Tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" được quy định tại Điều 255, Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội có dấu hiệu tổ chức để người khác sử dụng ma tuý với nhiều mục... Về nghề nghiệp N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP TUẦN 3
Môn học: Tội phạm học
Đề bài : Nghiên cứu 80 bản án, phân tích, đánh giá và đưa ra biện pháp phòng chống tội phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy” (Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
MỤC LỤC
1/ Độ tuổi, nghề nghiệp 1
2/ Giới tính tội phạm: 3
3/ Trình độ văn hóa 3
4/ Tiền án, tiền sự: 4
5/ Dân tộc tôn giáo 5
6/ Tình huống phạm tội 7
7 Biện pháp ngăn chặn 8
a Tăng cường giáo dục và nhận thức pháp luật 8
b Hỗ trợ kinh tế và nghề nghiệp 8
c Kiểm soát và giám sát chặt chẽ 8
d Tăng cường pháp chế và xử lý nghiêm minh 8
Trang 2e Phát triển môi trường sống lành mạnh 8
f Huy động sức mạnh cộng đồng 9
g Sử dụng công nghệ và dữ liệu 9
h Chăm lo đặc biệt cho các nhóm yếu thế 9
8/ KẾT LUẬN: 9
1/ Độ tuổi, nghề nghiệp
Về độ tuổi phạm tội
Độ tuổi Số vụ Tỉ lệ phần trăm
Đánh giá:
Dựa vào bảng số liệu, độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi và từ 30 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ
đa số, cụ thể là 57.5% và 60% đặc điểm của độ tuổi này là độ tuổi lao động, ở độ tuổi này có đầy đủ năng lực tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhưng vẫn còn trẻ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường dẫn đến không hiểu rõ về tác hại của ma tuý, cũng như dễ bị lôi kéo xúi giục Tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" được quy định tại Điều 255, Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội có dấu hiệu tổ chức để người khác sử dụng ma tuý với nhiều mục
Trang 3đích khác nhau Trong xã hội ngày nay, với độ tuổi lao động, áp lực về kinh tế xảy ra thường xuyên, họ tổ chức, lôi kéo bạn bè để sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm thu lợi nhuận và thoả thích nhu cầu của chính bản thân mình
Bên cạnh đó, đối với các độ tuổi khác, do yếu tố tác động của môi trường xung quanh, chưa nhận thức được đầy đủ được tác hại cũng như quy định pháp luật về ma tuý Chính những lý do trên nên tình trạng tổ chức sử dụng trái phép chất tuý ngày càng diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và phức tạp hơn
Về nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lượng tội phạm Tỉ lệ phần trăm
Đánh giá:
Dựa vào bảng số liệu, ta có thể thấy tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý xảy ra phức tạp ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó lao động tự do chiếm tỷ lệ
Trang 4cao nhất 46%, tiếp đến là không nghề nghiệp với 23% và các ngành nghề khác Người làm việc lao động tự do chiếm tỷ lệ phạm tội cao vì môi trường làm việc của họ thay đổi liên tục, tiếp xúc với nhiều đối tượng và có thể bị lôi kéo để thực hiện hành vi phạm tội
Bên cạnh đó, người không có nghề nghiệp là người vô công rỗi nghề, thích ăn chơi hưởng thụ, không chịu lao động vì muốn chứng minh bản thân mà rủ rê người khác sử dụng ma tuý dẫn đến hành vi phạm tội Những người không có nghề nghiệp thường tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, tâm lý không vững, dễ bị lôi kéo để thực hiện hành vi phạm tội Qua bảng số liệu trên, nhận thấy rằng, bất kể ở ngành nghề nào, đối tượng cũng có thể thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
2/ Giới tính tội phạm:
Giới tính Số lượng tội phạm (Người) Tỷ lệ phần trăm (%)
Đánh giá:
Từ việc phân tích 80 bản án nhóm rút ra một số nhận xét như sau:
Tội phạm thuộc tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xuất hiện ở cả hai giới tính (nam và nữ). Tuy vậy, tỉ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch rõ ràng:
Tội phạm mang giới tính nam chiếm khoảng 84,03%;
Tội phạm mang giới tính nữ chiếm khoảng 14,29%
Từ tỉ lệ trên vẫn chưa thể khẳng định được sự tội phạm vi phạm tội này đa số sẽ thuộc giới tính nào bởi vì khả năng phạm tội còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh xã hội (Môi trường sống, gia đình, bạn bè, ) và yếu tố bên trong của chính người phạm tội đó chính là tâm lý (tò mò, căng thẳng, ), trình độ học vấn,
3/ Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa Số lượng tội phạm phạm tội Tỉ lệ Phần trăm
