Riêng phần biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì biện pháp cầm giữ tài sản được quy định cụ thể, riêng rẽ so với các luật khác, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia liên quan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP LỚN
MÔN LUẬT DÂN SỰ 2
Đề tài: Phân tích, đánh giá quy định Pháp luật hiện hành về biện
pháp cầm giữ tài sản Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.( ĐỀ SỐ 3)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thanh
Mã sinh viên: 22A5101D0230
Lớp: 2251A01-LKT
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: Lý luận chung về biện pháp cầm giữ tài sản 3
1 Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và biện pháp cầm giữ tài sản 3
1.1 Khái quát chung về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 3
1.2 Khái quát chung về biện pháp cầm giữ tài sản 4
2 Đặc điểm pháp lý của biện pháp cầm giữ tài sản 5
PHẦN II: Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cầm giữ tài sản 5
1 Các quy định của pháp luật về biện pháp cầm giữ tài sản 5
1.1 Về căn cứ xác lập cầm giữ tài sản (Điều 347 BLDS 2015) 5
1.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ của người cầm giữ.( Điều 348,349 BLDS 2015) 6
1.3 Chấm dứt cầm giữ tài sản: ( Điều 350 BLDS 2015) 7
2.Những vấn đề bất cập về biện pháp cầm giữ tài sản 8
PHẦN III: Kiến nghị hoàn thiện quy định về biện pháp cầm giữ tài sản 10
LỜI KẾT 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 3Tính tới thời điểm hiện tại, BLDS năm 2015 được coi là Luật mới nhất có nhiều
sự thay đổi để phù hợp hơn với tình hình kinh tế, các quan hệ xã hội bên ngoài
so với các Bộ luật các năm trước đó BLDS năm 2015 mang tính tương đối toàn diện, khái quát, có ý nghĩa lớn với kinh tế, xã hội nước ta Riêng phần biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì biện pháp cầm giữ tài sản được quy định cụ thể, riêng rẽ so với các luật khác, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia liên quan đến hợp đồng Tuy nhiên; trong thực tiễn, việc áp dụng vào đời sống đã cho thấy một số lỗ hổng, các vấn đề bất cập Với mong muốn hướng tới một bộ luật hoàn thiện, các quy định phù hợp, không gây bất cập giữa Luật “giấy” và thực tiễn đời sống Em xin chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá quy định Pháp luật hiện hành về biện pháp cầm giữ tài sản Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật (ĐỀ SỐ 3) làm bài tập lớn môn luật dân sự 2
Bài viết còn nhiều sai sót do dựa trên quan điểm cá nhân của em Mong nhận được nhận những lời nhận xét, góp ý từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn
PHẦN I: Lý luận chung về biện pháp cầm giữ tài sản.
1 Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và biện
pháp cầm giữ tài sản.
1.1 Khái quát chung về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ Tại Mục 3 của Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các biện pháp được đưa ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ so với hợp đồng đã thỏa thuận, cam kết thực hiện của họ; thì người có quyền, phía bên kia của chủ thể có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bản thân Những biện pháp bảo đảm đó có thể buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
Trang 4Tất cả các biện pháp trên đều mang tính chất dự liệu, dự phòng; bởi, các biện pháp bảo đảm trên đều đi theo nghĩa vụ chính Bao giờ nghĩa vụ chính không được bên có nghĩa vụ thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ chính đã thảo thuận trước đó, thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới được áp dụng Với mỗi trường hợp, quy chế xử lý thực hiện sẽ khác nhau bởi còn phụ thuộc vào hoàn cảnh hay thỏa thuận giữa các bên
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có một số các biện pháp bảo đảm sau: cầm cố tài sản(Điều 309-Điều 316); thế chấp tài sản(Điều 317-Điều 327); đặt cọc, ký cược, ký quỹ(Điều 328-Điều 330); bảo lưu quyền sở hữu(Điều 331-Điều 334); bảo lãnh(Điều 335-Điều 343); tín chấp(Điều 344-Điều 345) và
cầm giữ tài sản(Điều 346-Điều 350).
