1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Động cơ Đốt

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Tả Xưởng Thực Hành Khoa Công Nghệ Động Lực
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàng Anh, Hoàng Anh Nguyên, Lê Văn Nhật, Nguyễn Thành Nhân, Lê Duy Phát
Người hướng dẫn Nguyễn Quốc Sỹ
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại tiểu luận
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ XE BMW X6 2023 1.1Lịch sử hình thành dòng xe và đời xe 1.1.1: Dòng xe BMW, từ viết tắt của Bayerische Motoren Werke trong tiếng Đức, hay Bavarian Motor Works trong tiếng Anh, là nhà sản xuất ô tô và xe máy hạng sang hàng đầu của Đức. Điều đáng chú ý là trong những ngày đầu thành lập, công ty còn sản xuất động cơ máy bay cho đến tận năm 1945. Được thành lập vào năm 1916, BMW có trụ sở tại Munich, Bavaria. Với sự hiện diện toàn cầu, nó có các nhà máy sản xuất ở Đức, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Năm 2022, BMW được xếp hạng là công ty ô tô lớn thứ ba thế giới tính theo doanh thu, với doanh thu khoảng 23 tỷ euro. Trong khi đó, gia đình Quandt nắm giữ cổ phần lớn nhất trong công ty với gần 46% cổ phần của công ty, phần sở hữu còn lại của công ty nằm trong tay các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tư nhân và tổ chức. Thương hiệu này tiếp thị các loại xe của mình dưới tên BMW (bao gồm các thương hiệu phụ BMW M dành cho các mẫu xe hiệu suất cao và BMW i dành cho xe điện), các thương hiệu Mini và Rolls-Royce. Xe máy được bán trên thị trường dưới thương hiệu BMW Motorrad. BMW cũng có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực đua xe thể thao, đặc biệt là xe du lịch, Công thức 1, xe thể thao và Isle of Man TT. 1.1.2 Đời xe BMW X6 qua các thế hệ BMW X6 là một trong những mẫu xe thể thao đa dụng (SUV) coupe đầu tiên trên thế giới, được BMW giới thiệu vào năm 2008. Với thiết kế độc đáo, kết hợp giữa sự mạnh mẽ của một chiếc SUV và sự thanh lịch của một chiếc coupe, X6 nhanh chóng trở thành một biểu tượng của sự đột phá và sang trọng trong ngành công nghiệp ô tô. + Thế hệ đâu tiên (E71 2008-2014) Ra mắt 2008 Thiết kế: Mẫu xe đầu tiên tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới, kết hợp giữa SUV và coupe. Công nghệ: Được trang bị nhiều công nghệ hiện đại thời bấy giờ, như hệ thống dẫn động bốn bánh xDrive, hệ thống treo khí nén. Động cơ: Đa dạng các loại động cơ, từ động cơ xăng đến động cơ diesel, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hang + Thế hệ thứ hai (F16, 2014-2019) Ra mắt: 2014 Thiết kế: Tiếp tục phát triển ngôn ngữ thiết kế của thế hệ đầu, nhưng với những đường nét sắc sảo và thể thao hơn. Công nghệ: Được nâng cấp đáng kể với các tính năng an toàn và hỗ trợ lái xe tiên tiến. Hiệu suất: Các phiên bản M Performance và M đem lại hiệu suất cực cao. +Thế hệ thứ ba (G06, 2020- đến nay) Ra mắt: 2020 Thiết kế: Thiết kế ngoại thất táo bạo hơn với lưới tản nhiệt hình quả thận cỡ lớn, đèn pha laser. Công nghệ: Trang bị hệ thống thông tin giải trí iDrive thế hệ mới, hỗ trợ kết nối không dây và các tính năng lái xe tự động. Hiệu suất: Tiếp tục cung cấp các phiên bản M Performance và M, với công suất và khả năng vận hành ấn tượng. 1.1.3 Những điểm nổi bật của BMW X6 qua các thế hệ: Thiết kế độc đáo: Là một trong những mẫu xe có thiết kế khác biệt nhất trên thị trường. Hiệu suất mạnh mẽ: Các phiên bản M Performance và M mang đến trải nghiệm lái đầy phấn khích. Công nghệ hiện đại: Luôn được trang bị những công nghệ mới nhất, giúp tăng cường sự an toàn và tiện nghi. Nội thất sang trọng: Chất liệu cao cấp và thiết kế tinh tế tạo nên không gian nội thất đẳng cấp. 1.2: Tổng quát về xe BMW X6 2023 1.2.1Ngoại thất Hình 1.2 Xe BMW X6 2023 Kiểu dáng coupe độc đáo: BMW X6 nổi bật với đường nét coupe thể thao, phần mái dốc xuống phía sau tạo nên vẻ ngoài mạnh mẽ và khí động học. Kích thước lớn: Xe có kích thước lớn, tạo không gian nội thất rộng rãi và khoang hành lý khá thoải mái. Đèn pha Laser: Hệ thống đèn pha Laser hiện đại, tăng cường khả năng chiếu sáng và tầm nhìn khi di chuyển. Lưới tản nhiệt hình quả thận đặc trưng: Điểm nhấn không thể thiếu trên các mẫu xe BMW, lưới tản nhiệt hình quả thận trên X6 2023 được thiết kế tinh xảo và thể thao hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Đề tài : Mô tả xưởng thực hành Khoa Công Nghệ Động Lực

