1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Cho Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Tây Ninh
Tác giả Nguyễn Quốc Hải
Người hướng dẫn TS. Phan Ngọc Minh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Đóng góp của đề tài (17)
  • 7. Kết cấu luận văn (17)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (18)
    • 1.1. Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế (18)
      • 1.1.1. Các khái niệm (18)
        • 1.1.1.1. Tín dụng (18)
        • 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng (18)
        • 1.1.1.3. Kinh tế (18)
        • 1.1.1.4. Tăng trưởng kinh tế (19)
      • 1.1.2. Đặc điểm và vai trò (19)
        • 1.1.2.1. Đặc điểm (19)
        • 1.1.2.2. Vai trò (19)
      • 1.1.3. Phân loại (20)
        • 1.1.3.1. Dựa vào thời hạn tín dụng (20)
        • 1.1.3.2. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng (20)
        • 1.1.3.3. Dựa vào phương thức cho vay (21)
        • 1.1.3.4. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay (21)
        • 1.1.3.5. Dựa vào ngành nghề kinh doanh (21)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng (21)
      • 1.2.1. Các lý thuyết nền tảng (21)
        • 1.2.1.1. Lý thuyết về vốn và tín dụng (21)
        • 1.2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (22)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan (22)
    • 1.3. Mối liên hệ giữa phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế (24)
      • 1.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng kinh tế (24)
        • 1.3.1.1. Tổng sản phẩm trong khu vực nội địa (GRDP) (24)
        • 1.3.1.2. GRDP bình quân đầu người (25)
        • 1.3.1.3. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt (26)
        • 1.3.1.4. Cơ cấu kinh tế trong GRDP (26)
        • 1.3.1.5. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP (27)
        • 1.3.1.6. Thu ngân sách nhà nước (28)
        • 1.3.1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong GRDP (29)
        • 1.3.1.8. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) (30)
        • 1.3.1.9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ (30)
        • 1.3.1.10. Kim ngạch xuất khẩu (31)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng (32)
      • 1.3.3. Cơ chế truyền dẫn nguồn vốn tín dụng ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế (33)
      • 1.3.4. Vai trò của phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế (35)
    • 1.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học (37)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước (37)
        • 1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới (37)
        • 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số tỉnh, thành trong nước (39)
      • 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế (40)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH (0)
    • 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây (44)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (44)
      • 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế (45)
    • 2.2. Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh (0)
      • 2.2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo kỳ hạn (48)
      • 2.2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo chủ thể kinh tế (50)
      • 2.2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo lĩnh vực cho vay (51)
      • 2.2.4. Chất lượng tín dụng (52)
      • 2.2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) (53)
      • 2.2.6. Cơ cấu nền kinh tế (55)
    • 2.3. Đánh giá thành quả, hạn chế và nguyên nhân của phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh (56)
      • 2.3.1. Thành quả (56)
      • 2.3.2. Hạn chế (57)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (58)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH (0)
    • 3.1. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh (61)
      • 3.1.1. Bối cảnh kinh tế và dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng về lĩnh vực kinh tế (61)
        • 3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế (61)
        • 3.1.1.2. Dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế (61)
      • 3.1.2. Định hướng chiến lược (62)
    • 3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế đối với tỉnh Tây Ninh (62)
      • 3.2.1. Giải pháp chung (63)
      • 3.2.2. Giải pháp cụ thể (64)
    • 3.3. Những kiến nghị để phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh (66)
      • 3.3.1. Đối với tỉnh Tây Ninh (66)
      • 3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương (66)
        • 3.3.2.1. Chính phủ (66)
        • 3.3.2.2. Các Bộ, Ngành (67)

Nội dung

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, các cơ quan ban ngành tỉnh Tây Ninh, và đặc biệt là NHNN chi nhánh tỉnh Tây Ninh có thêm nguồn tham khảo, từ đó hoạc

Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp phát triển TDNH góp phần hỗ trợ thúc đẩy TTKT của tỉnh Tây Ninh

Thứ nhất, từ những nghiên cứu trước, xác định mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Qua đó, phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh;

Thứ hai, đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu cụ thể nêu trên, đề tài xác định tương ứng những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế là gì? Thực trạng về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh hiện nay như thế nào?

