1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Đinh Ngọc Hiện
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 67,93 MB

Cấu trúc

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (7)
  • 3. Mục đích, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tai (0)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu --------------------=-===================s========= 7 5. Những điểm mới và ý nghĩa về nội dung của luận văn (9)
  • 6. Cơ cấu của luận văn =-------------=--=========================esssse=s=mm=em 8 CHƯƠNG 1: MOT SỐ VAN DE CHUNG VỀ TRANH TUNG TRONG TO (10)
    • 1.1.1. Khái niệm tranh tung trong tố tụng dân su (0)
    • 1.1.2. Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tung dân sự (24)
    • 1.2. Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự (0)
      • 1.2.1. Cơ sở của việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân (25)
      • 1.2.3. Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện đúng nguyên tắc (35)
      • 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990 (39)
      • 1.3.2. Giai doan từ năm 1990 đến nay------------------------------------ 42 CHƯƠNG 2: TRÌNH TỰ THUC HIỆN VIỆC TRANH TUNG TẠI PHIEN (0)
    • 2.2. Vị trí đích thực của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự ------- c“eeesssssnsesssnsssnssssssssssssssssesssssessseeenseeseereaaseeeeeeeeieeeie=niee= 55 CHƯƠNG 3: THỰC TIEN CUA VIỆC TRANH TUNG TẠI PHIÊN TOA SƠ THẤM DÂN SỰ VA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62 3.1. Thực tiễn của việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự (57)
    • 3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự -------------~-----~---<<=~<=======zee=z===z=======emz=em=ee 74 $3.) Ve lần pHẬP ———~n2 nn ae 75 2. Về thi hành pháp luật (76)

Nội dung

MỤC DICH, ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI@ Mục đích nghiên cứu:- Lam rõ khái niệm tranh tụng và xây dung quan điểm coi tranh tụng lànguyên tắc của tố tụng dân sự; làm sáng tỏ nội

Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến vấn đề tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đã có một số bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, kỷ yếu như: “Về pháp luật tố tụng dân sự” Kỷ yếu dự án VIE/95/017 - Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam của Tòa án nhân dân tối cao; Kỷ yếu hội thảo của Nhà pháp luật Việt - Pháp ngày18/1/2002 về “Mot số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng.

Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bôi dưỡng, bổ nhiệm và quản lýThẩm phán” Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 08 - NQ/ TƯ ngày 2/1/2002 củaBộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới thì vấn đề tranh tụng tại Tòa án đã trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới Trên một số tờ báo (Báo pháp luật Thành phố Hồ ChíMinh ngày26/3/2002, ngày 28/3/2002, ngày1/4/2002 ) đã và van đang tiếp tục chi nhận nhiều ý kiến trao đổi với lãnh đạo của Dang và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan tố tụng, những người làm công tác pháp luật lâu năm xung quanh vấn đề tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự Nhìn chung, các tham luận tại các hội thảo, các bài viết trên một số báo, tạp chí mới chỉ từng bước tháo gỡ và giải quyết những vấn đề riêng biệt, nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề tranh tụng chưa được lý giải hoặc lý giải nhưng chưa thỏa đáng.

Ngoài ra, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách day đủ và có hệ thống về vấn dé tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm như:

Những khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm và những vấn đề khác có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến mục đích, nhiệm vụ xét xử các vụ kiện dân sự của Tòa án cũng chưa được khoa học lý giải rõ.

3 MỤC DICH, ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Lam rõ khái niệm tranh tụng và xây dung quan điểm coi tranh tụng là nguyên tắc của tố tụng dân sự; làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa và vai trò của tranh tung trong tố tụng dân sự;

- Nghiên cứu xây dựng trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự từ đó đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, nhất là các quy định về quyền và thủ tục tranh tụng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. ® Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích của việc nghiên cứu dé tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau:

- Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam về trình tự và thủ tục giải quyết vụ kiện dân sự ở giai đoạn sơ thẩm và đặc biệt là các quy định có liên quan đến trình tự thực hiện việc tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm;

- Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số nước như:

Thuy Điển, Nhật Bản, Anh, Mỹ về trình tự, thủ tục tranh tụng tại giai đoạn sơ thẩm nhằm so sánh và tham khảo;

- Thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự ở giai đoạn sơ thẩm của Tòa án và những người tham gia tố tụng.

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghia Mác - Lénin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp luật, về quyền cơ bản của công dân.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phân tích, chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

5 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và tương đối toàn diện vấn đề tranh tụng tại phiên tòa dan sự sơ thẩm.

Trong nội dung của luận văn có những điểm mới sau đây:

- Phan tích có hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Làm rõ đặc điểm của việc tranh tung trong tố tụng dân sự và tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm xây dựng trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Phát hiện những quy định chưa phù hợp, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để các nhà làm luật nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và xây dựng các quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề trình tự, thủ tục tranh tụng trong tố tụng dân sự nói riêng. Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở bậc đại học và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu chuyên ngành luật tố tụng dân sự về chuyên đề tranh tụng và tranh tụng tại phiên tòa đân sự sơ thẩm.

6 CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. ® Phần mở đầu gồm tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những điểm mới của đề tài và cơ cấu của luận văn. ®$ Phần nội dung gồm ba chương:

- Chương 1: Một số vấn đề chung về tranh tụng trong tố tung dân sự.

- Chương 2: Trình tự thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.

- Chương 3: Thực tiễn của việc tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm và một số kiến nghi. ® Phần kết luận tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, khẳng định lại ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng đân sự và các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự.

MOT SO VGN DE CHUNG VE TRANH TUNG TRONG

1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CUA TRANH TUNG TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1.1 Khái niệm tranh tụng trong t6 tụng dân sự

Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội loài người Các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật đều thống nhất loại hình tố tụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của các hình thái xã hội là tố tụng tranh tụng Loại tố tụng này được áp dụng tại Hy lạp cổ đại, sau đó nó được đưa vào La Mã với tên gọi “thú tục hỏi đáp liên tục” [21, tr 2].

Trong thời La Mã, loại hình tố tụng xuất hiện sớm nhất là tố tụng theo nghỉ thức (legisactiones) Theo Luật XII bảng, để bắt đầu xét xử, các bên phải có mặt trước quan chấp chính Nguyên đơn (chủ nợ) có quyền dan giải bị đơn (người mắc nợ) đến tòa Trước quan chấp chính, các bên nguyên và bên bị phải phát ngôn theo quy định về câu chữ và những hành vi tượng trưng Kết thúc trình tự xét xứ này là litis contestatio (thụ lý tranh chấp có người làm chứng) hoặc là sự khẳng định đối tượng tranh chấp trước các nhân chứng và chuyển tranh chấp cho quan tòa giải quyết, sau đó quan tòa sẽ xét xử với sự có mặt của các bên và nhân chứng Tại đây, chứng cứ mà các bên đương sự nêu ra được thẩm định và thong qua án quyết [10, tr 235 - 238].

Tiếp đó, “trình tự tranh tụng này được thay thế bằng trình tự tranh tụng legisactiones formula (tố tụng theo công thức) theo đó các bên đã được phép Iranh tụng Bên nguyên đơn và bị đơn đưa ra các chứng cứ, sau đó quan tòa thu thập lại rồi chuyển cho tòa, chánh án tòa là người đưa ra phán quyết cuối cùng”

Phương pháp nghiên cứu =-===================s========= 7 5 Những điểm mới và ý nghĩa về nội dung của luận văn

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghia Mác - Lénin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp luật, về quyền cơ bản của công dân.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phân tích, chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

5 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và tương đối toàn diện vấn đề tranh tụng tại phiên tòa dan sự sơ thẩm.

Trong nội dung của luận văn có những điểm mới sau đây:

- Phan tích có hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Làm rõ đặc điểm của việc tranh tung trong tố tụng dân sự và tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm xây dựng trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm;

- Phát hiện những quy định chưa phù hợp, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để các nhà làm luật nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và xây dựng các quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề trình tự, thủ tục tranh tụng trong tố tụng dân sự nói riêng. Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở bậc đại học và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu chuyên ngành luật tố tụng dân sự về chuyên đề tranh tụng và tranh tụng tại phiên tòa đân sự sơ thẩm.

Cơ cấu của luận văn = -= =========================esssse=s=mm=em 8 CHƯƠNG 1: MOT SỐ VAN DE CHUNG VỀ TRANH TUNG TRONG TO

Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tung dân sự

Quyền con người là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đều được đề cập trong đạo luật của mỗi quốc gia như Tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi nhận: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đấng tạo hoá cho họ những quyên không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền được tự do và mitu câu hạnh phúc” Bản tuyên ngôn nhân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Nhà nước ta cũng coi trọng và đảm bảo quyền con người Những quyền này được Hiến pháp, luật cao nhất bảo vệ Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiển pháp và luật” Việc quy định tranh tụng trong tố tụng dân sự nhằm không để bất kỳ người nào có thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt các quyền cơ bản mà pháp luật đã dành cho họ.

Dân chủ, công bằng và nhân đạo là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

“Chế độ dân chủ xuất phát từ con người” và do đó “pháp luật là vì con người chứ không phải con người vì pháp luật” [14, tr 4] Do đó, tranh tụng trong tố tụng dân sự chính là thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo nhằm bảo vệ các quyền con người.

“Nguyên tắc cho hai người đi kiện đối tụng nhau trước Thẩm phán là một yếu tố an toàn cho họ và cũng là mot điều kiện khiến cho tòa hiểu rõ nội tinh”

(12, tr 377], bởi vì, qua quá trình tranh tụng làm hiện rõ bức tranh toàn cảnh về quan hệ pháp luật dân sự đối với chính các đương sự cũng như với các Thẩm phán Việc đối đáp, tranh luận giữa các chủ thể tham gia tố tụng giúp Tòa án hiểu rõ yêu cầu của các đương sự, có được các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để xác định chân lý khách quan của vụ kiện trên cơ sở đó Tòa án giải quyết các yêu cầu

Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự

Trên cơ sở của tranh tụng trong tố tụng dân sự, các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng dân sự như quyền đề đạt yêu cầu để Tòa án bảo vệ, quyền đưa ra chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền được biết chứng cứ do bên kia cung cấp hoặc do Tòa án thu thập, quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ, quyền tranh luận tại phiên tòa , đồng thời tranh tụng trong tố tụng dân sự cũng bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng quyền bình đẳng tức là tạo ra khả năng để các chủ thể nói chung và các đương sự nói riêng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.

Bởi vì thông qua quá trình tranh tụng các đương sự đều được đưa ra chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình.

Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một bảo đảm cơ bản cho một nền công lý trong sạch, trung thực và công bằng , do đó tranh tụng không chỉ bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về mặt pháp lý cho mọi cá nhân, tổ chức mà còn tạo điều kiện cho việc đạt được sự bình đẳng, công bằng về thực tế của các cá nhân, tổ chức đó.

Ngoài ra, thông qua tranh tụng trong tố tụng dân sự giúp cho mọi công dân hiểu biết thêm pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào chế độ, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở đó góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội của nhân dan, tạo điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế.

1.2 TRANH TUNG - NGUYÊN TAC CUA PHÁP LUẬT TỐ TUNG DÂN SỰ

1.2.1 Cơ sở của việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

Trong khoa học luật tố tụng dân sự có vấn đề đặt ra là tranh tụng có phải là nguyên tắc của tố tụng dân sự hay không? Về vấn đề này hiện nay tôn tại nhiều quan điểm, nhận thức rất khác nhau giữa các nhà khoa học pháp lý và cán bộ hoạt động thực tiễn ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới.

Nghiên cứu những công trình lý luận đề cập đến nguyên tắc tranh tụng cho thấy, tranh tụng trong tố tụng dân sự có quá trình phát triển và được thừa nhận, ngày càng được bổ sung và hoàn chỉnh với những nội dung tiến bộ và dân chủ hơn Ngoài ra, tranh tụng ngày càng có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với pháp luật nói chung và các ngành pháp luật tố tụng cụ thể nói riêng Ngày nay, tranh tụng được thừa nhận phổ biến và được ghi nhận với mức độ và nội dung khác nhau trong pháp luật tố tụng dân sự của đa số các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa cũng như hệ thống pháp luật án lệ Trong khoa học luật tố tụng dân sự của các nước xã hội chủ nghĩa cũng thừa nhận tranh tụng là nguyên tắc của tố tụng dân sự và được ghi nhận tương đối rõ và đầy đủ trong các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự của các nước xã hội chủ nghĩa.

Việc thừa nhận hay không thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc của tố tụng dân sự không thể là sự ngẫu hứng hay tuỳ tiện xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà làm luật mà nó phải xuất phát từ các căn cứ khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn.

Bình đẳng, công bằng là yếu tố quan trọng nhất, là hạt nhân của hoạt động xét xử Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã nói: “Moi người déu được hưởng quyền bình đẳng, được xem xét công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị trong việc quyết định các quyền và nghĩa vụ của họ ” và điều này một lần nữa lại được nhắc lại trong Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người: “Trong việc quyết định các quyền và nghĩa vụ dân sự moi người đêu có quyên được xét xử công bằng và công khai trong thời gian hợp lý bởi một Tòa án độc lập không thiên vị được thành lập theo pháp ludt ” Vì vậy, bình đẳng, công bằng đều được các quốc gia trên thế giới dù là chế độ xã hội nào (tư bản, xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển) đề cập trong đạo luật của mình và được thể hiện đầy đủ qua nguyên tắc tranh tụng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật thì nguyên tác của pháp luật là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt, thấm nhuần toàn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, là cơ sở chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.

Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để Tòa án xem xét giải quyết các vụ kiện, các yêu cầu, khiếu nại dân sự Hoạt động tố tụng dân sự là một loại hoạt động tư pháp đặc thù với nhiệm vụ bảo đảm cho việc giải quyết vụ kiện tiến hành được nhanh chóng và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tập thể, Nhà nước; các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Tham gia vào quá trình tố tụng dân sự có rất nhiều chủ thể với địa vị pháp lý khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là xác định sự thật khách quan về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp, xác định đúng các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong các quan hệ đó theo quy định của pháp luật.

Hoạt động tố tụng dân sự cũng có những nguyên tắc của nó Trong khoa học pháp lý, “nguyên tắc của tố tụng dân sự được xác định là những tư tưởng chỉ đạo, biểu thị những đặc trưng của tố tụng dân sự, được quy định trong pháp luật làm nên tang cho các hoạt động tố tụng dân sự" [2, tr 12] Hay nói cách khác nguyên tắc của tố tụng dân sự là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo, các định hướng chi phối toàn bộ quá trình tố tụng dân sự hoặc một số giai đoạn nhất định của tố tụng dân sự được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự.

Như vậy, “nói đến nguyên tắc là nói đến tính bắt buộc phổ biến và có tính chủ đạo chung, thống nhất" [48, tr 18].

Như đã phân tích ở mục 1.1.1 thì tranh tụng thực chất là một quá trình xác định sự thật khách quan về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp, xác định đúng các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong các quan hệ đó theo quy định của pháp luật đồng thời tranh tụng là phương tiện để đạt được mục đích,nhiệm vụ đặt ra của luật tố tụng dân sự và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự có thể thực hiện được chức năng của mình trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự Trong suốt quá trình tố tụng bên nguyên đơn và bên bị đơn liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Các bên tranh chấp (nguyên đơn và bị đơn) xử sự theo kiểu tranh luận trước Tòa án (người thứ ba làm trọng tài đứng giữa hai bên phân xử) nên quá trình tố tụng dân sự nói chung và quá trình xét xử vụ kiện dân sự nói riêng được tiến hành dưới thể thức tranh tụng và tuân theo các nguyên tác thuộc hệ thống xét xử đối kháng Vì vậy, tranh tụng cần được xếp vào những nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng dân sự Việc phủ nhận nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự tức là phủ nhận mục đích của tố tụng dân sự, không phân định rõ vai trò, vị trí của các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng Hậu quả tất yếu của nó là không xác định sự thật khách quan của vụ kiện, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Việc xác định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự còn có nguồn gốc từ tính chất của tranh chấp dân sự, tính chất của vụ kiện dân sự Tính chất của tranh chấp dân sự do tính chất của quan hệ pháp luật dân sự quyết định Các quan hệ dân sự là những quan hệ diễn ra trong đời sống dân sự của xã hội, theo đó các chủ thể của quan hệ dân sự có quyền tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội Các chủ thể có quyền tự đo quyết định có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự hay không? quyết định nội dung của quan hệ (các quyền và nghĩa vụ của các bên), quyết định các phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ Trong trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm xẩy ra thì họ cũng có quyền lựa chọn cách thức, biện pháp để giải quyết tranh chấp Khi họ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu của mình phải thuộc về các đương sự Hơn nữa, các vụ kiện dân sự chủ yếu phát sinh là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự Do đó, việc xác định quyền và nghĩa vụ đó có tồn tại hay không phải thuộc về các đương sự người biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tranh chấp vì nó không chỉ là con đường ngắn nhất để biết rõ sự thật, mà còn làm các bên thoả mãn hơn với kết quả được xác lập lại theo đúng quy định của pháp luật.

Vậy việc xác định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự là đòi hỏi tất yếu khách quan dựa trên cơ sở của hoạt động xã hội dân chủ, công bằng phản ánh khách quan hoạt động tố tụng dân sự.

1.2.2 Nội dung của nguyên tac tranh tung Ở mỗi nước, pháp luật tố tụng dân sự quy định rất khác nhau về quá trình và các giai đoạn tố tụng dân sự, do vậy việc ghi nhận nội dung và phạm vi áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự cũng được thể hiện ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát nhất, nguyên tắc tranh tụng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Vị trí đích thực của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - c“eeesssssnsesssnsssnssssssssssssssssesssssessseeenseeseereaaseeeeeeeeieeeie=niee= 55 CHƯƠNG 3: THỰC TIEN CUA VIỆC TRANH TUNG TẠI PHIÊN TOA SƠ THẤM DÂN SỰ VA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62 3.1 Thực tiễn của việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự

SỰ Để xác định vị trí đích thực của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, trước hết chúng ta phải xác định phạm vi tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm tức là phải xác định chính xác những vấn dé các đương sự tranh tung tại phiên tòa sau đó phải xác định trình tự tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện như thế nào?

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự của các nước theo hệ thống tố tụng tranh tụng thì việc nộp đơn khởi kiện chỉ là sự bắt đầu của một vụ kiện, vấn đề quan trọng nhất là chứng cứ (tìm kiếm và xuất trình chứng cứ) Các bên đương sự có quyền tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình Sau khi các bên thu thập được đầy đủ thông tin, chứng cứ thì có thể chuẩn bị đưa ra trước Tòa án để xét xử Giai đoạn này gọi là giai đoạn trước phiên tòa

(có thể gọi là phiên tòa trù bị) Ở giai đoạn này các bên đương sự phải gặp nhau theo lệnh của Tòa án để cùng thống nhất những tài liệu nào được coi là chứng cứ của mỗi bên và những thông tin, tài liệu nào mà các bên không đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không đồng ý là chứng cứ để đưa ra trước tòa trong vụ kiện đó.

Khi phiên tòa diễn ra thì phiên tòa chỉ tập trung vào những vấn đề các bên hoặc mot bên từ chối không công nhận, còn những vấn đề các bên không từ chối thi coi như là đã được giải quyết hay nói cách khác phạm vi tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm chỉ giới hạn trong những vấn dé mà các bên đương sự còn mâu thuẫn và có những chứng cứ chứng minh không thống nhất Tại phiên tòa các bên sẽ không tranh tụng về những chứng cứ mà một trong hai bên không biết dù cho chứng cứ đó có liên quan đến vụ kiện Đương nhiên có những chứng cứ họ đều biết nhưng các chứng cứ này đã được thống nhất với nhau thì cũng không tranh luận nữa.

Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản:

Trong các vụ việc phức tạp hoặc rắc rối, Tòa án có thể tiến hành thủ tục họp chuẩn bị trước khi tiến hành thủ tục tranh tụng Thủ tục này được gọi là thủ tục trước xét xử nhằm mục đích tạo điều kiện cho quá trình xét xử được thuận lợi Ở giai đoạn này, nếu bản tóm tắt của các bên không nêu được điểm cốt lõi của vấn đề thì bằng chứng và nội dung tranh luận của các bên sẽ được xem xét với sự giúp đỡ và kết hợp của tòa Thủ tục này thông thường được tiến hành bởi một trong số các Thẩm phán của Tòa án nơi vụ kiện được giải quyết, tuy nhiên, do Tòa án không đưa ra phán quyết về những khẳng định của các bên đương sự hoặc chấp nhận các bằng chứng trong giai đoạn này nên không nhất thiết phải tiến hành thủ tục này tại phòng xử án hoặc đưa ra công khai.

Khi tiến hành thủ tục chuẩn bị, bằng chứng được đưa ra và lời khẳng định của các bên được làm rõ; và khi tất cả các bước này đã hoàn thành thì thủ tục tranh tụng sẽ bắt đầu Tại buổi tranh tụng, kết quả của buổi họp chuẩn bị sẽ được các bên báo cáo lại đầy đủ Mặc dù thông thường các bên đương sự có thể khẳng định hoặc đưa ra bằng chứng vào bất cứ thời điểm nào trước khi kết thúc cuộc tranh tụng với điều kiện điều đó không làm chậm trễ quá trình xét xử, nhưng về nguyên tắc, các bên không được đưa ra những bằng chứng mới hoặc lời khẳng định mới mà họ đã không đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị [8, tr 78, 79] Khi kết thúc thủ tục chuẩn bị tranh tụng, Tòa án và các bên khẳng định các tình tiết cần chứng minh thông qua việc xem xét các chứng cứ sau này tại ngày hẹn tranh tụng bằng lời [8, tr 439].

Sau khi xác định phạm vi tranh tụng tại phiên tòa thì phiên tòa sẽ được diễn ra, tại đây các bên đương sự phải chứng minh với Thẩm phán rằng với chứng cứ mà mỗi bên đưa ra để chiến thắng vụ kiện là thuộc về họ chứ không thuộc về bên kia tức là mỗi bên sẽ trình tòa “su thật của phía mình” và Thém phán sẽ quyết định xem “si há?” nào có tính thuyết phục hơn Các chứng cứ, nhân chứng của mỗi bên được kiểm tra hoặc chất vấn bởi đương sự (hoặc luật sư) phía bên kia có nghĩa là các chứng cứ, nhân chứng trước hết được kiểm tra, chất vấn bởi đương sự đã đưa ra chứng cứ, nhân chứng và sau đó bởi bên đối phương Trong quá trình kiểm tra chéo như vậy, Thẩm phán nếu thấy cần thiết thì có thể hỏi nhân chứng vào bất cứ thời điểm nào Để đảm bảo quá trình tranh tụng đi đến chân lý, Thẩm phán chỉ đóng vai trò trung gian, là trọng tài giữa họ và có trách nhiệm bảo đảm tiến trình tranh tụng diễn ra đúng luật và hướng chúng vào trọng tâm vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn giữa họ Trong trường hợp, nếu một trong các bên đương sự không chấp hành việc cung cấp chứng cứ hoặc trả lời câu hỏi của đương sự phía bên kia theo quy định của luật thì Thẩm phán sẽ quyết định giải quyết vụ kiện hoàn toàn theo chứng cứ do bên đương sự xuất trình trước tòa.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của Anh, trình tự của phiên tòa sơ thẩm được tiến hành như sau:

- Tòa án khai mạc phiên tòa và giới thiệu tóm tắt về những nội dung được tranh tụng trong phiên tòa này;

- Xác định tư cách các bên trong phiên tòa: giai đoạn này được khởi đầu bằng luật sư của nguyên đơn Luật sư của nguyên đơn sẽ đưa ra tuyên bố về vụ kiện, tiếp đó luật sư của bị đơn ra tuyên bố để xác định tư cách tham gia vụ kiện đó;

- Các bên tiến hành tranh tụng tại phiên tòa: Để chứng minh cho các yêu cầu của thân chủ mình, luật sư của nguyên đơn sẽ xuất trình các chứng cứ, triệu tập các nhân chứng của mình ra trước phiên tòa Các chứng cứ, người làm chứng của nguyên đơn có thể bị kiểm tra hoặc chịu sự chất vấn của luật sư của bị đơn.

Khi luật sư của nguyên don trình bay xong các quan điểm của minh, luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm của bị đơn cùng với các tài liệu chứng minh cũng như các nhân chứng của mình ra trước phiên tòa Các chứng cứ, người làm chứng của bị đơn có thể bị kiểm tra hoặc chịu sự chất vấn của luật sư của nguyên đơn.

Trong quá trình kiểm tra chéo như vậy, Thẩm phán có quyền bác bỏ yêu cầu của luật sư hoặc buộc nhân chứng phải trả lời những câu hỏi của luật sư của các bên nếu câu hỏi đó được chấp nhận (thậm chí những câu hỏi đó không liên quan đến vụ việc được xem xét và được đặt ra nhằm để Thẩm phán đánh giá độ tin cậy của các chứng cứ hoặc nhân chứng).

Thẩm phán cũng có thể đối thoại trực tiếp với luật sư của các bên để yêu cầu họ làm rõ một số vấn đề song không phải là sự thẩm vấn họ.

- Nghị án và ban hành bản án [49, tr 379, 380].

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của Mỹ, trình tự xét xử tại phiên tòa sơ thẩm cũng tương tự như pháp luật tố tụng dân sự của Anh Tuy nhiên, ở các Bang khác nhau thì trình tự tranh tụng cũng mang những sắc thái khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể khái quát trình tự tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm trong pháp luật của Mỹ như sau:

Luật sư của nguyên đơn sẽ mở đầu phiên tòa bằng việc đưa ra một tuyên bố về vụ kiện Luật sư của bị đơn cũng đưa ra một tuyên bố để xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ kiện của bị đơn Sau đó luật sư của nguyên đơn bắt đầu trình bày trước Tòa án về ý kiến của họ và xuất trình, chứng minh sự việc bằng các chứng cứ (tài liệu, nhân chứng) Khi luật sư của nguyên đơn trình bày xong quan điểm của nguyên đơn, luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm của bị đơn cùng các chứng cứ (tài liệu, nhân chứng) Các nhân chứng của mỗi bên trong khi khai báo tại tòa về những việc họ biết về vụ kiện, họ có thể bị chất vấn bởi luật sư của phía đương sự bên kia.

Sau khi luật sư của các bên trình bày xong quan điểm của họ, cũng như thẩm vấn xong các nhân chứng thì trong trường hợp vụ kiện có bồi thẩm đoàn tham gia nếu các bên đồng ý có bồi thẩm đoàn, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn pháp luật về giải quyết vụ kiện Sau khi được hướng dẫn về các quy định của pháp luật, bồi thẩm đoàn sẽ lựa chọn một bồi thẩm am hiểu pháp luật nhất để làm người hướng dẫn bồi thẩm đoàn ra phán quyết Trong quá trình nghị án, các bồi thẩm sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật mà họ được Thẩm phán chủ tọa hướng dẫn, các chứng cứ trong vụ kiện Người được bồi thẩm đoàn bầu ra sẽ yêu cầu từng bồi thẩm trình bày quan điểm của họ về cách giải quyết vụ kiện, sau đó yêu cầu mọi người bỏ phiếu để đưa ra phán quyết và sẽ được thông qua khi có đa số phiếu đồng ý Phán quyết này sẽ được thể hiện bằng văn bản viết để trình lên Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Thẩm phán sẽ công bố kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn và bản án sẽ được ra trên cơ sở và phù hợp với kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn về vụ kiện Trong trường hợp bồi thẩm đoàn có quan điểm giải quyết vụ kiện trái ngược với quan điểm của Thẩm phán thì Thẩm phán có thể hủy bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn nếu cho rằng phán quyết của bồi thẩm đoàn là trái pháp luật, chưa đủ chứng cứ để giải quyết vụ kiện.

Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự -~ -~ -<<=~<=======zee=z===z=======emz=em=ee 74 $3.) Ve lần pHẬP ———~n2 nn ae 75 2 Về thi hành pháp luật

Qua những nguyên nhân đã trình bày ở trên, để bảo đảm thực hiện việc tranh tụng trong tố tụng dân sự nói chung và tại phiên tòa dân sự sơ thẩm nói riêng, bảo đảm việc giải quyết vụ kiện một cách đúng đắn, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử của Tòa án như sau:

3.3.1 Về lập pháp 3.3.1.1 Bộ luật tố tung dân sự cần quy định đầy đủ các nguyên tắc của tố tung dan sự, trong đó có nguyên tắc tranh tụng.

Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Và kể từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước có những thay đổi mạnh mẽ Khi trình độ phát triển và tiến bộ xã hội ngày càng cao thì các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân càng phải được bảo đảm Mặt khác, với yêu cầu của việc hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế đã đặt ra sự cần thiết phải cải cách Bộ máy Nhà nước, trong đó có cải cách tư pháp, nghiên cứu ban hành hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện nước ta theo hướng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Tại Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Dang ta chỉ rõ: “Tiép rục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tu pháp, bao dam moi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân déu bình đẳng trước pháp luật" [58, tr 132] Tinh thần đổi mới này tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII: “Hoạt động tư pháp phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chống tình trạng xét xứ không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân Các cơ quan tu pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động ” [59, tr 56].

Trong công cuộc cải cách tư pháp, “để đạt được mục tiêu nghiêm mình,công bằng, dân chủ trong hoạt động tu pháp” [5], bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án thì pháp luật tố tụng dân sự cũng cần phải được hoàn thiện đổi mới trên cơ sở cải tiến các thủ tục, tạo cơ chế mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả.

Theo đường lối đổi mới của Đảng về cải cách tư pháp, Nghị quyết 08/ NQ- TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra định hướng mới cho hoạt động của cơ quan tư pháp trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án: “Khi xét xứ các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đêu bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chú, khách quan ” [23, tr 3].

Như vậy, dân chủ, khách quan là yêu cầu chi phối nội dung hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng và nó cần được quán triệt trong nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự là cần thiết, nó là bảo đảm pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự, xác định sự thật khách quan của vụ kiện đồng thời là bảo đảm pháp ly cho các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong việc bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vì vậy, cần đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự nguyên tắc tranh tụng với nội dung sau đây:

- Các đương sự phải có quyền biết và trình bày ý kiến về những vấn đề mà người khác có yêu cầu đối với mình về quyền và nghĩa vụ dân sự;

- Các chủ thể tham gia tố tụng dân sự đều có quyền bình đẳng trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng;

- Tòa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật.

Cùng với việc quy định nguyên tắc tranh tụng thì Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định hậu quả pháp lý của việc không thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự.

3.3.1.2 Cần quy định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ do Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ kiện xác định hợp lý, phù hợp cho từng vụ kiện cụ thể mà minh đang giải quyết.

Trong PLTTGQCVADS chỉ quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ mà không quy định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ nhưng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định thời hạn bị đơn phải cung cấp chứng cứ:

Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ kiện kinh tế) và trong thời hạn 7 ngày (đối với tranh chấp lao động) kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải gửi cho Tòa án ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ kiện [29, tr 21] và [30, tr 28].

Trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều ý kiến khác nhau về việc có quy định thời hạn cung cấp chứng cứ không? Nếu có quy định thì thời hạn đó được quy định cụ thể trong pháp luật hay do Thẩm phán ấn định?

Quan điểm thứ nhất: “Việc quy định thời hạn là quá khát khe và làm cho các bên mất hết tự do trong việc cung cấp chứng cứ đặc biệt khi muốn phát huy tính chu động của các bên đương sự" [26, tr 32].

Quan điểm thứ hai: “Pháp luật cần ấn định trước một khoảng thời hạn dành cho các bên đương sự để họ thu thập chứng cứ, có thể thời hạn đó chấm dứt trước khi Tòa án cấp sơ thẩm nghị án” [45, tr 166].

Quan điểm thứ ba: “Thời hạn xuất trình chứng cứ do Thẩm phán giải quyết vụ kiện xác định hợp lý cho mỗi trường hợp cụ thể mà họ đang giải quyết chứ không nên ấn định chung cho tất cả các loại vụ kiện” [19, tr 72].

Trong tố tụng dân sự, trách nhiệm chứng minh là thuộc về các đương sự, do đó để chứng minh mình có quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm thì họ phải thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án Nhưng nếu không giới hạn thời gian cung cấp chứng cứ thì sẽ không đảm bảo diễn biến logic của quá trình tố tụng, dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, vô chính phủ trong tố tụng, đặc biệt trong trường hợp các đương sự hoặc luật sư của đương sự cố tình lợi dụng việc không quy định thời hạn cung cấp chứng cứ để kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện mà việc kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện sẽ dẫn đến việc các vụ kiện dân sự sẽ bị tồn đọng rất nhiều ở các cấp Tòa án trong khi số lượng các vụ kiện dân sự mà Tòa án giải quyết là rất lớn.

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:29