Nhóm thực hiện: 2

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Sỹ

Lớp học phần: DHOT20B

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

NHÓM 2 THÔNG TIN THÀNH VIÊN

Nguyễn Trọng Hoàng Anh 24666051 Hoàng Anh Nguyên 24665491

Lê Văn Nhật 24678451 Nguyễn Thành Nhân 24682181

Lê Duy Phát 24684251

Trang 4

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1

*Tổng quan về trường và khoa, các phòng liên quan khi học tại trường

-Giới thiệu trường; khoa;

phòng ban

* Hình ảnh cụ thể & chú thích

Hoàng Anh Nguyên

2

*Mô tả xưởng thực hành

Khoa Công Nghệ Động Lực

-Hình ảnh cụ thể các khu vực thực hành; phòng học lý thuyết; thiết bị;…

-Các chức năng, tên gọi của từng khu vực

*Hình ảnh cụ thể & chú thích

Nguyễn Thành Nhân

*Trình bày và phân tích quy định về tiêu chuẩn 5S

-Hình ảnh chi tiết về 5S kèm theo chú thích

-Mô tả nội dung, chức năng -Ví dụ minh chứng

Lê Văn Nhật

5

*Mục tiêu nghề nghiệp -Những việc cần làm

*Định hướng học tập; nghề nghiệp trong quá trình học

Lê Văn Nhật

Trang 5

6

*Giới thiệu về xưởng -Vị trí của xưởng -Các khu vực trong xưởng -Quy mô xưởng

-Giá trị mà xưởng mang lại

cho xã hội

Lê Văn Nhật

*Trang thiết bị tại xưởng -Thiết bị phục vụ chẩn đoán -Thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng và sửa chữa -Thiết bị điều chỉnh và phục

vụ nâng cấp đèn -Thiết bị phục vụ rửa xe

*Trang thiết bị khác -Thiết bị tại phòng chờ -Thiết bị tại phòng quản lí -Trang thiết bị an toàn lao động

rửa xe phù hợp với giá tiền)

Hoàng Anh Nguyên

*Sơ đồ bố trí các khu vực -Tầng trệt

-Tầng 1

-Trước sân

Lê Duy Phát

*Đào tạo học viên

- Giới thiệu về việc đào tào học viên

- Nội dung đào tạo

- Quy định đối với học viên

Nguyễn Trọng Hoàng

Anh Tổng hợp nội dụng Lê Duy Phát

Trang 6

MỤC LỤC

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG VÀ KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

1 Tổng quan về trường Đại học Công Nghiệp TP HCM

2 Tổng quan về Khoa Công Nghệ Động Lực

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XƯỞNG THỰC HÀNH CỦA KHOA CN ĐỘNG LỰC

1 Tổng quan về khoa công nghệ động lực

2 Các khu vực trong xưởng

2.1.Khu vực trưng bày

2.2.Khu vực gia công cơ khí

2.3.Khu vực thực hành tháo lắp động cơ

2.4.Khu vực thục whanhf động cơ Diesel

2.5.Khu vực điện động cơ

2.6.Khu vực thực hành chẩn đoán động cơ

CHƯƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG XƯỞNG THỰC HÀNH

1 Các quy định của nhà nước

2 Các quy định tại xưởng thực hành khoa ô tô

2.1.Các quy định an toàn lao động

2.2.Các quy định phòng chống cháy nổ trong xưởng

3 Quy định 5S tại xưởng thực hành

3.1.Khái niệm và ý nghĩa của 5S

3.2.Lợi ích

3.3.Cách thức áp dụng 5S vào trong xưởng sữa chữa ô tô

CHƯƠNG 4: CƠ HỘI HỌC TẬP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH XƯỞNG