- Những định hướng, giải pháp và kiến nghị nào thích hợp để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh?

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định tính để phù hợp mục tiêu nghiên cứu, bao gồm các bước:

- Phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển TDNH cho TTKT;

- Phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ sở các thông tin từ các tài liệu kết hợp với dữ liệu thực trạng phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh;

- So sánh, đối chiếu giữa các vấn đề nghiên cứu liên quan qua các năm

- Phỏng vấn và thảo luận các chuyên gia về bảng hỏi các nội dung liên quan để nhìn nhận tổng thể về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh

- Phân tích, tổng hợp và diễn giải để đề xuất các định hướng, giải pháp và những kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh;

- Đối với mục tiêu cụ thể thứ nhất, đề tài sử dụng phương pháp định tính thông qua tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về phát triển TDNH cho TTKT nói chung và thực trạng phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh nói riêng; kết hợp phỏng vấn chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu về phát triển TDNH cho TTKT của một số quốc gia, tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh;

- Đối với mục tiêu cụ thể thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và suy diễn; kết hợp phỏng vấn chuyên gia nhằm diễn giải các thông tin liên quan đến các định hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh.

Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần đóng góp một số vấn đề liên quan:

- Về mặt lý luận, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan phát triển TDNH cho TTKT đến giai đoạn gần đây nhất trên thế giới và của Việt Nam

- Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và đánh giá thực trạng để nhìn nhận thành quả, hạn chế và nguyên nhân phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh trong thời gian

10 năm gần đây nhất để đảm bảo chất lượng thông tin được xác thực Hơn hết, đề tài đã đề xuất các định hướng, giải pháp và những kiến nghị thiết yếu cho tỉnh để phát triển TDNH cho TTKT.

Kết cấu luận văn

Đề tài có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế

Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ ba nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

Bùi Diệu Anh và cộng sự (2009) cho rằng tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Kinh tế là những lợi ích có được khi tham gia các hoạt động và những lợi ích này gắn các quan hệ giữa con người với quyền sở hữu của cá nhân Kinh tế gắn liền với các yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng để làm gia tăng lợi ích trong nguồn lực hữu hạn của xã hội (Stroup, 2002) Như vậy, có thể hiểu kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người trong xã hội liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu với một nguồn lực có giới hạn nhất định

Nguyễn Chí Hải và cộng sự (2019) cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự gia tăng hay mở rộng quy mô tổng sản phẩm của một nước trong một thời gian nhất định Đây là sự gia tăng về lượng của nền kinh tế có thể đo lường bằng các chỉ tiêu tốc độ gia tăng GDP hoặc GDP bình quân đầu người/năm Cần phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế dài hạn, nếu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn là sự gia tăng quy mô sản lượng trong thời gian 1 năm trên cơ sở sử dụng đầy đủ các nguồn lực hiện có, thì tăng trưởng kinh tế dài hạn là sự gia tăng hay mở rộng quy mô sản lượng qua các năm, trên cơ sở mở rộng nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế

1.1.2 Đặc điểm và vai trò

Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với những đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng có thể là tiền, động sản hoặc bất động sản

- Thời hạn hoàn trả phải được xác định một cách có cơ sở để đảm bảo rằng bên đi vay sẽ hoàn trả tài sản cho bên cho vay đúng thời hạn đã thỏa thuận

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay có nghĩa rằng bên đi vay phải trả lãi cho bên cho vay

- Tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, có nghĩa là bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) vai trò của tín dụng là phân phối lại vốn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả tài chính được đặt lên hàng đầu và việc tính toán sử dụng vốn bao giờ cũng gắn liền với chi phí, kể cả chi phí cơ hội Một khi vốn tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng thì sẽ lãng phí và tốn kém chi phí cơ hội do vốn chưa được sử dụng vào mục tiêu sinh lợi Khi ấy, vốn cần được đem cho vay hay phân phối lại vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi thiếu hụt vốn Ngược lại, khi thiếu hụt vốn, cần có sự bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục hoặc tăng trưởng như hoạch định Khi ấy, doanh nghiệp cần vay vốn hay điều hòa vốn nhằm đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Nhờ có tín dụng, việc điều hòa hay phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu có thể thực hiện được một cách dễ dàng và nhanh chóng Như vậy, tín dụng có chức năng phân phối lại vốn và qua đó nó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau Việc phân loại tín dụng nhằm hiểu rõ thêm sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể sử dụng hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể Phân loại tín dụng phải căn cứ vào những tiêu thức cụ thể và khi đề cập đến các loại tín dụng được phân loại là ám chỉ tín dụng theo tiêu thức phân loại đó

