1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Truyền Thông Về Môi Trường Của Trung Tâm Điện Ảnh - Thể Thao Và Du Lịch Việt Nam Bằng Phim Phóng Sự
Tác giả Lưu Thị Ngọc Mai
Người hướng dẫn TS. Phan Văn Kiền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông
Thể loại Đề án Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Truyềnthông còn có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về công tác bảo vệmôi trường, về các sự kiện, vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, giúpngười dân, doanh nghiệp và cả

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

======================

LƯU THỊ NGỌC MAI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG

VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN ẢNH -THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆT NAM BẰNG PHIM PHÓNG SỰ

Đề án Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông

Hà Nội – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

======================

LƯU THỊ NGỌC MAI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG

VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN ẢNH -THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆT NAM BẰNG PHIM PHÓNG SỰ

Đề án Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

Hà Nội – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp của tôi với tên đề tài: “Nâng cao hiệuquả truyền thông về môi trường của Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịchViệt Nam bằng phim phóng sự” là đề án của riêng tôi Tôi đã sử dụng cácnguồn tài liệu tham khảo chính xác và đầy đủ Tôi không sao chép hay sửdụng bất kỳ ý tưởng hay kết quả nghiên cứu của người khác mà không ghi rõnguồn gốc

Đề án này được thực hiện dựa trên Đề án “Sản xuất chương trình tuyêntruyền Giảm thiểu, kiểm soát rác thải nhựa trong hoạt động văn hoá, thể thao

và du lịch” do Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam xây dựng

và triển khai thực hiện Tôi đã được phép sử dụng các kết quả nghiên cứu của

đề án này trong đề án tốt nghiệp của mình Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hộiđồng nếu có sai sót trong đề án tốt nghiệp của tôi

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2024

Học viên thực hiện đề án

Lưu Thị Ngọc Mai

Trang 4

Cuối cùng, tôi xin gửi thật nhiều lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2024

Học viên thực hiện đề án

Lưu Thị Ngọc Mai

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề án 6

2 Lược sử các nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến đề án 9

3 Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi của đề án 11

4 Các phương pháp thu thập dữ liệu và triển khai đề án 11

5 Ý nghĩa của đề án 12

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀNHÌNH VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG 14

1.1 Các khái niệm liên quan 14

1.1.1 Truyền thông 14

1.1.2 Môi trường 16

1.1.3 Truyền thông về môi trường 17

1.1.4 Phóng sự truyền hình 18

1.2 Sức nóng của vấn đề truyền thông môi trường 20

1.3 Các nguyên tắc của hoạt động truyền thông về môi trường 23

1.4 Vai trò của hoạt động truyền thông về môi trường 25

1.5 Thực trạng hoạt động truyền thông về môi trường tại Việt Nam những năm gần đây 27

1.5.1 Thiếu nội dung chuyên sâu và chất lượng 27

1.5.2 Thiếu sự liên kết và phối hợp giữa các bên liên quan 27

1.5.3 Chưa sử dụng hiệu quả công nghệ số 28

1.5.4 Các kênh truyền thông 28

1.6 Nhu cầu đổi mới sản phẩm truyền thông về môi trường 29

Trang 6

1.6.1 Sự cần thiết của đổi mới 29

1.6.2 Sản xuất phóng sự truyền hình về môi trường 29

1.6.3 Đổi mới nội dung truyền thông về môi trường 30

1.7 Hiệu quả truyền thông về môi trường 31

1.7.1 Thay đổi về nhận thức 32

1.7.2.Thay đổi về thái độ 32

1.7.3.Thay đổi về hành vi 32

1.8 Tiểu kết chương 1 33

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN ẢNH THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆT NAM 34

2.1 Giới thiệu Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam 34

2.1.1 Tổng quan về Trung tâm 34

2.1.2 Các hoạt động truyền thông môi trường tại Trung tâm 36

2.2 Thực trạng sản xuất phóng sự về môi trường tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam 40

2.2.1 Đánh giá hoạt động sản xuất phim về môi trường tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam 40

2.2.2 Hiệu quả và tác động tới công chúng 43

2.2.3 Đánh giá 54

2.3 Tiểu kết chương 2 56

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG Ở TRUNG TÂM ĐIỆN ẢNH THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆT NAM 57

3.1 Các yêu cầu của hoạt động truyền thông về môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh mới 57

3.1.1 Tích hợp công nghệ số vào chiến lược truyền thông 57

3.1.2 Sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cương (AR) 57

Trang 7

3.1.3 Chuyển đổi số trong quản lý và truyền thông du lịch 58

3.1.4 Sử dụng mạng xã hội và nội dung do ngươi dùng tạo 58

3.1.5 Nâng cao nhận thức và giáo dục môi trương 59

3.1.6 Tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững 60

3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động truyền thông về môi trường tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam 61

3.2.1 Đa dạng hóa hình thức truyền thông 62

3.2.2 Nâng cao chất lượng các kịch bản phim truyền thông về môi trường 63

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chuyên môn 65

3.2.4 Tăng cường liên kết, hợp tác với các đơn vị, cá nhân có liên quan 67

3.2.5 Các giải pháp khác 69

3.3 Tiểu kết chương 3 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 78

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

TTMT Truyền thông về môi trườngVHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kênh truyền thông được yêu thích về chủ đề môi trường 44 Bảng 2.2 Kết quả mức độ yêu thích với phóng sự truyền hình về đề tài môi

trường 45

Bảng 2.3 Kết quả mức độ thay đổi về nhận thức sau khi xem phóng sự 46

Bảng 2.4 Kết quả mức độ thay đổi về thái độ sau khi xem phóng sự 48

Bảng 2.5 Kết quả mức độ thay đổi về hành vi sau khi xem phóng sự 51

Bảng 2.6 Kết quả sau khi phát sóng 52

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Thế giới hiện nay đang đối diện với vấn nạn ô nhiễm môi trường ngàycàng trầm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, với các hệ quả như sựnóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu, băng tan…… Cùng với những tácđộng của biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt đã hiện hữu trong đời sốngcon người, để lại những hậu quả lâu dài, đã và đang đặt ra nhiều thách thức,nguy cơ mới cho nhân loại Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt,Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có mức ô nhiễm đáng báo động Vìvậy, hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vữngđược đặt lên hàng đầu với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó cóViệt Nam

Tại Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nướcđặc biệt quan tâm, xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầucủa cả hệ thống chính trị, là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định

sự phát triển bền vững của đất nước và chất lượng cuộc sống của nhân dân

Trong công tác bảo vệ môi trường thì truyền thông đóng vai trò hết sứcquan trọng, là công cụ góp phần để thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ củamỗi người và của cả xã hội theo hướng thân thiện với môi trường Truyềnthông còn có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về công tác bảo vệmôi trường, về các sự kiện, vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, giúpngười dân, doanh nghiệp và cả các cấp chính quyền có được những thông tincần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp Nghị quyết số 41/NQ-

TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước đã xác định, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nângcao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu Trong

đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật vàcác thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối

Trang 11

với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… tăng cường giáodục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân Điều này, một lần nữa đãđược khẳng định trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ vềmột số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thực hiện các phóng sự truyền hình về môi trường là một hoạt độngtruyền thông cần thiết trong bối cảnh ô nhiễm, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tàinguyên tự nhiên đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu Việt Nam hiệnđứng trước nhiều thách thức về môi trường như tình trạng ô nhiễm nước,không khí, đất và nguy cơ mất đa dạng sinh học Các vấn đề này không chỉảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà còn tác độnglâu dài đến các thế hệ tương lai

Phóng sự truyền hình là công cụ hiệu quả để truyền tải các thông điệpmôi trường nhờ khả năng kết hợp hình ảnh, âm thanh và câu chuyện thực tế,giúp tạo ra sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc trong cộng đồng Khác với cácphương tiện truyền thông khác, phóng sự có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhờvào sự chân thực, cung cấp góc nhìn đa chiều về những tác động của conngười đối với môi trường Thông qua các phóng sự, khán giả không chỉđược tiếp cận với thông tin mà còn được thúc đẩy nhận thức và hành độngbảo vệ môi trường

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, phóng sự truyền hình cókhả năng lan tỏa mạnh mẽ qua các nền tảng xã hội như Facebook, YouTube,giúp tiếp cận đông đảo khán giả trẻ và các nhóm cộng đồng khác nhau Sự kếthợp giữa tính trực quan và tính tương tác cao khiến phóng sự không chỉ làkênh cung cấp thông tin mà còn là công cụ giáo dục và huy động xã hội cùnghành động vì môi trường

Là cơ quan truyền thông trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Trang 12

Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) vớichức năng quảng bá, tuyên truyền về những hoạt động văn hóa, thể thao,

du lịch và gia đình; đã phối hợp với nhiều đơn vị khác trong Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liênquan khác để cùng thực hiện nhiệm vụ truyền thông về môi trường tronglĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch Việc truyền thông được thực hiện chủyếu thông qua các phim phóng sự, được phát trên một số kênh truyền hình,phản ánh bức tranh đa dạng của công tác bảo vệ môi trường ngành văn hoá,thể thao và du lịch

Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động truyền thông về môi trường củaTrung tâm hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng phim phản ánh về côngtác bảo vệ môi trường còn quá ít, chỉ có khoảng 4-5 phim/năm với thời lượng8-12 phút), trong khi các vấn đề cần truyền thông trong lĩnh vực bảo vệ môitrường của ngành văn hoá, thể thao vàdu lịch là rất nhiều Về nội dung, cácphim chủ yếu tập trung vào giới thiệu những điển hình về BVMT; những khókhăn, bất cập trong công tác BVMT trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và dulịch…trong khi dung lượng để truyềntải các nội dung về các văn bản phápluật, những quy định…trong BVMT của ngành còn ít Chất lượng của các bộphim này cũng còn có những bất cập liên quan đến nội dung kịch bản vànhiều yếu tố khác

Bên cạnh đó, mặc dù có chức năng truyền thông về những hoạt độngvăn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên trang tin điện tử của Trung tâm;phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quảng bá, tuyên truyền trênkênh truyền hình về nội dung các tác phẩm, ấn phẩm điện ảnh do Trung tâmsản xuất; tuy nhiên, các thông tin truyền thông về môi trường trên trang tinđiện tử của Trung tâm chậm cập nhật, phim phản ánh về công tác BVMT củangành hầu như mới chủ yếu được phát trên kênh truyền hình Nhân dân Mộttrong số các nguyên nhân là việc sản xuất các phim về bảo vệ môi trường hiện

Trang 13

nay ở Trung tâm chủ yếu theo đặt hàng của Bộ VHTTDL; số lượng nhân lựcchuyên môn ở Trung tâm còn thiếu, nhất là đội ngũ Biên tập viên, dựng phimviên Những điều này ảnh hưởng nhất định đến số lượng tác phẩm của Trungtâm và tiến độ sản xuất chương trình.

Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệuquả truyền thông về môi trường tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Dulịch Việt Nam” làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Báo chí và Truyềnthông của mình

2 Lược sử các nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến đề án

Cho đến nay các vấn đề lý luận cơ bản truyền thông về môi trường đãđược nghiên cứu nhiều cả trên thế giới và Việt Nam Khái niệm truyền thông

về môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1972, khi mà vấn đềmôi trường và sinh thái học đã trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâmnhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và không gian công cộng

ở hầu hết các xã hội phương Tây, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện báo cáoBrundtland (1987), hội nghị Rio (1992) nghị định thư Kyoto (1997) (HeinzBonfadelli, 2000, tr 257-258) Đây cũng là năm đánh dấu việc hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thông qua “Hộinghị của Liên Hiệp Quốc về môi trường- con người” họp tại Stockholm (ThụyĐiển) Truyền thông về môi trường đang dần dần trở thành một chủ đề trongnghiên cứu truyền thông tại Đức và Thụy Sĩ từ giữa thập niên 1980

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều sách, bài nghiên cứu liên quan đếntruyền thông về môi trường như sách Giáo trình Truyền thông môi trường của

Võ Thị Vinh và Hoàng Thị Thủy (2023), hoạt động truyền thông lồng ghépbảo vệ môi trường trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Thựctrạng và giải pháp của Vũ Thanh Nguyên Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động truyền thông về môi trường cũng đã bước đầu được nghiên cứu, thểhiện qua các công trình như: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền

Trang 14

thông bảo vệ môi trường của Vũ Thanh Nguyên; Vai trò của truyền thông đạichúng về bảo vệ môi trường nhằm phát triền bền vững của Đỗ Quân…Nghiêncứu tác động của công nghệ đến hoạt động truyền thông về môi trường cũngđược đề cập đến trong các công trình của Nguyễn Văn San, Vũ ThanhNguyên…Ngoài ra, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông môitrường cũng được thể hiện trên nhiều bài viết (ví dụ, Tăng hiệu quả truyềnthông bảo vệ môi trường khi đồng hành cùng doanh nghiệp, Nguyễn ViệtDũng, 2023), được bàn thảo qua nhiều hội nghị, hội thảo, đặc biệt là trongTọa đàm “Cơ sở khoa học trong truyền thông môi trường” do Liên minhNước sạch phối hợp với Tạp chí Môi trường tổ chức tại Hà Nội năm 2017.

Liên quan đến công tác BVMT trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và dulịch, có rất nhiều tài liệu, bài viết nêu về tầm quan trọng của công tác BVMTtrong lĩnh vực này và việc truyền thông luôn được xác định như là một công

cụ quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm mụctiêu phát triển bền vững (Lê Anh Tú, Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngtrong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, 2021; Các nhiệm vụ môi trườngcủa Bộ VHTTDL) Tuy nhiên, nội dung, cách thức, các phương tiện…để đảmbảo các mục tiêu truyền thông về môi trường trong lĩnh vực này thườngkhông được đề cập đến

Việc phân tích những tài liệu trên cho thấy, những vấn đề lý luận cơbản đối với truyền thông về môi trường nói chung cũng như việc nâng caohoạt động truyền thông về môi trường đã được đề cập đến trong một số tàiliệu Tuy nhiên, việc nghiên cứu các giải pháp, các biện pháp để nâng caohoạt động truyền thông về môi trường ở các đơn vị cụ thể, phù hợp với đặcthù của từng đơn vị và đặc điểm truyền thông trong từng ngành, lĩnh vực hầunhư chưa có, đặc biệt trong lĩnh vực VHTTDL Trong bối cảnh ô nhiễm môitrường có xu hướng ngày một gia tăng, biến đổi khí hậu ngày một hiện hữu,việc nghiên cứu hoạt động truyền thông về môi trường và đề xuất các giải

Trang 15

pháp để nâng cao hoạt động này của một đơn vị được giao chức năng này của

Bộ VHTTDL cần phải được đặt ra

3 Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi của đề án

3.1 Mục tiêu của đề án

Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông về môi trường tạiTrung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam, đề án đề xuất giải phápsản xuất phóng sự truyền hình về môi trường để nâng cao hiệu quả hoạt độngtruyền thông về môi trường tại Trung tâm này

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của đề án sau sản xuất

3.3 Phạm vi của đề án

- Đối tượng: tập trung vào hoạt động sản xuất phóng sự truyền hình

vềmôi trường trong lĩnh vực du lịch

- Địa điểm: đề án được thực hiện tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao

vàDu lịch Việt Nam, Bộ VHTTDL

- Thơi gian: Thời gian thực hiện đề án là từ tháng 3/2024-8/2024 Các

số liệu liên quan đến hoạt động truyền thông về môi trường trong lĩnh vực dulịch được lấy trong giai đoạn 2019 - 2024

4 Các phương pháp thu thập dữ liệu và triển khai đề án

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng trong suốt quá trình thực

Trang 16

hiện đề án Phương pháp này sử dụng để phân tích và tổng hợp các tài liệu thuthập nhằm đưa ra các kết luận khoa học.

Áp dụng phương pháp này, đề án xác định và thu thập các tài liệu, cáccông trình nghiên cứu trước đó, các báo cáo thực trạng, văn bản pháp luật liênquan đến hoạt động truyền thông về môi trường trong lĩnh vực du lịch.Các tài liệu này được kiểm tra dựa theo các tiêu chí về tính chính xác, tínhphù hợp và tính cập nhật với chủ đề nghiên cứu Sau đó, đề án sẽ thựchiện đối chiếu, so sánh để có được sự nhất quán và đảm bảo các tài liệuphản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy, có nguồn trích dẫn rõ ràng.Trên cơ sở các tài liệu đã được phân tích, tổng hợp, đề án tiến hành xây dựng

cơ sở lý thuyết và các nội

dung có liên quan khác của đề án

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:

Đề án sẽ phát 250 phiếu khảo sát công chúng xem phim phóng sự vềmôi trường để đánh giá hiệu quả của hoạt động này trong việc nâng cao nhậnthức của công chúng về môi trường

5 Ý nghĩa của đề án

- Ý nghĩa khoa học: Đề án góp phần vào việc làm rõ hơn một số nộidung về lý luận liên quan đến hoạt động truyền thông về môi trường nóichung và truyền thông về môi trường trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và dulịch nói riêng như: vai trò, ý nghĩa, đối tượng, nguyên tắc và các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động truyền thông về môi trường, giúp cho các đơn vị thựchiện công tác truyền thông về môi trường hiểu một cách đầy đủ hơn về cácnhiệm vụ của mình

- Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu hoạt động truyềnthông về môi trường tại Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam,

đề án sẽđưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động truyền thông vềmôi trườngtại Trung tâm nhằm góp phần tăng cường nhận thức của các đối

Trang 17

tượng có liên quan về vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hoá, thểthao và du lịch Đề án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những đơn vị, tổchức trong các lĩnh vực khác để nâng cao hoạt động truyền thông của mình.

