Với Trần Văn Cẩn, ông cũng vẽ về người thiếu nữ nhưng ở ông lại có phong cách riêng đặc trưng thể hiện niềm cảm hứng sáng tạo xuất phát từ nội tâm họa sĩ Trần Văn Cẩn luôn thích những cô
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 4
1.1 "Hình tượng nghệ thuật" là gì? 4
1.2 "Hình tượng nghệ thuật" trong Mĩ học 4
2 Khái quát đặc trưng của "Hình tượng nghệ thuật" 6
2.1 Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống 6
2.2 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái quát 6
2.3 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan 8
2.4 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm 8
2.5 Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ 9
3 Về hình tượng người phụ nữ trong tranh Trần Văn Cẩn 10
3.1 Đôi nét khái quát về tiểu sử và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn 10
3.2 Về hình tượng người phụ nữ trong hội họa Việt Nam 13
3.3 Hình tượng người phụ nữ trong tranh Trần Văn Cẩn 16
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hình tượng người phụ nữ luôn là trọng tâm cảm hứng sáng tác trong mọi loại hình nghệ thuật Các hoạ sĩ xây dựng hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm gần như suốt những năm sáng tác của mình Người phụ
nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người sáng tác nghệ thuật Một tác phẩm hội hoạ thành công, dù vẽ về người phụ nữ hay bất kỳ đề tài nào khác, trước tên nó phải thoả mãn sự hứng thú cho cả hai phía đó là tác giả và người thưởng thức Đó chính là cảm hứng, cảm hứng sáng tạo ra tác phẩm mà chính tác phẩm gây ra cho người xem hứng thú thưởng thức Hội hoạ Việt Nam trước và sau Cách Mạng Tháng 8 Hình tượng phụ
nữ cũng được các Hoạ sĩ thể hiện rất sâu sắc và đẹp Tuy nhiên ở mỗi một giai đoạn đều có sự khác nhau thế nhưng tất cả đều biểu hiện được cái chung lớn lao đó chính là phẩm chất và vẻ đẹp muôn thủa của hình tượng phụ nữ Đó là vẻ đẹp của tạo hoá, vẻ đẹp của tình mẫu tử, vẻ đẹp trong lao động, với sự quyến rũ của tính cách và tâm hồn, và đó còn là vẻ đẹp của tình cảm thương yêu vợ chồng
Ta có thể kể đến rất nhiều những tác giả nổi tiếng đưa hình tượng người phụ nữ vào trong tranh như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm,
Lê Thị Lựu, Trần Văn Thọ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Độ Và đặc biệt chúng ta không thể không nhắc tới Trần Văn Cẩn
Với Trần Văn Cẩn, ông cũng vẽ về người thiếu nữ nhưng ở ông lại
có phong cách riêng đặc trưng thể hiện niềm cảm hứng sáng tạo xuất phát
từ nội tâm họa sĩ Trần Văn Cẩn luôn thích những cô gái có gương mặt bầu bĩnh, ông trở nên nhạy cảm hơn trước những đối tượng tạo hình như vậy Gương mặt bầu bĩnh trở thành phong cách cố định trong tranh ông Trần
Trang 3Văn Cẩn với bức tranh "Em Thuý" thanh khiết mà vững chắc gọn gàng mà
trau chuốt Trần Văn cẩn âm thầm và hoạt động nhưng rất cân đối trong sự tìm tòi mạnh dạn Tranh về phụ nữ của ông nhẹ nhàng nhưng sâu lắng
Trần Văn Cẩn đã để lại nhiều tác phẩm đẹp về đề tài phụ nữ "Em Thủy",
"Gội đầu", "Mùa đông sắp đến" và một hệ thống tác phẩm chân dung
thiếu nữ làm xúc động lòng người Nổi bật với những bức tranh chân dung, tranh vẽ thiếu nữ với những hoà sắc độc đáo
Yêu thích và muốn học hỏi kinh nghiệm từ họa sĩ Trần Văn Cẩn, em
đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài "Hình tượng người phụ nữ trong
tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn" làm đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bên cạnh việc làm rõ một số khái niệm cơ bản như "hình tượng nghệ thuật", "hình tượng nghệ thuật trong mĩ học", tiểu luận đi sâu nghiên cứu
"hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn" Việc nghiên cứu này giúp em có cái nhìn rõ nét về hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện lên thông qua các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ nổi tiếng Trần Văn Cẩn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa
sĩ Trần Văn Cẩn qua hai giai đoạn chính: trước Cách mạng tháng 8 và sau Cách mạng tháng 8
*Phạm vi nghiên cứu: Lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong 2 giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 và sau Cách mạng tháng 8, từ đó đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và phân tích phong cách nghệ thuật của tác giả trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài trước tiên là thu thập tài liệu có tính tổng hợp liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp so sánh và nghiên cứu tác phẩm của họa sĩ
- Phương pháp tổng hợp hệ thống, đúc rút kinh nghiệm và bài học
Trang 5NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1 "Hình tượng nghệ thuật" là gì?
