1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành quản trị vận tải phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải hàng hóa tại công ty tnhh thiết kế in Ấn hannas

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và So Sánh Nhằm Cải Thiện Quy Trình Vận Tải Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn Hannas
Người hướng dẫn TS.
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics và QLCCU
Thể loại Tiểu Luận Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 12,89 MB

Nội dung

Khái niệm vận tải Theo giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng 2020 định nghĩa: “Vận chuyển hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hoá trong không gian bằng sức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN NHÓM THỰC HÀNH QUẢN TRỊ VẬN TẢI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY

TNHH THIẾT KẾ IN ẤN HANNAS

Bình Dương, tháng 11 năm 2023

Trang 2

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá Cán bộ

chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

1 A Phần mở đầu 1.0

2 B Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý thuyết/ Nêu vấn đề

Chương 2: Phân tích và so sánh các tiêu

chí đánh giá 3 NCC từ đó lựa chọn nhà

NCC tốt nhất, xây dựng quy trình vận tải

hàng hóa cụ thể cho doanh nghiệp, phân

tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp

vận tải

Chương 3: Giải pháp và kết luận

1.53.5

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan đề tài: “Phân tích và so sánh nhằm cải

thiện quy trình vận tải hàng hóa tại Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS” là

kết quả nghiên cứu của riêng nhóm chúng em dưới sự hướng dẫn của giảng viên

hướng dẫn TS Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong báo cáo đã được

nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo

là do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, hoàn toàn trung thực và

chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Nhóm chúng em xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận trong nội dung bài tiểu

luận này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo với đề tài: “Phân tích và so sánh nhằm cải thiện

quy trình vận tải hàng hóa tại Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS” Trước

hết, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, Trường

Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô

cùng quý báu trong suốt thời gian vừa qua Đồng thời, nhóm chúng em xin chân

thành cảm ơn thầy TS đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý

báu cho nhóm trong suốt học kỳ vừa qua và trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tận tình

cho chúng em thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này tốt nhất

Với những kiến thức còn nhiều thiếu sót, những kỹ năng còn hạn hẹp,

không thể tránh được những sai sót, nhóm em mong rằng thầy sẽ thông cảm, bỏ

qua cho chúng em Đồng thời, đưa ra những nhận xét, đánh giá để chúng em có

thể sửa chữa, hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa đề tài 3

6 Kết cấu đề tài 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VẬN TẢI 5

1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 5

1.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng 6

1.3 Khái quát về quản trị vận tải 6

Trang 6

1.3.1 Khái niệm vận tải 6

1.3.2 Các loại hình vận tải 7

1.3.3 Vai trò của vận tải 12

1.4 Khái quát về vận chuyển hàng hóa 14

1.4.1 Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa 14

1.4.2 Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ IN ẤN HANNAS 18 2.1 Phân tích và so sánh 3 nhà cung cấp dịch vụ vận tải 18

2.1.1 Viettel Post 18

2.1.1.1 Giới thiệu tổng quan về Viettel Post 18

2.1.1.2 Quy mô doanh nghiệp 19

2.1.1.3 Tài chính 20

2.1.1.4 Chất lượng dịch vụ 21

2.1.1.5 Chi phí giả cả dịch vụ 22

2.1.1.6 Chính sách ưu đãi và hậu mãi 25

2.1.1.7 Trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) 26

2.1.2 Nhất Tín Logistics 26

2.1.2.1 Giới thiệu tổng quan về Nhất Tín Logistics 26

Trang 7

2.1.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 27

2.1.2.3 Quy mô doanh nghiệp 28

2.1.2.4 Khả năng vận chuyển 29

2.1.2.5 Tài chính 31

2.1.2.6 Chất lượng dịch vụ 32

2.1.2.8 Chi phí giả cả dịch vụ 35

Chính sách ưu đãi và hậu mãi 37

2.1.2.9 Trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) 38

2.1.3 Vietnam Post 39

2.1.3.1 Giới thiệu tổng quan về Vietnam Post 39

2.1.3.2 Quy mô doanh nghiệp 40

2.1.3.3 Khả năng vận chuyển 41

2.1.3.4 Tài chính 41

2.1.3.5 Chất lượng dịch vụ 41

2.1.3.6 Chi phí giả cả dịch vụ 42

2.1.3.7 Chính sách ưu đãi và hậu mãi 44

2.1.3.8 Trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) 44

2.1.4 So sánh 3 nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển 45

Trang 8

2.2 Thực trạng quy trình vận tải tại Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS

49

2.2.1 Quy trình vận tải hàng tại Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS 49

2.2.2. Phân tích mô hình SWOT 58

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 62

3.1 Đề xuất một số giải pháp 62

3.3 Kết luận 64

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 So sánh tiềm năng của 3 nhà cung cấp vận tải 45

Bảng 2.2 Phân tích mô hình SWOT tại công ty 58

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Logo Viettel Post 18

Hình 2.2 Báo cáo tài chính tại Viettel Post 20

Hình 2.3 Bảng địa danh theo miền 22

Hình 2.4 Giá cước dịch vụ chuyển phát tiết kiệm tại Viettel Post 23

Hình 2.5 Cước phí dịch vụ chuyển phát nhanh tại Viettel Post 24

Hình 2.6 Giá cước dịch vụ chuyển phát hỏa tốc tại Viettel Post 24

Hình 2.7 Chương trình ưu đãi của Viettel Post 25

Hình 2.8 Logo của Nhất Tín Logistics 26

Hình 2.9 Khách hàng của Nhất Tín Logictics 29

Hình 2.10 Hệ thống xe vận chuyển của NTL 30

Hình 2.11 Báo cáo tài chính của công ty năm 2022 31

Hình 2.12 Danh mục vốn đầu tư của công ty 32

Hình 2.13 Tra cứu vận đơn trên website của Nhật Tín Logistics 33

Hình 2.14 Tra giá thành dịch vụ trên ứng dụng của NTL 35

Hình 2.15 Bảng giá chuyển phát hỏa tốc – hẹn giờ 36

Hình 2.16 Bảng giá chuyển phát nhanh tại NTL 36

Hình 2.17 Bảng giá chuyển phát tiết kiệm tại NTL 36

Hình 2.18 Tra giá dịch vụ chuyển phát đơn hàng cho công ty HANNAS 37

Trang 11

Hình 2.19 Nhân viên Nhất Tín Logistics tham gia hiến máu tình nguyện 38

Hình 2.20 Chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường của NTL 39

Hình 2.21 Logo Vietnam Post 39

Hình 2.22 Giá cước dịch vụ chuyển phát tại Vietnam Post 43

Hình 2.23 Giá cước chuyển phát cho đơn hàng của công ty HANNAS 43

Hình 2.24 Quy trình vận tải tại Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS 49

Hình 2.25 Tạo lập đơn hàng 53

Hình 2.26 Vận đơn đơn hàng 54

Hình 2.27 Thông tin đơn hàng 55

Hình 2.28 Hành trình đơn hàng 56

Hình 2.29 Phiếu tra cứu vận đơn thu hộ 57

Hình 2.30 Phiếu thu tiền cước 57

Hình 2.31 Đánh giá hiệu suất 58

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

COD Giao hàng thu tiền

Trang 12

CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội

NTL Nhat Tin Logistics Nhật Tín Logistics

UNCTAD

United Nations Conference on

Trade and Development

Uỷ ban Thương mại và

phát triển của Liên hợp

Trang 13

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Vận tải đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nền

kinh tế quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động vận tải, chúng được ví như

là mạch máu nuôi cơ thể sống của nền kinh tế Hoạt động vận tải luôn thông suốt,

thì nền kinh tế sẽ khỏe mạnh và ngược lại Vận tải gồm những phương thức và

những yếu tố bổ trợ tưởng chừng như không có bất kì sự liên kết nào với nhau

nhưng lại trở thành những thứ hỗ trợ cho nhau tạo ra quy trình chặt chẽ trong

chuỗi cung ứng Vận tải chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự phát triển và thành

công của Logistics Vì vậy để đảm bảo các hoạt động Logistics vận hành hiệu

quả thì cần phải đảm bảo hệ thống vận tải được quản lý và diễn ra một cách chặt

chẽ, khoa học và tối ưu

Hư hỏng và thất lạc hàng hoá trong vận chuyển là điều không ai mong

muốn xảy ra khi gửi hàng, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị, đặc biệt là

những kiện hàng của các doanh nghiệp sản xuất lại là điều không mong muốn

hơn Trước khi chọn đối tác vận chuyển, việc nghiên cứu và đánh giá các nhà

cung cấp tiềm năng là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công và

hiệu quả trong hoạt động kinh doanh Vì thế, việc nghiên cứu và lựa chọn những

đơn vị vận tải uy tín là rất cần thiết trước khi gửi hàng đối với các doanh nghiệp

Trang 14

bởi vì chọn được đơn vị vận chuyển phù hợp là một quyết định chiến lược quan

trọng Việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

Cùng với sự phát triển của việc giao thương, mua bán hàng hóa, các đơn

vị vận chuyển - giao nhận cũng ra đời ngày càng nhiều như Viettel Post, Vietnam

Post, Giaohangnhanh, J&T Express, Nhật Tín Logistics, Bên cạnh đó, nhiều

doanh nghiệp trong ngành vận tải lợi dụng chính sách giảm giá, khuyến mại,

chiết khấu để cung cấp dịch vụ bưu chính với giá thấp, thậm chí dưới giá thành,

dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị bưu chính trên thị

trường Tuy nhiên, sự đa dạng và những ưu đãi này cũng tạo ra nhiều sự phân

vân, nhiều lựa chọn, không biết nên chọn dịch vụ giao hàng nào là uy tín đối với

không ít chủ cửa hàng và doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH

Thiết kế In Ấn HANNAS nói riêng

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng do

đây là một lĩnh vực khá mới mẽ nên chưa có công trình nào nghiên cứu, phân

tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải hàng hóa của một công ty, doanh

nghiệp cụ thể Trong thời gian tìm hiểu nhóm chúng em nhận thức được tầm

quan trọng của hoạt động vận tải đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói

chung và công ty nói riêng Do đó, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích và so sánh

Trang 15

nhằm cải thiện quy trình vận tải hàng hóa tại Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn

HANNAS” làm đề tài tiểu luận.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải hàng hóa tại Công

Ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

nhằm hoàn thiện hơn quy vận tải hàng hóa tại công ty

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Củng cố được cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động quản trị vận

tải

 Phân tích và so sánh 3 nhà cung cấp dịch vụ vận tải để lựa chọn ra

nhà cung cấp dịch vụ vận tải tối ưu nhất cho doanh nghiệp

 Phân tích thực trạng quy trình vận tải hàng hóa tại công ty

 Dựa vào mô hình SWOT phân tích để đánh giá những thuận lợi,

khó khăn đang tồn tại trong quy trình vận tải hàng hóa của công ty

 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình

vận tải hàng hóa của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

Quy trình vận tải hàng hóa tại Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Khu phố 1B, Phường An Phú, Thành phố Thuận

An, Tỉnh Bình Dương

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 13/10/2023 đến hết ngày 17/11/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan

đến đề tài nghiên cứu thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin, dữ liệu

thu thập được từ các tài liệu nghiên cứu đã được công bố, tập hợp sẵn như: giáo

trình, sách, báo, các bài báo cáo, các luận án, luận văn, các nguồn thông tin từ

Internet

Phương pháp tổng hợp và phân tích: thông qua những thông tin, dữ liệu đã

thu thập được cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập, nhóm

sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu để trình bày hiểu biết, rút ra những kết

luận về quy trình vận tải hàng hóa tại công ty

Phương pháp so sánh: tác giả sẽ đối chiếu và quan sát mối quan hệ của

một đối tượng nghiên cứu với một đối tượng khác Phương pháp này giúp điều

tra và phân tích các điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng, từ đó đưa ra

những kết luận về sự tương đồng và khác nhau của chúng Thông qua đó đánh

Trang 17

giá, nhận xét khách quan về những ưu điểm và nhược điểm nhằm tìm ra được kết

quả tối ưu cho từng trường hợp cụ thể

Bài báo cáo sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Đó là các thông tin, số liệu

được thu thập từ các nghiên cứu đã được công bố, tập hợp sẵn như: giáo trình,

sách, báo, các luận án, luận văn, thông tin trên Internet và các tài liệu nhận được

từ công ty cung cấp

5 Ý nghĩa đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

Thông qua đề tài, bài nghiên cứu tiến hành phân tích và so sánh các nhà

cung cấp vận tải nhằm tìm ra nhà cung cấp vận tải tối ưu, đồng thời phân quy

trình vận tải hàng hóa tại công ty Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn

còn tồn tại và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn

nữa quy trình này tại công ty Và thông qua tìm hiểu cũng giúp tác giả hiểu được

tầm quan trọng của hoạt động vận tải hàng hóa

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị tại

doanh nghiệp có thêm căn cứ mang tính xác thực về thực trạng quy trình vận tải

Trang 18

hàng hóa tại công ty Từ đó có những giải pháp can thiệp và nâng cao chất lượng

hoạt động vận tải hàng hóa tại công ty Ngoài ra, bài báo cáo giúp tác giả vận

dụng được những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được trong học tập vào quá

trình làm việc sau này

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận còn có

phần nội dung với 3 chương lớn:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động quản trị vận tải

Chương 2: Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải hàng hóa

tại Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn HANNAS

Chương 3: Đề xuất giải pháp và Kết luận

Trang 19

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG

QUẢN TRỊ VẬN TẢI 1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị

Theo Micheal Porter (1985) ông cho rằng: “Chuỗi giá trị là công cụ quan

trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng chính là chuỗi giá

trị Về thực chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán

hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt

động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt

động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing

-bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát

triển công nghệ và hoạt động thu mua” [1]

Kaplinsky & Morris (2001) cho rằng: “Chuỗi giá trị mô tả các hoạt động

xảy ra trong ngành hàng và liên hệ với phân tích năng lực cạnh tranh của ngành

hàng Phân tích chuỗi giá trị được hiểu là cách nhận dạng các hoạt động tốt nhất

được thực hiện bởi các nhà cung cấp tốt nhất trong ngành hàng Các hoạt động

này liên hệ trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của ngành hàng Chuỗi giá trị mô tả

toàn bộ các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay một dịch vụ từ lúc còn

Trang 20

là ý tưởng, trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến

người tiêu dùng cuối cùng và tiêu hủy sau khi đã sử dụng” [2]

Vermeulen (2008) đã định nghĩa như sau: “Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị

bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để

sản xuất ra một sản lượng nào đó Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp

những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất

sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ, và nhiều tác nhân

có liên quan) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ” [2] Như

vậy, chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bao gồm hệ thống sản xuất nguyên liệu đầu vào

và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp,

chế biến, và phân phối, và tiêu dùng Trong đó, các hoạt động chức năng của

chuỗi giá trị bao gồm sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ,

cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ

tài chính, và đóng gói và tiếp thị

1.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Theo Lambert và Cooper (2000) đã đưa ra một khái niệm liên quan tới

chuỗi giá trị: “Chuỗi giá trị là chuỗi cung ứng (Supply chain) xuất hiện từ những

năm 60 của thế kỉ XX Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản

phẩm hay dịch vụ vào thị trường” [1]

Trang 21

Ganeshan và Terry (1995) cho rằng: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công

đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực

hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản

phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng” [2]

Theo Giáo trình Quản trị Chuỗi cung ứng (2020) của Trường Đại học Thủ

Dầu Một cho rằng: “Chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả

cho một chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ

nhà cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng Tuy

nhiên, chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến quá trình biến đổi các yếu tố vật chất

thành sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng Còn khi nói chuỗi giá trị người ta

nhấn mạnh giá trị của một sản phẩm (dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác

nhân khác nhau để đến tay người tiêu dùng” [3]

1.3 Khái quát về quản trị vận tải

1.3.1 Khái niệm vận tải

Theo giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (2020) định nghĩa: “Vận chuyển

hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hoá trong

không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu

của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất - kinh doanh”[3]

Trang 22

Theo TS Phạm Thị Nga (2016) đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau

về vận tải, mỗi định nghĩa được đứng trên quan điểm, góc nhìn nhất định như

sau:

“Một cách tổng quát và mang tính chung nhất, vận tải là sự dịch chuyển

hàng hóa, con người, thông tin Như vậy, tất cả những thay đổi vị trí của sự vật,

hiện tượng đều gọi là vận chuyển tải, không phân biệt đối tượng chuyển dịch,

mục đích, kỹ thuật dùng để vận chuyển tải” [4]

“Căn cứ vào nội dung thao tác công việc, vận tải là tổng hợp các hoạt

động chuyên chở, xếp dỡ và các hoạt động phụ trợ khác nhằm đưa hàng hóa từ

nơi gửi đến nơi nhận, đưa hành khách từ điểm xuất phát đến điểm đích một cách

chuyên nghiệp, có tổ chức, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả” [4]

“Đứng ở góc độ mục tiêu kinh doanh vận tải chuyên nghiệp, vận tải là sự

dịch chuyển hàng hóa, khách hàng hoặc thông tin trong không gian từ điểm này

đến điểm kia một cách có tổ chức, nhằm hướng đến mục tiêu lợi nhuận” [4]

1.3.2 Các loại hình vận tải

Vận tải đường bộ

Theo Luật giao thông đường bộ 2008 tại Điều 3, Khoản 30: “Vận tải

đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển

người, hàng hóa trên đường bộ”

Trang 23

Theo TS Phạm Thị Nga (2016) đã đưa ra nhận xét về đặc điểm của vận

tải đường bộ như sau: “Ra đời từ rất sớm cùng với lịch sử hình thành loài người

trên trái đất, đáp ứng nhu cầu đi lại của con người Thuở ban sơ, loài người đã

biết lợi dụng sức kéo của vật nuôi để đáp ứng nhu cầu di chuyển của bản thân và

hàng hoá Theo đà phát triển, con người phát minh ra các phương tiện vận tải sử

dụng động cơ hơi nước, động cơ điện Vận tải đường bộ có độ linh hoạt cao,

phương tiện vận tải bộ có thể vào mọi địa điểm nhận trả hàng trong kho khách

hàng, là loại hình vận tài gắn liền với đời sống của con người, mang tính phổ

thông quảng đại Mọi người ở mọi mức sống khác nhau đều có thể tiếp cận với

vận tải bộ Vốn đầu tư vận tải bộ rất uyển chuyển thích hợp với số đông cư dân

Mạng lưới hạ tầng được đầu tư rộng khắp Các chủng loại ô tô vận tải được thiết

kế với sức tải và thời gian hoạt động phù hợp với những lô hàng vừa, nhỏ, cự ly

gần, bán kính dịch chuyển dưới 300km thường mang lại hiệu quả cao vì giá

thành rẻ hơn các loại hình thức vận tải khác Tuy nhiên nêu khoảng cách trên

300km, vận tải bộ rất kém hiệu quả Khả năng thông qua vận tải bộ hạn chế, chỉ

phù hợp với những lô hàng nhỏ, không phù hợp với hàng siêu trường siêu trọng,

những lô hàng có khối lượng lớn Vận tải bộ không thích hợp với vận chuyển

hàng hóa nguy hiếm có tính độc hại, hàng dễ cháy dễ nố, hàng khó bào quản”

[4]

Trang 24

Vận tải đường sắt

Theo GS.TS Vũ Trường Sơn, (2015): “Đường sắt là hệ thống gồm các

đường ray và các phương tiện di chuyển trên đường ray, bao gồm đoạn ray, đoạn

hòa khớp, các bậc, các thanh cắt, các bế, các bàn và các phụ kiện khác Đường

ray là kết cấu kiện chính của đường sắt Có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ sự di

chuyển của các phương tiện trên đường sắt”

Theo GS.TS Trần Quốc Tuấn, (2010): “ Vận tải đường sắt là một hệ thống

giao thông đặc biệt, bao gồm các yếu tố cơ sở vật chất ( đường ray, cầu, đường

hầm, ga, nhà ga, các công trình liên quan) và ngành công nghệ ( phương tiện

đường sắt, thiết bị lao động) để vận chuyển hàng hóa và khách hàng trên cơ swor

sự chuyển động của phương tiện trên cập đường ray và dựa trên nguyên tắc

chuyển đổi năng lượng giữa các hệ thống công nghệ khác

Theo TS Phạm Thị Nga (2016) đã đưa ra nhận xét về đặc điểm của vận

tải đường sắt như sau: “Ra đời là thành quả phát triển của con người nhằm khắc

phục những hạn chế nhất định của vận tải bộ Cự ly vận tải đường sắt càng xa,

càng mang lại hiệu quả cao Khối lượng thông qua trong vận chuyển đường sắt

rất cao Chính vì vận tải khối lượng lớn, cự ly xa, dẫn đến năng suất chuyên chở

cao và giá thành vận chuyển trên một đơn vị hành khách hoặc một đơn vị hàng

hoá chuyên chở rẻ hơn vận tải bộ trên quãng đường trên 300km Vận tải sắt được

Trang 25

thiết kế theo tuyến vận tải riêng, nên vốn đầu tư cho hạ tầng cao hơn rất nhiều so

với vận tải bộ Nhưng chính điều này vận tải đường sắt được thiết kế phù hợp

hơn vận tải đường bộ về khả năng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, hàng

nguy hiểm dễ cháy nỗ, hàng có chất phóng xạ, hàng độc hại Độ an toàn của vận

tải đường sắt cao, được xếp vào dạng vận tải "êm" nên, rất phù hợp với vận

chuyển hàng khó tính, hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng như thủy tinh, gồm sứ, rau củ quả,

thực phẩm tươi sống Vận tải hàng container bằng đường sắt phổ biến trong nội

địa và quốc tế Khả năng thông qua đường sắt cao, rất tương thích với khả năng

thông qua của vận tải biển Hầu hết các cảng biển quốc tế đều thiết kế mạng lưới

hệ thống đường sắt dày dặc phục vụ việc tập kết hàng, giải phóng hàng cho tàu

biển, ví dụ như cảng Antwerpt của Vương Quốc Bỉ và Hamburg của Đức”[4]

Vận tải thủy nội địa

Theo TS Phạm Thị Nga (2016) cho rằng: “Vận tải đường thủy nội địa là

hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, qua hệ thống kênh rạch,

sông, biển,… của một quốc gia Các hàng hóa được vận chuyển qua đường sông,

ngòi, kênh rạch thường có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh Trong khi

đó, những mặt hàng có kích thước, khối lượng lớn phù hợp với đặc điểm của

ngành vận tải biển” [4]

Trang 26

Các quốc gia thường tận dụng hệ thống sông ngòi tự nhiên kết hợp với hệ

thống sông ngòi nhân tạo để vận chuyển hàng hoá, hành khách, chia sẻ áp lực

vận tải trên đất liền và tận dụng lợi thế của vận tải thủy Sử dụng tàu vận tải trọng

tải hàng vạn DWT, tùy thuộc vào độ sâu, chiều rộng, chiều dài, bán kính cong và

các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật khác của luồng đường thủy Từ lâu đời, con người

đã biết sử dụng sức chảy của dòng sông, kết bè mảng bằng tre, nứa, gỗ, để đi lại

và vận chuyển hàng hoá Ngày nay, công nghệ đóng tàu vỏ sắt ra đời và phát

triến, người ta đã sử dụng tàu trang thiết bị hiện đại để vận chuyển hàng ngàn

container Vận tải đường thuỷ nội địa với ưu điểm khả năng thông qua tương đối

lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi vận chuyển những lô hàng có khối lượng

lớn, vì giá thành vận chuyển rẻ Quá trình vận chuyển trên mặt nước, cách ly khu

dân cư nên rất an toàn đối với vận chuyển hàng độc hại, hàng nguy hiểm, đặc biệt

là hàng dễ cháy nổ, hàng có chất phóng xạ Phương tiện vận tải sông có trọng tải

và kích cỡ lớn hơn ô tô và toa xe, nên thích hợp với vận chuyển hàng siêu

trường, siêu trọng Nhược điểm lớn nhất của vận tải đường sông hiện nay là tốc

độ chậm Nếu không cải tạo tốt hạ tầng có thể dẫn tới lệ thuộc vào dòng chảy,

con nước thủy triểu và điều kiện khí tượng Nhiều quốc gia phát triển ở Châu Âu

đã đào hệ thống sông nhân tạo, kết nối với hệ thống sông ngòi tự nhiên, tạo ra

Trang 27

mạng lưới hạ tầng vận tải thuỷ hoàn hảo từ cảng khu công nghiệp đến các cảng

cạn trong đất liền (ICD - Inland Clearance Depot) [4]

Trang 28

Vận tải biển

Theo TS Phạm Thị Nga (2016) cho rằng: “Chức năng cơ bản là vận tải

xa, từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác bằng

đường biển Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường biển với khả năng

thông qua rất lớn, không bị hạn chế bởi luồng biển, chủ yếu phụ thuộc vào năng

lực thông qua của kênh đào, luồng lạch hai đầu cảng và năng suất xếp dỡ hai đầu

cảng Giá thành vận tải đường biển rất thấp do năng suất vận tải cao Vận tải biển

không kén hàng hoá, có thể chuyên chở nhiều loại hàng đồng thời trên cùng một

phương tiện Ngày nay công nghệ thiết kế và chế tạo tàu phát triển mạnh, thế hệ

ra đời sau có trọng tải lớn hơn thế hệ trước và trang bị mức độ tự động hoá cao,

cùng với tốc độ container hoá ngày một mạnh, các tàu biển hiện đại có thể

chuyên chở tất cả loại hàng siêu trường, siêu trọng Cảng biển cũng tích cực đầu

tư phát triển tới những vị trí có mớn nước sâu thuộc vùng hạ lưu sông lớn hoặc

ven biển để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn, trang bị những cần trục, phương

tiện xếp dỡ và vận chuyển nội bộ chuyên dụng phù hợp với khuynh hướng

container hoá của ngành, phối hợp nhịp nhàng với quá trình chuyên chở, rút ngắn

thời gian chuyến đi của tàu, đóng góp rất lớn vào mức độ đảm bảo an toàn cho

người, hàng hoá, phương tiện trong quá trình chuyên chở Vận tải biển vận

chuyển mọi loại hàng hoá, từ thông dụng như hàng bách hoá, hàng thùng kiện

Trang 29

đến những hàng khó tính phục vụ tiêu dùng, lương thực thực phẩm, chuyên chở

hàng hoá từ giá trị thấp đến giá trị cao, với khối lượng càng lớn, cự ly càng xa thì

hiệu quả kinh tế mang lại càng cao Tương tự như vận tải đường sông, hạn chế

lớn nhất hiện nay của vận tải biển là tốc độ chậm, ảnh hưởng đến mức độ an toàn

đối với người, hàng hóa và phương tiện vận tải, do thời gian chuyến đi kéo dài”

[4]

Vận tải hàng không

Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014 tại Điều 109, khoản

cho rằng: “ Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý,

hàng hóa, bưu gửi, thư tín bằng đường hàng không Vận chuyển hàng không bao

gồm: vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không

thường lệ

TS Phạm Thị Nga (2016) nhận định: “Ra đời của ngành vận tải hàng

không, đánh dấu kết quả sự phát minh tiên tiến về công nghệ vận tải của loài

người Với ưu thế vượt trội về vận tải tốc độ cao, nhưng khả năng thông qua có

nhiều hạn chế, nên được sử dụng chủ yếu cho vận tải hành khách Các máy bay

được trang bị kỹ thuật tối tân, mức độ tự động hoá và tiện nghi cao, nhưng hạn

chế về khả năng thông qua và giá cước vận tải cao nên chủ yếu được sử dụng vận

chuyển những lô hàng trọng lượng nhỏ, có kích thước gọn, hàng có giá trị lớn

Trang 30

Những loại hàng hoá mau hỏng có thời hạn sử dụng ngắn ngày thườmg được vận

chuyển bằng đường hàng không” [4]

Vận tải đường ống

Theo TS Phạm Thị Nga: “ Vận tải đường ống là quá trình vận chuyển

hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình khác nhau Từ điểm xuất phát đến điểm

đích bằng cách sử dụng hệ thống các đường ống từ khu vực này đến khu vực

khác [3]

Phương thức vận tải truyền thống thông dụng ở những quốc gia trên thế

giới Người ta sử dụng vận tải ống để chuyên chở hàng lỏng, khí, và một số loại

hàng rời có kích cỡ hạt và độ ẩm cho phép như xi măng rời, bột nông sản rời

(cám, bột mì ) Ưu điểm rất an toàn cho hàng hoá, tránh được tổn thất do rơi vãi,

bay bụi, thất thoát ra môi trường Ngày nay ở những quốc gia có nền kinh tế phát

triển, nhà nước đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật vận tải đường ống dưới mặt đất,

sử dụng loại hình vận tải đường bộ, đường sắt dưới mặt đất (underground), nhằm

chia sẻ áp lực vận tải trên mặt đất đã bị lạc hậu và quá tải Đường kính ống từ

1800mm - 2500 mm, vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật của loại hình vận tải này rất

cao, nhưng khả năng thông qua rất lớn Vận tải đường sắt dưới mặt đất, sử dụng

năng lượng điện, có thể chuyên chở mọi loại hàng, đặc biệt là những hàng siêu

trường, siêu trọng, container 40 feet, container quá khổ 45 feet, hàng khó chuyên

Trang 31

chở Ưu điểm của loại hình vận tải này, ngoài những ưu điểm giống như hình

thức vận tải bộ, sắt trên mặt đất, còn tránh được tác động của yếu tố thời tiết đến

hàng hoá và phương tiện, độ an toàn cao, đáp ứng tối đa các yêu cầu của vận tải

Vận tải đường ống dưới mặt đất rất thích hợp với chuyên chở từ đất liền ra đảo

hoặc giữa các đảo nổi với nhau, dần được thay thế cho loại hình vận tải biển đầy

rủi ro trong phạm vi này [4]

 Vận tải đa phương thức

Theo “Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc – UNCTAD”

(1992): “Vận tải đa phương thức là sự vận tải hàng hóa trên cơ sở một chứng từ,

sự vận chuyển đó phải đi qua biên giới quốc tế Vận tải đa phương thức quốc tế

phải có sự kết hợp của hai hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau.”

Theo Công ước quốc tế (1980): “Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải

hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải và một hợp đồng vận tải đa

phương thức quốc tế từ một địa điểm ở một nước, hàng hóa được trao cho người

điều hành vận tải đa phương thức quốc tế đưa đến một địa điểm chỉ định ở một

nước khác”

Theo Điều 2 tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009:

“Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai

phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức

Trang 32

“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người

kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở Việt Nam đến một địa

điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại

“Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực

hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.3.3 Vai trò của vận tải

Vận tải đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nền

kinh tế quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động vận tải, chúng được ví như

là mạch máu nuôi cơ thể sống của nền kinh tế Hoạt động vận tải luôn thông suốt,

thì nền kinh tế sẽ khỏe mạnh và ngược lại Vận tải không tạo ra sản phẩm vật

chất mới cho xã hội, nhưng góp phần làm tăng giá trị hàng hóa thành phẩm của

tất cả ngành nghề Vận tải đảm nhiệm chuyên chở các yếu tố đầu vào của sản

xuất kinh doanh: Vận chuyên nguyên liệu, vật liệu, tư liệu, nhiên liệu, máy móc

thiết bị, từ thị trường cung ứng nhập về kho dự trữ và phục vụ hoạt động sản

xuất, vận chuyển các yếu tố này từ kho dự trữ cung cấp cho phân xưởng theo nhu

cầu, đưa thành phẩm sản xuất từ kho dự trữ thành phẩm đến thị trường tiêu thụ,

luân chuẩn qua các kênh phân phối, chuyển giao tới khách hàng tiêu thụ cuối

cùng Nhờ có vận tải mà ngành sản xuất và thương mại dịch vụ có thể cung cấp

được sản phẩm hàng hóa của mình đến tay khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách

Trang 33

hàng về chất lượng, thời gian, địa điểm, giá cả hợp lý Vai trò của vận tải đối với

từng lĩnh vực chuyên biệt như sau:

 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:

Vận tải quyết định tới điểm đặt, vị trí của nhà máy, doanh nghiệp Nhà sản

xuất kinh doanh luôn mong muốn nhà máy sản xuất của họ vừa gần thị trường

cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, đồng thời vừa gần thị trường tiêu thụ Vị trí lý

tưởng thỏa mãn mong đợi này chỉ là nơi thuận tiện về giao thông vận tải Ngày

nay để đáp ứng nhu cầu phát triển nền sản xuất công nghiệp hiện đại, tính chuyên

môn hóa cao, các quốc gia thường quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, kết

nối với hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh

Góp phần tạo nên chi phí sản phẩm, chi phí vận tải cấu thành giá thành và

chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Để tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm soát dòng chi

phí sản xuất hàng hóa dịch vụ của họ từ khâu thu mua vật tư nguyên vật liệu đến

khi sản phẩm hàng hóa dịch vụ được chuyển giao tới khách hàng tiêu thụ cuối

cùng - người sử dụng sản phẩm, đảm bảo chi phí sản phẩm cung ứng cho khách

hàng hợp lý nhất Các doanh nghiệp vận tải thấu hiểu triết lý kinh doanh của chủ

hàng, tổ chức hoạt động vận tải với giá thành vận tải hợp lý

Trang 34

Quyết định quy mô sản xuất và chủng loại sản xuất Trong tiến trình phát

triển, các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản

phẩm để thỏa mãn nhu cầu của thị trường Vận tải càng thuận lợi thì quy mô sản

xuất sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có thể hướng tới sản

xuất những hàng hóa khó tính nhất, chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo, nhờ

vận tải thuận lợi

Vận tải ảnh hướng và quyết định đến chất lượng hàng hóa vật chất và dịch

vụ Chất lượng là đặc tính cạnh trah quan trọng của hàng hóa và dịch vụ, doanh

nghiệp khi bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, họ tiến hành khảo

sát thị trường để nắm bắt được mong muốn của khách hàng về chất lượng sản

phẩm, từ đó, có chiến ược mua sắm, đầu tư, chiến lược quản trị, nhằm sản xuất

ra sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Nhưng nếu sản phẩm đó được vận chuyển đến khách hàng bằng dịch vụ không

tốt, làm cho bao bì sản phẩm hàng hóa bị biến dạng, nhãn hiệu bị mờ, hoặc

hàng hóa bên trong bị thay đổi tính chất lý hóa học, biến dạng, thì chắc chắn sẽ bị

khách hàng trả lại nhà sản xuất, không được thị trường chấp nhận Chúng ta sẽ

thấy điều tồi tệ nhất diễn ra với doanh nghiệp là mất uy tín thương hiệu

 Vai trò vận tải đối với hoạt động ngoại thương

Trang 35

Hoạt động ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa

và các dịch vụ kèm theo, khi người mua và người bán sinh sống ở các quốc gia

khác nhau Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối

ngoại của một quốc gia Hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhau về vị trí

địa lý, nên không thể hiểu tập quán vận tải của nhau Có thể nói vận tải đóng vai

trò quan trọng trong các lĩnh vực:

Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế

Phát triển du lịch quốc tế

Phát triển giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật

 Đối với con người, vận tải đóng vai trò quan trọng

Lịch sử hình thành và phát triển của vận tải gắn liền với đời sống, sinh

hoạt con người Mọi hoạt động của con người đều cần tới vận tải, vận tải phục vụ

đắc lực cho nhu cầu sống và nhu cầu làm việc của con người

Vận tải thỏa mãn nhu cầu đi lại của mọi người trên trái đất

Thỏa mãn nhu cầu tình cảm

Thỏa mãn các nhu cầu khác trong cuộc sống

1.4 Khái quát về vận chuyển hàng hóa

1.4.1 Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa

Trang 36

Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác với sản phẩm vật chất

khác, vận chuyển hàng hoá có các đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không

tách rời, tính không ổn định và tính không lưu giữ được

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá có tính vô hình bởi người ta không thể nhìn

thấy được, không cảm nhận được, không nghe thấy được… trước khi mua nó

Người ta không thể biết trước được là chuyến hàng đó có được vận chuyển đúng

lịch trình hay không, có đảm bảo an toàn hay không và có đến đúng địa điểm hay

không… cho tận tới khi nhận được hàng

Chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hoá thường không ổn định do nhiều

yếu tố khách quan và chủ quan gây ra Bên cạnh những yếu tố không kiểm soát

được như điều kiện thời tiết và điều kiện giao thông, những yếu tố đa dạng về

người lái xe, chất lượng phương tiện, bến bãi… cũng gây tác động không nhỏ

đến tính không ổn định của dịch vụ vận tải Giám sát thường xuyên và chặt chẽ là

nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định và đồng đều

Dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được Nhu cầu về vận chuyển hàng

hoá thường dao động rất lớn Trong thời kì cao điểm (các mùa mua sắm) thì đơn

vị vận tải phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội để đảm bảo phục vụ Ngược lại,

khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản về khấu hao tài sản, duy tu bảo

dưỡng phương tiện, chi phí quản lí, Tính không lưu giữ được của dịch vụ vận

Trang 37

chuyển khiến nhà quản trị cần thận trọng khi thuê đơn vị vận tải cam kết đúng

chất lượng dịch vụ vào mùa cao điểm và khai thác cơ hội giảm giá vào mùa thấp

điểm

1.4.2 Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa

Người gửi hàng (shipper, còn gọi là chủ hàng): là người yêu cầu vận

chuyển hàng hoá đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép Thành

phần này thực hiện các hoạt động như tập hợp lô hàng, đảm bảo thời gian cung

ứng, không để xẩy ra hao hụt và các sự cố, trao đổi thông tin kịp thời và chính

xác, Mục tiêu của người gửi hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho có

thể tối thiểu hoá tổng chi phí logistics (gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin,

và mạng lưới) trong khi đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu Bởi vậy,

người gửi cần hiểu biết về những cơ hội và khó khăn của các phương án vận

chuyển khác nhau, đồng thời cần có kĩ năng đàm phán và thương lượng để có

được chất lượng vận chuyển cao với các điều khoản hợp lí Người gửi và đơn vị

vận tải cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác, gắn bó trên cơ sở hai bên cùng

có lợi và phát triển bền vững

Người nhận hàng (consignee, còn gọi là khách hàng): là người yêu cầu

được chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lƣợng, chất

lượng và cơ cấu với mức giá thoả thuận như theo đơn đặt hàng đã thông báo với

Trang 38

người gửi Người nhận hàng quan tâm tới chất lượng dịch vụ trong mối tương

quan với giá cả

Đơn vị vận tải (carrier): là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải

(ô tô, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ) vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và nhanh

chóng hoàn trả vốn đầu tư Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải sẽ

quyết định giá cả, tính đa dạng và chất lượng dịch vụ của từng loại hình vận

chuyển hàng hoá Đơn vị vận tải phải đạt được tính chuyên nghiệp cao trong việc

nhận biết nhu cầu của người gửi và người nhận, hỗ trợ ra quyết định về phương

án và lộ trình vận chuyển tối ưu, quản lí tốt nguồn lực và nâng cao hiệu quả

chuyên chở hàng hoá Đơn vị vận tải và người gửi hàng phải trao đổi kĩ lưỡng

với nhau về các phương án để nâng cao năng lực vận chuyển Trong đó cần rút

ngắn thời gian vận chuyển bình quân, tăng hệ số sử dụng trọng tải của phương

tiện, nâng cao hệ số sử dụng phương tiện theo thời gian, nâng cao hệ số sử dụng

quãng đường xe chạy có hàng, tăng vòng quay của xe, cải tiến thủ tục giấy tờ và

lề lối làm việc,…

Chính phủ: thường là người đầu tư và quản lí hệ thống hạ tầng cơ sở giao

thông cho con đường vận chuyển (đường sắt, đường bộ, đường ống) và các điểm

dừng đỗ phương tiện vận chuyển (sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga, trạm bơm

và kiểm soát, ) Với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và hội

Trang 39

nhập kinh tế thế giới, chính phủ xây dựng và qui hoạch các chiến lược giao thông

dài hạn cùng các chính sách và luật lệ nhằm cân đối tổng thể và hài hoà giữa các

mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

Công chúng: Là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển hàng

hoá nói riêng và giao thông vận tải nói chung vì vận chuyển liên quan đến chi

phí, môi trường và an toàn xã hội Công chúng tạo nên dư luận xã hội và gây sức

ép để chính phủ và chính quyền các cấp ra các quyết định vì mục tiêu an sinh của

địa phương và quốc gia Như vậy, trong vận chuyển hàng hoá phát sinh mâu

thuẫn giữa những lợi ích cục bộ của người gửi, người nhận, người vận chuyển và

lợi ích xã hội tổng thể (chính phủ và công chúng) dẫn đến sự đối lập, điều hoà và

hạn chế dịch vụ vận tải

Trang 40

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ IN ẤN HANNAS 1.1 Phân tích và so sánh 3 nhà cung cấp dịch vụ vận tải

1.1.1 Viettel Post

1.1.1.1 Giới thiệu tổng quan về Viettel Post

Hình 2.1 Logo Viettel Post

Nguồn: Công ty cung cấp, 2023.

Tên nhà cung cấp: HUB Thuận An – Bình Dương

Tên công ty: Tổng Công Ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel

Tên quốc tế: VIETTEL POST JOINT STOCK CORPORATION

Tên viết tắt: VTP

Địa chỉ: Số26, D7, KDC Vietsing, Phường An Phú, TP Thuận An, Tỉnh

Bình Dương

Ngày đăng: 26/12/2024, 12:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w