Thông qua các biện pháp bảo đảm trên, người có quyền có thể chủ động tiến hành một số các hoạt động, hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên có nghĩa vụ để nhận được quyền lợi của mình cũng như gây sức
ép để bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trước đó khi
mà hết thời hạn mà bên có nghĩa vụ không chịu thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
1.2.Khái quát chung về biện pháp cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản ở BLDS năm 2005 là một quy định trong phần Thực hiện hợp đồng đến BLDS năm 2015 thì cầm giữ tài sản được quy định là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việc quy định cầm giữ tài sản là một biện pháp giúp thể hiện rõ chức năng của nó trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự Nó giúp thể hiện lẽ công bằng trong các quan hệ hợp đồng
Theo Điều 346 Cầm giữ tài sản: “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền(sau
đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của
hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ
Trang 5không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” Ở điều luật trên có
thể hiểu một cách đơn giản,cầm giữ tài sản được xác lập trong những hợp đồng mà các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau - hợp đồng song vụ Với đối tượng của hợp đồng song vụ là tài sản, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng hay không đủ thì tài sản đó sẽ được bên
có quyền chiếm giữ- hợp pháp để gây sức ép buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình Cầm giữ tài sản sẽ phát sinh tại thời điểm có sự vi phạm hợp đồng hoặc đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện Đồng thời cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản
2 Đặc điểm pháp lý của biện pháp cầm giữ tài sản.
Biện pháp cầm giữ tài sản phải xuất phát từ hợp đồng song vụ là các chủ thể
có nghĩa vụ và quyền với nhau Bên cạnh đó đối tượng của hợp đồng song
vụ phải là tài sản Với những hợp đồng mua bán, tặng cho, thường thì đối tượng của các hợp đồng đó là tài sản khác với các hợp đồng gửi giữ, vận chuyển, đối tượng của các hợp đồng này là công việc
Biện pháp cầm giữ tài sản còn được xác lập bởi ý chí đơn phương của bên bị
vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng Bởi do có sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khi họ không thực hiện Do đó, bên có quyền sẽ được chiếm giữ tài sản một cách hợp pháp, nó sẽ được phát sinh ngay sau khi xuất hiện sự vi phạm nghĩa vụ mà không có sự thỏa thuận của các bên
PHẦN II: Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cầm giữ tài sản
1 Các quy định của pháp luật về biện pháp cầm giữ tài sản.
1.1 Về căn cứ xác lập cầm giữ tài sản (Điều 347 BLDS 2015)
- Tại khoản 1 Điều 347 BLDS 2015 quy định “Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” Có thể nhận thấy rằng cầm
Trang 6giữ tài sản có căn cứ xác lập dựa trên luật định chứ không phải sự thỏa thuận của các bên Một khi có dấu hiệu cho thấy bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc không đúng so với thỏa thuận ban đầu thì bên có quyền sẽ ngay lập tức được chiếm giữ tài sản đảm bảo đó Khi nào bên
có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ phải tra lại tài sản cầm giữ
Ví dụ: Chị N mang xe đến sửa tại gara của B một tuần trước và hứa sẽ thanh toán chi phí sửa chữa trong vòng 05 ngày kể từ ngày xe được sửa xong Thế nhưng sau khi kết thúc 05 ngày nhưng chị N vẫn không thanh toán chi phí sửa xe Việc sửa xe có xuất hóa đơn và có xác nhận của chị
N Do đó trong TH trên, B được quyền giữ tài sản là chiếc xe của chị N
để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của chị N.
- Khoản 2 Điều 347 BLDS 2015 quy định “ Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản” Từ thực tiễn có thể thấy, tài sản bị cầm giữ không nhất thiết phải
thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc tài sản đó có thể đang là tài sản bảo đảm của một hợp đồng nào đó như đang bị thế chấp, Điều luật này quy định nhằm dự liệu trước, tạo ra sự ưu tiên cho người có quyền trong việc thu hồi hoặc ưu tiên thứ tự thanh toán
1.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ của người cầm giữ.( Điều 348,349 BLDS 2015)
a, Quyền của bên cầm giữ: ( Điều 348 BLDS 2015)
Điều luật này quy định nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bên có quyền trong việc cầm giữ tài sản Với một số loại tài sản cần phải được chăm sóc thường xuyên thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí phát sinh từ tài sản bị cầm giữ
Trang 7Ví dụ: A mang xe ô tô của mình sửa chữa tại garage của B, khi B sửa xong,
A không có đủ tiền để trả chi phí sửa chữa, do đó, B đã cầm giữ chiếc xe ô
tô của A cho đến khi A thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền của mình Do A phải
đi công tác đột xuất nên 7 ngày sau A mới quay lại để trả tiền cho B và lấy lại xe, lúc này, B có thể yêu cầu A cần trả cho B khoản tiền thuê dịch vụ trông giữ xe trong 7 ngày.
