1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng chuyển Đổi số vào dạy học phân số lớp 4

15 41 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Chuyển Đổi Số Vào Dạy Học Phân Số Lớp 4
Trường học Trường Tiểu học Khắc Niệm
Chuyên ngành Toán
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy không chỉ giúp nâng cao hiệu quả học tập mà còn tạo ra những trải nghiệm học tập mới lạ, hấp dẫn cho học sinh. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Môn Toán lớp 4 giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Đặc biệt phần nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” giúp học sinh làm quen với khái niệm phân số cũng như nắm vững các phép tính với phân số cơ bản. Qua việc học phân số, học sinh hiểu rõ hơn về tính chất chia đều và tỉ lệ, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế thông qua các bài tập về phân số. Điều này không chỉ củng cố kiến thức cơ bản mà còn chuẩn bị cho các nội dung phức tạp hơn ở các lớp học sau. Ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nội dung bài giảng về “Phân số và các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập. Sử dụng các phần mềm, ứng dụng trực quan và tương tác, như video minh họa, bài tập trực tuyến và trò chơi học tập, giúp học sinh hiểu sâu hơn về khái niệm phân số và cách thực hiện các phép tính. Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện cho giáo viên cá nhân hóa bài giảng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh và dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của từng em. Chuyển đổi số không chỉ giúp đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, mà còn khơi dậy sự hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tiễn mà tôi đã tích lũy được. Vì thế tôi mạnh dạn đề ra giải pháp: “Ứng dụng chuyển đổi số vào dạy học Phân số lớp 4”   PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết Tại trường Tiểu học Khắc Niệm, việc áp dụng công nghệ số trong môn Toán, đặc biệt đối với phần nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” cho học sinh lớp 4 đang gặp nhiều thách thức. Phần lớn giáo viên vẫn ưa chuộng phương pháp dạy học truyền thống vì tính ổn định và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu tương tác và trực quan, gây nhàm chán cho học sinh và không cá nhân hóa quá trình học tập. Trong công tác giảng dạy của mình, bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn cụ thể sau: * Thuận lợi: - Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn có những sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt đến việc học tập cũng như phát triển của các em. Nhà trường sẵn sàng hỗ trợ tối đa trong công tác cải thiện chất lượng giáo dục. Tất cả các phòng học đều được trang bị ti vi, máy chiếu,… - Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, đam mê nghề nghiệp và nhiệt tình trong việc dạy học. Giáo viên luôn đề cao trách nhiệm và tận tâm với tất cả học sinh trong lớp. - Về phía học sinh: Đa phần các thành viên trong lớp đều có tinh thần chịu khó lắng nghe. Trong lớp, không có học sinh nào có thái độ chống đối. - Về phía phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh hợp tác chặt chẽ với giáo viên trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ cho con em mình. * Khó khăn: - Về phía nhà trường: Chưa có nhiều chương trình hội thảo hoặc trao đổi về các phương pháp dạy học hiện đại để thầy cô giáo được cập nhật thường xuyên những kỹ thuật giảng dạy phù hợp với thời đại. - Về phía học sinh: Bên cạnh đa số học sinh ngoan, lễ phép có ý thức trong học tập và rèn luyện, vẫn còn một số ít em vẫn chưa tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu bài còn chậm, ít cố gắng. - Về phía phụ huynh học sinh: phần lớn phụ huynh không thành thạo các ứng dụng hay phần mềm công nghệ. Từ đó dẫn đến việc các bậc phụ huynh gặp khó khăn khi hỗ trợ con em mình trong quá trình học tập theo phương pháp giảng dạy mới. Để nắm rõ hơn thực trạng trên thì tôi tiến hành khảo sát sự hứng thú và hiệu quả học tập môn Toán của 42 em học sinh lớp 4A1, trường Tiểu học Khắc Niệm trước trước khi áp dụng các biện pháp và cho kết quả như sau: Bảng khảo sát về hứng thú và hiệu quả học tập nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” của học sinh lớp 4A1 và lớp 4A2 trước khi áp dụng biện pháp. Tiêu chí Lớp 4A1 Lớp 4A2 SL TL SL TL Học sinh cảm thấy thích thú khi học về phân số và các phép tính với phân số 9/42 21,4% 10/40 25% Học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động liên quan đến phân số 9/42 21,4% 9/40 20% Học sinh có thể thực hiện các phép tính cơ bản với phân số một cách chính xác 10/42 23,8% 10/40 25% Học sinh có thể áp dụng kiến thức về phân số vào các tình huống thực tế 8/42 19% 8/40 20% Học sinh cảm thấy tự tin khi làm các bài tập, bài kiểm tra về phân số và các phép tính với phân số 7/42 16,7% 7/40 17,5% Bảng khảo sát trên cho thấy mức độ hứng thú và hiệu quả học tập về nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” của học sinh lớp 4A1 và lớp 4A2 trước khi áp dụng biện pháp là khá tương đồng. Những số liệu này cho thấy rằng trước khi áp dụng biện pháp, mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của hai lớp ở mức độ khá thấp. Với những lý do trên, việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp "Ứng dụng chuyển đổi số vào giảng dạy phân số lớp 4" là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế dạy học hiện tại. 2. Các biện pháp. 2.1.Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh * Mục đích: Biện pháp khai thác và sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, từ đó tăng cường sự tham gia và hứng thú học tập. Điều này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn, cải thiện hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập tổng thể. * Nội dung và cách thực hiện: Việc khai thác và sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng là biện pháp cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Để áp dụng biện pháp này, ta có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nội dung bài học và công cụ hỗ trợ cần thiết Giáo viên cần tìm hiểu và lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung môn học và trình độ học sinh. Bước 2: Thiết kế bài giảng Sử dụng phần mềm để thiết kế các slide, video, hình ảnh, và các hoạt động tương tác. Bước 3: Trình chiếu trong tiết học Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các công cụ và tính năng của phần mềm để tạo sự hứng thú cho học sinh. Ví dụ 1: Để nâng cao tính sinh động cho tiết học nội dung Bài 53: Khái niệm phân số, trang 49, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sử dụng Canva để thiết kế bài giảng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 3

