-Đạo đức cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao lưu, giao tiếp với những người xung quan đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở trí thức, hiểu biế
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TÂY NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÂY NINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI TẬP TÂM LÝ – GIÁO DỤC
Bài tập 5: Thực trạng giáo dục hành vi Đạo Đức cho trẻ mẫu giáo tại trường bạn đang thực tập bài học rút kinh nghiệp.
Thực tập tại trường: Mầm non 1 Tháng 6
Sinh viên: Võ Thị Ngọc Trâm
Lớp: GDMN44
Năm học: 2020-2021
Trang 2I.LỜI MỞ ĐẦU
-Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thực hiện chức năng xã hội hết sức quan trọng,là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Đạo đứcc được nãy từng nhu cầu của xã hội điều hòa và thống nhất lợi ích chung của tập thể xã hội và lợi ích riêng của cá nhân, nhằm đảm bảo trật tự xã hội
và khả năng phát triển của xã hội
-Đạo đức cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao lưu, giao tiếp với những người xung quan đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở trí thức, hiểu biết của các nhân về cá yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức hệ thống thái độ- tình cảm đạo đức hành vi và thối quen đạo đức trong quan hệ ứng xữ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hằng ngày
-Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử, rèn cho trẻ có tinh thần hành vi và thói quen đúng đắn trong mọi quan hệ ứng xử hằng ngày Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức những nét tính cách của con người Việt Nam -Ở lứa mẫu giáo, đặt biệt là mẫu giáo bé là gian đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kĩ năng sống ban đầu , đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu… -Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi….đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ Giáo dục có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người đặt biết lễ phép với cô và giao tiếp với bạn bè trong lớp
-Giáo dục là vai trò chủ đạo đồng thời được phân tích ý nghĩa tính chất nguyên tắc
về vai trò quyết định của hoạt động đặt biệt là các dạng hoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn phát triển Tâm lý học của lứa tuổi mầm non như một khoa mà đối tượng là sự phát triển tâm lý chứ không phải bản thân là những đặt điểm tâm lý này mỗi giai đoạn lứa tuổi, mọi mặt là sự phát triển tâm lý
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình,
là tương lai của đất nước Những người làm cha làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi
Trang 3thấy con cái họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ Nước ta là một nước công nghệ hóa, hiện đại hóa, một xã hội công bằng và văn minh chính vì vậy giáo dục mầm non có nhiệm vụ phối cùng gia đình
và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện là nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất nhân cách của con người sau này
1 Lí do tìm hiểu vấn đề.
-Hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của thế giới công nghệ, thế giới của thời đại 4.0 giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội đang vận động và biến đổi Bên cạnh với giá trị mới gắn liền với xã hội hiện đại Nhiều giá trị đạo đức đã bị giảm súc.Trên thực tế đã rất nhiều dấu hiệu khủng hoảng đạo đức xâm nhập đời sống gia đình, trường học Đứng trước những vấn đề suy thoái đạo đức trong xã hội Là một người làm giáo dục chúng ta phải thật sự quan tâm đến vấn đề này sắt sao hơn nữa và đặt biệt với vai trò một giáo viên mầm non tương lai Truyền thống lâu đời nay của cha ông chúng ta cũng rất coi trọng giáo dục đạo đức xem đây là việc làm hàng đầu trong quá trình giáo dục Như Bác Hồ đã từng dạy chúng ta “Có đức mà không có tài là người vô dụng, có tài mà không có đức làm cái gì cũng khó” Và mục tiêu giáo dục mới hiện nay Điều 22- Luật giáo dục, 2005 là giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt là đức, trí, thể, mỹ và lao động
-Phẩm chất đạo đức mang 3 yếu tố cơ bản: những tình cảm đạo đức những thói quen hành vi đạo đức và những ý niệm đạo đức ý niệm đạo đức là những ý niệm
