1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong luật bảo vệ môi trường

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Trong Luật Bảo Vệ Môi Trường
Tác giả Huỳnh Thị Lệ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trách nhiệm của các doanh nghiệp ở đây không chỉ là trách nhiệm thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không chỉ là tuân thủ các chỉ số phát thải theo các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ LỆ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ LỆ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THU TRANG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu

nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thị Thu

Trang Nội dung của Luận văn có tham khảo một số thông tin từ các văn bản quy

phạm pháp luật, trích dẫn cũng như chọn lọc từ sách, tạp chí, tài liệu, các trang thông tin điện tử, báo mạng có uy tín và đều được dẫn nguồn cũng như được liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HUỲNH THỊ LỆ

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

02 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Luật BVMT 2020

03 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Luật BVMT 2014

04 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài: 3

2.1 Công trình trong nước: 3

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài: 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 9

5 Phương pháp nghiên cứu: 10

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 10

7 Bố cục của luận văn 11

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 12

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 12

1.1.1 Các học thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 12

1.1.1.1 Học thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) 13

1.1.1.2 Học thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource Dependence Theory) 15

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 20

1.1.3 Mô hình trách nhiệm xã hội và vận hành mô hình trách nhiệm xã hội trên thế giới 22

1.1.3.1 Mô hình CSR 22

Trang 6

1.1.3.2 Vận hành mô hình CSR ở một số quốc gia trên thế giới 26

1.1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 29

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường 32

1.2.1 Lý thuyết phát triển bền vững 32

1.2.2 Môi trường và phát triển bền vững 35

1.2.3 Khái quát về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 40

1.2.3.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường 40

1.2.3.2 Đặc điểm của trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường 41

1.2.3.3 Hình thức thể hiện của trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46

CHƯƠNG 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP – MỐI QUAN HỆ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 48

2.1 Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 48

2.2 Thực trạng Luật Bảo vệ môi trường hiện nay 53

2.2.1 Thực trạng pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường 53

2.2.2 Thực trạng pháp luật trong ứng phó với biến đối khí hậu và khôi phục môi trường 58

2.3 Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội về môi trường của doanh nghiệp Việt Nam 61

2.3.1 Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 61

2.3.2 Vấn đề quản lý chất thải và thực hiện trách nhiệm khôi phục môi trường tự nhiên của doanh nghiệp 62

Trang 7

2.4 Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Phát triển và phát triển bền vững” là mục tiêu hàng đầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới Để làm được điều đó, ngoài việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả tạo ra lợi nhuận, các quốc gia cần xây dựng chính sách bảo vệ môi trường bởi môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận mà quên đi những giá trị đằng sau đó Những hệ lụy mà thế hệ mai sau phải gánh chịu là không hề nhỏ nếu như chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà bấp chấp mọi thứ Thực trạng hiện nay, môi trường bị tàn phá, trái đất ngày càng nóng lên, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ triền miên, … đã đặt ra nhiều thách thức cho mỗi quốc gia về việc chung tay bảo vệ môi trường sống, bằng những cam kết giảm phát thải ra môi trường

Doanh nghiệp là tế bào quan trọng và là cốt lõi cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, của cải cho đất nước mà còn phải bảo vệ đất nước khỏi những tác động tiêu cực trở lại của môi trường Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường ngày càng được các quốc gia quan tâm và ủng hộ Doanh nghiệp nào thực hiện trách nhiệm

xã hội tốt doanh nghiệp đó sẽ càng phát triển bền vững

Điều 43 Hiến pháp năm 2013 có quy định “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”, quy định này đã khẳng định một quyền cấp thiết phải có của mọi người là quyền được sống trong môi trường trong lành và để được sống trong môi trường trong lành thì nghĩa vụ hiển nhiên của mỗi người là phải bảo vệ môi trường Suy rộng ra, quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền của mỗi công dân trên đất nước thân yêu này và mọi thành viên, tổ chức trên đất nước này đều phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, trong

đó có các doanh nghiệp

Nhìn nhận thực tế những năm gần đây tại Việt Nam, những vụ gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp đã làm rúng động dư luận và gây bức xúc cho người dân cả nước như công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vãi năm 2008, nhà máy nhiệt

Trang 9

điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và đỉnh cao là sự phản đối dữ dội của người dân vào năm 2015, công ty mía đường Hòa Bình xả thải ra sông Bưởi, công ty Fomosa xả thải ra biển Hà Tĩnh năm 2016 làm thiệt hại kinh tế cho năm tỉnh ven biển miền trung từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên Huế Các vụ vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường nêu trên không chỉ gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân khu vực bị ô nhiễm mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng tỷ tỷ sinh vật và hàng triệu người dân Việt Nam, làm dấy lên những lo ngại về chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam ta trong suốt mấy thập kỷ qua

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, các doanh nghiệp lại có những hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận

và mối nguy về sức khỏe cho người dân thì Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách phù hợp để cải thiện vấn đề trên Tuy việc ban hành các quy định pháp luật để cải thiện tình hình là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của các doanh nghiệp, mà cụ thể là ý thức của các nhà quản

lý, vận hành doanh nghiệp Cần phải làm rõ hơn vấn đề trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm hiện nay, phần nhiều thuộc

về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường

Trong xu thế chung của loài người là kêu gọi trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần bảo vệ môi trường thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là rất quan trọng Trách nhiệm của các doanh nghiệp ở đây không chỉ là trách nhiệm thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không chỉ là tuân thủ các chỉ số phát thải theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhà nước ban hành mà còn là trách nhiệm làm nhiều hơn thế nữa để đảm bảo có một môi trường trong lành cho trái đất

và các thế hệ con cháu của chúng ta mai sau

Trước những thực trạng về ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở nước ta thời gian qua, trước tính cấp thiết cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi

trường hiện nay đặc biệt là của các doanh nghiệp, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong Luật Bảo vệ môi trường” làm đề tài nghiên cứu

Trang 10

luận văn Chương trình Cao học Luật Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM)

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Bàn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong pháp luật bảo vệ môi trường, hiện có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một số có đề cập đến vấn đề môi trường, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:

2.1 Công trình trong nước:

Trần Anh Phương (2019), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn

vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học (219) (08) Tác giả đề cập đến khái

niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được thể hiện ở các khía cạnh: trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; trách nhiệm về bảo vệ môi trường; trách nhiệm với người lao động; trách nhiệm chung với cộng đồng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại Việt Nam Tuy nhiên, bài viết mới dừng lại ở những giải pháp và kiến nghị chung, chưa cụ thể Vì vậy, vẫn còn khoảng trống để

tôi nghiên cứu sâu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong Luật BVMT

Trần Hoàng Hải (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm,

các mô hình và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 201

(07) Tác giả đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng, tác giả đưa ra ba hướng chính trong hoạt động nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó là: bảo hộ lao động, tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, bảo vệ môi trường và tham gia vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương Tác giả đã chỉ ra năm mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở trên thế giới thể hiện đặc điểm của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và các tiêu chuẩn hóa trách nhiệm xã hội ở một số nước trên thế giới Tác giả cũng đã chỉ ra thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp cho Nhà nước và

Trang 11

các cơ quan hữu quan, tuy nhiên, các giải pháp này mang tính chung, chưa đề cập đến

vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường

Nguyễn Thị Kim Chi (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia Hà Nội) Tác giả đã tiếp cận lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc độ triết học là một hiện tượng xã hội, một thuộc tính vận động của doanh nghiệp Doanh nghiệp với tư cách là một thiết chế kinh tế, chủ thể trong xã hội

và thực thể xã hội nên trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội Tác giả đã chỉ ra những đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam để thấy những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội Qua đó, luận giải một số định hướng và kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam Luận án nêu trên chỉ mới tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc độ triết học mà chưa có sự đánh giá về mặt pháp lý Do đó, đây là cơ sở lý luận về triết học để tôi tiếp tục nghiên cứu

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong pháp luật bảo vệ môi trường

Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Hồng Quân (2017), “Hoạt động trách nhiệm xã

hội của các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nhà xuất

bản Dân Trí, Hà Nội Tác giả trình bày tổng quan trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đưa ra một số tiêu chuẩn và tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của một số tổ chức thế giới Các tác giả cũng đã nghiên cứu thực tiễn triển khai trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại Nhật Bản như công ty ANA, công ty KEPCO, công ty TOKYO GAS, … Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu trong việc nghiên cứu luận văn

của tôi

Vũ Thị Phương Lan (2019), “Thực hành trách nhiệm xã hội đối với môi trường

tại các doanh nghiệp công nghiệp Phú Thọ”, đăng trên Tạp chí công thương online

ngày 30 tháng 7 năm 2019 Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 253 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích về tài chính cao hơn khi thực hành tốt trách nhiệm xã hội với môi trường Tác giả đã nghiên cứu dựa trên các tiêu chí của bộ

Trang 12

tiêu chuẩn ISO 26000, bao gồm: phòng ngừa ô nhiễm; sử dụng tài nguyên bền vững; giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ sâu sắc giữa thực hành trách nhiệm xã hội với môi trường và nguồn lợi tài chính mang lại cho doanh nghiệp Đây là nguồn tham khảo quý báu để tôi đưa ra những lợi ích khi

doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với môi trường

Phạm Thị Thuyết (2012), “Ô nhiễm môi trường – trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (120) Tác giả đề

cập khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi các quan điểm, góc nhìn khác nhau, lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội như giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất, giúp doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín, … Tác giả đã chỉ ra thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thời gian qua, nguyên nhân và đưa ra giải pháp Tuy nhiên các giải pháp còn chung chung, chưa cụ thể về mặt pháp lý, bài viết vẫn còn nhiều khoảng trống để tôi nghiên cứu

luận văn của mình

Nguyễn Thế Chinh, Lại Văn Mạnh (2017), “Doanh nghiệp bảo vệ môi trường

với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đất nước”, Tạp chí Tài nguyên và Môi

trường, 262 (8) Theo quan điểm của tác giả, doanh nghiệp là hạt nhân của nền kinh

tế, đóng góp rất lớn vào sự phát triển đất nước Vì thế, việc thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững do doanh nghiệp giữ vai trò chính Từ tình trạng ô nhiễm của nước ta đang ở mức báo động, vẫn còn số lượng lớn doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng Tác giả đã nêu tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, qua đó, chỉ

ra trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp khi đầu tư vào bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh Từ đó, tác giả kiến nghị các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững đất nước Tuy nhiên, các giải pháp chỉ dừng lại ở bước nêu ra giải pháp chung, chưa đi vào cụ thể, chi tiết về các công cụ pháp lý về bảo vệ môi trường Đây là khoảng trống để tôi tiếp tục nghiên

cứu trong luận văn của mình

Bùi Đức Hiển, Hoàng Xuân Tốn (2020), “Phát thải công nghiệp gây ô nhiễm

môi trường và một số góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)”, Tạp chí Tài

Trang 13

nguyên và Môi trường 332 (06) Tác giả đã chỉ ra thực trạng phát thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí hiện nay và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, đặc biệt là quy định cụ thể rõ ràng, minh bạch

về tình hình môi trường không khí của chủ nguồn thải trong quá trình sử dụng Đây

là tư liệu quý để tôi nghiên cứu, đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc

bảo vệ môi trường không khí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hoàng Hồng Hạnh (2020), “Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý

chất thải rắn”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 332 (06) Tác giả đã chỉ ra thực tại

ô nhiễm từ chất thải rắn của nước ta hiện nay, đề xuất các giải pháp khắc phục Tuy

nhiên, các giải pháp về điều chỉnh pháp luật vẫn chưa cụ thể

Trần Minh Khương (2020), “Quản lý rác thải, nước thải và sự phát triển bền

vững”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 332 (06) Tác giả đã chỉ ra thực trạng quản

lý rác thải, nước thải của nước ta hiện nay như thực trạng của chất thải rắn nguy hại,

chất thải rắn sinh hoạt Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm

Bùi Đức Hiển, Huỳnh Minh Luân (2019), “Một số vướng mắc, bất cập của

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014”, Tạp chí Môi trường (11) Bài viết đã chỉ ra những

hạn chế, bất cập của Luật BVMT năm 2014 sau năm năm áp dụng vào thực tế Luật BVMT là công cụ pháp lý để góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, … Tác giả bài viết đã nêu ra các hướng để điều chỉnh luật cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng chung, vì vậy, vẫn còn khoảng trống pháp lý để

nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bộ Công Thương (2018), “Sổ tay hướng dẫn thực hiện các cam kết bảo vệ môi

trường của Việt Nam trong WTO, CPTPP, các FTA”, Nhà xuất bản Công Thương

Ấn phẩm đã chỉ ra các cam kết môi trường của Việt Nam trong tổ chức thương mại thế giới, các vấn đề môi trường đối với từng ngành hàng cụ thể và một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam về thực thi cam kết bảo vệ môi trường khi cạnh tranh

Trang 14

với hàng hóa các nước trên thế giới Đây là tài liệu quý báu để tôi tiếp thu, nghiên

cứu cho đề tài của mình

2.2 Công trình khoa học nước ngoài:

Paul Hohnen (2007), “Corporate Social Responsibility: An implementation

guide for business”, Ủy ban quốc tế về phát triển bền vững (International Institute for

Sustainable Development) phát hành Cuốn sách viết về tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tầm quan trọng của các bên liên quan khi tham gia vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo tác giả, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là cách các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường và kinh tế vào các giá trị, văn hóa, quyết định của họ; lập chiến lược và hoạt động một cách minh bạch và có trách nhiệm và

do đó thiết lập các phương pháp tốt hơn trong doanh nghiệp, tạo ra của cải và cải thiện xã hội Tác giả đưa ra vấn đề thách thức của xã hội về phát triển bền vững và hài hòa với môi trường Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường

Maimunah Ismail (2009), “Corporate Social Responsibility and its role in

community development: An international perspective”, Tạp chí Nghiên cứu Xã hội

Quốc tế (Uluslararası Sosyal Arastırmalar Dergisi The Journal of International Social Research) (2/9) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đề cập đến các chiến lược mà các tập đoàn hoặc công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của họ theo cách

có đạo đức, thân thiện với xã hội và có lợi cho cộng đồng về mặt phát triển Tác giả phân tích ý nghĩa của CSR và CSR trở thành mối quan tâm quốc tế do bản chất toàn cầu hóa của kinh doanh không có biên giới CSR đang phát triển và tác động trong cộng đồng về mặt xã hội, môi trường và kinh tế Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập tới khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt pháp lý

Robert Goodland, Herman Daly (1996), “Environmental sustainability:

Universal and non-negotiable: Ecological applications”, Vol 6, Iss: 4, pp

1002-1017 Bài viết phân tích phân tích khái niệm về phát triển bền vững, chỉ ra được nguồn gốc, các tranh cãi có liên quan đến lý thuyết về phát triển bền vững, làm rõ từng thành

tố cấu thành của khái niệm, qua đó, tác giả nhận thức được sâu sắc về lịch sử hình

Trang 15

thành, nội dung cơ bản của lý thuyết phát triển bền vững Điểm đặc sắc của công trình chính là việc đưa ra các ví dụ điển hình mang tính ứng dụng để cho thấy sự cần thiết của áp dụng lý thuyết này Tác giả vận dụng làm cơ sở tài liệu quan trọng để tham khảo khi xây dựng nội dung của mục 1.2.1 của luận văn

Meadows, D H (1972), “The limits to growth: a report of the Club of Rome’s

project on the predicament of mankind”, nhà xuất bản Universe Books Tác phẩm chỉ

ra các giới hạn của sự phát triển, trong đó nêu bật nội dung, sự phát triển luôn cần tính đến các tác động đến môi trường, khẳng định quan điểm, nếu môi trường bị huỷ hoại thì sự phát triển không còn ý nghĩa nữa Mọi nỗ lực đều cần phải xem xét đến liệu có ảnh hưởng đến môi trường sống hay không, đến nhân loại và tương lai của thế

hệ sau này Các nguyên tắc của phát triển bền vững cần được ứng dụng linh hoạt và không được bỏ sót Đây là tài liệu tham khảo quan trọng của tác giả để vận dụng và làm rõ mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững, tính cần thiết của việc

áp dụng các biện pháp hạn chế tối đa tác động đến môi trường và khắc phục những thiệt hại mà con người đã gây ra cho môi trường

Dixon, J A., & Fallon, L A (1989), “The concept of sustainability: Origins,

extensions, and usefulness for policy”, Society & Natural Resources, Vol 2 Bài viết

làm rõ khái niệm về sự phát triển, một thành tố cấu thành nên cụm từ được phổ biến hiện nay trong pháp luật bảo vệ môi trường là “phát triển bền vững” Điểm nổi bật ở bài viết nằm ở việc chỉ rõ nguồn gốc và giá trị của nội dung này trong pháp luật bảo

vệ môi trường và chính sách phát triển của các quốc gia, ứng dụng trong việc mở rộng các kế hoạch về CSR trong tương lai Tác giả sử dụng bài viết làm tài liệu tham khảo quan trọng cho phần lý thuyết phát triển bền vững và xây dựng đặc điểm của CSR trong mục 1.2.2

Firuza Madrakhimova (2013), “History of Development of Corporate Social

Responsibility”, Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950 Bài viết mô

phỏng lịch sử phát triển của CSR, chỉ rõ các học thuyết cấu thành nó và những quan điểm khác nhau kể từ khi khái niệm ra đời cho đến khi được thừa nhận rộng rãi và phát triển như ngày nay CSR là một yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Việc thực hiện CSR của doanh nghiệp phải nằm trong

Trang 16

khuôn khổ các nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính hiệu quả, mối quan hệ của CSR được thiết lập trên nhiều phương diện, không được phiến diện bất kỳ một nội dung nào mà phải kết hợp tất cả các thành tố để hiệu quả áp dụng CSR được cao nhất, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường Tác giả vận dụng tài liệu này làm nguồn tham khảo quan trọng để chỉ ra sự ra đời của CSR, đồng thời minh chứng cho các giá trị mà CSR mang lại cho doanh nghiệp, xã hội và môi trường

Nhìn chung, các công trình cung cấp các nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực môi trường nói riêng về cả thực tiễn và lý luận, tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, đồng thời, các công trình trước đây cũng chưa thực sự tổng kết, đưa ra tổng hợp các giải pháp pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CSR tại Việt Nam Do đó, từ các nghiên cứu trước đây, nhất là về mặt học thuyết, lý luận, tác giả tiếp tục kế thừa, đồng thời, phân tích quy định của Luật BVMT 2020, so sánh với pháp luật một số quốc gia và đưa ra một số kiến nghị mang tính xây dựng pháp luật

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Từ các nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện, tác giả thực hiện công trình này với mục đích xây dựng các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp để doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý về môi trường nói riêng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quy định pháp luật bảo vệ môi trường

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: nghiên cứu lý luận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nói riêng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung

Trang 17

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian: Từ năm 1929 đến nay

Về không gian đề tài được giới hạn trong nước Việt Nam và một số lãnh thổ khác

5 Phương pháp nghiên cứu:

Với mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, tác giả chọn các phương pháp nghiên cứu dưới đây để thực hiện luận văn của mình: phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh luật học Cụ thể:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn, trong đó tập trung làm rõ ở Chương 2 về khái niệm cũng như bản chất pháp

lý của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường Trên cơ sở phân tích câu chữ, nội dung của quy định pháp luật để làm sáng tỏ các vấn đề pháp

lý cũng như các bất cập của quy định pháp luật hiện hành

- Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp này dùng để so sánh các quy định của Luật BVMT qua các thời kỳ và của một số nước trên thế giới so với Việt Nam Phương pháp chủ yếu được vận dụng ở Chương 2 để tác giả xây dựng các kiến nghị từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng pháp luật Việt Nam

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này dùng để trình bày quá trình hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua từng giai đoạn Phương pháp được sử dụng ở mục 1.1.1 của luận văn để trình bày các học thuyết hình thành nên khái niệm CSR

- Phương pháp tổng hợp: Được dùng để tổng hợp nội dung của từng chương

và nội dung của luận văn Phương pháp này được sử dụng ở phần kết mỗi mục và ở phần kết luận từng chương, kết luận chung của luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Về mặt khoa học, luận văn đóng góp một công trình nghiên cứu khoa học bao gồm: (i) hệ thống các học thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (ii) lý thuyết phát triển bền vững; (iii) cơ sở lý luận xây dựng pháp luật về bảo vệ mội trường nhằm phát triển bền vững

Trang 18

Về mặt thực tiễn, luận văn là một tài liệu phục vụ cho các đối tượng khác nhau trong việc học tập, nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường Một phần luận văn đưa ra các lợi ích để doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình, vừa đảm bảo phát triển bền vững vừa bảo vệ môi trường

7 Bố cục của luận văn

Chương 1 Lý luận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm bảo

vệ môi trường của doanh nghiệp

Chương 2 Bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Mối

quan hệ và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường

Trang 19

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Các học thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cụm từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) chỉ mới được nhắc đến vào những năm 1930 sau khi sự sụp đổ của Phố Wall năm 1929 bộc lộ sự vô trách nhiệm của doanh nghiệp trong các tổ chức lớn1 Tuy nhiên, đến những năm 1950, thuật ngữ này mới chính thức được ghi nhận trong tác phẩm Social Responsibilities

of the Businessman của tác giả Howard R Bowen Tác phẩm chỉ ra rằng, các mục tiêu mà các nhà kinh doanh định hướng phải xét đến trong chừng mực họ sẵn sàng hoặc có thể cân nhắc các hậu quả xã hội của hành động của họ là gì? Tức cần xét đến những yếu tố mà định hướng của nhà kinh doanh có thể tác động đến cho xã hội2 Sự hiểu biết về CSR đã phát triển kể từ đó và phạm vi của CSR giờ đây có thể được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, trong các nguyên tắc ứng xử không thể thiếu của các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Các học thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ra đời, song, không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ từ tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội Các tranh cãi bắt đầu nổ ra Giáo sư Milton Friedman của Đại học Chicago, cho rằng

“CSR về cơ bản là một ý tưởng vô đạo đức, vi phạm quyền của “chủ sở hữu” doanh nghiệp” 3 bởi việc đặt ra quá nhiều các nghĩa vụ, sử dụng nguồn lực của công ty mà

không tập trung vào việc sản xuất kinh doanh Trên thực tế, cuộc tranh luận này là sự khởi đầu của cuộc tranh luận BerleDodd trước đó trong thế kỷ XX về mục đích của

1 Berle, A., & Means, G (1932), “The modern corporation and private property”, New York: Macmillan,

Trang 20

tập đoàn4 Nhưng kể từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây, các công ty đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi và phát triển triết lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Từ cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX, các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ và Châu Âu đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải hợp nhất các yếu tố khác nhau từ các chính sách của công ty liên quan đến mối quan hệ công ty với môi trường và các vấn đề khác với xã hội Chính sách như vậy một mặt phải gắn liền với triết lý của công ty, chiến lược tiếp thị và phải đáp ứng được kỳ vọng của xã hội Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của CSR vào những năm 1970 ở các nước phát triển là do người tiêu dùng không mua hàng hóa và dịch vụ của các công ty thiếu trách nhiệm, cũng như sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn Đồng thời

ở Tây Âu và Hoa Kỳ củng cố luật lao động và môi trường, có những sáng kiến về chính sách công nhằm phát triển CSR Vào đầu thế kỷ XXI, hầu hết các công ty lớn

ở Hoa Kỳ và Tây Âu đã hình thành chính sách CSR của riêng họ5

Sự hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy

đủ và được sự ủng hộ nhất định xuất phát từ sự kết hợp của các học thuyết, trong đó tác động chính đến sự hình thành và phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày nay là ba học thuyết lớn: Stakeholder theory (Học thuyết các bên liên quan), Legitimacy Theory (Học thuyết pháp lý), Resource Dependence Theory (Học thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên)6

1.1.1.1 Học thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Học thuyết các bên liên quan có thể được xem là sự phát triển và là tiền đề đầy

đủ để hình thành nên khái niệm CSR Thuật ngữ “bên liên quan” (stakeholder) lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu quản lý ở một bản ghi nhớ nội bộ tại Viện Nghiên

4 Berle, A.A (1931), “Corporate powers as powers in trust”, Harvard Law Review, 44 (7), pp

1049-1074

5 Firuza Madrakhimova (2013), “History of Development of Corporate Social Responsibility”, Journal

of Business and Economics, Vol 4, No 6, pp 509

6 Đặng Thu Hà (2017), Các nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường

và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế - Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công thương – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 66-68

Trang 21

cứu Stanford (SRI) vào năm 19637, SRI đã định nghĩa “các bên liên quan” là những

nhóm mà “tổ chức phụ thuộc vào đó để tiếp tục tồn tại, hạn chế sự tập trung vào các

cổ đông mà nhu cầu của họ được coi là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp” Năm

1984, Freeman kế thừa và phát triển khái niệm về các bên liên quan vào một cấu trúc

nhất quán và định nghĩa lại các bên liên quan là “bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có

thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của công ty” 8

Dựa vào đó, có thể khái quát hai tiền đề cơ bản hình thành nên học thuyết các bên liên quan rằng: (i) để hoạt động tốt, các nhà quản lý cần chú ý đến nhiều bên liên quan (ví dụ như các nhà vận động hành lang môi trường, cộng đồng địa phương, đối thủ cạnh tranh), và (ii) các nhà quản lý có nghĩa vụ đối với các bên liên quan, bao gồm, nhưng mở rộng ngoài các cổ đông9 Như vậy, các công ty cần có sản phẩm và dịch vụ chất lượng mà khách hàng mong muốn, đồng thời phải có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để đảm bảo hoạt động tiên tiến nhất quán, nhân viên được truyền cảm hứng để cải thiện hiệu suất và sự hỗ trợ của cộng đồng để phát triển doanh nghiệp thành công Song quan điểm của Freeman cũng như các cộng sự của ông cũng vấp phải những phản đối nhất định Nhà nghiên cứu Stieb hay các học giả khác chẳng hạn như Elms10 hay Key11cũng đặt câu hỏi về độ tin cậy của học thuyết này và cho rằng học thuyết này thiếu một nền tảng học thuyết có thể được kiểm tra bởi vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận và không nên quá tập trung vào các nội dung khác

Học thuyết này cũng xây dựng mô hình vận hành nhất định Có thể tóm tắt như sau: Một bên được coi là “bên liên quan” nếu sở hữu một hoặc nhiều thuộc tính (i) quyền lực (power), tính hợp pháp (legitimacy), tính cấp thiết (urgency) Nếu chỉ

có một đặc điểm thì được gọi là bên liên quan tiềm ẩn (latent stakeholders) Nếu có

7 Freeman, R E (1984), “Strategic management: A stakeholder approach”, Marshfield: Pitman Publishing, pp 31

8 Freeman, R E (1984), “Strategic management: A stakeholder approach”, Marshfield: Pitman Publishing, pp 31

9 Freeman, R E., Harrison, S., Wicks, A., Parmar, B., & Colle, S (2010), “Stakeholder theory: The state

of the art”, Cambridge: Cambridge University Press, pp 30

10 Elms, H., Berman, S L., & Wicks, A C (2002), “Ethics and incentives: An inductive development

of stakeholder theory in the health care industry”, Business Ethics Quarterly, 12 (4), pp 413–432

11 Key, S (1999), “Toward a new theory of the firm: A critique of stakeholder ‘‘theory’’, Management Decision, 37 (4), pp 317–328

Trang 22

hai thuộc tính thì được gọi là bên liên quan trông đợi (expectant stakeholders) Trong

số đó, những người có quyền lực và tính hợp pháp chiếm ưu thế, những người có tính hợp pháp và cấp thiết bị phụ thuộc, và những người có quyền lực và tính cấp thiết được gọi là những bên liên quan nguy hiểm Nếu cả ba yếu tố đều rõ ràng trong mối quan hệ với các bên liên quan, thì đây chính là nội dung yêu cầu nhà quản lý phải ưu tiên đáp ứng vấn đề của bên liên quan đó12

Được xem là cơ sở để hình thành nên khái niệm CSR ngày nay, tuy nhiên, học thuyết các bên liên quan và CSR vẫn là hai phạm trù khác biệt, và chỉ có một số điểm tương đồng, một số nghiên cứu cho thấy, khái niệm này là tập hợp con của khái niệm kia13 hay CSR chính là sự bổ sung và hoàn thiện của học thuyết các bên liên quan14 Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rõ ràng để các chính sách của doanh nghiệp thực sự mang lại hiệu quả cao Đối với học thuyết các bên liên quan đặt ra các trách nhiệm chính của doanh nghiệp về tổng thể, trong đó trách nhiệm đối với xã hội chỉ là một một phần trong số các trách nhiệm khác của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tập trung xây dựng các mối quan hệ và tạo giá trị cho các bên liên quan Khác với nội dung này, CSR

đi sâu vào trách nhiệm về mặt xã hội của doanh nghiệp, chúng bắt nguồn, liên quan và định hướng đối với hoạt động kinh doanh, sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm từ thiện, tình nguyện, nỗ lực vì môi trường và thực hành lao động có đạo đức

1.1.1.2 Học thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource Dependence Theory)

Học thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (RDT) đã trở thành một trong những học thuyết có ảnh hưởng nhất của học thuyết tổ chức và quản lý chiến lược trong việc

tổ chức và phát triển doanh nghiệp RDT đặc trưng cho công ty là một hệ thống mở, phụ thuộc vào các yếu tố dự phòng từ môi trường bên ngoài Như Pfeffer và Salancik

12 Mitchell, R K., Agle, B R., & Wood, D J (1997), “Toward a theory of stakeholder identification

and salience: Defining the principle of who or what really counts”, Academy of Management Review, 22 (4), pp

853–886

13 Garriga, E., & Mele, D (2004), “Corporate social responsibility theories: Mapping the territory”,

Journal of Business Ethics, 53 (1–2), pp 51–71

14 Russo, A., & Perrini, F (2010), “Investigating stakeholder theory and social capital: CSR in large

firms and SMEs”, Journal of Business Ethics, 91 (2), pp 207–221

Trang 23

đã phát biểu, “để hiểu hành vi của một tổ chức, bạn phải hiểu bối cảnh của hành vi

đó - nghĩa là, hệ sinh thái của tổ chức”15

RDT thừa nhận ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đối với hành vi của tổ chức và mặc dù bị hạn chế bởi bối cảnh của họ, các nhà quản lý có thể hành động để giảm sự không chắc chắn và phụ thuộc vào môi trường Trọng tâm của những hành động này là khái niệm quyền lực, là quyền kiểm soát các nguồn lực quan trọng16 Các

tổ chức cố gắng giảm bớt quyền lực của người khác đối với họ, thường cố gắng tăng quyền lực của chính họ đối với người khác Pfeffer ra lý luận cơ bản về quan điểm phụ thuộc tài nguyên và các mối quan hệ giữa các tổ chức là (i) các nội dung cơ bản

về các mối quan hệ giữa công ty và xã hội; (ii) chính các công ty chịu sự ràng buộc bởi các yếu tố bên ngoài và môi trường xung quanh; (iii) sự phụ thuộc lẫn nhau; (iv) các tổ chức thực hiện các hành động để quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau bên ngoài, mặc

dù các hành động đó chắc chắn không bao giờ thành công hoàn toàn và tạo ra các mô hình phụ thuộc lẫn nhau mới; và (v) những kiểu phụ thuộc này tạo ra quyền lực trong

tổ chức và có một số ảnh hưởng đến hành vi của tổ chức17

Cũng theo Pfeffer và Salancik, môi trường được tạo ra từ sự kiểm soát sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua luật pháp và trừng phạt xã hội Điểm mấu chốt là do các doanh nghiệp không thể giảm bớt sự không chắc chắn và sự phụ thuộc lẫn nhau vào

hệ thống xã hội lớn hơn, họ thực hiện các biện pháp khác để giảm sự không chắc chắn

và sự phụ thuộc lẫn nhau từ các tình huống môi trường này Pfeffer và Salancik lưu

ý rằng “tổ chức, thông qua các cơ chế chính trị, cố gắng tạo ra cho mình một môi trường tốt hơn cho lợi ích của mình” và “các tổ chức có thể sử dụng các biện pháp chính trị để thay đổi điều kiện kinh tế đối ngoại môi trường”18 Khi làm như vậy, các

15 Pfeffer, J., & Salancik, G R (1978), “The external control of organizations: A resource dependence

perspective”, New York: Harper & Row, pp 1

16 Ulrich, D., & Barney, J B (1984), “Perspectives in organizations: Resource dependence, efficiency,

and Population”, Academy of Management Review 9, pp 471-481

17 Amy J Hillman,1 Michael C Withers,1 and Brian J Collins (2009), “Resource Dependence Theory:

A Review”, Journal of Management, Vol 35 (6), pp 1424–1427

18 Amy J Hillman,1 Michael C Withers,1 and Brian J Collins (2009), “Resource Dependence Theory:

A Review”, Journal of Management, Vol 35 (6), pp 1426

Trang 24

doanh nghiệp tích cực tìm cách “tạo ra” môi trường của họ bằng cách cố gắng hình thành các quy định của Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi hơn

Học thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên khá bao quát, trong tổng thể các nguồn lực phụ thuộc, tài nguyên thiên nhiên hay môi trường tự nhiên cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp phải chịu sự tác động lớn Nội dung này chỉ ra rằng sự hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các chủ thể bên ngoài, vào cả môi trường hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó, doanh nghiệp phải có các nghĩa vụ nhất định để đảm bảo, cân bằng sự phụ thuộc đó cũng như có các trách nhiệm trong việc hoàn thiện nó19

Học thuyết này đặt nền tảng lớn cho sự hình thành khái niệm CSR, bởi, doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực, trong đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên, do đó, việc doanh nghiệp không quan tâm, cải thiện cũng như bảo

vệ môi trường xung quanh sẽ làm cho chính sự tồn tại và phát triển của mình bị hạn chế và mất đi Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng nguồn giấy từ môi trường, nếu không còn gỗ để sản xuất giấy, thì doanh nghiệp hoạt động ra sao, nếu môi trường tự nhiên

bị ô nhiễm, hay tài nguyên nước, khoáng sản không còn, doanh nghiệp sử dụng gì để sản xuất và kinh doanh Sự phụ thuộc nguồn tài nguyên quyết định tính chất “sống, còn” của doanh nghiệp và do đó, dẫn đến hình thành khái niệm CSR Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội, đặc biệt là với môi trường xung quanh

1.1.1.3 Học thuyết pháp lý (Legitimacy Theory)

Học thuyết pháp lý nhấn mạnh rằng các tổ chức, doanh nghiệp liên tục cố gắng

để đảm bảo rằng họ được coi là hoạt động trong sự ràng buộc và chuẩn mực của xã hội, dưới một hình thức gọi là “hợp đồng xã hội” tồn tại giữa một tổ chức kinh doanh

và các xã hội tương ứng Hợp đồng xã hội này đề cập đến việc một tổ chức hoạt động trong các giới hạn và chuẩn mực nêu trên của xã hội hay đơn giản là mong đợi của

xã hội Các điều khoản bao gồm các yêu cầu pháp lý, trong khi kỳ vọng của cộng đồng tạo thành các điều khoản ngầm định Một tổ chức cần đảm bảo rằng các điều khoản này không bị vi phạm để duy trì trạng thái hợp pháp tốt cho tổ chức mà qua đó

xã hội cho phép tổ chức của mình tiếp tục tồn tại Trong học thuyết pháp lý, xã hội

19 Hillman, A J., Withers, M C., & Collins, B J (2009), “Resource Dependence Theory: A Review”,

Journal of Management, 35 (6), pp 1404–1427

Trang 25

được coi là một tổng thể mà không coi các cá nhân tách biệt20 Vì vậy, học thuyết quan tâm đến mối quan hệ giữa tổ chức và xã hội nói chung Các tổ chức không tồn tại biệt lập và họ cần có các mối quan hệ liên tục với xã hội

Học thuyết pháp lý cho rằng các kỳ vọng của xã hội nói chung phải được thực hiện bởi tổ chức, không chỉ đơn thuần là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư như trong các học thuyết cổ đông như học thuyết cơ quan Theo học thuyết pháp lý, khi chỉ đáp ứng những kỳ vọng này, xã hội mới cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động và đảm bảo sự tồn tại của tổ chức21 Nói cách khác, học thuyết cho rằng các tổ chức chỉ

có thể tiếp tục tồn tại nếu xã hội mà họ đặt trụ sở nhận thức được tổ chức đang vận hành theo một hệ thống giá trị tương xứng với hệ thống giá trị của chính xã hội22 Do

đó, theo học thuyết pháp lý, mức độ hợp pháp của một tổ chức là điều quan trọng để

tổ chức đó tiếp tục tồn tại

Tuy nhiên, việc vận hành một tổ chức theo cách này không phải lúc nào cũng

dễ dàng vì các chuẩn mực và kỳ vọng khác nhau của xã hội liên tục thay đổi và do

đó, rất khó để đạt được sự phù hợp với các mục tiêu của tổ chức Kết quả là, một thứ gọi là “khoảng cách hợp pháp” có thể phát sinh Đôi khi có thể có “mối đe dọa hợp pháp hóa” do những sự cố bất ngờ xảy ra như một vụ bê bối tài chính, tai nạn lớn hoặc bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức Những lỗ hổng hoặc mối đe dọa này có thể là rủi ro đối với một tổ chức, trừ khi nó thực hiện một chiến lược hợp pháp hóa phù hợp Lindblom đề xuất bốn chiến lược hợp pháp hóa có thể được một tổ chức áp dụng để hợp pháp hóa các hoạt động của tổ chức đó trong xã hội

20 Deegan, C., Rankin, M and Tobin, J (2002), “An examination of the corporate social and

environmental disclosures of BHP from 1983-1997”, Accounting, Auditing & Accountability, Vol 15, No 3, pp

312-43

21 An, Y., eta/ (2011), “Towards a comprehensive theoretical framework for voluntary IC disclosure”,

Journal of Intellectual Capital, Vol 12, No 4, pp 571-585

22 Gray, R., eta/ (2010), “Some theories for social accounting?: A review essay and a tentative pedagogic

categorisation of theorisations around social accounting”, in M Freedman & B Jaggi (ed.), Sustainability,

environmental performance and diclosure: Advances in environmental accounting and management, Emerald

Group Publishing, Bingley, UK, pp 1- 54

Trang 26

mà tổ chức đó hoạt động23 Bốn chiến lược này là: giáo dục các bên liên quan về hiệu suất thực tế của nó; thay đổi nhận thức của các bên liên quan về vấn đề cơ bản mà không làm thay đổi hành vi của tổ chức; đánh lạc hướng hoặc điều khiển sự chú ý khỏi vấn đề quan tâm và tìm cách chuyển sự chú ý sang một vấn đề thuận lợi; và/hoặc tìm cách thay đổi những kỳ vọng bên ngoài về hoạt động của tổ chức

Một hoặc tất cả các chiến lược hợp pháp hóa của Lindblom có thể được sử dụng bằng cách áp dụng các hoạt động CSR và báo cáo CSR Ví dụ, các tổ chức thường có xu hướng tiết lộ hành vi CSR tích cực hơn là tin tức tiêu cực Chiến lược này ngụ ý rằng thông qua tiết lộ CSR, các tổ chức tìm cách truyền đạt các hành động hợp pháp hóa của họ24 Một số hoạt động và sự kiện, chẳng hạn như hành vi tổ chức thân thiện với môi trường, các dự án phát triển cộng đồng và tiết lộ tin tức tích cực, nâng cao tính hợp pháp của tổ chức, trong khi một số hoạt động, chẳng hạn như một

vụ tai nạn lớn hoặc một vụ bê bối tài chính được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm giảm nó Các nghiên cứu chỉ ra rằng học thuyết pháp lý là quan điểm học thuyết được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu như vậy25 Như đã đề cập ở trên, nhiều học giả đã sử dụng học thuyết pháp lý để giải thích các thực hành CSR trong các bối cảnh khác nhau dù các cấp độ ủng hộ không giống nhau26

Trong một nghiên cứu của Villiers và Staden, họ đã sử dụng học thuyết pháp

lý để giải thích lý do của việc giảm các thông tin công khai về môi trường trong bối cảnh Nam Phi Họ đã phân tích nội dung để kiểm tra các công bố về môi trường trong các công ty niêm yết ở Nam Phi, sử dụng 140 báo cáo hàng năm trong khoảng thời gian chín năm27 Các lý do cho việc giảm tiết lộ được giải thích là vấn đề của hành vi

23 Jennifer C Chen & Robin W Roberts (2010), “Toward a More Coherent Understanding of the Organization–Society Relationship: A Theoretical Consideration for Social and Environmental Accounting

Research”, Journal of Business Ethics, Vol 97, pp 651–665

24 Deegan, C & Soltys, S (2007), “Social accounting research: An Australian perspective”, Accounting

Forum, Vol 31, No 1, pp 73-89

25 Tilling, M V (2004), “Some thoughts on legitimacy theory in social and environmental accounting”,

Social and Environmental Accountability Journal, Vol 24, No 2, pp 3-7

26 Archelr, P., eta/ (2009), “Social disclosure, legitimacy theory and the role of the state”, Accounting,

Auditing & Accountability Journal, Vol 22, No 8, pp 1284-1307

27 G Wangenge-Ouma and N Cloete (2008), “Financing higher education in South Africa : public

funding, non-government revenue and tuition fees”, South African Journal of Higher Education, Vol 22, pp 23

Trang 27

hợp pháp hóa, cuối cùng họ kết luận các mục tiêu hợp pháp hóa cũng có thể được phục vụ bằng cách thay đổi loại hoặc giảm khối lượng tiết lộ về môi trường28 Mặc

dù học thuyết pháp lý vẫn được coi là chưa phát triển, nhưng nó cung cấp một số hiểu biết hữu ích về thực hành CSR Mặt khác, khi các nhà quản lý doanh nghiệp được thúc đẩy bởi động lực này, “các công ty sẽ làm bất cứ điều gì họ cho là cần thiết để duy trì hình ảnh của một doanh nghiệp hợp pháp với các mục tiêu và phương pháp hợp pháp để đạt được điều đó”

Như vậy, nhìn chung, học thuyết pháp lý đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu

về việc đáp ứng những đòi hỏi của xã hội Doanh nghiệp phải đảm bảo việc hành động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật và xã hội cho phép, các báo cáo CSR chính là cơ sở để đánh giá nội dung này, do đó, học thuyết pháp lý góp phần tạo điều kiện cần cho sự hình thành nội dung của CSR, buộc doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của xã hội, nếu không muốn bị đào thải khỏi xã hội đó

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hiểu về trách nhiệm xã hội, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau, trách nhiệm xã hội được xác định về bản chất “Có trách nhiệm về mặt xã hội không chỉ là phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý có hiệu lực, mà còn phải

đi xa hơn và đầu tư nhiều hơn cho nguồn vốn con người, cho môi trường và cho các mối liên hệ với các thành phần có liên quan”29 Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: “là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình và xã hội để cải tiến chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa

có ích cho sự phát triển”30 Tác giả Matten và Moon định nghĩa trách nhiệm xã hội của chính các doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền

28 de Villiers, C & van Staden, C J (2006), “Can less environmental disclosure have a legitimising

effect? Evidence from Africa”, Accounting, Organizations and Society, Vol 31, No 8, pp 763- 781

29 Michel Capron Francoise Quariel-lanoizelee (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB Tri

thức, tr 47

30 Public Policy for Corporate Social Responsibility, truy cập lần cuối ngày 20/10/2022, từ

https://web.worldbank.org/archive/website01006/WEB/IMAGES/PUBLICPO.PDF

Trang 28

vững và trách nhiệm môi trường Bản chất của CSR là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”31 Hay tác giả Adam Lindgreen and Valérie Swaen hiểu về CSR chính là kỳ vọng của xã hội về hành vi của công ty về mặt đạo đức và là nhu cầu chính đáng của xã hội32

Nhận thấy, các cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung, xét về cấu tạo, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) là khái niệm cấu thành từ ba yếu tố: công ty (corporate), xã hội (social) và trách nhiệm (responsibility) Đây được ví như một khoản đầu tư xuất phát từ việc kinh doanh của doanh nghiệp, chống lại học thuyết về lợi ích của cổ đông Hiện tượng CSR bắt nguồn

từ mối quan hệ giữa nhân viên, doanh nghiệp và Nhà nước

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có thể được hiểu là việc vận hành doanh nghiệp theo cách thức có trách nhiệm với xã hội Nội dung của CSR thể hiện

ở năm khía cạnh: (i) thực hiện các thực hành đạo đức trong việc làm và lao động bằng cách cải thiện nơi làm việc; (ii) tham gia vào việc xây dựng cộng đồng địa phương

và giao tiếp với các cộng đồng liên quan về hậu quả của các chính sách và sản phẩm của nó; (iii) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội; (iv) góp phần vào một môi trường sạch hơn, bảo vệ sự phát triển ổn định và bền vững môi trường; và (v) đóng góp bằng cách thức quản trị doanh nghiệp của mình vào sự phát triển kinh tế nói chung33

Từ bản chất của CSR, tác giả cho rằng, định nghĩa về CSR có thể được đúc kết

từ các nghiên cứu trên, song cách Ngân hàng thế giới hiểu về CSR có thể được xem là đầy đủ nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay, theo đó, CSR chính là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác với người lao động,

31 Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp

chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, tr 233

32 Adam Lindgreen and Valérie Swaen (2010), “Corporate Social Responsibility”, International Journal

of Management Reviews, Vol 12, pp 3

33 Wayne Visser, Dirk Matten, Manfred Pohl, Nick Tolhurst (2010), “The A to Z of Corporate Social

Responsibility”, Wiley, pp 34

Trang 29

gia đình và xã hội để cải tiến chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có ích cho sự phát triển Dựa vào cách hiểu này, có thể thấy, bản chất CSR

từ đó áp dụng trong từng cách ứng xử của doanh nghiệp đối với xã hội

1.1.3 Mô hình trách nhiệm xã hội và vận hành mô hình trách nhiệm xã hội trên thế giới

1.1.3.1 Mô hình CSR

CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư trên đủ cả các nội dung trên, mức

độ như thế nào tuỳ thuộc vào vị trí, tình hình kinh tế, hoạt động kinh doanh và tình hình xã hội của mỗi giai đoạn Tuy nhiên, cần có sự phối hợp đầy đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như tránh tác hại nghiêm trọng đối với sự phát triển chung của cộng đồng xã hội, nhất là trong lĩnh vực môi trường Thực tế trên thế giới cho thấy nhiều hậu quả nghiêm trọng khi mà doanh nghiệp thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, hệ luỵ không chỉ tác động đến hiện tại mà làm ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của con người nói chung Có thể kể đến thảm kịch Bhopal năm

1984 làm rúng động thế giới, hàng trăm nghìn người dân địa phương chết và tàn tật

do khí độc được thải ra từ nhà máy tập đoàn Union Carbide General Electric là một

ví dụ về một tập đoàn đã thất bại trong việc làm sạch sông Hudson sau khi làm ô nhiễm nó bằng các chất ô nhiễm hữu cơ Công ty tiếp tục tranh cãi thông qua quy trình pháp lý về phân bổ trách nhiệm, trong khi không thực hiện được việc dọn dẹp34 Hay vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc35 thời gian gần đây cũng

là một minh chứng rõ nét cho thấy sự thiếu tập trung đầu tư cho vấn đề trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường

Do đó, chúng ta xây dựng mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) một cách đầy đủ nhằm đảm bảo việc thực hiện của doanh nghiệp khi hoạt động trong bất kỳ quốc gia nào Có thể kể đến mô hình trách nhiệm xã hội điển hình Kanji –

34 Roli Varma and Daya R Varma (2005), “The Bhopal Disaster of 1984, Bulletin Of Science”,

Technology & Science, 25 (01), pp 37-45

35 “ Nhiều khu vực ở Trung Quốc ô nhiễm nặng, ban ngày sương mù dày đặc, không có nắng”, truy cập

lần cuối ngày 20/10/2021, từ

https://vtv.vn/the-gioi/nhieu-khu-vuc-o-trung-quoc-o-nhiem-nang-ban-ngay-suong-mu-day-dac-khong-co-nang-20210312064259111.htm.

Trang 30

Chopra (KCCSRM)36, yêu cầu doanh nghiệp phải có hệ thống hoạch định chiến lược

tổ chức công ty sao cho đảm bảo đáp ứng bốn yếu tố của CSR, đây là cơ sở để xem xét chỉ số CSR của mỗi doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp

và trách nhiệm kinh tế

Bảo vệ môi trường

và tính bền vững

Mô hình trên được phân tích từ các thành tố như sau:

Thứ nhất, xét hệ thống lập kế hoạch chiến lược tổ chức (Organisational strategic planning systems - OSPS) Việc hoạch định chiến lược của một công ty về

cơ cấu tổ chức và nhân sự đóng một vai trò quan trọng cho sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp Do đó, cần có các chính sách và thủ tục để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát chiến lược nguồn nhân lực và đạo đức của công ty; để đánh giá các xu hướng kinh tế xã hội và các khía cạnh xã hội của công ty; để cung cấp mức độ quản trị và trách nhiệm kinh tế cần thiết Bên cạnh đó, tính hiệu quả còn được thể hiện ở việc thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ phù hợp để giám sát và kiểm soát trách nhiệm giải trình xã hội và đầu tư xã hội; bảo vệ môi trường và tính bền vững; và tôn trọng nhân quyền của nhân viên và công chúng nói chung Thường xuyên kiểm tra,

36 Kanji, G.K., & Chopra, P (2007), “Poverty as system: Human contestability approach to poverty

measurement", Journal of Applied Statistics, 34, pp 1135–1158

Trang 31

đánh giá và kịp thời chịu trách nhiệm cho những sai sót cũng là yêu cầu được đặt ra cho chính các doanh nghiệp

Thứ hai, trách nhiệm giải trình xã hội và đầu tư xã hội (Social accountability and social investment - SASI) Hoạt động này nhằm mục đích cải thiện nơi làm việc

và cộng đồng Nó liên quan đến việc bảo vệ quyền con người Đầu tư xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tập trung vào việc thiết lập cơ sở hạ tầng xã hội

và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cộng đồng thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng và giáo dục với mục đích tạo ra sự bền vững Các vấn đề này phải được xây dựng trên cơ sở minh bạch, đảm bảo sự phát triển lâu dài Nội dung này còn bao gồm cả việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho chính các sản phẩm của họ

Thứ ba, bảo vệ môi trường và tính bền vững (Environment protection and sustainability – EPS) Các loại trách nhiệm pháp lý và sơ suất truyền thống có thể dễ dàng áp dụng cho các hoạt động kinh doanh gây tổn hại đến môi trường Đây cũng chính là nội dung được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi hệ quả là vô cùng lớn Trong khi có sự đồng thuận mạnh mẽ rằng doanh nghiệp có trách nhiệm đạo đức liên quan đến môi trường tự nhiên, một tuyên bố gây tranh cãi hơn là doanh nghiệp có thể

có trách nhiệm đạo đức đối với thế giới tự nhiên Theo quan điểm trước đây (liên quan đến môi trường tự nhiên), trách nhiệm đối với môi trường là gián tiếp Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm trực tiếp đối với con người, nhưng việc thực hiện những trách nhiệm này đôi khi đòi hỏi những hành động nhất định liên quan đến môi trường,

ví dụ: không gây ô nhiễm nước, không đổ chất thải độc hại vào môi trường, v.v Giảm tiêu thụ giấy có thể cải thiện hiệu quả và giảm chi phí đồng thời mang lại cho công ty của bạn danh tiếng là có ý thức về môi trường

Thứ tư, quản trị công ty và trách nhiệm kinh tế (Corporate governance and economic responsibility - CGER) Nội dung này đề cập hai vấn đề đối với nhà quản

lý là (i) tự quản lý; và (ii) hoàn thành trách nhiệm của mình đối với nhà đầu tư và các bên liên quan khác Nhà quản lý phải thực hiện các chính sách, vận hành doanh nghiệp theo hướng đảm bảo lợi ích cho các cổ đông nhưng vẫn phải duy trì các hoạt động trách nhiệm xã hội Mục đích của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị kinh tế chứ không phải là một tổ chức từ thiện hay cơ sở hoạt động vì cộng đồng Mọi vấn đề của

Trang 32

doanh nghiệp đều phải đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp, đây là vấn đề cân bằng lợi ích và trách nhiệm

Thứ năm, đạo đức và nguồn nhân lực (Ethics and human resources - EHR) Trong xã hội ngày nay, ngành nghề chân chính nào cũng cần đòi hỏi yếu tố đạo đức, bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của bản thân người làm nghề và cho xã hội Kinh doanh cũng tương tự Sự gia tăng phổ biến của đạo đức kinh doanh trong ba thập kỷ qua có thể liên quan đến sự gia tăng của CSR Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các tác động môi trường và đạo đức trong các quyết định mua hàng của họ Do đó các doanh nghiệp sẽ phải kết hợp các vấn đề này vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình

Chính yếu tố trên dẫn đến sự hình thành về chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility index - CSRI) CSR là việc quản lý liên tục các quy trình kinh doanh nhằm tạo ra tác động tích cực tổng thể cho xã hội về trách nhiệm giải trình xã hội và đầu tư xã hội, bảo vệ môi trường và tính bền vững, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm kinh tế, đạo đức và nguồn nhân lực Các nội dung đó tạo nên chỉ số CSR để đánh giá liệu rằng doanh nghiệp có đạt được chuẩn mực cơ bản để tồn tại trong xã hội hay chưa Một số quốc gia cũng có các tiêu chí được xây dựng trong văn bản pháp luật để tạo nên cơ sở cho các doanh nghiệp phấn đấu, đứng vững được trên thị trường vốn ngày càng khắt khe và đề cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, đặc biệt là về môi trường37 Qua các tiêu chí của mô hình có thể thấy, ghi nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng cũng cần phải có sự đánh giá quá trình thực hiện, giám sát cũng như xử lý các vi phạm nghiêm minh

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là, mức độ “ràng buộc” như thế nào là hợp lý, bởi doanh nghiệp vẫn là một tổ chức hoạt động vì lợi nhuận Bản chất của CSR thường xuất phát từ tính tự nguyện của mỗi doanh nghiệp Nhưng vấn đề tài chính luôn là cái

mà các bên gặp khó khăn Chính phủ liên bang Úc từng cho rằng việc ký kết hiệp định Kyoto sẽ gây các thiệt hại về kinh tế và lợi ích quốc gia38 Ngoài ra, những người

37 Gopal K Kanji & Parvesh K Chopra (2010), “Corporate social responsibility in a global economy”,

Total Quality Management & Business Excellence, 21:2, pp 119-143

38 Bulkeley, H (2001), “Governing climate change: The politics and risk society?”, Transactions of the

Institute of British Geographers, 26, pp 436

Trang 33

chỉ trích CSR cũng chỉ ra rằng các tổ chức đó đóng thuế cho Chính phủ để đảm bảo rằng xã hội và môi trường không bị ảnh hưởng xấu bởi các hoạt động kinh doanh, chứ không phải bắt buộc doanh nghiệp phải tiếp tục chi các khoản tiền để đầu tư cho việc cải thiện xã hội Tuy nhiên, đây là quan điểm không thể hiện được tính tất yếu của quy luật phát triển và cho thấy sự phiến diện trong tư duy quản lý và phát triển doanh nghiệp39

Có quan điểm cho rằng, CSR đôi khi được mô tả là một hợp đồng ngầm giữa doanh nghiệp và cộng đồng, theo đó cộng đồng cho phép doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi quyền hạn của mình để kiếm việc làm cho người dân và doanh thu thông qua thuế Hiện nay được coi là một công cụ quan trọng trong việc quảng bá và cải thiện hình ảnh trước công chúng của một số công ty và tập đoàn lớn nhất thế giới Ngoài ra, cộng đồng mong muốn doanh nghiệp giữ gìn môi trường và làm cho cộng đồng trở thành một nơi tốt hơn để sống và làm việc thông qua các hoạt động từ thiện

1.1.3.2 Vận hành mô hình CSR ở một số quốc gia trên thế giới

Vào đầu thế kỷ XXI, phần lớn các công ty lớn ở Hoa Kỳ và Tây Âu đã hình thành chính sách trách nhiệm xã hội của riêng họ CSR trở thành nội dung cơ bản để doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc phải thực hiện theo từng mô hình và trình độ nhận thức, phát triển mỗi quốc gia Những mô hình CSR điển hình có thể kể đến bởi các nền kinh tế phát triển của xã hội tiến bộ, văn minh, chẳng hạn như Hoa Kỳ, các quốc gia trong khối liên minh châu Âu, Nga

Ở Nga, CSR chỉ mới được quan tâm và nhắc đến từ những năm 90 Nhưng từ

đó cho đến nay, đối với sự ổn định kinh tế và chính trị, các công ty của Nga đã nhận thức được trách nhiệm của mình, tiến hành các hoạt động kinh doanh văn minh hơn, củng cố danh tiếng trong mắt các bên liên quan, giảm mức độ rủi ro phi tài chính Do

đó, số lượng các công ty Nga thực hiện các hoạt động theo nguyên tắc trách nhiệm xã hội ngày càng tăng Năm 2004, hai trăm công ty Nga đã thực hiện hơn 350 chương trình và dự án xã hội trong các lĩnh vực phát triển và đào tạo nhân viên, bảo vệ sức

39 McWilliams A, Siegel D (2000), “Corporate social responsibility and financial performance:

correlation or misspecification”, Strategic Management Journal (5), pp 603–609

Trang 34

khỏe và môi trường, phát triển cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp40

Tuy nhiên, ở Nga, một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh CSR hiện đại của Nga là việc thực hiện các hoạt động xã hội Các dự án

xã hội thường mang tính tự phát, do đó, thường có xu hướng tự “dập tắt” trong quá trình thực hiện Vì thiếu hiểu biết hay đầu tư một cách có hệ thống các ý tưởng CSR, nhiều công ty Nga thay thế chính sách CSR của mình bằng các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn Do đó, quốc gia này cũng đặt ra những bộ quy tắc ứng xử thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có nghĩa rằng, CSR vừa mang tính chất tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc đối với những quy chuẩn tối thiểu, chẳng hạn về môi trường, ứng xử với người lao động Một số quy tắc có thể kể đến như sau: Code of Honor banker (1992), Rules of Fair Trading members of the Professional Association of Securities Market (1994), Code of Honor member of the Russian Guild of Realtors (1994), Code professional ethics of the members of the Russian Society of Appraisers (1994) Theo đó, Chính phủ Nga khuyến khích cơ chế báo cáo tự nguyện về CSR của các doanh nghiệp, xây dựng hướng dẫn của Chính phủ, đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp và Chính phủ về các định hướng và nội dung chính của CSR định kỳ

Đối với các quốc gia phương Tây khác, việc áp dụng các mô hình CSR được thực hiện trên hai cơ chế tự nguyện hoặc có sự tham gia của Nhà nước hoặc kết hợp

cả hai hình thức Mô hình CSR của Châu Âu lục địa có thể được đặc trưng bởi sự điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực này, vì vậy mô hình này thường được gọi là các hình thức CSR tiềm ẩn (latent forms of CSR) Vì vậy, ở nhiều nước, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo vệ sức khỏe của người lao động, chế độ hưu trí và một số vấn đề xã hội khác đã được pháp luật hóa CSR chính thức hình thành tại hội nghị thượng đỉnh Châu Âu ở Lisbon, cũng như Ủy ban Châu Âu đã ban hành “Sách xanh về CSR”, với

sự hỗ trợ của Tổng cục Việc làm, quan hệ lao động và các vấn đề xã hội của Ủy ban Châu Âu Vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô hình CSR của Châu Âu đã diễn ra một hội nghị cấp cao bất thường của EU, dành riêng cho các vấn đề gắn kết

40 Firuza Madrakhimova (2013), “History of Development of Corporate Social Responsibility”, Journal

of Business and Economics, ISSN 2155-7950, pp 515-516

Trang 35

xã hội như môi trường, phát triển kinh tế và việc làm41 Có thể nói, CSR của Châu

Âu liên quan đến các câu hỏi bổ sung về trách nhiệm đối với nhân viên và cộng đồng địa phương CSR ở Anh kết hợp các yếu tố của mô hình Mỹ và Continental42

Ở Hoa Kỳ, mục tiêu của CSR được xem là lợi nhuận và trách nhiệm đối với

cổ đông, thì, có lịch sử hình thành và phát triển từ thế kỷ XIX Hoa Kỳ cũng phát triển nhiều cơ chế cho sự tham gia của doanh nghiệp trong xã hội thông qua các quỹ doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau thông qua kinh doanh Hành vi xã hội có trách nhiệm và hoạt động từ thiện của doanh nghiệp được khuyến khích bởi các miễn giảm thuế có liên quan được quy định trong luật Do đó, mô hình CSR của Mỹ do các công ty khởi xướng và cung cấp quyền tự chủ tối đa trong việc xác định các tập đoàn của họ về đầu tư vào công, nhưng luật khuyến khích đầu tư xã hội vào các lĩnh vực có lợi cho xã hội thông qua các ưu đãi thuế phù hợp, với quy định tối thiểu của Chính phủ về CSR Cả mô hình CSR của Mỹ và Châu Âu đều có điểm chung, đó là rất quan tâm các vấn đề môi trường hoặc phản đối các kế hoạch kinh doanh tác động đến môi trường theo hướng tiêu cực

Việc thực hiện mô hình CSR ở mỗi quốc gia dù không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên đều áp dụng cách thức để cho doanh nghiệp tự nguyện, đặc biệt vấn đề môi trường là kết hợp giữa tự nguyện và có sự tham gia từ phía Nhà nước Các đánh giá

về chỉ số doanh nghiệp hay ưu đãi thuế cũng như khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng các hoạt động CSR luôn được đề cao, tác giả cho rằng, mô hình này rất cần thiết cho việc thiết lập các chính sách pháp luật về môi trường cũng như trong các lĩnh vực khác, nhất là chế độ kiểm soát nghiêm ngặt báo cáo CSR, tăng chỉ số doanh nghiệp để tiếp cận các ưu đãi từ phía Nhà nước, là nội dung cần được đầu tư

và chú trọng trong hiện tại và tương lai để thúc đẩy chất lượng các hoạt động CSR

41 “Corporate Social Responsibility (CSR)”, truy cập lần cuối ngày 29/10/2021, từ

https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/MEMO_09_109

42 “Our commitment to corporate social responsibility (CSR)”, lần cuối truy cập ngày 29/10/2021, từ

https://www.gov.uk/government/news/our-commitment-to-corporate-social-responsibility-csr

Trang 36

1.1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lịch sử phát triển của CSR cho thấy được rằng, CSR ra đời và phát triển là quy luật tất yếu của xã hội, giá trị CSR mang lại là rất lớn và có tính ổn định, lâu dài

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nếu thiếu vắng vai trò của CSR sẽ không thể duy trì và có bước đột phá Do đó, nhìn nhận về các giá trị mà CSR mang lại góp phần quan trọng vào việc định hướng chiến lược, xây dựng chương trình, kế hoạch để mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia và chính xã hội hướng đến, nhất

là trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bởi sự ảnh hưởng đến tương lai của cả nhân loại Ý nghĩa của việc thực hiện CSR có thể được mô phỏng qua các khía cạnh:

Đối với chính doanh nghiệp Mặc dù phải là chủ thể đầu tư về tiền bạc hay

công sức cho việc thực hiện các CSR, nhưng CSR lại mang đến cho chính các doanh nghiệp những giá trị vô cùng lớn, thế nên những học thuyết như học thuyết cổ đông, học thuyết đại diện, … phải tự mình lùi về sau cho sự phát triển mạnh mẽ của các học thuyết khác và sự hình thành nên CSR

Thứ nhất, việc thực hiện CSR nói chung giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài

và bền vững Các nội dung của CSR rất đa dạng, gồm mối quan hệ với cộng đồng, môi trường và người lao động Đối với cộng đồng, doanh nghiệp càng thực hiện các hoạt động đóng góp cho xã hội, giúp đỡ người dân, hay còn gọi là hỗ trợ xây dựng các kế hoạch công ích thì sẽ càng làm gia tăng mức độ tin cậy của người tiêu dùng, tạo dựng hình ảnh đẹp và uy tín cho chính doanh nghiệp Chính yếu tố này giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển một cách chắc chắn và bền vững Bởi chung quy lại, đa phần đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến vẫn là người tiêu dùng

Thứ hai, tạo lập thói quen kinh doanh vì xã hội, cộng đồng Mặc dù lợi nhuận

là điều mà doanh nghiệp luôn hướng đến Nhưng sự tồn tại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng là có được các sản phẩm phục vụ cho họ Nếu quá chạy theo lợi nhuận thì quy luật tất yếu, doanh nghiệp sẽ tự động bị đào thải Càng vì cộng đồng,

Trang 37

xã hội, doanh nghiệp sẽ càng nhận được sự ủng hộ từ chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính người tiêu dùng43

Đối với khách hàng Việc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống CSR và thực

hành chúng sẽ giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp hơn Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể được hưởng các lợi ích từ chính CSR của doanh nghiệp, chẳng hạn các chương trình khuyến mại, hỗ trợ khách hàng, hay các công trình xã hội được đầu tư như cầu đường, phương tiện giao thông, …

Đối với cổ đông Mặc dù nhiều quan điểm cho rằng, CSR đi ngược lại với học

thuyết cổ đông, làm giảm lợi ích cho nhóm đối tượng này Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể và lâu dài, bỏ ra chi phí hay công sức cho CSR sẽ giúp cho chính doanh nghiệp đó được tồn tại ổn định, thậm chí là phát triển vượt bậc với sự ủng hộ lớn từ phía người tiêu dùng Mặt khác, các khoản hỗ trợ thuế từ Chính phủ hay chính sách khuyến khích đầu tư cũng được thể hiện rõ nét, như vậy, chính các cổ đông cũng được hưởng lợi từ vấn đề này Ngoài ra, lợi ích này là lâu dài, ổn định, do đó, có thể nói điều này có ý nghĩa về sự bền vững với các khoản lợi nhuận cho chính các cổ đông

Đối với cộng đồng Đây có lẽ là khía cạnh cho thấy các giá trị mà CSR mang

lại rõ nhất Các công trình hay chính sách CSR đối với cộng đồng như xây dựng cơ

sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, … đều giúp cho cộng đồng có được những giá trị vật chất hay đảm bảo sự ổn định với cuộc sống trong tương lai

Đối với người lao động Là một bên trong mối quan hệ CSR, người lao động

cũng nhận được những giá trị nhất định Các chính sách CSR đối với người lao động của doanh nghiệp còn góp phần nâng cao được niềm tin, tạo dựng môi trường làm việc đáng tin cậy, khai thác được tối ưu khả năng của người lao động, đây cũng là cách để doanh nghiệp giữ chân người lao động một cách hiệu quả nhất, tránh bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo người lao động có năng lực

Các tổ chức có thể khảo sát lý do nhân viên ở lại hoặc rời khỏi công ty và tính toán chi phí luân chuyển nhân viên Nghiên cứu cho thấy chi phí luân chuyển nhân

43 Geoffrey B Sprinkle, Laureen A Maines (2010), “The benefits and costs of corporate social

responsibility”, Business Horizons, pp 449

Trang 38

viên có thể khá cao, dao động từ 50% lương cơ bản cho các vị trí cấp thấp đến 400% lương cơ bản cho các chuyên gia có tay nghề cao Do đó, nếu CSR giúp giữ chân một nhân viên có tay nghề cao kiếm được 100.000 đô la, thì điều này có nghĩa là lợi ích 400.000 đô la44 Theo ước tính, các công ty có thể đo lường hiệu suất của những nhân viên đã tham gia các chương trình CSR so với những người chưa tham gia, kiểm soát việc thực hiện trước đó Lợi ích thu được có thể là khó ước tính nhất

Đối với môi trường Các chính sách CSR ngày nay thường tập trung khá nhiều

vào lĩnh vực môi trường Những báo động từ thời tiết, thiên tai cho thấy được tính cấp bách, cần thiết của việc phải thiết lập những chính sách có đầu tư hơn nữa, nâng cao trách nhiệm hơn nữa với môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp bởi lượng phát thải mà doanh nghiệp xả ra môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình

là không nhỏ, dường như đóng vai trò chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty đang sử dụng các phương pháp bền vững như phương pháp đo sinh học, theo đó các nỗ lực thiết kế và sản xuất được lấy cảm hứng

từ thiên nhiên Phép thử sinh học có thể cho phép các công ty tăng độ tin cậy của sản phẩm và cắt giảm chi phí hậu mãi Một ví dụ gần đây liên quan đến Volvo: bằng cách bắt chước đặc tính tầm nhìn của cào cào, cho phép côn trùng tránh “va chạm”, Volvo cho rằng họ có thể phát triển một chiếc xe an toàn hơn45 Các ý tưởng này dần dần trở nên phổ biến và rất thu hút người tiêu dùng, trở thành những điểm sáng và xu hướng phát triển trong tương lai Hay bằng cách tự áp đặt chất thải thấp hơn, lượng khí thải carbon hoặc các tiêu chuẩn khác, các công ty có thể tránh kiện tụng hoặc bị xử phạt hay bồi thường tốn kém hơn trong tương lai Ví dụ, tập đoàn Calpine đang xây dựng một nhà máy điện ở California để giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide, thấp

44 Naina Kaur, Rameet Kaur (2020), “Corporate Benefits of Being Socially Responsible: Literature Review”, truy cập lần cuối ngày 10/3/2022, từ

https://www.academia.edu/44231729/Corporate_Benefits_of_Being_Socially_Responsible_Literature_Review

45 Patton, P (2009), “Locusts, fish, bionic bones — car engineers look to nature”, AutoWeek, 59 (5), pp

25-27

Trang 39

hơn nhiều so với yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành Một lý do là điều đó cung cấp cho Calpine sự linh hoạt trong việc đáp ứng các quy định có thể có trong tương lai46

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường

1.2.1 Lý thuyết phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987 là: “những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”

Phát triển bền vững (SD) đã trở thành một mô hình phát triển phổ biến, biệt ngữ của các nhà hoạch định phát triển, chủ đề của các hội nghị và bài báo học thuật47 Khái niệm này dường như đã thu hút sự chú ý trên diện rộng mà các khái niệm phát triển khác còn thiếu Phát triển được định nghĩa là “một quá trình tiến hóa trong đó năng lực của con người tăng lên trong việc khởi tạo các cấu trúc mới, đối phó với các vấn đề, thích ứng với sự thay đổi liên tục, vừa phấn đấu có mục đích và sáng tạo để đạt được các mục tiêu mới”48 Một số lý thuyết đã được đưa ra để giải thích khái niệm phát triển Chúng bao gồm các Lý thuyết Hiện đại hóa, Phụ thuộc, Hệ thống Thế giới

và Toàn cầu hóa

Học thuyết Hiện đại hóa về sự phát triển phân biệt hai loại xã hội chính trên thế giới, đó là xã hội truyền thống và xã hội hiện đại Theo đó, các xã hội truyền thống

bị vướng mắc bởi các chuẩn mực, niềm tin và giá trị, điều này đang cản trở sự phát triển của họ Vì vậy, muốn tiến bộ, các xã hội truyền thống phải cạnh tranh với văn

46 Calpine Corp (2010), “Building First Power Plant With Self-Imposed CO2 Limit”, truy cập lần cuối

ngày 20/10/2021, từ

https://www.fastcompany.com/1540115/calpine-corp-building-first-power-plant-self-imposed-co2-limit

47 Ukaga, U., Maser., C., & Reichenbach, M (2011), “Sustainable development: principles, frameworks,

and case studies”, International Journal of Sustainability in Higher Education, 12 (2), Emerald Group Publishing

Limited

48 Peet, R (1999), “Theories of development”, New York: Guilford Press, pp 38

Trang 40

hoá của các xã hội hiện đại, với đặc điểm là tích tụ tư bản và công nghiệp hoá phù hợp với sự phát triển49

Tương tự như Lý thuyết Hệ thống Thế giới, Lý thuyết Toàn cầu hóa bắt nguồn

từ các cơ chế toàn cầu của việc hội nhập sâu hơn các giao dịch kinh tế giữa các quốc gia50 Tuy nhiên, ngoài các quan hệ kinh tế, các yếu tố quan trọng khác để giải thích

sự phát triển liên quan đến toàn cầu hóa là liên kết văn hóa giữa các quốc gia Mặc

dù các lý thuyết phát triển này có những điểm yếu nhưng chúng đã mở đường cho các khái niệm và mô hình phát triển toàn cầu hiện nay, đó là “tính bền vững” và “phát triển bền vững”

Nói về sự bền vững, theo nghĩa đen, tính bền vững có nghĩa là “khả năng duy trì một số thực thể, kết quả hoặc quá trình theo thời gian”51 Các lý thuyết đương đại

về tính bền vững tìm cách ưu tiên và tích hợp các mô hình xã hội, môi trường và kinh

tế để giải quyết các thách thức của con người theo cách liên tục có lợi cho con người52 Phát triển bền vững đã trở thành từ thông dụng trong diễn ngôn phát triển, được gắn với các định nghĩa, ý nghĩa và cách hiểu khác nhau Hiểu theo nghĩa đen, SD chỉ đơn giản có nghĩa là “sự phát triển có thể được tiếp tục vô thời hạn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định”53 Về mặt cấu trúc, khái niệm này có thể được coi là một cụm từ bao gồm hai từ, “bền vững” và “phát triển” Cũng giống như mỗi từ kết hợp để tạo thành khái niệm SD, nghĩa là, “bền vững” và “phát triển” Mặc dù có rất nhiều định nghĩa liên quan đến SD, nhưng định nghĩa thường được trích dẫn nhiều nhất về khái niệm này là định nghĩa được đề xuất bởi Báo cáo của Ủy ban Brundtland54 Báo cáo

49 Tipps, D (1976), “Modenization theory and the comparative study of societies”, A critical perspective,

pp 65–77

50 Portes, A (1992), “Labor, class, and the international system”, New York: Aberdeen, pp 10

51 Basiago, A D (1999), “Economic, social, and environmental sustainability in development theory

and urban planning practice: The environmentalist”, Boston: Kluwer Academic Publishers, Vol 19, pp 145-161

52 Hussain, F., Chaudhry, M N., & Batool, S A (2014), “Assessment of key parameters in municipal

solid waste management: a prerequisite for sustainability”, International Journal of Sustainable Development &

World Ecology, 21 (6), pp 519–525

53 Dernbach, J C (1998), “Sustainable development as a framework for national governance”, Case

Western Reserve Law Review, 49 (1), pp 101–103

54 Schaefer, A., & Crane, A (2005), “Addressing sustainability and consumption”, Journal of

Macromarketing, 25 (1), pp 76–92

Ngày đăng: 16/12/2024, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trung tâm Quan trắc môi trường, “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia”, xem tại http://quantracmoitruong. gov.vn/VN/BAOCAO_Content/tabid/356/Cat/101/ nfriend/1020001/language/vi-VN/Default.aspx, truy cập lần cuối ngày 10/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
11. “Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016”, xem tại https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm,truy cập lần cuối ngày 14/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016”," xem tại "https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm
12. “Nhiều khu vực ở Trung Quốc ô nhiễm nặng, ban ngày sương mù dày đặc, không có nắng”, xem tại https://vtv.vn/the-gioi/nhieu-khu-vuc-o-trung-quoc-o-nhiem-nang-ban-ngay-suong-mu-day-dac-khong-co-nang- Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhiều khu vực ở Trung Quốc ô nhiễm nặng, ban ngày sương mù dày đặc, không có nắng”", xem tại
13. “Quy định xử phạt vi phạm về môi trường phải có tính răn đe”, xem tại https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/quy-dinh-xu-phat-vi-pham-ve-moi-truong-phai-co-tinh-ran-de.html, truy cập lần cuối ngày 10/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định xử phạt vi phạm về môi trường phải có tính răn đe”," xem tại "https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/quy-dinh-xu-phat-vi-pham-ve-moi-truong-phai-co-tinh-ran-de.html
14. “Sở ‘xin’ tỉnh không xử phạt doanh nghiệp vi phạm khai thác đất”, xem tại https://tuoitre.vn/so-xin-tinh-khong-xu-phat-doanh-nghiep-vi-pham-khai-thac-dat-20211016100110632.htm, truy cập lần cuối ngày 14/12/2021.D. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở ‘xin’ tỉnh không xử phạt doanh nghiệp vi phạm khai thác đất"”, xem tại "https://tuoitre.vn/so-xin-tinh-khong-xu-phat-doanh-nghiep-vi-pham-khai-thac-dat-20211016100110632.htm
15. Adam Lindgreen and Valérie Swaen (2010), “Corporate Social Responsibility”, International Journal of Management Reviews, Vol. 12, pp. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility”, "International Journal of Management Reviews
Tác giả: Adam Lindgreen and Valérie Swaen
Năm: 2010
16. Allen, C., Metternicht, G., & Wiedmann, T. (2018), “Prioritising SDG targets: Assessing baselines, gaps and interlinkages”, Sustainability Science, 14 (2), pp. 421– 438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prioritising SDG targets: Assessing baselines, gaps and interlinkages”, "Sustainability Science
Tác giả: Allen, C., Metternicht, G., & Wiedmann, T
Năm: 2018
17. Amy J. Hillman,1 Michael C. Withers,1 and Brian J. Collins (2009), “Resource Dependence Theory: A Review”, Journal of Management, Vol. 35 (6), pp.1404–1427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Resource Dependence Theory: A Review”, "Journal of Management
Tác giả: Amy J. Hillman,1 Michael C. Withers,1 and Brian J. Collins
Năm: 2009
18. An, Y., eta/ (2011), “Towards a comprehensive theoretical framework for voluntary IC disclosure”, Journal of Intellectual Capital, Vol. 12, No. 4, pp. 571-585 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards a comprehensive theoretical framework for voluntary IC disclosure”, "Journal of Intellectual Capital
Tác giả: An, Y., eta/
Năm: 2011
19. Anatoliy V. Kostruba (2017), xem tại http://dx.doi.org/10.5755/ j01.ppaa.20.1.28344, truy cập lần cuối ngày 12/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://dx.doi.org/10.5755/ "j01.ppaa.20.1.28344
Tác giả: Anatoliy V. Kostruba
Năm: 2017
20. Anatoliy V Kostruba (2021), “Corporate Responsibility in the Environmental Protection as an Element of Public-Private Partnership in Ukraine”, xem tại https://hal.archives-ouvertes.fr/hal-03214257/document, ngày truy lần cuối ngày 01/8/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Responsibility in the Environmental Protection as an Element of Public-Private Partnership in Ukraine”, xem tại "https://hal.archives-ouvertes.fr/hal-03214257/document
Tác giả: Anatoliy V Kostruba
Năm: 2021
21. Archelr, P., eta/. (2009), “Social disclosure, legitimacy theory and the role of the state”, Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 22, No. 8, pp.1284-1307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social disclosure, legitimacy theory and the role of the state”, "Accounting, Auditing & Accountability Journal
Tác giả: Archelr, P., eta/
Năm: 2009
22. Basiago, A. D. (1999), “Economic, social, and environmental sustainability in development theory and urban planning practice: The environmentalist”, Boston: Kluwer Academic Publishers, Vol. 19, pp. 145-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic, social, and environmental sustainability in development theory and urban planning practice: The environmentalist”, "Boston: Kluwer Academic Publishers
Tác giả: Basiago, A. D
Năm: 1999
23. Berle, A., & Means, G. (1932), “The modern corporation and private property”, New York: Macmillan, pp. 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The modern corporation and private property"”, New York: Macmillan
Tác giả: Berle, A., & Means, G
Năm: 1932
24. Berle, A.A. (1931), “Corporate powers as powers in trust”, Harvard Law Review, 44 (7), pp. 1049-1074 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate powers as powers in trust”, "Harvard Law Review
Tác giả: Berle, A.A
Năm: 1931
25. Browning, M., & Rigolon, A. (2019), “School green space and its impact on academic performance: A systematic literature review”, International Journal of Environmental Research and Public Health, 16 (3), pp. 429 Sách, tạp chí
Tiêu đề: School green space and its impact on academic performance: A systematic literature review”, "International Journal of Environmental Research and Public Health
Tác giả: Browning, M., & Rigolon, A
Năm: 2019
26. Bulkeley, H. (2001), “Governing climate change: The politics and risk society?”, Transactions of the Institute of British Geographers, 26, pp. 436 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Governing climate change: The politics and risk society?”, "Transactions of the Institute of British Geographers
Tác giả: Bulkeley, H
Năm: 2001
27. Calpine Corp (2010), “Building First Power Plant With Self-Imposed CO2 Limit”, xem tại https://www.fastcompany.com/1540115/calpine-corp-building-first-power-plant-self-imposed-co2-limit, truy cập lần cuối ngày 20/10/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building First Power Plant With Self-Imposed CO2 Limit”, xem tại "https://www.fastcompany.com/1540115/calpine-corp-building-first-power-plant-self-imposed-co2-limit
Tác giả: Calpine Corp
Năm: 2010
28. Deegan, C., Rankin, M. and Tobin, J. (2002), “An examination of the corporate social and environmental disclosures of BHP from 1983-1997”, Accounting, Auditing & Accountability, Vol. 15, No. 3, pp. 312-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An examination of the corporate social and environmental disclosures of BHP from 1983-1997”, "Accounting, Auditing & Accountability
Tác giả: Deegan, C., Rankin, M. and Tobin, J
Năm: 2002
29. Deegan, C. & Soltys, S. (2007), “Social accounting research: An Australian perspective”, Accounting Forum, Vol. 31, No. 1, pp. 73-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social accounting research: An Australian perspective”, "Accounting Forum
Tác giả: Deegan, C. & Soltys, S
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w