Dạng PPT thuyết trình về kỹ năng đàm phán, có video kèm. Kỹ năng đàm phán rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ công việc đến mối quan hệ cá nhân
Trang 2GIỚI THIỆU
• Thế giới vốn là một bàn đàm phán khổng lồ, dù muốn hay không bạn cũng là một nhà đàm phán Bất kì khi nào con người trao đổi
ý nghĩ với ý định thay đổi quan hệ và đi đến thỏa thuận thì lúc đó
là đàm phán Qua đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của kĩ năng đàm phán trong công việc cũng như trong những hoạt động khác của cuộc sống Vậy đàm phán là gì? Tại sao phải đàm phán? Làm thế nào để đàm phán thành công?
• Trong bài thuyết trình này, nhóm chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó một cách rõ ràng, cụ thể nhất Hi vọng sau bài thuyết trình này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về đàm phán và vận dụng
nó một cách hiệu quả nhất trong mọi tình huống
Trang 3IV Những lưu ý khi đàm phán với một nền văn hóa khác
NỘI DUNG
Trang 4KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA
ĐÀM PHÁN
Trang 5Đạt được, thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia
Là một hoạt động cơ bản của con người
Là quá trình
và hành vi
Các bên sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và giải
pháp
Nhằm để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó
ĐÀM PHÁN
Khái Niệm Đàm Phán
Trang 6• Đảm bảo lợi ích của các bên.
• Hạn chế tranh cãi lớn
• Duy trì và phát triển quan hệ
Trang 7• Giúp các bên hiểu nhau hơn để cùng nhau đạt được mục đích.
• Tìm ra những quan điểm chung, điểm riêng qua đó xác định được quyền lợi,
trách nhiệm của mỗi bên để có thái độ phù hợp trong quá trình đàm phán
• Tìm cách thuyết phục phía đối phương thay đổi hoặc không thay đổi quan điểm
• Đàm phán sẽ giảm đối đầu, tăng đối thoại, tránh đưa đến những cuộc tranh cãi xung đột
Trang 8CÁC ĐIỀU KIỆN, QUI TRÌNH, CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN
Trang 9Điều Kiện Đàm Phán
Có bất đồng hay tranh chấp.
Tranh chấp có thể gây thiệt hại.
Các bên phụ thuộc lẫn nhau về kết quả.
Có cơ hội tìm nguyên nhân để giải quyết.
Có ý chí.
Trang 11Quy Trình Đàm Phán
1 Giai đoạn chuẩn bị
2 Giai đoạn tiếp xúc
3 Giai đoạn tiến hành đàm phán
4 Giai đoạn kết thúc đàm phán
Trang 121 Giai Đoạn Chuẩn Bị
Trang 132 Giai Đoạn Tiếp Xúc
• Tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, thành thật hợp tác
là điều vô cùng cần thiết khi bắt đầu tiến hành đàm phán
• Những động tác không hợp lễ nghi, những câu nói không đúng chỗ có thể gây mất thiện cảm ban đầu
• Cần tìm cách bày tỏ thành ý của mình.
Trang 143 Giai Đoạn Tiến
Hành Đàm Phán
• Hai bên đưa ra yêu cầu của mình
• Điều chỉnh yêu cầu
• Để đối phương nhìn nhận đúng yêu cầu của mình, bạn nên tuân thủ những đều sau đây
• Diễn đạt chính xác ý kiến của bạn, làm cho lời nói
Trang 15Giai Đoạn Kết
Thúc Đàm Phán
Kết thúc
Hoàn tất thỏa thuận:
Khi hai bên đã đạt được sự
nhất trí và nhận thấy cơ hội kết thúc
đã đến, nhanh chóng chớp lấy thời
cơ chốt lại các vấn đề, nấn ná thêm
có thể dẫn đến việc đối phương “
suy nghĩ lại”.
Nhắc lại vấn đề bằng chính
ngôn từ của đối phương để khẳng
định lại và kết thúc đàm phán.
Khi đã đạt được thỏa thuận,
luôn chúc mừng đối phương, để đối
phương nghĩ rằng họ đã thắng
Rút kinh nghiệm:
Dành thời gian nhìn nhận lại quá
trình đàm phán xem bước nào thực hiện chưa tốt
so sánh mục tiêu của mình đã đề
ra với thỏa thuận đã đạt được
Để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Trang 17• Là kiểu đàm phán hữu nghị Người đàm phán hết sức tránh xung đột, dễ dàng chịu ngượng bộ để giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
1.Đàm phán kiểu cứng
• Nhấn mạnh mối quan hệ chứ không đặt nặng về lợi ích.
• Cách thức thông thường là tin cậy đối phương, đề ra kiến
nghị, chịu nhượng bộ, giữ gìn mối quan hệ thân thiện.
• Kiểu đàm phán này thường dùng trong gia đình, giữa bạn bè…
Trang 18• Còn gọi là đàm phán kiểu lập trường, trong đó người đàm
phán đưa ra một lập trường cứng rắn nhằm áp đảo đối
Các bên cùng cố gắng để tranh giành hơn thua, làm cho mối quan
hệ trở nên căng thẳng nguy cơ mói quan hệ bị cắt đứt
2 Đàm phán kiểu cứng
Trang 19• Tách biệt cảm xúc và công việc.
• Hai bên trập trung vào lợi ích thực sự.