về đạo đức tốt, xấu, về sự trung thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn , lòng dung cảm tinh thần trách nhiệm Để hình thành phẩm chất đạo đức này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu, việc giáo dục đạo đức trẻ thông qua tác phẩm văn học là thông qua những tác phẩm trong nước hoặc ngoài nước, những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, những câu chuyện thần thoại… từ đó hướng trẻ đến cái thiện, cái tốt, cái đẹp, hình thành lòng yêu thương co người yêu quê hương đất nước cũng được nảy sinh từ đó Tác phầm văn học là một hình tượng thơ ca dể ăn sâu vào lòng người và từ đó những hình ảnh hình tượng trong thơ ca sẽ khắc sâu vào tâm trí trẻ như các hình ảnh của cô Tấm, Thạch Sanh, ông Bụt, cô Tiên…thông qua đó để giáo dục đạo đức trẻ Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thề hiện trong tác phẩm giáo dục trẻ tình yêu
tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ đối với mọi sinh vật trên trái đất, xác lập hành vi thái độ của con người đối với hiện tượng đời sống, về những vấn đề này chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong
Trang 4những áng ca dao, bài thơ, đoạn văn, những câu chuyện dành cho trẻ Thông qua mỗi câu chuyện sẽ hiểu được thêm về thế giới xung quanh như ở hiền thì gặp lành, hay làm điều xấu sẽ bị trừng phạt từ những câu chuyện đó làm cho trẻ có tinh thần thôi thúc bản thân cao hình thành cho trẻ bài học, trải nghiệm, đặt biệt cho những trẻ mẫu giáo đang chuẩn bị hành trang bước vào lớp 1 là một điều hết sức cần thiết -Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học hiên nay chưa được xem trọng hay chỉ dạy một cách qua loa không chú trọng nhiều về giáo dục đạo đức cho trẻ Vì vậy em quyết định chọn đề tài: Thực trạng giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo tại trường bạn đang thực tập bài học rút kinh nghiệm Tại trường mầm non 1 tháng 6 làm đề tài nghiên cứu của mình
II NỘI DUNG
1.Giới thiệu đặc điểm thực trạng của trường đang thực tập:
-Qua thời gian thực tập tại trường Mầm Non 1 Tháng 6 bản thân tôi đã được tiếp cận trẻ Và được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm các cô trong trường Đã được các
cô chỉ dẫn rất tận tình, các cô truyền những kinh nghiệm quý báu giúp từ đó em nhận thức được tầm quan trọng trong thực tập này như thế nào với nghề nghiệp tương lai của em sau này.Tôi nhận thấy rằng trường Mầm Non 1/6 là một ngôi trường thân thiện với không gian thoải mái tất cả cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường rất thân thiện và cũng là người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ Trong đó các mối quan hệ của giáo viên với trẻ ,trẻ với trẻ được dựa trên nền tảng các giá trị như : tin tưởng, cởi mỡ, tôn trong, chia sẽ, đồng cảm, không bạo lực , không kì thị
sẽ giúp trẻ phát huy tiềm năng tối đa của mình Qua đó tôi nhận thấy điều này giúp bản thân tôi luôn mong muốn được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người Khi thực tập tại trường tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ có những hành
vi đạo đức biết yêu thương, chia sẻ với người thân bạn bè luôn đựợc thực hiện mọi lúc mọi nơi
-Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trong tính chất nền tảng của giáo dục nhân cách con người mới.Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cuộc đời Trong quá trình tôi đi thực tập tôi đã được tiếp xúc với mọi lứa tuổi từ nhà trẻ dến mẫu giáo
Trang 5Vì vậy để tìm hiểu về “thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo” Tôi
đã chọn lớp Mầm 1 để tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này Lớp Mầm 1 là một trong 3 lớp Mầm của trường, các lớp Mầm của trường là lớp có độ tuổi ( trẻ 3-4 tuổi) các lớp đều thực hiện chuyên đề “ Môi trường xanh – sạch –đẹp” một môi trường giáo dục tốt nhất cho các cháu đã được rèn luyện các hành vi đạo đức từ các lớp nhỏ, từ khi các bé tới trường, trẻ được sống trong môi trường gia đình, được chăm sóc dạy dỗ bằng tình cảm yêu thương ruột thịt Điều này sẽ không có được ở trường Mầm non.Tuy nhiên với các chức năng, nhiệm vụ của trường Mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành được những yếu tô ban đầu của nhân cách phát huy hết những tiềm năng đang nảy nở ở trẻ thì nhà trường cần xây dựng môi trường tâm lý- xã hội mang tính chất của môi trường gia đình
- Trong quá trình tìm hiểu về “Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo tại trường” tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
-Trong quá trình tìm hiểu về “Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo tại trường tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường,
giáo viên hướng dẫn cung cấp cho tôi những kinh nghiệm, thông tin tài liệu hướng dẫn về các phương pháp giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
-Bản thân tôi luôn đượcBan giám hiệu trường Mầm non và hai giáo viên trong lớp hướng dẫn nhiệt tình, sự phối hợp chặt chẽ trong công việc