1 Giới thiệu về xưởng

1.1.Vị trí

1.2.Các khu vực

1.3.Quy mô

Trang 7

1.4.Các giá trị xưởng mang lại

2 Các thiết bị tại xưởng

2.1.Các thiết bị về sửa chữa

2.2.Thiết bị điều chỉnh và phục vụ nâng cấp ánh sang 2.3.Thiết bị về rửa xe

5 Đào tạo học viên

5.1.Giới thiệu về đào tạo học viên

5.2.Nội dung

5.3.Quy định đối với học viên

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành ô tô là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ và luôn thích nghi được với mọi thời đại Ở Việt Nam, là một nước đang theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu có

một chiếc ô tô của mỗi gia đình là rất cao Và ngành công nghệ kỹ thuật đóng vai trò quan

trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới công nghệ trên toàn cầu Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ô tô không chỉ là phương tiện giao thông thông thường mà còn trở thành một biểu tượng của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại Vì

vậy là sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp TPHCM chúng em rất đam mê và yêu

thích ngành học này

Tại Trường Đại học Công nghiệp, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô không chỉ mang

kiến thức nền tảng vững chắc mà còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn cần thiết để trở thành những kỹ sư có chuyên môn môn cao, chương trình đào tạo không chỉ chú trọng đến lý thuyết mà còn tạo điều kiện để sinh viên thực hành tại các phòng thực hành hiện đại và tham gia các dự án thực tế Đây là nền tảng để các thành viên sinh viên không chỉ phát triển bản thân mà xây dựng hành lang vững chắc cho tương lai Với nhiệt huyết trẻ và nỗ lực không ngừng nghỉ, các bạn sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần

phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật ô tô cho Việt Nam và thế giới

Để trở thành một kỹ sư giỏi, tài năng có ích cho xã hội và đất nước thì cần phải có một quá trình học tập và làm việc có hiệu quả Đề ra kế hoạch và xác định mục tiêu ràng

để từng bước thực hiện ước mơ của mình

Trang 9

CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG VÀ

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

1 Tổng quan về trường, khoa công nghệ động lực và các phòng ban

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ( Industrial University of Ho Chi Minh City) (IUH) là một trường đại học định hướng ứng dụng và thực hành, trực thuộc

Bộ Công Thương, chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp, tiền thân là Trường Huấn nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ dòng Donbosco thành lập

ngày 11/11/1956 đến 24/12/2004 chính

thức trở thành Trường Đại học Công

nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở

chính tọa lạc trên đường 12 Nguyễn Văn

Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, Thành phố

Hồ Chí Minh Với diện tích sử dụng là

gần 200m2 Hình 1: Đại học Công Nghiệp TP HCM

Tại đây chúng tôi đang được đào tạo và học tập tại Khoa Công nghệ Động lực (

Faculty of Automotive Engineering Technology) (FAET) là một trong số 18 Khoa

(viện) đào tạo của trường Tiền thân của Khoa Công nghệ Động lực là Ban Cơ khí Ô

tô, được hình thành từ những ngày đầu thành lập Trường 11/11/1956 Tháng 3 năm

1999, Ban Cơ khí Ô tô được đổi tên thành Trung tâm Ô tô và từ tháng 12 năm 2004 có tên là Khoa Công nghệ Động lực

Hình 2: Các giảng viên khoa Công Nghệ Động Lực

Trang 10

❖ Các phòng ban chức năng liên quan của Khoa Công nghệ Động lực:

Khoa Công nghệ Động lực tọa lạc tại tầng 4 tòa X gồm các phòng ban và một xưởng thực hành

Các phòng ban gồm : Phòng trưởng khoa, phòng phó khoa & Giáo vụ, văn phòng khoa và phòng bộ môn

Hình 3: các phòng ban Khoa Công Nghệ Động Lực

Trang 11

CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY TỔNG QUAN VỀ XƯỞNG THỰC HÀNH CỦA

