1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài xử lý hồ sơ bồi thường khi nhà nước thu hồi Đất thực hiện dự Án trên Địa bàn huyện thủ thừa năm 2024

14 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý hồ sơ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thủ Thừa năm 2024
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Đề cương thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 610,18 KB

Nội dung

Tuy nhiên, đất đai là vấn đề lớn phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

-

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

XỬ LÝ HỒ SƠ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THỦ THỪA NĂM 2024

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Có vai trò quan trọng trong đời sống, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa nên nhu cầu chuyển đổi mục đích

sử dụng các loại đất để đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu thương mại dịch vụ du lịch, khu đô thị; phát triển hệ thống cơ

sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, thuỷ điện khá cao Để có quỹ đất thực hiện các dự án này, công tác thu hồi đất là không thể tránh khỏi Và do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư là một tất yếu khách quan và diễn ra phổ biến hầu khắp các địa phương trên cả nước Các dự án này được thực hiện sẽ làm thay đổi diện mạo và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội của đất nước Trước thực trạng đó công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang rất được xã hội quan tâm Và người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đó chính là những người nông dân đang sử dụng mảnh đất bị thu hồi đó

Người nông dân sẽ đối mặt với nhiều tình trạng khó khăn, thất nghiệp, nghèo đói và đi đôi với nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, làm mất

ổn định và gây rối loạn đến đời sống của người dân Thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của tổ chức cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương sau khi tái định cư cho người dân

Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dành cho người bị thu hồi đất từng bước được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất

bị thu hồi, giúp họ ổn định đời sống và sản xuất

Tuy nhiên, đất đai là vấn đề lớn phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng

so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự

án thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm Thực tế qua nhiều dự án cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ vẫn còn nhiều bất cập, gặp nhiều khó khăn Vì một thời gian dài nhà nước buông lỏng quản lý, công tác quản lý đất đai chỉ được chú trọng từ khi luật đất đai 1993 ra đời nhưng thực tế nhiều trường hợp các thửa đất có nguồn gốc sử dụng khá phức tạp, gây khó khăn cho công tác xác định các khoản bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất Thực tế, chi

Trang 3

phí mà người sử dụng đất nhận được ngoài chi phí bồi thường về quyền sử dụng đất thì còn có chi phí bồi thường về tài sản gắn liền với đất và các khoản

hỗ trợ khác Nên nếu tính tất cả thì đơn giá bồi thường tùy trường hợp sẽ cao hơn rất nhiều so với đơn giá bồi thường được phê duyệt Vì vậy nhiều trường hợp khi nghe về đơn giá bồi thường là có sự so sánh với giá thị trường và có nhiều hành vi chống đối, gây khó khăn cho công tác bồi thường

Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha, cách thành phố Tân An 10

Km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể như sau: Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ, phía Đông giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ, phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp thành phố Tân An Thủ Thừa được chia thành 2 vùng: Vùng phía Bắc gồm 7 xã: Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thành, Tân Lập thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nằm trong vùng

lũ (chiếm 75% DT toàn huyện), vùng phía Nam gồm các xã: Thị trấn Thủ Thừa, Mỹ An, Mỹ Phú, Bình An, Nhị Thành, Bình Thạnh ít bị ảnh hưởng của

lũ Thủ Thừa có quốc lộ IA, QL62, QLN2 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Miền Tây và Tp.HCM và ngược lại

Bên cạnh đó địa phương cũng còn nhiều tuyến đường nhỏ, hẹp, sụt lún làm hạn chế kết nối giao thông giữa các khu vực Ngoài ra các chỉ tiêu về cây xanh, khu vui chơi, nơi ở và điều kiện học tập chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân Vì vậy địa phương đang chú trọng trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm nâng cao, mở rộng đường, tăng cường năng lực kết nối giao thông, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, cũng như tập trung khai thác thế mạnh của địa phương Công tác chỉnh trang đô thị nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội của khu vực đang được tập trung thực hiện

Chính vì vậy mà nhu cầu thu hồi đất thực hiện dự án rất cao Để hiểu rõ hơn

về các khó khăn của công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư, từ đó xây dựng các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác

này Nên đề tài " Xử lý hồ sơ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực

hiện các dự án tại địa bàn huyện Thủ Thừa" là thật sự cần thiết

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt trong giai đoạn hiện đại, đặt lại trờ nên

vô cùng giá trị nên vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tác giả Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, các báo cáo, bài viết, bài báo, các trang tạp chí điện tử có nhiều nhà nghiên cứu đã cấp đến nội dung xoay quanh vấn đề này Có thể đặc điểm một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Theo Nguyễn Minh Chiến (2018), “Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án đường Tỉnh Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” cho thấy các dự án lớn như sân bay Phú Quốc, dự án mở rộng đường Dương Đông, dự án hồ nước Suối Lớn,… về cơ bản đã từng bước xử lý và hỗ trợ lại quyền lợi của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Tại các dự án này, người dân chủ yếu được hưởng sự thuận tiện từ việc di dời đến

vị trí có giao thông thuận tiện, có khu dân cư tập trung tạo thuận lợi phát triển

đô thị hóa Mặt khác, người dân có thể hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội kéo theo nhiều mặt tích cực khác do quá trình đô thị hóa mang lại Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc như sau:

• Còn khá nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chậm do thu hồi đất nông nghiệp chỉ bồi thường bằng tiền vì không đủ quỹ đất cùng loại để bồi thường cho hộ gia đình, cá nhân, dẫn đến việc nhận bồi thường bằng tiền không được sự đồng thuận cao của người dân, không hợp tác, chưa đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng

• Về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất còn đối mặt với một số bất cập về việc chuyển đổi nghề trong khi chính quyền địa phương cũng lúng túng trong việc xác định nghề để tổ chức đào tạo, cho học nghề

• Công tác tham mưu giải quyết chính sách hiệu quả chưa cao; chưa giải quyết được nguyện vọng của người dân Địa phương đang đối mặt với vấn đề khá lớn về tái định cư cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất, nguyên nhân chủ yếu do thiếu quỹ đất Từ đó dẫn đến nhiều hộ dân muốn tái định cư tại chỗ, có việc ổn định sản xuất kinh doanh từ trước, phải di dời đến vị trí mới khiến quá trình người dân càng lên cao, gây khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thêm vào đó, việc phải

di dời mà giá cả bồi thường, hỗ trợ, mức hỗ trợ tiền thuê nhà chờ tái định cư khá thấp so với mặt bằng giá thuê nhà trên địa bàn

Trang 5

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2020), “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án GS Metro City trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn đã trình bày cụ thể về những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Đồng thời thể hiện được những thay đổi cũng như những đổi mới trong quy trình, thủ tục để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Bên cạnh đó, còn đề cập về vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của công tác này Tuy nhiên dự án này còn nhiều vướng mắc, khó khăn:

• Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng theo Luật Đất đai năm 2003 có nhiều chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tuy nhiên, về cơ bản đã đảm bảo giải quyết lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi Tại dự án xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức, nhìn chung đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng

• Kết quả điều tra, khảo sát thực tế giá đền bù đã xác định giá đền bù bồi thường (chủ yếu là giá đất nông nghiệp) tại dự án trên thấp hơn nhiều so với giá thị trường; theo kết quả nghiên cứu giá đất bồi thường áp dụng cho dự án chỉ bằng khoảng 70-75% giá trung bình của thị trường (giá tại thời điểm thực hiện dự án) Giá bồi thường đất thấp là nguyên nhân chủ yếu gây nên những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án, làm chậm tiến độ thực hiện dự án

• Về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản, cây trồng vật nuôi trên đất nhìn chung phù hợp tại thời điểm thực hiện dự án Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như trong một số trường hợp tính giá trị nhà để bồi thường chưa sát với giá xây dựng mới, có những công trình kiến trúc phức tạp không có trong bảng giá, do đó giá bồi thường áp dụng chưa thỏa đáng với cấu trúc do người dân

bỏ ra xây dựng

• Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án đã vận dụng đúng những quy định của pháp luật Tuy nhiên chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm còn hạn chế dẫn đến thiệt thòi và khó khăn cho những hộ dân có đất

bị thu hồi

• Về chính sách bố trí tái định cư và hoàn đất đối với dự án chưa đảm bảo:

Do quỹ đất tái định cư trên địa bàn huyện Nhà Bè không đủ số nền để bố trí

Trang 6

cho hộ dân, hiện trạng tái định cư tại chỗ đối với các dự án bị thu hồi gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể xây dựng, do đó người dân muốn tái định

cư tại chỗ để ổn định đời sống và công việc hiện có nhưng Nhà nước không

có quỹ đất

Theo Nguyễn Mạnh Cường, Lê Thị Như Hằng, Nguyễn Ngọc Thu (2021),

“Đánh giá công tác xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn tìm hiểu công tác xử lý hồ sơ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và vận dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành, đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ để đẩy nhanh tiến

độ thu hồi đất, đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất hiện tại cũng như quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án Góp phần hoàn thiện, hỗ trợ việc bồi thường tài sản loại trừ hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố

Hồ Chí Minh Đồng thời nhóm nhận thấy vẫn còn những khó khăn bất cập làm kéo dài thời gian thực hiện các dự án, cụ thể như sau:

• Đa số các dự án đều gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị như: khi ban hành hành Thông báo thu hồi đất còn sai tên chủ sử dụng, sai số tờ, thửa,… Công tác lập Kế hoạch thu hồi đất còn chưa sát với thực tế dẫn tới thời gian thực hiện bị trễ so với tiến độ dự án

• Khi tiến hành xử lý, lập bảng chiết tính cho từng trường hợp, cán bộ thụ lý tiến hành lần lượt từ hồ sơ đầu tiên đến hồ sơ cuối cùng mà chưa có bước phân loại hồ sơ Số lượng hồ sơ phải tiến hành bảng chiết tính chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy có nhiều sai sót trong lập bảng chiết tính

• Công tác xác minh nguồn gốc sử dụng đất, tài sản trên đất của Ủy ban nhân dân cấp xã còn nhiều vướng mắc do không có sự phối hợp trong thực hiện Mặt khác, tài sản trên đất của các hộ dân, số liệu thẩm định thường không thống nhất, không có căn cứ cụ thể Lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phải thường xuyên gửi công văn yêu cầu xác minh cụ thể gây mất nhiều thời gian

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên đã đóng góp một phần không nhỏ cho những vấn đề về thực trạng thực thi pháp luật đất đai và quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, giải quyết các vấn đề về chính sách bồi thường và hỗ trợ Tuy nhiên, khi tiến hành thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ cụ thể tại địa phương thì khâu xử lý hồ sơ là đặc

Trang 7

biệt quan trọng, việc này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân cũng như phần ảnh trách nhiệm của cán bộ thực hiện Điều này đòi hỏi đòi hỏi độ chính xác cao, minh bạch,

rõ ràng nhưng các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập đến Việc xử lý

hồ sơ bồi thường, hỗ trợ tại các dự án vẫn chưa được làm rõ để thấy được những khó khăn mà cán bộ thụ lý hồ sơ gặp phải trong quá trình thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ Chính vì vậy, để đề xuất đi vào nghiên cứu nhằm đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ để từ đây có được cái nhìn chi tiết hơn trong quá trình thực hiện công tác

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thường, xác định được căn cứ pháp lý, đối tượng, các hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

- Phân tích, đánh giá thực trạng xử lý hồ sơ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, cũng như nêu ra những ưu điểm và những khó khăn vướng mắt trong việc áp dụng thực tiễn tại đại bàn Quận 8

- Xác định các khoản bồi thường, hỗ trợ của từ ng trường hợp trên cơ sở đối chiếu nguồn gốc sử dụng đất và các quy định của pháp luật liên quan

- Đề xuất giải pháp khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thủ Thừa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Cụ thể là các quy định trong Luật Đất đai 2024 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành phù hợp với thời điểm nghiên cứu và thực trạng công tác tịa địa bàn nghiên cứu

- Dự án “Xử lý hồ sơ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thủ Thừa” và hồ sơ của dự án

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại dự án trên địa bàn Huyện Thủ Thừa

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về các quy định chính sách của pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; tìm hiểu các thông tin về các dự án bồi thường đã và đang diễn ra trên địa bàn huyện Thủ Thừa

- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, tài liệu đã thu thập được Tìm

ra những tiêu chí Trung để xây dựng các bảng biểu để tiến hành phân tích đánh giá

- Phương pháp so sánh: so sánh lý thuyết với thực tiễn áp dụng các văn bản pháp luật, để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

- Phương pháp phân tích tổng hợp: để làm rõ các quy định pháp luật hiện hành đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này nhầm nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện

- Phương pháp chuyên gia: đảm bảo rằng luận văn về bồi thường được đưa

ra dựa trên các nghiên cứu chính xác, phân tích chi tiết và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Nhằm tăng tính chính xác và độ tin cậy cho luận văn

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất nhằm hiểu được quy trình cụ thể của công tác thu hồi bồi thường khi nhà nước thu hồi đất Vận dụng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành để xác định được các khoản bồi thường, hỗ trợ của từng trường hợp cụ thể trong công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất Xác định các thuận lợi và khó khăn của công tác xử lý hồ sơ và đề xuất các giải pháp xử lý hồ sơ nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất hiện tại cũng như quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án

7 Kết cấu luận văn

Nội dung của luận văn được trình bày trong khoảng 50 trang với trình tự như sau:

- Mở đầu;

- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của bồi thường khi nhà nước thu hồi đất;

- Chương 2: Thực trạng công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thủ Thừa;

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thủ Thừa;

- Kết luận;

- Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1 Vị trí và địa lý

Huyện Thủ Thừa Huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của miền Nam Việt Nam

• Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ

• Phía Nam giáp thành phố Tân An, là trung tâm hành chính của tỉnh Long

An

• Phía Đông giáp huyện Bến Lức, một huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng

• Phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa Với vị trí này, Thủ Thừa nằm gần TP.HCM

và nằm trên tuyến giao thương kết nối giữa miền Tây Nam Bộ và TP.HCM, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương và công nghiệp

2 Cơ sở hạ tầng giao thông

Huyện Thủ Thừa đang phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng giao thông nhằm kết nối khu vực:

• Giao thông đường bộ: Huyện có tuyến Quốc lộ 1A đi qua, giúp kết nối với TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ Quốc lộ N2 chạy qua khu vực này, đóng vai trò là một phần trong tuyến vành đai của TP.HCM, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh

• Giao thông đường thủy: Do đặc điểm là một huyện thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Thủ Thừa có nhiều kênh rạch, thuận lợi cho giao thông và vận chuyển bằng đường thủy, hỗ trợ rất lớn cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp

và công nghiệp

3 Tình hình kinh tế

Thủ Thừa đang phát triển với nhiều ngành kinh tế, trong đó có:

• Nông nghiệp: Đây là ngành chủ đạo, với diện tích đất nông nghiệp lớn và hệ thống kênh rạch thuận lợi cho sản xuất lúa và các loại cây trồng

Trang 10

• Công nghiệp: Huyện đang thu hút các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với quy hoạch phát triển rõ ràng nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách

• Thương mại và dịch vụ: Mặc dù chưa phát triển mạnh như các địa phương khác, nhưng huyện Thủ Thừa cũng đang khuyến khích phát triển các loại hình thương mại dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân

4 Cơ sở vui chơi, giải trí

Thủ Thừa vẫn còn hạn chế về cơ sở vui chơi, giải trí so với các đô thị lớn Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, huyện đã bắt đầu chú trọng phát triển các công trình công cộng và không gian xanh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân

5 Cơ sở y tế

Huyện có một số cơ sở y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân:

• Bệnh viện Đa khoa huyện Thủ Thừa: Đây là bệnh viện chính của huyện, phục vụ khám và điều trị cho người dân địa phương

• Các trạm y tế xã: Có mặt tại hầu hết các xã, đảm bảo người dân ở các khu vực xa trung tâm cũng được chăm sóc y tế cơ bản Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, việc nâng cấp và mở rộng các cơ sở y tế là điều cần thiết, đặc biệt khi dân số tăng do các dự án công nghiệp

6 Cơ sở giáo dục

Huyện Thủ Thừa có hệ thống giáo dục cơ bản từ mầm non đến trung học phổ thông, với các trường học phân bố tại các xã và thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân Trường trung học phổ thông Thủ Thừa là trường chính, nhưng hệ thống giáo dục hiện tại đang có dấu hiệu quá tải do tốc độ tăng dân

số và đô thị hóa Ngoài ra, huyện thiếu các trung tâm đào tạo nghề, gây khó khăn cho việc nâng cao nghề nghiệp của người dân

7 Khu công nghiệp

Thủ Thừa đang được quy hoạch với một số khu công nghiệp, điển hình như:

• Khu công nghiệp Thủ Thừa: Đây là khu vực được đầu tư với nhiều ngành sản xuất khác nhau, đặc biệt là chế biến nông sản, hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ

Ngày đăng: 20/11/2024, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w