Trang 18

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀNHÌNH VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Truyền thông

Truyền thông là một hoạt động thiết yếu gắn liền với lịch sử phát triểncủa loài người Truyền thông được hiểu là quá trình truyền đạt và tiếp nhậnthông tin một cách hiệu quả, nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cánhân, cũng như giữa cá nhân và cộng đồng xã hội Đây là một nhu cầu tất yếucủa con người, khởi nguồn từ các tín hiệu đơn giản như việc đánh dấu đường

đi hay cảnh báo về các mối nguy hiểm, đến việc chia sẻ tri thức mới về thếgiới xung quanh Truyền thông giúp con người trở thành những cá nhân xãhội, không thể tách rời

Bên cạnh đó, truyền thông còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức của conngười Mỗi cá nhân đều mong muốn trở thành một thành viên tích cực trong

xã hội, có khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, tâm tư của những người xungquanh trước các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, từ đó tự điều chỉnh nhậnthức và hành vi của mình Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quátrình tiếp nhận và xử lý các sự kiện xã hội, giúp con người hiểu rõ hơn về bảnthân, nhận diện các yếu tố liên quan đến mình và cuộc sống, cũng như đánhgiá khả năng, xác định phương hướng và hành vi cho các hoạt động tiếp theo

Truyền thông là một khái niệm phức tạp và đa dạng, với nhiều quanniệm khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu Theo nhà nghiên cứu Dean

C Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độkhông rõràng để có thể hành động hiệu quả hơn Do đó, truyền thông đượcxem là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống hàng ngày, đóng vai tròquyết định trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ, truyền đạt ý kiến, và

hỗ trợ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội Các phương tiện truyềnthông như truyền hình, radio, báo chí, internet, và mạng xã hội đóng vai trò

Trang 19

quan trọng trong việc kết nối và chia sẻ thông tin [Johnson, 2021]

Frank Dance cũng đưa ra quan điểm rằng truyền thông là quá trình qua

đó con người hiểu người khác và làm cho người khác hiểu mình Đây là mộtquá trình liên tục, luôn thay đổi và điều chỉnh để phù hợp với tình huống.Truyền thông là một dạng tương tác xã hội, trong đó ít nhất có hai tác nhântương tác với nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung Ở mức độ cơ bản,thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận [Smith, 2018]

Quá trình truyền thông thường bao gồm ba phần chính: nội dung, hìnhthức, và mục tiêu Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bàykinh nghiệm, hiểu biết, lời khuyên, mệnh lệnh, hoặc câu hỏi Các hành độngnày được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết,hay bản tin truyền hình Mục tiêu có thể là cá nhân, tổ chức khác, hoặc chínhngười, tổ chức gửi đi thông tin

Truyền thông có thể được phân loại thành truyền thông không lời,truyền thông bằng lời, và truyền thông biểu tượng Truyền thông không lờithể hiện qua nét mặt và cử chỉ, chiếm khoảng 93% ý nghĩa biểu cảm màchúng ta cảm nhận từ người khác, trong khi 7% còn lại là từ lời nói Truyềnthông bằng lời diễn ra khi chúng ta sử dụng ngôn từ để truyền đạt thông điệp.Truyền thông biểu tượng bao gồm các hình ảnh, ký hiệu đã được định sẵn ýnghĩa, chẳng hạn như quốc huy của một quốc gia

Hội thoại giữa các cá nhân thường diễn ra theo cặp hoặc trong nhómvới quy mô khác nhau Quy mô của nhóm ảnh hưởng đến bản chất của cuộchội thoại Truyền thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai

cá nhân, khác biệt so với các nhóm lớn hơn như tổ chức hoặc cộng đồng

Hình thức này được xem như một mô hình tâm lý học, trong đó thôngđiệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin Ở cấp

độ lớn hơn, truyền thông đại chúng chuyển tải thông điệp đến một lượng lớnngười thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 20

Tóm lại, truyền thông là một quá trình liên tục, diễn ra trong thời giandài Đây là một quá trình trao đổi thông tin giữa ít nhất hai thực thể, với cả haiđều đóng vai trò người gửi và người nhận Điều quan trọng nhất trong truyềnthông là phải đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó dẫn đến sự thay đổi từnhận thức đến hành vi Như vậy, truyền thông không chỉ có ý nghĩa mà còn

có mục đích rõ ràng trong xã hội

1.1.2 Môi trường

Theo Điều 3, Mục 1 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 do Quốchội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29tháng 11 năm 2005, môi trường được định nghĩa là tổng thể các yếu tố tựnhiên và nhân tạo xung quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sảnxuất, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật khác Kháiniệm môi trường có thể được phân chia chi tiết hơn tùy theo mục tiêu nghiêncứu, cụ thể là phân loại theo nguồn gốc thành ba dạng chính: môi trường tựnhiên, môi trường xã hội, và môi trường nhân tạo [Nguyễn Việt Dũng, 2023]

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học tồntại khách quan ngoài ý muốn của con người Các yếu tố vật lý bao gồm nhiệt

độ, bức xạ, áp suất khí quyển, màu sắc, mùi, và vị Môi trường hóa học baogồm các nguyên tố và hợp chất hóa học, được coi là dạng môi trường "vôsinh" Môi trường sinh học bao gồm các loài động vật, thực vật, và vi sinhvật, thuộc dạng "hữu sinh" Khái niệm "môi trường sinh thái" thường được sửdụng trong ngữ cảnh này, vì nhiều vấn đề môi trường phát sinh từ sự suygiảm sinh thái

Môi trường xã hội phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người,ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, tạo ra những thuận lợi hoặc cản trở.Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và xãhội chịu sự chi phối và biến đổi do hoạt động của con người

Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc, môi trường còn được hiểu

Trang 21

theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cảcác yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cácnguồn tài nguyên phục vụ cho đời sống con người, và trong nghĩa này, kháiniệm môi trường bao hàm cả khái niệm tài nguyên Theo nghĩa hẹp, môitrường chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến chất lượngcuộc sống của con người, không xét đến các vấn đề về tài nguyên, và ở đây,môi trường được hiểu là "chất liệu môi trường".

Tuy nhiên, sự phân chia các khái niệm trên chỉ là tương đối và phục vụcho các mục tiêu nghiên cứu chuyên ngành Các hợp phần và yếu tố của môitrường luôn có mối liên hệ và quy ước chặt chẽ với nhau, đòi hỏi sự xem xétđồng bộ trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng

1.1.3 Truyền thông về môi trường

Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, nơi cácbên tham gia cùng tạo ra và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo vệ môitrường Mục tiêu chính của truyền thông môi trường là đạt được sự hiểu biếtchung về các chủ đề liên quan và từ đó tạo ra trách nhiệm chung trong việcbảo vệ môi trường Sự hiểu biết chung này đóng vai trò là nền móng cho sựnhất trí, từ đó có thể thúc đẩy các hành động cá nhân và tập thể nhằm bảo vệmôi trường

Truyền thông môi trường có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng, từ đó khuyến khích mọingười tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường Không chỉ có tác dụnglôi cuốn sự tham gia cá nhân, nó còn thúc đẩy những người khác cùng thamgia, tạo ra kết quả có tính lan tỏa trong cộng đồng Truyền thông môi trườngđóng vai trò quan trọng cùng với giáo dục môi trường để nâng cao nhận thứccủa cộng đồng, thay đổi thái độ đối với việc bảo vệ môi trường, và xác địnhtiêu chí cũng như hướng dẫn cách lựa chọn hành vi bảo vệ môi trường mộtcách bền vững

Trang 22

Truyền thông môi trường có những đặc điểm rất đặc biệt Đầu tiên, môitrường là một hệ thống phức tạp, và tác động cũng như hậu quả của các hành

vi không phù hợp thường không thể thấy ngay lập tức Các hành vi gây hạiđến môi trường đã trở thành thói quen trong xã hội, và các hành vi thân thiệnvới môi trường thường không mang lại lợi ích trực tiếp Đối tượng của truyềnthông môi trường thường rất đa dạng về học vấn, chuyên môn, kinh nghiệmsống, và vị trí xã hội

Truyền thông môi trường cần thiết vì các dự án hoặc chương trình môitrường thường chỉ đạt kết quả hạn chế khi các đổi mới và giải pháp khôngđược hiểu rõ và không có sự tham gia của các bên liên quan Những ngườithực hiện các dự án môi trường thường cho rằng sự kiện khoa học và sự quantâm của họ có sức thuyết phục, nhưng thực tế, người dân thường nhận thứcvấn đề thông qua cảm xúc và giao tiếp xã hội hơn là lý lẽ và kiến thức Ngoài

ra, nhiều cấp quản lý không biết cách tích hợp một chiến lược truyền thônghiệu quả vào các dự án bảo vệ môi trường