1.1.3.1 Dựa vào thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động

Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ một đến năm năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư

1.1.3.2 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

1.1.3.3 Dựa vào phương thức cho vay

Cho vay theo món vay: Theo đó ngân hàng xem xét, quyết định cho vay và khách hàng phải lập hồ sơ vay theo từng món vay Phương thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng nào không có nhu cầu vay vốn thường xuyên và tốc độ quay vòng của vốn tương đối chậm

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo đó ngân hàng xem xét, quyết định cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định Khách hàng chỉ cần lập hồ sơ xin vay vào đầu kỳ kế hoạch còn trong kỳ, mỗi khi phát sinh nhu cầu vay trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp, không cần phải lập hồ sơ mà chỉ cần lập các chứng từ chứng minh nhu cầu vốn vay để ngân hàng xem xét giải ngân

1.1.3.4 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn

Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

Cơ sở lý thuyết về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng

1.2.1.1 Lý thuyết về vốn và tín dụng

Schumpeter (1934) cho rằng vốn và tín dụng có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động, tạo động lực tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và tạo thu nhập Sự tương tác giữa vốn và tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh và tài chính thuận lợi, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

1.2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Romer (1994) cho rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tài nguyên tự nhiên, mà còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra tri thức mới và đổi mới trong quá trình sản xuất Theo lý thuyết này, tri thức có thể được coi là một nguồn tài nguyên không giới hạn và có thể nhân rộng

Với lý thuyết tăng trưởng nội sinh, sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việc thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong quá trình sản xuất được xem là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất lao động và tăng trưởng kinh tế Sự đổi mới có thể xuất hiện thông qua việc áp dụng tri thức mới vào quy trình sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cũng nhấn mạnh vai trò của chính sách công và các yếu tố hợp tác xã trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế Việc tạo ra môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích đầu tư vào giáo dục và đào tạo được coi là quan trọng để khuyến khích sự đổi mới và tăng trưởng

1.2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan

Các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Các kết quả cho thấy rằng tín dụng ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động này có sự khác biệt tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng tăng hoạt động tín dụng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn Một số nghiờn cứu của (Afure, 2022; Åkerstrửm, 2015; Balasubramanian, 2022; Duican & Pop, 2015; Jin & Shi, 2020; Patel & Chaudhari, 2015; Timsina, 2014; Vaithilingam et al., 2003) cùng quan điểm cho rằng tín dụng ngân hàng có khả năng kích thích đầu tư và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, nghiên cứu của (Mishra et al., 2009) nhận thấy cải thiện tính minh bạch của hoạt động tín dụng cũng được nhận định là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất và tăng năng suất lao động

Nghiên cứu của (Akinwale & Obagunwa, 2019; Thierry et al., 2016; Vasconcelos et al., 2021) cũng đã chỉ ra rằng tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế là đối xứng Tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng Ngoài ra, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế (Ho & Saadaoui, 2022; Timsina, 2014), tức là tác động của tín dụng ngân hàng có thể lớn hơn trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao hơn

Theo một số nghiên cứu của (Ananzeh, 2016; Kirikkaleli & Athari, 2020; Zolghadr et al., 2019) cho rằng sở hữu ngân hàng, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ cũng được xem là yếu tố quan trọng trong tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế Việc duy trì một môi trường tài chính ổn định và các chính sách kích thích tín dụng ngân hàng có thể góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Các nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt trong tác động của ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân Các yếu tố liên quan đến quyền kiểm soát, quản lý, quyết định đầu tư và tầm nhìn chiến lược trong dài hạn của từng loại ngân hàng đều có tác động trực tiếp đến tín dụng ngân hàng Đối với các ngành kinh tế khác nhau, tín dụng ngân hàng cũng có tác động khác nhau (Akinwale & Obagunwa, 2019; Gupta & Aggarwal, 2022; Hacievliyagil

& Eksi, 2019; Rofik & Golec, 2022) Nghiên cứu đã tìm thấy rằng tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các ngành kinh tế có tính cạnh tranh cao và có nhu cầu vốn đầu tư lớn như ngành công nghiệp và dịch vụ

Một khía cạnh quan trọng khác của tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế là sự ổn định tài chính (Tasic & Valev, 2008) Tín dụng ngân hàng có thể góp phần vào việc giảm rủi ro tài chính và thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống tài chính Qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và quản lý rủi ro, ngân hàng có thể giúp cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn trong nền kinh tế

Ngoài ra, các nghiên cứu của (Akinwale & Obagunwa, 2019; Gupta & Aggarwal, 2022; Vaithilingam et al., 2003) cũng đã nhấn mạnh tác động của tín dụng ngân hàng đến phát triển các lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh nhỏ và vừa Tín dụng ngân hàng có thể cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và tạo ra cơ hội việc làm Điều này có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế và giảm đội ngũ lao động chân tay

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tín dụng ngân hàng cũng có thể mang theo các rủi ro và hạn chế Sự tăng trưởng không kiểm soát của tín dụng có thể dẫn đến sự tiềm ẩn nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế (Timsina,

2014) Do đó, quản lý chặt chẽ và giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng là cần thiết để đảm bảo sự cân đối và bền vững trong hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế

Tổng kết lại, các nghiên cứu trước đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Tín dụng ngân hàng có thể kích thích đầu tư, tạo ra việc làm, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế và đóng góp vào sự ổn định tài chính Tuy nhiên, việc quản lý cẩn thận và giám sát kỹ lưỡng cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự cân đối và tránh các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Mối liên hệ giữa phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế

1.3.1.1 Tổng sản phẩm trong khu vực nội địa (GRDP)

GRDP là viết tắt của Gross Regional Domestic Product, có nghĩa là Tổng sản phẩm trong khu vực nội địa Đây là một chỉ tiêu kinh tế được sử dụng để đo lường giá trị tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một khu vực cụ thể (như một tỉnh, thành phố, hoặc vùng) trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

GRDP đo lường sự đóng góp của một khu vực cụ thể vào tổng sản phẩm quốc gia Nó bao gồm cả sản xuất trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng trong khu vực đó GRDP thể hiện mức độ phát triển kinh tế và tăng trưởng của một khu vực, giúp phân tích và so sánh sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực khác nhau

GRDP thường được tính toán dựa trên giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khu vực đó Để so sánh giữa các năm, có thể sử dụng giá so sánh để điều chỉnh các giá trị theo thời gian Các cơ quan thống kê kinh tế của quốc gia thường có trách nhiệm thu thập và công bố dữ liệu về GRDP cho các khu vực trong nước

1.3.1.2 GRDP bình quân đầu người

GRDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng giá trị GRDP của một khu vực cho dân số của khu vực đó Công thức tính toán cụ thể như sau:

GRDP bình quân đầu người = Tổng GRDP của khu vực / Dân số của khu vực Đơn vị đo lường GRDP bình quân đầu người thường là tiền tệ, chẳng hạn như USD hoặc VND

GRDP bình quân đầu người cung cấp thông tin về mức độ giàu có trung bình của mỗi cá nhân trong khu vực đó Nó cho thấy số tiền trung bình mà một người trong khu vực đó có thể đạt được từ hoạt động kinh tế

GRDP bình quân đầu người thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển kinh tế và so sánh mức độ giàu có giữa các khu vực khác nhau Nếu GRDP bình quân đầu người tăng theo thời gian, điều này thường cho thấy sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của dân cư trong khu vực đó

GRDP bình quân đầu người chỉ là một chỉ tiêu kinh tế và có hạn chế trong việc đo lường mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư Nó không bao gồm các yếu tố như phân bố thu nhập, chất lượng giáo dục, sức khỏe, và các yếu tố xã hội khác Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện về mức sống, cần kết hợp GRDP bình quân đầu người với các chỉ tiêu khác

GRDP bình quân đầu người cũng được sử dụng để so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia Tuy nhiên, khi so sánh, cần chú ý đến các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế khác giữa các quốc gia

Lưu ý rằng dữ liệu GRDP bình quân đầu người có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào các số liệu và phương pháp tính toán cụ thể của cơ quan thống kê kinh tế trong mỗi quốc gia

1.3.1.3 Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt

Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt thường được đo bằng đơn vị tiền tệ (ví dụ: USD hoặc VND) và đại diện cho giá trị kinh tế của các mặt hàng nông sản sản xuất trên một đơn vị diện tích nhất định Giá trị này thường phản ánh hiệu suất kinh tế và năng suất của việc trồng trọt

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại cây trồng, phương pháp trồng trọt, điều kiện địa lý và thời tiết, công nghệ trồng trọt được áp dụng, và giá thị trường của các mặt hàng nông sản

Ví dụ, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt có thể bao gồm giá trị của các mặt hàng như lúa gạo, lúa mì, cây ăn trái, rau quả, hoa màu, cây công nghiệp, cây thuốc lá, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, và nhiều loại cây trồng khác Giá trị này được tính bằng cách nhân khối lượng sản phẩm thu hoạch với giá bán trung bình của mỗi loại nông sản

Lưu ý rằng giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt có thể thay đổi tùy theo loại cây trồng và điều kiện kinh tế trong từng vùng và quốc gia

1.3.1.4 Cơ cấu kinh tế trong GRDP

Cơ cấu kinh tế trong GRDP thường phản ánh sự phân bố giá trị kinh tế giữa các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế khác nhau trong một khu vực cụ thể Cơ cấu kinh tế thường được biểu thị dưới dạng phần trăm của GRDP mà mỗi ngành/ lĩnh vực đóng góp

Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước

1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới

Phát triển tín dụng ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới Bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, các ngân hàng có thể hỗ trợ các lĩnh vực và sáng kiến khác nhau góp phần phát triển kinh tế Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia:

- Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm nâng cao sự kết nối toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á, châu Âu và châu Phi Các ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cung cấp tín dụng cho các quốc gia tham gia để xây dựng đường sắt, cảng biển, dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng khác Những đầu tư này có tiềm năng thúc đẩy thương mại, tạo ra việc làm và kích thích phát triển kinh tế ở các quốc gia liên quan (Tạp chí Lý Luận Chính Trị, 2021)

- Grameen Bank, được thành lập bởi Muhammad Yunus, đã đưa ra khái niệm về tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay nhỏ cho những người nghèo khó thiếu quyền truy cập vào dịch vụ ngân hàng truyền thống Các sáng kiến tài chính vi mô tại Bangladesh và các quốc gia đang phát triển khác đã giúp cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, tự mở doanh nghiệp, cải thiện cuộc sống và đóng góp vào nền kinh tế địa phương Những khoản vay nhỏ này đã tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế (Tạp chí Tài Chính, 2020)

- Nhiều quốc gia đã thành lập các Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu (ECAs) để cung cấp tín dụng và bảo hiểm cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế Ví dụ, Euler Hermes của Đức và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ hỗ trợ việc tài trợ xuất khẩu, đảm bảo các công ty có quyền tiếp cận tín dụng và bảo lãnh để thực hiện các hợp đồng ngoại thương Bằng cách hỗ trợ xuất khẩu, ECAs thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo ra việc làm và tăng thu nhập ngoại hối (Tạp chí Kinh Tế Việt Nam, 2008)

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quốc gia Ấn Độ (NABARD) cung cấp tín dụng và hỗ trợ tài chính cho nông dân và cộng đồng nông thôn NABARD cung cấp các khoản vay cho nông nghiệp, chăn nuôi, tưới tiêu và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Bằng cách cung cấp tín dụng hợp lý, NABARD đã giúp nông dân áp dụng kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, đầu tư vào máy móc nông nghiệp và tăng năng suất nông nghiệp Điều này đã đóng góp vào an ninh lương thực, phát triển nông thôn và tăng trưởng kinh tế chung ở Ấn Độ (Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, 2019)

- Israel có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, chủ yếu được hỗ trợ bằng tín dụng ngân hàng và đầu tư vốn mạo hiểm Các ngân hàng như Bank Leumi và Bank Hapoalim cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, cho phép họ phát triển các sản phẩm sáng tạo và mở rộng quy mô kinh doanh Văn hóa khởi nghiệp và tiếp cận tín dụng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc biến Israel thành một trung tâm toàn cầu về công nghệ và đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài (Trang Thông Tin Kinh Tế Của TTXVN, 2018)

Các ví dụ này cho thấy cách phát triển tín dụng ngân hàng đã được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tài chính vi mô cho cá nhân, hỗ trợ xuất khẩu, tài trợ nông nghiệp đến việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ Mỗi cách tiếp cận được tùy chỉnh theo nhu cầu và ưu tiên cụ thể của các quốc gia và ngành kinh tế tương ứng, đóng góp vào phát triển kinh tế của họ

1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số tỉnh, thành trong nước

Việc phát triển tín dụng ngân hàng có thể đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các tỉnh và thành phố trong Việt Nam Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở một số tỉnh, thành phố trong nước:

- TP Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, đóng góp trên 20% GDP của cả nước và là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp lớn Đóng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp và người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Hệ thống tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, và tiếp cận thị trường quốc tế Điều này đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (Báo Điện Tử Chính Phủ, 2022)

- Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và cao hơn so với trung bình quốc gia trong nhiều năm qua Tỉnh tạo ra nhiều khu công nghiệp hiện đại và thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư Hệ thống tín dụng ngân hàng đã cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh Bình Dương có một số ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh mẽ như chế biến gỗ, dệt may và điện tử Hệ thống tài chính phát triển hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Tạp chí Công Nghiệp Môi Trường, 2023)

- Đồng Nai đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đáng kể trong nhiều năm qua Tỉnh này là một trong những địa phương có GDP cao nhất tại Việt Nam Đồng Nai có một số khu công nghiệp quy mô lớn, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc và cơ khí Tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất và cải tiến công nghệ, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp Phát triển tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động địa phương và thu hút lao động từ các vùng lân cận (Báo VietNamPlus, 2021)

- Quảng Ninh đã phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu Tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và mở rộng hoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ việc xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, một khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp và thương mại Đây là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Ngoài ra, tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ các dự án du lịch, bao gồm cải tạo hạ tầng, xây dựng các khu nghỉ dưỡng và công trình du lịch khác Điều này đã giúp Quảng Ninh thu hút lượng khách du lịch lớn, tạo ra việc làm và tăng cường nguồn thu ngân sách địa phương (Tạp chí Cộng Sản, 2022)

Những kinh nghiệm này chỉ ra rằng phát triển tín dụng ngân hàng phù hợp với đặc thù kinh tế và tài chính của từng địa phương có thể đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương Việc tăng cường tín dụng ngân hàng đảm bảo sự tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ tài chính đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân và các lĩnh vực kinh tế chính khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế

Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, như Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, để cùng nhau xác định các chính sách và chiến lược phát triển tín dụng ngân hàng phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của tỉnh Tiếp tục đẩy mạnh triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm kịp thời, minh bạch, đúng đối tượng Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình khác trong thời gian tới

Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế Điều này bao gồm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý và tạo ra chính sách khuyến khích đầu tư Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp và thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH

Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 4.041,6 km 2 , dân số khoảng 1.188.758 người

Vị trí địa lý: Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh và 8 huyện Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách TP HCM 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TP HCM và tỉnh Long An Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách TP HCM 70 km và thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia 100 km Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, quốc lộ 22B; …

Văn hóa và tiềm năng du lịch: Tây Ninh hội tụ nhiều tiềm năng để có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch như:

+ Núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất Nam bộ nằm giữa đồng bằng mang một câu chuyện đẹp về lòng chung thủy, có giá trị tâm linh cao là điểm đến hành hương, tham quan của trên 2 triệu du khách mỗi năm Tại đây còn có những hang động kỳ bí, những lối đi hiểm trở lên đỉnh núi và những trang sử hào hùng của một căn cứ kháng chiến… là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, về nguồn… Khu Ma Thiên Lãnh là một thung lũng lọt giữa 3 ngọn núi, khí hậu mát lành là vị trí lý tưởng cho một khu nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp

Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng Rừng Tây Ninh là nơi trú đóng của Trung ương cục Miền Nam, cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng Miền Nam Tua hai với chiến thắng lịch sử gắn liền với phong trào Đồng khởi Chiến khu

Dương Minh Châu - nơi ra mắt mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam… Ngoài ra, Tây Ninh còn nhiều địa danh khác gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như căn cứ Bời Lời, địa đạo An Thới… Du khảo về nguồn có nhiều tiềm năng để phát triển