-Và giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giáo dục trẻ Điều này đã giúp cho bản thân tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi đạo đứccho trẻ
* Khó khăn :
-Trong tình hình thực tế của trẻ đang theo học tại lớp thì chúng tôi gặp một một số khó khăn trong việc giảng dạy:
Trang 6-Các bé sinh ra trong một gia đình có điều kiện, hầu hết cha mẹ là công viên chức nhà nước nên ít có thơi gian dành cho con vì vậy việc chăm sóc giữa giáo viên và phụ huynh còn rất nhiều khó khăn
-Trong lớp có một số bé cá biệt , tăng động, không chơi chung bạn bè , một số trẻ còn quá nhút nhát do lúc ở nhà ít được chơi với có trò chơi tập thể từ đó gây ra những khó khăn trong lúc giảng dạy và chăm sóc trẻ
2 Phương pháp tìm hiểu về “ Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo”
-Tôi được Ban giám hiệu trường mầm non và giáo viên hướng dẫn các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu gồm: Sách và tài liệu liên quan đến thực trạng giáo dục hành vi đạo đức
Phương pháp quan sát: Sử dụng các phương pháp quan sát trẻ qua các hoạt động
vui chơi mỗi ngày của trẻ như: +Hoạt động học
+Hoạt động vui chơi
+ Hoạt động theo ý thích của trẻ
-Ở các hoạt động này tôi quan sát trẻ kỷ hơn và phát hiện những đặt điểm riêng từng trẻ từ đó tôi rèn cho trẻ các hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để cho trẻ dễ tiếp thu
Phương pháp đàm thoại:Thực hiện các phương pháp để nắm bắt khả năng, năng lực của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ nắm bắt được các bài học từ cô,từ thực tế của lớp
+ Đàm thoại cùng trẻ để tìm hiểu cá tính của từng trẻ
+ Đàm thoại cùng trẻ trên tiết học
+ Đàm thoại cùng trẻ trên các giờ thực hành
+ Đàm thoại cùng bạn
Phương pháp thực hành: Thông qua các phương pháp thực hiện hằng ngày trẻ
được cô rèn luyện cho các kỹ năng thao tác sinh hoạt hằng ngày
Trang 7III CÁC BIỆN PHÁP RÈN GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
-Giáo dục đạo đức ở trường mẫu giáo được hình thành trên cơ sở những quan điểm
đạo đức mới phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo
-Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, kỹ năng thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất trong những biểu tượng đạo đức động cơ hành vi
-Trong quá trình giáo dục đạo đức việc hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu, bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động ở trẻ đều bị chi phối của tình cảm Khi trẻ yêu mến ai đó là trẻ luôn nghe theo người đó và sẵn sàng làm mọi việc người đó yêu cầu dể yêu quý nó Mặt khác tình cảm đạo đức là cơ sở, là hành động thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt
-Việc hình thành thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng thứ ba trong quá trình giáo dục đạo đức Đặc điểm đặt trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai Bởi vậy cần hình thành hành vi thói quen khác nhau trong quan hệ với người lớn, bạn bè, với chính bản thân…
- Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính
và những mong muốn độc lập của riêng mình Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt
và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai -Khi trẻ sinh ra không phải trẻ có đạo đức, nhân cách mà đó là kết quả quá trình giáo dục và tự giáo dục Bàn về vấn đề này Hồ Chủ tịch khẳng định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Trang 8-Như trên giáo dục đạo đức đã được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé Mặc dù đây là công việc khó khăn nhưng rất quan trọng Ông cha đã từng nói: “ Dạy con từ thở còn thơ” là vậy
-Dưới sự tác động của người lớn ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ
đã có những hành vi ứng xử đúng đắn, trên cơ sở đó và cùng với đứa trẻ nhận ra cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì được phép, cái gì không được phép…trong quan hệ với người thân với bạn bè và đồ vật thiên nhiên Nghĩa là trẻ có biểu tượng sơ đẳng
về chuẩn mực hành vi đạo đức Những việc làm đầu tiên để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời Do vậy cần phải xây dựng cho trẻ những khái niệm sơ đẳng nhất nhưng chính xác và phản ánh được đạo đức xã hội, mang bảng sắc dân tộc Việt Nam Đồng thơi người lớn cũng phỉa uống nắn những nhận thức hành vi thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trở thành thói quen khó sữa khó uốn nắn
1.Biện pháp 1: Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua các thói
quen sinh hoạt hằng ngày.