1.1.4 Phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí quan trọng trong lĩnh vựctruyền hình, cho phép cung cấp thông tin sâu rộng hơn so với các thể loại tintức thông thường Thể loại này mang đến cho khán giả một góc nhìn độc đáo

và dấu ấn cá nhân của tác giả về một vấn đề nhất định Sự trình bày của nhàbáo thường kèm theo cảm xúc, làm cho phóng sự trở nên sinh động và gầngũi hơn với đời sống thực tế

Cùng với sự phát triển của ngành truyền hình, phóng sự truyền hình đãdần thay đổi để thích ứng với thị hiếu của công chúng Trên thế giới, có nhiềuquan điểm khác nhau về phóng sự Trong cuốn "Phóng sự truyền hình",Brigitte Besse và Didier Desormeaux nhận định rằng một phóng sự tốt làphóng sự truyền đạt thông tin qua hình ảnh và âm thanh với sự hài hòa và cânđối giữa hai yếu tố này Theo quan niệm này, âm thanh và hình ảnh đóng vai

Trang 23

trò chủ chốt trong việc tạo nên một phóng sự truyền hình hấp dẫn.

Một quan điểm khác được đưa ra bởi nhóm tác giả A La Iuropxki, G

V Cudonhetxop, và X L Xvich trong cuốn "Báo chí truyền hình" chorằng phóng sự là thể loại báo chí cung cấp thông tin nhanh chóng trên báo chí,đài phát thanh và truyền hình về một sự kiện mà phóng viên đã chứng kiếnhoặc tham gia Theo quan điểm này, giá trị cốt lõi của phóng sự nằm ở việcthông tin được truyền tải nhanh chóng và có sự hiện diện trực tiếp củaphóng viêntại sự kiện [Heinz Bonfadelli, 2009]

Trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí tại Việt Nam, nhà báo Huỳnh DũngNhân, một tác giả nổi tiếng với nhiều thành công trong thể loại phóng sự, đãnêu trong cuốn "Để viết phóng sự thành công" rằng phóng sự là một thể loạibáo chí phản ánh những vấn đề có tính thời sự và ý nghĩa chính trị xã hội màcông chúng quan tâm Phóng sự có thể được viết bằng phong cách văn học,với nhân vật và cái tôi trần thuật Mặc dù khái niệm này chủ yếu dựa trênquan điểm báo in, nhiều nhận định của ông cũng có giá trị đối với phóng sựtruyền hình, như việc phản ánh các vấn đề thời sự và ý nghĩa chính trị xã hội,

sự hiện diện của nhân vật và cái tôi trần thuật, cũng như khả năng giúp ngườixem hiểu sâu hơn và chia sẻ với tác giả về những vấn đề được đặt ra [HuỳnhDũng Nhân, 5]

PGS TS Dương Xuân Sơn, trong cuốn "Giáo trình báo chí truyềnhình", cho rằng phóng sự truyền hình phản ánh các sự kiện, con người, tìnhhuống, và hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh và phát triển, đồngthời đánh giá hiện thực đó qua cái tôi trần thuật của nhà báo, vừa tỉnh táo lýtrí, vừa cảm xúc Quan điểm này chỉ ra rằng một phóng sự tốt phải phản ánhcác vấn đề và sự kiện điển hình thông qua lăng kính của nhà báo, với sự cânbằng giữa lý trí và cảm xúc [Dương Xuân Sơn, trang 48]

Tổng hợp những nhận định từ các tác giả quốc tế và trong nước, cũngnhư qua nghiên cứu các công trình về phóng sự và hoạt động nghiệp vụ báo

Trang 24

chí, có thể định nghĩa phóng sự truyền hình như sau: Phóng sự truyền hình làmột thể loại đặc trưng của truyền hình, cung cấp thông tin về các sự kiện nónghổi đã hoặc đang diễn ra đến công chúng thông qua sóng truyền hình Trongphóng sự truyền hình, âm thanh và hình ảnh là hai yếu tố quan trọng nhất,được sắp xếp theo trình tự logic khoa học, làm nổi bật thái độ, quan điểm, vàcảm xúc của phóng viên Mục tiêu cuối cùng là chuyển tải thông điệp mộtcách hiệu quả nhất đến khán giả.

1.2 Sức nóng của vấn đề truyền thông môi trường

Phong trào bảo vệ môi trường đã được mô tả như một trong nhữngphong trào toàn cầu quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất trong thời đại củachúng ta Bản chất của các vấn đề môi trường đòi hỏi cách tiếp cận từ lăngkính toàn cầu, bởi vì các vấn đề như ô nhiễm không khí không bị giới hạntrong biên giới chính trị Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những chủ

đề được tranh luận nhiều nhất trong vài thập kỷ qua Mặc dù đa số các quốcgia đã đồng thuận về những ý tưởng cơ bản liên quan đến biến đổi khí hậu vàtham gia vào các sáng kiến quốc tế như Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuậnParis, nhưng vẫn chưa có các bước đi toàn diện và hiệu quả nào được thựchiện Quá trình chính trị đã bị đình trệ và cản trở bởi các tuyên bố về lợi íchquốc gia

Hiện tại, một trong những trọng tâm chính của phong trào môi trường

là biến đổi khí hậu Các nghiên cứu dư luận chỉ ra rằng mối quan tâm về biếnđổi khí hậu có sự dao động theo thời gian và tăng lên do các sự kiện lớn[Ballew et al., 2019; Brulle, Carmichael, & Jenkins, 2012] Các yếu tố nhưsuy thoái kinh tế, ảnh hưởng của giới tinh hoa chính trị, tin tức từ các phươngtiện truyền thông, thông tin khoa học có sẵn, sự thay đổi thời tiết, và hoạtđộng của các phong trào xã hội đều được coi là những nguyên nhân dẫn đến

sự thay đổi trong mức độ lo ngại về biến đổi khí hậu [Benegal, 2018a; Brulle

et al., 2012]

Trang 25

Nghiên cứu về biến đổi khí hậu chủ yếu tập trung vào bản chất, nguyênnhân và tác động môi trường của cuộc khủng hoảng khí hậu, xem đây nhưmột vấn đề khoa học với hậu quả nghiêm trọng đối với Trái Đất Tuy nhiên,ngày càng nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của báo chí khi đưa tin vềcác chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu đối với dư luận Các nghiên cứu nàythường đánh giá cách thức mà việc đóng khung thông tin trong tin tức ảnhhưởng đến quan điểm của công chúng về các vấn đề nhất định.

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhấttrong vài thập kỷ qua, nhưng nhiều thách thức đã cản trở sự phát triển của cácchính sách và chiến lược hiệu quả từ phía các quốc gia Kể từ khi đạt đượcThỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015, hầu hết các nước đãkhông thực hiện được cam kết về việc giảm phát thải khí CO2 như đã ký kết.Báo cáo từ Chương trình Môi trường Quốc gia Liên hợp quốc (UNEP) năm

2018 cho biết các kế hoạch hiện tại của các quốc gia sẽ không đạt được mụctiêu duy trì mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C, thay vào đó, nhiệt độ toàn cầu cóthể tăng lên 3°C vào cuối thế kỷ này và có khả năng tiếp tục tăng Báo cáonày cũng chỉ rõ rằng để ngăn chặn sự gia tăng hơn nữa, lượng khí thải toàncầu vào năm 2030 cần phải được cắt giảm 25% so với mức năm 2017, điềunày đòi hỏi nỗ lực giảm thiểu đáng kể từ các quốc gia

Đồng thời, các nền tảng truyền thông xã hội đã mang lại cơ hội chocông chúng chia sẻ ý kiến và tham gia vào vấn đề biến đổi khí hậu nhiều hơnbao giờ hết Vài thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự gia tăng của các nhân vậtcông chúng và các sản phẩm văn hóa đại chúng tập trung vào việc nâng caonhận thức về biến đổi khí hậu thông qua các chiến dịch hiệu quả, tận dụngnhững tiến bộ công nghệ Các nền tảng như Instagram, Twitter và Facebook

đã tạo cơ hội cho công chúng thảo luận và chia sẻ ý kiến ngay lập tức với cácmạng lưới rộng lớn, vượt qua biên giới quốc gia Một ví dụ tiêu biểu là mộtbài đăng trên Twitter của Arnold Schwarzenegger, khuyến khích mọi người

Trang 26

hướng tới một "tương lai năng lượng thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, có lợihơn", đã nhận được hơn 125.000 phản hồi, minh chứng cho sức mạnh củamạng xã hội.

Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng cómối liên hệ giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và sự thay đổiquan điểm về vấn đề này, với cả tác động tích cực lẫn tiêu cực [Williams,H.T.P.; McMurray, J.R.; Kurz, T Lambert & F.H 2016] Các nền tảng trựctuyến đã được sử dụng để nâng cao nhận thức và huy động tình nguyện viêntham gia các phong trào nhằm giải quyết những tác động tiêu cực của biến đổikhí hậu Tuy nhiên, nhận thức về biến đổi khí hậu không đồng đều giữa cáckhu vực trên thế giới Các bài báo khoa học thường sử dụng biệt ngữ chuyênngành, và thực tế là nhiều nghiên cứu khoa học bị hạn chế chỉ trong cộngđồng học thuật, khiến công chúng khó hiểu hơn về các vấn đề và kết quả cóthể đạt được Trong khi đó, truyền thông xã hội sử dụng thông điệp trực quan

và dễ hiểu, có thể tiếp cận hàng triệu người mỗi giờ Càng nhiều người tìmkiếm, nhấp vào và chia sẻ thông tin, các công cụ tìm kiếm càng hiển thị loạithông tin liên quan đó

Tuy nhiên, phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể được sử dụng

để thúc đẩy các nhận thức hoài nghi về biến đổi khí hậu và tác động của conngười lên hiện tượng này Bất kỳ ai cũng có thể đăng tải nội dung trực tuyến,

do đó việc phát tán thông tin sai lệch hoặc không chính xác và gây ra sự ngờvực trở nên rất dễ dàng Internet và việc chia sẻ thông tin trực tuyến hoạt độngtrên nguyên tắc cá nhân hóa người dùng, nghĩa là mọi người chỉ nhận đượcthông tin được chọn lọc và giới hạn dựa trên sở thích của họ và thường đượcchia sẻ bởi các mối liên hệ thân thiết Điều này có thể dẫn đến sự hình thànhmột quan điểm thiên lệch hoặc chỉ đơn giản là củng cố quan điểm đã tồn tại,thay vì phát triển kiến thức chuyên sâu hơn

Trang 27

1.3 Các nguyên tắc của hoạt động truyền thông về môi trường

Truyền thông môi trường yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy địnhpháp luật, bao gồm các quy định ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương liênquan đến bảo vệ môi trường [Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001] Điều nàyđảm bảo rằng mọi hoạt động truyền thông được thực hiện trong khuôn khổpháp lý, góp phần xây dựng một xã hội bền vững Nội dung truyền thông cầnphải đảm bảo tính hiện đại và chính xác của các kiến thức về môi trường, giúpcông chúng nhận thức đúng đắn và kịp thời về các vấn đề môi trường đangdiễn ra [Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001] Đồng thời, truyền thông môitrường cần được thực hiện một cách có hệ thống, với kế hoạch và chiến lược

rõ ràng, trong đó mỗi chương trình truyền thông cần là một bước đệm cho cácchương trình tiếp theo, với nội dung phong phú hơn và hình thức mới mẻ hơn[Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001] Sự cải tiến liên tục này giúp giữ được

sự quan tâm của công chúng và tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng hơn

Để đạt hiệu quả tối ưu, truyền thông môi trường phải phù hợp với đốitượng mà nó hướng tới, đặc biệt là tương thích với văn hóa, trình độ học vấn

và điều kiện kinh tế của họ [Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001] Việc hiểu

rõ đặc điểm của từng nhóm đối tượng sẽ giúp tối ưu hóa nội dung và phươngthức truyền tải, đảm bảo thông điệp được tiếp nhận một cách hiệu quả Mộtyếu tố quan trọng nữa là việc tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa các chươngtrình truyền thông môi trường và các dự án truyền thông của các ngành khác,bao gồm sự hỗ trợ từ các lực lượng tình nguyện viên trong lĩnh vực truyềnthông môi trường [Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001] Sự hợp tác nàykhông chỉ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các thông điệp môi trường mà còntạo ra sự đoàn kết trong cộng đồng nhằm đối phó với những thách thức vềmôi trường

Truyền thông môi trường cần rất cụ thể để nâng cao kiến thức, ảnhhưởng đến thái độ và hành vi của cộng đồng, đồng thời cần gắn bó mật thiết

Trang 28

với các vấn đề môi trường của cộng đồng [Nguyễn Nguyên Cương et al.,2001] Cộng đồng không chỉ là đối tượng của truyền thông mà còn là thước

đo hiệu quả của truyền thông đối với các vấn đề môi trường Hơn nữa, cộngđồng đóng vai trò chủ thể tác động đến vấn đề truyền thông và quá trìnhtruyền thông trong việc bảo vệ môi trường [Nguyễn Nguyên Cương et al.,2001] Sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá trình truyền thông môitrường là yếu tố quyết định thành công của các chiến dịch, bởi họ không chỉ

là người thụ hưởng mà còn là những người thực hiện các hành động cụ thể đểcải thiện môi trường sống

Trong bối cảnh truyền thông môi trường, sự tham gia của cộng đồngvào mọi bước của quá trình là vô cùng quan trọng đối với sự thành côngcủa một chiến lược hoặc kế hoạch truyền thông Sự tham gia này bao gồmviệc tạo điều kiện cho cộng đồng sử dụng và huy động nguồn lực của mình

để thiết kế, vận hành và duy trì hoạt động của các chương trình truyềnthông môi trường (Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001) Khả năng huyđộng cộng đồng sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các chiến dịch truyềnthông, đồng thời đảm bảo rằng những nỗ lực bảo vệ môi trường được duy trìliên tục và có tác động lâu dài

Các vấn đề môi trường thường có tính liên ngành, ảnh hưởng và tácđộng tới mọi tầng lớp xã hội và mọi khía cạnh của đời sống con người(Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001) Do đó, đối tượng của truyền thông môitrường bao gồm những người có trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệmsống và vị trí xã hội khác nhau Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạotrong việc thiết kế các thông điệp truyền thông để đảm bảo rằng chúng có thểtiếp cận và gây ảnh hưởng đến một phạm vi rộng lớn của công chúng(Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001) Những tác động và hậu quả của cáchành vi không phù hợp với môi trường thường không thể dễ dàng khắc phục

và nhiều hành vi đã trở thành thói quen, tập quán trong xã hội [Nguyễn

Trang 29

Nguyên Cương et al., 2001] Điều này đòi hỏi sự kiên trì trong việc thay đổinhận thức và hành vi của công chúng thông qua các chiến dịch truyền thôngmôi trường.

Mặc dù những hành vi bảo vệ môi trường không mang lại lợi nhuậntrực tiếp và thường không đem lại kết quả tức thì, việc nâng cao nhận thức vàkhuyến khích các hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn theo thời gian(Nguyễn Nguyên Cương et al., 2001) Truyền thông môi trường cần tiếp tụctập trung vào việc giáo dục và động viên công chúng, để mỗi người đều nhậnthức được vai trò của mình trong việc bảo vệ hành tinh

1.4 Vai trò của hoạt động truyền thông về môi trường

Nhu cầu của con người về một môi trường trong lành và an toànthườngmâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ đời sống vật chất sung túc, điềunày gắn liền với các hoạt động có tác động tiêu cực đến môi trường[Mongabay, 2022] Sự mâu thuẫn này không chỉ là một vấn đề môi trườngđơn thuần mà còn là một thách thức nghiêm trọng trong công tác quản lý môitrường, đặc biệt là khi đối mặt với thái độ và hành vi của từng cá nhân trongcộng đồng (Smith et al., 2018) Những thách thức này có thể dẫn đến nhữngvấn đề phức tạp trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môitrường Khi các hoạt động sản xuất và tiêu thụ gia tăng, chúng thường gây ra

ô nhiễm và suy thoái môi trường, điều này đòi hỏi các chiến lược quản lýmôi trường phảilinh hoạt và hiệu quả hơn [Brown & Greene, 2020]

Trong bối cảnh này, truyền thông môi trường trở thành một công cụthiết yếu trong việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường Truyềnthông môi trường không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về cácvấn đề môi trường mà còn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc thayđổi thái độ và hành vi của con người Thông qua việc truyền đạt thông tin mộtcách hiệu quả, truyền thông môi trường thúc đẩy sự tham gia tự nguyện vàocác hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích cá nhân không chỉ tham gia

Trang 30

mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia Điều này có thể tạo ranhững kết quả tích cực cho toàn xã hội, từ việc cải thiện chất lượng môitrường đến việc nâng cao sự hiểu biết chung về các vấn đề môi trường [Liu etal., 2020].

Hơn nữa, truyền thông môi trường không chỉ là một công cụ truyền đạtthông tin mà còn là một quá trình tương tác xã hội hai chiều Trong quá trìnhnày, tất cả các đối tượng tham gia có thể cùng tạo ra và chia sẻ thông tin vềmôi trường, từ đó đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề liên quan Quátrình này tạo điều kiện cho việc chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường, đồngthời xây dựng một nền tảng hợp tác vững chắc trong cộng đồng Truyền thôngmôi trường cần phải được thực hiện một cách hệ thống và có chiến lược, với

sự tham gia của nhiều bên liên quan để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững[Greenwood, 2019; Johnson & Smith, 2021]

Sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các bước của quá trình truyềnthông có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của chiến lược và kế hoạchtruyền thông Điều này bao gồm việc tạo điều kiện cho cộng đồng sử dụng vàhuy động nguồn lực của mình trong quá trình thiết kế, vận hành, và duy trìhoạt động của các chương trình truyền thông môi trường Các chương trìnhnày cần phải phù hợp với văn hóa, trình độ học vấn, và kinh tế của cộng đồngmục tiêu, đồng thời phải liên tục cập nhật và điều chỉnh để đáp ứng các nhucầu và thay đổi của cộng đồng [Williams et al., 2016]

Trong khi truyền thông môi trường có thể mang lại nhiều lợi ích, nócũng phải đối mặt với một số thách thức, chẳng hạn như sự phức tạp của cácvấn đề môi trường và sự khó khăn trong việc thay đổi các thói quen đã trởthành tập quán xã hội Những thói quen này thường khó thay đổi và khôngmang lại lợi nhuận trực tiếp, điều này làm cho việc thực hiện các hành vi bảo

vệ môi trường trở nên khó khăn hơn (Nguyễn Nguyên Cương & cộng sự,2001) Do đó, việc truyền thông môi trường cần phải được thực hiện một cách

Trang 31

sáng tạo và linh hoạt, nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức vàhành vi của cộng đồng.

1.5 Thực trạng hoạt động truyền thông về môi trường tại Việt Nam những năm gần đây

Trong những năm gần đây, truyền thông về môi trường tại Việt Nam đã

có những bước phát triển đáng kể Các phương tiện truyền thông như báo chí,truyền hình, mạng xã hội, và các chiến dịch cộng đồng đã đóng góp quantrọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn và tạo ra những thay đổi tích cựcthực sự, cần phải khắc phục nhiều hạn chế hiện tại

1.5.1 Thiếu nội dung chuyên sâu và chất lượng

Nhiều sản phẩm truyền thông chỉ dừng lại ở việc đưa tin tức mà chưa đisâu vào phân tích nguyên nhân, hậu quả và giải pháp Chẳng hạn, chươngtrình "Vấn đề hôm nay" của VTV1 thường chỉ dừng lại ở việc báo cáo tìnhhình ô nhiễm mà chưa đưa ra các giải pháp cụ thể hay phân tích sâu sắc từ cácchuyên gia

Một số chương trình truyền hình về môi trường, như "Chuyển động24h" thường không có thời lượng đủ dài để đi sâu vào vấn đề, dẫn đến thôngđiệp không đủ mạnh mẽ và hấp dẫn Ngoài ra, hình ảnh và âm thanh đôi khichưa được đầu tư kỹ lưỡng, giảm tính thuyết phục của chương trình

Chương trình "Xanh Trong Cuộc Sống" trên VTV2 có ý tưởng tốt vềviệc truyền tải các thông điệp bảo vệ môi trường thông qua các câu chuyệnđời thường Tuy nhiên, chương trình này thường thiếu sự phân tích chi tiết vàcác thông tin khoa học hỗ trợ, khiến khán giả khó có thể hiểu rõ hơn về vấn

đề được nêu ra

1.5.2 Thiếu sự liên kết và phối hợp giữa các bên liên quan

Các cơ quan truyền thông, tổ chức phi chính phủ, và các bộ ngành liênquan thường hoạt động độc lập, dẫn đến việc thiếu sự phối hợp và chia sẻ

Trang 32

thông tin Điều này dẫn đến tình trạng thông tin môi trường không đượctruyền tải đồng bộ, dễ gây hiểu lầm cho công chúng.

Nhiều chiến dịch truyền thông chưa tạo được sự tham gia tích cực từphía cộng đồng Chẳng hạn, các chiến dịch như "Ngày Chủ Nhật Xanh" củaThành Đoàn TP.HCM tuy nhận được sự hưởng ứng nhưng thường không kéodài được lâu do thiếu các hoạt động liên kết và khuyến khích cộng đồng thamgia lâu dài

1.5.3 Chưa sử dụng hiệu quả công nghệ số

Mạng xã hội là một kênh truyền thông quan trọng, đặc biệt là với giớitrẻ Tuy nhiên, nhiều chiến dịch truyền thông môi trường chưa tận dụng đượcsức mạnh của mạng xã hội để lan tỏa thông điệp Ví dụ, chiến dịch "Chungtay bảo vệ môi trường" trên Facebook chưa đạt được lượng tương tác cao dochưa có chiến lược nội dung hấp dẫn và cụ thể

Các sản phẩm truyền thông về môi trường ít khi áp dụng công nghệmới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) để tăng tính tương tác vàhấp dẫn Đây là một hạn chế lớn khi công nghệ này có thể giúp khán giả trảinghiệm và hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu hoặc ô nhiễm môitrường

1.5.4 Các kênh truyền thông

Báo chí vẫn là kênh thông tin quan trọng nhất trong việc đưa tin về môitrường Tuy nhiên, các bài báo thường chỉ tập trung vào việc đưa tin mà ít khi

có phân tích sâu về các vấn đề môi trường Ví dụ, báo Tuổi Trẻ và ThanhNiên thường xuyên có các bài viết về tình trạng ô nhiễm nhưng ít có các bàiphân tích chuyên sâu

Các chương trình truyền hình như "Chuyển động 24h", "VTV1 - Thời sự"thường đưa tin về môi trường, nhưng do hạn chế về thời lượng, thông điệp thườngkhông được truyền tải sâu sắc Một số chương trình chuyên biệt như "Xanh TrongCuộc Sống" chưa có sức hút lớn và không phát sóng thường xuyên

Trang 33

Dù mạng xã hội là một kênh truyền thông mạnh mẽ, thông tin về môitrường thường bị phân tán và thiếu kiểm chứng Ví dụ, các trang fanpage như

"Môi Trường Việt Nam" có lượng theo dõi lớn nhưng thông tin thườngmang tính cá nhân, thiếu sự đồng nhất và chuyên môn

Một số chiến dịch như "Ngày Trái Đất", "Giờ Trái Đất" đã được tổ chứckhá thành công nhưng thiếu tính bền vững và chưa thu hút được sự tham giarộng rãi từ cộng đồng

1.6 Nhu cầu đổi mới sản phẩm truyền thông về môi trường

1.6.1 Sự cần thiết của đổi mới

Để thu hút sự chú ý và nâng cao nhận thức của cộng đồng, cần cónhững sản phẩm truyền thông chuyên sâu hơn, được đầu tư kỹ lưỡng về nộidung và hình ảnh Việc này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩmtruyền thông mà còn góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức củacông chúng

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông, tổ chức phi chínhphủ và các bộ ngành liên quan để thực hiện các chiến dịch truyền thông đồng

bộ và hiệu quả Điều này sẽ giúp thông điệp về môi trường được truyền tảimột cách rõ ràng và nhất quán

Sử dụng công nghệ số và mạng xã hội một cách hiệu quả hơn để tiếpcận nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới trẻ Việc áp dụng công nghệmới như VR, AR có thể giúp tạo ra những trải nghiệm sống động và trực quanhơn cho khán giả

1.6.2 Sản xuất phóng sự truyền hình về môi trường

Phóng sự truyền hình có khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ quahình ảnh và âm thanh, dễ tiếp cận và dễ gây ấn tượng đối với khán giả Chúng

có thể giúp tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động củacộng đồng

Có thể khai thác các chủ đề như: tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ

Trang 34

rừng, ô nhiễm không khí, quản lý rác thải, vai trò của cộng đồng trong bảo vệmôi trường, và các sáng kiến xanh từ cá nhân và tổ chức.