Đối với một số loại tài sản có thể khai thác được như xe máy, đồ dùng, Có thể nhận thấy việc sử dụng các tài sản để kiếm hoa lợi lợi tức ít nhiều có thể gây hao mòn đối với tài sản do đó cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ tạo
ra sự công bằng giữa các chủ thể
Ví dụ: Khi một người vào gửi xe đạp, đến lúc lấy xe mà không có vé hoặc không trả tiền thì bên trông xe có quyền giữ chiếc xe đạp lại nhưng không được sử dụng trái phép tài sản cầm giữ hoặc cho, tặng, bán,… mà phải có nghĩa vụ giữ gìn cho đến khi người chủ chiếc xe trả tiền hoặc chứng minh được chiếc xe là vật sở hữu của mình trong trường hợp làm mất vé.
b, Nghĩa vụ của bên có quyền cầm giữ tài sản: (Điều 349 BLDS 2015) Việc cầm giữ tài sản sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích của bên có nghĩa vụ Do đó, luật đã quy định ra một số nghĩa vụ cho bên có quyền Xét nghĩa vụ “không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ” và quyền
“Được khai thác tài sản cầm giữ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý” Qua
đó, quyền của bên cầm giữ chỉ mang tính hình thức, không cân xứng với nghĩa vụ đặt ra Việc “thu hoa lợi, lợi tức” dễ dàng làm giảm giá trị của tài sản cầm giữ, tuy nhiên, điều này vẫn diễn ra với đa phần các loại tài sản kể
cả trong trường hợp được “giữ gìn, bảo quản”, “không thay đổi” Nếu có hỏng hóc hay mất mát thì sẽ phải bồi thường cho bên có nghĩa vụ
1.3 Chấm dứt cầm giữ tài sản: ( Điều 350 BLDS 2015)
Trang 8Điều 350 bộ luật này quy định các nguyên nhân chấm dứt cầm cố tài sản.
Từ quy định này có thể hiểu được việc Bộ luật này quy định về việc cầm giữ là biện pháp đảm bảo an toàn mà pháp luật trao cho các bên trong quan
hệ hợp đồng song vụ, mà không thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm khác
từ trước, nhưng vẫn có thể ép buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
Trong trường hợp, bên có nghĩa vụ đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình thì bên có quyền sẽ phải trả lại tài sản cho bên có nghĩa vụ Nếu bên có quyền vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà làm hư hại, hỏng, mất tài sản cầm giữ thì cầm giữ tài sản sẽ chấm dứt và bên có quyền sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ hoặc do thỏa thuận của đôi bên -bảo vệ lợi ích cho bên có nghĩa vụ
2.Những vấn đề bất cập về biện pháp cầm giữ tài sản.
BLDS 2015 là bộ luật mới nhất so với các bộ luật năm 2005 đổ về trước và
đi kèm theo đó là có nhiều sự sửa đổi, đổi mới để phù hợp với xã hội, đời sống, kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình xác lập, thực hiện biện pháp cầm giữ tài sản đã xảy ra không ít tranh chấp giữa các bên chủ thể do nhiều vấn
đề về các
trường hợp luật chưa dự liệu được hết hoặc các khoản điều luật còn chưa rõ ràng Sau đây là một số bất cập của các quy định pháp luật về biện pháp cầm giữ tài sản:
Thứ nhất, tại Điều 347 BLDS 2015 quy định về việc xác lập quyền cầm
giữ, nó sẽ được xác định ngay khi có yếu tố bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, chủ thể có quyền ngay lập tức sẽ sở hữu tài sản bảo đảm đó Tuy nhiên, có một vấn đề luật chưa dự liệu hay đặt ra trường hợp vì yếu tố khách quan hay chủ quan mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện được
Ví dụ: Chị A mang chiếc đồng hồ đi sửa, hứa 3 ngày sau sẽ qua lại trả tiền và
lấy đồng hồ Tuy nhiên ngày hôm sau chị bị tai nạn giao thông, phải nằm
Trang 9viện nửa tháng dẫn đến chưa thực hiện được nghĩa vụ Trong trường hợp này, cửa hàng đồng hồ sẽ được cầm giữ tài sản đó
Sự thiếu sót, không công bằng giữa hai bên chủ thể có quyền và nghĩa
vụ , mất cân bằng lợi ích, phù hợp với BLDS 2015 về các chủ thể tham gia quan hệ dân sự đều từ tự nguyện, bình đẳng với nhau.
