Thực tiễn cho thấy, việc định tội hay định khung hìnhphạt đối với các vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện vẫn còn bộc lộrất nhiều hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác n
Trang 1HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
Tên đề tài:
BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
HÀ NỘI - 2023
Trang 2HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
Tên đề tài:
BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ LƯỜNG THIỆN
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Vân – B1CD46
Lường Tú Cường – B5BD46
Nguyễn Hoàng Vân Anh – B3AD46
Trang 3MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Nhận thức về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) 12
1.1 Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội 12
1.2 Những dấu hiệu đặc trưng của người dưới 18 tuổi phạm tội 13
1.3 Lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội 19
1.4 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong lịch sử pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 49
CHƯƠNG 2 Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 51
2.1 Thực trạng về người dưới 18 tuổi phạm tội từ năm 2018 đến nay 51
2.2 Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong thực hiện pháp luật hình sự 59
2.3 Những nhận xét, đánh giá về quá trình áp dụng pháp luật hình sự về bảo vệ các quyền con người của trẻ em trong trường hợp người dưới 18 tuổi là chủ thể của tội phạm 74
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi ở Việt Nam 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 95
Chương 3 Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội 97
3.1 Quan điểm về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội 97
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 4BLĐTBXH Bộ Lao động thương binh và xã hộiBLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
LXLVPHC Luật xử lý vi phạm hành chính
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối caoVPPL Vi phạm pháp luật
Trang 5Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1 Số vụ VPPL do người dưới 18 tuổi thực hiện(từ năm 2018 đến năm 2022) 51Bảng 2.2 Tỷ lệ về nhóm tội người dưới 18 tuổi bị khởi tố(từ năm 2018 đến năm 2022) 53Bảng 2.3 Số hình phạt theo mức độ áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội 60Bảng 2.4 Tỷ lệ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 61Bảng 2.5 Số liệu áp dụng biện pháp tư pháp và các hình phạt đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội (từ năm 2018 đến năm 2022) 63
Người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật được đưa vào
trường giáo dưỡng theo nhóm tuổi 64Biểu đồ
2.7
Người dưới 18 tuổi trong trại giam theo giới tính
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội mặc dù
đã được kiểm soát song có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp với những thủđoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, từnăm 2018 đến năm 2022, cả nước xảy ra gần 80000 vụ vi phạm pháp luật, trong
đó số vụ do người dưới 18 tuổi thực hiện là 10786 với 6583 đối tượng phạmpháp, chiếm tỷ lệ 61% Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự pháttriển của khoa học công nghệ và tác động của cơ chế thị trường, những cám dỗcủa cuộc sống hiện đại thì tính chất, mức độ, hậu quả của các vụ vi phạm phápluật do người dưới 18 tuổi thực hiện có xu hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt làcác vụ vi phạm pháp luật hình sự
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân, trong đó các quyền con người nói chung, quyền và lợi ích hợp phápcủa người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm
và bảo vệ một cách tốt nhất Chính vì vậy, mặc dù người dưới 18 tuổi đã thựchiện những hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm độc lập tuy nhiênkhi áp dụng chế tài xử lý thì việc quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp củangười dưới 18 phạm tội vẫn sẽ được chú trọng hàng đầu
Việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội, vừa góp phần bảo đảmquyền con người nói chung vừa thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước tađối với chủ thể là người dưới 18 tuổi phạm tội Chính vì vậy, BLHS năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành riêng chương XII: “Những quy định đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội” nhằm giáo dục, cải tạo đồng thời góp phần giảmthiểu tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn cho thấy, những năm qua việc xây dựng và hoàn thiện chính sáchpháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã có những thay đổi rõ rệt, đặcbiệt là những đổi mới trong quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
Trang 7năm 2017) Đây chính là sự hiện thực hóa chính sách pháp luật vào thực tiễn đờisống cũng như giải quyết các vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện.Tuy nhiên, quá trình xây dựng pháp luật hình sự vẫn còn tồn tại nhiều bấtcập Một số quy định còn mang tính hình thức, vừa gây khó khăn trong việc ápdụng, vừa không đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ngườidưới 18 tuổi phạm tội Thực tiễn cho thấy, việc định tội hay định khung hìnhphạt đối với các vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện vẫn còn bộc lộrất nhiều hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Có thể là xuất phát
từ những quy định của BLHS hoặc cũng có thể xuất phát từ nhận thức với trình
độ nghiệp vụ, sự hiểu biết khoa học về giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội củanhững cơ quan chức năng và cán bộ tư pháp còn yếu kém dẫn đến tình trạng saisót trong quá trình định tội danh cũng như mức hình phạt phù hợp Trong khi đó,công tác tổng kết thực tiễn lại rất ít được quan tâm Chính thực trạng này đã đặt
ra nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết, nổi bật trong đó chính là đánh giá hiệuquả của công tác đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổiphạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Qua nghiên cứu có thể thấy, từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình đề cậpđến người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đềbảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
của BLHS Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)” làm đề tài nghiên cứu, đây là vấn đề cấp thiết cả
về mặt lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Một số nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề pháp luật về quyền củangười dưới 18 tuổi phạm tội như:
Protecting the rights of children in conflict with the law - Research on Alternatives to the Deprivation of Liberty in Eight Countries (Bảo vệ các quyền của
Trang 8trẻ em xung đột với pháp luật - Nghiên cứu về những lựa chọn thay thế với việc tước
tự do của trẻ em ở 8 quốc gia) đã phân tích các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế liên quanđến việc áp dụng những lựa chọn thay thế với việc tước tự do của trẻ em, sau đókhảo sát thực tế áp dụng những quy định đó ở 8 quốc gia, bao gồm: Argentina,Brazil, Canada, Cộng hoà Liên bang Đức, Kenya, Na-uy, Thụy Sĩ, Hà Lan
Cuốn sách Protecting the rights of children in conflict with the law – Programme and Advocacy Experiences from Member Organizations of the Inter- agency Coordination Panel on Junenile Justice (Bảo vệ quyền của trẻ em xung đột
với pháp luật - Chương trình và những kinh nghiệm vận động Ban điều phối liên tổchức về người dưới 18 tuổi trong hoạt động tư pháp) phân tích các chương trình vàkinh nghiệm tổ chức, thực hiện các chương trình về người dưới 18 tuổi trong hoạtđộng tư pháp của các cơ quan LHQ như UNICEF, Cơ quan phòng chống tội phạm
và ma tuý của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về nhân quyền và một số tổ chức liênchính phủ ở các quốc gia trên thế giới trong hai thập kỷ gần đây, từ đó đưa ra một sốnhận định và bài học kinh nghiệm mà có thể áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới
Bài viết Psychological Theory, Research, and Juvenile Delinquency (Học
thuyết, nghiên cứu tâm lý học và sự phạm pháp của người dưới 18 tuổi) tác giả đãphân tích những yếu tố tâm lý chi phối hành vi phạm pháp của người dưới 18 tuổi, từ
đó đề xuất những cách thức đối xử phù hợp với người dưới 18 tuổi phạm tội trong hệthống tư pháp Theo các tác giả, do chưa trưởng thành về tinh thần, người dưới 18tuổi rất dễ bị kích động và thực hiện các hành vi vượt ra ngoài các quy tắc cư xửđược pháp luật cho phép Các cơ quan và quan chức thực thi pháp luật cần nhận rõđiều này để hành xử một cách phù hợp và nhân bản với người dưới 18 tuổi phạm tội
Cuốn sách "Justice for Children: Detention as a Last Resort" (Innovative
Initiatives in the East Asia and Pacific Region) (Tư pháp cho trẻ em: phạt tù như
là biện pháp cuối cùng (Sáng kiến ở khu vực Đông Nam Á và Thái BìnhDương), do tổ chức Unicef East Asia And Pacific Regional Office (EAPRO) ấnhành Công trình tiếp cận vấn đề tư pháp người dưới 18 tuổi thông qua thực tiễn
ba quốc gia: Philipin, Thái Lan, Campuchia Tư pháp người dưới 18 tuổi không
Trang 9chỉ nhằm mục đích hướng tới người dưới 18 tuổi phạm tội mà còn giải quyết cácvấn đề liên quan đến trẻ em là nạn nhân của nghèo đói, lạm dụng, bóc lột sức laođộng, trẻ em là nạn nhân của việc buôn người, nạn nhân của công nghiệp tìnhdục, Trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế,đối chiếu với những hoạt động lập pháp của các quốc gia, thực tiễn thực thi phápluật bảo vệ quyền trẻ em tại các quốc gia này thông qua các mô hình tư pháphình sự được thiết lập, và ở đó việc áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18tuổi như là biện pháp cuối cùng.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết của các nhà khoa học, các cơquan quản lý nghiên cứu về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung,cũng như việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng như:
Thứ nhất: Nhóm tài liệu lý luận về quyền con người, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội
Giáo trình Luật Hình sự năm 2021 của trường Học viện Cảnh sát Nhân dân.Sách Bình luận khoa học BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 doGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2017
Cuốn sách Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế
và Việt Nam của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Văn phòng UNICEF Việt
Nam (2003) đã khái quát những vấn đề cơ bản về quyền con người nói chung,quyền trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và quốc tế cho cán bộ công táctrong lĩnh vực này, đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội - những người trực tiếphoạt động lập pháp Các tác giả nêu khái quát về vấn đề quyền trẻ em trong cácvăn bản pháp luật Đồng thời cuốn sách cũng trình bày đầy đủ các điều ước quốc
tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia Đây chính là mộttrong những tài liệu tham khảo bổ ích, qua đó giúp cho chúng ta có bức tranhtoàn cảnh về pháp luật thực định đối với vấn đề quyền trẻ em
Thứ hai: Nhóm tài liệu về thực tiễn bảo đảm quyền, cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội
Trang 10Không chỉ nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luận
văn thạc sỹ Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay của Đỗ
Thị Thơm (2004) xác định cụ thể vai trò của pháp luật đối với việc thực hiệnquyền trẻ em Trong đó, tác giả đã đề cập đến vai trò của pháp luật đối với việcbảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam vềquyền trẻ em, những hạn chế về pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền trẻ
em Từ các vấn đề nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam
Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật của
T.S Nguyễn Văn Hoàng đã chỉ ra rằng, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật bị ápdụng các chế tài, trong đó có những chế tài phải cách ly môi trường hoạt động bìnhthường của xã hội, chịu sự quản lý, giám sát của các cơ sở có thẩm quyền, khi quay
về với gia đình, cộng đồng thì Nhà nước có những chính sách tái hòa nhập xã hộiphù hợp để các đối tượng này trở thành công dân có ích cho xã hội Thực tiễn côngtác tái hòa nhập cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật ở nước tacòn nhiều bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế đã được tác giảchỉ ra sinh động, cụ thể Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho người dưới 18 tuổi
vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng theo tác giả, phải có những quy định cụthể, đầy đủ, phù hợp, đồng thời phải có cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong việcthực thi vấn đề này
Sách chuyên khảo Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình
sự Việt Nam của TS Vũ Thị Phượng (năm 2020) đã trình bày những vấn đề
chung về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự, thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự trong bảo vệ quyền con người của trẻ em ở Việt Nam.Đồng thời, đề ra các yêu cầu và giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con ngườicủa trẻ em bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Luận án Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam của Th.S Vũ Thị Thu Quyên (năm 2015) đã khái quát một số quy định
pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một số quốc gia, đánh giá thực
Trang 11trạng pháp luật Việt Nam về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Đồng thờixây dựng các quan điểm và đề xuất giải pháp mang tính toàn diện hoàn thiệnpháp luật về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội tạo cơ sở pháp lý vững chắccho việc thực thi pháp luật.
Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội của Nguyễn Xuân Yêm (năm 2004) đã phân tích, đánh giá
những vấn đề về phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội Trên cơ sở đó, cáctác giả cũng đặt ra những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định của phápluật về người dưới 18 tuổi phạm tội và những bảo đảm để quyền của người dưới
18 tuổi phạm tội được thực thi trên thực tế
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam của
Trần Quang Tiệp (năm 2007) tuy không đề cập cụ thể đến việc bảo đảm quyền củangười dưới 18 tuổi phạm tội nhưng đã tiếp cận quyền con người trong phạm vi hẹp
và liên quan nhiều hơn đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án: quyền con người trongpháp luật hình sự và tố tụng hình sự
Bài viết Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) phạm tội trong các quy định về hình phạt và biện pháp phi hình phạt dưới góc
độ so sánh luật của Đỗ Thị Ánh Hồng (năm 2020) nghiên cứu về vấn đề bảo
đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật quốc tế, pháp luậthình sự một số nước trên thế giới dưới góc độ so sánh; qua đó rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam về vấn đề này
Luận án Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong
tố tụng hình sự Việt Nam của Phan Thị Thanh Tâm (năm 2017) đã tìm hiểu về
khái niệm về quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổitrong TTHS; phân tích thực trạng quy định quyền và bảo đảm quyền cũng nhưthực tiễn áp dụng bảo đảm quyền đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổitrong TTHS, làm rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảođảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong TTHS Việc bảo đảmquyền bào của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong TTHS không chỉ nhằm
Trang 12bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân mà còn giúp các cơ quan tiến hành
tố tụng khắc phục được những sai sót trong quá trình thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình, đặc biệt là tình trạng oan, sai trong TTHS
Bài viết Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam của tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn Thùy Dương đã chỉ
ra quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế nói chung
và pháp luật Việt Nam nói riêng Các tác giả cho rằng: Quyền con người tronghoạt động tố tụng nói chung là một trong những mảng rất quan trọng của luậtnhân quyền quốc tế Các quyền con người trong xét xử theo pháp luật quốc tếđược cấu thành bởi hai nhóm quyền đó là: Quyền sống, tự do và an ninh cánhân; và Quyền về xét xử công bằng Các nhóm này thực chất là một báo cáođảm bảo tố tụng, một mặt nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh
dự, nhân phẩm và tự do của người khác; mặt khác, nhằm đảm bảo quá trình xét
xử được công bằng Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu cũng cho rằng: vẫn còn một
số khoảng cách giữa pháp luật nước ta và luật quốc tế Trên cơ sở đó, các tác giả
đã đề xuất 4 vấn đề nhằm tác động tích cực đến việc bảo vệ quyền con người,giảm thiểu tình trạng oan sai trong TTHS ở nước ta trong thời gian tới
Protecting the rights of juvenile offenders in Vietnamese and Victorian criminal procedure laws in compliance with United Nations Benchmark model
of juvenile justice (Bảo vệ quyền của người chưa thành niên vi phạm pháp luật
tố tụng hình sự của Việt Nam và Victoria tuân theo mô hình chuẩn của LHQ về
tư pháp cho người chưa thành niên) đã đề cập đến việc điều chỉnh khung pháp lýqua các giai đoạn lịch sử về quyền của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.Đồng thời đưa ra những đánh giá nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu trong cácquy định về quyền của người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu tổng quan và chi tiếtcác vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sựnói chung, đồng thời có những công trình nghiên cứu trực tiếp các vấn đề vềquyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong TTHS Các tác giả nghiên cứu bảo
Trang 13đảm quyền của người dưới 18 tuổi ở các khía cạnh như nghiên cứu quy địnhpháp luật, nghiên cứu áp dụng pháp luật hay nghiên cứu biện pháp này gắn vớitừng giai đoạn tố tụng, gắn với vai trò của cơ quan, người có thẩm quyền ápdụng pháp luật hoặc ở khía cạnh bảo đảm quyền con người, quyền công dân,quyền của bị cáo,…
Tuy nhiên, hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về Bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
- Việc nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn vềbảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội
- Tìm ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện BLHS năm
2015, đồng thời tìm ra những điểm đã được cải thiện sau khi Bộ luật đã đượcsửa đổi, bổ sung năm 2017
- Đề xuất các giải pháp góp phần có cái nhìn nhất quán và hoàn thiện quyđịnh pháp luật hình sự về quyết định các hình phạt, giúp bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý cũng như các quy địnhcủa pháp luật và thực tiễn áp dụng luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 về các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Đánh giá việc áp dụng các hình phạt, các biện pháp xử lý người dưới 18tuổi phạm tội trong BLHS trong thời gian qua, làm rõ những bất cập, hạn chếcủa BLHS năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 về bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
- Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữaBLHS năm 2015 và tăng cường hiệu quả áp dụng BLHS vào công tác bảo vệquyền con người
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS Việt Namnăm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Đề tài tiếp cận nghiên cứu đối tượng nghiên cứu ở ba phương diện: Phươngdiện lý luận, phương diện luật thực định và phương diện thực tiễn thực hiện phápluật của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng như các chủ thể liên quan khác
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củangười dưới 18 tuổi phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam và kinh nghiệm quốc
tế kể từ thời điểm ra đời Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và kể từkhi Việt Nam ra nhập Công ước này Nghiên cứu quy định của BLHS năm
2015, đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 để làm rõ vấn đề bảo đảm quyền tronggiai đoạn định tội danh và các mức xử phạt người dưới 18 tuổi phạm tội
- Thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực tiễn từ năm 2018 đến năm 2022
- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát nghiên cứu tại phạm vi toàn quốc
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu và giải quyết được các yêu cầu đề ra, đềtài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác-Lê-nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối quan điểmcủa Đảng ta về bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp luậthọc so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích; Phương pháp sosánh; Phương pháp tham khảo chuyên gia; Phương pháp tổng kết thực tiễn;
Trang 15Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra điển hình; Phương phápđiều tra xã hội học…
6 Những điểm mới của đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu đã làm rõ nội dung về bảo đảm quyền của người phạm tội làngười dưới 18 tuổi trong luật hình sự Việt Nam một cách khoa học
- Thông qua số liệu phong phú, có độ tin cậy cao từ việc nghiên cứu thực
tế và khảo sát về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (từnăm 2018 đến tháng 6/2022), trên cơ sở đó tìm ra những tồn tại, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế đó
- Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngbảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội là người dưới 18 tuổitrong luật hình sự Việt Nam, bao gồm 3 nhóm: Nhóm giải pháp tăng cường nhậnthức về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội trongluật hình sự Việt Nam; nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của Pháp luậthình sự về bảo đảm quyền của người phạm tội là người dưới 18 tuổi; nhóm giảipháp về tổ chức Có thể nói, đây là những đóng góp mới của nghiên cứu khihướng vào các giải pháp mang tính ứng dụng
7 Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của người phạm tội là người dưới 18 tuổi, nghiên cứu làm rõ khái niệm và nộidung bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người 18 tuổi phạm tội; phân tíchphương thức và cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội dưới
18 tuổi; phân tích một cách có hệ thống về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổiphạm tội trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới.Nghiên cứu phân tích, đánh giá khái quát về thực trạng pháp luật và thựctiễn áp dụng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạmtội trong thời gian qua, chỉ ra những bất cập trong kỹ thuật lập pháp và trong áp
Trang 16dụng pháp luật về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội làngười dưới 18 tuổi.
Xác định những nội dung cần hoàn thiện về vấn đề bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi nhằm đề xuất giải pháp tăng cường bảođảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 2015
Với những đóng góp mới về mặt khoa học nói trên, đề tài có ý nghĩa nhấtđịnh trong nghiên cứu lý luận cũng như hoạt động thực tiễn Về lý luận, kết quảnghiên cứu của đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứuchuyên sâu, tài liệu tham khảo Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài cóthể giúp các nhà lập pháp tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình
sự nói chung, hoàn thiện vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngườidưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả áp dụngtrong thực tiễn
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục cácchữ viết tắt và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Nhận thức về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người
dưới 18 tuổi phạm tội theo BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18
tuổi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
Trang 17Chương 1 NHẬN THỨC VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) 1.1 Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội
1.1.1 Khái niệm tội phạm
Tội phạm là một khái niệm pháp lý và là một khái niệm khoa học Kháiniệm này dùng để chỉ tất cả những hành vi được luật hình sự quốc gia hoặc quốc
tế xác định mà chủ thể thực hiện phải chịu chế tài nghiêm khắc nhất là hìnhphạt Khái niệm này một mặt tạo cơ sở thống nhất cho việc xác định những tộiphạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS, mặt khác trực tiếp thể hiện mộtcách rõ nét những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam
Trong quy định của BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, dongười có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyềncon người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vựckhác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật nàyphải bị xử lý hình sự
1.1.2 Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi là đối tượng được cả cộng đồng đặc biệt quan tâm bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục, theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 củaLiên Hiệp Quốc quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luậtpháp áp dụng đối với trẻ em quy định sớm hơn” Từ quy định này có thể xácđịnh người chưa thành niên, trẻ em phụ thuộc cơ bản vào luật pháp của từngquốc gia, như vậy, tiêu chí được Liên Hiệp Quốc sử dụng là độ tuổi
Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Trang 18Trên phương diện pháp lý hình sự, đối với một cá nhân, năng lực TNHSchính là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủthể của tội phạm Một cá nhân phải chịu TNHS về hành vi của mình vì cá nhân
đó có năng lực lý trí và ý chí Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hộicủa hành vi và năng lực tự chọn, thực hiện theo nhận thức của cá nhân, phùhợp với đòi hỏi của xã hội Để một cá nhân có đầy đủ năng lực lý trí và nănglực ý chí thì cá nhân đó phải trải qua qua trình sinh sống và hoạt động trong xãhội với một khoảng thời gian nhất định, tức là đạt đến một độ tuổi xác định Độtuổi chịu TNHS tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ởtừng quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử mà có những quy định khác nhau
Mặt khác, người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ vềnhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân nên việc truycứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội luôn là vấn đề quan trọng, cầnphải được nghiên cứu và quy định một cách cẩn thận
Trên cơ sở khái niệm tội phạm và những quy định tại chương XII củaBLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể hiểu khái niệm về ngườidưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18, có đủ năng lực TNHS thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quan hệ
xã hội được Luật hình sự bảo vệ
1.2 Những dấu hiệu đặc trưng của người dưới 18 tuổi phạm tội
1.2.1 Các yếu tố sinh học liên quan đến hành vi phạm tội
Nghiên cứu theo chiều dọc được tiến hành ở một số quốc gia trên khắp thếgiới – Anh, Phần Lan, Thuỵ Điển và Mỹ - đã liên tục chỉ ra rằng một số lượngnhỏ các cậu bé bắt đầu phạm tội từ sớm và tiếp tục phạm tội trong quá trình đầucủa tuổi trưởng thành Trong khi chỉ một vài trong số họ phải chịu trách nhiệmcho phần lớn các tội phạm của mình Kết quả của những nghiên cúu theo chiềudọc và của vô số các điều tra theo lát cắt cho thầy rằng trước khi họ bắt đầu
Trang 19phạm tội, những cậu bé phạm tội này khác với các bạn bè cùng lứa tuổi ở cácthông số sinh học và hành vi Gia đình của họ đối xử với họ khác với những giađình của các cậu bé không phạm tội, không đối xử xúc phạm với con mình.Nhóm các yếu tố này, cá nhân và gia đình là một trong các yếu tố dự báo vềhành vi phạm tội của người đã thành niên.
1.2.1.1 Những tổn thương nhỏ ở não
Các xét nghiệm tâm lý học thần kinh đo các chức năng nhận thức khácnhau và chỉ ra rối loạn chức năng não có thể được tổng hợp hoặc giới hạn trongmột khu vực cụ thể của não
Kiểm tra chỉ số thông minh (IQ), nếu được sử dụng với các đối tượng phùhợp là những người mà các thử nghiệm đã được phát triển và chuẩn hoá, phảnánh chất lượng của chức năng não Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cácthiếu niên phạm tội có chỉ số IQ thấp hơn các thiếu niên không phạm tội
Các tổn thương nhỏ ở não phản ánh bằng các xét nghiệm bệnh học thầnkinh và chỉ số IQ có thể là do các loại chấn thương tới não bộ trong khi mangthai hoặc thời gian đầu đời, chằng hạn như người mẹ bị ngã trong khi mang thai,ảnh hưởng của dụng cụ hỗ trợ sinh đẻ, đứa trẻ bị ngã hoặc bị đánh đập Có một
số nghiên cúu cho thấy rằng nhiều người cũng có tính khí hung hãn phạm tội đã
bị chấn thương đầu nghiêm trọng Cũng như vậy, trẻ em bị ngược đãi có nguy
cơ gia tăng tội phạm lớn, và đặc biệt là bạo lực Điều này có thể là do chấnthương liên tục ở đầu
Một dấu hiệu khác của tổn thương não ở trẻ nhỏ là sự hiện diện của độngthái bồn chồn, bốc đồng, và khó khăn trong việc chú ý Một số nghiên cứu chỉ rarằng, cậu bé ở lứa tuổi mười ba được đánh giá bới các giáo viên về ba đặc tínhnày và thường cư xử hung hãn đã có xu hướng phạm tội khá rõ ràng so vớinhững người khác Họ cũng có nhiều khả năng phạm tội khi trưởng thành
1.2.1.2 Các yếu tố nội tiết
Có một số minh chứng cho thấy các cậu bé phạm tội khi ở tuổi vị thànhniên hay khi đã trưởng thành có mức độ adrenalin thấp bất thường (Adrenaline –
Trang 20hormone này được sản xuất bởi các tuyến thượng thận trong trạng thái hưngphấn hoặc lo âu nói chung) Các trẻ em mới mức adrenaline thấp đã được đánhgiá bởi các giáo viên hung hăng và hiếu động.
Xét nghiệm bệnh học thần kinh đã liên tục phát hiện ra rằng sự suy giảmcác chức năng nói và chức năng điều hành (còn được gọi là kiểm soát nhận thức
và hệ thống trong việc tập trung giám sát, là một tập hợp các quá trình nhận thức– bao gồm cả kiểm soát việc tập trung, kiểm soát ức chế, bộ nhớ làm việc, và cảtính linh hoạt nhận thức, cũng như hợp lý, giải quyết vấn đề, và lập kế hoạch…)phân biệt những đứa trẻ mà sau này sẽ phạm tội
1.2.2 Đặc điểm tâm lý
Tâm lý của tuổi vị thành niên thường có đặc điểm là thiếu kinh nghiệmsống, hay bắt chước, dễ xúc cảm và manh động…, cho nên, nhiều khi tronghành động không có sự suy nghĩ, không biết đánh giá đúng – sai, phải – trái.Mặt khác, các em hay thích phô trương sự can đảm, anh hùng của mình mộtcách thái quá Chính vì vậy, khi bị rơi vào những điều kiện khó khăn, bất lợi củacuộc sống thì dễ bị tác động và ảnh hưởng của những người khác, dễ dẫn tới conđường phạm pháp, phạm tội
Vì các em đang ở trong quá trình phát triển nên những thiếu sót của việcgiáo dục trong gia đình, nhà trường, nơi cư trú,… có quan hệ trực tiếp tới việccác em bước vào con đường phạm tội Nói cách khác, tội phạm ở lứa tuổi vịthành niên trước hết là do “lỗ hỗng của việc giáo dục”, nó là sự biểu hiện củanhững thiếu sót trong quá trình hình thành nhân cách của các em Những thiếusót này là do hàng loạt các hiện tượng xã hội mang tính vật chất, tư tưởng, tâm
lý, sinh hoạt và tổ chức tác động, gây nên
1.2.3 Những dấu hiệu đặc trưng của người dưới 18 tuổi phạm tội
Những đặc điểm tâm lý ở tuổi vị thành niên đã quyết định đến tính đặc thù
cơ bản của động cơ và tính chất các hành vi nguy hiểm cho xã hội của các emgây ra Thực tế cho thấy những đặc thù cơ bản của tội phạm vi thành niên đó là:
Trang 21- So với tội phạm người lớn, trong nhiều trường hợp khác nhau, hậu quả màtội phạm vị thành niên gây ra ít nghiêm trọng hơn điều này không loại trừ các
em cũng phạm những tội nghiêm trọng Những tội các em thường mắc phải vàchiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm là tội trộm cắp, tội cố ý gây thương tích,tội gây rối trật tự công cộng…
- Tội phạm vị thành niên thường không có những thủ đoạn tinh vi, không có
sự chuẩn bị trước và không có sự tổ chức chặt chẽ Vì thế thường hay bị bắt quảtang hoặc sau một thời gian ngắn thì bị phát hiện, bắt giữ Hành vi phạm tội của các
em là do bộc phát, tò mò, bắt chước hoặc phản ứng lại sự tác động của môi trườngngoài xã hội
- Phần lớn các tội do các em gây ra đều mang đặc thù về lứa tuổi, từ chỗnghịch ngợm, đánh giá không đúng tình huống, muốn chứng minh sự dũng cảm,
do sĩ diện cá nhân, xích mích với bạn bè, bị xúi giục, ép buộc…
- Hành vi phạm tội của các em thường gắn liền với bạo lực Các em hay sửdụng vũ khí, phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội như dao nhọn, lê,kiếm, côn… Những hành vi bạo lực ở các em là do tác động và ảnh hưởng củacác băng hình lưu hành ngoài xã hội
- Các em phạm tội phần lớn khi thực hiện hành vi dưới dạng băng, ổ, nhóm(trừ một số ít em có hành động đơn lẻ) Tuy nhiên sự liên kết của các em trongnhóm thường không bền vững, không được tổ chức chặt chẽ như những băngnhóm tội phạm người lớn
1.2.4 Nguyên nhân người dưới 18 tuổi phạm tội
Về nguyên nhân của người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể khái quát thành hailoại nguyên nhân cơ bản đó là: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.Hay nói cách khác là những nguyên nhân tác động từ môi trường sống (gia đình, nhàtrường, xã hội) và những nguyên nhân tâm lý từ bản thân các em phạm tội
1.2.4.1 Nguyên nhân tâm lý
- Thứ nhất, do sự lười học, học kém, ham chơi của các em Khi các em đã có
tâm lý chán nản, thậm chí muốn bỏ học thì dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau Các em
Trang 22bị thu hút bởi các tệ nạn xã hội, thú vui chơi không lành mạnh Vì vậy, các em phạmpháp, phạm tội phần nhiều là có trình độ học vấn thấp, thậm chí mù chữ.
- Thứ hai, các em phạm pháp, phạm tội đều là những em có thói quen
xấu như nghiện thuốc lá, thích bia rượu, thích xem phim kích động tình dục,bạo lực, nghiện ma tuý,… Những thói quen xấu đó ảnh hưởng đến tâm lý và
từ đó chi phối hành động, các em chưa nhận thức được hành động của mình làsai trái, phạm tội nghiêm trọng
- Thứ ba, các em phạm tội cũng thường là những em hay gây gổ đánh
nhau, côn đồ, liều lĩnh Nhiều em còn coi những hành vi côn đồ, liều lĩnh củamình là “đức tính dũng cảm” Các ổ nhóm tự phát các em lập nên vì mục đích
vụ lợi cá nhân, đánh nhau có tổ chức
- Thứ tư, nhìn chung các em phạm tội đều có tính tham lam, ích kỷ, tư
tưởng dựa dẫm, lười lao động Một số khác thì vô tổ chức, vô kỷ luật, coithường kỷ cương, không tuân thủ pháp luật và thích ăn chơi đua đòi Tình trạngmột số bộ phận giới trẻ đang vướng vào tình trạng như vậy, khi gia đình quáchiều chuộng dẫn đến thói ỷ lại, thích chơi bời, không vừa ý mình thì dễ cónhững hành động tiêu cực, phạm pháp
- Thứ năm, nhiều em do tác động của cơ chế thị trường đã sớm chạy theo
đồng tiền, thích tiêu tiền, từ đó dẫn tới bỏ học, lang thang ra thành phố kiếm tiền
và đi theo vào con đường phạm pháp, phạm tội Rơi vào tình trạng quẫn bách,không có tiền tiêu và không kiếm được ra tiền, các em bị những cám dỗ làm saitrái hành vi, dẫn đến vi phạm pháp luật
1.2.4.2 Nguyên nhân tác động từ môi trường sống
Thứ nhất, môi trường gia đình
Gia đình có tầm ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhântrong thời kỳ thơ ấu Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi(bao gồm cả hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình
mà nó có dịp quan sát Do đó, có thể kể đến một số nhân tố tác động đến việchình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân sau đây:
Trang 23- Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái pháttriển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội Khi pháthiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ,không quan tâm, thậm chí còn dung túng.
- Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục concái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ
- Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạmtội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sốngquá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặcđứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại
- Cha và (hoặc) mẹ có lối sống tham lam, dạy con lối sống thực dụng, thậmchí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội
- Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha
và (hoặc) mẹ ngoại tình bỏ bê gia đình, con cái; đứa trẻ lớn lên trong môi trườngthiếu cả cha và mẹ hoặc thiếu cha (thiếu mẹ); trong gia đình có nhiều thành viên
ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược…
Thứ hai, môi trường trường học
Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khátkhám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của
cá nhân dần mở rộng phạm vi sang môi trường khác trong đó có môi trườngtrường học Do đó, nếu sống trong môi trường học tồn tại nhiều nhân tố khônglành mạnh thì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhâncách lệch lạc của cá nhân Những nhân tố không lành mạnh có thể kể đến như:
- Kỷ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lý những biểu hiện saitrái trong học sinh (hoặc sinh viên) chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cựctrong nhà trường có nguy cơ lan rộng Điều này có thể ảnh hưởng đến việc suygiảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làmcho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lỗi kéo tham gia vào các hoạt độngtiêu cực, không lành mạnh
Trang 24- Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi,đua đòi, hau bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xãhội…) Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dầndần bị ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu củanhững đối tượng này như thường xuyên bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo, bỏ nhà
đi hoang, ham ăn nhậu chơi bời… và dần đi vào con đường phạm tội
- Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lốisống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôikéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như: cóhành vi dụ dỗ học sinh nữ quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các
em môi giới mại dâm…
Thứ ba, môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn, mọingười biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoànhhành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhànước thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việchình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân
Ngược lại, nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cựcnhư: mọi người sống thờ ơ, không quan tâm đến nhau, có nhiều người sống bêtha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau, thậm chí sa đà vào ma tuý,mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ cao lôikéo, tác động vào những con người không bản lĩnh, không vững vàng sa ngãtrước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng đến việchình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân
1.3 Lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
1.3.1 Khái niệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
Hiểu theo nghĩa phổ thông, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội côngnhận cho được hưởng, được làm của mỗi chủ thể Do đó, nếu xét ở khía cạnh xã
Trang 25hội thì thuật ngữ “quyền” có thể hiểu là những việc mà tất cả mọi người, khôngphân biệt giới tính, địa vị xã hội… đều được phép thực hiện, hưởng thụ màkhông ai có thể ngăn cản, hạn chế, là cái mà con người ta có và được quyết định
sử dụng hoặc không sử dụng nó, không có giá trị bắt buộc Trong khoa học pháp
lý, quyền là khả năng được tự do lựa chọn hành động, khả năng này do Hiếnpháp và pháp luật ghi nhận
Các quyền của chủ thể được pháp luật bảo vệ cũng như có các biện phápcưỡng chế nếu chủ thể pháp luật không thực hiện hoặc vi phạm Điều này có nghĩa,quyền là một khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và bảođảm thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, theo đó các cơ quan, tổ chức, cánhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi một việc, vấn đề nào đó mà không ai cóquyền ngăn cản, hạn chế
Vì vậy, dưới góc độ thuật ngữ về mặt pháp lý thì bảo đảm quyền con ngườitrong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chính là bằngnhững cách thức, biện pháp nào đó để quyền của người dưới 18 tuổi phạm tộiđược chắc chắn thực hiện trên thực tế Trong thực tiễn thì quyền của người dưới
18 tuổi phạm tội chính là quyền mà pháp luật trao cho họ trong hoạt động xét xửcác vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng để bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình
Đối với thuật ngữ “bảo đảm”, theo Từ điển Tiếng Việt, bảo đảm có nghĩa
là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gìcần thiết” Trong đời sống xã hội, thuật ngữ bảo đảm thường được hiểu có nghĩa
là làm một công việc, một vấn đề nào có thể được thực thi trong thực tế, bảođảm là cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó
Bảo đảm thường được đặt ra đối với việc xác lập hay thực hiện các quyền,nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể nào đó vàđược quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Do đó, vấn đề đảm bảoquyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước theo các nguyêntắc được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về nhân quyền quốc tế và
Trang 26hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Thông qua đó, các cơ quan Nhànước có thẩm quyền, những người thực thi pháp luật trong quá trình tiến hành tốtụng áp dụng vào công tác điều tra, xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là trong quyếtđịnh hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; đồng thời, phải áp dụng cácbiện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm tôn trọng và bảo đảm thựchiện quyền con người nói chung, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong quátrình xét xử các vụ án hình sự nói riêng.
Trong quyết định hình phạt đối với các vụ án mà người phạm tội là ngườidưới 18 tuổi thì việc bảo đảm quyền con người là tạo mọi điều kiện tốt nhất đểngười dưới 18 tuổi được hưởng các quyền và lợi ích từ những cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý trên thực tế để người phạm tội có khảnăng chứng minh, làm rõ những vấn đề quyền và lợi ích có liên quan đến hành
vi phạm tội Bên cạnh đó, việc bảo đảm và thực thi quyền con người trong quyếtđịnh hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phụ thuộc vào các yếu tốkhác nhau, trong đó, các quy định của pháp luật, hoạt động của cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trình độ hiểu biết của người dưới 18 tuổiphạm tội là những yếu tố có tính chất quyết định đến việc bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình xét xử vụ án
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội chính là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phù hợp và tạo mọi điều kiện, tiền đề cần thiết theo quy định của pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình và để cho các quyền đó được thực hiện trên thực tế.
1.3.2 Nội dung bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, bị cáo là người dưới 18 tuổi sẽ cómột số quyền năng nhất định theo quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình Nội dung bảo đảm quyền, lợi
Trang 27ích hợp pháp của con người trong xét xử các vụ án hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật về quyềnnăng pháp lý của người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng và có đầy đủ cơ hộithực hiện được trên thực tế Đây là hoạt động có mục đích nhằm làm cho cácquy định của pháp luật đi vào thực tiễn, hình thành những hành vi xử sự thực tếcủa các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự.Theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đã cónhững thay đổi, bổ sung về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó thuhẹp phạm vi các đối tượng phạm tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổiphải chịu TNHS, đồng thời quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18tuổi phạm tội theo những quy định của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ
em đó là thực hiện nguyên tắc đảm bảo “những lợi ích tốt nhất cho trẻ em phải
là mối bận tâm hàng đầu” Với những định hướng đó, BLHS năm 2015 đã cónhững sửa đổi các quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổiphạm tội như: tăng cường áp dụng các chế tài không tước quyền tự do; thay đổicách thức tính khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
Kế thừa các quy định trước đây của BLHS thì người từ đủ 14 tuổi trở lênphải chịu TNHS Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, BLHS phân loại ra hainhóm để có chính sách hình sự khác nhau, đó là nhóm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16tuổi và nhóm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 không sửa đổi về phạm vichịu TNHS của người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng có sửa đổi lớn về phạm vichịu TNHS đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Cụ thể, thay vì phảichịu TNHS về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với bất kỳ tộidanh nào thì với quy định mới, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịuTNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
Trang 28tại một trong 28 điều, đó là các điều: 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,
168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của BLHS năm 2015
Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng sửa đổi phạm vi chịu trách nhiệm củangười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội theo hướng thu hẹp hơn,
cụ thể, họ chỉ phải chịu TNHS nếu chuẩn bị phạm tội thuộc một trong 2 tội danh
đó là: giết người (Điều 123) và cướp tài sản (Điều 168)
- Thứ hai, về các biện pháp giám sát, giáo dục
Nếu như BLHS 1999 chỉ quy định chung chung rằng người chưa thànhniên phạm tội được miễn TNHS thì sẽ có gia đình hoặc cơ quan, tổ chức giámsát, giáo dục Thì BLHS 2015 đã bổ sung một số biện pháp giám sát, giáo dụcđối với người chưa thành niên được miễn TNHS là: biện pháp khiển trách (Điều93), hòa giải tại cộng đồng (Điều 94) và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều95) Đây là những quy định cụ thể nhằm đưa việc giáo dục, nâng cao nhận thứcđối với người phạm tội đi vào thực tế và có hiệu quả
Ngoài ra, BLHS 2015 bỏ đi biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấntheo quy định của BLHS năm 1999 (do đã có các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thểnêu trên) và chỉ giữ lại 1 biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niênphạm tội, đó là biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96)
- Thứ ba, về hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Theo quy định tại Điều 98 BLHS năm 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017)quy định: Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạtsau đây đối với mỗi tội phạm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù
có thời hạn
+ Điều 99 BLHS năm 2015 quy định: phạt tiền được áp dụng là hình phạtchính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhậphoặc có tài sản riêng và mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi phạm tội không quá 1 phần 2 mức tiền phạt điều luật quy định
Trang 29+ Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 100 –BLHS thì người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng khi: đối với người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi thì loại tội phạm mà họ vi phạm là tội ít nghiêm trọng, tộinghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý; đối với người từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi thì loại tội phạm mà họ vi phạm là tội rất nghiêm trọng Hìnhphạt cải tạo không giam giữ không chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi mà còn áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Đối với hình phạt tù có thời hạn Theo quy định tại khoản 6, Điều 91- BLHSnăm 2015 thì: “khi xử tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội đượchưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tộitương ứng và với thời gian thích ứng ngắn nhất”, đồng thời khoản 2, Điều 38 BLHSnăm 2015 quy định “ không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tộilần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi vô ý và có nơi cư trú rõ ràng” Đây là nhữngquy định mới của BLHS năm 2015 về quy tắc xử phạt tù đối với người dưới 18 tuổiphạm tội, do đó xác định phạm vi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ngườidưới 18 tuổi đã được thu hẹp hơn
+ Về quyết định hình phạt trong trường hợp “chuẩn bị phạm tội” được quyđịnh: mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thấp hơn so với BLHSnăm 1999 và được phân hóa theo từng độ tuổi Theo quy định tại khoản 2, Điều
102 – BLHS năm 2015 thì:
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn
bị phạm tội không quá 1 phần 3 mức hình phạt quy định trong khung hình phạtđối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong Điều luật được áp dụng Mức hình phạtcao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội khôngquá 1 phần 2 mức hình phạt quy định trong khung hình phạt đối với hành vichuẩn bị phạm tội trong Điều luật được áp dụng
+ Về quyết định hình phạt trong trường hợp “phạm tội chưa đạt” đối vớingười dưới 18 tuổi quy định tại khoản 3, Điều 102 – BLHS năm 2015 quy định:
Trang 30Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạmtội chưa đạt không quá 1 phần 3 mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều
101 của Bộ luật này Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá 1 phần 2 mức hình phạt quyđịnh tại Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này
+ Về quyết định hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiềutội, tại khoản 1, Điều 103 – BLHS năm 2015 quy định:
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ: mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá 3 năm Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn: mức hình phạtcao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổikhi phạm tội
Ngoài ra tại khoản 2, Điều 103 – BLHS năm 2015 đã phân hóa mức hìnhphạt theo từng độ tuổi khi phạm tội, theo đó:
Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó
đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thựchiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt caonhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điềunày; nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ
16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ
16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối vớingười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi,
có tội được thực hiện sau 18 tuổi, thì việc tỏng hợp hình phạt áp dụng theo quyđịnh tại khoản 3, Điều 103 – BLHS năm 2015, đó là:
Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã
đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người
đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trởlên phạm tội
Trang 31+ Về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với người dưới 18 tuổi phạmtội Tại Điều 104 BLHS năm 2015 quy định:
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hànhmột bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này,được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật này Hình phạtchung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của
Bộ luật này
Như vậy, BLHS năm 2015 đã thu hẹp phạm vi tội phạm đối với nhữngngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS Theo quy định của BLHSnăm 2015 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về các hành
vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh đượcliệt kê tại Khoản 2, Điều 12 – BLHS năm 2015 Đối với những trường hợp phạmtội thuộc loại tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng chỉ nên áp dụng các biệnpháp xử lý như giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hòa giải tại cộng đồng, khiểntrách; xử lý hành chính giúp cho các em có điều kiện tiếp tục học tập, rèn luyện
và phát triển, định hướng bản thân trở thành người có ích cho xã hội
- Thứ tư, về việc xóa án tích
Nhìn chung những quy định liên quan đến xóa án tích đối với người dưới
18 tuổi bị kết án trong BLHS năm 2015 được quy định theo hướng có lợi hơn,thể hiện được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích,giúp người phạm tội tích cực cải tạo tốt, chấp hành tốt pháp luật, sớm tái hòanhập cộng đồng để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình
BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi không bị coi là có án tích đối vớingười chưa thành niên phạm tội: ngoài trường hợp bị áp dụng biện pháp tư pháp,người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong mọi trườnghợp hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêmtrọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý cũngkhông bị coi là có án tích
Trang 32Sửa đổi quy định thời hạn xóa án tích đối với người chưa thành niên bị kếtán: Nếu như BLHS năm 1999 quy định thời hạn để xóa án tích đối với ngườichưa thành niên là một phần hai thời hạn xóa án tích của người đã thành niên,thì BLHS năm 2015 quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tộiphạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đươngnhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạtchính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiệnhành vi phạm tội mới.
Việc xác định thời hạn 03 năm này không phụ thuộc vào hình phạt chính đãtuyên và theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015 thì mọi trườnghợp có án tích đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án đều thuộctrường hợp đương nhiên được xóa án tích chứ không có trường hợp xóa án tíchtheo quyết định của Tòa án Thời hạn xóa án tích được tính từ khi chấp hànhxong hình phạt chính hoặc khi hết thời hiệu thi hành bản án Đây là quy địnhmới về cách tính thời hạn xóa án tích trong BLHS năm 2015 vì theo quy địnhBLHS năm 1999 thì thời hạn xóa án tích được tính khi người phạm tội chấphành xong bản án
Ngoài ra, theo quy định mới, không còn việc Tòa án cấp giấy chứng nhậnxóa án tích cho người được đương nhiên xóa án tích, mà giao trách nhiệm cho
cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải cập nhật thông tin về tình hình
Trang 33người phạm tội để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tộidưới 18 tuổi.
Đối với người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên có sự phát triển chưađầy đủ về thể chất và tinh thần, được xếp vào một trong các nhóm đối tượng dễtổn thương về quyền con người, đó là các cộng đồng, nhóm người có vị thế vềchính trị, kinh tế, xã hội thấp hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quênhay bị vi phạm quyền Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với nhữngnhóm, cộng đồng người khác Trong số các nhóm dễ bị tổn thương gồm có:người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, người lao động di trú, người thiểu số
Vì vậy, các đối tượng này cần được Nhà nước bảo hộ và xã hội đặc biệt quantâm kể cả với hai tư cách có thể là chủ thể của tội phạm hay là đối tượng tác độngcủa tội phạm Với tư cách là chủ thể của tội phạm, họ vẫn không tránh khỏi việcphải chịu TNHS và bị trừng phạt của pháp luật về tội mà người đó đã phạm trên cơ
sở quy định của pháp luật Tuy nhiên, do tính chất dễ tổn thương về quyền conngười của chủ thể này nên trong trường hợp nếu họ bị áp dụng chế tài hình sự sẽchịu thiệt hại và gánh chịu hậu quả khắc nghiệt hơn so với người thành niên trongnhững trường hợp tương tự
Cho nên, pháp luật quốc tế và pháp luật ở các quốc gia đặt ra nhiều yêucầu, chuẩn mực riêng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động ápdụng các chế tài hình sự đối với người dưới 18 tuổi nói chung, việc quyết địnhhình phạt đối với chủ thể này nói riêng Bởi vì khi họ đã phạm tội, phải chịuTNHS thì việc bảo đảm cho đối tượng này được hưởng chính sách hình sự nhânđạo và đặc thù cũng như cơ chế bảo đảm quyền con người trong việc quyết địnhhình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là cần thiết, đồng thời có ý nghĩagiáo dục, phòng ngừa là chính
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năngnhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức
về tính chất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế; ngay đối với người cùng độ
Trang 34tuổi, không phải người nào cũng có khả năng nhận thức như nhau, người ở thànhphố nhận thức khác người ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa caonhận thức khác người có trình độ văn hóa thấp…
Tại khoản 3, Điều 91 quy định: “Việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổiphạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm vềnhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêucầu của việc phòng ngừa tội phạm”
Đặc biệt, việc xử lý chuyển hướng, không truy cứu TNHS, không áp dụnghình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được BLHS đề xuất là biện pháp
ưu tiên lựa chọn hàng đầu Cụ thể, khoản 2 Điều 91–BLHS năm 2015 đã xácđịnh những điều kiện để miễn TNHS cho người dưới 18 tuổi phạm tội Theo đó,nếu người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắcphục phần lớn hậu quả của tội phạm và tội mà họ phạm phải không thuộc loạirất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không thuộc các tội cố ý xâm phạmtính mạng, sức khỏe người khác, tội hiếp dâm, tội phạm về ma túy hoặc họ làngười đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án thì sẽ được miễn TNHS.Đặc biệt, trong trường hợp miễn TNHS cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cơquan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát,giáo dục như: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn Việc áp dụng một trong các biện pháp này phải được sự đồng ýcủa dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ
Trong trường hợp xét thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội,
do nhân thân và môi trường sống của người dưới 18 tuổi phạm tội mà cần đưangười đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ thì Tòa án có thể áp dụngbiện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong thời hạn từ 01 đến 02 năm đốivới họ Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tách người dưới 18 tuổi phạmtội ra khỏi môi trường sống bình thường của họ, buộc họ phải học tập, học nghề,lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục có kỷ luật chặt chẽ của nhà trường.Tòa án sẽ chỉ áp dụng hình phạt đối với những người này trong trường hợp việc
Trang 35áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục nêu trên không bảo đảm hiệu quả giáo dục,phòng ngừa tội phạm Tuy nhiên, trong trường hợp phải áp dụng hình phạt đốivới người dưới 18 tuổi phạm tội, BLHS năm 2015 loại bỏ các hình phạt đặc biệt
hà khắc, hạn chế áp dụng hình phạt tù và áp dụng mức phạt thấp hơn so vớingười thành niên phạm tội
Như vậy, tất cả các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tộitrong BLHS năm 2015 đều phải có mức nhẹ hơn áp dụng đối với người đã thànhniên phạm tội tương ứng và đặt ra giới hạn cụ thể của mức nhẹ hơn đó TheoĐiều 99 và Điều 100 – BLHS năm 2015, khi áp dụng các hình phạt phạt tiền, cảitạo không giam giữ, Tòa án chỉ được quyết định một mức phạt, thời hạn phạtkhông quá một phần hai so với mức, thời hạn quy định đối với tội phạm đó(mức, thời hạn áp dụng cho người đã thành niên phạm tội Tóm lại, các quy định
áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS Việt Nam hiệnnay thể hiện quan điểm đối xử đặc biệt khoan hồng với chủ thể này và hoàn toànđáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền trong việc xử lý về hình sựđối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có việc quyết định hình phạt Hiệulực áp dụng ưu tiên đó đã được quy định tại Điều 90 – BLHS năm 2015: “Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu TNHS theo những quy địnhcủa Chương này (Chương XII); theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộluật này không trái với quy định của Chương này” Vì vậy, để bảo đảm lợi íchtốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội trong việc quyết định hình phạt đối với
họ, chính sách hình sự riêng tại Chương XII BLHS năm 2015 hiện hành là căn
cứ trực tiếp để quyết định hình phạt đối với họ, các quy định khác của BLHS chỉđược áp dụng trên cơ sở không trái với các quy định của chương này
Cơ chế đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tộiđược quy định tại Điều 91 BLHS 2015 với 07 nguyên tắc xử lý đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có nguyên tắc chung, có nguyên tắc miễnTNHS, có nguyên tắc quyết định hình phạt được quy định tại Điều 91 BLHS
2015 và phân tích nội dung các nguyên tắc này
Trang 36- Một là, nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm
lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xãhội (khoản 1 Điều 91 BLHS 2015)
Nguyên tắc này không chỉ BLHS 2015 mới nêu, mà ngay từ BLHS 1985 đãnêu nhưng trên thực tế không phải lúc nào các cơ quan tiến hành tố tụng vàngười tiến hành tố tụng cũng quán triệt nguyên tắc này
Bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡngười dưới 18 tuổi phạm tội là trong mọi tình huống, mọi trường hợp cơ quantiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện và áp dụngcác biện pháp phi trừng trị đối với họ
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năngnhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm
Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử phải xácđịnh độ tuổi của người phạm tội Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tínhchất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế; ngay đối với người cùng độ tuổi,không phải người nào cũng có khả năng nhận thức như nhau, người ở thành phốnhận thức khác người ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa cao nhậnthức khác người có trình độ văn hóa thấp…
Nội dung quan trọng của nguyên tắc này còn đòi hỏi cơ quan tiến hành tốtụng phải xác định nguyên nhân và điều kiện khiến người dưới 18 tuổi thực hiệnhành vi phạm tội
Yêu cầu của nguyên tắc này là giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạmtội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xãhội Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiệnsao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị
- Hai là, nguyên tắc người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả,
Trang 37nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS 2015, thì có thể đượcmiễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tạiMục 2 Chương XII BLHS 2015 (khoản 2 Điều 91 BLHS 2015)
Điều 29 BLHS 2015 là trường hợp được miễn hoặc có thể được miễn TNHS đốivới bất cứ người nào không phân biệt người dưới 18 tuổi hay trên 18 tuổi Tuy nhiên,đối với người dưới 18 tuổi thì việc miễn TNHS ngoài các quy định tại Điều 29 củaBLHS 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng còn phải căn cứ vào quy định tại khoản 2Điều 91 BLHS 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Các trường hợp mà người dưới 18 tuổi có thể được miễn TNHS gồm:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tộinghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội "Cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác"); Điều 141 (tội "Hiếpdâm"); Điều 171 (tội "Cướp giật tài sản"); Điều 248 (tội "Sản xuất trái phép chất
ma túy"); Điều 249 (tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy"); Điều 250 (tội "Vậnchuyển trái phép chất ma túy"); Điều 251 (tội "Mua bán trái phép chất ma túy");Điều 252 (tội "Chiếm đoạt chất ma túy") của BLHS 2015;
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ýquy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS 2015, trừ trường hợp quy định tại Điều
123 (tội "Giết người"); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội "Cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác"); Điều 141 (tội
"Hiếp dâm"), Điều 142 (tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi"); Điều 144 (tội
"Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi"); Điều 150 (tội "Mua bánngười"); Điều 151 (tội "Mua bán người dưới 16 tuổi"); Điều 168 (tội "Cướp tàisản"); Điều 171 (tội "Cướp giật tài sản"); Điều 248 (tội "Sản xuất trái phép chất
ma túy"); Điều 249 (tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy"); Điều 250 (tội "Vậnchuyển trái phép chất ma túy"); Điều 251 (tội "Mua bán trái phép chất ma túy");Điều 252 (tội "Chiếm đoạt chất ma túy") của BLHS 2015;
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kểtrong vụ án
Trang 38- Ba là, nguyên tắc việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của
họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việcphòng ngừa tội phạm (khoản 3 Điều 91 BLHS 2015)
Đây là nguyên tắc đã được quy định từ BLHS năm 1985 nhưng trên thực tế
ít được các cơ quan tiến hành tố tụng quán triệt đầy đủ Một mặt do nhận thức,mặt khác do không có hướng dẫn cụ thể và tình hình tội phạm đối với ngườidưới 18 tuổi thực hiện ngày một gia tăng ở nước ta nên nguyên tắc này phần nào
bị xem nhẹ Đã có lúc trên nghị trường cũng có đại biểu lo lắng khi BLHS 2015quy định nương nhẹ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhất là trong điều kiệnhiện nay tình hình tội phạm đối với người chưa thành niên gia tăng và ngày càngnghiêm trọng Tuy nhiên, quan điểm nhất quán, chủ đạo và thể hiện chính sáchhình sự của nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội nên BLHS 2015 vẫnquy định nguyên tắc này đối với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội
- Bốn là, nguyên tắc khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS và áp dụng một trong cácbiện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dụctại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa (khoản 4Điều 91 BLHS 2015)
Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi các tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS hoặc áp dụng mộttrong các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nhưng không có hiệu quả.Như vậy, trước khi tòa án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải
áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước Tuy nhiên, trên thực tế tòa
án chỉ cân nhắc và xem xét tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thânngười phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với người dưới 18tuổi phạm tội để quyết định có áp dụng hình phạt hay không? Nếu xét thấykhông cần áp dụng hình phạt thì mới áp dụng các biện pháp pháp giáo dục tạitrường giáo dưỡng
Trang 39- Năm là, nguyên tắc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội (khoản 5 Điều 91 BLHS 2015)
Đây là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đốivới người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định từ BLHS 1985 và được nhắc lạitại BLHS 1999 và BLHS 2015, thể hiện thái độ của Nhà nước ta dứt khoátkhông áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người dưới 18 tuổiphạm tội; quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đíchcủa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Sáu là, nguyên tắc “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục kháckhông có tác dụng răn đe, phòng ngừa Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho ngườidưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người
đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất” (khoản
6 Điều 91 BLHS 2015)
Đây cũng là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hìnhphạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Nội dung của nguyên tắc này cũngtương tự như nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 91 Tuy nhiên, đây là căn cứ
áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
BLHS không chỉ hạn chế việc áp dụng hình phạt tù mà còn quy định,không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Bảy là, nguyên tắc án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không
tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (khoản 7 Điều 91 BLHS 2015).Việc không quy định đối với người chưa đủ 16 tuổi bị coi là tái phạm hoặctái phạm nguy hiểm cũng là thể hiện nguyên tắc không coi việc trừng trị là mụcđích đối với người chưa đủ 16 tuổi, không thành kiến đối với người dưới 16 tuổi
và tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường, định hướng phát triển bảnthân theo hướng có ích cho xã hội
Trang 401.4 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong lịch sử pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới
1.4.1 Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội bằng việc ban hành văn bản pháp luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên
Hiện nay, ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng,vấn đề bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội đang ngày càng đượcchú trọng nhằm bảo đảm các em được đối xử một cách công bằng, tạo cơ hội
và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, tránh mắc phảinhững sai phạm tương tự trong tương lai
Trong pháp luật quốc tế, quyền của trẻ em nói chung và quyền của ngườidưới 18 tuổi phạm tội nói riêng được quy định tại Công ước về quyền trẻ em(United Nations Convention on the rights of the child) được Liên hợp quốcthông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 02/9/1990 (đã được Việt Namphê chuẩn vào năm 1990) Điều 40 của Công ước yêu cầu các quốc gia thànhviên phải thúc đẩy việc thành lập một hệ thống tư pháp người dưới 18 tuổi riêng
và đặc biệt là ban hành các đạo luật quy định riêng cho người dưới 18 tuổi viphạm pháp luật hình sự Bên cạnh Công ước có tính ràng buộc, tập hợp các quytắc, hướng dẫn đã được cộng đồng quốc tế thông qua cũng quy định chi tiết việc
áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi, ví dụ như: (i) Quy tắc chuẩn tốithiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người dưới 18 tuổi (Quy tắc BắcKinh) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết ngày29/10/1985; (ii) Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về phòng ngừa viphạm pháp luật của người dưới 18 tuổi, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thôngqua theo Nghị quyết ngày 14/12/1990 (hướng dẫn Riyadh); (iii) Quy tắc chuẩntối thiểu của Liên hợp quốc về các biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo)ngày 14/12/1990 Các văn bản này đều quy định các quốc gia thành viên phảixây dựng luật lệ chuyên biệt áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội Hơn thếnữa, những luật lệ, quy định đặc biệt này phải đảm bảo rằng người dưới 18 tuổiđược đối xử bằng lòng tôn trọng, phẩm giá và giá trị con người