2 Các biện pháp 5

2.1.Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh 5

2.2 Biện pháp 2: Tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện giúp học sinh dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn 7

2.3 Biện pháp 3: Ứng dụng chuyển đổi số thiết kế các trò chơi học tập thú vị nhằm cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh 9

3 Kết quả của các biện pháp đã thực hiện 11

4 Kết luận 13

5 Những kiến nghị, đề xuất 13

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội Vì vậy, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy không chỉ giúp nâng cao hiệu quả học tập mà còn tạo ra những trải nghiệm học tập mới lạ, hấp dẫn cho học sinh Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục

Môn Toán lớp 4 giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học Đặc biệt phần nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” giúp học sinh làm quen với khái niệm phân số cũng như nắm vững các phép tính với phân số cơ bản Qua việc học phân số, học sinh hiểu rõ hơn về tính chất chia đều và tỉ lệ, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế thông qua các bài tập về phân số Điều này không chỉ củng cố kiến thức cơ bản mà còn chuẩn bị cho các nội dung phức tạp hơn ở các lớp học sau

Ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nội dung bài giảng về “Phân số và các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập Sử dụng các phần mềm, ứng dụng trực quan và tương tác, như video minh họa, bài tập trực tuyến và trò chơi học tập, giúp học sinh hiểu sâu hơn về khái niệm phân số và cách thực hiện các phép tính Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện cho giáo viên cá nhân hóa bài giảng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh và dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của từng em Chuyển đổi số không chỉ giúp đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, mà còn khơi dậy sự hứng thú

và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh

Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tiễn mà tôi đã tích lũy

được Vì thế tôi mạnh dạn đề ra giải pháp: “Ứng dụng chuyển đổi số vào dạy học

Phân số lớp 4”

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

Tại trường Tiểu học Khắc Niệm, việc áp dụng công nghệ số trong môn Toán, đặc biệt đối với phần nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” cho học sinh lớp 4 đang gặp nhiều thách thức Phần lớn giáo viên vẫn ưa chuộng phương pháp dạy học truyền thống vì tính ổn định và dễ tiếp cận Tuy nhiên, phương pháp này thiếu tương tác và trực quan, gây nhàm chán cho học sinh và không cá nhân hóa quá trình học tập Trong công tác giảng dạy của mình, bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn cụ thể sau:

* Thuận lợi:

- Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn có những sự chỉ đạo sát

sao và quan tâm đặc biệt đến việc học tập cũng như phát triển của các em Nhà trường sẵn sàng hỗ trợ tối đa trong công tác cải thiện chất lượng giáo dục Tất cả các phòng học đều được trang bị ti vi, máy chiếu,…

- Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, đam mê nghề

nghiệp và nhiệt tình trong việc dạy học Giáo viên luôn đề cao trách nhiệm và tận tâm với tất cả học sinh trong lớp

- Về phía học sinh: Đa phần các thành viên trong lớp đều có tinh thần chịu khó

lắng nghe Trong lớp, không có học sinh nào có thái độ chống đối

- Về phía phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh hợp tác chặt chẽ với giáo

viên trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ cho con em mình

* Khó khăn:

