Từ thực tế tham gia và vai trò của người vợ thầy chủ lễ trong lễ cấp sắc của người Dao, luận văn sẽ mở rộng luận bàn về vai trò của phụ nữ và tương quan vị thế nam – nữ trong đời sống tâ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
LỤC THỊ THIỆN
VẤN ĐỀ GIỚI TRONG THỰC HÀNH DI SẢN TÍN NGƯỠNG, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: DI SẢN HỌC
Mã số: 8900201.06 QTD
Hà Nội - 2024
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị An
Phản biện:
1 PGS.TS Phạm Quỳnh Phương
2 PGS.TS Nguyễn Trường Giang
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 10 giờ 30 ngày 28 tháng 3 năm 2024
Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của tổ quốc, với 8 dân tộc anh em, nơi đây chủ yếu là địa bàn cư trú của dồng bào các dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô lô, Sán Chỉ… Người Dao ở Cao Bằng có tỷ lệ dân số chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, tuy không phải tộc người có tỷ lệ dân số lớn ở tỉnh Cao Bằng nhưng là tộc người có nhiều phong tục tập quán độc đáo và được gìn giữ khá tốt Cùng với người Dao sống ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An, Hoà An, người Dao ở huyện Hà Quảng đã gìn giữ, trao truyền và bảo lưu các phong tục tập quán của mình Trong các phong tục tập quán
đó, Lễ Cấp sắc là một nghi lễ mang tính bản sắc độc đáo được lưu giữ và thực hành với tư cách làm một nghi lễ không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao1 Với người Dao, lễ cấp sắc có vai trò rất quan trọng đối với người đàn ông lễ cấp sắc cho đàn ông Dao có các cấp: lễ 3 đèn, 7 đèn, 9 đèn, 12 đèn Nếu thụ lễ 3 đèn, người đàn ông Dao được coi là đã trưởng thành; thụ lễ 7 đèn, người đàn ông Dao được phép thực hiện các nghi lễ tâm linh của cộng đồng với tư cách là thầy chủ lễ Lễ 9 đèn ít được thực hiện, trong khi đó, lễ 12 đèn có vai trò rất quan trọng Theo quan niệm của người Dao qua nghi lễ cấp sắc 12 đèn, người đó có vị trí cao trong cộng đồng người Dao được mọi người kính trọng, khi thác về với tổ tiên họ sẽ là quan giúp việc cho Ngọc Hoàng Vì vậy, trong đời người Dao, ai cũng mong muốn được thụ lễ 12 đèn
Trong bối cảnh trọng nam và ảnh hưởng của phụ quyền trong đời sống văn hóa truyền thống người Dao, lễ Cấp sắc đối với người đàn ông Dao là một nghi thức hết sức quan trọng Đồng thời, trong việc thực hiện nghi lễ này, thày Cả là một nhân vật có vai trò quyết định trong thực hiện nghi lễ Tuy nhiên, trên thực tế, có một thực tế là người vợ của thầy chủ lễ lại có vai trò rất quan trọng trong việc thực hành các nghi lễ Thực tế này có thể hiện
sự xung đột về giới trong nghi lễ của người Dao hay không? Hay người phụ nữ có những quyền lực ngầm trong đời sống hàng ngày và đời sống tâm linh của người Dao? Quyền lực
đó bắt nguồn từ quan niệm nào, thể hiện cụ thể trong các nghi lễ của đời sống tâm linh thế nào? Từ thực tế tham gia và vai trò của người vợ thầy chủ lễ trong lễ cấp sắc của người Dao, luận văn sẽ mở rộng luận bàn về vai trò của phụ nữ và tương quan vị thế nam – nữ trong đời sống tâm linh và đời sống hàng ngày của người Dao, từ đó, có thể nhận diện các giá trị nhân văn và bản sắc văn học tộc người của người Dao
1 Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016
Trang 4Đề tài của luận văn chọn nghiên cứu lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ để nhận diện vai trò của phụ nữ trong lễ cấp sắc.Trong sinh hoạt thường ngày vợ của thầy Cả chỉ
là một người vợ, người mẹ như bao người phụ nữ trong gia đình khác, nhưng trong lễ cấp sắc, khi bạn đời của Sài Mạ được mời là thầy chủ lễ thì Sài Mạ sẽ cùng chồng thực hiện các nghi lễ là đại diện cho các thánh thần ban sắc cho người thụ lễ, vị thế và quyền lực của bà là đại diện của đấng tối cao, qua đó thấy rõ với người Dao đỏ quyền lực và vị thế của nữ giới trong lễ cấp sắc vô cùng quan trọng, phụ nữ đóng góp vai trò không nhỏ
để kiến tạo lễ cấp sắc
Với những lí do đó, luận văn chọn đề tài nghiên cứu: Vấn đề giới trong thực hành di
sản tín ngưỡng: Nghiên cứu trường hợp Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, khảo tả Lễ Cấp sắc 12 đèn, đề tài luận bàn về vai trò của
vợ thầy cả nói riêng, vai trò của giới nữ nói chung trong xã hội của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng Từ đó, luận văn hướng tới bàn luận về vai trò giới trong thực hành di sản tín ngưỡng và những biến đổi văn hoá của người Dao trong bối cảnh hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình thực hành nghi lễ cấp sắc 12 đèn và những nghi lễ do vợ của thầy cả cũng như chị em phụ nữ trong suốt tiến trình nghi lễ Luận văn sẽ tập trung mô tả các hành động, việc làm của vợ thầy cả để thấy được vai trò và tầm quan trọng của bà trong kiến tạo, trao truyền và thực hành nghi lễ, đồng thời chỉ ra những cái hay, cái đẹp cũng như giá trị nhân văn trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
Ngoài ra luận văn còn đưa ra những vấn đề về công tác quản lý di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng nói riêng, của tỉnh Cao Bằng nói chung, đồng thời đanh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của người Dao
Đỏ cũng như Lễ cấp sắc 12 đèn trong giai đoạn hiện nay Thông qua đó, luận văn sẽ bàn luận về vai trò của nữ giới trong quá trình di sản hoá một di sản tín ngưỡng tộc người
Từ sự phân tích đó, luận văn sẽ đưa ra định hướng để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cụ thể là Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao
Trang 5Bằng trong giai đoạn hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Người Dao Đỏ ở xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng So với các địa phương khác ở trong tỉnh (là địa bàn cư trú của người Dao Đỏ), Yên Sơn hiện nay tuy vẫn tồn tại cộng đồng người Dao Đỏ nhưng do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, là nơi luôn xảy ra tình trạng thiếu nước nên đời sống kinh tế của người Dao Đỏ nơi đây vô cùng khó khăn, nhiều gia đình đã rời bỏ quê hương để vào miền Nam lập nghiệp Những người ở lại vì nhiều lý do nhưng trong đó có lòng yêu quê hương nên đã chọn ở lại cùng cộng đồng vượt qua mọi khó khăn về kinh tế để vươn lên thoát nghèo Mặc dù cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, đời sống kinh tế chủ yếu
là tự cung tự cấp, cây lương thực chính là cây ngô nhưng họ luôn hướng về nguồn cội, tổ tiên Các nghi lễ cấp sắc và nhiều nghi lễ khác như đám ma, đám cưới vẫn được người Dao nơi đây gìn giữ những nét truyền thống Mỗi khi cộng đồng nơi đây thực hành nghi lễ cấp sắc thì những người họ hàng của họ sinh sống ở những nơi xa như miền Nam vẫn tụ tập về
để cùng đoàn kết thực hành nghi lễ tín ngưỡng để nhớ về tổ tiên và cầu mong cho bản thân, gia đình, người thân được bình an, may mắn, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, viên mãn…Nghiên cứu lễ cấp sắc ở Yên Sơn, Hà Quảng để thấy những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao Đỏ trong giai đoạn hiện nay
- Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay: Luận văn tập trung nghiên cứu ở khoảng thời gian từ năm 2010, lấy mốc 30/6/2010, Thông tư 04/2010/TT-BVHTTD của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra quy định về việc Kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể và Lập
Hồ sơ Khoa học Di sản văn hóa phi vật thể để dưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Luận văn chọn khoảng thời gian này bởi vì đây là thời điểm di sản văn hóa phi vật thể được chú trọng bảo tồn
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: vấn đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng cụ thể
là Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Vấn đề nghiên cứu:
Vai trò giới và tương quan giới trong thực hành di sản thông qua một di sản cụ thể (Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng)
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Giới nữ có vai trò quan trọng trong thực hành tín ngưỡng di sản của người Dao
Trang 6- Việc di sản hoá chưa đánh giá đúng vai trò của giới nữ của người Dao đỏ trong thực hành di sản tín ngưỡng nên đã làm mờ đi giá trị bản sắc của người Dao trong ghi danh di sản
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả tiến trình Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
- Mô tả sự tham gia của vợ thầy cả trong việc kiến tạo, trao truyền và thực hành nghi
lễ Cấp sắc 12 đèn ở người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
- Bàn luận về vai trò của giới nữ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao và tương quan vị thế nam – nữ trong thực hành di sản tín ngưỡng người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực địa, quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đóng góp về thực tiễn:
Luận văn hy vọng có đóng góp trong việc thấu hiểu vai trò của người nữ trong đời sống văn hoá của người Dao, giúp cộng đồng điều chỉnh nhận thức về bất bình đẳng giới trong đời sống của người Dao, thông qua đó, điều chỉnh những chính sách cần thiết nhằm bảo vệ tính đa dạng và tính bản sắc của di sản văn hoá tín ngưỡng của người Dao
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 Chương sau đây:
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA VỢ THẦY CẢ TRONG NGHI LỄ
Chương 3: BẢO TỒN DI SẢN NHÌN TỪ VAI TRÒ GIỚI TRONG THỰC HÀNH
Trang 7DI SẢN TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với tên đề tài là Vấn đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng: Nghiên cứu trường
hợp Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng, phần tổng quan sẽ tập
trung điểm các công trình về lễ cấp sắc của người Dao và vấn đề giới và vai trò của vợ thầy
cả trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao nói chung, người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng nói riêng
1.1.1 Lễ cấp sắc của người Dao
Văn hoá cổ truyền người Dao đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có nhiều cuốn sách được xuất bản là nguồn tư liệu quý cho tác giả luận văn cũng như những học giả quan tâm đến văn hóa truyền thống của người Dao ở Việt Nam
Năm 1999, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn Tục ngữ câu đố dân tộc
Dao của tác giả Trần Hữu Sơn Nội dung cuốn sách là tập hợp các câu ca dao, tục ngữ và
câu đố của người Dao ở Lào Cai Qua đó phản ánh về giao tiếp ứng xử của người Dao về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Về cách ứng xử trong các mối quan hệ trên dưới phải hòa đồng… Trong cuốn sách có đưa ra những câu đố được thực hiện trong Lễ cấp sắc của người Dao Tuy nhiên cuốn sách không đề cập đến câu đố thực hiện trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ, đây là khoảng trống cần nghiên cứu thêm
Năm 2003, nhóm tác giả: Ninh Văn Độ (chủ biên), Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế
Hùng xuất bản cuốn sách Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở
Tuyên Quang Nội dung cuốn sách đề cập đến văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó có
người Dao Phần bàn về văn hóa người Dao có viết về phong tục tập quán của người Dao ở Tuyên Quang, nội dung lễ cấp sắc miêu tả chi tiết tiến trình thực hành nghi lễ nhưng không bàn luận về vai trò của nữ giới trong nghi lễ cấp sắc
Cũng vào năm 2003, tác giả Phan Ngọc Khuê công bố công trình Lễ cấp sắc của
người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2003) Trong công trình
này, tác giả mô tả toàn bộ lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang, trong đó, có nói đến những người tham gia thực hành nghi lễ Tuy không đề cập đến vai trò của vợ thầy cả nhưng nghiên cứu của Phan Ngọc Khuê cũng cung cấp cho chúng tôi nhiều gợi ý
Năm 2009, Trần Hữu Sơn đã xuất bản cuốn Những bài ca giáo lý (Nhà xuất bản Văn
hóa dân tộc) Nội dung cuốn sách là những lời hay ý đẹp mang tính chất răn dạy giáo lý, đạo
Trang 8đức và quy tắc ứng xử trong gia đình của cộng đồng người Dao Trong cuốn sách có đề cập đến một số điều răn dạy trong lễ cấp sắc nhưng không nói rõ cấp sắc ở thứ bậc nào
Năm 2010, trong cuốn Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhóm tác giả
Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn, (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc) nhóm tác giả đề cập đến nguồn gốc xuất xứ của người Dao ở Việt Nam, trong mục phong tục tập quán của người Dao, nhóm tác giả đã khẳng định hiện nay thầy người Dao ở bậc 12 đèn là không có Điều này chỉ là chủ quan của nhóm tác giả, bởi hiện tại ở Cao Bằng lễ cấp sắc 12 đèn vẫn được thực hành và có nhiều thầy đã qua bậc cấp sắc 12 đèn
Năm 2017, tác giả: Bàn Tuấn Năng xuất bản cuốn Lễ cấp sắc của người Dao ở Việt
Nam (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà nội) Tác giả đề cập và miêu tả rất chi tiết về lễ cấp
sắc ba đèn và mười hai đèn của người Dao Tiền ở Cao Bằng và Bắc Cạn Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những nhận định về giá trị, ý nghĩa của lễ cấp sắc của người Dao, công tác bảo tồn di sản văn hóa của người Dao trong giai đoạn hiện nay… Đây là những tư liệu quý
để tác giả luận văn tham khảo Tuy nhiên trong toàn bộ cuốn sách tác giả không đề cập đến vai trò của nữ giới trong Lễ cấp sắc
Năm 2016, tác giả Triệu Thị Hồng Nhất đã đề cập đến Sài Mạ là thầy nữ duy nhất
trong lễ cấp sắc ở bậc mười hai đèn trong luận văn Thạc sỹ Văn hóa học Tranh thờ trong
đời sống văn hóa của người Dao ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Công trình này đã mô tả
vai trò của Sài Mạ như sau: Sài mả (chuyên nấu cơm, làm bánh - người thầy duy nhất là
phụ nữ) tiếp theo tác giả còn viết rằng: Khi ăn xong, người thầy “Sai Mả” phải trực tiếp đun nước cho tất cả các học trò tắm, trong nồi nước này, thầy “Sai Mả” sẽ bẻ một nắm hương vào đó Ý nghĩa của hành động này là lúc này cơ thể của người thụ lễ mới thực sự sạch sẽ, không bám những khói, bụi bẩn của trần thế… Sau khi ngủ dậy, thầy “Sai Mả”
sẽ lấy một chậu nước ấm, bẻ 3 cây hương bỏ vào chậu nước để cho lần lượt các thầy rửa tay [23, trang 32]
Trong các bài viết và công trình nghiên cứu về di sản văn hóa người Dao, Triệu Thị
Hồng Nhất là một trong số ít tác giả đề cập đến vai trò phụ nữ trong thực hành di sản tín ngưỡng trong luận văn của tác giả Nhưng tác giả chỉ sơ lược những thực hành của Sải Mạ trong lễ cấp sắc, tác giả chưa nhận định rõ về vai trò của giới nữ trong lễ cấp sắc
Hiện tại ở Cao Bằng việc nghiên cứu về truyền thống văn hóa của người Dao đang ở việc tư liệu hóa, ngoài ra còn có những bài viết đăng trên báo và tạp chí địa phương và Đề tài cấp tỉnh: “Phục dựng đám cưới người dao đỏ”; “Bảo tồn dân ca dân vũ của người Dao
Trang 9đỏ” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đến năm 2023 Nghệ thuật trang trí hoa
văn trên trang phục của người Dao đỏ ở xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, đã được Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu sâu về Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở địa phương
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ nhận diện những giá trị nhân văn trong nghi lễ, nhận định về vai trò giới trong nghi lễ của người Dao đỏ, qua đó đánh giá được mối tương quan
về giới trong quan niệm ứng xử cũng như quan niệm tâm linh của cộng đồng người Dao đỏ
ở Hà Quảng, Cao Bằng Đồng thời luận văn đưa ra định hướng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Đỏ cụ thể là Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
1.1.2 Vấn đề giới và vai trò của vợ thầy cả trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng nói riêng
Hà Quảng là một huyện phía bắc của tỉnh Cao Bằng, nơi dây có vị trí địa lý giáp biên giới Trung Quốc Năm 2020 huyện Thông Nông sáp nhập vào địa giới huyện Hà Quảng nhằm giảm bớt bộ máy hành chính theo chủ trương của chính phủ Trên địa bàn huyện gồm bốn dân tộc anh em sinh sống đoàn kết đó là: Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao Ngành Mông chi gồm người Mông trắng, ngành Dao chỉ có người Dao đỏ Từ trước đến nay trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong đó có người Dao chủ yếu nghiên cứu sưu tầm điền dã thông qua cuộc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017 (tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương thực hiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể theo thông tư 04 muộn so với các tỉnh thành trong nước) Đơn vị Bảo tàng tỉnh Cao Bằng thực hiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc theo thông tư 04/2010/TT-BVHTTD (của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra quy định về việc Kiểm
kê Di sản văn hóa phi vật thể và Lập Hồ sơ Khoa học Di sản văn hóa phi vật thể để dưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) Trong quá trình điền dã kiểm kê, bản thân tác giả là một thành viên trong đoàn công tác đã trực tiếp phỏng vấn sâu, ghi chép, tổng hợp
tư liệu hóa tài liệu điền dã thông qua phiếu kiểm kê Cũng trong quá trình công tác nhóm kiểm kê trong đơn vị Bảo tàng đã trực tiếp ghi hình, quan sát lễ cấp sắc ba đèn, mười hai đèn của người Dao Đỏ và Dao tiền Công tác nghiên cứu chủ yếu ghi chép tiến trình nghi lễ, ghi hình để lưu Trong báo cáo tổng hợp kiểm kê chưa đề cập đến vấn đề giới trong quá
Trang 10trình cấp sắc, có chăng cũng chỉ là những kiêng kỵ mà nữ giới không được vi phạm như: Không chạm vào tranh thờ trong quá trình các thầy hành lễ, không đến gần khu vực các thầy
và người thụ lễ… Qua công tác nghiên cứu phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin chủ yếu đề cập đến việc kiêng kỵ đối với nữ giới trong các tập tục và tiến trình nghi lễ cấp sắc, ngay cả người Dao cũng chưa nhận thức về vai trò của giới quan trọng như thế nào trong tiến trình cấp sắc
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Một số khái niệm về di sản
1.2.1.1 Di sản văn hóa
Tại Điều 1, của Luật di sản văn hóa sửa đổi và bổ sung năm 2013 có ghi rõ như sau:
Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại Điều 4 Chỉ rõ khái niệm về Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể như sau:
1 [2] Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
2 Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Di sản văn hóa là sự sáng tạo của mỗi tộc người qua quá trình sinh sống phát triển và tồn tại Sự sáng tạo đó là sản phẩm kết tinh qua nhiều thế hệ tạo nét độc đáo riêng có của mỗi dân tộc tạo nên sự phong phú về văn hóa, hòa chung bản sắc các dân tộc trên đất nước Việt Nam
1.2.1.2 Di sản tín ngưỡng
Trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được ban hành tại Quyết định số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016, Tín ngưỡng được định nghĩa như sau: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán
truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” Theo đó, “di
sản tín ngưỡng” là các thực hành niềm tin về các phong tục, tập quán gắn với một cộng đồng chủ thể, được cộng đồng chủ thể trao truyền qua thời gian và đang thực hành trong xã
Trang 11hội đương đại
1.2.1.3 Bảo vệ di sản
Bảo vệ di sản với các hình thức như: Ghi âm ghi hình, ghi chép mô tả biểu hiện nhằm lưu giữ những hình ảnh và miêu tả chân thực về di sản để lưu truyền cho các thế hệ sau Bảo vệ di sản còn có nghĩa là dùng các biện pháp để di sản không bị mai một theo dòng thời gian, dưới sự tác động của con người với nhiều biện pháp nhằm mục đích gìn giữ di sản giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên, khí hậu, con người, và các thực thể khác để di sản được tồn tại Bảo vệ di sản còn có nghĩa là đảm bảo di sản được trao truyền tiếp nối giữa các thế hệ để di sản trường tồn theo thời gian
1.2.1.4 Phát huy giá trị di sản văn hóa
Phát huy giá trị di sản văn hóa bao gồm cả việc bảo vệ di sản văn hóa bền vững với thời gian, đồng thời khai thác di sản văn hóa theo hướng tích cực nhằm truyền thông để cộng đồng địa phương, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, trên thế giới hiểu giá trị di sản văn hóa, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị di sản của cộng đồng và
xã hội Bên cạnh công tác truyền thông, phát huy giá trị di sản còn có nghĩa là khai thác những giá trị của di sản nhằm mục đích phục vụ khách du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển, thu hút khách du lịch thập phương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho chủ thể di sản văn hóa, là nguồn lực cho kinh tế địa phương phát triển
1.2.2 Một số khái niệm về giới
1.2.2.1 Giới và giới tính
Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Địa vị giới thay đổi theo thời gian và không gian do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định Địa
vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông
Quá trình thay đổi địa vị của giới không dễ dàng biến đổi mà thường cần nhiều thời gian, đó là sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội
1.2.2.2 Vấn đề giới
Trong luận văn, vấn đề giới được giới hạn trong “vai trò giới”, cụ thể là vai trò của giới nữ trong thực hành di sản tín ngưỡng lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
“Vai trò giới” là một khái niệm được thể hiện trong đời sống thực tế và trong nghiên cứu trong các bối cảnh của hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội và hoạt động văn hoá
Trang 121.3 Tổng quan về Di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
1.3.1 Khái quát về người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Ở Hà Quảng người Dao Đỏ cư trú tại các xã: Quý Quân, Sóc Hà, Lương Thông, Thanh Long, Yên Sơn, Lương Can, Thị trấn Thông Nông Với phương thức cư trú ở gần rừng núi, kinh tế của người Dao Đỏ ở Hà Quảng nói chung, Cao Bằng nới riêng chủ yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp
Ngoại trừ những thanh, thiếu niên, nhi đồng đang ở độ tuổi đến trường thì những lớp người trung niên và người già là phụ nữ đều không biết chữ
Kinh tế người Dao Đỏ chủ yếu là tự cung tự cấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng núi
để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt nên những phong tục, tập quán vẫn được gìn giữ
và duy trì đén ngày nay
1.3.2 Khái quát về di sản văn hóa người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, di sản văn hóa của người Dao mang ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, kho tàng di sản văn hóa của người Dao nói chung người Dao Đỏ ở Cao Bằng nói riêng vô cùng đặc sắc và phong phú
Về di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở Cao Bằng nói chung, ở Hà Quảng nói riêng đều có phong tục tập quán tiếng nói, chữ viết giống nhau
* Về tiếng nói, chữ viết
Về tiếng nói, người Dao Đỏ nói tiếng Dao, thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Dao Trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Hà Quảng, các thầy cúng đều thông thạo chữ Nôm Dao, chủ yếu chữ Nôm Dao được các thầy viết thành sớ để thực hiện trong các nghi lễ tâm linh
Chữ “Nôm Dao” là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao Cộng đồng người Dao, cho đến nay, vẫn còn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao - Cuốn “Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng của hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam Đây là những chữ Hán dạng phồn thể, được giữ nguyên tự dạng Tầng lớp trí thức người Dao, qua các thế hệ, đã Dao hóa cách phát âm các chữ Hán, cho gần gũi với tiếng Dao và vẫn giữ nguyên gốc nghĩa của các từ trong sách này Phiên âm này được đọc theo một cách hoàn toàn khác tiếng Dao sử dụng trong cuộc sống thường ngày, nên các nhà nghiên cứu gọi đó là tiếng Dao trong văn chương Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Dao cũng tiếp nhận một số từ của Nôm Tày, Nôm Việt, nhưng được Dao hóa bởi lẽ có nhiều từ và khái niệm mà tiếng Dao không thể hiện hết được Điều
Trang 13đó đã góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng cho ngôn ngữ Dao
Chữ viết của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình Tiếng nói, chữ viết đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia
Về phong tục, tập quán
Người Dao đỏ sống ở nhà trệt và nhà sàn, là nhà ba gian, bàn thờ bố trí bên phải của gian giữa nhà Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao Đỏ lễ cấp sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng Lễ cấp sắc của người Dao gồm các thứ bậc: ba đèn, bày đèn, mười hai đèn Theo quan niệm của người Dao bậc ba đèn là công nhận sự trưởng thành cho đàn ông, trong
lễ ba đèn người đàn ông được dặt tên âm, trao binh mã, khi chết hồn sẽ về đoàn tụ với tổ tiên ở Dương Châu hoặc Kinh Châu Những người chưa qua lễ ba đèn khi chết sẽ chi như
một đứa trẻ xấu số qua đời, hồn sẽ sẽ về động Đào Hoa – Lâm Châu (theo người Dao đây là
nơi trú ngụ của những linh hồn trẻ em bị chết yểu) [23,trang 49] Khi chưa qua lễ ba đèn
người đàn ông đó sẽ không được thực hiện nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, không được tham gia ý kiến vào những việc lớn của dòng họ và cộng đồng Người đàn ông qua lễ cấp sắc từ các bậc bảy, chín, mười hai, nếu họ có khả năng sử dụng thành thạo chữ Hán Dao thì sẽ là thầy (tiếng dao là Tía), cấp sắc ở thứ bậc cao thì sẽ có nhiều âm binh phù trợ để thực hiện trong các nghi lễ Cấp cao nhất là lễ cấp sắc 12 đèn
Ngoài Lễ cấp sắc việc thực hành đám tang, đám cưới, nghi lễ đặt tên cho trẻ sơ sinh của người Dao đỏ vẫn theo truyền thống
Di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở Hà Quảng nói riêng, Cao Bằng nói chung vô cùng đặc sắc và phong phú, cần có sự định hướng của chính quyền để bảo tồn bền vững với thời gian
1.3.3 Khái quát về lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Theo tiếng Dao Đỏ cấp sắc là “Quá tang”, cấp sắc gồm bốn thứ bậc, cấp đầu tiên và cũng là nghi lễ công nhận sự trưởng thành của đản ông người Dao là bậc ba đèn, cấp cao nhất là 12 đèn (tẩu sai) Trong nghi lễ ba đèn, thời khắc quan trọng nhất đó là lúc lên đèn Người thụ lễ được ngồi trên một chiếc ghế gỗ, đệm ghế là một miếng vải đỏ Chiếc ghế gỗ này cũng vô cùng đặc biệt, vì chỉ có ba chân và được làm từ thân cây gỗ có ba chạc Đến thời khắc đã định các thầy sẽ đặt ba ngọn đèn vào cây trúc có ba ống đã được làm sẵn từ trước rồi đặt phía trước mặt của người thụ lễ Nghi lễ lên đèn như một nghi thức đón nhận