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

1 Tổng quan về khoa công nghệ động lực

Hình 4: Khoa Công Nghệ Động Lực

Khoa CN Động Lực được chia làm nhiều khu vực thực hành; phòng học lý thuyết,

mô phỏng đủ rộng đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường Mỗi khu vực có một chứ năng riêng để cung cấp cho sinh viên đầy đủ các tiện ích trong quá trình học tập

Hình 5: Sơ đồ của Khoa Công Nghệ Động Lực

Trang 12

2 Các khu vực trong xưởng

- Khi vào Khoa Công Nghệ Động Lực thì ở chính diện là khu thực hành ôtô gồm

các khu vực:

• Khu vực khung gầm ôtô

• Khu vực động cơ ôtô

• Khu vực điện ôtô

- Ở phía bên trái của xưởng là các khu:

• Khu vực trưng bày

• Khu thực hành lắp ráp động cơ

• Khu thực hành xe gắn máy

- Ở phía bên phải là khu phòng mô phỏng

2.1 Khu vực trưng bày

Hình 6: khu vực trưng bày của khoa

Là nơi trưng bày các sản phẩm khoá luận; đồ án; nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới

và đạt giải của sinh viên trong các cuộc thi được nhà trường giữ lại và trưng bày

Trang 13

2.2 Khu vực gia công cơ khí

Hình 7: Khu vực gia công cơ khí

Là khu vực chứa nhiều dụng cụ, thiết bị gia công cung cấp đủ các tiện ích cho sinh viên cho sinh viên có thể gia công một cách dễ dàng với những thiết bị hiện đại của xưởng

Hình 8: Một số dụng cụ; thiết bị gia công

2.3 Khu vực thực hành tháo lắp động cơ

Hình 9: Khu vực thực hành tháo lắp động cơ

Trang 14

Đây là khu vực chứa nhiều mô hình động cơ của xe giúp cho sinh viên có thể hình dung ra vấn đề về các động cơ của xe và được hướng đẫn bởi các giảng viên trong khoa giúp cho sinh viên có thể lắp ráp đúng vị trí các động cơ của xe

Hình 10: Tủ dụng cụ & mô hình động cơ xe

2.4 Khu vực thực hành động cơ Diesel

Hình 11: Khu vực thực hành động cơ Diesel

Đây là khu vực chứa rất nhiều thiết bị hiện đại và cung cấp đầy đủ các tiện ích giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về động cơ diesel và giúp cho sinh viên thực hành một cách hiệu quả nhất

Trang 15

Hình 12: hình ảnh minh họa về động cơ diesel

2.5 Khu vực điện động cơ

Hình 13: Khu vực điện động cơ

Khu vực điện động cơ được trang bị nhiều thiết bị; máy móc; mô hình thuộc Toyota, khu vực cũng cung cấp cho sinh viên một kiến thức sâu rộng về các thiết bị điện; hệ thống đây điện trong các thiết bị; giúp cho việc thực hành trở nên dễ dàng hơn

Khu vực điện động cơ còn có các mô hình:

- Mô hình động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng

- Mô hình động cơ 7A

- Mô hình động cơ 1NZ-FE

Hình 14: Một số mô hình thuộc Toyota trong khu vực điện động cơ

Khu vực lý thuyết động cơ cho phép sinh viên nghiên cứu, hiểu và ứng dụng các nguyên lý vật lý và toán học liên quan đến hoạt động của động cơ

Trang 16

Hình 15: Khu vực lý thuyết động cơ

2.6 Khu vực thực hành chẩn đoán động cơ

Hình 16: Khu vực thực hành chẩn đoán động cơ-

Mô hình động cơ thuộc Toyota trong khu vực chẩn đoán động cơ

Trang 17

Tương tự như khu vực điện động cơ thì khu vực chẩn đoán động cơ cũng được trang

bị nhiều thiết bị tiên tiến thuộc Toyota Khu vực chẩn đoán này có thể phát hiện ra động cơ đang hoạt động như thế nào, hệ thống động cơ hoạt động không tốt thì hệ thống máy sẽ tự sửa lại và lưu lại trong bộ nhớ Hệ thống này giúp cho sinh viên có thể tìm hiểu và có thể chẩn đoán được động cơ của ôtô

2.7 Khu vực thực hành hệ thống lái

Tại đây sinh viên sẽ được đào tạo tập trung vào việc ứng dụng các lý thuyết và kỹ năng thực tế để hiểu và kiểm tra hoạt động, lắp ráp, tháo, kiểm tra và bảo dưỡng của các hệ thống lái trên xe

