1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng nghiên cứu trường hợp lễ cấp sắc 12 Đèn của người dao Đỏ Ở hà quảng, cao bằng

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng: nghiên cứu trường hợp lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng
Tác giả Lục Thị Thiện
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị An
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Di sản học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN (13)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (13)
      • 1.1.1. Lễ cấp sắc của người Dao (13)
      • 1.1.2. Vấn đề giới và vai trò của vợ thầy cả trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng nói riêng (16)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (17)
      • 1.2.1. Một số khái niệm về di sản (17)
      • 1.2.2. Một số khái niệm về giới (19)
    • 1.3. Tổng quan về Di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh (20)
      • 1.3.1. Khái quát về người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (20)
      • 1.3.2. Khái quát về di sản văn hóa người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (21)
      • 1.3.3. Khái quát về lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (28)
  • CHƯƠNG 2 SỰ THAM GIA CỦA VỢ THẦY CẢ TRONG TRAO TRUYỀN VÀ THỰC HÀNH DI SẢN LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG (31)
    • 2.1. Quá trình chuẩn bị cho Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng (32)
      • 2.1.1. Những việc do các thầy và người giúp việc thực hiện (34)
      • 2.1.2. Những việc của vợ thầy cả và những người giúp việc thực hiện (36)
    • 2.2. Tiến trình Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ xóm Cốc Lùng, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (38)
      • 2.2.1. Nghi lễ đón thầy (39)
      • 2.2.2. Trình tự trong nghi lễ (40)
    • 2.3. Sự tham gia của vợ thầy cả trong Lễ cấp sắc 12 dèn (48)
      • 2.3.1. Nghi lễ đón vợ thầy cả (48)
      • 2.3.2. Các nghi thức vợ thầy cả và người giúp việc chuẩn bị cho Lễ cấp sắc (49)
    • 2.4. Vai trò của vợ thầy cả trong quá trình Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Cao Bằng (52)
      • 2.4.1. Người đóng vai trò quan trọng tổ chức Lễ cấp sắc (52)
      • 2.4.2. Hướng dẫn vợ của những người thụ lễ trong các lễ nghi trình diện các vị thần (54)
      • 2.4.3. Đại diện cho thánh thần ban ân huệ, may mắn đến cho người thụ lễ (55)
  • Chương 3. BẢO TỒN DI SẢN TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA VỢ THẦY CẢ TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ (58)
    • 3.1. Thực trạng về công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao ở Hà Quảng hiện nay (58)
    • 3.2. Sự gia tăng thời lượng và nghi thức thực hành cho vợ thầy cả trong Lễ cấp sắc (60)
    • 3.3. Việc nâng cao vị thế của người vợ thầy cả trong thực hành nghi lễ Cấp sắc (61)
    • 3.4. Việc gia tăng quyền lực của vợ thầy cả trong quá trình trao truyền và lưu giữ di sản lễ cấp sắc (62)
  • KẾT LUẬN (66)

Nội dung

Vấn Đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng nghiên cứu trường hợp lễ cấp sắc 12 Đèn của người dao Đỏ Ở hà quảng, cao bằng

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Với tên đề tài là Vấn đề giới trong thực hành di sản tín ngưỡng: Nghiên cứu trường hợp Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng, phần tổng quan sẽ tập trung điểm các công trình về lễ cấp sắc của người Dao và vấn đề giới và vai trò của vợ thầy cả trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao nói chung, người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng nói riêng

1.1.1 Lễ cấp sắc của người Dao

Văn hoá cổ truyền người Dao đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có nhiều cuốn sách được xuất bản là nguồn tư liệu quý cho tác giả luận văn cũng như những học giả quan tâm đến văn hóa truyền thống của người Dao ở Việt Nam

Trong cuốn kỷ yếu hội thảo “Sự phát triển Văn hóa, xã hội của người Dao – Hiện tại và tương lai” do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia xuất bản năm 1998 có bài viết “Một số vấn đề về giới trong đời sống của người Dao” của các tác giả Hoàng Bá Thịnh và Lê Thị Nhâm Tuyết đề cập đến vấn đề giới của người Dao thuộc các lĩnh vực: hôn nhân, gia đình, giáo dục, văn hóa, kinh tế… nhóm tác giả đã nhận ra sự bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc Dao, phụ nữ Dao luôn chịu thiệt thòi và chưa có vị trí trong xã hội đương đại… sự bất bình đẳng giới trong cộng đồng người Dao, sự kém phát triển của phụ nữ Dao trong tất cả lĩnh vực đời sống gia đình, xã hội, đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện để có giải pháp đồng bộ cho vấn đề phụ nữ Dao.[24, trang 87] Tuy nhiên trong một đoạn nhóm tác giả cũng khẳng định phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc qua những điệu múa, lời hát trong các phiên chợ, các ngày lễ hội [24, trang 82] Toàn bộ bài viết nhóm tác giả đánh giá rất sâu sắc về vị trí của nữ giới trong cộng đồng, những chưa đề cập đến vai trò của nữ giới trong lễ cấp sắc

Năm 1999, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn Tục ngữ câu đố dân tộc Dao của tác giả Trần Hữu Sơn Nội dung cuốn sách là tập hợp các câu ca dao, tục ngữ và câu đố của người Dao ở Lào Cai Qua đó phản ánh về giao tiếp ứng xử của người Dao về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Về cách ứng xử trong các mối quan hệ trên dưới phải hòa đồng… Trong cuốn sách có đưa ra những câu đố được thực hiện trong Lễ cấp sắc của người Dao Tuy nhiên cuốn sách không đề cập đến câu đố thực hiện trong lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ, đây là khoảng trống cần nghiên cứu thêm

Năm 2003, nhóm tác giả: Ninh Văn Độ (chủ biên), Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng xuất bản cuốn sách Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Nùng,

Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang Nội dung cuốn sách đề cập đến văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó có người Dao Phần bàn về văn hóa người Dao có viết về phong tục tập quán của người Dao ở Tuyên Quang, nội dung lễ cấp sắc miêu tả chi tiết tiến trình thực hành nghi lễ nhưng không bàn luận về vai trò của nữ giới trong nghi lễ cấp sắc

Cũng vào năm 2003, tác giả Phan Ngọc Khuê công bố công trình Lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2003) Trong công trình này, tác giả mô tả toàn bộ lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang, trong đó, có nói đến những người tham gia thực hành nghi lễ Tuy không đề cập đến vai trò của vợ thầy cả nhưng nghiên cứu của Phan Ngọc Khuê cũng cung cấp cho chúng tôi nhiều gợi ý

Năm 2009, Trần Hữu Sơn đã xuất bản cuốn Những bài ca giáo lý (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc) Nội dung cuốn sách là những lời hay ý đẹp mang tính chất răn dạy giáo lý, đạo đức và quy tắc ứng xử trong gia đình của cộng đồng người Dao Trong cuốn sách có đề cập đến một số điều răn dạy trong lễ cấp sắc nhưng không nói rõ cấp sắc ở thứ bậc nào

Năm 2010, trong cuốn Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhóm tác giả Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn, (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc) nhóm tác giả đề cập đến nguồn gốc xuất xứ của người Dao ở Việt Nam, trong mục phong tục tập quán của người Dao, nhóm tác giả đã khẳng định hiện nay thầy người Dao ở bậc 12 đèn là không có Điều này chỉ là chủ quan của nhóm tác giả, bởi hiện tại ở Cao Bằng lễ cấp sắc 12 đèn vẫn được thực hành và có nhiều thầy đã qua bậc cấp sắc 12 đèn

Năm 2017, tác giả: Bàn Tuấn Năng xuất bản cuốn Lễ cấp sắc của người Dao ở

Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà nội) Tác giả đề cập và miêu tả rất chi tiết về lễ cấp sắc ba đèn và mười hai đèn của người Dao Tiền ở Cao Bằng và Bắc Cạn

Bài viết tập trung phân tích các nhận định về giá trị, ý nghĩa của lễ cấp sắc người Dao, cũng như công tác bảo tồn di sản văn hóa của tộc người này Mặc dù cung cấp thông tin quan trọng cho việc tham khảo, nhưng tác phẩm lại bỏ sót vai trò của phụ nữ trong lễ cấp sắc - một khía cạnh đáng chú ý trong nghi lễ này.

Năm 2016, tác giả Triệu Thị Hồng Nhất đã đề cập đến Sài Mạ là thầy nữ duy nhất trong lễ cấp sắc ở bậc mười hai đèn trong luận văn Thạc sỹ Văn hóa học Tranh thờ trong đời sống văn hóa của người Dao ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Công trình này đã mô tả vai trò của Sài Mạ như sau: Sài mả (chuyên nấu cơm, làm bánh - người thầy duy nhất là phụ nữ) tiếp theo tác giả còn viết rằng: Khi ăn xong, người thầy “Sai Mả” phải trực tiếp đun nước cho tất cả các học trò tắm, trong nồi nước này, thầy “Sai Mả” sẽ bẻ một nắm hương vào đó Ý nghĩa của hành động này là lúc này cơ thể của người thụ lễ mới thực sự sạch sẽ, không bám những khói, bụi bẩn của trần thế… Sau khi ngủ dậy, thầy “Sai Mả” sẽ lấy một chậu nước ấm, bẻ 3 cây hương bỏ vào chậu nước để cho lần lượt các thầy rửa tay [23, trang 32]

Trong số ít tác giả đề cập đến vai trò phụ nữ trong thực hành di sản tín ngưỡng người Dao, Triệu Thị Hồng Nhất đã sơ lược các thực hành của Sải Mạ trong lễ cấp sắc Tuy nhiên, nghiên cứu của bà chưa làm rõ đầy đủ về vai trò của phụ nữ trong nghi lễ quan trọng này.

Hiện tại ở Cao Bằng việc nghiên cứu về truyền thống văn hóa của người Dao đang ở việc tư liệu hóa, ngoài ra còn có những bài viết đăng trên báo và tạp chí địa phương và Đề tài cấp tỉnh: “Phục dựng đám cưới người dao đỏ”; “Bảo tồn dân ca dân vũ của người Dao đỏ” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đến năm

Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình là một di sản văn hóa độc đáo được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và lập hồ sơ trình để UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật này thể hiện qua các họa tiết hoa văn tinh xảo, đa dạng, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, phản ánh bản sắc văn hóa của người Dao đỏ Những hoa văn này được thêu, dệt tỉ mỉ, công phu trên trang phục, tạo nên sự nổi bật và đặc sắc riêng biệt cho cộng đồng dân tộc này.

Bộ Văn hóa đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu sâu về Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở địa phương

Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm về di sản

Tại Điều 1, của Luật di sản văn hóa sửa đổi và bổ sung năm 2013 có ghi rõ như sau: Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại Điều 4 Chỉ rõ khái niệm về Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể như sau:

1 [2] Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

2 Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hóa là sự sáng tạo của mỗi tộc người qua quá trình sinh sống phát triển và tồn tại Sự sáng tạo đó là sản phẩm kết tinh qua nhiều thế hệ tạo nét độc đáo riêng có của mỗi dân tộc tạo nên sự phong phú về văn hóa, hòa chung bản sắc các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được ban hành tại Quyết định số

02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016, Tín ngưỡng được định nghĩa như sau:

Tín ngưỡng là hệ thống niềm tin của con người được thể hiện thông qua các nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống Tín ngưỡng mang lại sự bình an tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Di sản tín ngưỡng là các tập quán, nghi thức thể hiện niềm tin đã được cộng đồng chủ thể truyền lại qua nhiều thế hệ và vẫn đang được thực hành trong xã hội hiện đại.

Bảo vệ di sản là lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học bằng cách ghi âm, ghi hình, ghi chép mô tả Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp để di sản không bị mai một dưới tác động của thời gian, thiên nhiên, con người, đảm bảo sự tiếp nối và trường tồn của di sản qua các thế hệ.

