1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn chuyên Đề sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Đại học

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Phương Tiện Và Công Nghệ Trong Dạy Học Đại Học
Tác giả Hồ Thị Thiền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

BÀI TẬP LỚNChuyên đề: Sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đại họcChủ đề: Sử dụng kết hợp một số ứng dụng của Google trong giảng dạy.. Việc ứng dụng Công nghệthông tin và truyề

Trang 1

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TẬP LỚN

CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ

TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Họ và tên: Hồ Thị Thiền

Ngày sinh: 20/07/1998

Nơi sinh: Huyện Hải Lăng – Tỉnh Quảng Trị

Năm 2024

Trang 2

ĐỀ BÀI TẬP LỚN Chuyên đề: Sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đại học

Đề bài học phần: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học

đại học (Anh/chị chọn 01 trong 12 chủ đề dưới đây):

1 Sử dụng kết hợp một số ứng dụng của Google trong giảng dạy

2 Tìm kiếm nhanh và hiệu quả với các công cụ tìm kiếm: Google Search,Bing

3 Một số kỹ thuật nâng cao trong Microsoft PowerPoint

4 Một số chức năng nâng cao trong Microsoft Word

5 Lập trình VBA trong Microsoft Excel

6 An toàn thông tin khi kết nối Internet

7 Phần mềm mã độc (Malware)

8 Chức năng của máy chiếu và hướng dẫn sử dụng máy chiếu hiệu quả

9 Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System)

10.Phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội tronggiảng dạy

11.Một số lỗi phần cứng và phần mềm thường gặp khi sử dụng laptop vàdesktop

12.Một số phần mềm dạy học

Trang 3

BÀI TẬP LỚNChuyên đề: Sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đại học

Chủ đề: Sử dụng kết hợp một số ứng dụng của Google trong giảng dạy.

Bài làm:

I LỜI MỞ ĐẦU

Từ những năm cuối thập niên 1960 của thế kỉ XX đến nay, Công nghệthông tin và truyền thông đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực khoa học và đời sống.Công nghệ thông tin và truyền thông thúc đây sự phát triển mạnh mẽ của mọilĩnh vực, trong đó có lĩnh vực khoa học giáo dục Việc ứng dụng Công nghệthông tin và truyền thông trong giảng dạy, học tập, quản lí giáo dục đang đượctriển khai rộng rãi ở mọi loại hình cơ sở đào tạo của nước ta và thế giới

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng vớiđòi hỏi ngày càng cao của xã hội về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin củamọi người, đặc biệt là đối với sinh viên, những người sẽ tiếp cận trực tiếp với sựphát triển mạnh mẽ của xã hội thì một trong những biện pháp quan trọng là đổimới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong việc tiếpthu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng Để đảm bảođược yêu cầu này, giảng viên phải đổi mới áp dụng các phương pháp dạy họctiên tiến, đổi mới cách chuẩn bị và sử dụng bài giảng Hiện nay có khá nhiềuứng dụng phục vụ cho công tác giảng dạy đại học giúp cho giảng viên có thểtiếp cận với công nghệ và từng bước đưa sinh viên của mình đến gần hơn vớicác công cụ hỗ trợ tốt cho việc dạy và học trên giảng đường đại học

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Hiểu về công nghệ dạy học

Khái niệm Technology - Công nghệ (bắt đầu được đưa vào sử dụng năm

1859, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp có gốc từ Téchnẽ nghĩa là nghệ thuật, sự lànhnghề, kỹ xảo) mang nội hàm sau:

 Tổ hợp các phương pháp chế tác, sản xuất, gia công nhằm làm thayđổi trạng thái, thuộc tính, hình thức của nguyên vật liệu hay bán sản phẩm đượcthực hiện trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm;

 Khoa học giải thích những quy luật vật chất, hoá học, cơ chế nhằmmục đích xác định và vận dụng các quá trình sản xuất trong thực tiễn sao chohiệu quả và kinh tế nhất (Đại Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, 1985, tr.1321-1322);

 Tên gọi chung cho những phương pháp gia công, chế tạo, làm thayđổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm dùngtrong quá trình sản xuất để tạo thành phẩm: chuyển giao công nghệ (Đại Từ điểnTiếng Việt - Nguyễn Như Ý, Chủ biên, 1999, tr.456)

Thuật ngữ công nghệ dạy học: bao gồm các cách tổ chức các hoạt động,các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong quá trình giáo dục để đạt được mụctiêu giáo dục

Phương tiện (dụng cụ, vật liệu) dạy học trực quan Thiết bị (dụng cụ) thínghiệm, thực hành

Thiết bị (phương tiện) kỹ thuật phục vụ dạy học Các công cụ (phần mềm)phục vụ dạy học Truyền thống (cổ điển) - Hiện đại (tiên tiến)

Kỹ thuật dạy học là nói đến những phương tiện, kinh nghiệm, thủ thuật,

hệ thống và trình tự các thao tác của giáo viên được sử dụng trong quá trình tổchức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Kỹ thuật dạy học phụ thuộcvào phương tiện, điều kiện dạy học cụ thể và nó thể hiện trình độ tay nghề củagiáo viên

Trang 5

Tương tác là nói đến sự hợp tác, cộng tác, tác động qua lại giữa các thành

tố của hệ thống dạy — học; bao gồm: giáo viên, học sinh, mục tiêu, chươngtrình - nội dung, phương pháp dạy học, và kiểm tra - đánh giá

2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay

Phương tiện kỹ thuật có vai trò to lớn trong quá trình dạy - học, nó gópphần đối mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy - học và đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên đại học

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục

mở, giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Công nghệ thúc đẩy một nềngiáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách,thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Chương trình giáo dục mởgiúp con người trao đồi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả Học và dạyhiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khácnhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó người đọc có được cái nhìn phổquát, có cơ hội đảo sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu

xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếpgiúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn Đi kèm với giáo dục

mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thứchiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào Tài nguyên học liệu mở làmột xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại

Thứ hai, người dạy và học dễ dàng thu thập, tông hợp, lưu trữ được lượngkiến thức phong phú đa dạng và được cập nhật thường xuyên: Với giáo dụctruyền thống, sinh viên tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình vàngồi nghe giáo viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng nàyđược cung cấp trực tuyến qua kết nối internet Công nghệ giúp truy cập tức thờitới các nguồn tri thức, từ kiến thức phô thông tới tri thức học thuật đều có thể đễdàng tìm kiếm và áp dụng trong các quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống

Trang 6

tra cứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines) như Google Search,Google Scholars, Google Books, các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus, cácmạng xã hội học thuật như Academia, Resarch Gates, Điều này đóng một vaitrò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục giúp cá nhân hóa học tập, rèn luyện,nâng cao tinh thần học tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn, nhằm phát huytối đa tính sáng tạo của minh.

Thứ ba là mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập nghiêncứu linh động: Người học có thê tự học ở mọi lúc (bất kế thời gian nào được cho

là phù hợp với từng cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối Internetvới chương trình trực tuyến, hoặc có thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại(khi không có kết nối internet) Qua đó góp phần tạo ra một xã hội học tập rộnglớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinhnghiệm suốt đời

Thứ tư là vai trò trong việc thúc đấy phát triển năng lực cá nhân: Với sựthuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơ hội chongười học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năngkhiếu, sở thích, từ đó phát triển theo thế mạnh của từng người Chính điều đó sẽthúc đây sự phát triển của các tài năng Bên cạnh đó, với công nghệ phù hợp,hấp dẫn nên dễ dàng gắn kết người học Các thiết bị như máy tính, máy tínhbảng, điện thoại thông minh có kết nối Internet đều là những công cụ mà ngườihọc có thể sử dụng ở nhà hay bất cứ đâu ngay cả trên đường di chuyên Do đó,người học sẽ thoải mái và tích cực hơn khi dùng các công cụ này để kết nối vớibạn học, thầy cô và với nhà trường Sử dụng công nghệ trong lớp học giúpngười học dễ dàng biểu thị mối quan tâm, sự chú ý, những mong đợi và thái độtích cực với việc học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học

Thứ năm là vai trò trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học côngnghệ: Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong quản trị hoạt độngnghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong các trường đại học bao gồm

Trang 7

các nội dụng cơ bản như: Ứng dụng trong quản trị việc đăng ký và cấp mã sốcác để tài nghiên cứu khoa học công nghệ; Ứng dụng trong quản trị hoạt độngnghiên cứu khoa học của chủ thể nghiên cứu khoa học;, Như vậy, các trườngđại học, làm tốt việc ứng dụng công nghệ trong quản trị hoạt động nghiên cứu vàchuyển giao khoa học công nghệ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứukhoa học và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người làm công tác nghiên cứukhoa học, qua đó cũng nâng tầm vị thế, khẳng định được thương hiệu, xây dựngđược hình ảnh của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Thứ sáu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhânlực, thích ứng nhanh với công việc trong tương lai: Xu hướng giáo dục và đảotạo ngày nay là đào tạo đi đôi với sử dụng, dạy nghề đi đối với hướng nghiệpngày càng trở nên phô biến đối với các trường đại học ở trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục có tácđộng trực tiếp đến nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo điềukiện mở rộng hợp tác lao động Việc hợp tác lao động trên thị trường, sẽ tạo sựliên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - người học, mang lại lợi ích cho tất cảcác các bên: Đối với người học, được cam kết tuyển dụng ngay sau khi tốtnghiệp Đối với nhà trường, sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín và vị thế trên thịtrường giáo dục, đồng thời ngày càng thu hút được người học Đối với doanhnghiệp, mô hình này sẽ giúp họ chủ động nguồn nhân lực được đào tạo bài bảntheo đúng yêu cầu của doanh nghiệp

Như vậy, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập hay nói cáchkhác việc đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các công nghệ tiêntiến, hiện đại sẽ là nền tảng để cung ứng được nguồn nhân lực dồi đào có chấtlượng cao cho nền kinh tế thị trường hiện nay

Trang 8

3 Cách sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong giảng dạy đại học

Muốn hoạt động thực hiện có hiệu quả cần tập trung vào một số vấn đề cơbản sau:

Một là, đối với người dạy, xác định và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy

học phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài giảng Theo đó, phươngtiện dạy học phải bảo đảm cho người học tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹxảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, chuyên đề học,bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên

lý sư phạm cơ bản Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiếnthức cho học viên, phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy,thúc đây khả năng tiếp thu năng động của người học Người giảng viên phải xácđịnh được vai trò của phương tiện kỹ thuật với tư cách là công cụ hỗ trợ quátrình giảng dạy Một bài giảng được coi là thành công không chỉ giúp cho ngườihọc ghi nhớ được nội dung bài giảng, gợi mở, bồi dưỡng, hình thành kỹ năngliên hệ lý luận với thực tiễn; hình thành niềm tin cho người học

Hai là, bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng dụng phương tiễn kỹ thuật dạy

học cho giảng viên Trong bối cánh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin hiện nay Đòi hỏi người giảng viên phải tự hoàn thiện chính mình về mọimặt, trong đó cần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy, nghiên cứu khoa học; thường xuyên cập nhật thông tin mới trong dạy học,định hướng những thông tin khoa học, tài liệu tin cậy trên mạng Intenet đểngười học khai thác, sử dụng Thường xuyên viết, trao đối, hướng dẫn học thuật,nghiên cứu khoa học với sinh viên trên mạng nội bộ (LAN), rút ngắn khoảngcách giữa thầy và trò trong đảo tạo hiện nay Do vậy, người giảng viên phải tíchcực, chủ động, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, chuyền từ truyền thụ kiếnthức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyểnsang chức năng hướng dẫn người học Về mặt định tính, tiêu chí người giảng

Trang 9

viên phải có sức cảm hóa thông quan hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoahọc khi tiếp cận học viên, phải truyền được cảm hứng đến với họ; thúc đây vàlan tỏa rộng cả về nhân cách, thái độ và những kĩ năng cơ bản.

Ba là, đối với công tác quản lý đào tạo cần đầu tư cơ sở vật chất và nâng

cao hiệu quả quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin Quản lý đào tạo ở các nhàtrường hiện nay phải hướng đến xây dựng nhà trường thông minh Các nhàtrường, cơ quan quản lý đào tạo cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuậtdạy - học Đây là điều kiện “đú” tất yếu về vật chất để nâng cao chất lượng khaithác, sử dụng phương tiện kỹ thuật đạy học trong đó tập trung xây dựng hệthống mạng Lan và Internet đồng bộ Hệ thống mạng đồng bộ sẽ đảm bảo thôngtin được thường xuyên liên tục Thông tin từ mạng Intenet và thông tin nội bộ từmạng LAN cung cấp, người dạy và người học có thêm nhiều kênh thông tin đểkhai thác, sử dụng trong học tập, nghiên cứu; đồng thời cũng có thể đăng đànnhững vấn đề hoặc đề xuất dân chủ với các cơ quan, đơn vị trong nhà trườngthông qua mạng nội bộ Xây dựng thư viện thực sự là trung tâm cung cấp thôngtin, tài liệu chủ yếu có chất lượng cho cán bộ, giảng viên, học viên học tập vànghiên cứu

Bốn là, khắc phục biểu hiện lạm dụng, lệ thuộc, tuyệt đối hóa vai trò của

phương tiện kỹ thuật dạy học trong giảng dạy.Phương tiện kỹ thuật đạy học cónhiều ưu điểm trong giảng dạy ở các nhà trường, tuy nhiên nó chỉ là phương tiện

hỗ trợ không thể thay thế được những giá trị truyền cảm mà người giảng dạytrực tiếp đem lại cho người học Để hoạt động này hiệu quả, cần tiến hành cácgiải pháp đồng bộ, trong đó, nâng cao trình độ tri thức toàn điện cho giảng viên,bồi dưỡng, trang bị kiến thức về vai trò, kỹ năng sử dụng một số phương tiệndạy học hiện đại trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo đáp ứngnhững yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay là những cần thiết hiệnnay

Trang 10

III TÍCH HỢP MỘT SÓ ỨNG DỤNG CỦA GOOGLE TRONG GIẢNG DẠY

1 Google Apps for Education - Ứng dụng Google trong giáo dục

Google Apps for Education là tên bộ công cụ được Google cung cấp đểphục vụ cho các công việc trong lĩnh vực giáo dục Google Apps for Education

đã được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau để hỗ trợ quá trình học tập như:Gmail để trao đổi thông tin; Google Groups để tạo môi trường hợp tác và chiasẻ; Google Sites để xây dựng các trang web hỗ trợ quá trình học tập; GoogleVideo để khai thác tài nguyên hỗ trợ học tập, Dưới góc độ của nhà quản lýgiáo dục, Google Apps được sử dụng để hỗ trợ hoạt động quản lý với các công

cụ tiêu biểu như: Google Calendar, Google Document và Google Form Để truycập và sử dụng các ứng dụng nói trên, người sử dụng chỉ cần đăng kí một tàikhoản Google duy nhất

Hình 1: Giao diện của Google Apps for Education

Google Apps for Education - những ưu điểm mang lại cho giáo dục

Theo Jeff Keltner (2007), tầm nhìn của Google là “tổ chức thông tin trêntoàn thế giới và biến thành nơi dễ dàng truy cập tại bất cứ đâu và hữu dụng’’ Bộcông cụ Google Apps là các ứng dụng web được lưu trữ và hoạt động trên nềntảng điện toán đám mây (hệ thống máy chủ khổng lồ của Google) để hỗ trợngười dùng thực hiện các công việc cá nhân, hợp tác trong việc tổ chức, trao đổi,công bố thông tin Hiện nay, Google Apps đã có các bộ công cụ khác nhau nhưGoogle Apps for Business, Google Apps for Education, Google Apps forGovernment

Trang 11

Ưu điểm nổi bật của các ứng dụng trong bộ công cụ Google Apps nóichung và Google Apps for Education nói riêng là khả năng hợp tác trong việctạo, hoàn thiện, chia sẻ ứng dụng trong môi trường trực tuyến với những ngườiliên quan và có trách nhiệm Bất kì văn bản, tài liệu hoặc nội dung công việc nàođược tạo bằng Google Apps sẽ đều được lưu trữ trên “đám mây” bằng tài khoảncủa người sử dụng Mọi tác vụ liên quan đến tài liệu của người dùng như: Chỉnhsửa, cập nhật thông tin, xử lí dữ liệu, đều được thực hiện trực tuyến trênInternet với một thiết bị bất kì như: Máy tính bảng, laptop, smartphone, có kếtnối Internet Đó là những sản phẩm tạo ra có sự đồng thuận, thống nhất, dễ dàngtruy cập, nhanh chóng thay đổi nếu cần và được lưu trữ với độ tin cậy cao trênInternet.

Việc chia sẻ các sản phẩm tạo ra không nên để ở chế độ “Public” (côngkhai) mà nên ở chế độ “Private”(riêng tư) và lựa chọn những người có tráchnhiệm, liên quan để chia sẻ với sự phân quyền phù hợp với vai trò của từngngười trong môi trường trực tuyến Nhà quản lý cần đưa ra những văn bản chínhthức về việc sử dụng các công cụ trên trong việc sử dụng để hỗ trợ hoạt độngquản lý của cơ sở quản lý giáo dục

2 Một số ứng dụng tiêu biểu trong bộ công cụ dành cho giáo dục của Google

2.1 Google Mail

Gmail là công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và hiệu quả nhất của Google trongviệc tìm kiếm các thư điện tử của người dùng Thông qua Gmail, việc trao đổithông tin, tài liệu giữa các nhà quản lý, giáo viên với đồng nghiệp và người họctrở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn (Hình 2)

Ngày đăng: 18/11/2024, 06:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w