• Cần đề ra các phương án khác nhau để lựa chọn thay thế.
• Kết quả của thỏa thuận cần dựa trên những tiêu chuẩn khách quan.
3 Đàm phán kiểu nguyên tắc
Trang 20BẢNG SO SÁNH 3 CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN
Vấn đề Đàm phán mềm Đàm phán cứng Đàm phán nguyên tắc
Đối tác Bè bạn, hữu nghị Địch thủ Người cộng tác
Mục tiêu Đạt được thỏa thuận Giành được thắng lợi Giải quyết công việc hiệu quả
Nhượng bộ Nhượng bộ để tăng tiến quan hệ Yêu cầu đối phương nhượng bộ Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi
nhượng bộ
Thái độ Ôn hòa Cứng rắn Ôn hòa với người, cứng rắn với công việc
Tín nhiệm Tín nhiệm đối phương Không tín nhiệm đối phương Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán
Lập trường Dễ thay đổi lập trường Giữ vững lập trường Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập
trường
Cách làm Đề xuất kiến nghị Uy hiếp bên kia Cùng tìm kiếm lợi ích chung
Điều kiện để
thỏa thuận Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận
Để đạt được cái muốn có mới chịu
thỏa thuận Cả 2 bên cùng có lợi
Phương án Tìm ra phương án đối phương có thể chấp
thuận
Tìm ra phương án mà mình chấp
thuận Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn
Kiên trì Kiên trì muốn đạt được thỏa thuận Kiên trì giữ vững lập trường Kiên trì tiêu chuẩn khách quan
Biểu hiện Tránh xung đột hết sức đối đa Thi đua sức mạnh ý chí giữa đơi bên Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt
được thỏa thuận
Kết quả Khuất phục trước sức ép của đối tác
Tăng sức ép khiến đối phương khuất
phục hoặc đổ vỡ.
Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất
phục sức ép.
Trang 21Cách Tiếp Cận Tìm Hiểu Đối Tượng Để Thuyết Phục Đàm Phán Có Hiệu Quả
• Tiếp cận gián tiếp
• Tiếp cận trực tiếp
Trang 22TIẾP CẬN
GIÁN TIẾP
1 Tiếp cận qua thư từ
2 Tiếp cận qua điện thoại
Trang 231 Tiếp Cận Qua Thư Từ
Ưu điểm Nhược điểm
Tham khảo ý kiến của nhiều
người khác trước khi gửi.
Cùng thời gian, người viết có thể
giao dịch đàm phán với nhiều đối
tượng khác nhau.
Thời gian đàm phán kéo dài.
Có thể bỏ lỡ thời cơ.
Nhiều khi không hiểu hết ý nhau.
Khó chiếm được lòng tin của đó đối phương.
Khó đi đến quyến định cuối cùng.
Không phù hợp khi đàm phán phức tạp.
Hiệu quả không cao.
Có thể trải qua nhiều lần viết thư mới đạt được kết quả cuối cùng.
Trang 242 Tiếp Cận
Qua Điện Thoại
Trình bày không được hết ý
Trao đổi qua điện thọai là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho sự thỏa thuận, quyết định trong trao đổi
Chỉ sử dụng điện thoại trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết…
Trang 25Tiếp Cận Trực Tiếp
Ưu điểm Nhược điểm
Đàm phán trực tiếp giúp đẩy nhanh tốc
độ đàm phán
Hai bên có điều kiện hiểu rõ nhau hơn
thông qua tiếp xúc trực tiếp, quan sát,
Dễ yếu thế khi không ở trên sân nhà (ngôn ngữ, văn hóa…)
Hình thức đàm phán phức tạp và phải chuẩn bị công phu nhất)
Trang 26Những Lưu Ý Khi Đàm Phán Với Một Nền Văn Hóa Khác
• Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa của những người bạn định đàm phán
• Đề phòng đưa ra nhận định chủ quan về văn hóa
• Những phong cách về chiến lược và chiến thuật cần đàm phán làm cho thích nghi với con người, vấn đề và hoàn cảnh
• Ngôn ngữ là vấn đề quan trọng để liên kết giữa các nền văn hóa và giữa những người đàm phán, nhưng nó cũng có thể là rào cản
• Cẩn thận về ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa kèm theo
• Với những nền văn hóa khác nhau cần có những kiểu đàm phán khác nhau.
Trang 27• Đàm phán luôn là thách thức mà nhiều người phải vượt qua khi phải đàm phán với các đôi phương khác Để thành công trong các cuộc đàm phán, bạn phải nắm rõ các kĩ năng đàm phán để hài hòa lợi ích giữa hai bên giúp xây dựng một mối quan hệ lâu dài bền vững
• Có thể bạn không để ý, nhưng khi bạn ở trong một tình huống
mà bạn đang được cho và nhận, hãy nhớ rằng đây chính là một cuộc đàm phán, cho dù bạn có gọi nó như vậy hay không Áp dụng những bước trên sẽ giúp bạn đàm phán hiệu quả hơn, cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả công việc
• Cần nhớ rằng: “Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn Nhưng nếu bạn cố gắng, thì bạn sẽ tìm được những
gì bạn cần.”
Lời Kết Luận
Trang 28CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ
LẮNG NGHE CHÚC MỌI NGƯỜI
GIÁNG SINH VUI VẺ