1.2.1.4 Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa bao gồm cả việc bảo vệ di sản văn hóa bền vững với thời gian, đồng thời khai thác di sản văn hóa theo hướng tích cực nhằm truyền thông để cộng đồng địa phương, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, trên thế giới hiểu giá trị di sản văn hóa, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị di sản của cộng đồng và xã hội Bên cạnh công tác truyền thông, phát huy giá trị di sản còn có nghĩa là khai thác những giá trị của di sản nhằm mục đích phục vụ khách du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển, thu hút khách du lịch thập phương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho chủ thể di sản văn hóa, là nguồn lực cho kinh tế địa phương phát triển

1.2.2 Một số khái niệm về giới 1.2.2.1 Giới và giới tính

Giới tính là một khái niệm chỉ đặc điểm sinh học của con người, vừa là một thực tế khách quan về đặc điểm sinh học giữa nam và nữ, vừa là quan niệm của xã hội loài người về các đặc điểm mà hai giới có Giới tính vừa là đặc điểm sinh học bẩm sinh, vừa có thể là sự thay đổi hoặc lựa chọn của mỗi người trong biến động cuộc sống xã hội

Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Địa vị giới thay đổi theo thời gian và không gian do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông Ở Việt Nam từ thời phong kiến địa vị phụ nữ vô cùng thấp kém, nam giới được học hành, phụ nữ ở nhà chăm sóc ruộng vườn, nhà cửa và dạy dỗ các con Đến thời kỳ hiện nay địa vị giới nữ đã có nhiều thay đổi đáng kể, chị em đã có thể sát cánh cùng đàn ông chung tay xây dựng đất nước Tuy nhiên ở vùng nông thôn, nơi xa xôi hẻo lánh một số nơi dịa vị giới nữ vẫn còn thấp kém, là lao động chính trong gia đình nhưng lại không được coi trọng Để địa vị giới nữ ở nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh được nâng cao cần sự chung tay của xã hội và chính quyền địa phương, điều đó phụ thuộc vào quyết tâm của các cấp các ngành và chính quyền địa phương, đây là quá trình lâu dài và sự tích cực của chính quyền

Quá trình thay đổi địa vị của giới không dễ dàng biến đổi mà thường cần nhiều thời gian, đó là sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người Điều này cần có sự định hướng của chính quyền và các tổ chức xã hội Điều quan trọng để thay đổi nhận thức của xã hội là sự nhận thức của cá nhân, mỗi cá nhân trong xã hội có tri thức thì việc thay đổi nhận thức về giới sẽ thuận theo sự định hướng của chính quyền

Giới, giới tính, vai trò giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới, bình đẳng giới là những vấn đề của giới được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm Trong luận văn, vấn đề giới được giới hạn trong “vai trò giới”, cụ thể là vai trò của giới nữ trong thực hành di sản tín ngưỡng lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

“Vai trò giới” là một khái niệm được thể hiện trong đời sống thực tế và trong nghiên cứu trong các bối cảnh của hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội và hoạt động văn hoá Trong các hoạt động này, vai trò của giới nam và giới nữ dường như được mặc nhiên công nhận bởi các khuôn mẫu và định kiến giới Trong xã hội truyền thống của người Dao, vai trò của người đàn ông được đề cao, theo đó, các trong hoạt động của lễ cấp sắc 12 đèn, người đàn ông, cụ thể là thầy Cả, có vai trò quyết định Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động thực hành tín ngưỡng của người Dao đỏ ở Cao Bằng, có một hiện tượng khá đặc biệt là vai trò quan trọng của người nữ - vợ thầy Cả Luận văn của chúng tôi sẽ khảo sát sự tham gia và vai trò của vợ thầy Cả - một người giới tính nữ - trong hoạt động nghi lễ quan trọng này.

Tổng quan về Di sản văn hóa của người Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh

1.3.1 Khái quát về người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Ở Hà Quảng người Dao đỏ cư trú tại các xã: Quý Quân, Sóc Hà, Lương Thông, Thanh Long, Yên Sơn, Lương Can, Thị trấn Thông Nông Trong cộng đồng người Dao đỏ lễ cấp sắc chỉ giành cho nam giới, khi chồng làm lễ cấp sắc thì vợ cũng sẽ được tham gia Sau lễ cấp sắc đàn ông sẽ được học chữ Nôm dao để thông thạo sử dụng và đọc sách cúng trong các nghi lễ Việc học và dạy chữ chỉ giành cho nam giới, phụ nữ không được tham gia việc học chữ, bởi thế trong cộng đồng người Dao ở Cao Bằng, các thầy cúng đều là nam giới, không bao giờ có nữ giới là thầy cúng Nữ giới người Dao không trực tiếp đứng trước bàn thờ làm chủ lễ mời gọi thần linh

Với phương thức cư trú ở gần rừng núi, kinh tế của người Dao đỏ ở Hà Quảng nói chung, Cao Bằng nới riêng chủ yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp Những nơi có địa bàn cư trú gần nước, địa hình bằng phẳng người Dao đỏ trồng lúa nước và các loại ngũ cốc như ngô, đỗ Bên cạnh trồng trọt ngườì Dao đỏ còn chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, gia cầm như gà, vịt, ngan … Người Dao đỏ ở Hà Quảng có tập quán sinh sống ở vùng cao, nên cây lương thục chủ yếu là cây ngô Ngô là thức ăn chính cho người và gia súc, gia cầm Cháo ngô là món ngô xay nhỏ được nấu cùng với gạo tẻ xay nhỏ là món chính trong bữa ăn hằng ngày của người Dao đỏ ở Cao Bằng (Nguồn: Phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Dao, Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, năm 2018)

Do tập quán cư trú ở vùng cao, nơi xa xôi hẻo lánh nên phần lớn nhiều người Dao không nói được tiếng phổ thông (tiếng Kinh) Họ giao tiếp với người Tày,Nùng ở địa phương bằng tiếng Tày Ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Dao, tiếng Tày là ngôn ngữ thứ hai của họ Ngoại trừ những thanh, thiếu niên, nhi đồng đang ở độ tuổi đến trường thì những lớp người trung niên và người già là phụ nữ đều không biết chữ Đàn ông là thầy đều thông thạo chữ Hán Dao và chữ Việt (một số ít thầy người Dao không nói được tiếng phổ thông và không biết viết chữ Việt)

Nhà sàn của người Dao Đỏ thuộc Hà Quảng khá hiếm gặp do quá trình giao thoa với người Tày và Nùng Phần đông họ sinh sống tại nhà trệt được làm theo kiểu nhà ba gian Vách được làm bằng gỗ hoặc đất, mái lợp ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) Gian giữa của ngôi nhà dùng để thờ cúng tổ tiên, không giống người Tày hay người Kinh, bàn thờ không được đặt giữa nhà mà nằm ở gian giữa bên phải Phía bên phải căn nhà là bếp nấu của gia đình, còn phía bên trái và sau bàn thờ là giường ngủ Người Dao Đỏ chủ yếu tự cung tự cấp, dựa vào rừng núi để sinh sống Chính vì phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt nên phong tục, tập quán của họ được bảo tồn và lưu giữ đến tận ngày nay.

1.3.2 Khái quát về di sản văn hóa người Dao đỏ ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, di sản văn hóa của người Dao mang ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, kho tàng di sản văn hóa của người Dao nói chung người Dao đỏ ở Cao Bằng nói riêng vô cùng đặc sắc và phong phú

Việc khẳng định Đạo giáo ít nhiều vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa của người Dao thể hiện rõ nét trong các nghi lễ tâm linh của cộng đồng người Dao Với lễ cấp sắc khi thực hành nghi lễ luôn luôn có sự hiện hữu của bộ tranh Tam Thanh, trong đó Thái Thượng Lão quân là vị thần trong Đạo giáo được người Dao vô cùng tôn kính Trong quá trình cấp sắc tâm của người thụ lễ luôn hướng thiện, không sát sinh…điều này ảnh hưởng bởi Phật giáo Trong cuốn Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang ghi rõ như sau: Đồng bào Dao ở Tuyên Quang cũng như ở một số tỉnh gần Tuyên Quang như Hà Giang, Thái Nguyên không theo một tôn giáo nào nhưng chịu ảnh hưởng sau sắc của đạo giáo Các hình thức tôn giáo nguyên thủy, thờ cúng nhiều thần thánh, dùng phép thuật trừ ma, diệt tà, phù phép chữa bệnh, kiêng kỵ nhiều “ma”, “thần” trong nông nghiệp, trong cưới xin, sinh đẻ, nuôi con làm nhà mới, làm ma chay… rất gần với phù thủy của đạo giáo Nhiều vị thần linh của đạo giáo trở thành hệ thống các thần linh của người Dao [3, trang 190]

Đồng bào Dao chịu ảnh hưởng của đạo Phật, tin vào thuyết luân hồi định mệnh Họ cho rằng kiếp sống trần gian là tạm thời, khổ ải, chỉ có ở thiên đàng mới là vĩnh hằng Vì vậy, để đầu thai kiếp người hoặc trở về Dương Châu với tổ tiên, họ tu nhân tích đức, tránh làm điều ác để khi chết, linh hồn không bị đày đọa ở âm phủ hay đầu thai thành kiếp ngựa, trâu, cầm thú Quan điểm này phù hợp với ý niệm tâm linh và tín ngưỡng của người Dao đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng.

Theo lời cụ Hoàng Chàn Sinh, xóm Cốc Lùng, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, khi thụ lễ cấp sắc, người được nhận sắc phải tuân theo những nguyên tắc bất di bất dịch: không sát sinh, giữ gìn tâm tính hòa nhã, tránh lời nói khiếm nhã, sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong khả năng Người được cấp sắc, khi mất, linh hồn sẽ được đoàn tụ với tổ tiên.

Về di sản văn hóa của người Dao đỏ ở Cao Bằng nói chung, ở Hà Quảng nói riêng đều có phong tục tập quán tiếng nói, chữ viết giống nhau

Về tiếng nói, chữ viết

Về tiếng nói, người Dao đỏ nói tiếng Dao, thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Dao

Trong cộng đồng người Dao đỏ ở Hà Quảng, các thầy cúng đều thông thạo chữ

Nôm dao, chủ yếu chữ Nôm dao được các thầy viết thành sớ để thực hiện trong các nghi lễ tâm linh

Chữ Nôm dao là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao

Cộng đồng người Dao, cho đến nay, vẫn còn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao - Cuốn “Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng của hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam Đây là những chữ Hán dạng phồn thể, được giữ nguyên tự dạng Tầng lớp trí thức người Dao, qua các thế hệ, đã Dao hóa cách phát âm các chữ Hán, cho gần gũi với tiếng

Dao và vẫn giữ nguyên gốc nghĩa của các từ trong sách này Phiên âm này được đọc theo một cách hoàn toàn khác tiếng Dao sử dụng trong cuộc sống thường ngày, nên các nhà nghiên cứu gọi đó là tiếng Dao trong văn chương Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Dao cũng tiếp nhận một số từ của Nôm tày, Nôm việt, nhưng được Dao hóa bởi lẽ có nhiều từ và khái niệm mà tiếng Dao không thể hiện hết được Điều đó đã góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng cho ngôn ngữ Dao Đến nay những người Dao đi làm thầy cúng mới học chữ Nôm dao, mà việc học cũng chủ yếu để đọc được sách cúng do tổ tiên truyền lại, chứ không đi sâu tìm hiểu ngữ nghĩa, triết lý chứa đựng trong đó Vì vậy có thể khẳng dịnh chữ Nôm dao thể hiện trình độ tri thức của các thầy và chủ yếu thực hiện trong nghi lễ là sự giao tiếp với thế giới tâm linh Phần lớn phụ nữ Dao đỏ không biết chữ Nôm dao Điều đó rất dễ lý giải vì theo phong tục tập quán của người Dao lễ cấp sắc chỉ cấp cho nam giới, phụ nữ là vợ của người cấp sắc sẽ được cấp sắc theo chồng, nhưng không đồng nghĩa với việc người vợ sẽ được truyền pháp và dạy chữ, việc này chỉ cho nam giới, do đó từ xưa đến nay trong cộng đồng người Dao đỏ ở Cao Bằng phụ nữ không biết chữ Nôm dao

Hầu hết, gia đình người Dao có người cao tuổi khoảng 60 - 70 tuổi trở lên đều còn giữ những cuốn sách cổ do ông cha để lại Những cuốn sách này phản ánh mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Dao trước đây Đó là nguồn sử liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về người Dao, cũng như ngôn ngữ Dao

Chữ viết của dân tộc Dao là một di sản văn hóa phi vật thể có giá trị về mặt tiếng nói và chữ viết Di sản này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Về phong tục, tập quán

Người Dao đỏ sống ở nhà trệt và nhà sàn, là nhà ba gian, bàn thờ bố trí bên phải của gian giữa nhà Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ lễ cấp sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng Lễ cấp sắc của người Dao gồm các thứ bậc: ba đèn, bày đèn, mười hai đèn Theo quan niệm của người Dao bậc ba đèn là công nhận sự trưởng thành cho đàn ông, trong lễ ba đèn người đàn ông được dặt tên âm, trao binh mã, khi chết hồn sẽ về đoàn tụ với tổ tiên ở Dương Châu hoặc Kinh Châu

Những người chưa qua lễ ba đèn khi chết sẽ chi như một đứa trẻ xấu số qua đời, hồn sẽ sẽ về động Đào Hoa – Lâm Châu (theo người Dao đây là nơi trú ngụ của những linh hồn trẻ em bị chết yểu) [23,trang 49] Khi chưa qua lễ ba đèn người đàn ông đó sẽ không được thực hiện nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, không được tham gia ý kiến vào những việc lớn của dòng họ và cộng đồng Người đàn ông qua lễ cấp sắc từ các bậc bảy, chín, mười hai, nếu họ có khả năng sử dụng thành thạo chữ Hán Dao thì sẽ là thầy (tiếng dao là Tía), cấp sắc ở thứ bậc cao thì sẽ có nhiều âm binh phù trợ để thực hiện trong các nghi lễ Cấp cao nhất là lễ cấp sắc 12 đèn

Ngoài Lễ cấp sắc việc thực hành đám tang, đám cưới, nghi lễ đặt tên cho trẻ sơ sinh của người Dao đỏ vẫn theo truyền thống

Trong đám tang của người Dao đỏ cũng tùy theo thứ bậc cấp sắc của người chết, bậc càng cao thì nghi lễ sẽ cầu kỳ và long trọng hơn Nếu người đã khuất đã được cấp săc mười hai đèn thì chủ lễ của đám tang phải là thầy được cấp sắc ở bậc 12 đèn, đám tang sẽ được tiến hành đối với người có địa vị cao trong cộng đồng, được tất cả cộng đồng kính trọng Theo phong tục của người Dao đỏ người chết đã qua 12 đèn lúc nhập quan họ sẽ được mặc bộ quần áo được cấp trong nghi lễ cấp sắc, trong quan tài sẽ phải có đầy đủ dấu ấn, dụng cụ của thầy… trong quan niệm của người Dao chết chưa phải là hết, chết họ sẽ về với Ngọc Hoàng, những người qua lễ cấp sắc 12 đèn khi chết sẽ là quan trợ giúp công việc cõi âm cho Ngọc Hoàng

SỰ THAM GIA CỦA VỢ THẦY CẢ TRONG TRAO TRUYỀN VÀ THỰC HÀNH DI SẢN LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG

Quá trình chuẩn bị cho Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ ở Hà Quảng, Cao Bằng

Đối với người Dao tôn ty về dòng họ được tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt

Những người thuộc gia đình trưởng họ luôn ở vị trí cao nhất Trưởng họ luôn là nam giới, là người sẽ đứng ra tổ chức các nghi lễ tâm linh trong dòng họ

Nếu trong họ có người muốn làm lễ cấp sắc thì họ sẽ đến nhà trưởng họ để bày tỏ ý nguyện, nhờ trưởng họ thông tin đến tất cả những người trong họ cùng biết để cùng tham gia Sau đó trưởng họ sẽ triệu tập những người có uy tín trong họ đến để bàn bạc Đối với người Dao Đỏ làm lễ cấp sắc sẽ làm lễ chung cho nhiều người để giảm bớt chi phí Sau khi bàn bạc và thống nhất về số lượng người sẽ tham gia thụ lễ trong lễ tẩu sai, trưởng họ và những người có uy tín trong dòng họ cùng người thụ lễ sẽ cử ra một nhóm người để thực hiện công tác chuẩn bị cho lễ cấp sắc Sau khi tập hợp được nhóm tỏ chức, họ sẽ bàn bạc về việc mời thầy cả làm lễ chính trong lễ cấp sắc Người được chọn làm lễ chính là người đã qua lễ cấp sắc 12 đèn, thông thạo tiến trình hành lễ và giỏi chữ Nôm dao Là người có gia đình hạnh phúc, con cháu đông đúc, đủ trai và gái Điều đặc biệt thầy cả phải là người đàn ông đĩnh đạc, phong thái uy nghi, có vợ hiền hòa và đảm đang, vợ ông cũng có phong thái điềm đạm, đoan chính, toát lên khí chất “bề trên” được mọi người kính trọng

Lựa chọn được người làm lễ chính, nhóm tổ chức sẽ cử hai người đến nhà thầy đặt vấn đề, nếu được thầy nhất trí, họ sẽ đề nghị thầy cả chọn ngày và mời thêm các thầy khác để thực hiện nghi lễ cấp sắc

Trước khi ngày lễ cấp sắc diễn ra hai tháng nhóm tổ chức sẽ chuẩn bị giấy để ở nhà người trưởng họ nơi sẽ tiến hành nghi lễ, rồi đến nhà những thầy có nhiệm vụ làm tiền âm phủ trong lễ cấp sắc đón các thầy đến để làm tiền âm Trong nghi lễ người Dao có quy định rất rõ về số lượng tiền giấy được gửi đến các vị thần, tổ tiên… khi cắt giấy in họ sẽ bó lại thành từng cuộn, ghi rõ mỗi cuộn số lượng để dành cho từng nghi lễ Lễ cấp sắc là nghi lễ linh thiêng nên việc làm tiền giấy phải thực hiện ở chỗ kín đáo, không cho trẻ em và phụ nữ đến gần, không cho người lạ đến xem… Họ cho rằng in tiền âm phải thận trọng và kín đáo thì nghi lễ mới thành công, không bị ma xấu đến quấy phá nghi lễ Vì thế chỗ in tiền âm của người Dao được quây kín, khi in họ giữ tâm thanh tịnh, không cười đùa huyên náo làm ô uế các đồng tiền, họ cẩn trọng từ ăn uống đến lời nói khi giao tiếp Trong suốt gần hai tháng như thế những thầy này chỉ có việc làm tiền giấy, ăn, nghỉ ngay tại chỗ in tiền

Từ lúc các thầy đến để in tiền, việc kiêng kỵ trong các gia đình có người thụ lễ đã được thực hiện Các cặp vợ chồng phải ngủ tách riêng, không được thân mật trong quan hệ nam nữ, trong gia đình mọi người luôn giữ hòa khí để trong gia đình yên ả, kiêng không nói to, không cãi nhau, người thụ lễ tâm luôn phải tĩnh và hướng thiện, không sát sinh…

Song song với việc chuẩn bị của các thầy, những gia đình có người thụ lễ bắt đầu chuẩn bị thực phẩm và những thứ cần thiết khác cho nghi lễ Vợ của người thụ lễ sẽ chuẩn bị trang phục cho chồng khi được phong sắc Bộ trang phục đó bao gồm: Áo vải hoa đỏ, mũ in hình các quan (tiếng dao là: xìn tào nghè)

Thầy cả sẽ chuẩn bị dấu có in tên người thụ lễ bằng tiếng dao và thẻ âm dương (tiếng dao là: cháo) Nghi lễ phong sắc trao dấu ấn và thẻ âm dương cùng với trang phục để người thụ lễ sử dụng sau khi ban sắc trong các nghi lễ tâm linh của cộng đồng Thẻ âm dương của người dao là một ống trúc được cắt vát hai đầu, bổ đôi, khi tung lên thẻ chạm xuống nền đất sẽ có tiếng kêu “khốp” ròn rã Trong hai tháng trước ngày làm lễ người thụ lễ sẽ kiêng không đi xa, chỉ quanh quẩn ở nhà, tu tâm dưỡng tính để chờ đến ngày được phong sắc Lúc này trong gia đình họ đã sẵn sàng mọi thứ, thực phẩm, trang phục, tiền mặt (để góp cho quá trình thực hiện nghi lễ) Tất cả đã sẵn sàng đến ngày thực hành nghi lễ họ sẽ mang đến nhà trưởng họ - nơi tiến hành lễ cấp sắc cùng góp công, góp sức để nghi lễ diễn ra thuận lợi suôn sẻ

2.1.1 Những việc do các thầy và người giúp việc thực hiện

Trong nghi lễ cấp sắc việc chuẩn bị các văn tự vô cùng quan trọng, đây là toàn bộ nội dung về nghi lễ để báo với Ngọc Hoàng và thế giới bên kia Trước khi ngày lễ cấp sắc diễn ra khoảng hai tuần thầy cả gọi những người phụ việc của mình đến nhà để giúp làm những việc như; cắt giấy để ghi sớ, cưa gỗ để tạo thành các con dấu để thầy cả sẽ khắc tên từng học trò lên dấu Dấu này sẽ đi theo người thụ lễ đến hết cuộc đời Trong lễ cấp sắc ngoài việc trao dấu ấn thì việc công nhận cặp vợ chồng người thụ lễ là phu thê ở cõi âm là vô cùng quan trọng Họ sẽ được một tờ giấy ghi tên tuổi của hai vợ chồng, đó như tờ giấy kết hôn, giấy sẽ gửi đến Ngọc Hoàng và các quan liên quan.Việc này sẽ chứng nhận họ mãi mãi là vợ chồng ở các cõi âm và dương… Điều đó đồng nghĩa với việc cặp vợ chồng này sẽ không bao giờ ly hôn, vĩnh viễn không chia lìa Trong quá trình thực hiện luận văn bản thân tác giả đã đi điền dã nghiên cứu về nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở vùng Yên Sơn và Thanh Long của huyện Hà Quảng (sở dỉ tác giả lựa chọn hai địa điểm này để điền dã bởi vì nơi đây là địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao đỏ ở Hà Quảng, là nơi luôn diễn ra lễ cấp sắc và có nhiều thầy đã qua bậc 12 đèn) lần thứ nhất tác giả đã quan sát và chứng kiến lễ cấp sắc bậc 3 đèn và 12 đèn diễn ra trong chín ngày đêm tại Cốc Lùng, Yên Sơn (từ ngày 7/11/2022 đến ngày 16/11/2022) Khi trò chuyện và phỏng vấn với thầy cả Hoàng Dùn P, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng ông cho biết: Đây là lần thứ 13 ông thực hiện nghi lễ cấp sắc với vai trò là thầy cả, lần này cũng là lần có số lượng người thụ lễ đông nhất (100 đôi) Để chuẩn bị cho nghi lễ ông đã viết 400 tờ Diềm chuôi và Doàng Chuôi (tờ giấy có ghi tên họ của người vợ chồng người thụ lễ) Diềm Chuôi sẽ đưa cho người thụ lễ, Doàng Chuôi sẽ đốt gửi các vị thần Nội dung đều như nhau, chỉ có màu giấy khác nhau, màu xanh đốt gửi các vị thần, màu đỏ đưa cho người vợ chồng thụ lễ, mỗi người giữ một tờ, khi họ chết giấy này được đốt để họ mang theo về với tổ tiên Khi đó các vị thần sẽ so sánh giữa hai tờ giấy để nhận biết tên họ địa chỉ và chứng nhận họ sẽ là vợ chồng ở thế giới bên kia…

Trong nghi lễ cấp sắc tẩu sai (mười hai đèn) còn có nghi thức bói chuộc cho linh hồn người xấu số chết yểu hoặc bị chết khi xa xứ để về với tổ tiên Trong quan niệm của người Dao và một số dân tộc như Tày, Nùng cho rằng: Khi trong gia đình có người chết ở bên ngoài thì linh hồn sẽ không được về đoàn tụ với tổ tiên, những linh hồn này không được thờ cúng vì không thể vào trong nhà, do đó luôn luôn không được ăn no Vì vậy trong lễ tẩu sai có nghi thức triệu hồi những linh hồn này trở về đoàn tụ với tổ tiên Người Dao quan niệm rằng những linh hồn người chết được trở về nguồn cội, được thanh thản thì những người sống trên cõi trần mới được bình yên Việc này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, sống biết có trước có sau Dể thực hiện nghi lễ này người thụ lễ sẽ ghi danh sách những người thân trong gia dình từ nhiều dời bị chết ở ngoài để các thầy ghi chép lên sớ tên họ từng người, địa chỉ, tuổi, chết ở chỗ nào vì sao lại chết … để các thầy làm lễ đón về Do đó việc này cần chuẩn bị thật cẩn trọng thì nghi lễ mới diễn ra thuận lợi suôn sẻ Trong công trình Lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam, Bàn Tuấn Năng đã có phần viết “7 Cúng mời linh hồn chết yểu về đoàn tụ cùng tổ tiên “thinh tài nhuệ trì’’) và lễ bói lớn tìm nơi ở của các linh hồn xấu số (tồm bâu) miêu tả chi tiết về nghi lễ bói chuộc linh hồn chết yểu trong đó tác giả nói rõ về nội dung bài cúng khi đã tìm được các linh hồn trở về như sau: Trong lúc đọc sách, thầy lấy hai ngón tay huơ qua huơ lại phù phép Nội dung bài cúng căn dặn các linh hồn trở về đoàn tụ hãy cùng phù hộ cho dòng họ có thêm nhiều điều tốt… [23, trang117]

Ngoài những việc nêu trên các thầy phụ sẽ cho người giúp việc đan dụng cụ dâng hương để người thụ lễ thực hiện nghi lễ dâng hương (pháo hung) trước bàn thờ tổ tiên và các thánh thần Dụng cụ dâng hương là một bông hoa sáu cánh đan bằng cật tre, bên trong lót giấy bản để đựng gỗ trầm Trong nghi lễ cấp sắc nghi lễ dâng hương (pháo hung) là nghi thức đầu tiên của người thụ lễ Trong lễ cấp sắc tẩu sai (12 đèn) người Dao đỏ sử dụng gỗ trầm đốt trên than, trong suốt tiến trình cấp sắc chỉ có một nghi lễ sử dụng đến hương bằng que, còn lại họ dùng gỗ trầm đốt trên than để mời gọi tổ tiên, Ngọc Hoàng và các vị thần Vì vậy, để đựng than dốt gỗ trầm, người giúp việc của thầy sẽ làm những miếng gỗ tươi hình chữ nhật có khoét sâu để đựng tro than (tiếng dao là “Húng kho”), sử dụng cho nghi lễ cần đến 30 chiếc “húng kho”, Kết thúc nghi lễ những chiếc “húng kho” sẽ được hóa cùng với sớ và các loại văn tự khác

Nghi lễ cấp sắc được thực hiện ở hai nơi, trong nhà và người trời Phía trong nhà là ở gian giữa của ngôi nhà có bàn thờ của gia chủ Bên ngoài là nơi dựng giàn

Giàn "tầu thơi" là một cấu trúc gỗ rộng rãi hướng về phía mặt trời mọc, được dùng làm nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như múa Piáo tổ trong lễ cấp sắc 12 đèn Giàn có kích thước đủ lớn để tất cả những người thụ lễ là nam giới có thể đứng trên đó trong suốt quá trình nghi lễ Việc dựng giàn "tầu thơi" được thực hiện bởi các thầy cúng, trong đó 12 thầy tham gia nghi lễ cấp sắc 12 đèn và 2 thầy được giao nhiệm vụ dựng giàn Giàn "tầu thơi" được dựng vào thời điểm diễn ra nghi lễ đầu tiên của lễ cấp sắc.

Giàn tầu thơi có độ cao 1,5m, do đó để lên được giàn phải qua thang Thầy thứ hai sẽ làm thang trước khi nghi lễ trình diện Ngọc Hoàng diễn ra Thang lên giàn không giống thang bình thường hay sử dụng, khung thang bằng cây gỗ chắc chắn, mỗi nấc thang là hai con dao to (dao sử dụng thái chuối) vắt chéo, lưỡi dao ngửa lên trên Dao được buộc chắc chắn vào hai bên thân cây bằng vải mộc Thang sử dụng trong lễ cấp sắc mười hai đèn có 12 bậc (sử dụng 24 con dao) Thang được làm ngay cạnh giàn tầu thơi, khi làm xong thang được cất vào trong nhà, khi sử dụng các thầy phải làm phép để người thụ lễ vững tâm bước lên thang Lên thang dao là một trong những thử thách thể hiện trình độ pháp thuật của thầy và khả năng của người thụ lễ

2.1.2 Những việc của vợ thầy cả và những người giúp việc thực hiện

Nghi lễ cấp sắc tẩu sai (12 đèn) của người Dao đỏ luôn được thực hiện cho rất nhiều người, thông thường từ 30 người trở lên đến 200 người Như thế sẽ giảm bớt chi phí cho người thụ lễ Tiến trình cấp sắc được thực hiện bởi mười hai thầy

Thầy cả là người chủ trì nghi lễ tẩu sai, Sài Mạ là người phụ tá thầy cả Theo lời ông Hoàng Văn P, xóm Cốc Chà, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, Sài Mạ không nhất thiết phải là vợ của thầy cả Nếu vợ thầy cả không đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ của Sài Mạ, thầy cả có thể chọn một người thân trong gia đình, chẳng hạn như con gái.

Tiến trình Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ xóm Cốc Lùng, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Chủ trì lễ và là thầy cả (tiếng Dao: Sài Piu) là ông Hoàng Dùn P, cư trú tại xóm Cốc Chà, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, vợ ông là Hoàng Mùi L, đến thực hiện nghi lễ tẩu sai với tư cách là Sài Mạ tại nhà Trưởng họ Đặng, gia đình ông Đặng Quầy Ch, xóm Cốc Lùng, xã Yên Sơn, Hà Quảng Các thầy cùng thực hiện nghi lễ tẩu sai bao gồm:

Hoàng Thồng U, xã Yên Sơn, Hà Quảng, Cao Bằng Đặng Quầy M, xã Yên Sơn, Hà Quảng, Cao Bằng Hoàng Thồng H, Triệu Nguyên, Nguyên Bình, Cao Bằng Hoàng Dùn Ch, Hà Hiệu, Ba Bể, Bắc Cạn

Địa chỉ các hộ tham gia: - Hoàng Thồng L, Nghiêm Loan, Ba Bể, Bắc Can - Hoàng Thồng Ph, Vàng Kè, Hà Hiệu, Ba Bể, Bắc Cạn - Hoàng Chàn P, xóm Cốc Chà, xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng - Đặng Chòi H, Minh Khai, Triệu Nguyên, Nguyên Bình

Trong nghi lễ cấp sắc tại Cốc Lùng, Yên Sơn, Hà Quảng, 100 nam và 60 nữ đã chính thức được truyền thụ nghi lễ Nghi lễ này do chủ tế Hoàng Dùn P hướng dẫn, đánh dấu lần thứ 13 ông thực hiện vai trò thầy cả Theo đó, 40 người trong số họ vẫn chưa lập gia đình, trong khi 60 người còn lại đã xây dựng gia đình Đây được coi là nghi lễ cấp sắc có số lượng người thụ lễ đông đảo nhất từ trước đến nay.

Thủ tục đón thầy trong nghi lễ cấp sắc của người Dao vô cùng đặc sắc Khi thầy đến đầu ngõ, người giúp việc của thầy sẽ báo cho người nhà thông tin Thầy sẽ đứng chờ, từ phía trong nơi tổ chức lễ cấp sắc đoàn đón thầy sẽ tiến về phía trước Đi đầu đoàn đón luôn là người thổi kèn Phàn tỵ, đến người đánh trống, người cầm đôi chũm chọe to, chũm chọe nhỏ, tiếp sau là tất cả những người thụ lễ trong nghi lễ, người thụ lễ sẽ tự phân công, người cầm khay dựng nước chè, thuốc lá, rượu và ghế Đội nhạc vừa diễu hành vừa tấu khúc nhạc rộn rã thể hiện niềm vui đón khách, mọi người xếp hàng theo sau, vẻ mặt vui vẻ, đến ngõ, đội nhạc sẽ dừng không đánh nhạc cụ, ghế sẽ được đặt xuống, một người trong số người thụ lễ sẽ mời thầy và những người giúp việc ngồi lên ghế, lần lượt các thầy sẽ được mời dùng nước chè, uống một chút rượu, thuốc lá Sau khi đã mời nước, tất cả những người thụ lễ sẽ xếp hàng ngay ngắn trước mặt các thầy để hành lễ (quỳ lạy ba lần) Trong lễ cấp sắc tất cả các thầy đến thực hiện nghi lễ đều được đón với nghi lễ vô cùng long trọng, kính cẩn Tất cả những người thụ lễ là nam đều phải hành lễ quỳ lạy ba lần như thế với mỗi lần đón thầy Với nghi lễ đón vợ thầy cả tất cả vợ của người thụ lễ đều mặc trang phục truyền thống mới nhất, cùng đội nhạc diễu hành ra đón Sài Mạ (vợ thầy cả) Thủ tục cũng là mời rượu, mời trà, với nghi lễ chào hỏi, các chị em không phải quỳ xuống đất lạy mà chì nhún chân cúi chào ba lần

Sau khi các thầy đã tập trung đầy đủ tại gia đình tiến hành nghi lễ,sau bữa cơm trưa đầu tiên, buổi chiều là nhũng việc chuẩn bị lập bàn thờ, trang trí, treo giấy ghi họ tên, địa chỉ của người các thầy và người thụ lễ

Dến buổi chiều là phần việc của Sài Mạ và những người phụ việc Công việc tiến hành ngay trong gian chính giữa nhà nơi diễn ra lễ cấp sắc Sài Mạ cùng người giúp việc sẽ trải chiếu dưới đất, ngồi dưới bàn thờ, mặt hướng ra phía cửa bắt đầu công việc hoàn thiện trang phục cho người thụ lễ Lần lượt từng người thụ lễ đưa áo và mũ xuống chiếu, chờ Sài Mạ và người giúp việc đính dây vào mũ và áo, rồi nhận lại Là áo và sẽ cấp cho người thụ lễ sẽ sử dụng vĩnh viễn nên, Sài Mạ và người phụ việc đều rất cẩn thận trong từng đường kim, mũi chỉ, đảm bảo hai tiêu chí: đẹp và bền Đính xong mỗi thứ Sài mạ đều kiểm tra kỹ lưỡng để không có đường chỉ hay chi tiết nào bị lỗi Chỉ là đính dây cho áo và mũ nhưng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa Thứ nhất những việc này vợ của người thụ lễ có thể thực hiện nhưng vì là áo và mũ được thầy cấp trong lễ cấp sắc, do đó phải là Sài Mạ - người thầy nữ hoàn thiện thì đó mới là đại diện cho thánh thần ban cho Sản phẩm cho chính tay Sài Mạ thực hiện đó như là ban điều may mắn và tốt lành đến cho người thụ lễ

2.2.2 Trình tự trong nghi lễ

Ngày đầu tiên của nghi lễ cúng dường được đánh dấu bằng nghi thức sắp lễ tiền gửi tổ tiên và chư thần Người chủ trì sẽ đọc tên từng vị thần cùng số tiền cúng tương ứng, và những người phụ giúp sẽ lần lượt đặt tiền vào trong sọt lớn đã chuẩn bị sẵn theo tiếng địa phương gọi là "chìa zàng lồng".

Sau đó người phụ việc sẽ sắp lễ bày chuẩn bị cho lễ đầu tiên: trước bàn thờ chính là một bàn gỗ nhỏ trên có một con gà thiến luộc, đầu quay về hướng bàn thờ

Bên cạnh có một bàn nhỏ bày hai bát gạo, một ấm trà, sáu cái chén, hai bó tiền giấy Giữa nhà là một bàn to có bày một con lợn đã được sơ chế sạch sẽ Người Dao đỏ cúng thịt lợn theo cách riêng: Con lợn được chia thành bốn phần kèm chân được xếp nằm nghiêng, giữa thân là thủ lợn, dầu hướng về phía bàn thờ., bên cạnh là một bát gạo, một hát “húng kho” (khúc gỗ tươi để đốt gỗ trầm), năm cái chén, hai cọc tiền giấy, một chai rượu

Mâm cúng chuẩn bị xong Thầy cả và bốn thầy phụ tiến hành nghi lễ “Xỉnh tổ tông” mời gọi tổ tiên và các vị thần về dự lễ cấp sắc Trong nghi lễ người Dao có quy định riêng, mỗi thầy sẽ đứng trước một mâm lễ đề mời gọi Thầy đứng trước bàn thờ của gia chủ thì mời gọi tổ tiên, thầy làm lễ trước mâm chay và mâm mặn thì mời gọi các vị thần Sau khi khấn xong thầy cả gọi tất cả người thụ lễ đến trước bàn thờ để trình diện tổ tiên và các vị thần, rồi tung thẻ âm dương (tiếng dao là

“cháo”), nếu “cháo” lật ngửa hết là quẻ thuận, diều này với ý nghĩa tổ tiên và các vị thần đã đến đầy đủ để chứng kiến lễ cấp sắc

Tiếp đến là lễ “Piết Pát” với ý nghĩa các thầy truyền phép cho người thụ lễ

Sau lễ truyền pháp, những người thụ lễ sẽ cử một đại diện để trao phong bao màu đỏ cho các vị thầy như một lời cảm tạ chân thành vì đã truyền thụ phép thuật cho mình.

Sau đó người giúp việc cho thầy treo bộ tranh lên vách xung quanh gian cúng, rồi đặt một bàn nhỏ trước bàn thờ gia tiên bên trên có một bát nước kèm lá bưởi Đây là chuẩn bị cho Lễ “xã vứ”, với ý nghĩa lễ tẩy uế các đồ vật trước khi sử dụng, xua đuổi tà ma ra khỏi nơi tiến hành lễ cấp sắc Thày sẽ cầm bát nước đi quanh bàn thờ ở bốn góc nhà, vừa đi miệng khấn, tay vẩy nước lá bưởi, đội nhạc theo sau gồm người thổi kèn Phàn Tỵ, trống, thanh la tấu khúc nhạc đuổi tà ma

Thầy và đội nhạc sẽ đi quanh nhà ba lần

Tiến hành lễ “xã vứ” kết thúc lúc này là buổi trưa Tất cả nhứng người đến nhà làm lẽ cấp sắc sẽ dùng cơm trưa Sau bữa ăn này trong năm ngày liên tiếp tất cả mọi người sẽ phải ăn chay

Nghi lễ tiếp theo là “Khói lồng kèng” tức là mở cửa trời Nghi lễ này với ý nghĩa thầy sẽ dẫn các đệ tử là người thụ lễ lên trình diện Ngọc Hoàng Tất cả người thụ lễ sẽ nằm trong tư thế ngủ, thầy sẽ đưa dẫn linh hồn họ lên trời Trong nghi lễ này phụ nữ không được đến gần, không được quan sát Nếu trái lời hồn người thụ lễ sẽ không trở về với thân xác thì người đó sẽ chết Để tránh ánh mắt tò mò của giới nữ, nơi thực hiện nghi lễ sẽ được quây kín Sài Mạ sẽ giám sát vợ của người thụ lễ, nhắc nhở họ không được tò mò đến gần chỗ nam giới đang thực hiện nghi lễ

Sự tham gia của vợ thầy cả trong Lễ cấp sắc 12 dèn

2.3.1 Nghi lễ đón vợ thầy cả

Trước khi lễ tẩu sai chính thức bắt đầu, tất cả người thụ lễ sẽ tập hợp tại nơi diễn ra nghi lễ trước một ngày Chủ nhà sẽ sắp xếp chỗ ở cho tất cả những người đến làm lễ Nam và nữ ở riêng biệt hai nơi đảm bảo giữ khoảng cách cho việc kiêng kỵ Những người vợ của người thụ lễ sẽ chuẩn bị sẵn một bộ trang phục truyền thống mới nhất đem đến dự lễ Thông thường đó sẽ là bộ trang phục họ mặc trong lễ cưới khi là cô dâu, có đầy đủ trang sức và khăn trùm đầu…

Sài Mạ là vợ thầy cả đến nghi lễ cùng những người phụ việc, thông thường đó là các con gái hoặc cháu gái của gia đình thầy cả, là người thân trong gia đình

Lễ cấp sắc ở Yên Sơn, những người theo Sài Mạ gồm có bốn người:

1 Hoàng Mùi Ch (là em cô của Sài Mạ), Cốc Chà, Yên Sơn, HQ 2 Hoàng Mùi Ph (con gái của Sài Mạ), Địa Linh, Ba Bể, Bắc Cạn 3 Hoàng Mùi P, (con gái Sài Mạ), Cốc Chà, Yên Sơn, HQ

4 Hoàng Mùi Ch, (người trong họ của gia đình Sài Mạ), Cốc Chà, Yên Sơn, HQ Những người theo Sài Mạ là những phụ nữ đảm đang khéo léo nhanh nhẹn… đặc biệt gia đình những người này phải là những gia đình không có tang, không có phụ nữ đang ở cữ…

Khi đến đầu ngõ người nhà sẽ báo với gia chủ Sài Mạ đã đến Vì trang phục của người Dao Đỏ cầu kỳ, không dễ khi di chuyển nên đến gần nhà dự lễ phụ nữ Dao đỏ sẽ dừng lại bên đường mặc trang phục và vấn khăn, chỉnh trang cho ngay ngắn mới gặp gỡ mọi người Từ phía trong nhà nơi diễn ra nghi lễ, tất cả vợ người thụ lễ sẽ mặc bộ trang phục truyền thống, cùng đội nhạc tiến ra ngõ để đón Sài Mạ Đến đầu ngõ, ghế dược đặt ra và một người đại diện mời Sài Mạ cùng người giúp việc ngồi nghỉ, rồi lần lượt một số người bưng trà, mời rượu Sau đó tất cả sẽ xếp hàng trước Sài Mạ nhún chào ba lần, Sài Mạ sẽ nới lời cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả chị em Rồi đội nhạc đi trước, vợ người thụ lễ, Sài mạ và người giúp việc sẽ theo sau Tất cả nối đuôi thành hành dọc vào trong nhà

Vợ của chủ nhà sẽ dẫn Sải Mạ đến chỗ đã định trước để Sài Mạ nghỉ ngơi

Sau khi cung Sài Mạ lộng lẫy được đặt vào đúng vị trí, các Sài Nham đều đến chào bà để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hiện diện của bà trong buổi lễ cấp sắc trang nghiêm này Họ cũng không quên ân cần hỏi thăm sức khỏe của bà, thể hiện sự tôn kính và lòng mến phục đối với vị Sài chính.

2.3.2 Các nghi thức vợ thầy cả và người giúp việc chuẩn bị cho Lễ cấp sắc

Trong ngày đầu tiên của nghi lễ đây là ngày chuẩn bị tất cả trang phục và dụng cụ cho tiến trình cấp sắc Sài Mạ cùng người phụ việc sẽ hoàn thiện trang phục cho người thụ lễ là nam Bà sẽ cùng các cháu làm những việc như: đính dây cho mũ xìn tào nghè (người thụ lễ sẽ đội trong tiến trình cấp sắc và sau này khi đi hành lễ), đính dây buộc cho áo vải hoa Việc này phải do Sài Mạ cùng người giúp việc của Sài Mạ thực hiện Những việc này sẽ được thực hiện ngay dưới bàn thờ tổ tiên Nếu như một số dân tộc thực hiện trước bàn thờ phải luôn luôn quay mặt đói diện thì Sài mạ cùng người giúp việc lại ngồi quay lưng lại bàn thờ bắt đầu thực hiện công việc Việc này như đại diện cho tổ tiên và các thần đang thực hiện Sài Mạ cùng người giúp việc là nữ ngồi ngay ngắn tiến hành khâu với thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỷ từng đường kim mũi chỉ Trong khi thực hành họ không cười đùa huyên náo, khuôn mặt nghiêm nghị, thành kính Lần lượt từng người thụ lễ mang trang phục của mình đến để được hoàn thiện, khi đưa họ đưa hai tay nâng niu trân trọng trang phục Thông qua nghi lễ này có thể nhận thấy người Dao vô cùng kính trong Sài Mạ và việc cấp sắc như là một niềm vinh hạnh lớn cho cá nhân, gia đình và dòng họ người Dao

Trong nghi lễ Rửa mặt tại Lễ cúng Khói lồng kèng, phụ nữ tuyệt đối không được nhìn vì nghi lễ diễn ra để dẫn linh hồn người thụ lễ lên thiên đình Việc nhìn vào nghi lễ sẽ khiến linh hồn không thể trở về, dẫn đến tử vong Do đó, Sài Mạ phải canh chừng để không có phụ nữ nào tò mò quan sát Trong thời gian này, vợ của người thụ lễ phải ngồi nghiêm chỉnh trên giường, quay lưng về phía nghi lễ, không được nằm ngủ, nói chuyện hay cười đùa Sài Mạ sẽ kiểm tra và nhắc nhở nếu có người vi phạm, nhằm đảm bảo trật tự và sự thuận lợi cho nghi lễ.

Nghi lễ này thực hiện trong năm giờ, khi kết thúc nghi lễ tức là các thầy đã đưa linh hồn của người thụ lễ trở về, họ sẽ ngồi dậy, xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ Khi người thụ lễ trở về từ thiên đình đèn được bật sáng, đây là lúc vợ người thụ lễ được nằm nghỉ ngơi Sài Mạ sẽ không giám sát họ nữa Tất cả người thụ lễ là nam ngồi dậy được tức là đều bình an

Khi đó Sài Mạ sẽ lần lượt đưa trà và dùng khăn rửa mặt cho người thụ lễ

Sau nghi lễ trình diện Ngọc Hoàng, người thụ lễ trở thành con trời Sài Mạ, với tư cách là mẹ, sẽ gọi con dậy, tiếp sức cho con trong suốt nghi thức Đại diện các vị thần, Sài Mạ ban phúc lành cho người thụ lễ Bà mặc trang phục truyền thống người Dao đỏ gồm toàn bộ trang sức và là bộ mới nhất của bà Sài Mạ đến gần từng người thụ lễ, lau mặt, tận miệng đưa chén trà như người mẹ chăm sóc con cái.

Tiếp đến để chuẩn bị cho nghi lẽ “Nhẳn lò quân náng” tức là “Ăn cơm thần”

Sài Mạ cùng người giúp việc sẽ chuẩn bị đồ xôi Với Sài Mạ bà đã thực hiện nghi lễ này nhiều lần nên bà rất chủ động trong công việc Người giúp việc của Sài Mạ sẽ tiến hành sàng sẩy để gạo sạch, không có sạn Họ thực hiện công việc với thái độ trân trọng, tỷ mỷ trong từng chi tiết, đặc biệt họ không huyên náo cười đùa hay nói chuyện khi thưc hiện công việc này Sau khi gạo nếp được sàng sẩy sạch sẽ, đem vo nước để loại bỏ tạp chất một lần nữa, gạo cho vào rổ để ráo nước Mỗi cặp vợ chồng người thụ lễ được Ngọc Hoàng ban cho hai bát xôi đầy Vì vậy Sài Mạ phải tính toán làm sao đủ xôi cho mọi người Để không phải đồ nhiều lần, xôi được dồ trên chảo lớn, chõ bằng gỗ hoặc nhôm Mỗi lần đồ được 50kg gạo nếp Người giúp việc chỉ được sơ chế, nổi lửa đặt chảo, cho gạo vào chõ do Sài Mạ thực hiện Sài Mạ chịu trách nhiệm đun lửa, kiểm tra, đảo gạo để xôi chín đều Việc đồ xôi thành công tức là Ngọc Hoàng hài lòng và đang dõi theo nghi lễ Nếu xôi không chín sẽ là điềm gở, Do đó Sài Mạ rất cẩn trọng trong việc đồ xôi Bà ngồi chăm chỉ canh bếp lửa, để lửa cháy đều, thỉnh thoảng dùng chiếc đũa cả to đảo xôi, để phần dưới không bị nát Đặc biệt bà không nói chuyện với bất cứ người nào Ai hỏi bà đang làm gì đấy, bà chỉ cười rồi xua tay ra hiệu Người biết ý sẽ không gạn hỏi Vì việc này thay mặt Ngọc Hoàng ban cơm cho người thụ lễ nên Sài Mặc mặc trang phục truyền thống, đầu đội khăn, ăn vận gọn gàng, vào bếp nhưng vẫn toát lên khí chất cao quý Sài Nham là vợ của người thụ lễ ngồi ờ trong buồng ngóng trông về phía bếp, ánh mắt ngưỡng mộ, thành kính, mong chờ xôi chín, đẻ được ban phát cho diều may mắn đến cho mọi nhà Khi xôi đã chín, người giúp việc của Sài Mạ đổ xôi ra mẹt, Sài Mạ cùng người giúp việc đong xôi vào bát con Là cơm của Ngọc Hoàng ban phát để người thụ lễ và gia đình được no ấm đủ đầy nên bát xôi đầy có ngọn, tròn trịa Để bát xôi đầy, tròn Sài Mạ và người giúp việc phải dùng tay nặn cho xôi dính chặt vào bát, bên bếp lửa hồng các đôi tay thoăn thoắt đong xôi, ảnh lửa bập bùng soi rõ những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của Sài Mạ và người giúp việc, điều đó càng làm tăng giá trị, ý nghĩa của bát cơm Ngọc Hoàng trong nghi lễ

Trong ngày cuối cùng của lễ cấp sắc, các thầy (thầy cả và thầy thứ hai) sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn cho vợ chồng người thụ lễ Giấy chứng nhận được làm thành bốn bản, hai bản đã đốt để gửi các vị thần,hai bản còn lại sẽ trao cho vợ chồng người thụ lễ Vợ chồng người thụ lễ sẽ quỳ gối trước các thầy tay cầm tà áo để đón nhận giấy chứng nhận kết hôn Sài mạ đứng bên cạnh hai thầy quan sát và hướng dẫn người thụ lễ cách quỳ và nhắc nhở họ phải vén tà áo để đón nhận, không trực tiếp đưa tay đón khi thầy trao, giấy chứng nhận nhận được người thụ lễ lấy tà áo khép lại dùng hai tay nâng niu đem về cất trong túi vải Khi được nhận giấy chứng nhận kết hôn các cặp vợ chồng sẽ giữ cẩn thận để đến lúc già đi và về cõi vình hằng, người thân của họ sẽ đưa giấy chứng nhận kết hôn đó để vào trong quan tài của họ Trong tín ngưỡng của người Dao mọi người từ giã cõi đời sẽ về với cõi có Ngọc Hoàng cai quản, linh hồn người chết sẽ trình diện các vị thần, khi đó giấy chứng nhận kết hôn được dưa vào trong quan tài sẽ được họ đưa ra để đối chiếu với bản đã đốt trong lễ cấp sắc gửi Ngọc Hoàng, khi dã chứng thực họ sẽ được ban cho vị trí và nhà ở để chờ bạn đời cùng về

Với người thụ lễ lễ cấp sắc mười đèn chỉ thực hiện duy nhất một lần trong mỗi đời người do đó họ sẽ rất bỡ ngỡ trong các nghi lễ, Sài Mạ với vai trò hướng dẫn, và quan sát đảm bảo cho người thụ lễ biết đón nhận giấy kết hôn để nghi lễ diễn ra thuận lợi, người thụ lễ sẽ có cuộc sống gia đình yên ấm và hạnh phúc.

Vai trò của vợ thầy cả trong quá trình Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Cao Bằng

2.4.1 Người đóng vai trò quan trọng tổ chức Lễ cấp sắc

Sự hiện diện của Sài Mạ thể hiện sự cân bằng về giới trong lễ cấp sắc Thế giới muốn cân bằng thì âm dương phải hòa hợp, có nam có nữ thì xã hội phát triển, thế giới được bình ổn Việc kiêng kỵ nam nữ không được thân mật trong quá trình thụ lễ để đảm bảo tính thiêng trong tín ngưỡng của người Dao Sự hiện diện của Sài Mạ là đại diện cho phái nữ, là mẹ với vai trò truyền dạy để những người vợ của các đệ tử thực hành thuần thục các lễ nghi

Sài Mạ với vai trò kiến tạo Lễ cấp sắc bằng những hành động cụ thể như:

Nghi lễ đón Sài Mạ vô cùng kính cẩn và long trọng, từ đội nhạc đến trang phục cũng như cách hành lễ của Sài Nham vợ của Sài Mạ Đội nhạc đón gồm những nhạc công được truyền dạy trực tiếp không qua sách vở, người biết nhiều dạy cho những người chưa biết Những nhạc cụ trong nghi lễ đón khách của người Dao đỏ vô cùng độc đáo riêng biệt, bao gồm kèn Phàn Tỵ, trống, thanh la, não bạt đực và não bạt cái Tất cả đội nhạc khi cùng tấu lên trong lễ cấp sắc như những âm thanh chào đón và cảm ơn khách quý cũng như tất cả mọi người đến dự lễ cấp sắc Âm thanh đón khách luôn cùng một giai điệu, đó như bản hòa ca mang âm hưởng của người Dao đỏ ở miền núi phía bắc Sự kiến tạo của Sài Mạ trong lễ cấp sắc còn thể hiện trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ, Sài Mạ cùng Sài Nham sẽ mặc bộ quần áo truyền thống mới nhất Trong trang phục các dân tộc thì trang phục nữ Dao dỏ và Dao tiền có giá trị vật chất cao nhất bởi vì trang trí trên áo đều bằng bạc giải yếm trước và sau của phụ nữ Dao đỏ đều có gắn bạc từ hình chữ nhật đến hình sao năm cánh Kèm theo là bộ trang sức với ba chiếc vòng cổ, hai vòng tay, một đôi khuyên tai, trong nghi lễ cấp sắc Sài Mạ và các Sài Nham (vợ của người thụ lễ) ăn vận vô cùng sang trọng, tinh tế, bộ trang phục là sụ kết hợp của các kỹ nghệ thủ công truyền thống như: kỹ thuật cắt, khâu, thêu, kỹ nghệ chạm bạc Tất cả thể hiện bản sắc riêng có của phụ nữ Dao đỏ, là kết tinh văn hóa truyền thống từ bao đời nay

Với vai trò hoàn thiện trang phục cho nam đệ tử, Sài Mạ tỉ mỉ khâu miếng vải trắng vào sau gáy áo vải hoa, đính dây cho mũ Xìn Tào nghè thể hiện hình ảnh quan thần Những công đoạn này mang ý nghĩa đại diện cho các thần hoàn thiện trang phục để người thụ lễ được ban sắc, sau khi mặc áo và đội mũ do các thầy trao, người thụ lễ đã chính thức có địa vị mới, cao hơn trong cả cộng đồng và thế giới bên kia.

Ngoài những việc nêu trên Sài Mạ còn đại diện cho thần tạo ra món “cơm thần” để trao cho người thụ lễ trong thủ tục hành lễ “Nhẳn lò quân náng” Món xôi này chỉ duy nhất Sài Mạ làm ra và cùng thầy cả trao cho các đệ tử Được ăn cơm thần để được lĩnh hội tinh túy của thánh thần, đầu óc được linh hoạt tinh thông, xử lý mọi việc thuận theo lẽ phải … là người được cộng đồng kính nể

Trong nghi lễ cấp sắc Sài Mạ đại diện cho phái nữ với vai trò không thể thiếu góp phần vào sự thành công cho Lễ cấp sắc Sụ xuất hiện của Sài Mạ khẳng định thế giới loài người luôn phải có sự cân bằng về giới Bà với vai trò phụ nữ làm những việc tuy đơn giản nhưng đó là những việc phái nữ thực hành hằng ngày, không thể thiếu để cuộc sống diễn ra bình yên mỗi ngày Sụ có mặt của Sải Mạ còn khẳng định sự phân chia công việc của hai giới từ thời nguyên thủy đó là; Những việc nặng nhọc như kiếm củi, đi săn muông thú là của đàn ông, phụ nữ trông nom chỗ ở và kiếm rau rừng, nấu nướng, trông con để đảm bảo sự sống cho gia đình mỗi ngày

Cho dù là Lễ cấp sắc luôn tuân thủ các điều kiêng kỵ, cấm nữ giới không được xem một số nghi lễ thì Sài Mạ với vai trò là người đứng đầu của phái nữ đã điều hành và thực hiện các công việc dể đảm bảo cho nghi lễ diễn ra thuận lợi và thành công

Sài Mạ, một thầy cúng nữ, đóng vai trò chủ trì quan trọng trong lễ cấp sắc, một di sản văn hóa độc đáo Sài Mạ thực hiện những nghi thức đơn giản nhưng cần thiết, đảm bảo tính thiêng liêng và lợi ích cho người thụ lễ Bà nghiêm khắc nhắc nhở vợ của người thụ lễ nam tránh xa chồng trong thời gian nghi lễ, góp phần tạo nên sự thành công của lễ cấp sắc.

2.4.2 Hướng dẫn vợ của những người thụ lễ trong các lễ nghi trình diện các vị thần

Với người Dao phụ nữ không được tham dự và chủ trì các nghi lễ tâm linh, họ không được học chữ Nôm dao Trong gia đình người Dao đàn ông sẽ là người thắp hương, bày đồ cúng, làm những việc liên quan đến tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng Vì thế phụ nữ sẽ ít khi thực hành các thủ tục liên quan đến tín ngưỡng cũng như các cách thức chuẩn mực trong nghi lễ tâm linh, do đó Sài Mạ với vai trò là người hướng dẫn Sài Nham cách đi đứng, cách cúi chào, quỳ lạy khi trình diện các vị thần trong các nghi lễ ở ngoài trời và trong nhà

Trong lễ tẩu sai vợ chồng người thụ lễ sẽ được các vị thần ở thế giới bên kia chứng nhận là vợ chồng vĩnh viễn, ngoài việc người chồng được ban sắc, thì nghi lễ còn có ý nghĩa như đám cưới của các cặp phu thê, do đó nữ giới sẽ mặc bộ trang phục truyền thống trong lễ cưới của dân tộc Dao Đó là bộ quần áo nữ Dao dỏ với hai chuỗi bông đỏ trên ngực, áo dài đến gôi, xẻ tà, thắt eo là dây tua màu đỏ rực rỡ, cô dâu Dao đỏ sẽ mặc chiếc quần thêu với những họa tiết cầu kỳ nhiều màu sắc, đặc biệt cô dâu dao đỏ sẽ quấn khăn trên đầu, chiều dài của khăn dài đến 5m và phải trùm một chiếc khăn vuông nền đen thêu hoa văn hình vuông màu đỏ kín toàn bộ khăn, một số nhà nghiên cứu cho rằng khăn cô dâu được thêu dấu ấn của Bàn Vương Để đội được chiếc khăn vuông cô dâu Dao đỏ sẽ gắn một hình tam giác bằng cành tre hoặc trúc ở trên khăn quấn đầu để dỡ chiếc khăn “trùm phà”, khăn sẽ che kín mặt cô dâu Vì vậy việc đi lại sẽ rất khó khăn, không cẩn thận sẽ va vào người khác Việc của Sài Mạ sẽ dặn dò các cô dâu khi đi ra ngoài tay đỡ chiếc khăn, vén một chút mép khăn để mắt quan sát đường đi lối lại, đảm bảo việc đi lại khi đứng trình diện ở giàn “tầu thơi” sẽ không va vào người khác và đặc biệt không được đứng gần nam giới kể cả chồng của họ Khi đi lại bước đi phải chầm chậm,khoan thai, không được chạy, hành động không được hấp tấp vội vã, lúc ngồi cũng phải có phong thái đàng hoàng Vì khăn che kín mặt nên cẩn trọng ngòi từ từ xuống ghế, nếu lỡ ngã trong nghi lễ là một điều cấm kỵ vì như thế là xui xẻo Sài Mạ luôn nhắc nhở các Sài Nham khi ra nghi lễ trình diện Ngọc Hoàng và các vị thần ở thế giới bên kia phải cẩn thận để khăn không rơi khỏi đầu, việc cô dâu bị rơi khăn như là một điều không tốt, thể hiện người phụ nữ kém duyên và sẽ không may mắn trong cuộc đời ở chặng đường phía trước Do đó Sài Mạ luôn lên tiếng nhắc nhở các chị em phụ nữ hãy thận trọng và đi theo sự chỉ dẫn của bà để nghi lễ diễn ra thuận lợi

Với nghi lễ trình diện Ngọc Hoàng và các vị thần tâm mỗi người phải luôn thanh tịnh và cơ thể phải sạch sẽ Đêm trước diễn ra nghi lễ trình diện, người phụ việc của Sài Mạ sẽ đảm nhiệm việc đun nước lá bưởi chuẩn bị nước tắm cho vợ người thụ lễ Với người Dao cùng như đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía bắc nước lá bưởi với ý nghĩa tẩy uế, xua tà… khi làm phép các thầy luôn dùng nước lá bưởi, kể cả người chết trước khi được nhập quan đều được người nhà tắm nước lá bưởi rồi mới mặc quần áo để liệm Việc vợ người thụ lễ được tắm nước lá bưởi như một sự bắt buộc để việc trình diện các vị thần được suôn sẻ

2.4.3 Đại diện cho thánh thần ban ân huệ, may mắn đến cho người thụ lễ

Người được chọn làm thầy cúng trong Lễ tẩu sắc phải hội tụ đủ các yếu tố: am hiểu chữ Nôm, sức khỏe tốt, đông con cháu đủ cả trai và gái Gia đình người này phải hòa thuận, kinh tế ổn định, vợ là người đảm đang, hiền lành, rộng lượng Những yếu tố này gắn với mong ước gia đình người thụ lễ cũng sẽ hạnh phúc, sung túc như gia đình thầy cúng, đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại sự thành công và cuộc sống đủ đầy cho những cặp vợ chồng được ban sắc.

Trong nghi lễ “ăn cơm thần” (nhẳn lò quân náng) Sai Mạ sẽ đồ xôi, chịu trách nhiệm để có những bát cơm của thàn giành cho các đệ tử Bà sẽ cùng người phụ việc chuẩn bị sơ chế gạo nếp với những việc như: nhặt sạn và sàng sẩy gạp nếp, đảm bảo cho gạo sạch sẽ rồi mang và rá vo với nước sạch, gạo để ráo nước, rồi nổi lửa đặt chiếc chảo châu to, cho một nửa chảo nước đặt chỏ bằng gỗ lên chảo nước rồi đổ gạo nếp đã vo sạch vào chõ, lấy vung đậy kín, đun lửa đều đều, khi nước sôi thì đảo đều gạo để phần dưới không bị nát, dồ khoảng hai giờ thì được một mẻ xôi Sài Mạ cẩn trọng trong việc đồ xôi từ khâu nhặt và đãi gạo, dun lửa đều đều để xôi chín mà không bị nát, hạt xôi căng mọng, trắng muốt, để mọi người chỉ nhìm thôi cũng đã muốn nếm thử Xôi từ trên chõ đổ ra, được cho vào bát con nặn thật chặt để bát xôi tròn ụ, đầy đặn Món cơm thần với ý nghĩa những người được ăn sẽ may mắn, mạnh khỏe là một cặp đôi hạnh phúc, vĩnh viễn là vợ chồng khi rời cõi trần về thế giới bên kia Những bát xôi tròn trịa được đặt lên bàn, cạnh mỗi bát xôi là một ngọn nến, Sài Tía – thầy cả và Sài Mạ - vợ của thầy sẽ sắp từng đôi bát xôi vào túi rồi trao cho từng cặp vợ chồng người thụ lễ Mọi người đứng xếp hàng theo chi trong họ, người ở chi trên thì đứng trước, chi dưới đứng sau, Thầy cả và vợ nâng niu từng đôi bát xôi rồi đưa tận tay những người thụ lễ, mọi người đều hoan hỷ xếp hàng chờ đến lượt mình để được ban món cơm thần Bát xôi được người thụ lễ mang về nhà khi kết thúc lễ tẩu sai, bảy ngày sau mới được mang ra đồ lại để ăn, phải cố gắng ăn cho hết không được vứt bỏ, vì là cơm thần và tụ ý bỏ đi thì có nghĩa rằng người đó từ chối nhận ân huệ của các vị thần trong đó có Ngọc Hoàng ở thế giới bên kia

Thầy cả cùng vợ là Sài Mạ đại diện cho đấng tối cao ban cơm thần ẩn chứa nhiều ý nghĩa Cơm thần là xôi không phải hình tượng mà là vật chất hiển thị trước tất cả mọi người Mỗi bát xôi ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, đó như những hạt châu hạt ngọc vô cùng quý giá người được ban là ân huệ may mắn của đời người dao, được ăn cơm thần như là minh chứng Ngọc Hoàng và các vị thần đã biết và ban săc cho người thụ lễ, khi sống họ được các vị thần cai quản cõi trần che chở, khi thác về thế giới bên kia người thụ lễ nam sẽ là quan giúp việc cho Ngọc Hoàng và các vị thần, vợ của họ sẽ là phu nhân của quan được nể trọng Với ý niệm đó Thầy cả - Sài Tía và Sài Mạ là thầy nữ đó là những người vô cùng đặc biệt và quan trọng với vai trò chính để nghi lễ cấp sắc diễn ra theo tuần tự và thành công Sài Mạ với vai trò là mẹ của những người thụ lễ sẽ mang may mắn, hạnh phúc đến cho tất cả những người con – vợ chồng người thụ lễ

Trong lễ cấp sắc mười hai đèn chủ yếu là ban sắc cho nam giới, Sài Mạ là vợ thầy cả với vai trò hướng dẫn phái nữ trong quá trình thực hành nghi lễ điều đó thể hiện sự hài hòa cân bằng giữa âm và dương Vai trò của Sài Mạ vô cùng quan trọng bà thực hành một số nghi lễ không thể thiếu và không được tối giản tiến trình cấp sắc Với vai trò kiến tạo lễ cấp sắc, Sài Mạ là hình mẫu lý tưởng trong cộng đồng người Dao Đỏ Khẳng định vai trò nữ giới vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dao Vị thế của phái nữ không chỉ đơn giản đứng phía sau nam giới, mà luôn song hành cùng nam giới để kiến tạo di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Dao từ bao đời nay.

BẢO TỒN DI SẢN TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HÀ QUẢNG, CAO BẰNG NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA VỢ THẦY CẢ TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ

Thực trạng về công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao ở Hà Quảng hiện nay

Ở Hà Quảng người Dao đỏ cư trú chủ yếu trên địa bàn các xã: Yên Sơn, Lương Can, Vị Quang, Thanh Long, Bình Lãng… người Dao sinh sống quần tụ ở lưng chừng núi Cuộc sống của người Dao luôn gắn bó với thiên nhiên, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp là chính Mặc dù đời sống vật chất của người Dao còn muôn vàn khó khăn nhưng đời sống văn hóa vẫn luôn duy trì nét truyền thống từ xưa đến nay

Năm 2018, em tham gia chương trình kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc ở huyện Hà Quảng với vai trò là thành viên kiểm kê Trực tiếp điền dã, nghiên cứu và tư liệu hóa di sản văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, em góp phần đóng góp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Qua thực tế công tác kiểm kê cho thấy di sản văn hóa người Dao về cơ bản vẫn gìn giữ về phong tục, tập quán, nhà ở, trang phục… Đặc biệt Lễ cắp sắc thuộc các cấp độ vẫn được duy trì ở nhiều nơi Tuy nhiên nhiều vùng không tồn tại lễ cấp sắc vì quan niệm đã thay đổi, họ cho rằng đời sống kinh tế hiện tại là quan trọng nhất Vì thế họ không tổ chức lễ cấp sắc, thay vào đó những nam thanh niên đều đi làm việc ở tỉnh xa, mỗi năm họ chỉ về nhà vào dịp Tết Nguyên Đán và Rằm tháng bảy, cho nên những phong tục, tập quán truyền thống dần bị quên lãng bởi thời gian

Nhận thức được vấn đề mai một di sản văn hóa ở địa phương, hằng năm chính quyền vẫn tổ chức các cuộc thi dân ca dân vũ các dân tộc, theo đó những làn điệu dân ca của người Dao như: Cong Dung, Cong phầy, các trích đoạn trong lễ cấp sắc được tái hiện để biểu diễn trên sân khấu Người Dao và các dân tộc nhận thấy được văn hóa của dân tộc mình đặc sắc, độc đáo, diều đó tạo nên bản sắc riêng có của từng dân tộc, qua đó hình thành ý thức tự bảo tồn di sản văn hóa trong cộng đồng

Năm 2023, trong chương trình mục tiêu quốc gia, Sở văn hóa thể thao và du lịch thực hiện công tác kiểm kê và tư liệu hóa di sản văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Hà Quảng, Bảo tàng tỉnh là đơn vị trực tiếp thực hiện

Qua báo cáo sơ bộ của nhóm kiểm kê đánh giá như sau: Kể từ năm 2018 đến nay, sau năm năm nhiều di sản văn hóa đã bị mai một, cụ thể như kỹ thuật thêu hoa văn trên vải để tạo gấu quần cho cô dâu Dao đỏ dường như ít được thế hệ trẻ kế tục, những người biết thêu ở trình độ cao để ở độ tuổi 50 trở lên, trang phục cô dâu hiện giờ thiếu hẳn chiếc quần thêu kín từ đầu gối trở xuống… nhiều thanh thiếu niên không biết hát dân ca của dân tộc mình… Tuy nhiên phong tục tập quán vẫn được duy trì theo nét truyền thống, cụ thể như đám ma, đám cưới vẫn giữ các nghi lễ theo thuở xưa, nhũng nghi lễ hủ tục đã được loại bỏ để phù hợp với cuộc sống ngày nay cụ thể như: tục thách cưới, trả lễ săn cha, đám ma diễn ra nhiều ngày (Báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, của Bảo tàng tỉnh Cao Bằng) Đặc biệt lễ cấp sắc vẫn duy trì trong cộng đồng người Dao ở Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lãng

Trong 5 năm việc bảo tồn di sản văn hóa người Dao ở Hà Quảng vẫn chỉ dừng lại ở việc tư liệu hóa thông qua công tác kiểm kê Trong số di sản văn hóa của người Dao ở Hà Quảng, kỹ thuật vẽ tranh thờ có nguy cơ bị mai một nếu không có giải pháp bảo tồn Nhận thức được vấn đề đó, hiện nay kỹ thuật vẽ tranh thờ đang được đơn vị Bảo tàng tỉnh nghiên cứu, tư liệu hóa để lập hồ sơ chuẩn bị trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Một số tiết mục được dựng dựa trên nền nhạc dân ca dân vũ của người Dao đỏ đã được mô phỏng, tái hiện trên sân khấu dự thi Dân ca, dân vũ khu vực và toàn quốc, có tiết mục đã đoạt giải Đây là tín hiệu đáng mừng trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của người Dao trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Hà Quảng nói riêng

Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại di sản văn hóa của người Dao sẽ dần bị mai một theo thời gian nếu như cộng đồng người Dao chưa hình thành ý thức bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Cộng đồng có ý thức bảo tồn đó là vấn đề chính để di sản văn hóa bảo tồn bền vững với thời gian

Việc tuyên truyền để cộng đồng người Dao nâng cao ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa từ xưa trong giai đoạn hiện nay là việc cần chú trọng đối với ngành văn hóa và chính quyền địa phương.

Sự gia tăng thời lượng và nghi thức thực hành cho vợ thầy cả trong Lễ cấp sắc

Từ xa xưa trong lễ cấp sắc mười hai đèn của người Dao, vợ thầy cả sẽ đảm nhiệm cắt khâu trang phục cho người thụ lễ Người được cấp sắc sẽ tự mình ra chợ chọn vải rồi đem về cắt thành chiếc áo choàng, trong nghi lễ người thụ lễ được ban cho chiếc áo choàng dài qua dầu gối vải màu đỏ in hình hoa và chim công, áo không sử dụng cúc mà dùng dây vải thay cúc Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian vì tất cả các công đoạn đều là thủ công, do đó mỗi chiếc áo phải làm trong hai ngày, để chuẩn bị đủ cho áo của tất cả nam giới thụ lễ Sài Mạ sẽ chuẩn bị trong nhiều tháng, có khi đến cả năm Do đó có thể ảnh hưởng đến tiến trình cấp sắc, nếu không đủ áo cho người thụ lễ thì lễ cấp sắc không thể diễn ra Vì vậy vợ của những người thụ lễ sẽ tự chuẩn bị trang phục cho chồng của họ bằng cách tự làm hoặc mua, đến ngày diễn ra lễ cấp sắc, Sài Mạ chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng đó là đính dải dây thay cúc áo Việc này giảm bớt công việc cho Sài Mạ nhưng cũng làm giảm thời lượng thực hành, kiến tạo lễ cấp sắc của vợ thầy cả Do đó để gia tăng thời lượng thực hành lễ cấp sắc của vợ thầy cả nên khuyến khích để vợ thầy cả cùng người phụ việc chuẩn bị áo cho người thụ lễ nam Tất cả phụ nữ là vợ người thụ lễ sẽ mang vải áo đến để học Sài Mạ cắt khâu, Sài Mạ sẽ hướng dẫn và dạy những người phụ nữ cách cắt, ghép, khâu để tạo nên chiếc áo cho người thụ lễ nam việc vợ người thụ lễ đi lại để học kỹ thuật làm trang phục còn làm mối quan hệ giữa họ và thầy cả cũng như gia đình sẽ thêm phần khăng khít, sự cố kết cộng đồng càng thêm bền vững Hơn nữa đó còn là cách để truyền dạy để bảo tồn kỹ thuật cắt, khâu thủ công truyền thống

Sài Mạ chuẩn bị cắt khâu áo cho nam thụ lễ còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa

Sài Mạ với vai trò đại diện cho các vị thần ở thế giới bên kia chuẩn bị áo cho Sài có – người thụ lễ như là một ân huệ đối với người thụ lễ Mỗi chiếc áo hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, được hình thành với các kỹ nghệ thủ công truyền thống, cắt, khâu… Sài Mạ cẩn trọng trong từng đường kéo cắt vải, tỷ mỷ với từng mũi kim, canh chỉ để hình thành chiếc áo truyền thống ban sắc trong nghi lễ Áo sẽ chưa hoàn thiện phần dây buộc thay cúc, để giành đến ngày đầu tiên thực hiện nghi lễ cấp sắc mười hai đèn Sài Mạ sẽ tiếp tục đính dây hoàn thiện chiếc áo và mũ xìn tào nghè để đưa cho người thụ lễ, chờ đến lúc thời khắc lên đèn áo và mũ sẽ được đặt trước ban thờ để thầy cả đại diện cho các vị thần trao cho người thụ lễ chứng nhận việc họ đã được ban sắc

Trong Lễ tẩu sai, mặc dù Sài Mạ vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghi lễ khác, nhưng thời lượng chuẩn bị trang phục cho người thụ lễ đã giảm do được gia đình họ đảm nhiệm Để cân bằng thời lượng nghi lễ, việc tăng thời lượng cho vợ thầy cả tham gia hoạt động chuẩn bị trang phục cùng vợ người thụ lễ là hợp lý, qua đó củng cố vai trò quan trọng của Sài Mạ trong lễ cấp sắc.

Việc nâng cao vị thế của người vợ thầy cả trong thực hành nghi lễ Cấp sắc

Trong Lễ cấp sắc Mười hai đèn, vai trò của Sài Mạ (vợ Thầy cả) chỉ được nhận thức rõ bởi những người trong cuộc, bao gồm Thầy cúng và người giúp việc trong nghi lễ Khi người thụ lễ tham gia nghi thức, Sài Mạ sẽ thực hiện phép rửa mặt khi họ trở về từ thiên đình, qua đó họ mới thấu hiểu được tầm quan trọng của bà Thủ tục đón tiếp Thầy cúng và Sài Mạ trong Lễ cấp sắc Mười hai đèn của người Dao đỏ thể hiện nét văn hóa đặc biệt của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng, với việc duy trì truyền thống chào đón cung kính, phản ánh sự phục tùng của những người dưới quyền đối với cấp trên.

Việc mang ghế, trà, rượu để mời ở ngoài ngõ có lẽ ảnh hưởng từ cuộc sống nguyên thủy thuở xưa, việc đi lại chủ yếu đi bộ hoặc đi ngựa, để đến được nơi cần đến dều mất nhiều thời gian và công sức, do đó việc đón ở đầu ngõ, người thụ lễ quỳ lạy, rồi mời nước, mời rượu như tấm lòng cảm tạ sâu sắc của người thụ lễ đến các thầy

Việc chào đón các thầy ở đầu ngõ còn mang ý nghĩa rằng người thụ lễ đã đến đầy đủ, mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ các thầy đến để nghi lễ được bắt đầu Đối với thủ tục đón vợ thầy cả cũng giống như thủ tục đón các thầy của người thụ lễ nam, chỉ có một chút khác biệt đó là vợ của người thụ lễ không phải quỳ như nam giới mà chỉ nhún chân rồi cúi chào Có lẽ trang phục của nữ giới cầu kỳ và không dễ mặc, hơn nữa mỗi thiếu nữ, phụ nữ dao chỉ có một đến hai bộ trang phục, do đó phụ nữ Dao đỏ gìn giữ bộ trang phục vô cùng cẩn trọng, khi mặc họ cố gắng giữ để không bị vấy bẩn bộ trang phục, như thế không phải giặt Vì giặt và phơi sẽ làm bộ trang phục phai màu và cũ theo thời gian Chính bởi lẽ đó phụ nữ Dao đỏ khi hành lễ đón vợ thầy cả sẽ không quỳ lạy mà chỉ nhún chân rồi cúi chào Với các thủ tục nghi lễ đón trong lễ cấp sắc vị thế của vợ thầy cả dã nâng lên một bậc, đó như người bề trên đứng ờ tầm cao hơn, là người có quyền lực được các vị thần trao gửi, truyền thông tin đến những người thụ lễ Do đó vợ thầy cả sẽ là người đứng đầu của phái nữ trong tiến trình nghi lễ, bà sẽ là người thực hành những nghi lễ tâm linh với thông điệp: là đại diện cho các vị thần truyền sức mạnh cho tất cả người thụ lễ

Bà là người được cộng đồng kính trọng và nhất nhất tuân theo Những hành động cử chỉ của bà trong khi hành lễ là sự chuyển giao thông điệp từ thế giới thần linh đến người thụ lễ và cộng đồng trong tiến trình nghi lễ.

Việc gia tăng quyền lực của vợ thầy cả trong quá trình trao truyền và lưu giữ di sản lễ cấp sắc

Đến nghiên cứu lễ cấp sắc mười hai đèn của người Dao đỏ ở Cốc Lùng, Yên Sơn, Hà Quảng bản thân tác giả nhận thức sâu sắc về hai chữ “quyền lực” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Được chứng kiến nghi lễ và thủ tục đón các thầy của người thụ lễ nam cũng như nghi lễ đón vợ thầy cả của phái nữ bản thân tác giả nhận ra vì sao đàn ông người Dao lại muốn được là công nhận là thầy và họ cũng muốn được mời là thầy cả để được là người giữ vai trò chính trong lễ cấp sắc đặc biệt là lễ mười hai đèn Để được thụ lễ trong cấp mười hai đèn nam giới người Dao phải là người đàn ông phải tu tâm dưỡng tính để trở thành người đàn ông chính trực, họ sẽ phải luôn giữ thái độ ôn hòa khi giao tiếp với gia đình, cộng đồng và xã hội Hành vi cử chỉ luôn thận trọng không được khiếm nhã với người khác giới và những người xung quanh Đặc biệt những người có thể là thầy để thực hiện các nghi lễ tâm linh của cộng đồng phải đọc thông, viết thạo, am hiểu chữ Nôm Dao, bởi các nghi lễ tâm linh của người Dao đều được ghi chép cẩn thận qua các cuốn sách Mỗi nghi lễ đều có một cuốn sách ghi rõ phải thực hiện các bước, đồng thời với sự chỉ dẫn của các thầy các nghi lễ sẽ diến ra theo trí nhớ của những thầy thông thạo thủ tục tâm linh

Hiện nay trong cộng đồng người Dao ở Hà Quảng, Cao Bằng những thầy được cộng đồng công nhận và kính trọng bởi sự tinh thông chữ Nôm dao cũng như giỏi trong thực hiện các nghi lễ tâm linh có uy tín với mọi người không có nhiều Lý do thiếu các thầy ở bậc cao là do trình độ am hiểu chữ Nôm dao Người qua lễ mười hai đèn không ít, nhưng những người qua mười hai đèn có thể thực hiện các nghi lễ tâm linh của cộng đồng không có nhiều Bởi thế những người là thầy đã qua cấp sắc mười hai đèn là người có vị trí cao nhất trong cộng đồng người Dao, vợ của họ cũng sẽ cùng vị trí cao như thế Được một dòng họ hay một nhóm mời chủ trì trong lễ cấp sắc mười hai đèn là điều vô cùng hãnh diện với người đó Vợ của thầy cả sẽ phải học hỏi kinh nghiệm của những Sài Mạ khác, để trao truyền cách hành lễ, những quy định giới nghiêm, đó là việc trao truyền tri thức trong di sản văn hóa truyền thống Đến khi hành lễ với vai trò chủ đạo vợ của thầy cả sẽ trao truyền hướng dẫn người giúp việc và người thụ lễ trong tiến trình cấp sắc Với vai trò hướng dẫn và trao truyền vị thế của vợ thầy cả là tuyệt đối Tát cả mọi việc liên quan đến giới nữ trong nghi lễ đều do bà điều hành

Đến với nghi lễ đón Sài Mạ của Sài Nham, sự hiện diện của người vợ thầy cả thể hiện quyền lực ngay từ lúc bà xuất hiện Bà được đoàn người đón từ nhà đến địa điểm làm lễ, chỉnh trang trang phục sao cho đẹp nhất, đĩnh đạc nhất khi đại diện cho thần linh Sự tự hào khi trở thành Sài Mạ là niềm vinh quang của cả gia đình, khiến bà trở nên uy nghiêm khi ra đón vợ người được thụ lễ Tiếng bà sang sảng khi chúc phúc, cảm ơn, hành động theo ý kiến bà đều được những người khác tuân thủ Sau nghi lễ đón là bước tiến vào nơi diễn ra nghi lễ cấp sắc, phong thái đĩnh đạc, tự tin của Sài Mạ thể hiện sự sẵn sàng, điềm tĩnh trong các nghi lễ tiếp theo.

Với Lễ cấp sắc mười hai đèn của người Dao đỏ ở Hà Quảng Cao Bằng, có thể thấy vai trò quan trọng của vợ thầy cả trong bảo tồn di sản tín ngưỡng của người Dao Với đặc điểm mềm mại, tinh tế, khéo léo của người phụ nữ, vợ thầy Cả đã khẳng định vai trò vai trò, vị thế của mình trong nghi lễ này Có thể thấy ở đây sự kết hợp của những xu hướng trái ngược: trong bối cảnh xã hội trọng nam của người Dao, sự hiện diện của vợ thầy Cả, đặc biệt, sự gia tăng vị thế và vai trò của vợ thầy Cả đã thể hiện sự thắng thế của thực tế thực hành di sản tín ngưỡng đối với các quan niệm truyền thống Sự gia tăng quyền lực của vợ thầy Cả trong nghi lễ cho thấy vai trò của giới nữ trong bảo tồn và trao truyền giá trị di sản văn hoá truyền thống trong bối cảnh đương đại.

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Dương (2007), Lễ cấp sắc của người Dao Họ ở Bảo Thắng- Lào Cai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cấp sắc của người Dao Họ ở Bảo Thắng-Lào Cai
Tác giả: Phạm Văn Dương
Năm: 2007
2. Phạm Văn Dương (2010), Thầy cúng của người Dao Họ ở Lào Cai (qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể), Luận án Tiến sí Văn hóa học, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thầy cúng của người Dao Họ ở Lào Cai (qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể)
Tác giả: Phạm Văn Dương
Năm: 2010
3. Ninh Văn Độ (chủ biên, 2023), Nguyễn Phi Khanh và Hoàng Thế Hùng, Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang. Hà Nội.NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
5. Diệp Đình Hoa (2004), Người Dao ở Trung Quốc. Hà Nội. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dao ở Trung Quốc
Tác giả: Diệp Đình Hoa
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
6. Hoàng Đức Hoan, Đỗ Đình Thông và Ma Xuân Thu, (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Cạn. Hà Nội. NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Cạn
Tác giả: Hoàng Đức Hoan, Đỗ Đình Thông và Ma Xuân Thu
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
7. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (1999), Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang. Hà Nội. NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang
Tác giả: Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1999
8. Nguyễn Thừa Hỷ (2015), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn. Hà Nội. NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn
Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2015
9. Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hà Nội. NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2006
10. Phạm Ngọc Khuê (2010), Tranh Đạo giáo ở Bắc Việt Nam. Hà Nội. NXB Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh Đạo giáo ở Bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Khuê
Nhà XB: NXB Mỹ thuật
Năm: 2010
11. Phạm Ngọc Khuê (2023), Lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn, Hà Nội. NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn
Tác giả: Phạm Ngọc Khuê
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2023
12. Lý Dương Liễu (2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Sở Văn hóa – Thông tin Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dao ở Lạng Sơn
Tác giả: Lý Dương Liễu
Năm: 2004
13. Trần Thị Lan (2019), Di sản hóa ở Việt Nam trường hợp Đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản hóa ở Việt Nam trường hợp Đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Lan
Năm: 2019
14. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam. Hà Nội. NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Lợi
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 2002
22. Triệu Thị Hồng Nhất (2016), Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Tác giả: Triệu Thị Hồng Nhất
Năm: 2016
23. Bàn Tuấn Năng (2017), Lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam
Tác giả: Bàn Tuấn Năng
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2017
24. Nhiều tác giả (1998), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sự phát triển văn hóa, xã hội của người Dao – Hiện tại và tương lai, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sự phát triển văn hóa, xã hội của người Dao – Hiện tại và tương lai
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1998
25. Nhiều tác giả (2022), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: thách thức và triển vọng. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: thách thức và triển vọng
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2022
26. Bế Viết Quảng, Nguyễn Khắc Tụng và Nông Trung (1971). Hà Nội. Người Dao ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dao ở Việt Nam
Tác giả: Bế Viết Quảng, Nguyễn Khắc Tụng và Nông Trung
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1971
27. Vương Duy Quang (2009), Tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam
Tác giả: Vương Duy Quang
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2009
28. Lý Hành Sơn, (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bác Cạn. Hà Nội. NXB Khoa học, Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bác Cạn
Tác giả: Lý Hành Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN