1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài số 03 phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi tập trung kinh tế

15 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Bài Số 03 Phân Tích Một Vụ Việc Thực Tiễn Về Hành Vi Tập Trung Kinh Tế
Tác giả Hoàng Thảo Nguyên, Lương Minh Ngọc, Đỗ Ngọc Nhi, Đặng Thị Hà Phương, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Phương, Hà Minh Quang, Đinh Mạnh Quân, Lê Hữu Quốc, Hoàng Duy Nguyễn
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Cạnh Tranh
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Tập trung kinh tế dạng hỗn hợp xảy ra khi các doanh nghiệp không phải đối thủ cạnh tranh và cfng không có những mối quan hệ mua bán thwujc thực sự tiềm năng trên thị trường liên quan.. N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT CẠNH TRANH

Mã lớp: 3640

ĐỀ BÀI SỐ 03 PHÂN TÍCH MỘT VỤ VIỆC THỰC TIỄN

VỀ HÀNH VI TẬP TRUNG KINH TẾ

DANH SÁCH NHÓM 9

5 Nguyễn Thị Minh Phương 10 Hoàng Duy Nguyễn

Hà Nội, 10/2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT CẠNH TRANH

STT Mã sinh viên Họ và tên Công việc

Mức độ hoàn thành

Đánh giá của GV

A B C Điểm

(số)

Điểm (chữ)

1 21A510100166 Hoàng Thảo Nguyên

(nhóm trưởng)

- Phân chia công việc cho từng thành viên

- So sánh Luật Cạnh tranh

2018 và Luật Cạnh tranh

2004 trong phạm vi vụ việc

- Tổng hợp thông tin

X

2 21A510100161 Lương Minh Ngọc

- Xác định hình thức tập trung kinh tế, thị trường liên quan, phân loại tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018

X

3 21A510100168 Đỗ Ngọc Nhi - Thiết kế PowerPoint X

4 21A510100300 Đặng Thị Hà Phương

- Nêu nội dung vụ việc tập trung kinh tế

- Khái quát chung về các bên tham gia vụ việc tập trung kinh tế

X

5 21A510100301 Nguyễn Thị Minh

Phương

- Tìm hiểu vụ việc có cần thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm

2018 hay không

- Thuyết trình

X

6 21A510100172 Nguyễn Thị Phương

- Làm phầm thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế (bao gồm thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức) theo Luật Cạnh tranh năm 2018

X

7 21A510100174 Hà Minh Quang - Viết phần mở đầu và kết

luận

- Xác định thành phần hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

X

Trang 3

theo Luật Cạnh tranh năm 2018

- Nêu kết quả thực tế của vụ việc tập trung kinh tế

8 21A510100172 Đinh Mạnh Quân

- Phân tích vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004

X

9 21A510100178 Lê Hữu Quốc

- Tìm kiếm thông tin về kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật

X

10 Hoàng Duy Nguyễn - Không tham gia làm bài tập

nhóm (lý do: không đi học)

Không đánh giá

- Kết quả điểm bài viết:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng

- Nhận xét của Giảng viên:

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2023 Trưởng nhóm

Nguyên Hoàng Thảo Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT CẠNH TRANH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Giới thiệu về vụ việc tập trung kinh tế 1

1.1 Nội dung vụ việc tập trung kinh tế 1

1.2 Các bên tham gia tập trung kinh tế trong vụ việc 2

1.2.1 Về phía bên mua 2

1.2.2 Về phía bên bán 2

II Những vấn đề cần làm rõ trong vụ việc của Luật Cạnh tranh năm 2018 3

2.1 Hình thức tập trung kinh tế, thị trường liên quan và phân loại tập trung kinh tế .3

2.1.1 Hình thức tập trung kinh tế 3

2.1.2 Thị trường liên quan 3

2.1.3 Phân loại tập trung kinh tế 3

2.2 Thông báo tập trung kinh tế 4

2.3 Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế 4

2.4 Thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế 5

2.4.1 Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế 5

2.4.2 Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế 7

2.5 Kết quả trên thực tế về việc tập trung kinh tế giữa Vinamilk và GTNfoods 7

III So sánh quy định tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2018 với quy định tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2004 7

3.1 Phân tích vụ việc tập trung kinh tế theo quy định Luật Cạnh tranh năm 2004 .7 3.2 So sánh quy định tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2018 với quy định tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2004 8

IV Vướng mắc và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật 9

KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cfng như sự dịch chuyển mạnh mg của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng tập trung kinh tế là hình thức tất yếu trong hoạt đô ing kinh doanh, đặc biệt là hình thức mua – bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Rõ ràng, tập trung kinh tế

là phương án tiết kiệm và hiệu quả để liên kết tài chính và thị trường giữa các doanh nghiệp Hoạt động tập trung kinh tế ở Việt Nam mới được khởi động từ năm 2000 nhưng đã chứng kiến những thương vụ lớn chưa từng thấy Vào cuối năm 2019, thị trường Việt Nam nói chung và thị trường sữa nói riêng đã chứng kiến vụ mua bán và sáp nhập được xem là kinh điển giữa công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) – công ty dẫn đầu về thị trường sữa nội địa và công ty Cổ phần GTNfoodsFoods (GTNfoods) – công ty chủ quản của công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu Trong thương vụ này, Vinamilk đã chi ra số tiền khủng để mua lại và chi phối GTNfoods Nhận thấy đây là vụ việc tập trung kinh tế nổi bật, nhóm đã chọn vụ việc này để phân tích theo Luật Cạnh tranh năm 2018 và có sự đối chiếu với Luật Cạnh tranh năm 2004,

từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật hiện hành

NỘI DUNG

I Giới thiệu về vụ việc tập trung kinh tế

1.1 Nội dung vụ việc tập trung kinh tế

Vào 12/3/2019, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chào mua công khai Công ty Cổ phần GTNfoods (GTNfoods) Thời gian chào mua dự kiến từ 22/4/2019 đến 22/5/2019 với tổng giá trị chào mua là 1.517 tỷ đồng Trước khi chính thức chào mua công khai, Vinamilk đã sở hữu 2.32% cổ phần phổ thông của GTNfoods Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 cùng năm, Vinamilk đã nâng mức sở hữu tại GTNfoods lên 43.17% với giá trị giao dịch là 264.9 tỷ đồng

Vào ngày 18/12 và ngày 19/12 của năm 2019, Vinamilk hoàn tất việc mua vào gần 78.6 triệu cổ phiếu của GTNfoods, tăng tỷ lệ sở hữu từ 43% lên 75% và chính thức trở thành công ty mẹ của GTNfoods[ CITATION Mai19 \l 1033 ] Tại thời điểm đó, công

ty chứng khoán VCSC ước tính Vinamilk đã chi ra tổng cộng 3.400 tỷ đồng để thâu tóm 75% cổ phần của GTNfoods Ở thời điểm đó, GTNfoods đang nắm giữ 74,5%

1

Trang 6

Tổng Công ty Cổ phần Chăn nuôi Việt Nam và qua đó gián tiếp sở hữu 38% tại Sữa Mộc Châu – thương hiệu có lịch sử lâu đời và quen thuộc tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn[ CITATION Min19 \l 1033 ]

Trước khi tập trung kinh tế, Vinamilk đã nắm tới 58% thị phần sữa ở Việt Nam[ CITATION Min191 \l 1033 ] và thị phần sữa của GTNfoods chỉ chiếm 2,7% thị phần

1.2 Các bên tham gia tập trung kinh tế trong vụ việc

1.2.1 Về phía bên mua

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Join Stock) được thành lập vào năm 1976, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cfng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Đây là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần trong thị trường sữa Việt Nam, thuộc phạm vi 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu Tại Việt Nam, Vinamilk hiện có 13 trang trại và 13 nhà máy sữa trên cả nước, trong đó có 2 siêu nhà máy là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Không dừng lại ở đó, Vinamilk còn xuất khẩu sữa sang thị trường quốc tế, trong đó có một số nước nổi bật như Mỹ, Pháp, Đức Trước khi mua lại GTNfoods, vào năm 2013, Vinamilk đã chi 10 triệu đô mua lại nhà máy sữa tại Mỹ

là Driftwood, thông qua đó gián tiếp sở hữu công ty TNHH đường Khánh Hòa và thành lập Công ty cổ phần Đường Việt Nam (Vietsugar) Nhờ đó doanh thu Vietsugar tăng gấp 3 lần, từ đó giúp Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu Nhờ những thương vụ M&A đầy khôn khéo, Vinamilk đưa mình vào top

30 công ty sữa lớn nhất về doanh thu[ CITATION CSI22 \l 1033 ] Năm 2018, Vinamilk đã nhập hơn 400 cô bò sữa, tăng tổng số lượng bò hiện nay trong các trang trại Vinamilk và hộ nông dân lên tới hơn 120,000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày

1.2.2 Về phía bên bán

GTNfoods là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần GTNfoods (Gtnfoods joint stock company) GTNfoods tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Thổng Nhất được thành lập từ năm 2011 thông qua việc tăng vốn điều lệ và góp vốn tại các công ty nhựa, khoáng sản, tre công nghiệp,…

2

Trang 7

Cuối 2017, GTNfoods năm 35% Công ty Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods), 95% Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) và 73.72% Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) – qua đó nắm giữ gián tiếp 37.6% Công ty Cổ phần sữa Mộc Châu Sau khi tái

cơ cấu, hoạt động kinh doanh chính của GTNfoods gồm sản xuất và chế biến chè thông qua Vinatea, sản xuất và kinh doanh sữa bò thông qua sữa Mộc Châu; sản xuất rượu, nước giải khát và xuất khẩu thông qua Ladofoods Trong đó, sữa là mảng đóng góp chính về doanh thu và lợi nhuận của công ty[ CITATION Trư18 \l 1033 ]

II Những vấn đề cần làm rõ trong vụ việc của Luật Cạnh tranh năm 2018

2.1 Hình thức tập trung kinh tế, thị trường liên quan và phân loại tập trung kinh tế

2.1.1 Hình thức tập trung kinh tế

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định bốn hình thức tập trung kinh tế gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp Điều kiện để việc tập trung kinh tế được xem xét thuộc hình thức nào được quy định chi tiết tại Điều 29 của luật

Theo đó, với 75% cổ phần mà Vinamilk nắm giữ của GTNfoods đã giúp cho Vinamilk kiểm soát được doanh nghiệp này Như vậy, hình thức tập trung kinh tế giữa hai doanh nghiệp này là mua lại doanh nghiệp với quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 29 của Luật Cạnh tranh hiện hành

2.1.2 Thị trường liên quan

Tại khoản 1 Điều 9 Luật Cạnh tranh năm 2018 xác định thị trường liên quan gồm thị trường sản phẩm liên quan là “thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả” và thị trường địa lý liên quan là

“khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vựa địa lý lân cận”

Trong vụ việc tập trung kinh tế, cả Vinamilk và GTNfoods đều sản xuất, kinh doanh sữa Cả hai công ty đều hoạt động tại thị trường Việt Nam Như vậy, thị trường sản phẩm liên quan trong thương vụ này là sản phẩm sữa và thị trường địa lý liên quan là ở Việt Nam

3

Trang 8

2.1.3 Phân loại tập trung kinh tế

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định ba nhóm trong phân loại tập trung kinh tế gồm phân loại theo chiều ngang, phân loại theo chiều dọc và phân loại dạng hỗn hợp Khi tập trung kinh tế diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng năm ở một cấp độ trong chuỗi sản xuất thì sg được xác định là tập trung kinh tế theo chiều ngang Tập trung kinh tế theo chiều dọc được hiểu là tập trung kinh tế diễn ra giữa những doanh nghiệp ở những cấp

độ khác nhau trong chuỗi sản xuất Tập trung kinh tế dạng hỗn hợp xảy ra khi các doanh nghiệp không phải đối thủ cạnh tranh và cfng không có những mối quan hệ mua bán thwujc thực sự tiềm năng trên thị trường liên quan

Như vậy, tập trung kinh tế của Vinamilk và GTNfoods là theo chiều ngang vì hai doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm sữa trên thị trường

2.2 Thông báo tập trung kinh tế

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định mỗi vụ việc tập trung kinh tế đều phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhưng chỉ những vụ việc tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì mới phải thông báo Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được quy định tại khoản 2 Điều 33 gồm tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, giá trị giao dịch của tập trung kinh

tế và thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của giao dịch tập trung kinh tế Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính Phủ Quy định chi tiết một

số điều của luật cạnh tranh đã hướng dẫn cụ thể các tiêu chí trên tại Khoản 1 Điều 13 Trong thương vụ thâu tóm trên, để nắm được 75% cổ phần của GTNfoods, Vinamilk

đã phải chi 3.400 tỷ đồng Như vậy, tiêu chí để xác định vụ việc tập trung kinh tế giữa Vinamilk và GTNfoods có thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế hay không là tiêu chí về giá trị giao dịch của tập trung kinh tế Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 13 của Nghị định quy định “Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên” thì vụ việc Vinamilk mua GTNfoods thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và bắt buộc phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế

4

Trang 9

2.3 Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Khi đã xác định được việc tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo thì Vinamilk và GTN phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tới Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế Thành phần hồ sơ thông báo tập trung kinh tế được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Cạnh tranh hiện hành Bên cạnh đó, các bên phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt

2.4 Thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế

Nhằm xác định xem một vụ việc tập trung kinh tế có được phép tập trung kinh tế trên thực tế hay không thì bước quan trọng nhất chính là thẩm định hồ sơ Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về hai loại thẩm định gồm thầm định sơ bộ được quy định tại Điều

36 và thẩm định chính thức được quy định tại Điều 37 Nếu vụ việc tập trung kinh tế đáp ứng được yêu cầu của thẩm định sơ bộ thì không cần thẩm định chính thức 2.4.1 Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

Sau khi đã nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể

từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ

sơ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi,

bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo (Điều 35) Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cạnh tranh năm 2018 và được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP Thời gian thẩm định sơ bộ hồ sơ tập trung kinh tế là 30 ngày, trong thời gian này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ

về việc tập trung kinh tế sg được thực hiện hay không hay phải thẩm định chính thức

Để thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế đòi hỏi cơ quan Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đối chiếu với thị trường và các bên tham gia tập trung kinh tế, bên cạnh đó cfng sg phải hỏi ý kiến chuyên gia

5

Trang 10

Tuy nhiên, nhằm áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh vào vụ việc Vinamilk mua lại GTNfoods, nhóm sg dựa trên thị phần trước khi tập trung kinh tế của hai doanh nghiệp để từ đó đưa ra những số liệu giả định sau khi tập trung kinh tế theo tiêu chí được đưa ra

Trước khi tập trung kinh tế, vào năm 2018, Vinamilk đã nắm tới 58% thị phần sữa ở Việt Nam và thị phần sữa của GTNfoods chỉ chiếm 2,7% thị phần Sau khi tập trung kinh tế, Vinamilk sg trở thành công ty chủ quản của GTNfoods, đồng nghĩa với việc thị phần sữa sg được tính vào thị phần sữa của Vinamilk trên thị trường Như vậy, dựa vào thị phần sữa trước khi tập trung kinh tế của cả hai công ty, Vinamilk dự tính sg chiếm khoảng 60.7% Mặt khác, thương vụ mua lại GTNfoods của Vinamilk được xét vào trường hợp tập trung kinh tế theo chiều ngang nên sg chỉ cần xem xét đến những trường hợp tại điểm a, điểm b, điểm c tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP Điểm a quy định “Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan”, với thị phần kết hợp dự định là 60.7% sau khi tham gia tập trung kinh tế thì vụ việc tập trung kinh tế mà nhóm đưa ra không thuộc trường hợp này

Điểm b quy định “Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800” Thị phần kết hợp của Vinamilk và GTNfoods nếu tham gia tập trung kinh tế sg

là 60.7% trên thị trường sữa Tổng bình phương mức thị phần của Vinamilk và GTNfoods trên thị trường liên quan (hay còn được gọi là chỉ số HHI) sau tập trung kinh tế sg là 3684.49 Mặc dù đáp ứng được tiêu chí về thị phần nhưng với chỉ số HHI vượt quá 1.800 thì hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Vinamilk và GTNfoods sg không đủ điều kiện để được thẩm định sơ bộ theo trường hợp này

Điểm c quy định “Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế

từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100” Thị phần kết hợp của Vinamilk và GTNfoods sg là 60.7% trên thị trường sữa và đáp ứng được tiêu chí thị phần trong

6

Ngày đăng: 14/02/2025, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] M. phương, "Báo Thanh niên," 23 12 2019. [Online]. Available: https://thanhnien.vn/vinamilk-hoan-tat-thau-tom-ong-chu-sua-moc-chau-185911641.htm.[Accessed 10 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Thanh niên
Tác giả: M. phương
Năm: 2019
[2] M. Anh, "Báo điện tử Chính Phủ," 05 06 2019. [Online]. Available: https://baochinhphu.vn/vinamilk-mua-thanh-cong-hon-90-trieu-co-phieu-gtn-102256948.htm. [Accessed 10 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Chính Phủ
[3] M. Anh, "Nhịp cầu Đầu tư," 13 3 2019. [Online]. Available: https://s.net.vn/EuyK. [Accessed 10 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhịp cầu Đầu tư
Tác giả: M. Anh
Năm: 2019
[4] C. Securities, "Báo cáo phân tích CTCP Sữa Việt Nam (VNM) - Tài chính lành mạnh, triển vọng lạc quan," 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích CTCP Sữa Việt Nam (VNM) - Tài chính lành mạnh, triển vọng lạc quan
Tác giả: C. Securities
Năm: 2022
[6] N. Đ. Hiệp, "HOANGANH IBC LAW FIRM," 31 1 2023. [Online]. Available: https://s.net.vn/Jqy8. [Accessed 12 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: HOANGANH IBC LAW FIRM
Tác giả: N. Đ. Hiệp
Năm: 2023
[7] P. V. Cao, "Tạp chí Công Thương điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương," Thay đổi cách tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế - những thuận lợi và thách thức đối với cơ quan thực thi, 20 10 2021. [Online]. Available: https://s.net.vn/lmcK.[Accessed 12 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương
Tác giả: P. V. Cao
Năm: 2021

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN