1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tranh tụng trong tố tụng hình sự

93 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh tụng trong tố tụng hình sự
Tác giả Vũ Chí Toàn
Người hướng dẫn TS. Vũ Gia Lâm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tổ tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 54,1 MB

Nội dung

Về thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật: Có thé nói BLTTHS năm2003 đã có những sửa đổi, bố sung quan trọng so với BLTTHS năm 1988 vềnâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, như:

Trang 1

VŨ CHÍ TOÀN

TRANH TUNG TRONG TO TUNG HINH SỰ

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - NAM 2016

Trang 2

VŨ CHÍ TOÀN

TRANH TUNG TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tổ tụng Hình sự

Mã số : 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ GIA LAM

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

Các sô liệu, ví du và trích dan trong luận văn dam bao độ tin cậy, chính xác

và trung thực Những két luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công

bồ trong bat kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Vũ Chí Toàn

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Vũ Gia Lâm

Trang 4

BLTTHS Bộ luật tô tụng hình sựCQDT Co quan diéu tra

DTV Điêu tra viên

KSV Kiêm sát viên

TTHS Tổ tụng hình sự

VKS Viện kiêm sát

Trang 5

PHAN MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tai eect |

2 Tình hình nghiên cứu đề tài c2 c2 S sen 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài -: 4

4 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 5

5 Phương pháp nghiên cứu -. - 5

6.Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của luận văn 6

6 Kết cầu của luận văn cc c2 2 221211211111 sreg 7 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ CHUNG VE TRANH TUNG TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ 2003 — 8

1.1 Khái niệm tranh tung trong tô tụng hình sự 8

1.1.1 Những quan điểm khác nhau về tranh tụng - 8

1.1.2 Khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình sự 12

1.2 Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng hình sự 19

1.2.1 Y nghĩa chính tri- xã hội - -. -‹- 19

1.2.2 Ý nghĩa pháp lý -c n1 SH n Sky reg 22 1.3 Điều kiện đảm bảo thực hiện tranh tụng 22

1.4 Các quy định về tranh tụng trong BLTTHS năm 2003 25

Kết luận Chương I - - - << =< << c<s << << s*£sss 3l CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG TRANH TUNG TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VA MOT SO KIEN NGHỊ 32

2.1 Thực trạng tranh tung trong tố tụng hình sự Việt Nam 32

Trang 6

2.2 Nguyên nhân của những hạn ché, bat cập khi thực hiện

tranh tụng trong TTHS ở Việt Nam

-Abad TVR UOT BH LAPP OPC san tí: dung Là + seas tà t NGHI Sã ï HS K15 HN 1S Wt H06 5 14

2.2.2 Nguyên nhán KháC - cee cee cee cà cài sêc cà cee tee về sẽ ees

2.3 Các quy định về tranh tụng trong BLTTHS năm 2015

Trang 7

Tư tưởng về tranh tụng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử pháp luật tố

tụng thế giới Cùng với thời gian, tư tưởng tranh tụng đã được bổ sung, hoàn

thiện và trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sựcủa nhiều nước trên thế giới và được coi là một trong những phương thức hữuhiệu nhất dé tìm ra công lý trong tô tụng tư pháp Trong một chừng mực nhất

định, tranh tụng còn là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ,

tiễn bộ trong hoạt tộng tư pháp của mỗi quốc gia

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay theo truyền thống pháp luậtcác nước XHCN và có ảnh hưởng nhiều của truyền thống pháp luật các nước

Châu Âu lục địa Do vậy, mô hình TTHS của nước ta hiện nay về cơ bản là

mô thình tố tụng xét hỏi có tiếp thu những yếu tố tích cực của mô hình tranhtụng Tuy nhiên yếu t6 tranh tụng trong tranh tụng hình sự chưa thực sự được

coi trọng đúng mức trên cả phương diện nhận thức, lý luận, thực tiễn xây

dựng và áp dụng pháp luật.

Về nhận thức: hiện nay còn có nhiều nhận thức khác nhau về tranhtụng, có không ít ý kiến không thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc trongTTHS, Nhìn chung các quan điểm này hoặc là có sự nhầm lẫn giữa nguyêntắc tranh tụng với mô hình tố tụng hoặc không thừa nhận tính quy luật, tínhkhách quan của nguyên tắc tranh tung dé đi đến lập luận cho răng tranh tụngkhông phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay

Vẻ mặt by luận: Trong thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên

cứu khoa học, bài viết dé cập van đề nguyên tac tranh tụng trong TTHS hoặcđảm bảo tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thâm Tuy nhiên trong khoa học

lại thiếu vắng các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp về hoạt động tranhtụng và khả năng vận dụng và điều kiện hoàn cảnh ở nước ta Mặt khác, các

công trình bài việt đã công bô lại chưa có điêu kiện đê dé cập nhiêu dén vân

Trang 8

Về thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật: Có thé nói BLTTHS năm

2003 đã có những sửa đổi, bố sung quan trọng so với BLTTHS năm 1988 vềnâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, như: các quy định về trình tự xéthỏi; các quy định về Hội đồng xét xử phải tạo điều kiện cho những người thamgia tranh luận trình bày ý kiến; trách nhiệm tranh luận, đối đáp của Kiểm sát

viên Day được coi là bước đột pha quan trong trọng hoạt động cai cách tư

pháp nước ta, đặc biệt là thủ tục t6 tung Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa ghi

nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong TTHS Do đó tư tưởng tranh

tụng chưa được nhà làm luật thể hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng tư

pháp trong BLTTHS Tranh tụng mới chi được thé hiện một phan tại phiên tòa

xét xử mà chưa được thê hiện trong cả quá trình tố tụng từ điều tra, truy t6 đến

xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thâm Các quy định của pháp luật về vị tri, vai

trò, trách nhiệm của các cơ quan tiễn hành tố tụng chưa thực sự rõ ràng, minh

bạch, dân đên sự lân lộn vê chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.

Thực tiễn thi hành BLTHS năm 2003 cho thấy chất lượng các khâu xéthỏi, tranh luận trong phiên tòa hình sự đã có những chuyền biến tích cực, gópphân nâng cao hiệu quả của hoạt động TTHS Tuy nhiên, thực tiễn cũng đãbộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định Trong đó việc tô chức phiên tòa theo

tinh thần cải cách tư pháp chưa được toàn diện, khâu tranh tụng tại phiên tòachưa có chuyền biến nhiều, việc xét hỏi tranh tụng vẫn mang nặng tính truyền

thống Kiểm sát viên không tham gia tranh tụng với Luật sư, Hội đồng xét xử

dường như làm thay chức năng của VKS Những hạn chế này đã ảnh hưởng

không nhỏ đến quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, làm chậm tiến trìnhcải cách tư pháp, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cơ quan tư pháp

và điều quan trọng là nó không phản ánh các giá trị đích thực của Nhà nước

pháp quyền mà chúng ta đang hướng tới

Trang 9

"Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tô tụng tr pháp theo hướng dân chủ, bìnhdang, công khai, minh bach, chat chẽ, nhưng thuận tiện, bao dam sự tham gia

và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượngtranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứquan trọng dé phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất

lượng hoạt động tư pháp", Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một

số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và nhất là

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ "nang cao chất lượng tranh tụng tai

các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột pha của hoạt động tư pháp"; "Hoan

thiện cơ chế đảm bảo dé luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa,

đồng thời xác định rõ chê độ trách nhiệm doi với Luật sw "

Đến nay Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được thông qua và cónhiều sửa đổi, nguyên tắc tranh tụng đã được chú trọng nhiều hơn Tuy nhiêntại thời điểm viết luận văn này, BLTTHS 2015 vẫn chưa có hiệu lực và chưa

được thi hành trên thực tế, do vậy việc nghiên cứu hoạt động tranh trụng trong

tố tụng hình sự Việt Nam là yêu cau có tính khách quan, cấp thiết cả về lyluận và thực tiễn Do vậy, học viên đã chọn đề tài: "Tranh tụng trong to tung

hình sự" đề làm luận van thạc sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Hiện nay ở nước ta có một số các công trình tuy không đề cập trực tiếp

nhưng cũng thé hiện những nội dung nghiên cứu ở các góc độ khác nhau liên

quan đến tranh tụng hoặc nguyên tắc tranh tụng như: luận án tiến sĩ luật học

“Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS” của Hoàng ThịSơn, đề tài nghiên cứu khoa học “Tranh tụng tại phiên tòa - Một số van đề lý

luận và thực tiễn”; công trình khoa học với để tài “Hoàn thiện các quy định

Trang 10

luận và thực tiễn" của tác giả Nguyễn Văn Hiển Ngoài ra, nguyên tắc tranhtụng và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng còn được thể hiện trong nhiều bài viếtkhác như: cuốn “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhànước pháp quyền” do Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên; bài viết

“Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS”

của Lê Cảm; bài viết “Đặc điểm của mô hình TTHS và phương hướng hoànthiện mô hình TTHS ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Mai; bài viết “Cần bổsung nguyên tắc tranh tụng vào BLTTHS” của Lại Văn Trình; sách "Tranhtụng trong xét xử sơ thâm" của tác giả Dương Thanh Biểu

Các công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến sự cần thiết phải áp dụngnguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử, hoặc nghiên cứu tranh tụng như

một hoạt động của quá trình xét xử, chưa có công trình nào nghiên cứu theo

chiều sâu trên góc độ lý luận và thực tế về bảo đảm hoạt động tranh tụng

trong trong suốt các quá trình của tô tụng hình sự, đồng thời so sánh nhữngđiểm mới về hoạt động tranh tụng trong BLTTHS năm 2015 với BLTTHS

năm 2013.

3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài:

Đối tượng nghiên cứu: Những vẫn đề lý luận tranh tụng, hoạt động

tranh tụng, về cải cách tư pháp, hoạt động xét xử sơ thấm, phúc thầm vụ án

hình sự, bảo đảm nguyên tắc Tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự theo yêu

cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Phạm vì nghiên cứu: trong giới hạn của luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Luật hình sự và tố tụng hình sự, học viên chỉ nghiên cứu tranh tụng với tínhchất là một hoạt động cơ bản của TTHS Việt Nam dưới góc độ buộc tội và gỡ

Trang 11

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu trên góc độ lý luận và

thực tiễn về hoạt động tranh tụng trong t6 tụng hình sự Việt Nam va đồng thờiđánh giá một cách khách quan, có căn cứ khoa học về sự thé hiện của nguyêntắc tranh trụng trong thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS ở nước ta

hiện nay Trên cơ sở đó dé xuất các định hướng, giải pháp góp phần hoàn

thiện va nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động tranh tung trong TTHS Việt

Nam, giúp cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện đầy đủ, bảo vệ tốt

hơn các quyên con người, quyên công dân trong TTHS.

Dé thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra một sô câu hỏi nghiên cứu là: 3.1 Chứng minh tranh tụng là hoạt động cơ bản của TTHS và khả năng

áp dụng hoạt động tranh tụng trong các mô hình tô tụng hình sự khác nhau

- Khái niệm, bản chat, ý nghĩa, mục đích, phạm vi, điêu kiện, nội dung của hoạt động tranh tụng?

- Sự thé hiện của hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt nam?3.2 Dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam xác định:

tố tụng hình sự và đưa nguyên tắc "Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm"

mới được quy định trong BLTTHS năm 2015 vào thực hiện trên thực tế 2

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

pháp quyên, cải cách pháp luật, cải cách bộ máy nhà nước nói chung, cải

cách tư pháp va thủ tục tư pháp nói riêng.

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Triết học

mác — Lê Nin và chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Cách tiếp cận của luận văn là đặt hoạt động tranh tụng trong mối quan hệ của

hệ thống, trong mối quan hệ với các hoạt động cơ bản khác của TTHS đề thấyđược mỗi quan hệ bên trong, vi trí, vai trò va tầm ảnh hưởng của hoạt động

tranh trụng trong quá trình tố tụng

Luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa hoc cụ thécủa khoa học xã hội và khoa học pháp lý phù hợp với yêu cầu cùa từng vấn đề

nghiên cứu, như: các phương pháp hệ thống, phân tích, tong hợp, so sánh,

thống kê kết hợp với các phương pháp khảo sát thực tiễn đối với từng vấn

dé cu thê đê làm sang tỏ nội dung cân nghiên cứu.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Với mục tiêu nghiên cứu đã dé ra, luận văn này nghiên cứu nhăm tìm ra

một khái niệm chung về hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự, vai tròcủa tranh tụng trong tố tụng hình sự nói chung và TTHS Việt Nam nói riêng,

các điều kiện bảo đảm hoạt động tranh tụng diễn ra trong quá trình tố tụnghình sự trên thực tế, và đảm bảo tranh tụng trong phiên toà xét vụ án hình sựtheo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam Đồng thời luận văn cũng đánh giá

những điểm tiễn bộ va hạn chế của BLTTHS 2003 về tranh tụng, so sánh với

BLTTHS 2015 dé tìm ra những điểm mới, tiễn bộ của BLTTHS 2015 về hoạtđộng tranh tụng Hi vọng với kết quả đạt được luận văn sẽ góp phần bổ sung

ly luận về cải cách tư pháp mà trong tâm là hoạt động tranh tụng trong xét xử;

bổ sung hoàn thiện lý luận về bảo đảm hoạt động tranh tụng trong tố tụng

Trang 13

Nam hiện nay nói chung, góp phần vào việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng

tâm, trong đó nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử mà Nghịquyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị coi là điểm nhắn của cảicách tư pháp, đồng thời có thé làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng

day trong các trường dao tạo luật.

7 Kết cau của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 2 chương:

Chương 1: Những van dé chung về tranh tụng trong tô tụng hình sự

Chương 2: Thực tiễn tranh tụng trong tô tụng hình sự Việt Nam và một

sô kiên nghị

Trang 14

1.1 Khái niệm tranh tung trong tố tụng hình sự

1.1.1 Những quan điểm khác nhau về tranh tụng

Tranh tụng là hình thức (kiểu) tố tụng được biết đến ngay từ những thời

đại xa xưa của xã hội loài người Loại hình tô tụng này đã được áp dụng từthời kỳ Hy Lạp cổ đại, sau đó được áp dụng rộng rãi ở La Mã với tên gọi “thủ

tục hỏi đáp liên tục”, Cùng với thời gian, tranh tụng được kế thừa, phát triển

và được khẳng định và đến nay nó được áp dụng ở hầu hết các nước thuộc hệthống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ

Về mặt thuật ngữ thì “tranh tụng” có nghĩa là “sự kiện cáo nhau”” giữahai bên (bên nguyên và bên bị) có lập tường tương phản yêu cầu tòa án phân

xử Còn theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ

“tranh luận” và “tố tụng”, có nghĩa là tranh luận trong tố tụng Trong tiếngAnh, thuật ngữ tranh tụng thường được gan liền với khái niệm “hệ t6 tung

tranh tung” (Adversarial System) với hàm ý đối lập với hệ tố tụng thâm van

(Inquisitorial System) Trong pháp luật Liên bang Nga tranh tụng được ghi

nhận tại Điều 15 Bộ luật TTHS Liên bang Nga năm 2001 với tính chất là một

nguyên tắc cơ bản của TTHS Liên bang Nga

Trong khoa học pháp lý Việt Nam thuật ngữ "tranh tụng" đã được biết

đến từ lâu, tuy nhiên nhận thức một cách đúng đắn về thuật ngữ này vẫn còn

là vấn để còn tồn tại nhiều ý kiến, nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khácnhau xung quanh khái niệm này Cụ thể:

' Nhà pháp luật Việt — Pháp: Kỷ yếu hội thảo "Mor số nội dung về nguyên tắc tô tụng xét hỏi và tranh tụng —

Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bôi dưỡng bồ nhiệm quản lý Thẩm phán", Hà Nội, 2002

? Đại từ dién tiếng Việt, Nxb.Khoa học xã hội, 1991.

Trang 15

điểm và lợi ích của phía đối lập” Như vậy, theo định nghĩa này thì tranh tụngđược nhìn nhận như một hoạt động của tố tụng hình sự.

Có quan điểm khác cho rằng, tranh tụng là "một quá trình xác định sựthật khách quan về vụ án đồng thời cũng chính là phương tiện để đạt được

mục đích, các nhiệm vụ đặt ra của Luật tô tụng hình sự",

Quan điểm này đồng nhất tranh tụng với quá trình xác định sự thật của

vụ án tức là với hoạt động chứng minh Ở đây có sự nhằm lẫn giữa nội dung

và hình thức, giữa hoạt động tố tụng với chính hình thức hoặc cách thức tiễn

hành của nó.

Tác giả của quan điểm này một thời gian sau đã đưa ra định nghĩa khác

hơn về tranh tụng Theo đó, tranh tụng "được dùng theo nghĩa Hán Nôm déchỉ một cuộc tranh luận (tranh cãi) về một vu án bang cách các bên tham gia

đưa ra các lý lẽ, chứng cứ và các văn bản pháp luật làm cơ sở cho sự buộc tội

hay bào chữa của mình dé người thứ ba đứng giữa hai bên là Tòa án làm trọng

tài phân xử"Ẻ

Quan điểm mới này có bước tiến bộ so với quan điểm thứ nhất khi đề

cập đến vai trò trọng tài của Tòa án trong quá tình giải quyết vụ án như là mộtđặc điểm của tố tụng có tính tranh tụng Tuy nhiên, những đặc điểm khác củakhái niệm tranh tụng hay t6 tụng có tính tranh tụng vẫn chưa được làm rõ

Bên cạnh đó các diễn đạt này dễ dẫn đến sự nhằm lẫn "tranh tụng" chính là

"tranh luận".

Ở Việt Nam, tranh tụng và van đề tranh tụng chỉ mới được đề cập và

trao đối nhiều trong thời gian gần đây khi Đảng và Nhà nước ta khởi động

* Viện khoa học pháp lý, Từ điền luật học , Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.807-808

* Nguyễn Đức Mai, Nguyên tắc tranh trụng trong tô tụng hình sự, Tạp chí Luật học sô 1/1995

” Nguyễn Đức Mai, Tranh tung trong Tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật số 1/1996

Trang 16

công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnhngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế và đời sống pháp lý quốc tế.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới (sau đây gọi tắt là Nghị

quyết 08-NQ/TW) đã xác định: “Nang cao chất lượng công tô của Kiểm sát

viên tại phiên toa, bảo đảm tranh tung dân chủ với Luật sư, người bào chữa

và những người tham gia to tụng khác Khi xét xử, các Tòa án phải dam bảocho mọi công dân đều bình dang trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách

quan, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phan

quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiêntòa đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục vàtrong thời hạn luật định Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện đểLuật sư tham gia vào quá trình tô tụng, tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu

hỗ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toa ” Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020(sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49-NQ/TW) một lần nữa yêu cầu “Nâng caochất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất

cả các phiên tòa xét xu, coi day là hoạt động đột phá cua các cơ quan tư

pháp ”, Nghị quyết số 37/NQ-QH13 ngày 23/11/1012 tiếp tục khang định

“Kiểm sát viên phải chủ động, tích cực tranh luận, đối đáp tại phiên tòa xét

xử các vụ án hình sự Tòa án nhân dân toi cao chi đạo các Tòa án tiếp tucday mạnh việc tranh tung tại phiên tòa ”

Như vậy, trên cơ sở chủ trương của Đảng về nâng cao chất lượng tranh

tụng của Kiểm sát viên trong xét xử hình sự; các qui định của Bộ luật TTHS

năm 2003 và qui định của Hiến pháp 2013, có thể nhận thấy khái niệm tranh

tụng xuất hiện đầu tiên và chính thức là từ các Nghị quyết của Đảng về cảicách tư pháp, gần đây được Hiến pháp 2013 qui định Tranh tụng được hiểu

với nghĩa không phải là một kiêu mô hình tố tụng mà là hoạt động tranh luận

của Kiểm sát viên và những người tham gia tô tung trong tô tụng hình sự, cụ

Trang 17

thé là tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bao gồm cả phiên toà sơ thầm va

phúc thâm Trong đó, Kiểm sát viên và người tham gia tố tung dựa trên các tài

liệu, chứng cứ; các qui định của pháp luật; trên cơ sở tư duy logic hình thức

để đưa ra các luận điểm, luận cứ và luận chứng nhằm làm rõ sự thật khách

quan của vụ an.

Từ khái niệm nêu trên, bản chất của khái niệm “tranh tụng” được nhìndưới hai góc độ pháp lý và nhận thức Dưới góc độ pháp lý, bản chất của

tranh tụng gôm có các nội dung cơ bản sau đây:

- Tranh tụng là hoạt động tố tụng hình sự, do vậy hoạt động tranh tụng

phải tuân theo các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự

- Chủ thé của tranh tụng gồm có Kiểm sát viên và người tham gia tôtụng khác có quyên và lợi ích đối lập với nhau trong vụ án hình sự Các chủ

thể xuất phát từ những địa vị pháp lý khác nhau nhưng bình đẳng với nhautrong quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, quan điểm về giải quyết vụ án.Kiểm sát viên có thê tranh tụng với người bào chữa, với bị cáo, người bị hại

và những người tham gia tố tụng khác dé làm rõ sự thật khách quan của vụ án

- Hoạt động tranh tụng tại phiên toà diễn ra dưới sự điều khiến của chủ

toạ phiên toà Chủ tọa phiên toà có quyền yêu cầu các bên tiến hành tranhtụng hoặc quyết định chấm dứt tranh tụng, điều chỉnh nội dung cũng như

phương pháp tranh tụng cho phù hợp với qui định của pháp luật và sự cần

thiệt làm rõ các vân đê của vụ án.

- Mục tiêu của hoạt động tranh tụng là nhằm làm rõ sự thật khách quan

của vụ án Sự thật khách quan này bao gồm các tình tiết vụ án và các tình tiếtliên quan đã diễn ra trên thực tế và được nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ

pháp lý (đưới góc độ đánh giá trên cơ sở pháp luật hình sự và pháp luật tố

tụng hình sự).

- Đôi tượng của hoạt động tranh tụng là các quan điêm, luận cứ và luận chứng của các bên đưa ra trong việc giải quyết vụ án.

Trang 18

- Cách thức tranh tụng là các bên chủ thê tranh tụng sử dụng các chứng

cứ được thu thập có trong hồ sơ vụ án cũng như chứng cứ mới phát hiện hoặcđược cung cấp đã được kiểm tra tại phiên tòa, các qui định của pháp luật hiện

hành dé làm rõ các vân dé cân tranh tụng của vụ án.

Dưới góc độ coi tranh tụng là hoạt động tư duy, nhận thức, ban chất của

tranh tụng có các nội dung sau:

- Tranh tụng được tiến hành trên cơ sở tư duy logic hình thức Các bêntranh tụng có thể sử dụng các kỹ năng tranh tụng khác nhau để khăng định

quan điểm của mình, bác bỏ quan điểm hoặc thừa nhận quan điểm của bên

tụng Tất nhiên, thuộc tính này của tranh tụng là xét về nguyên tắc Với những

vụ án mà bị cáo nhận tội và có đủ chứng cứ dé khang định lời nhận tội của bị

cáo là có cơ sở, tại phiên toà không có những quan điểm xung đột thì khôngphát sinh tranh tụng hoặc nếu có thì chỉ ở mức độ nhất định

Như vậy có thé thấy, trên thé giới và ở Việt Nam, khái niệm “tranh

tụng” đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất Ở mỗi quốc gia khác

nhau, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật mà khái niệm “tranh tụng” được hiểu

theo một nghĩa khác nhau.

1.1.2 Khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình sự

Trong khoa học t6 tụng hình sự, khái niệm tranh tung được nhìn nhận ởnhiều góc độ khác nhau Trước hết tranh tụng có thể được hiểu như là mộtnguyên tac cơ ban của TTHS Có thể hiểu nguyên tắc của tố tụng hình sự lànhững tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tô tụng hình sự hoặc đối với

Trang 19

một loại hoạt động nhất định, đó là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên

suốt toàn bộ các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thé về tố tụnghình sự; hoặc đó là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hoạtđộng tố tụng hình sự và được các văn bản pháp luật t6 tung hinh su ghi nhan.Khi tranh tung là một nguyên tắc thì nó phải thé hiện tinh dân chủ, công khai,minh bạch, khách quan, bình đăng trong tất cả các hoạt động tố tụng hình sự,đặc biệt là trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, vì xét đến cùng, tranh tụng làphải tiễn đến giải quyết tranh chấp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại Tòa án

Tranh tụng tạo điều kiện tối đa cho các bên tham gia tô tụng sử dụngcác phương pháp dé bảo vệ các quyên và lợi ich hợp pháp cho mình Nguyên

tắc tranh tụng dé cao vai trò của Luật sư, của cá nhân va dé cao các quyền coban của con người Tham phan chỉ đóng vai trò trọng tài khách quan va công

minh, ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên chứng minh tại phiên

tòa Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi việc chứng minh phải được thực hiện công

khai ngay tại phiên tòa, dưới sự giám sát Tòa án và luôn phải chịu trách sức

ép từ bên đối lập Vì vậy, mục đích của các bên trong tranh tụng là phải tự

chứng minh được lý lẽ phải thuộc về mình, nếu không họ sẽ là người thua

Cuộc.

Tranh tụng có thê được xem xét ở góc độ là một loại mô hình tổ tụng

Khái niệm mô hình TTHS được hiểu là một cách thức tổ chức hoạt động TTHStrong số nhiều cách thức tổ chức khác mà nhân loại đã biết đến Mô hình tổtụng tranh tung đã hình thành và tồn tại ở mỗi quốc gia dưới tác động của nhiềuyếu tố, điều kiện lich sử, kinh tế, văn hóa, truyền thống pháp ly Muc đích của

mô hình này là nhằm bảo đảm sự bình đăng tuyệt đối giữa bên buộc tội (cơ

quan công tố) và bên bào chữa trong suốt quá trình đi tìm sự thật vụ án Day là

mô hình tạo ra nhiều cảm hứng cho quá trình cải cách, nâng cao chất lượng tôtụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới Theo đó, mô hình này có một quy

trình tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử thể hiện tính công băng cao, thể

hiện qua vai trò bình đăng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội Ở giai đoạn tiên xét

Trang 20

xử, công tố viên và luật sư có quyền điều tra, thu thập chứng cứ như nhau Khixét xử, chứng cứ của họ đều được đưa ra dé thấm tra trước tòa, đều có quyềnlựa chọn nhân chứng dé thâm tra Thông qua đối tụng giữa công tố viên vàluật sư mà tòa án gồm đoàn bôi thâm và thâm phán chủ tọa phán quyết về sựthật khách quan và định hình phạt Mô hình này cho phép luật sư có thể thamgia đầy đủ vào quá trình tố tụng nên tòa án có thê thêm được một nguồn thôngtin giá trị để khám phá sự thật khách quan của vụ án Thay vì chỉ xem xét cácchứng cứ có trong hồ sơ hình sự thì đoàn bồi thâm được tiếp cận chứng cứ của

cả bên buộc tội và bên gỡ tội Điều này bảo đảm cho mục đích tìm ra sự thậtkhách quan và chất lượng tranh tụng được nâng lên

Trong mô hình tố tụng tranh tụng không tồn tại một “hồ sơ hình sự”theo nghĩa sử dụng trong mô hình tố tụng thâm vấn Bên buộc tội và bên bàochữa đều có quyền lập tài liệu, hồ sơ và khi ra phiên tòa xét xử, cả hai bộ hồ

sơ đều không có giá trị chứng cứ mà chỉ có chứng cứ nào được trình bảy và

thâm tra tại tòa bằng miệng, được tòa án chấp nhận thì đó mới là chứng cứ và

trình này diễn ra tại phiên tòa trước tòa án có vai trò là trọng tài

Nhu vậy, khái niệm “/ranh tung” được hiểu theo nhiều khía cạnh khác

nhau: tranh tụng có thể được hiểu như là một hoạt động của TTHS; tranh tung

được hiểu như một nguyên tắc của TTHS và tranh tụng cũng được hiểu nhưmột kiểu, mô hình tố tụng Mỗi cách hiểu nêu trên đều tiếp cận vẫn đề "tranh

tung" ở những góc độ khác nhau tùy mục đích nghiên cứu Trong phạm vi

luận văn này, khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình được hiểu dưới góc độ

5 Lê Tiến Châu, Một số van đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2003

Trang 21

là một hoạt động trong tổ tụng hình sự Đề làm rõ khái niệm tranh tụng dướigóc độ là một hoạt động trong t6 tung hinh su, cần làm rõ một số điểm sau.

- Phạm vi của hoạt động tranh tụng:

Dưới góc độ là một hoạt động tố tụng hình sự, việc xác định phạm vitranh tụng được có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét

xử các vụ án hình sự Theo tiễn sĩ Lê Tiến Châu thì có hai quan điểm khi xácđịnh phạm vi của tranh tụng Quan điểm thứ nhất cho rằng: "quá trình tranhtụng bắt đầu không chỉ từ giai đoạn khởi tố vụ án mà cả các giai đoạn trước

khởi tố và quá trình này sẽ kết thúc khi vụ án được xét xử xong (xét xử sơthâm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), thậm chí quá trình này lại còn đượctiếp tục trong một số trường hợp khi bản án bị Tòa án cấp trên hủy dé tiến hànhđiều tra, truy tố, xét xử lại"” Quan điểm thứ hai cho rằng quá trình tranh tụngchỉ thực sự bắt đầu từ giai đoạn xét xử vụ án (xét xử sơ thâm, phúc thâm,không có giai đoạn xét xử giám đốc thâm, tái thâm) với sự có mặt đầy đủ bachủ thé: bên buộc tội, bên bào chữa và Tòa án.Š

Theo quan điểm thứ nhất, có thể hiểu rằng, khi nào xuất hiện bên buộctội và bên gỡ tội thì khi đó xuất hiện tranh tụng, vì vậy việc tranh tụng đượcdiễn ra trong điều kiện mà ở đó chỉ cần có chủ thê của hai bên buộc tội và bào

chữa tham gia Với quan điểm này, quá trình tranh tụng được bắt đầu từ khi

xuất hiện người bị tình nghi phạm tội (khi tạm giữ người bị tình nghi hoặc bắtngười phạm tội quả tang, hoặc khi khởi tố vụ án), cho đến khi vụ án được đưa

ra xét xử và kết thúc khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật Quanđiểm này chưa có đầy đủ cơ sở dé thuyết phục Bởi lẽ Trong các giai đoạn điềutra, truy tố, việc buộc tội và bào chữa mới chỉ được hai bên đối tụng thực hiệnmột cách đơn phương theo ý chí chủ quan của mình, các bên đều có quyền tự

Nguyễn Đức Mai, Vấn đề tranh tụng hình sự, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội 1999

Š Lê Tiến Châu, Một sô van dé về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp

lý số 1/2003

Trang 22

thu thập, đưa ra những tài liệu chứng minh quan điểm của mình, bác bỏ quan

điểm của bên còn lại, nhưng lại không có quyền quyết định quan điểm nao,chứng cứ nào là đúng, là có căn cứ Quá trình tranh tụng ở đây còn thiếu mộtchủ thé giữ vai trò quyết định đó là Toa án với chức năng xét xử Chỉ khi đếngiai đoạn xét xử thì Tòa án mới tham gia với vai trò là trọng tài phán quyếtchấp nhận hoặc bác bỏ lập luận của các bên, quyết định bên nào là người thắngcuộc Tại phiên tòa, với sự có mặt đầy đủ các chủ thé, quá trình tranh tụng mớiđược tiễn hành thông qua hoạt động của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên

bào chữa và Tòa án với ba chức năng tương ứng: buộc tội, bào chữa và xét xử.

Do đó, theo quan điểm cá nhân của tác giả, quá trình tranh tụng chỉ thực sự

được tiễn hành khi có sự hiện diện day đủ các bên buộc tội, bên bào chữa dưới

sự kiểm tra, giám sát của Tòa án Chính vì vậy mà quá trình này chỉ có thé

được bắt đầu từ giai đoạn xét xử, đặc biệt là xét xử sơ thẩm tại phiên tòa

Về thời điểm kết thúc của quá trình tranh tụng Có thé thấy, thông quaquá trình tranh tụng, mâu thuẫn giữa các bên được giải quyết, sự thật của vụ ánđược làm sáng tỏ và khi có một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật

thì quá trình tranh tụng sẽ kết thúc Có ý kiến cho rằng, sau quá trình xét xử sơthâm là quá trình xét xử phúc thâm, giám đốc thâm và tái thâm, quá trình

tranh tụng van còn tồn tại song bị hạn chế hơn cả về nội dung, chủ thể tham

gia và các chức năng được thực hiện Phạm vi tranh tụng bị giới hạn bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị Do đó, các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử

cũng không được thực hiện đầy đủ như ở phiên tòa sơ thâm Như vậy, có thékhang dinh rang tranh tung ton tại ton tại ở các giai đoạn tố tụng khi mà ở đó

có sự hiện diện của các bên buộc tội, bào chữa Theo ý kiến này, tranh tụngton tại ở cả giai đoạn Giảm đốc thâm và tái thẩm Tuy nhiên, thực tế cho thấy

rang, trong thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm, tranh tụng không tôn tại Theo

quy định của luật tố tụng hình sự thì giám đốc thẩm và tái thẩm không phải làmột cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm việc triệu tập những những

Trang 23

người tham gia t6 tụng không phải là bắt buộc, do vậy hau nhưu không có sự

hiện diện đủ của các bên tranh tụng, nhất là bên gỡ tội, vì vậy không thé cótranh tụng Và kết quả của việc giám đốc thấm, tái thâm sẽ đặt dấu chấm hếtcho vụ án (trong trường hợp không chấp nhận kháng nghị) hoặc tạo ra mộtquá trình t6 tụng mới (nếu phán quyết của hội đồng giám đốc thâm, tái thâmchấp nhận kháng nghị, quyết định việc điều tra, xét xử lại vụ án) Như vậy cóthé xác định tranh tụng chỉ ton tại đến gia đoạn xét xu sơ thầm, phúc thầmchứ không tồn tại trong giai đoạn giám đốc thâm, tái thâm

- Chủ thể của hoạt động tranh tụng

Chủ thê của hoạt động tranh tụng chính là các bên tham gia vào quá

trình tranh tụng trong tố tụng hình sự Trong vụ án hình sự không phải chỉ có

các bên buộc tội và gỡ tội mà trong nhiều trường hợp còn tồn tại một bên thứ

ba đó là những người tham gia dé giải quyết các van đề khác như nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan và các bản án,quyết định của Tòa án cũng không đơn thuần chỉ xác định bị cáo có tội hay vôtội ma còn xác định cả các van đề dân sự trong vụ án hình sự Như vậy, có thê

thay được, chủ thé trong tố tụng hình sự rất đa dạng Tuy nhiên, như đã phnatích ở trên, tranh tụng chỉ bắt đầu từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, do đó cũng chi

có các chủ thé được tham gia trong giai đoạn nay mới là các chủ thé của tranh

tụng Có thé phân thành bốn nhóm chính sau:

+ Nhóm các chủ thê thực hiện chức năng buộc tội: Kiêm sát viên (đại diện Viện kiêm sát), người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ.

+ Các chủ thê thực hiện chức năng gỡ tội, bao gôm: bị cáo (đôi với bị cáo chưa thành niên thì còn có người đại diện hợp pháp của họ); người bào

chữa, bị đơn dân sự, người đại diện của bị đơn dân sự.

+ Chủ thê thực hiện chức năng xét xử là Tòa án, gôm có: thâm phán,

hội thâm

Trang 24

+ Cuối cùng là các chủ thể tham gia tố tụng khác nhằm đảm bảo xác

định sự thật của vụ án như: người làm chứng, người giám định, người phiên dịch

- Đối tượng của hoạt động tranh tụng

Đối tượng chính là điều mà các bên hướng tới, trong hoạt động tranhtụng, đối tượng mà các bên hướng tới chính là các quan điểm, luận cứ và luậnchứng của các bên đưa ra trong việc giải quyết vụ án để vụ án được xem xét

một cách khách quan, công băng, qua đó giải quyết các mâu thuẫn, bảo vệquyên và nghĩa vụ của bên mình, tìm ra chân lý khách quan của vụ án Trong

hoạt động tranh tụng, các bên buộc tội và gỡ tội phải thông qua việc thu thập

tài liệu, chứng cứ dé đưa ra những luận điểm của mình, phản bác luận điểm

của bên đối tung, đó có thé là việc xác định tính hợp pháp, tính đúng dan củacác quyết định t6 tụng hoặc các thủ tục t6 tụng (như áp dụng các biện phápngăn chặn đúng hay sai, việc lấy lời khai có đúng thủ tục không, lời khai cóđúng không, lời khai là buộc tội hay gỡ tội, hay việc kết quả giám định, kết

quả khám nghiệm hiện trường có khách quan không )

- Mục đích của hoạt động tranh tụng:

Mục đích chính là điều mà các bên mong muốn đạt được Mục đích củahoạt động tranh tụng đó là khang định, chứng minh quan điểm của bên mình

là đúng đắn, bác bỏ quan điểm của bên đối lập Cụ thé, đó là nhăm làm rõ bảnchất của vụ án, chứng minh xem có sự việc phạm tội xảy ra hay không, xảy rabao giờ, vào thời gian nào, địa điểm ở đâu, ai là người thực hiện hành vi phạmtội, sự việc có lỗi hay không và là lỗi có ý hay vô ý, những tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ tách nhiệm hình sự; hậu quả do hành vi gây ra; mục đích, động cơ phạm tội là gì

- Hình thức của tranh tụng

Hình thức của hoạt động tranh tụng đó là những phương pháp, cách thức mà các bên thê hiện ra đê nhăm đạt được mục đích của mình Đô chính

Trang 25

là việc thông qua các hoạt động thu thập và đưa ra những chứng cứ, tài liệu;

phản bác, khiếu nại về quá trình thu thập chứng cứ và bảo quản chứng cứ;

xác định căn cứ và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn; sự chính xac va

đúng đắn của các hoạt động khám nghiệm, giám định trong giai đoạn điều,tra, truy tố dé tiễn hành xét hỏi và tranh luận và đối đáp tại phiên tòa giữa các

bên dưới sự giám sát, trọng tài của Tòa án.

Qua phân tích ở trên, có thê rút ra khái niệm về tranh tụng như sau:

Tranh tụng là một hoạt động to tụng hình sự được thực hiện bởi các

chủ thể tổ tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) dưới sự trọng tài cua Toa an dé

bảo vệ quan điểm của minh và bác bỏ quan điểm của phía doi lập, trên co sở

đó giúp Tòa án giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đây đủ, bảo vệ lợi íchNhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức

1.2 Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng hình sự

Việc thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của TTHS không

đơn thuần chỉ có ý nghĩa trên phương diện pháp lý mà còn có ý nghĩa trên

nhiều phương diện khác nhau

1.2.1 Ý nghĩa chính trị- xã hội

Trên phương diện chính trị -xã hội, cần hiểu tranh tụng là một sản

pham, giá trị của nền dân chủ thực sự Điều này đã được chứng minh qua quá

trình hình thành, tồn tại và pháp triển của TTHS thế giới Trong các nhà nước

cô đại, trung cô hầu như giai cấp thống trị thời kỳ này không ghi nhận tranh

tụng như là một nguyên tắc, một hoạt động của TTHS, bởi lẽ, các nhà nướcthời kỳ này phan lớn là các nha nước chuyên chế của chủ nô và phong kiến,

sự tồn tại của nhà nước là để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị bóc lột,trong xã hội không thé có bình dang và càng không thé có dân chủ Chínhđiều này là cơ sở chính trị cho việc không thé có việc ghi nhận tranh tụng là

một hoạt động trong TTHS, các hành vi xúi giục người khác làm đơn thưa

kiện (điều 17 - Quyền 16 Hoàng Việt luật lệ) đều bị trừng trị, việc phán quyết

Trang 26

của quan tòa dựa trên lời nhận tội của bị cáo và các bị cáo phải tự tay viết lờinhận tội (điều 15- Quyền 20 Hoàng Việt luật lệ)

Trong thời đại ngày nay, dân chủ được coi là một trong những giá tri

lớn nhất của nên văn minh nhân loại, không có dân chủ sẽ không có bình

đăng, không có tiến bộ và không có văn minh Do vậy, các quyền và lợi íchcủa mỗi cá nhân, từng chủ thé trong xã hội cần phải có sự bảo vệ ngày một tốt

hơn về mặt pháp lý và thực tế Khoản 1, Điều 9 Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị năm 1966” quy định rõ: “Moi người déu có quyền

hưởng tự do và ân toàn cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ

Không ai bị tước quyên tự do trừ trường hợp việc tước quyên đó là có lý do

và theo đúng những thu tục mà luật pháp đã quy định” Linh vực TTHS được

coi là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất trong việc bảo đảm quyền về

an toàn cá nhân Do vậy dé đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của

những người bị tình nghi là phạm tội, của những người bị buộc tội, Công ước

yêu cầu các quốc gia phải có một cơ quan tài phán thực sự độc lập, khôngthiên vị; người bị tình nghi phạm tội phải có đầy đủ thời gian và điều kiện cần

thiết dé bảo đảm được quyền bảo chữa của mình, Điều 14 của Công ước này

quy định rõ:

“1 Mọi người déu bình dang trước Tòa án và cơ quan tài phán Moi

người đêu có quyên được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án cóthấm quyên, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để

quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ an hình sự, hoặc dé xác định

quyên và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự ,;

2 Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội

cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật;

° Được thông qua va dé ngỏ cho các: quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết

2200 ngày 16/12/1966 của Đại hội đông liên hợp quôc, có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo Điêu 49 Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982.

Trang 27

3 Trong qua trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đêu có quyên

được hưởng một cách day du và hoàn toàn bình đăng những bao dam toi

thiểu sau đây:

b) Có du thời gian và diéu kiện thuận lợi đề chuẩn bị bào chữa và liên

hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn;

d) Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua

sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyên nàynếu chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉđịnh trong trường hợp lợi ích đòi hỏi và không phải trả tiền cho sự trợ giúp

đó néu không có du diéu kién tra;

e) Được thẩm van hoặc yêu cẩu thẩm van những nhán chứng buộc tội

mình va duoc mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thẩm van

ho tại phiên tòa với những diéu kiện tương tự như doi với những người làm

chứng buộc tội minh;

ø) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc

phải nhận là mình có tội ”

Có thê nói đây là những quy định mang tính nền tảng để mỗi quốc giathành viên thê chế hóa thành luật, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của

các bên trong tô tụng hình sự Thé chế hóa nguyên tắc tranh tụng trong TTHS

sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phan bảo đảm các quyền và lợiích hợp pháp của các bên tham gia tô tụng hình sự, bảo đảm dân chủ thực sự

trong tố tụng hình sự Đặc biệt, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì các giá trị về dân chủ, nhân

quyền trong TTHS càng được đề cao hơn bao giờ hết Chính vì vậy, Nghị

Trang 28

quyết 08-NQ/TW đã nhắn mạnh “Nâng cao chat lượng công tô của Kiểm sát

viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào

99

chữa ” , “Việc phan quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranhtụng tại phiên tòa ” Nghị quyết sô 48-NQ/TW chỉ rõ: “Cải cách mạnh mẽcác thủ tục tô tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình dang, công khai, minh

bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân

dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiêntòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết

bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”,

“Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật su thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên

toa, dong thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đổi voi luật sư”

1.2.2 Ý nghĩa pháp lý

Việc thừa nhận hoạt động tranh tụng trong TTHS sẽ dẫn đến những

nhận thức tích cực hơn về TTHS nói chung, về mô hình tổ chức hệ thống tưpháp và thủ tục TTHS nói riêng Đề cho hoạt động tranh tụng được vận hành

trôi chảy đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp phải có cái

nhìn tong thé hơn về mô hình tổ chức hệ thống cơ quan tư pháp Dé đảm bảođược yếu tố tranh tụng thì đòi hỏi phải có sự rành mạch, rạch ròi về chức năng

của các bên buộc tội, gỡ tội và xét xử Do vậy, về mặt tổ chức phải bảo đảm

sự độc lập của tòa án, mọi yếu tô làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tòa ánphải được loại bỏ (vi dụ như việc bố nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ, hayviệc Tòa án nhân dân tối cao quản lý các tòa án địa phương về mặt tổchức ) Về mặt chức năng, quyền hạn và thủ tục tố tụng cần phải có những

phân biệt thật ranh mạch trong tố tụng, không thé dé lẫn lộn giữa chức năng

buộc tội với chức năng xét xử (như việc xếp Tòa án và cùng một bên với Việnkiểm sát và Cơ quan điều tra và được coi là cơ quan tiến hành tố tụng trong sự

đối lập với những người tham gia tố tụng khác; Tòa án có quyên trả hồ sơ để

điều tra b6 sung như một Công tổ viên thứ hai )

1.3 Điều kiện đảm bảo thực hiện tranh tụng

Trang 29

Tranh tụng là hoạt động quan trọng trong tố tụng nói chung và TTHS

nói riêng Đề việc tranh tụng được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, cầnphải đảm bảo được hai yêu cầu chính sau:

Một là, bên buộc tội và bên bào chữa phải thực sự bình đăng với nhau

Hai là, Tòa án phải độc lập, khách quan đảm bảo cho hai bên có các điêu kiện như nhau dé thực hiện chức năng của minh.

Lé-nin đã từng nói: sự thật chỉ được tìm ra thông qua tranh luận và but

chiến Trong TTHS điều đó có nghĩa là sự thật chỉ được tìm thấy qua tranhluận tự do và công bang Tranh tụng đòi hỏi pháp luật TTHS phải đảm bảocho các bên day du cac phuong tién cần thiết dé có thé thực hiện được chức

năng của mình Phương tiện của các bên phải tương xứng với nhau và phải

phủ hợp với chức năng của chúng Sẽ là bất bình dang khi pháp luật dành cho

một bên quá nhiều phương tiện còn bên kia lại có quá ít Không nên quan

niệm rang vì bên buộc tội (công tố) là đại diện cho Nhà nước còn bên bàochữa chi đại diện cho quyên lợi của người bị buộc tội (là đối tượng của tổtụng của trách nhiệm hình sự) nên không thé bình dang được Quan điểm nàycần phải được xem xét lại Tư tưởng bình đăng này không chỉ thể hiện ở tại

phiên tòa mà còn phải được đảm bảo từ trước khi mở phiên tòa, ở đó các bên

phải được đảm bảo các điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị các điều kiện

cho việc tranh tụng tại phiên tòa Nếu bên buộc tội và bên bào chữa khôngthực sự bình đắng và Tòa án không độc lập trong quá trình xét xử thì sẽ không

có tranh tụng hoặc tranh tụng nửa vời Nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TWcủa Bộ Chính trị đã nói ở trên đã thé hiện rất rõ ràng tư tưởng chỉ đạo này.Bên cạnh sự bình đăng giữa bên buộc tội, bên bào chữa và sự độc lập của Tòa

án về phương diện pháp lý, yêu cầu và hiệu quả của tranh tụng còn đòi hỏi sựbình đăng và độc lập trên phương diện thực tiễn Những biểu hiện vi phạmcác quy định pháp luật TTHS vốn đã có và sẽ có trong thực tiễn tranh tụngphải được khắc phục băng những giải pháp khác nhau như công tác tổ chức,dao tạo, tuyên chọn thâm phán và những chủ thé tham gia tranh tụng, nâng

Trang 30

cao nhận thức, nhất là lương tâm trách nhiệm, trình độ chuyên môn, kiến thức

văn hóa pháp lý cho họ.

Đê đảm bảo được hai yêu câu này, cân phải có các điêu kiện khác nhau

vê pháp lý, vê tô chức cũng như về cơ sở vat chat:

- Những bảo đảm về mặt pháp ly được thé hiện trên các phương diện

như:

Thứ nhất, phải có các quy định pháp luật thé hiện một cách day đủ nhất

quán, rõ ràng sự phân định tham quyên và trách nhiệm, nghĩa vụ của người

bào chữa và các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các chức danh tư

pháp ở mỗi cơ quan, phù hợp với vị trí, vai trò (chức năng) của họ theo yêu

cầu tranh tụng Các quy định của pháp luật về địa vị tố tụng của các bên tham

gia tố tụng phải day đủ, hợp lý và khả thi dé họ có đầy đủ điều kiện, khả năng

thực hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của

mình: được chủ động thu thập vật chứng, cung cấp tài liệu cho Tòa án, đượckiểm tra chéo chứng cứ của nhau, được nêu ra yêu cau, hỏi người là chứng và

phản bác quan điêm của nhau

Tứ hai, các quy định thủ thục tố tụng phải bình đăng, nhất là tại phiêntòa; đảm bảo để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cáchkhách quan, công bằng và binh đăng: mở rộng phạm vi các vụ án có sự thamgia bắt buộc của người bào chữa Tư tưởng bình dang này không chi thé hiện

ở tại phiên tòa mà còn phải được bảo đảm ở mọi giai đoạn tô tụng.

Thứ ba, các quy định về quyền khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị ban

án, quyết định của các bên và hiệu lực như nhau của các khiếu nại, khángcáo, kháng nghị đó Ví dụ: Viện kiểm sát và bị cáo đều có quyền kháng nghị,kháng cáo như nhau đối với bản án, quyết định của Tòa án

- Các bảo đảm vẻ tổ chức bao gồm các van dé như: phân định rõ chứcnăng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, tạo điều kiện pháp triểncác tô chức bồ trợ với chức năng hợp lý, phù hợp với cơ chế tranh tụng (luật

Trang 31

sư, giám định, trợ giúp pháp lý ) Các van đề như quan hệ giữa Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát trong tổ tụng hình sự, Viện kiểm sát có chức năngkiểm sát tư pháp hay không, có cho phép thành lập các tổ chức thám tử tư đểgiúp người tham gia tố tụng thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra lànhững vẫn đề cần được nghiên cứu thỏa đáng Việc tăng cường các tổ chứcluật sư tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý việc mở rộng phạm vi bào chữa

để bảo đảm các phiên tòa có sự tham gia của người bào chữa ngày càngnhiều; nâng cao văn hóa pháp ly trong t6 tụng nói chung và tại phiên tòa nói

riêng cần dược quan tâm thỏa đáng Viêc nâng cao trình độ, nhận thức của

các bên tham gia tố tụng, bảo đảm cho họ có đủ năng lực về chuyên môn, về

phong cách, về khả năng dién đạt đề thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa

cũng là những vấn đề đáng quan tâm Trong những trường hợp người tham

gia tranh tụng không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp củaluật sư, mở rộng dối tượng được trợ giúp pháp lý bắt buộc I9

Nhận thức, năng lực độc lập và chế độ trách nhiệm cá nhân của các

chức danh tư pháp là điều kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trong dé thực hiện

tranh tụng Việc đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu tranh tụng, đặc

biệt là hướng đào tạo nguồn dé có thé luân chuyền giữa các chức năng tố tungcủa Kiểm sát viên, Thâm phán, Luật sư sẽ tạo cho họ khả năng tranh tụnghiệu quả dù họ ở vi trí buộc tội, gỡ tội hay trọng tài dé phan quyét

- Bao dam cơ sở vat chất cho quá trình tranh tụng cũng là van dé cầnquan tâm đúng mức, như: vị trí của các bên tại phiên tòa như thế nào để đảm

bảo không khí tố tụng bình đăng, khách quan: tạo điều kiện cho các bên dễdàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh

thuận tiện cho việc theo dõi phiên tòa

1.4 Các quy định về tranh tụng trong BLTTHS năm 2003

!° Xem Tran Văn Độ: Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa Tạp chí Khoa học, số 4, 2004

Trang 32

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nhắnmạnh: "Khi xét xử, các toà án phải bảo dam cho mọi công dân đều bình đắngtrước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thầm phán và hội thấm độc lập

và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vàokết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện cácchứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bao chữa, bi cáo, nhân chứng,nguyên đơn, bị đơn và những người có quyên, lợi ích hợp pháp để ra nhữngbản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy

định" Thể chế hóa tư tưởng này, ngoài việc tiếp tục kế thừa có chọn lọc cácquy định của BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 có nhiều quy địnhnhằm thực hiện và bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự Cu thê:

Thứ nhất, vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát được quy định rõràng hơn theo hướng phân định rõ chức năng buộc tội của Viện kiểm sát với

chức năng xét xử của Tòa án, xác định rõ công tô là chức năng cơ bản củaViện kiểm sát, thu hẹp phạm vi chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát.BLTTHS năm 2003 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cómột số quy định mới trong các nguyên tắc cơ bản nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động và đề cao trách nhiệm, sự chủ động của Viện kiểm sát nhân dân vàcác Kiểm sát viên trong TTHS Dé nâng cao tính chủ động của Viện kiểm sát

nhân dân là thực hành quyên công tố, quyết định việc truy tố người phạm tội

ra trước Tòa án; thay vì thực hiện chức năng kiểm sát chung như trước đây,Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp(kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án) Mục đích hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân trong TTHS là nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội

đều bị khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời; việc truy tố, xét xử, thi hành án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan

người VÔ tỘI.

Thứ hai, so với BLLTTHS năm 1988, BLTTHS nam 2003 đã có sửa

đổi, bô sung nhiều nguyên tắc quan trọng ngày càng thé hiện rõ tư tưởng dé

Trang 33

cao tranh tung trong TTHS, lay kết quả tanh tụng tại phiên tòa là căn cứ chủ

yé dé Tòa án ra phán quyết Dé nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm sự tranhtụng bình đăng giữa các bên trong tố tụng, ngoài việc tiếp tục quy định cácnguyên tắc như: không ai có thé bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9); Xác định sự thật của vụ án (điều10); Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điều 11);

Tham phan và hội tham nhân xét xử độc lập chi tuân theo pháp luật (điều 16);

Bảo đảm quyên bình dang trước tòa án (điều 19) BLTTHS năm 2003 cònđược bồ sung nguyên tắc khác nhằm bảo đảm tốt hơn cho các bên tranh tụng

bình dang trong TTHS, như quy định rõ hơn về trách nhiệm chứng minh tộiphạm của cơ quan tiên hành tố tụng, mở rộng quyền bao chữa cho cả người bị

tạm giữ, quy định rõ hơn trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm tranh

tụng bình đăng giữa các bên Cụ thê là:

- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc VỀ các cơ quan tiễn hành tố

tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vôtội (Điều 10 BLTTHS năm 2003)

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảmcho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy

định của pháp luật (Điều 11 BLTTHS 2003)

- Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại

diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyềnbình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh

luận dân chủ trước Toà án Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực

hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án (Điều 19

BLTTHS 2003).

Trang 34

Thứ ba, pháp luật TTHS thời kỳ này đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo

đảm tốt hơn quyền bào chữa của người bị tình nghi, bị can, bị cáo Đề bảo đảmtốt hơn quyền bào chữa, khả năng chứng minh sự vô tội hoặc giảm hẹ trách

nhiệm hình sự của bên gỡ tội, BLTTHS năm 2003 quy định rõ: người bị tạm giữ

được biết ly do mình bị giữ, được trình bay lời khai, tự bào chữa, được đưa ra tàiliệu, đồ vật, yêu cầu (Điều 48) Bị can ngoài các quyền nêu trên còn có quyền đề

nghị thay đối người tiễn hành t6 tụng (Điều 49) Bị cáo ngoài các quyên nêu trên

còn có quyên tham gia phiên tòa, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, được

trình bày ý kiến và tham gia tranh luận tại phiên tòa, kháng cáo bản án, quyết

định của Tòa án (Điều 50) So với BLTTHS nằm 1988, yếu tổ tranh tụng cònđược thê hiện rõ nét qua chế định về người bào chữa Theo quy định tại Điều 58BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa có quyên tham gia tố tụng từ khi khởi tố

bị can, trong một số trường hợp có thê tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạmgiữ, có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏicung bị can dé có mặt khi hỏi cung bị can; có mặt khi lây lời khai của người bịtạm giữ, khi hỏi cung, bị can và nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi

người bị tạm giữ, bị can; được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến

việc bào chữa; gặp những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; có

quyền sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, tham

gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa Ngoài các chủ thể nêu trên, Điều 53BLTTHS năm 2003 còn quy định bị đơn dân sự có quyên đưa ra tài liệu, đồ vật,

yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị mức bồi thường và biện

pháp bảo đảm bồi thường: trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa

Th tu, pháp luật t6 tụng đã quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn

của bên buộc tội, phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng chủ thể của bên

buộc tội trong TTHS tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh tụng bình dangtrong qua trình tố tụng Đối với bên buộc tội, BLTHS nằm 2003 quy định cụ

thé, rõ ràng hơn nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, của

Kiêm sát viên, của Cơ quan điêu tra, Điêu tra viên trong quá trình TTHS

Trang 35

(khởi tố, điều tra, truy tố và thực hiện chức năng công tố tại phiên tòa) Điều

51 và Điều 52 BLTTHS năm 2003 cũng quy định rõ người bị hại, nguyên đơndân sự có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điềutra; đề nghị mức bồi thường: trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; cóquyền nhờ luật sư bảo vệ quyên lợi cho mình

Thứ năm, các quy định thé hiện tư tưởng tranh tụng đã dần được théhiện qua từng giai đoạn tố tụng cụ thé và được biểu hiện tập trung nhất trong

thủ tục tranh luận tại phiên tòa.

Trong giai đoạn điều tra, nhiều quy định được b6 sung nhăm tạo điềukiện tốt hơn cho bên gỡ tội có thé tranh tụng bình đăng với bên buộc tội, như:người bào chữa có thé được có mặt khi hỏi cung bị can (Điều 132 BLTTHS

năm 2003); bi can có thé có mặt khi khám nghiệm hiện trường (Điều 150BLTTHS năm 2003); sau khi tiến hành giám định, bị can người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác có quyên biết về nội dung kết luận giám

định, đồng thời họ được trình bày ý kiến về kết luận giám định, có quyền yêu

cầu giám định bồ sung hoặc giám định lại (Điều 158 BLTTHS năm 2003)

Điều 184 BLTTHS năm 2003 quy định tòa án xét xử trực tiếp, bang lờinói và liên tục Tòa án phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng

cách hỏi và nghe lời trình bày của bị cáo, nghe lời bào chữa của luật sư, người

bảo vệ quyền lợi cho đương sự Bản án chỉ được căn cứ bào những chứng cứ

đã được xem xét tại phiên tòa Tham gia vào quá trình tranh luận tại phiên tòa

phải có đủ ba diện chủ thể: Tòa án là cơ quan xét xử (Hội đồng xét xử), bên

buộc tội (Viện kiểm sát mà đại diện là kiểm sát viên) và bên gỡ tội (bị cáo,

người bào chữa cho bị cáo) Pháp luật cũng quy định khá rõ trách nhiệm có

mặt tại phiên tòa của các bên tham gia tố tụng, của người làm chứng, của

người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan ; các trường hợp được xét xử vắngmặt, các trường hợp phải hoãn phiên tòa (các điều 187, 189, 190, 191, 192,

193 BLTTHS năm 2003)

Trang 36

Trong giai đoạn xét xử nhiều quy định bảo đảm tranh tung được bổ

sung, như: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác có quyền yêu cầu triêu tập thêm người làm chứng, yêu cầu đưathêm vật chứng, tài liệu ra xem xét (Điều 205 BLTTHS năm 2003); người bàochữa có quyền bình đăng với Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền lợi củađương sự trong việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác vềcác tình tiết liên quan đến việc bào chữa; yếu tố tranh tung thé hiện rõ khipháp luật quy định Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết buộc tội, người bàochữa hỏi về các tình tiết gỡ tội (Điều 207, 209, 2010, 211, 215 BLTTHS năm2003), có quyền cùng Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên xem xét vật chứng, xem

xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm và tình bày nhận xét của mình Đặc biệt là các

quy định về trình tự phát biểu trong khi tranh luận và đối đáp khi tranh luậnđược quy định rõ tại Điều 217 và 218 BLTTHS năm 2003 Các điều luật này

quy định luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ và các tài liệu, chứng cứ đãđược kiểm tra tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người

tham gia tố tụng khác Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố

tụng khác có quyên trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra

dé nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa lập luận của mình để đối đáp lại với

từng ý kiến Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người

khác Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điềukiện cho các bên trình bày hết ý kiến Bên cạnh đó, tại các Điều 325, 326BLTHS năm 2003 còn quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyềnkhiếu nại quyết định, hành vi tố tung của cơ quan và người tiễn hành tố tungkhi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật trong bất kỳ

giai đoạn tố tụng nào; có quyền cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải

quyêt khiêu nại nhăm chứng minh tính đúng đăn của nội dung khiêu nại

Trang 37

Kết luận Chương I

Tranh tụng và tranh tụng trong tố tụng hình sự là những khái niệm rộng

và phức tạp, việc nghiên cứu về nó đã rút ra được những đặc điểm, yêu cầu,điều kiện của tranh tụng trong quá trình tố tụng hình sự nói chung và tranhtụng tại phiên tòa nói riêng Điều này có ý nghĩa quan trọng khi thực trạng tưpháp nước ta còn đang trong giai đoạn phát triển, cần tiếp thu những yếu tốtích cực của tố tụng tranh tụng Trong quá trình tố tụng, nếu hoạt động tranh

tụng được các bên tham gia nghiêm túc thực hiện thì hiệu quả giải quyết vụ án

sẽ rất cao, khắc phục được việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm, tình trạng yếukém của hệ thống tư pháp Trong đó, phiên tòa là giai đoạn trung tâm, chỉ có

đến giai đoạn này thì mới có sự tập hợp đây đủ và đồng thời của các bên, chỉ

có thê thông qua quá trình tranh luận công khai, minh bạch tại phiên tòa thì

mọi tình tiết của vụ án mới được làm sáng tỏ thông qua sự cọ xát về luận

điểm của mỗi bên; những chứng cứ đã được các bên thu thập theo quy định

của pháp luật được công khai phơi bày và kiểm chứng Như vậy, quá trình

tranh tụng nói chung và tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có giá trị rất lớntrong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyên, lợi íchhợp pháp của bị cáo và những người tham gia tô tụng khác Cũng chính vì lẽ

đó, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 Về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó nhiệm vụ

nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án là khâu trung tâm, đột phá, thông qua

việc nâng cao tính dân chủ khách quan trong tranh tụng tại phiên tòa ĐI đôi

với nhiệm vụ đó thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của các Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan bổ trợ tư pháp cũng là nhiệm vụ

quan trong hang đầu Có thé thấy rang, hiện nay Bộ luật tranh tụng hình sự

2003 đã có nhiều điểm tiễn bộ đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi

tham gia tố tụng, tuy nhiên nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập trong việc

đảm bảo quyén và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tranh tụng nhất là

tranh tụng tại phiên tòa, điều này sẽ được trình bày ở phan sau

Trang 38

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRANH TUNG TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ

2.1 Thực trạng tranh tung trong tố tụng hình sự Việt Nam

2.1.1 Những kết quả đạt được

Vấn đề tranh tụng trong TTHS Việt Nam chỉ thực sự được quan tâm và

có những chuyền biến rõ nét kế từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số08-NQ/TW ngày 02/101/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/ năm 2005 vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Do vậy, việc đánh giá những kếtquả đạt được cần được nhìn nhận trong cả quá trình cải cách tư pháp từ 2002

đên nay.

Thứ nhất, chủ trương cải cách thủ tục tư pháp và coi mở rộng tranh

tụng tại phiên tòa là khâu đột phá trong cải cách tư pháp đã thu được những

kết quả đáng khích lệ Việc mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đã tác động trựctiếp đến chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các Co quan điều

tra,Viện kiểm sát và Tòa án Sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW, Ban chỉ

đạo cải cách tư pháp đã có Công văn số 12 ngày 04/11/2002, Tòa án nhân dântối cao có Kết luận số 209 ngày 05/11/2002 về tranh tụng tại phiên tòa Từ đó

tới nay, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao đã ban hànhnhiều văn bản chỉ thị về nâng cao tranh tụng tại phiên tòa Theo đó Chủ tọaphiên tòa chỉ hỏi có tính chất nêu vấn đề, còn lại những câu hỏi có tính chấtbuộc tội hoặc gỡ tội thì dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa Hội đồngxét xử không được có lời lẽ khẳng định hoặc phủ định bất cứ vấn đề nào màKiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tô tụng khác nêu ra

Các bên tranh luận có quyên yêu câu bên kia giải thích những vấn đề chưarõ Thực tiễn triển khai Nghị quyết 08/-NQ/TW và Nghị quyết số 49-

NQ/TW cũng đã tạo được những chuyên biến tích cực trên thực tế Theo đánh

Trang 39

giá của Tòa án nhân dân tối cao thì việc tô chức các phiên tòa hình sự ở cácTòa án các cấp đã từng bước bảo đảm được sự tôn nghiêm, dân chủ và vănminh theo đúng quy định của pháp luật Tòa án đã tạo điều kiện, bảo đảm chonhững người tham gia tô tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vu hợppháp của ho; luật sư và những người tham gia tố tụng được trình bày hết ýkiến của mình; những câu hỏi của Hội đồng xét xử và của Kiểm sát viên thể

hiện khách quan hơn; việc phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả

tranh tụng tại phiên tòa và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; tỉnh thần trách

nhiệm của cán bộ, công chức các ngành tư pháp nói chung và ngành Tòa án nhân dân nói riêng được nâng lên.

Có thé nói, chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tai

phiên tòa được xác định là khâu đột phá của cải cách tư pháp thé hiện quan

điểm của Đảng về xây dựng nền tư pháp độc lập, khách quan, dân chủ, côngkhai, minh bạch đã bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc tạo

không khí dân chủ tại phiên tòa, nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên giữ

quyền công tố; phát huy vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của

luật sư.

Tht hai, việc mở rộng tranh tụng tại phiên toa đã góp phan không nhỏ

vào việc hạn chế tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự Hàng năm, Tòa án

đã thụ lý và giải quyết một lượng khá lớn các vụ án hình sự Theo báo cáo củaViện kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2011 đến 2015, Tòa án đã thụ lý

365813 vụ án/ 662306 bị cáo, trong đó Tòa án đã xét xử tổng số 314657

vụ/559849 bị cáo Tính trung bình mỗi năm Tòa án thụ lý 73162 vu

an/132461 bị cáo, xét xử khoảng 62931 vụ an/111969 bị cáo, đạt tỷ lệ trung

bình hàng năm về số vụ án được giải quyết và số bị cáo đưa ra xét xử lần lượt

là 86,2% và 84,5% Có thé thấy kết quả tranh tung tại phiên tòa cũng đượcphản ánh tích cực thông qua chất lượng hoạt động của cac Tòa án, việc kết án

oan người không có tội đã từng bước được khắc phục và luôn duy trì ở mức

thấp Cụ thé năm 2011, trong cả nước, tại cấp xét xử sơ thẩm chỉ có 17 trường

Trang 40

hợp bị cáo bị truy tổ nhưng Tòa án xét xử không tội; năm 2012 là 13 bị cáo;

năm 2013 là 16 bi cáo, năm 2014 là 18 bi cáo, năm 2015 là 27 bị cáo Trung

bình mỗi năm tỉ lệ số bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội trên tổng số bị cáoxét xử chỉ từ 0,011-0,025% Cá biệt năm 2015, tỉ lệ số bị cáo Tòa án tuyên

không phạm tội tăng cao hơn các năm trước (27 bị cáo), tuy nhiên tình trạng

này là phát sinh chủ yếu ở các tội ma túy do chưa có sự thống nhất giữa các

cơ quan tiến hành tố tụng Cụ thể là do Toà án nhân dân tối cao có Công văn

số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014, có nội dung hướng dẫn Toà án các cấp

giải quyết các vụ án về tội phạm ma tuý theo hướng phải có giám định bắt

buộc về hàm lượng chất ma tuý trong chất bi thu giữ nghi là chất ma tuý dé

làm cơ sở giải quyết vụ án Lâu nay, kế từ khi có Thông tư liên tịch số17/2007/TTLT-BCA-VKSTC-TANDTC- BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫnthực hiện một số qui định của BLHS về các tội phạm ma tuý, các cơ quan tiễn

hành tố tụng vẫn giải quyết các vụ án ma tuý trên cơ sở giám định chất ma tuý

mà không giám định về hàm lượng chất ma tuý (trừ hai trường hợp theo

hướng dẫn của Thông tư số 17) Việc Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công

văn số 234 nêu trên dẫn đến tình trạng Toà án nhân dân các cấp, trong đó cóToa án cấp phúc thẩm đã hoãn xét xử hoặc huỷ ban án sơ thâm nhiều vụ án dé

yêu cầu giám định hàm lượng chất ma tuý Trong khi đó Viện kiểm sát nhân

dân tối cao và Cơ quan điều tra có quan điểm trái ngược với nội dung củaCông văn 234 nói trên Ngoài ra, việc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát

nhân dân tối cao gần đây đã khởi tố bị can đối với Thâm phán chủ tọa trong

phiên toà phúc thâm xét xử oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội Giết

người đã kéo theo tâm lý mang tính phòng ngừa, thà huỷ án còn hơn làm oan,

do vậy chỉ cân bản án sơ thâm có một chút sai sót là có thê bị huỷ.

Bên cạnh đó, quá trình xét xử cho thây, chât lượng truy tô, tranh tụng

của Kiêm sát viên tại phiên tòa khá tôt, hâu hêt các vụ án bị đưa ra truy tô, Tòa án đêu tuyên án là có tội, quan điêm của Kiêm sát viên tại phiên tòa được châp nhận Hàng năm, sô vụ án bị đình chỉ xét xử chiêm tỉ lệ thâp, cụ thê:

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Bộ Tư pháp (2003), Một số vấn dé về cải cách tu pháp ở Trung Quoc, Chuyên đề, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Thông tin khoa học pháp lý,Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về cải cách tu pháp ở Trung Quốc
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2003
14.Bộ Tư pháp (2010), Dự án diéu tra cơ bản "Thực trang t6 chitc va hoat động các cơ quan tư pháp, các tổ chức nghệ nghiệp trong lĩnh vực tư pháp phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể ngành tu pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án diéu tra cơ bản "Thực trang t6 chitc va hoat động các cơ quan tư pháp, các tổ chức nghệ nghiệp trong lĩnh vực tư pháp phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể ngành tu pháp đến năm 2020
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2010
15. Dương Thanh Biéu (2007), Tranh tung tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tưpháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh tung tại phiên tòa sơ thẩm
Tác giả: Dương Thanh Biéu
Nhà XB: Nxb Tưpháp
Năm: 2007
16. Martin Blackmore (2001), Cân bằng quyền lực trong hệ thong tranh tung, Tài liệu của Văn phòng Viện trưởng Viện công tố, bang New South Wale, Úc (của thạc sĩ Chu Trung Dũng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cân bằng quyền lực trong hệ thong tranh tung
Tác giả: Martin Blackmore
Nhà XB: Tài liệu của Văn phòng Viện trưởng Viện công tố, bang New South Wale, Úc
Năm: 2001
17. Lê Cảm (2003), “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tác cơ bản của Luật Tó tụng hình sự”, Tap chí Luật hoc, (6), tr.3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tác cơ bản của Luật Tó tụng hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Tap chí Luật hoc
Năm: 2003
18. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Tổ tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Tổ tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
19. Nguyễn Ngọc Chí (2002), “Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Kinh tế Luật, (2), tr.12-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hànhtố tụng khi giải quyết vụ án hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Năm: 2002
22. Ngô Huy Cương (2001), “Đổi mới hoạt động xét xử theo nguyên tắc tranhtụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoạt động xét xử theo nguyên tắc tranhtụng
Tác giả: Ngô Huy Cương
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Năm: 2001
24. Nguyễn Bá Diễn (2003), “Về hai hình thức xét xử dưới góc độ so sánh”, Đặc san nghề Luật, tr.23-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hai hình thức xét xử dưới góc độ so sánh
Tác giả: Nguyễn Bá Diễn
Năm: 2003
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
28. Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an (2009), Đề án mô hình cơ quan điều tra cấp huyện và đổi mới hệ thong Cơ quan điêu tra trong Công an nhân dân phù hợp với việc đổi mới mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyênxét xứ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án mô hình cơ quan điều tra cấp huyện và đổi mới hệ thong Cơ quan điêu tra trong Công an nhân dân phù hợp với việc đổi mới mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyênxét xứ
Tác giả: Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2009
30. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên, Nxb Đại học Quốc gia,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
33. Hoàng Ngọc Giao (2004), Minh bạch, bình đẳng, năng lực - Những yêu câu không thể thiếu của cải cách Tu pháp ở Việt Nam hiện nay, trong cuốnchuyên khảo: Cai cách Tu pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xáy dựng Nhanước pháp quyên, Nxb Dai học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh bạch, bình đẳng, năng lực - Những yêu câu không thể thiếu của cải cách Tu pháp ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hoàng Ngọc Giao
Nhà XB: Nxb Dai học Quốc gia
Năm: 2004
34. Trương Thị Hồng Hà (2009), Vai tro của luật sư trong hoạt động tranhtung, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai tro của luật sư trong hoạt động tranhtung
Tác giả: Trương Thị Hồng Hà
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2009
35. Phạm Hồng Hải (2003), M6 hình lý luận Bộ luật Tổ tụng hình sự ViệtNam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M6 hình lý luận Bộ luật Tổ tụng hình sự ViệtNam
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2003
36. Phạm Hồng Hải (2004), Tiến tới xây dựng to tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tô tụng tranh tụng, trong cuốn chuyên khảo: Cải cách tư pháp ởViệt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên, Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xây dựng to tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tô tụng tranh tụng
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
39. Tống Anh Hao (2004), “Về tranh tụng tại phiên toà hình sự”, Tod dn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tranh tụng tại phiên toà hình sự
Tác giả: Tống Anh Hao
Nhà XB: Tod dn
Năm: 2004
40. Nguyễn Thanh Hạo (2003), “Xây dựng pháp luật: Diễn đàn đóng góp ý kiến sửa đôi, bố sung dự án Bộ luật Tố tụng hình sự”, Pháp ly Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng pháp luật: Diễn đàn đóng góp ý kiến sửa đôi, bố sung dự án Bộ luật Tố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Thanh Hạo
Nhà XB: Pháp ly
Năm: 2003
42. Nguyễn Văn Hiện (2003), Kết luận bé mạc Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án Nhân dân năm 2002 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2003,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận bé mạc Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án Nhân dân năm 2002 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2003
Tác giả: Nguyễn Văn Hiện
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2003
43. Nguyễn Văn Hiển (2011), Về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Văn Hiển
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN