xu thế giáo dục hiện đại một lần nữa ta phải khẳng định một điều là vai trò của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng vô cùng to lớn Vai trò đó được thể hiện ở những khía cạnh chính sau đây:
- Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục mở,
giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Công nghệ giúp con người tiếp cận
thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu
về thời gian Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó người đọc có được cái nhìn phổ quát, có cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếp giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào Tài nguyên học liệu
mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đaị
- Thứ hai, người dạy và học dễ dàng thu thập, tổng hợp, lưu trữ được lượng kiến
thức phong phú đa dạng và được cập nhật thường xuyên: Với giáo dục truyền
thống, sinh viên tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình và ngồi nghe giáo viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet, chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả tra cứu sau một cú click chuột Công nghệ giúp truy cập tức thời tới các nguồn tri thức, từ kiến thức phổ thông tới tri thức học thuật đều có thể dễ dàng tìm kiếm và
áp dụng trong các quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines) như Google Search, Google Scholars, Google