Hình 17: Khu vực thực hành hệ thống lái

2.8 Khu vực thực hành khung gầm

Trang 18

thống khung gầm bao gồm nhiều bộ phận; khu vực chứa nhiều những khung gầm và nhiều thiết bị giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về khung gầm ô tô từ đó giúp cho sinh viên có thể có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn khi thực hành ở khu vực khung gầm Khung gầm bao gồm nhiều bộ phận: động cơ; hệ thống lái-phanh-treo; và hệ thống ABS,…

- Mô hình hộp số và mô hình hệ thống abs

- Mô hình hệ thống treo - phanh - lái

- Mô hình động cơ; hộp số; hệ thống làm mát; vi sai- cầu,…

Hình 19: Mô hình hệ thống ABS

Hình 20: Hệ thống treo-phanh-lái

Trang 19

Hình 21: Mô hình động cơ, hộp số, hệ thống làm mát, vi sai- cầu…

2.9 Khu vực thực hành động cơ xăng

Hình 22: Khu vực thực hành động cơ xăng

Khu vực được trang bị các thiết bị hiện đại; động cơ xăng là động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng với công suất lớn Việc học tập tại trường giúp sinh viên hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của động cơ xăng và nắm chắc kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia thực hành về động cơ xăng

Khu vực thực hành động cơ xăng còn có một số mô hình:

- Mô hình động cơ xăng bộ chế hòa khí động cơ Toyota 4A

- Mô hình động cơ phun xăng/dầu điện tử

- Mô hình động cơ xăng/ dầu

Trang 20

Hình 23: Mô hình động cơ xăng, phun xăng

2.10 Khu vực thực hành xe máy

Hình 24: Khu vực thực hành xe máy

Với các trang thiết bị hiện đại cùng việc nổ lực trong học tập giúp sinh viên có thể nắm rõ nguyên lý hoạt động và cách vận hành của xe máy giúp sinh viện thực hành dễ dàng hơn

Trang 21

3.2 Phòng mô phỏng

Hình 26: Các phòng mô phỏng

Phòng mô phỏng là nơi chứa nhiều những trang thiết bị hiện đại những thiết bị công nghệ số; thiết bị mô phỏng giúp cho sinh viên có thể tiếp thu một cách nhanh chóng

3.3 Phòng mô phỏng ô tô điện

Hình 27: Phòng mô phỏng ô tô điện

Phòng ô tô điện là nơi để giảng viên đưa ra các kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

để giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan, cấu tạo của ô tô điện giúp sinh viên có những buổi học chất lượng và nâng cao hiểu biết của bản thân

3.4 Phòng ắc qui

Trang 22

bị mất và hư hỏng Việc này thuận tiện cho quá trình học tập của sinh viên trong các buổi thực hành đảm bảo bình ắc qui có thể sử dụng được

3.5 Phòng thực hành khung gầm

Hình 29: Phòng thực hành khung gầm

Là phòng để giảng viên cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống khung gầm ô tô và là nơi để sinh viên thực hành khung gầm ô tô Để sinh viên có thể hiểu rõ và thực hành một cách hiệu quả

Trang 23

CHƯƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG XƯỞNG

THỰC HÀNH Ô TÔ

1 Các quy định của nhà nước

• Quy định trách nhiêm và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức đảm đảo an toàn cháy nổ

• Cơ sơ giáo dục phải xây dựng nội quy, quy trình PCCC, trang bị các thiết bị PCCC

và tổ chức các hoạt động tập huấn, diễn tập định kì

• Yêu cầu trường đại học phải có kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ như

- Hệ thống báo cháy tự động

Hình 30: Hệ thống vòi nước chữa cháy

- Bình chữa cháy, vòi phun nước chữa cháy

Hình 31: Bình chữa cháy

- Lối thoát hiểm không cản trở

Hình 32: Lối thoát hiểm

Trang 24

PCCC

- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra phải báo cáo nhanh cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp

hoặc công an địa phương

2.1 Các quy định an toàn lao động

Trong bất kì ngành nghề nào thì vấn đề an toàn lao động luôn được đặt lên hàng

đầu và chú trọng nhất hiện nay Đặc biệt là cách ngành kỹ thuật có liên qua đến các loại

máy móc hiện nay như là thiết bị cơ khí; sữa chữa bảo dưỡng và vận hành ô tô Vậy nên

việc đảm bảo an toàn về lao động được quy định chặc chẽ tại các nhà máy và công xưởng

Cụ thể là trong các xưởng thực hành của Khoa Công Nghệ Động Lực đã được quy định

chặc chẽ và nghiêm ngặt

- Trang bị đồ bảo hộ an toàn, đồng phục: xưởng thực hành công nghê ô tô quy định

rõ ràng về trang phục và tác phong cho sinh viên tham gia học tập tại xưởng thực

hành tại khoa công nghê ô tô

- Quy định được để ở cửa ra vào tại xưởng thực hành để sinh viên quan sát dễ dàng

và thực hiện đúng quy định của xưởng đặt ra

Hình 33: Nội quy xưởng thực hành-quy định trang phục xưởng thực hành

- Sử dụng các thiết bị máy móc đúng hưỡng dẫn tại xưởng thực hành của Khoa Công

Nghệ Động Lực được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và các

máy móc, mô hình để giúp cho sinh viên khi tham gia học tập tại xưởng dễ dàng

hình dung và nắm chắc kiến thức Để đảm bảo an toàn sinh viên cần phải nghiêm

Trang 25

túc tuân thủ các quy định ở xưởng thực hành và tuân thủ làm theo sự hướng dẫn của các giáo viên trong xưởng Và mỗi máy có một số hướng dẫn và quy định riêng

Hình 34: Nội quy sử dụng máy khoan, nén khí, mài 2 đá

2.2 Các quy định phòng chóng cháy nổ trong xưởng

Hiện tại chúng em đang học tập và thực hành tại xưởng thực hành Khoa Công Nghệ Động Lực Trong quá trình học tập, chúng em đã được nghe thầy Nguyễn Quốc Sỹ phổ

biến về các quy định của xưởng thực hành; các quy định về PCCC mà tụi em đã được biết

và được biết thêm nhiều quy định về trang phục, nề nệp học tập, quy định khi tham gia

thực hành tại xưởng của Khoa Công Nghệ Động Lực

- Nghiêm cấm sử dụng các chất gây cháy nổ bên trong xưởng thực hành ô tô cuả

trường

- Không được hút thuốc lá khi vào bên trong xưởng

- Trang bị hệ thông cảnh báo hoặc thiết bị báo cháy tự động bên trong xưởng

- Trang bị các bình chữa cháy mini tại xưởng phòng trường hợp có cháy xảy ra

Hình 35: Nội quy về PCCC

Ngày đăng: 13/01/2025, 09:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: các phòng ban Khoa Công Nghệ Động Lực - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 3 các phòng ban Khoa Công Nghệ Động Lực (Trang 10)
Hình 4: Khoa Công Nghệ Động Lực - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 4 Khoa Công Nghệ Động Lực (Trang 11)
Hình 5: Sơ đồ của Khoa Công Nghệ Động Lực - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 5 Sơ đồ của Khoa Công Nghệ Động Lực (Trang 11)
Hình 7: Khu vực gia công cơ khí - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 7 Khu vực gia công cơ khí (Trang 13)
Hình 9: Khu vực thực hành tháo lắp động cơ - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 9 Khu vực thực hành tháo lắp động cơ (Trang 13)
Hình 12: hình ảnh minh họa về động cơ diesel - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 12 hình ảnh minh họa về động cơ diesel (Trang 15)
Hình 16: Khu vực thực hành chẩn đoán động cơ- - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 16 Khu vực thực hành chẩn đoán động cơ- (Trang 16)
Hình 15: Khu vực lý thuyết động cơ - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 15 Khu vực lý thuyết động cơ (Trang 16)
Hình 17: Khu vực thực hành hệ thống lái - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 17 Khu vực thực hành hệ thống lái (Trang 17)
Hình 20: Hệ thống treo-phanh-lái - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 20 Hệ thống treo-phanh-lái (Trang 18)
Hình 21: Mô hình động cơ, hộp số, hệ thống làm mát, vi sai- cầu… - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 21 Mô hình động cơ, hộp số, hệ thống làm mát, vi sai- cầu… (Trang 19)
Hình 25: Phòng dự án PLUS - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 25 Phòng dự án PLUS (Trang 20)
Hình 29: Phòng thực hành khung gầm - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 29 Phòng thực hành khung gầm (Trang 22)
Hình 40: phân ca thực hành - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 40 phân ca thực hành (Trang 27)
Hình 74: trước sân - Tiểu luận  Động cơ Đốt
Hình 74 trước sân (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w