- Về phía nhà trường: Chưa có nhiều chương trình hội thảo hoặc trao đổi về

các phương pháp dạy học hiện đại để thầy cô giáo được cập nhật thường xuyên những kỹ thuật giảng dạy phù hợp với thời đại

- Về phía học sinh: Bên cạnh đa số học sinh ngoan, lễ phép có ý thức trong học

tập và rèn luyện, vẫn còn một số ít em vẫn chưa tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu bài còn chậm, ít cố gắng

- Về phía phụ huynh học sinh: phần lớn phụ huynh không thành thạo các ứng

dụng hay phần mềm công nghệ Từ đó dẫn đến việc các bậc phụ huynh gặp khó khăn khi hỗ trợ con em mình trong quá trình học tập theo phương pháp giảng dạy

mới

Trang 4

Để nắm rõ hơn thực trạng trên thì tôi tiến hành khảo sát sự hứng thú và hiệu quả học tập môn Toán của 42 em học sinh lớp 4A1, trường Tiểu học Khắc Niệm trước trước khi áp dụng các biện pháp và cho kết quả như sau:

Bảng khảo sát về hứng thú và hiệu quả học tập nội dung “Phân số và các phép tính với phân số” của học sinh lớp 4A1 và lớp 4A2 trước khi áp dụng biện pháp.

Tiêu chí

Học sinh cảm thấy thích thú khi học về

phân số và các phép tính với phân số 9/42 21,4% 10/40 25% Học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt

động liên quan đến phân số 9/42 21,4% 9/40 20% Học sinh có thể thực hiện các phép tính

cơ bản với phân số một cách chính xác 10/42 23,8% 10/40 25% Học sinh có thể áp dụng kiến thức về

phân số vào các tình huống thực tế 8/42 19% 8/40 20% Học sinh cảm thấy tự tin khi làm các bài

tập, bài kiểm tra về phân số và các phép

tính với phân số

7/42 16,7% 7/40 17,5%

Bảng khảo sát trên cho thấy mức độ hứng thú và hiệu quả học tập về nội dung

“Phân số và các phép tính với phân số” của học sinh lớp 4A1 và lớp 4A2 trước khi

áp dụng biện pháp là khá tương đồng Những số liệu này cho thấy rằng trước khi

áp dụng biện pháp, mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của hai lớp ở mức độ khá thấp

Với những lý do trên, việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp "Ứng dụng

chuyển đổi số vào giảng dạy phân số lớp 4" là hết sức cần thiết và phù hợp với

thực tế dạy học hiện tại

Trang 5

2 Các biện pháp.

2.1.Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh

* Mục đích:

Biện pháp khai thác và sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, từ đó tăng cường sự tham gia và hứng thú học tập Điều này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn, cải thiện hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập tổng thể

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc khai thác và sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng là biện pháp cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn Để áp dụng biện pháp này, ta có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung bài học và công cụ hỗ trợ cần thiết

Giáo viên cần tìm hiểu và lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung môn học và trình độ học sinh

Bước 2: Thiết kế bài giảng

Sử dụng phần mềm để thiết kế các slide, video, hình ảnh, và các hoạt động tương tác

Bước 3: Trình chiếu trong tiết học

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các công cụ và tính năng của phần mềm để tạo sự hứng thú cho học sinh

Ví dụ 1: Để nâng cao tính sinh động cho tiết học nội dung Bài 53: Khái niệm

phân số, trang 49, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sử dụng Canva để

thiết kế bài giảng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học

Hình ảnh mở bài và các hoạt động thu hút học sinh vào bài

Trang 6

Với Canva, tôi đã tạo các slide trình chiếu bao gồm hình ảnh minh họa và đồ họa số hóa về các khái niệm cơ bản về phân số Nhờ vậy, tôi đã giúp học sinh dễ dàng hình dung và hiểu sâu hơn về các khái niệm phức tạp bằng cách trực quan hóa và tương tác hóa nội dung giảng dạy Đồng thời, việc sử dụng công cụ Canva cũng giúp tăng tính thẩm mỹ và sự chuyên nghiệp của bài giảng, thu hút sự quan tâm và tập trung của học sinh trong suốt tiết học

Hình minh họa khi dạy khái niệm phân số từ ví dụ thực tế trong việc chia bánh

Thiết kế bài tập và trò chơi củng cố kiến thức bắt mắt sinh động

* Điểm mới:

Điểm mới của biện pháp khai thác và sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng

là việc áp dụng công nghệ để tạo ra các bài giảng trực quan, tương tác và hấp dẫn hơn Thay vì chỉ sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, biện pháp này tích hợp các công cụ và phần mềm hiện đại để làm cho nội dung bài học trở nên sinh động và lôi cuốn, qua đó thu hút sự chú ý của học sinh và nâng cao hiệu quả học tập

Trang 7

2.2 Biện pháp 2: Tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện giúp học sinh dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn

* Mục đích:

Biện pháp khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện trong giảng dạy về

“Phân số và các phép tính với phân số” giúp học sinh dễ dàng hình dung kiến thức

và áp dụng vào thực tiễn, từ đó tăng cường sự hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế Việc sử dụng tài nguyên đa phương tiện làm cho bài học trở nên sống động và trực quan hơn, giúp học sinh tiếp thu bài học một cách cởi mở và tích cực hơn

* Nội dung và cách thực hiện:

Thông qua những ứng dụng, giáo viên có thể sưu tầm những hình ảnh hoặc video trực quan tạo điều kiện cho học sinh thực hành một cách thực tế nhất trong bài học Để tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện, giúp học sinh

dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn tài nguyên phù hợp

Chọn các tài nguyên đa phương tiện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học, như hình ảnh, video, âm thanh, và các phần mềm tương tác

Bước 2: Lên kế hoạch bài giảng và thiết kế

Sau khi xác định rõ mục tiêu, nội dung chính và các hoạt động tương tác trong bài giảng Giáo viên sẽ sử dụng những tài nguyên đa phương tiện để thiết kế bài giảng hấp dẫn, sinh động và phù hợp với mục tiêu học tập

Bước 3: Sử dụng trong giảng dạy

Linh hoạt sử dụng các công cụ và tài nguyên đa phương tiện trong quá trình giảng dạy để tạo sự hứng thú và tương tác cho học sinh

Ví dụ 1: Để nâng cao tính trực quan và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh

khi tìm hiểu nội dung Bài 54: Phân số và phép chia số tự nhiên, trang 52, Toán

4, Kết nối tri thức với cuộc sống Ở hoạt động khám phá tôi đã sưu tầm các hình

ảnh trên internet để thiết kế thành tình huống dạy học mang tính thực tế về việc hình thành mối quan hệ giữa phân số và phép chia số tự nhiên cho học sinh thảo luận

Trang 8

Hình minh họa cho hoạt động khám phá Chẳng hạn với hoạt động khám phá tôi đưa ra tình huống: “Chia đều 3 cái bánh cho 3 bạn thì mỗi bạn được 1 cái bánh Nếu chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy phần cái bánh nhỉ?” Với tình huống này tôi cho học sinh quan

sát slide bài giảng đã thiết kế việc chia bánh giống tình huống thực tế để học sinh

dễ hình dung và liên hệ mối quan hệ giữa phân số và phép chia

Ví dụ 2: Trong giờ học nội dung Bài 56: Rút gọn phân số, trang 59, Toán 4,

Kết nối tri thức với cuộc sống, ngay hoạt động khám phá tôi đã sử dụng một đoạn

hoạt hình để học sinh hình dung về việc rút gọn phân số cũng như hiểu thế nào là phân số tối giản

Hình ảnh minh họa cắt từ video khám phá Bài 56: Rút gọn phân số, trang

59, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống

* Điểm mới:

Điểm mới của biện pháp khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện trong giảng dạy là việc áp dụng các công cụ đa dạng như video, hình ảnh minh hoạ giúp

Trang 9

cho kiến thức trở nên trực quan và dễ hiểu hơn Điều này giúp học sinh dễ dàng hình dung và liên hệ kiến thức với các tình huống thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế và tăng cường hiệu quả học tập

2.3 Biện pháp 3: Ứng dụng chuyển đổi số thiết kế các trò chơi học tập thú

vị nhằm cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

* Mục đích:

Việc ứng dụng chuyển đổi số để thiết kế các trò chơi học tập hướng đến mục tiêu cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh Biện pháp này giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn, khuyến khích sự tham gia tích cực và chủ động của học sinh Nhờ đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà còn tạo nên một môi trường học tập tích cực và sáng tạo

* Nội dung và cách thực hiện:

Ứng dụng chuyển đổi số để thiết kế các trò chơi học tập sẽ giúp cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh Giáo viên có thể triển khai biện pháp này theo những bước như sau:

Bước 1: Xác định nội dung giảng dạy và công cụ hỗ trợ

Giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các nền tảng và công cụ phù hợp để thiết kế trò chơi học tập phù hợp với trình độ của học sinh cũng như mục tiêu bài học Trong

đó các nền tảng như Kahoot, Quizizz, Blooket,… không chỉ giúp học sinh ôn tập

kiến thức một cách thú vị mà còn tạo ra không khí cạnh tranh lành mạnh trong lớp học Trò chơi trực tuyến với các câu hỏi về phép tính phân số sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức mà không cảm thấy áp lực

Bước 2: Lên kế hoạch và thiết kế trò chơi

Sau khi xác định mục tiêu, nội dung cũng như cấu trúc của trò chơi học tập, giáo viên có thể sử dụng các công cụ đã chọn để thiết kế trò chơi học tập hấp dẫn

và thú vị, đảm bảo tính tương tác và khuyến khích học sinh tham gia

Bước 3: Triển khai trên lớp

Triển khai trò chơi trong quá trình giảng dạy hoặc ôn tập ở nhà để tạo môi trường học tập vui nhộn và kích thích sự tham gia của học sinh

Ví dụ 1: Sau khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung Bài 56: Rút gọn phân số,

trang 59, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sử dụng phần mềm

Quizizz để tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi củng cố kiến thức

Trang 10

Minh họa phần câu hỏi giáo viên chuẩn bị cho học sinh củng cố kiến thức

Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về phần rút gọn phân số sau khi học bài trên lớp

Cách chơi:

- Bước 1: Sau khi kết thúc tiết học, tôi đã chuẩn bị các câu hỏi và bài tập liên quan đến cách rút gọn phân số trên phần mềm Quizizz

Câu hỏi củng cố giáo viên chuẩn bị trên phần mềm Quizizz

- Bước 2: Đối với trò chơi này, học sinh sẽ chơi theo hình thức cá nhân Vậy nên tôi sẽ gửi mã QR hoặc đường link vào nhóm lớp Trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà học sinh có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng,… truy cập vào Quizizz và chơi

Mã QR mà giáo viên gửi vào nhóm lớp

Trang 11

- Bước 3: Nếu trả lời đúng, học sinh sẽ nhận được điểm của câu hỏi, trả lời sai phần mềm sẽ tự động cho học sinh trả lời lại sau khi kết thúc phần chơi đến khi học sinh có câu trả lời đúng mới dừng

Minh họa trò chơi Quizizz

* Điểm mới:

Biện pháp ứng dụng chuyển đổi số đem lại điểm mới trong việc tích hợp công nghệ để tạo ra các trò chơi tương tác và hấp dẫn, làm cho quá trình học tập trở nên vui nhộn và lôi cuốn hơn Việc sử dụng các công cụ số không chỉ cải thiện hứng thú học tập mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả và phát triển các kỹ năng cần thiết trong một môi trường học tập hiện đại Bên cạnh đó giáo viên có thể nắm được tiến độ học tập và mức độ hiểu bài của học sinh để có hướng điều chỉnh trong quá trình dạy học

3 Kết quả của các biện pháp đã thực hiện.

Sau khi ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nội dung bài giảng về “Phân

số và các phép tính với phân số” môn Toán 4, các biện pháp đã đem lại những thay đổi vô cùng khả quan trong việc nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho các em học sinh Học sinh trở nên hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động do tôi

tổ chức Thông qua những hình ảnh và video minh họa, học sinh đã có cơ hội tiếp cận với nội dung học tập sinh động và trực quan, giúp các em tiếp thu kiến thức về phân số và các phép tính nhanh và sâu sắc hơn Đặc biệt, học sinh thể hiện sự tiến

Ngày đăng: 06/01/2025, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh mở bài và các hoạt động thu hút học sinh vào bài - Ứng dụng chuyển Đổi số vào dạy học phân số  lớp 4
nh ảnh mở bài và các hoạt động thu hút học sinh vào bài (Trang 5)
Hình minh họa khi dạy khái niệm phân số từ ví dụ thực tế trong việc chia bánh - Ứng dụng chuyển Đổi số vào dạy học phân số  lớp 4
Hình minh họa khi dạy khái niệm phân số từ ví dụ thực tế trong việc chia bánh (Trang 6)
Hình minh họa cho hoạt động khám phá - Ứng dụng chuyển Đổi số vào dạy học phân số  lớp 4
Hình minh họa cho hoạt động khám phá (Trang 8)
Bảng khảo sát so sánh sự thay đổi về hứng thú và hiệu quả học tập nội dung - Ứng dụng chuyển Đổi số vào dạy học phân số  lớp 4
Bảng kh ảo sát so sánh sự thay đổi về hứng thú và hiệu quả học tập nội dung (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w