Chương trình "VTV Đặc Biệt: Hành Trình Xanh" là một ví dụ điển hìnhcho việc sử dụng phóng sự truyền hình để nâng cao nhận thức về bảo vệ môitrường Phóng sự này đã đi sâu vào các vấn đề như ô nhiễm nguồn nước, bảo

vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả

và tạo ra nhiều thảo luận tích cực

1.6.3 Đổi mới nội dung truyền thông về môi trường

- Phát triển nội dung đa dạng và phong phú

 Tạo ra các chuỗi chương trình truyền hình: Phát triển các chươngtrình truyền hình định kỳ với nội dung phong phú và đa dạng, bao gồm cảphóng sự, talkshow và chương trình thực tế, để tạo sự quan tâm liên tục từkhán giả

 Sản xuất các video ngắn trên mạng xã hội: Tận dụng các nền tảngnhư YouTube, Facebook, và TikTok để sản xuất các video ngắn hấp dẫn, dễlan truyền và dễ tiếp cận, đặc biệt là với giới trẻ

 Tổ chức các cuộc thi và sự kiện cộng đồng: Khuyến khích sự thamgia của cộng đồng thông qua các cuộc thi sáng tác video, ảnh về môi trường,

tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, và sự kiện bảo vệ môi trường

- Tăng cương hợp tác và phối hợp

 Xây dựng liên minh truyền thông môi trường: Tạo ra các liên minhgiữa các cơ quan truyền thông, tổ chức phi chính phủ, và các bộ ngành liênquan để chia sẻ thông tin và nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả của các chiếndịch truyền thông

 Tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ tham gia: Khuyến khích

sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong việc sản xuất và phát triểncác sản phẩm truyền thông về môi trường, từ đó tận dụng được sự sáng tạo vànguồn lực từ các tổ chức này

Trang 35

- Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo

 Phát triển ứng dụng di động về môi trường: Phát triển các ứng dụng

di động cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường và các giải pháp bảo vệ môitrường để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng

 Áp dụng công nghệ mới trong truyền thông: Sử dụng thực tế ảo, thực

tế tăng cường để tạo ra những trải nghiệm truyền thông độc đáo và hấp dẫn,giúp khán giả có thể tương tác và hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường

Truyền thông về môi trường tại Việt Nam đang đứng trước nhữngtháchthức lớn, đòi hỏi sự đổi mới để đạt được hiệu quả tốt hơn Việc sản xuấtcác phóng sự truyền hình chất lượng cao, chuyên sâu và hấp dẫn là mộthướng đi cần thiết để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộngđồng trong việc bảo vệ môi trường Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan truyền thông, tổ chức phi chính phủ và chính phủ, cùng vớiviệc ứng dụng công nghệ hiện đại, để xây dựng một hệ thống truyền thôngmôi trường hiệu quả và bền vững Điều này không chỉ giúp cải thiện chấtlượng truyền thông mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng mộtViệt Nam xanh, sạch và bền vững

1.7 Hiệu quả truyền thông về môi trường

Truyền thông môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caonhận thức và thúc đẩy thay đổi tích cực trong cộng đồng về bảo vệ môi trường

Sự phát triển của phóng sự truyền hình mang đến phương tiện truyền thôngmạnh mẽ, có khả năng tác động trực tiếp và sâu sắc qua hình ảnh sống động

và các câu chuyện thực tế Hiệu quả của phóng sự truyền hình về môi trườngphụ thuộc vào việc nó có thể nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, và tạo racác hành vi tích cực trong cộng đồng hay không

Khung lý thuyết về hiệu quả truyền thông của phóng sự truyền hình cóthể được xây dựng với ba tác động cơ bản: thay đổi nhận thức, thay đổi thái

độ, và thay đổi hành vi Mỗi tác động được cụ thể hóa qua các yếu tố sau:

Trang 36

1.7.1 Thay đổi về nhận thức

Nội dung giáo dục: Phóng sự cung cấp kiến thức, thông tin khoa học vàthực tiễn về các vấn đề môi trường, giúp người xem hiểu rõ nguyên nhân, hậuquả, và các biện pháp bảo vệ môi trường Đây là bước đầu tiên để khán giảnhận ra mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường

Khả năng tiếp cận thông tin đa chiều: Các phóng sự truyền hình thườngđược xây dựng với nhiều góc nhìn, cho phép người xem thấy được tình trạngthực tế qua những hình ảnh chân thực, từ đó giúp nâng cao nhận thức vềnhững rủi ro, thách thức môi trường hiện nay

1.7.2.Thay đổi về thái độ

Tạo sự đồng cảm và cảm giác trách nhiệm: Phóng sự truyền hình cókhả năng lôi cuốn khán giả vào các câu chuyện cảm động về tác động của ônhiễm đến con người và thiên nhiên, từ đó kích thích sự đồng cảm và thái độtích cực hướng tới bảo vệ môi trường

Phê phán hành vi gây hại và tôn vinh sáng kiến bảo vệ môi trường:Việc lên án các hành vi xấu như xả rác bừa bãi và tôn vinh các mô hình xanh

có thể dẫn đến thay đổi thái độ của khán giả, khuyến khích họ thấy rõ vai trò

cá nhân trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường

1.7.3.Thay đổi về hành vi

Khuyến khích hành động cụ thể: Các phóng sự truyền hình hiệu quảthường cung cấp những cách thức đơn giản và thiết thực mà khán giả có thểthực hiện, từ việc giảm thiểu rác thải đến tham gia các phong trào bảo vệ môitrường

Kêu gọi sự tham gia cộng đồng: Phóng sự có thể kết hợp với các chiếndịch truyền thông xã hội để thúc đẩy khán giả tham gia các hoạt động cộngđồng như dọn dẹp công viên, trồng cây, hay phân loại rác thải Điều này giúpbiến kiến thức và thái độ thành các hành động thực tiễn

Trang 37

1.8 Tiểu kết chương 1

Trong chương này, chúng ta đã khám phá những khái niệm cơ bản vàquan trọng liên quan đến hoạt động truyền thông về môi trường Các đốitượng và nguyên tắc của hoạt động truyền thông đã được làm rõ, đồng thời,vai trò và những yếu tố ảnh hưởng cũng được phân tích chi tiết Những đặcđiểm của hoạt động truyền thông về môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thểthao, du lịch đã giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng củaviệc truyền thông trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động bảo

vệ môi trường

Trang 38

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀMÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN ẢNH THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về Trung tâm

Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệptrực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất vàphổ biến phim thời sự, phóng sự, tài liệu, khoa giáo, quảng cáo nhằm quảng

bá về các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình; phối hợp với các

cơ quan, đơn vị có liên quan quảng bá, tuyên truyền trên kênh truyền hình vềnội dung các tác phẩm, ấn phẩm điện ảnh do Trung tâm sản xuất; sản xuấtchương trình băng hình phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biêngiới, hải đảo, tổ chức cung ứng các dịch vụ, sản xuất phim, ảnh, băng, đĩahình và các ấn phẩm quảng bá cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển 23 năm qua, Trungtâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc chứcnăng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động sáng tác điện ảnh, thựchiện các đề án sản xuất phim, tổ chức các sự kiện của ngành và đã đạt đượcnhững thành tích đáng kể như các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế cùngnhiều bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của Hội Điện ảnh vàliên đoàn Điện ảnh và Truyền hình Thể thao quốc tế (FICTS)

Với vai trò là thành viên của liên đoàn Điện ảnh và Truyền hình Thểthao quốc tế (FICTS- có trụ sở tại Italia), và phụ trách khu vực Đông Á, hainăm một lần, Trung tâm đã tổ chức liên hoan Điện ảnh và Truyền hình Thểthao quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, thu hút hàng trăm tácphẩm điện ảnh đến từ các nước trên thế giới, tạo được uy tín lớn với các tổchức nghệ thuật nước ngoài đến tham dự

Trang 39

Hàng năm đơn vị sản xuất khoảng 20 phim tài liệu và phóng sự, 10phim khoa giáo, kết hợp sản xuất các chương trình truyền hình phát sóng trên

hệ thống truyền hình cả nước Đồng thời, phát hành, phổ biến các bộ phim doTrung tâm thực hiện thông qua hệ thống 228 đội chiếu phim lưu động tại khắpcác tỉnh thành trong cả nước

Về lĩnh vực Thể dục thể thao, Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịchViệt Nam đã hoàn thành nhiều phóng sự, phim tài liệu về thể dục thể thaonhư: phim thể thao khuyết tật, phim thể thao thành tích cao và thể thao quầnchúng, phim Seagames, Indoor Games, 70 năm thể thao Việt Nam, Nhữngchặng đường Olympic Việt Nam… Phát sóng các tin và phóng sự thể thaotrên kênh VTV3 và VTV4 của Đài truyền hình Việt Nam

Lĩnh vực Văn hóa, Trung tâm tham gia với vai trò tổng đạo diễnchương trình Hát then đàn tính, Ngày Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, đạo diễnchương trình Ngày Văn hóa Mường toàn quốc tại Hòa Bình, Ngày Văn hóaThể thao Du lịch các tỉnh Đông Bắc ở Bắc Giang, các cuộc thi đàn hát dân ca

ở các tỉnh thành trong cả nước… làm phim về các hoạt động văn hóa ở trongnước như Lễ hội Cồng chiêng, liên hoan đàn hát dân ca, liên hoan sân khấuXiếc… và phóng sự ở nước ngoài như ngày Văn hóa ở Nga và Lào Trungtâm cũng đã sản xuất 150 số Chuyên mục Văn hóa, Thể thao và Du lịch đểphát sóng trên kênh truyền hình Quốc hội, truyền hình Nhân dân Đặc biệtnhững năm gần đây, Trung tâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tínnhiệm, giao thực hiện sản xuất các Chương trình phục vụ đồng bào miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo Thông qua hệ thống đội chiếuphim lưu động địa phương, các Chương trình đã tiếp cận được đông đảongười dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, nơi các phương tiệntruyền thông còn gặp nhiều hạn chế để tuyên truyền các chủ trương, đường lốicủa Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước

Lĩnh vực Du lịch, Trung tâm đã sản xuất và thực hiện nhiều đề án phim

Trang 40

quảng bá du lịch Việt Nam thuộc Chương trình Hành động Quốc gia Du lịch

và Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia như: Bốn quốc gia, Một điểmđến; Mời bạn đến Việt Nam, Mời bạn đến Hà Nội - Thành phố Nghìn năm tuổi;

Du lịch biển Việt Nam, Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn, Pháo hoa Đà Nẵng, Festival hoa

Đà Lạt, Ngày Văn hóa Cồng chiêng tại Đắc Lắc, Du lịch về nguồn, Du lịch Đồngbằng sông nước Cần Thơ Trung tâm đã sản xuất và thực hiện thành công đề ánsản xuất và phổ biến phim phóng sự tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường du lịch, đề án sản xuất và phát sóng các chương trình truyềnhình về Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình

Kể từ khi thành lập tới nay, với tâm huyết và bề dày kinh nghiệm củaBan lãnh đạo, phong cách tổ chức khoa học, chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũcán bộ và viên chức, Trung tâm đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo để hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, cung cấp những dịch vụ chất lượng cao - hiệu quả nhấtcho khách hàng, tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của đốitác

2.1.2 Các hoạt động truyền thông môi trường tại Trung tâm

Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam, trực thuộc Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức vàthực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng vềvăn hóa, thể thao, du lịch và đặc biệt là môi trường Trong bối cảnh biến đổikhí hậu và các vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách, Trung tâm đãtích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông môi trường, sử dụng cácphương tiện truyền thông hiện đại để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững đến công chúng

Truyền thông môi trường không chỉ là việc cung cấp thông tin mà còn

là công cụ quan trọng để thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng đốivới các vấn đề môi trường Trong một thế giới đang đối mặt với các tháchthức môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, nước, đất, biến đổi khíhậu, và mất đa dạng sinh học, việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động

Ngày đăng: 08/01/2025, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Các nhiệm vụ bảo vệ môi trươnggiai đoạn 2019-2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
2. Báo chí – truyền thông trong xu thế chuyển đổi số,https://tuyengiao.vn, ngày 21/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – truyền thông trong xu thế chuyển đổisố
3. Nguyễn Nguyên Cương & cộng sự (2001), Quản lý môi trương:Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trương:"Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Nguyên Cương & cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
4. Nguyễn Việt Dũng (2023), Tăng hiệu quả truyền thông bảo vệ môi trường khi đồng hành cùng doanh nghiệp, Kinhtế và Đô thị, https://kinhtedothi.vn/tang-hieu-qua-truyen-thong-bao-ve-moi-truong-khi-dong-hanh-cung-doanh-nghiep.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh"tế và Đô thị
Tác giả: Nguyễn Việt Dũng
Năm: 2023
5. Huỳnh Dũng Nhân (2016), Để viết phóng sự thành công, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để viết phóng sự thành công
Tác giả: Huỳnh Dũng Nhân
Nhà XB: NXB Tổng hợpThành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2016
6. Nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế quốc dân (2020), Ảnh hưởng của truyền thông qua mạng xã hội tới hành vi giảm thiểu rác thải nhựa của cư dân tại TP. Hà Nội, Tạp chí công thương, số ra ngày 28/04/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí công thương
Tác giả: Nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế quốc dân
Năm: 2020
7. Trần Thị Hoa Mai (2023), Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử, 11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điệntử
Tác giả: Trần Thị Hoa Mai
Năm: 2023
8. Vũ Thanh Nguyên (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt dộng truyền thông bảo vệ môi trường, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 30, tháng 10 năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Vũ Thanh Nguyên
Năm: 2021
9. Vũ Thanh Nguyên (2022), Hoạt động truyền thông lồng ghép bảo vệ môi trường trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 31 năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Vũ Thanh Nguyên
Năm: 2022
10. Đỗ Hồng Quân (2011), Vai trò của truyền thông đại chúng về bảovệ môi trương nhằm phát triền bền vững, Tạp chí khoa học Trường Đại Học Mở TP.HCM - SỐ 6 (2) 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của truyền thông đại chúng về bảovệmôi trương nhằm phát triền bền vững
Tác giả: Đỗ Hồng Quân
Năm: 2011
11. Nguyễn Văn San (2023), Sự thay đổi của môi trường truyền thông trong kỷ nguyên Internet, Tạp chí Khoa học Trương Đại học Quốc tế Hồng Bàng, số 23/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trương Đại học Quốc tế HồngBàng
Tác giả: Nguyễn Văn San
Năm: 2023
12. Dương Xuân Sơn (2006), Giáo trình Báo chí Truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Báo chí Truyền hình
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2006
13. Đan Thanh (2023), Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môi trương, https://daibieunhandan.vn/moi-truong/de-xuat-nghien-cuu-kenh-truyen-thong- rieng-ve-moi-truong-i331721/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môitrương
Tác giả: Đan Thanh
Năm: 2023
14. Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động 2019-2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam
15. Lê Anh Tú (2021), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, Tạp chí Môi trương, số 2/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Môi trương
Tác giả: Lê Anh Tú
Năm: 2021
16. Trần Phương Uyên (2023), Tăng cường vai trò của báo chí trong truyền thông bảo vệ môi trường, Tạp chí môi trương, số 12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí môi trương
Tác giả: Trần Phương Uyên
Năm: 2023
17. Võ Thị Vinh, Hoàng Thị Thủy (2023), Giáo trình Truyền thông môi trương, Nhà xuất bản Đại học Vinh, 2023.B. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Truyền thông môitrương", Nhà xuất bản Đại học Vinh, 2023
Tác giả: Võ Thị Vinh, Hoàng Thị Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Vinh
Năm: 2023
16. Brown, A., & Greene, M. (2020). Balancing Development and Environmental Protection. Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Balancing Development andEnvironmental Protection
Tác giả: Brown, A., & Greene, M
Năm: 2020
17. Greenwood, D. (2019). Environmental Communication: A Two- Way Process. Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Communication: A Two- WayProcess
Tác giả: Greenwood, D
Năm: 2019
18. Heinz Bonfadelli (2009), Environmental Sustainability as Challenge for Media and Journalism, trong “Environmental Sociology” do Matthias Gross, Harald Heinrichs (editors), Springer Dordrecht Heidelberg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Sustainability as Challenge forMedia and Journalism", trong “"Environmental Sociology
Tác giả: Heinz Bonfadelli
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả kênh truyền thông được yêu thích về chủ đề môi - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
Bảng 2.1. Kết quả kênh truyền thông được yêu thích về chủ đề môi (Trang 48)
Bảng 2.2. Kết quả mức độ yêu thích với phóng sự truyền hình về đề tài - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
Bảng 2.2. Kết quả mức độ yêu thích với phóng sự truyền hình về đề tài (Trang 49)
Bảng 2.4. Kết quả mức độ thay đổi về thái độ sau khi xem phóng sự Mức độ thayđổi 16-25 - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
Bảng 2.4. Kết quả mức độ thay đổi về thái độ sau khi xem phóng sự Mức độ thayđổi 16-25 (Trang 52)
Bảng 2.6. Kết quả sau khi phát sóng - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
Bảng 2.6. Kết quả sau khi phát sóng (Trang 56)
Hình ảnh những chiếc áo xanh tìnhnguyện, kết hợp với màu xanh áo lính Biên phòng trong các chiến dịch là sạch biển đã trở nên quen thuộc với người dân vùng biển Kim Sơn. - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
nh ảnh những chiếc áo xanh tìnhnguyện, kết hợp với màu xanh áo lính Biên phòng trong các chiến dịch là sạch biển đã trở nên quen thuộc với người dân vùng biển Kim Sơn (Trang 108)
Hình quay tại khuvực cá heo, cávoi xuất hiệnhoặc người dân chứngkiến các loài - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
Hình quay tại khuvực cá heo, cávoi xuất hiệnhoặc người dân chứngkiến các loài (Trang 116)
Hình ảnh về cácbuổi tuyên truyền đếntừng - Nâng cao hiệu quả truyền thông về môi trường của trung tâm Điện Ảnh, thể thao và du lịch việt nam bằng phim phóng sự
nh ảnh về cácbuổi tuyên truyền đếntừng (Trang 118)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w