Trang 54 2 1,7%
Đánh giá:
Trình độ văn hóa hay còn được hiểu là trình độ học tập của người phạm tội Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi xem xét về hành vi phạm tội đối với người phạm tội Bởi lẽ, trong trường hợp trình độ văn hóa thấp kém, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật thường sẽ bị hạn chế dẫn đến việc người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm mà không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra nghiêm trọng
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy trình độ văn hóa của Tội tổ chức sử dụng ma túy tại Điều 255 Bộ luật hình sự như sau : Chiếm tỉ lệ cao nhất khi phạm tội là trình độ văn hóa 12/12 đạt tỉ lệ 27,3%; thấp nhất trình độ văn hóa 0/12 và 3/12 đạt tỷ lệ 0,8% Hơn hết cả, nhóm tỉ lệ dưới 12/12 cộng tổng đạt số lượng khá lớn chiếm tỉ lệ hơn 70% là người phạm tội phạm tội khi trình độ văn hóa chưa đạt hết trình độ yêu cầu
Trình độ văn hóa là một trong những vấn đề tác động rất lớn đến tội phạm bên cạnh các nguyên nhân khác đi kèm Các cá nhân có được nhận thức khách quan đúng đắn, hiểu biết về pháp luật và đạo đức con người sẽ có những cách hành xử khác để phù hợp với đạo đức xã hội Nhìn qua bảng thống kê, xác suất một vụ người đạt trình độ văn hóa Đại học phạm tội là rất ít, có thể không có trong số lượng bản án nhóm tìm kiếm Nhưng số lượng tội phạm trình độ văn hóa dưới 12/12 chiếm khoảng 70% một tỷ lệ khá lớn Vậy nên, trình độ văn hóa hiểu biết của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng phạm tội của họ trên thực tế cùng các yếu tố khách quan khác
Trang 64/ Tiền án, tiền sự:
Tiền án, tiền sự Số vụ Tỉ lệ Không có tiền án, tiền sự 63/80 78.75%
Chỉ có tiền án 9/80 11.25%
Chỉ có tiền sự 7/80 8.75%
Vừa có tiền án, vừa có tiền sự 1/80 1.25%
Đánh giá:
Dựa trên bảng số liệu, ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ người phạm tội không có tiền án,
tiền sự đối với tội "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" chiếm 78.75% (63/80 vụ) Điều
này cho thấy rằng phần lớn hành vi phạm pháp xuất phát từ những người chưa từng có tiền
lệ vi phạm pháp luật, có thể do thiếu hiểu biết pháp luật, tác động từ hoàn cảnh xã hội, hoặc
sự bột phát trong tình huống cụ thể Nhóm này cần được quan tâm đặc biệt trong các chiến lược phòng ngừa tội phạm, vì họ không thuộc nhóm tái phạm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ
Bên cạnh đó, nhóm người phạm tội chỉ có tiền án chiếm 11.25% (9/80 vụ) Điều này
phản ánh tình trạng một bộ phận cá nhân, dù đã bị xét xử và chịu hình phạt, nhưng vẫn tiếp
tục có hành vi vi phạm pháp luật Tương tự, nhóm người chỉ có tiền sự chiếm 8.75% (7/80
vụ), thể hiện rằng một phần nhỏ tội phạm xuất phát từ các hành vi vi phạm pháp luật lặp đi
lặp lại nhưng chưa đủ nghiêm trọng để cấu thành tiền án Cuối cùng, nhóm vừa có tiền án,
vừa có tiền sự chỉ chiếm 1.25% (1/80 vụ), tuy có tỷ lệ thấp nhưng đặc biệt nguy hiểm vì
nhóm này thể hiện xu hướng tái phạm liên tục và khó cải tạo
Nguyên nhân:
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xuất phát từ nhiều nguyên nhân phức tạp, trong đó nổi bật là các yếu tố xã hội và môi trường sống Những khu vực có tình hình an ninh phức tạp, thiếu sự quản lý chặt chẽ dễ trở thành nơi tụ tập của các đối tượng tội phạm Đồng thời, tác động từ các mối quan hệ tiêu cực và môi trường sống không lành mạnh khiến nhiều người bị lôi kéo vào hành vi tổ chức sử dụng ma túy Bên cạnh đó, lợi nhuận lớn từ việc tổ chức sử dụng ma túy là một nguyên nhân chính thu hút các cá nhân tham gia, đặc biệt là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc nợ nần Sự thiếu hiểu biết pháp luật và suy thoái đạo đức xã hội cũng là một yếu tố không nhỏ, khi nhiều đối tượng chọn lối sống sa đọa, coi thường pháp luật để đạt được mục đích cá nhân Ngoài ra, việc quản lý lỏng lẻo tại các cơ
sở kinh doanh như quán bar, karaoke, nhà nghỉ đã tạo điều kiện cho các hành vi này diễn ra
Trang 7Sự thiếu giám sát và phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng đã làm gia tăng nguy cơ phạm tội trong lĩnh vực này
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một vấn nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sức khỏe xã hội Để ngăn chặn hiệu quả, cần sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm soát, và hỗ trợ những đối tượng dễ bị tác động Việc tăng cường các biện pháp pháp lý và các chương trình phòng chống ma túy sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ tội phạm, đồng thời bảo vệ sự phát triển lành mạnh của cộng đồng
5/ Dân tộc tôn giáo
Dân tộc Số lượng tội phạm (Người) Tỷ lệ phần trăm
Tôn Giáo Số lượng tội phạm (Người) Tỷ lệ phần trăm
Đánh giá:
Trang 8Các yếu tố như môi trường xã hội, văn hóa và các yếu tố kinh tế, vấn đề về giáo dục đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi phạm tội Những yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân, dù họ thuộc dân tộc nào, có tôn giáo hay không Tuy nhiên, thông qua việc phân tích về dân tộc, tôn giáo của 80 bản án về tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì nhóm nhận thấy rằng, tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xuất phát từ nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau Điều đáng lưu ý là:
− Số lượng người phạm tội dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 90,60% trên tổng số lượng tội phạm
− Số lượng người phạm tội không mang tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 90,60% trên tổng số lượng tội phạm
Nguyên nhân:
Về dân tộc: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cập nhật lần cuối
ngày 26/11/2024, trong số 54 dân tộc anh em của Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm số lượng áp đảo với hơn 82 triệu người, chiếm 85,32% tổng dân số Việt Nam Do đó, xét về tổng thể, tỷ
lệ phạm tội của họ có thể cao hơn do số lượng người tham gia vào các hành vi phạm tội nhiều hơn Và phần lớn, dân tộc Kinh thường sống ở nơi có mật độ dân số cao và phức tạp,
có thể có xu hướng phát sinh nhiều hành vi phạm pháp hơn, điều này dẫn đến diễn biến tâm
lý và nhận thức của họ dễ có xu hướng phạm tội hơn Do đó, tỷ lệ dân tộc Kinh phạm tội Tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cao hơn so với các dân tộc khác Còn những cộng đồng dân tộc khác đa số là dân tộc thiểu số, họ có thể còn đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về sự cách biệt kinh tế và xã hội, dẫn đến nguy cơ trong việc sử dụng ma túy
và tham gia vào các tội phạm liên quan đến ma túy thấp hơn dân tộc Kinh
Về tôn giáo: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, cập nhật lần
cuối vào 13 tháng 8 năm 2024 thì 86.32% dân số Việt Nam là người không có tôn giáo Do
đó số lượng người phạm tội thuộc nhóm này cũng cao hơn so với những nhóm theo các tôn giáo khác Tôn giáo thường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị đạo đức, hành vi và quan điểm của con người đối với xã hội Do đó, những người theo các tôn giáo thường có xu hướng tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và pháp lý nghiêm ngặt, điều này có thể làm giảm khả năng tham gia vào các hành vi phạm tội Còn những người không mang tôn giáo thường sẽ bị chi phối bởi hoàn cảnh thực tế, hành động theo ý chí cá nhân cao hơn
so với những người có theo tôn giáo nhất định
6/ Tình huống phạm tội
Qua bảng phân tích 80 bản án khác nhau thì tình huống phạm tội cũng diễn ra khác nhau với đặc điểm như là chuẩn bị công cụ, phương tiện, chuẩn bị những công cụ nhằm vào mục đích sử dụng chất ma túy. Trong đó có một số tình huống đưa ma túy trực tiếp vào người của người khác cũng có thể bị coi là tổ chức sử dụng chất ma túy có thể đưa vào một
Trang 9cách trực tiếp do ý muốn của nạn nhân và mình chỉ giúp đỡ họ hay sử dụng thủ đoạn để có thể dẫn giải ma túy từ môi trường bên ngoài vào trong cơ thể của người khác thì sẽ được coi
là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Hành vi tổ chức có thể là hành vi sắp xếp, sắp đặt hay lôi kéo dụ dỗ người khác cùng tham gia vào hành vi sử dụng trái phép chất ma túy Bên cạnh đó có tình huống người tổ chức có thể là chuẩn bị địa điểm, ma túy để cho những người có nhu cầu hoặc dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy, người tổ chức
có thể sử dụng hoặc không sử dụng Nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội khác nhau do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác trong xã hội nhưng có thể tất yếu là do mục đích lợi nhuận hoặc nhu cầu sử dụng ma tuý của người thực hiện hành vi phạm tội
7 Biện pháp ngăn chặn.
Tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là thách thức nghiêm trọng đối với an ninh xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng Qua phân tích 80 bản án, có thể thấy rằng hành vi phạm tội này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như áp lực kinh tế, thiếu nhận thức pháp luật, và sự tác động của môi trường sống không lành mạnh Đặc biệt, các đối tượng trong độ tuổi lao động, nhóm nghề nghiệp lao động tự do, hoặc không có nghề nghiệp, và những người có trình độ văn hóa thấp là nhóm dễ bị lôi kéo nhất Để đối phó với vấn nạn này, cần triển khai các biện pháp đồng
bộ từ giáo dục, hỗ trợ xã hội, đến kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, nhằm tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ phạm pháp và bảo vệ trật tự xã hội Theo đó, các biện pháp ngăn chặn có thể kể đến như sau:
a Tăng cường giáo dục và nhận thức pháp luật
- Giáo dục trong cộng đồng: Tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương, đặc biệt là nhóm tuổi từ 18-45 tuổi, về hậu quả pháp lý và sức khỏe liên quan đến ma túy
- Đưa pháp luật vào giáo dục: Tích hợp các nội dung pháp luật, phòng chống ma túy trong chương trình giảng dạy ở trường học
- Tập trung vào lao động tự do và người không nghề nghiệp: Vì đây là nhóm chiếm tỷ lệ cao, cần có các chiến dịch tiếp cận trực tiếp để tăng nhận thức và kỹ năng phòng tránh
b Hỗ trợ kinh tế và nghề nghiệp
- Đào tạo nghề: Cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động tự do
và người không có việc làm để giảm nguy cơ bị lôi kéo vào các hành vi phạm pháp
- Hỗ trợ tài chính: Triển khai các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp hoặc chương trình tạo việc làm nhằm giảm áp lực kinh tế, yếu tố thường dẫn đến phạm tội
c Kiểm soát và giám sát chặt chẽ
- Quản lý địa bàn: Tăng cường kiểm tra tại các khu vực dễ xảy ra tụ tập trái phép như quán bar, karaoke, nhà nghỉ
- Giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ: Đặc biệt là các cơ sở từng có tiền sử liên quan đến
sử dụng và buôn bán ma túy
Trang 10d Tăng cường pháp chế và xử lý nghiêm minh
- Áp dụng hình phạt nghiêm: Đảm bảo rằng các trường hợp tổ chức sử dụng ma túy bị xử lý nghiêm minh để tạo tính răn đe
- Theo dõi tái phạm: Lập hồ sơ giám sát với các cá nhân từng có tiền án hoặc tiền sự để kịp thời can thiệp khi cần
e Phát triển môi trường sống lành mạnh
- Cải thiện môi trường xã hội: Xây dựng các khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng lành mạnh để hạn chế tình trạng tụ tập và hành vi xấu
- Tăng cường hỗ trợ tâm lý: Cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí hoặc chi phí thấp để giúp người dân giải quyết áp lực cuộc sống một cách tích cực
f Huy động sức mạnh cộng đồng
- Vai trò gia đình: Đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc giám sát và giáo dục con em, đặc biệt trong độ tuổi dễ phạm tội
- Phát huy vai trò của tổ chức tôn giáo và xã hội: Kêu gọi sự tham gia của các tổ chức này để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức và lối sống lành mạnh
g Sử dụng công nghệ và dữ liệu
- Hệ thống cảnh báo sớm: Phát triển các công cụ phân tích dữ liệu để phát hiện sớm các khu vực hoặc đối tượng có nguy cơ cao
- Ứng dụng công nghệ trong giám sát: Lắp đặt camera tại các khu vực nhạy cảm để theo dõi
và phòng ngừa kịp thời
h Chăm lo đặc biệt cho các nhóm yếu thế
- Tăng cường hỗ trợ giáo dục: Đối với người có trình độ văn hóa thấp, tổ chức các lớp học bổ sung kiến thức pháp luật và kỹ năng sống
- Giảm cách biệt dân tộc: Thực hiện các chính sách ưu tiên về giáo dục và phát triển kinh tế cho các dân tộc thiểu số nhằm giảm nguy cơ sa vào con đường phạm pháp
Những biện pháp trên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, và cộng đồng dân cư để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững
KẾT LUẬN:
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một vấn đề phức tạp và nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ về mặt pháp lý mà còn đối với an ninh trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước Qua phân tích 80 bản án, có thể thấy hành vi phạm tội này xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng, từ độ tuổi, giới tính, trình
độ văn hóa, đến nghề nghiệp và hoàn cảnh xã hội Tuy nhiên, phần lớn người phạm tội thuộc
độ tuổi lao động từ 18-45 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất Đây là nhóm tuổi có năng lực nhận thức