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm
ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngấm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú
1.2 "Hình tượng nghệ thuật" trong Mĩ học
Trong mỹ học, hình tượng nghệ thuật được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng, nghĩa hẹp
Trang 6Nghĩa rộng: chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật, để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thức ý thức xã hội khác
Nghĩa hẹp: Khái niệm hình tượng được dùng trong phạm vi tác phẩm, chủ yếu là hình tượng cụ thể về một con người, một tập thể người, một con vật, đồ vật hay một cảnh sắc thiên nhiên, một cảnh sinh hoạt lao động thường ngày Tất cả mọi thứ dừ tầm thường nhất khi đi vào nghệ thuật đều có thể trở thành hình tượng một khi nó mang trong mình những quan niệm sống, những trải nghiệm cuộc đời, những triết lý nhân sinh sâu sắc
Để mỗi hình tượng được tái hiện và tồn tại, người nghệ sĩ phải sử dụng những phương tiện vật chất cụ thể như: ngôn từ, âm thanh, màu sắc, đường nét Đằng sau lớp vỏ vật chất ấy là một thế giới đời sống muôn hình muôn vẻ gắn liền với vô vàn cung bậc cảm xúc tình cảm nghệ thuật
mà tác giả muốn gửi gắm Mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ đơn thuần
mô phỏng lại thế giới khách quan qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ mà còn mang trong mình những thông điệp đẹp đẽ về tư tưởng, triết
lý sống, những bài học hay, những kinh nghiệm quý giá do chính tác giả trải qua và chiêm nghiệm rút ra từ cuộc đời mình Bởi vậy mà khi nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật, người ta có thể đánh giá được cái tài, cái tâm của người nghệ sĩ sáng tác ra nó Nhờ đó, khi khám phá nghệ thuật người ta không những được cảm thụ, thưởng thức cái đẹp, được tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn của nhân loại mà đồng thời qua đó người ta còn được tiếp nhận những chân lí về đời sống Đây chính là biểu hiện đỉnh cao của hình tượng là cái đích mà bất cứ người nghệ sĩ nào trong suốt cuộc đời theo đuổi
sự nghiệp nghệ thuật, theo đuổi cái đẹp, cái hoàn mĩ của mình cũng muốn đạt được
Trang 72 Khái quát đặc trưng của "Hình tượng nghệ thuật"
2.1 Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
Khi nhắc tới nghệ thuật đôi khi người ta nhầm tưởng nó là hiện thân của những cái hoàn mĩ, diễm lệ, của những thứ lãng mạn, viển vông xa rời thực tế, nhưng thực chất nghệ thuật luôn đi đi liền với đời thực, nó bám sát cuộc sống Hơn bao giờ hết, nghệ thuật luôn gần gũi với cuộc đời, phát triển theo nhịp sống của cuộc đời như một người bạn đồng hành tận tụy Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà lại tái hiện một cách có nhọn lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất cũng có thể trở thành các hình tượng có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng sâu sắc đến với người cảm thụ
2.2 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái quát
Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất và là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hình tượng nhưng đồng thời cũng quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa hình tượng và khái niệm Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại ở dạng dạng riêng biệt, là một cá thể độc lập, cụ thể Ngay chính bản thân con người cũng tồn tại là những cá nhân cụ thể, độc đáo, không lặp lại Song không phải vì thế mà chúng sống tách rời, riêng
rẽ, mọi sự vật hiện tượng chỉ có tồn tại được khi chúng được đặt trong mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác xung quanh
Ví dụ: sấm và sét là hai hiện tượng thiên nhiên có tính chất hoàn toàn khác nhau, nhưng sấm sét luôn cùng nhau xuất hiện khi trời mưa lớn Vì vậy, trong mỗi hiện tượng, sự vật cá biệt đều chứa đựng sự thống nhất giữa hai mặt đối lập nhau: cái chung và cái riêng Nghĩa là nó mang những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở những hiện tượng khác, lại vừa mang
Trang 8những đặc điểm bản chất đại diện cho những hình tượng cùng loại Để khám phá được quy luật của cuộc sống, nghệ thuật cũng như khoa học đều không dừng lại ở hiện tượng mà xâm nhập vào bản chất sự vật Một người nghệ sĩ xuất sắc hay một nhà bác học tài năng cũng đều phải nắm bắt những gì chủ yếu thuộc về bản chất của sự vật, hiện tượng, để biết tập trung
sự chú ý của mình vào những sự kiện, những quá trình của sự vật, hiện tượng mà trong đó bộc lộ đầy đủ nhất ý nghĩa của đối tượng nghiên cứu và khám phá
Nếu như khoa học sử dụng những sự vật, hiện tượng cụ thể, cá biệt mang tính điển hình để đại diện cho cái lớn lao, cái toàn thể Điều này được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực văn học Tác phẩm “ Chí phèo” của Nam Cao
là một tác phẩm điển hình với hai hình tượng nhân vật tiêu biểu là Chí phèo
và Bá Kiến
Có thể nói, hình tượng nghệ thuật có khả năng tái hiện lại cuộc sống một cách hoàn chỉnh và toàn vẹn Vậy nên, khi tiếp xúc với những tác phẩm nghệ thuật, ta như được tận mắt chứng kiến, được tham gia vào câu chuyện đời thực mà tác giả đề cập Cảm giác này thể hiện càng rõ hơn trong những loại hình nghệ thuật mà hình tượng giàu tính tạo hình, có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan người thưởng thức như: hội họa, sân khấu, điện ảnh Nhưng riêng với loại hình văn học, người ta không chỉ sống dậy cảm giác mà còn thức dậy tất cả các giác quan, văn học kéo người
ta về quá khứ rồi lại đẩy người ta tiến đến tương lai Khả năng tác động vào cảm giác con người của văn học có thể nói là vô biên bởi nó không có rào
cản của không gian, thời gian, hoàn cảnh Đằng sau lớp vỏ bọc vật chất của hình tượng luôn là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa sâu sắc đó là những quan điểm, quan niệm về cuộc đời, đó là những triết lý nhân sinh về con người,
là những bài học quý giá về kinh nghiệm sống, là cách đối thế là vô vàn những điều bổ ích khác về đời người Cái tiềm năng lớn lao ấy chính là
Trang 9phép màu làm mới nghệ thuật Theo thời gian, hình tượng có thể cũ mòn nhưng ý nghĩa của nó thì luôn phát triển theo nhịp sống và ngày càng trở nên phong phú, mới mẻ hơn Điều đó giải thích vì sao có những tác phẩm nghệ thuật cứ trường tồn mãi cùng thời gian mà vẫn không đánh mất đi cái giá trị lớn lao của mình
2.3 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ Nhưng người nghệ sĩ không tạo ra hình tượng bằng cách rút ruột mình như loài nhện Người nghệ sĩ như loài ong kia, bay đi muôn phương tìm nhụy hoa về hòa với máu của mình để làm ra mật Tác phẩm nghệ thuật đích thực như mật ong, không còn là nhụy của hoa, cũng không đơn thuần là máu của ong Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Hai mặt chủ quan và khách quan do vậy thống nhất hữu cơ trong hình tượng Mặt chủ quan là tính chất, sắc thái, hiện trạng của các hiện tượng ngoài đời sống mặt khách quan cũng có thể nhận ra trong loại hình tượng biểu hiện Bởi lẽ, con người nghệ sĩ cũng là một bộ phận của thực tại Tâm trạng của người nghệ sĩ đồng thời là một mảng của đời sống
2.4 Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm
Tiếp nhận nghệ thuật, công chúng không thể dửng dưng Người ta có thể khóc, cười hồn nhiên như con trẻ Song rất khác với những giọt nước mắt vui sướng hay đau xót của trẻ thơ, cùng với sự rung động của con tim, trí óc của công chúng nghệ thuật còn được thức tỉnh Đọc truyện Kiều chẳng hạn, nhận thức của người đọc về thân phận của nàng Kiều được tăng thêm: “ Nổi chìm kiếp sống lênh đênh” (Tố Hữu) Người nghệ sĩ đã bằng lí trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy để tạo nên hình tượng nghệ thuật Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là sự thang hoa của lí trí và cảm xúc Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng và hời hợt Thiếu cảm xúc
Trang 10hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi Đúng hơn, trong sáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thành niềm tin Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâu Phạm Văn Đồng đã nói: “Công tác văn học nghệ thuật là một công tác từ tưởng có khả năng đi sâu vào ý nghĩ, tình cảm của con người và có giá trị lâu dài, bền bỉ”
2.5 Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Trong khi nhấn mạnh tới mối quan hệ máu thịt giữa nhận thức và hiện thực, Lê- nin còn yêu cầu không được phép lẫn lộn giữa cái phản ánh
và cái được phản ánh, giữa nghệ thuật và đời sống Ấy là bởi nghệ thuật không sao chép mà biểu hiện tự nhiên Chân lý nghệ thuật gắn bó với chân
lý đời sống, nhưng lại không đồng nhất với chân lý đời sống.Phần sáng tạo của người nghệ sĩ là rõ rệt và hiển nhiên Nghệ thuật không phải là sự thật đời sống Giữa người sáng tạo và người tiếp nhận “ thỏa thuận” ngầm với nhau về tính “ không thật” và tính ước lệ của hình tượng Vậy nên, trong ca kịch, diễn viên chỉ hát mà không nói, và nếu như có Nghệ thuật âm nhạc ngày một phát triển và sẽ tiến tới những đỉnh cao chói lọi Trong tác phẩm
âm nhạc của mình, ngày nay các nhạc sĩ đã sáng tạo thêm nhiều phương pháp biểu hiện mới mẻ Dù âm nhạc phát triển đến mức độ nào đi nữa thì cái cốt lõi nhất của sự biểu hiện tác phẩm vẫn là hình tượng nghệ thuật
Không xây dựng được hình tượng nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc rơi vào tính giải trí đơn thuần, nhiều khi không mang lại chức năng giáo dục tình cảm và thẩm mỹ Như vậy, để đạt được thành công trong một tác phẩm
âm nhạc, người nghệ sĩ( sáng tác và biểu diễn ) cần có một thực tế phong phú, sinh động, một tâm hồn lành mạnh và cảm xúc dồi dào, một khả năng lao động nghệ thuật không mệt mỏi và có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình để phục vụ đông đảo công chúng
Trang 113 Về hình tượng người phụ nữ trong tranh Trần Văn Cẩn
3.1 Đôi nét khái quát về tiểu sử và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An Học hết tiểu học ông lên Hà Nội sống với bà nội Cuộc sống ở đây không làm ông quên miền quê thơ ấu, nơi có người cậu làm nghề đồ hoạ và người mẹ dịu hiền
Năm 1925 Trần Văn Cẩn thi đỗ vào trường Bách nghệ Hà Nội học khoa Vẽ mẫu - đăng ten và Thiết kế đồ gỗ Năm 1930 tốt nghiệp, ông làm ở
Sở cá Nha Trang với công việc vẽ lại những con cá lạ để lưu làm hồ sơ tư liệu Tại đây, ông được tiếp xúc với cuộc sống của những người đi biển đồng thời được gặp một số hoạ sĩ người Pháp, từ đó ông mơ ước trở thành hoạ sĩ Ông bắt đầu vẽ biển và cảng cá Trở ra Hà Nội Trần Văn Cẩn học lớp dự bị do hoạ sĩ Nam Sơn hướng dẫn rồi thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Victo Tácdiơ (Victor Tardieu) làm Giám đốc và là ngưòi dạy chính Khoá học đó chỉ có 6 sinh viên trong đó có Trần Văn Cẩn
Trang 12Trần Văn Cẩn cũng quan tâm đến tranh lụa Nhiều lần ông đến Đông
Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) để tìm hiểu nghệ thuật tranh khắc
gỗ cổ truyền Ông thích lối in chồng nhiều bản màu khác nhau của các nghệ nhân Đông Hồ và lối in nét sau đó bôi màu của tranh Hàng Trống, học lấy những tinh tuý, để sáng tạo nên những bức tranh đặc sắc Năm
1943, FARTA mở phòng tranh ở nhà Khai Trí Tiến Đức, Trần Văn Cẩn tham gia hai bức 'Em Thuý' (Sơn dầu) và 'Gội đầu' (Khắc gỗ) đều đoạt giải Trần Văn Cẩn gần gũi hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung và qua đấy làm quen với Như Phong, Nguyễn Đình Thi, những trí thức yêu nước hoạt động trong nhóm Văn hoá cứu quốc Trong những ngày sôi động tiền khởi nghĩa, Trần Văn Cẩn và Nguyễn Đỗ Cung dành nhiều thời gian vẽ tranh áp phích, ba tấm áp phích khổ lớn của Trần Văn Cẩn: 'Phá xiềng', 'Cứu nông dân', 'Trừ giặc đói', 'Ba kỳ thống nhất' đã được Hội Văn hoá cứu quốc bày tại phòng gương Nhà hát lớn Hà Nội ngay khi chính phủ Trần Trọng Kim còn nắm chính quyền
Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều hoạ sĩ khác đã hồ hởi dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm, bức 'Nước Việt Nam của người Việt Nam' của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội Bức 'Xuống đồng' của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hoá cứu quốc mua, cùng với bức 'Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ' của Tô Ngọc Vân và 'Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh' của Nguyễn Đỗ Cung
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trần Văn Cẩn ở Từ Sơn (Bắc Ninh)
đã nhận kẻ vẽ cho phòng Thông tin huyện và sáng tác rất nhiều tranh cổ động cho cuộc kháng chiến Về Sở Thông tin tuyên truyền khu I ông cùng hoạ sĩ Tạ Thúc Bình và một nghệ nhân làng Hồ tổ chức xưởng tranh tuyên
Trang 13truyền, hàng trăm bức tranh đã từ đây đưa đi khắp nơi Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam Năm 1951, tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với hai bức tranh cổ động đã được giải thưởng Năm 1953 ông cùng học sinh trường Mỹ thuật tham gia cải cách ruộng đất và đi các chiến dịch Tháng 6/1954 Tô Ngọc Vân hy sinh, Trần Văn Cẩn thay thế đảm nhiệm Hiệu trưởng truờng Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969)
Tác phẩm 'Tát nước đồng chiêm' (Sơn mài) vẽ năm 1958, tham gia Triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 7 được dư luận đánh giá cao đem lại cho Trần Văn Cẩn những hào hứng mới cho sáng tác Cùng năm ông cùng đoàn Việt Nam tham gia Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Matxcơva, bạn bè quốc tế hết sức thích thú với tranh sơn mài Việt Nam và coi đó là sự đóng góp cho mỹ thuật thế giới.Trở về Trần Văn Cẩn nhận thấy mỹ thuật Việt Nam cần gắn bó với cuộc sống hơn nữa Từ đó, ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm xuất sắc: 'Nữ dân quân vùng biển', 'Mùa đông sắp đến', 'Chân dung bác thợ lò', 'Thiếu nữ áo trắng' Ông được bầu là đại biểu Quốc hội khoá II tại đơn vị bầu cử tỉnh Kiến An
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trần Văn Cẩn tiếp tục thành công với: 'Đảo và thuyền', 'Sương sớm', 'Cây gạo trong bản', 'Đèo nai' Trần Văn Cẩn đi Quảng Ninh, Thanh Hoá, đến tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh, ngược lên Trường Sơn, vào Tây Nguyên Ông là nguời hoạ sĩ đầu tiên vào thị xã Buôn Mê Thuột ngay sau khi được giải phóng Sung sướng và đầy hào hứng trong không khí chiến thắng, ông lại làm công việc của một cán bộ thông tin như những ngày đầu kháng chiến chống Pháp
ở Từ Sơn: Dựng lễ đài, vẽ ảnh Hồ Chủ tịch khổ lớn và kể cả cắt khẩu hiệu mừng chiến thắng Rồi ông xuôi vào miền Đông Nam Bộ, đến Sài Gòn
Trang 14Trở về Hà Nội, Trần Văn Cẩn chọn lọc từ những ký hoạ, xây dựng hai tác phẩm sơn mài: 'Tiến vào lòng đất', 'Trong lòng đất'
Trần Văn Cẩn là hoạ sĩ có tài, năng động và nhạy cảm Ông sống nhiệt tình và đôn hậu Với cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam ông có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam
Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã vinh dự được nhận nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dợt I về văn học nghệ thuật (1996)
3.2 Về hình tượng người phụ nữ trong hội họa Việt Nam
Từ xưa đến nay, phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật Trong mĩ thuật, phụ nữ cũng luôn là đề tài chính, thu hút sự sáng tạo của nhiều thế hệ họa sĩ Nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam ngay từ những ngày đầu - với lá cờ đầu là các họa sĩ của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương - đã rất chú trọng đến việc tái hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX trên nhiều chất liệu khác nhau như lụa, sơn mài, sơn dầu
Nhiều tác phẩm về đề tài này đã trở thành những viên ngọc quý của hội họa nước nhà, như bức Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân Bức họa mô tả chân dung một người thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu rất tự nhiên về phía lọ hoa huệ trắng (hoa loa kèn) Hình dáng
cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, chúng ta cũng bắt gặp những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt trong các sáng tác khác của Tô Ngọc Vân như Thiếu nữ bên hoa sen, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa… Mỗi bức tranh gợi