-Những thói quen đạo đức cần hình thành ở trẻ mẫu giáo gồm:
-Thói quen văn minh trong giao tiếp với mọi người xung quanh, chào hỏi khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn , biết chia sẽ tình cảm vối mọi người xung quanh
-Thói quen vệ sinh, trong sinh hoạt( Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống…)
-Thói quen bảo vệ giữ gìn đồ chơi , thói quen gọn gàng, ngăn nắp…
-Thói quen văn minh nơi công cộng: không vứt rác bừa bãi, không vẽ lên tường, không bẻ cành, ngắt hoa nơi công cộng, không cười nói ồn ào làm ảnh hưởng đến người khác…
-Những thói quen đạo đức trên đây là những thói quen hình trong quá trinh giao tiếp giữa trẻ em với người lớn, thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non một cách thường xuyên và liên tục Cũng như nếp sống sinh hoạt nói chung thói quen đạo đức chỉ trở nên bền vững khi người lớn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ rèn luyện thường xuyên liên lục, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động
Trang 9Đồng thời cũng phải uốn nắn hành vi sai của trẻ Bởi lẽ việc hình thành thói quen tốt cũng như xóa đi một thói quen xấu của trẻ đều không phải là chuyện dễ dàng
2.Giáo dục trẻ phát huy tính đoàn kết qua hoạt động vui chơi ở góc chơi trong lớp.
-Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất
cả khả năng của trẻ Muốn vậy, phải hình thành cho trẻ có được các hành vi đạo đức ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo
-Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có tính đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, Qua một thờigian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng thể hiện tính đoàn kết, yêu thương cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết đoàn kết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ có được các hành vi đạo đức tốt giáo viên phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần tạo cho trẻ cơ hội:
+ Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay là cái gì mà trẻ thíchvới bạn bè + Lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ thái độ
+ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
+Tôn trọng đồ đạc của trẻ
+ Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp cho trẻ hành vi đạo đức
Để rèn cho cho trẻ có được các hành vi đạo đức, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,thì người giáo viên mầm non phải linh động biết áp dụng những kinh nghiệm bản thân, và những kiến thức của trẻ đã học vào các hoạt động vui chơi Vì qua giờ hoạt động vui chơi ở các góc giúp trẻ sẽ nâng cao tính đoàn kết, nâng sự hòa đồng, phân chia nhiệm vụ cho nhau trẻ rèn được sự luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nội dung bài học phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện cho trẻ
Trang 102 Biện pháp : Rèn hành đạo đức cho trẻ qua các trò chơi dân gian -Theo tình hình thực tế hiện nay của lớp tôi đang thực tập:
+ Còn có một số trẻ cá biệt, tăng động, không hòa nhập cùng tập thể,
+ Một số trẻ lại quá nhút nhát do lúc ở nhà ít được tham gia với các trò chơi tập thể cùng bạn, trẻ không thích đưa ra những ý kiến của mình vào các hoạt động của nhóm để rèn cho cho trẻ có được tính đoàn kết chia sẻ ý kiến của mình vào các hoạt động tôi chủ động đưa các trò chơi dân gian cho trẻ cùng tham gia chơi với nhau đề trẻ có được sự gắn kết chặt chẽ lại với nhau.Trẻ vừa có được một tình cảm thương yêu của bạn bè đồng trang lứa, tránh được những xung đột cho trẻ trong quá trình chơi Trò chơi dân gian là loại hình trò chơi dành cho mọi trẻ nên không báo giờ quy định số người chơi nhất định, vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui
3 Giải pháp: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục các hành vi đạo đức cho trẻ.
-Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng bậc học mầm non Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ khác nhau Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu chỉ có nhà trường và giáo viên nổ lực cố gắng không có sự phối kết hợp với gia đinh và các bậc phu huynh thì hiệu quả giáo dục
sẽ không cao Vậy chúng ta cần phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để cac bật phụ huynh ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn với cách chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non
-Muốn thực hiện tốt việc này thì việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biển pháp chăm sóc giáo dục rất cần thiết Vì vậy ngay từ đầu đã tập trung chỉ đạo xây dựng cụ thể các biện pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh về kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.Trên thực tế việc tuyên truyền với phụ huynh về phương pháp và các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non
là một việc làm thiết thực vô cùng quan trọng Qua công tác chăm sóc và giáo dục