1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn học luật tố tụng dân sự buổi thảo luận thứ năm

16 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Tố Tụng Dân Sự Buổi Thảo Luận Thứ Năm
Tác giả Hỗ Minh Thư, Trần Phạm Anh Thư, Bùi Hoàng Minh Thương, Bùi Ngọc Diệu Thương, Nguyễn Ngọc Vân Thùy, Nguyễn Cát Tiên, Trần Ngọc Bảo Trân, Trần Nguyễn Bảo Trân, Hoàng Cao Quốc Việt, Phan Nguyễn Thanh Vy, Nguyễn Dương Hải Y
Người hướng dẫn Giảng Viên: Phạm Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Giải thích: Đầu tiên căn cứ theo Điều 217 BLTTDS về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm, thì sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ THÚY

DANH SÁCH NHÓM: NHÓM 3

3 Bùi Hoàng Minh Thương 2253801012243

10 Phan Nguyễn Thanh Vy 2253801012291

Ngày 14 Tháng 10 Năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH 2 PHẦN 2 BÀI TẬP 6 PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 10

ST

1 Hồ Minh Thư Làm nhận định 7, Bài tập 2, Phân tích án bài 2

2 Trần Phạm Anh Thư Làm nhận định 2, Bài tập 1, Phân tích án bài 1

3 Bùi Hoàng Minh Thương Làm nhận định 9, Bài tập 3, Phân tích án bài 2

4 Bùi Ngọc Diệu Thương Làm nhận định 6, Bài tập 3, Phân tích án bài 2

5 Nguyễn Ngọc Vân Thùy Làm nhận định 5, Bài tập 2, Phân tích án bài 1

6 Nguyễn Cát Tiên Làm nhận định 10, Bài tập 1, Phân tích án bài 2

7 Trần Ngọc Bảo Trân Làm nhận định 3, Bài tập 2, Phân tích án bài 2

8 Trần Nguyễn Bảo Trân Làm nhận định 11, Bài tập 2, Phân tích án bài 1

9 Hoàng Cao Quốc Việt Làm nhận định 4, Bài tập 1, Phân tích án bài 2

10 Phan Nguyễn Thanh Vy Làm nhận định 8, Bài tập 2, Phân tích án bài 2

11 Nguyễn Dương Hải Ý Làm nhận định 1, Bài tập 3, Phân tích án bài 1

Trang 3

PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH

Phần 1 Nhận định

1 Tòa án không nhận đơn kháng cáo của người kháng cáo nếu đã hết thời hạn kháng cáo quá hạn

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 275 BLTTDS 2015

Giải thích: Theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLTTDS thì kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 BLTTDS là kháng cáo quá hạn và trường hợp này Tòa án vẫn nhận đơn kháng cáo Có thể thấy, đối với kháng cáo quá hạn thì BLTTDS không quy định về thời hạn kháng cáo quá hạn là bao lâu nên khi có lý do kháng cáo quá hạn chính đáng và cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lý do đó thì dù người kháng cáo gửi đơn kháng cáo quá hạn vào thời điểm nào thì Tòa án vẫn nhận đơn kháng cáo Điều này giúp đảm bảo được quyền kháng cáo của những người có quyền khi họ không thể kháng cáo trong thời hạn được quy định tại Điều 273 BLTTDS

2 Nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Nhận định sai

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 217, điểm a khoản 1 Điều 289 BLTTDS 2015

Giải thích: Đầu tiên căn cứ theo Điều 217 BLTTDS về đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự sơ thẩm, thì sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS trong đó có trường hợp nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế Còn căn cứ theo Điều 289 BLTTDS về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, trong đó có trường hợp nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án Như vậy, tùy vào từng trường hợp, nếu

ở cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, còn ở cấp phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

3 Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015

Giải thích: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể

từ ngày tuyên án nhưng chưa đủ khi khoản 1 Điều 273 có quy định rõ về thời hạn kháng cáo được tính như thế nào qua các trường hợp sau:

+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng: thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết

+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng: thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án

4 Người kháng cáo rút yêu cầu kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án

Trang 4

đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Nhận định sai

CSPL: khoản 3 Điều 284 BLTTDS năm 2015

Căn cứ theo khoản 3 Điều 284 BLTTDS quy định “tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo” Tuy nhiên, Tòa án sẽ chỉ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo mà không phải sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với toàn bộ vụ án Ngoài ra, vẫn có trường hợp, người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên toàn bộ kháng nghị của mình Lúc này, Tòa sẽ chỉ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của người kháng cáo, đồng thời vẫn tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với kháng nghị của Viện kiểm sát Như vậy, khi người kháng cáo rút yêu cầu kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì không đương nhiên Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

5 Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Nhận định đúng

CSPL: khoản 2 Điều 282 BLTTDS 2015

Giải thích: Bởi vì, căn cứ theo khoản 2 Điều 282 BLTTDS thì nếu trong trường hợp không bị kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị Lý giải cho điều này thì thời hạn kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày (Điều 273, 280 BLTTDS) là để

có thời gian hợp lý cho những chủ thể có quyền và có nhu cầu kháng cáo sẽ làm đơn kháng cáo hoặc để Viện kiểm sát thấy sai sót có thể kháng nghị, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự Do đó, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mới có hiệu lực (nếu bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị)

6 Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể

bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Nhận định sai

CSPL: Điều 271, 278 BLTTDS 2015

Giải thích: Theo Điều 271 BLTTDS quy định đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm Cùng với đó, Điều 278 BLTTDS cũng có quy định tương tự về việc kháng nghị của Viện kiểm sát, theo đó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa

án cấp sơ thẩm Như vậy, những người có quyền kháng cáo theo Điều 271 BLTTDS

và kháng nghị của Viện kiểm sát tại Điều 278 BLTTDS chỉ có thể là kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án cấp sơ thẩm chứ không có quyền kháng cáo, kháng nghị việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm

7 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị

Trang 5

theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 213, Điều 352 BLTTDS 2015

Giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, và tại Điều 352 BLTTDS quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không có những căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS nên do đó quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm mà chỉ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

8 Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà không cần có văn bản đề nghị của đương sự

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 326, khoản 2 Điều 331 BLTTDS 2015

Giải thích: Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì Chánh án Tòa

án nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà không cần

có văn bản đề nghị của đương sự khi thuộc trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba Tuy nhiên, bên cạnh đó các bản án, quyết định đó phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS và phải thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại khoản 2 Điều 331 BLTTDS Do đó, Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao tuy vẫn có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực dù không có đơn đề nghị của đương sự nhưng vẫn cần đáp ứng các điều kiện nhất định chứ không phải đương nhiên

9 Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong trường hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 364 BLTTDS 2015

Giải thích: Căn cứ khoản 1 Điều 364 BLTTDS quy định về trả lại Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự ngoài trường hợp yêu cầu rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thì còn các trường hợp khác như: Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không

có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này; Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật

10 Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm

Nhận định sai

CSPL: Điều 371 BLTTDS 2015

Giải thích: Căn cứ theo quy định pháp luật, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm Thủ tục phúc thẩm là việc

Trang 6

Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Như vậy, quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tuy nhiên trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của BLTTDS 2015

11 Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hoãn thi hành án khi có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, khoản 1 Điều 332 BLTTDS 2015

Giải thích: Theo khoản 2 Điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Thủ trưởng

cơ quan thi hành án dân sự có quyền ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị Và theo đó, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được Tại khoản 1 Điều 332 BLTTDS 2015 cũng

có quy định rằng người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Như vậy, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không có quyền hoãn thi hành án khi có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà họ chỉ có quyền yêu cầu hoãn thi hành án

Trang 7

PHẦN 2 BÀI TẬP

Bài tập 1:

Ông Nguyễn Ngọc M cho rằng, ngày 14/5/2017 ông M có bán cho ông Nguyễn Văn Đ 10 con bò trưởng thành và 01 con bê mới đẻ với giá 180.000.000 đồng Khi bán bò, hai bên có làm Giấy bán bò viết tay ngày 14/5/2017, nội dung Giấy bán bò ngày 14/5/2017 thể hiện giá bán bò là 180.000.000 đồng nhưng hai bên đã thỏa thuận miệng giảm giá chỉ còn 170.000.000 đồng Ngày 06/11/2017, ông Đ đã viết cho ông M một giấy biên nhận nợ tiền mua bò 170.000.000 đồng Ông Đ đã trả cho ông M tổng cộng 150.000.000 đồng, còn nợ lại ông M 20.000.000 đồng Sau nhiều lần yêu cầu nhưng ông Đ không trả khoản nợ còn lại, ông M đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Đ trả cho ông 20.000.000 đồng còn nợ và 3.015.000 đồng tiền lãi.

Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông M, buộc ông Đ phải trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng và 3.015.000 đồng tiền lãi Ngày 26/11/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng.

Ngày 04/12/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo bổ sung nộp cho Tòa án với nội dung: Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hợp đồng mua bán bò giữa ông M và ông Đ

vô hiệu; Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, cụ thể là: Yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn,

số tiền 200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông.

Câu hỏi:

1 Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ

Theo như đơn kháng cáo ban đầu vào ngày 26/11/2018, ông Đ không đồng ý trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng Sau đó, vào ngày 04/12/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo bổ sung nộp cho Tòa án yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hợp đồng mua bán

bò vô hiệu đồng thời yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn, số tiền 200.000 đồng/con/tháng

Theo quy định tại Điều 293 BLTTDS 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, tức là chỉ nằm trong phạm vi xét xử liên quan đến việc buộc ông Đ phải trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng và 3.015.000 đồng tiền lãi

Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm không giải quyết đối với yêu cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ bởi vì đơn kháng cáo bổ sung vào ngày 04/12/2018 đã vượt quá phạm vi xét

xử của Tòa án cấp phúc thẩm, đơn kháng cáo ban đầu vào ngày 26/11/2018

2 Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, ông M và ông Đ thỏa thuận với nhau theo hướng số tiền 20.000.000 đồng mà ông Đ nợ ông M sẽ được ông Đ trả dần trong vòng 05 tháng, mỗi tháng 4.000.000 đồng Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này

CSPL: khoản 1 Điều 300 BLTTDS

Trong trường hợp này, vì cả 2 bên đương sự thỏa thuận được các vấn đề tại phiên tòa phúc thẩm nên nếu đương sự có yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó của các

Trang 8

bên thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xem xét thỏa thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận

Bài tập 2:

Bà Nguyễn Thị Th cho rằng, từ năm 2002 đến năm 2014, ông K’H và vợ là bà Ka

M nhiều lần vay tiền của bà Th, đến ngày 26/8/2014 hai bên viết giấy chốt nợ số tiền 157.500.000 đồng, có chữ ký của ông K’H Ngày 22/01/2016, vợ chồng ông K’H và bà Ka M đã trả cho bà Th được 35.000.000 đồng, còn nợ lại 122.500.000 đồng Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng, không yêu cầu tính lãi Ông K’H không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và cho rằng chữ ký K’H trong giấy

nợ tiền ngày 26/8/2014 không phải là chữ ký của ông vì ông không biết chữ Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Th về việc yêu cầu ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng Ngày 28/9/2017, bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 05/12/2017, nguyên đơn bà Th có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt.

Câu hỏi:

Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với trường hợp:

1 Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên.

Trong trường hợp này, bà Th đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, tức là trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, do đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi phía bị đơn có đồng

ý hay không và tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử có thể giải quyết như sau: + Trường hợp 1 (điểm a): Bị đơn (vợ chồng ông K’H và bà Ka M) không đồng ý thì Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Th

+ Trường hợp 2 (điểm b): Vợ chồng ông K’H và bà Ka M đồng ý thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của bà Th, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Về vấn đề án phí thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm

2 Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên

CSPL: khoản 2, 3 Điều 296 BLTTDS 2015

Hướng giải quyết: Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 296 BLTTDS, bị đơn ông K’H không là người kháng cáo, được xem là người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo (vì bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm tức

bà Th đang yêu cầu Tòa phúc thẩm giải quyết lại vụ án đòi ông K’H và bà Ka M trả tiền cho bà, nên ông K’H tuy không kháng cáo nhưng việc bà Th kháng cáo có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của ông) thế nên nếu ông K’H được Tòa triệu hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa vẫn tiến hành xét xử vụ án bình thường

Bài tập 3:

Trang 9

Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án vào năm 2019, bà L trình bày:

Bà L là con gái của ông Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ, bà sinh ra và lớn lên chung sống với bố mẹ tại tổ 1A, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn Từ năm

2012 bà thoát ly làm giáo viên công tác tại tỉnh Bình Phước cho đến nay Khi còn

ở với bố mẹ, toàn thể gia đình bà có một mảnh đất đã được UBND thị xã B cấp GCNQSDĐ số H03258, ngày 06/3/2007, mang tên chủ hộ Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ Ngày 23/12/2010 bố mẹ bà là ông T và bà Đ đã tự ý đem mảnh đất này thế chấp để bảo lãnh cho Công ty H của bà Nông Thị V vay tiền tại Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, nhưng các con là những thành viên trong gia đình không hề biết.

Ngày 17/3/2015 bố bà là ông Nông Văn T qua đời không để lại di chúc Tại thời điểm mở thừa kế theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 người gồm: vợ ông T là

bà Nguyễn Thị Đ và các con đẻ gồm Nông Văn D, Nông Thị L1, Nông Thị L Theo quy định của pháp luật thì phải chia di sản thừa kế làm 4 phần cho hàng thừa kế thứ nhất, nhưng mẹ bà là bà Nguyễn Thị Đ một phần thiếu hiểu biết, một phần

do Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông Nông Văn T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ có bà Đ, ông D và bà L1 Văn bản thỏa thuận phân chia

di sản này được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn ký chứng nhận khi không

có mặt bà L Khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Phòng công chứng

số 1 tỉnh Bắc Kạn, mẹ của bà có nói còn có con đẻ là Nông Thị L nhưng Phòng công chứng trả lời là bà L không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình nên không cần có mặt Theo nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì ông D và bà L1 nhất trí tặng cho phần di sản của mình được hưởng cho bà Nguyễn Thị Đ Sau

đó bà Đ làm thủ tục đứng tên mảnh đất do bố của bà L là ông Nông Văn T để lại Ngày 03/10/2017 bà Nguyễn Thị Đ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Sau đó bà Đ lại ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo khoản vay của Công ty TNHH Hoàng Tiến Nay bà L thấy việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn như vậy là thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia di sản lại thiếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà L Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà L Do vậy, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu.

Câu hỏi:

1 Xác định quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L? Diệu Thương

Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật liên quan đến yêu cầu của bà L có thể được xác định là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Cụ thể:

+ Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, Ông T mất không để lại di chúc nên di sản sẽ chia theo pháp luật nên Bà L nằm trong hàng thừa kế thứ nhất cùng

mẹ bà là bà Đ, ông D và bà L1

+ Tuy nhiên bà Đ một phần thiếu hiểu biết, một phần do Ngân hàng C thúc ép nên đã

ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ có bà Đ, ông D và bà L1 mà không có bà L

+ Cùng với đó khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn dù bà Đ có đề cập đến bà còn 1 người con đẻ là bà L nhưng phòng công chứng trả lời rằng bà L không có trong sổ hộ khẩu nên không cần có mặt dẫn đến xâm

Trang 10

phạm quyền lợi ích của bà L do đó bà yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận này

là vô hiệu Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 27 BLTTDS 2015 thì quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L ở đây là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

2 Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L?

* Xác định tư cách đương sự:

- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Nông Thị L

Giải thích: Vì chị L là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về chia

di sản thừa kế do chị cho rằng quyền và lợi ích của chị đang bị xâm phạm Do đó, căn

cứ theo khoản 5 Điều 68 BLTTDS 2015 thì chị L là người yêu cầu giải quyết việc dân sự

- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Đ, Nông Văn D, Nông Thị L1, Công ty H, Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn, Ngân hàng C Việt Nam Giải thích: Vì những chủ thể trên tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ Cụ thể như sau: + Đối với bà Nguyễn Thị Đ, ông Nông Văn D, bà Nông Thị N1: do họ là những người thừa kế trong phần di sản của ông T được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn công chứng nhưng bà L cho rằng trong phần di sản đó thiếu phần của bà nên phần chia sản của họ có thể bị ảnh hưởng

+ Đối với Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn: do việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia

di sản lại thiếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà L Hành vi đó đã xâmphạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà L

+ Đối với Ngân hàng C Việt Nam: do phần tài sản do ông T để lại đã được bà Đ thế chấp để đảm bảo khoản vay cho Công ty TNHH Hoàng Tiến nên ngân hàng C cũng được xem là người có quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Đối với Công ty H: do bà Đ đã thế chấp mảnh đất trên để bảo đảm khoản vay cho công ty H nên khi giải quyết việc dân sự trên, công ty H cũng có thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết

* Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L:

- Xét thẩm quyền theo vụ việc: bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu và căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 27 BLTTDS 2015 thì đây là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Xét thẩm quyền theo cấp Tòa án: yêu cầu trên không có đương sự hay tài sản ở nước ngoài và cũng không có trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết nên căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015 thì yêu cầu trên của bà L thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

- Xét thẩm quyền theo lãnh thổ: yêu cầu của bà L được xác định là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên căn cứ theo điểm m khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở

sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu trên của bà L

=> Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở

mà văn bản trên được công chứng ở Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn nên Tòa án

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:58