Thứ hai, Điều 349 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản, trong đó có nghĩa vụ “giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ” Xét tổng thể các quy định của BLDS năm 2015 về cầm giữ tài sản thì có tồn tại sự bất cập Tất cả các quy định
về biện pháp cầm giữ tài sản, BLDS 2015 không có quy định nào về việc bên có quyền cầm giữ tài sản được xử lý tài sản cầm giữ nếu bên kia không thực hiện nghĩa vụ và thời hạn quy định bên có nghĩa vụ phải hoàn thành trong bao lâu, thời hạn là gì? Không thể để bên có quyền giữ, bảo quản mãi cái tài sản để chờ bên kia thực hiện nghĩa vụ được Bởi có một số loại tài sản sẽ hao mòn hư hại theo thời gian Lỡ hổng này sẽ rất dễ bị lách luật, bên có nghĩa vụ sẽ trì trệ việc thực hiện nghĩa vụ dẫn đến ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền
Thứ ba, dẫn từ bất cập thứ hai , có thể thấy không có quy định nào quy định
về việc bên có nghĩa vụ sẽ phải chịu hậu quả nếu thực hiện nghĩa vụ không đúng hoặc chưa thực hiện Bởi nếu thực hiện hoàn toàn nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ
sẽ được hoàn trả tài sản bảo đảm Bên cạnh đó, Luật cũng chưa có quy định về thời hạn cụ thể cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ; do đó lợi dụng điểm này, bên có nghĩa vụ sẽ có thể hoàn thành nghĩa vụ trong một thời gian tương lai nào đó hoặc trì trệ dẫn đến chấm dứt cầm giữ tài sản
Thứ tư: Điều 346 BLDS 2015 quy định về khái niệm cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Tuy nhiên, phần nội dung quy định “ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ ”, quy định trên dễ gây nhầm lẫn, làm hạn chế đi phạm vi được áp dụng biện pháp trong thực tiễn
Trang 10Ví dụ: A đến bãi gửi xe và gửi xe, lúc chuẩn bị lấy xe về A không tìm thấy vé
xe dẫn đến không lấy được xe ra Do đó, bên phía nhà xe đã cầm giữ chiếc xe đợi A tìm thấy vé hoặc chứng minh đươc xe đó là của A và việc nắm giữ tài sản của nhà xe là hợp pháp Điều đáng chú ý ở đây, đối tượng của hợp đồng song vụ trên là công việc trông xe không phải là một loại tài sản Do đó cần sửa đổi
PHẦN III: Kiến nghị hoàn thiện quy định về biện pháp cầm giữ tài sản
Thứ nhất, cần bổ sung khoản 1 Điều 347 BLDS về xác lập cầm giữ tài sản về
một số ngoại lệ do tình hình bất khả kháng của bên có nghĩa vụ dẫn đến không thực hiện được nghĩa vụ thì việc cầm giữ sẽ không phát sinh luôn mà
sẽ do các bên thảo thuận Một số trường hợp vi phạm do bất khả kháng có thể được đưa vào phần loại trừ vi phạm
Thứ hai, Luật cần bổ sung các điều luật quy định về cách thức xử lý tài sản bị
cầm giữ khi quá hạn hoàn thành nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và thời hạn cho bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ Bên cạnh đó nêu ra một số hậu quả nếu bên có nghĩa vụ cố tình không thực hiện nghĩa vụ mặc dù được bên
có quyền yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ nhiều lần
Thứ ba, có một số trường hợp tài sản cầm giữ có giá trị thấp hơn với nghĩa vụ
bảo đảm Nếu ngầm hiểu thì sau khi cầm giữ một thời hạn, bên có quyền chiếm giữ tài sản có quyền bán hoặc nhận tài sản để thanh toán nghĩa Nếu không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ sẽ phải bồi thương hoặc chịu trách nhiệm thêm - điều này chưa được quy định cụ thể dẫn đến gây hoang mang Do đó cần bổ sung để đảm bảo quyền của bên cầm giữ và phát huy được bản chất của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Thứ tư, cần quy định rõ ràng đối tượng của hợp đồng song vụ Tách bạch vấn
đề đối tượng hợp đồng song vụ là tài sản, quy định này chưa rõ ràng gây ra hiểu lầm khó hiểu Cần phải sửa đổi bổ sung thêm để hoàn thiện về vấn đề pháp lý