Tây Ninh có vị trí quan trọng nối giữa TP HCM và các điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia: từ TP HCM đến Phnom Penh qua cửa khẩu Mộc Bài khoảng 170 km, đến Siem Reap qua cửa khẩu Xa Mát khoảng 400 km Do đó việc kết nối, tạo các tour giữa Tây ninh với các tỉnh thành trong nước, với Campuchia và các nước khác bằng đường bộ có nhiều tiềm năng để phát triển

Tây Ninh có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, sinh thái, tâm linh, giải trí,… Tuy nhiên, hạ tầng du lịch và dịch vụ còn chưa phát triển tương xứng và đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện, do đó rất nhiều cơ hội lớn đang chờ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khám phá, thực hiện những ý tưởng độc đáo của mình

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua, tỉnh có những bước tiến tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư phát triển, tạo điều kiện thu hút một lượng vốn đầu tư xã hội đáng kể Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh có tác dụng tích cực đến việc khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh cho mục đích phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đồng thời, nguồn vốn trong nước cũng đã được khai thác tốt hơn

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.135 USD, cao gấp 1,51 lần so với năm 2015 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 76,9% trong GRDP Công nghiệp tăng trưởng khá và đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,4%; công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến được hình thành Công nghiệp điện năng phát triển mạnh, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về điện mặt trời

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010; 2011 - 2015;

2016 - 2020 đạt lần lượt là 12,8%, 7,4% và 7,3% So sánh tốc độ tăng trưởng của Tây Ninh với các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ cho thấy mức tăng GRDP của Tây Ninh ở mức khá Từ năm 2020, tác động của dịch COVID-19 đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng GRDP của các tỉnh Đông Nam bộ, tăng trưởng GRDP của Tây Ninh ở mức gần thấp nhất khu vực, chỉ xếp trên Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM

Tập trung cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, gắn sản xuất, chế biến với xuất khẩu; chú trọng triển khai các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường liên kết sản xuất, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn và an toàn sinh học; phát huy năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản Đầu tư hạ tầng nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thích ứng và hạn chế tác động tiêu cực từ thời tiết, dịch bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển các loại rừng, từng bước gắn với phát triển du lịch sinh thái Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thu ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị

Bên cạnh đó, thương mại - dịch vụ và du lịch có nhiều khởi sắc Xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 lần so với giai đoạn trước Tỉnh chú trọng tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Hệ thống bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích…) được hình thành ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố Các loại hình dịch vụ: bưu chính viễn thông, vận tải công cộng (xe bus, taxi), dịch vụ lưu trú, ăn uống… phát triển nhanh Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn đang được hình thành

Tăng cường hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch Thời gian gần đây, sản phẩm du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng hơn, từng bước hình thành và kết nối chuỗi giá trị Hiện tại, tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia núi

Bà Ðen trở thành tâm điểm kết nối, lan toả du lịch địa phương Năm 2020, du lịch của tỉnh chịu sự tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng mức tăng trưởng bình quân

Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

đề xuất trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát triển dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, tạo sự đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại quốc gia

Song song đó, tỷ lệ đô thị hoá tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, đạt 41,8% Tỉnh chú trọng phát triển nhà ở đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ Một số dự án phát triển nhà ở được đầu tư, tạo diện mạo mới cho đô thị thành phố Tây Ninh và một số huyện, thị xã Năm 2020, thành phố Tây Ninh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II, huyện Trảng Bàng và huyện Hoà Thành được công nhận là đô thị loại IV và trở thành thị xã

Năm 2022, hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh hồi phục tích cực và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định Đến cuối năm 2022, dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kềm chế, kiểm soát hiệu quả, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội có bước đột phá trong 6 tháng cuối năm, đóng góp lớn cho tăng trưởng cả năm 2022 19/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội lần đầu tiên đều đạt và vượt so với nghị quyết năm

2022 của Tỉnh ủy, cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, tạo tiền đề để thực hiện cho các năm tiếp theo, hoàn thành Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XI Tổng Cục thống kê công bố số liệu tốc độ tăng trưởng của tỉnh Tây Ninh đạt 9,21%, đứng thứ 16 của cả nước, nhất vùng Đông Nam bộ, đứng thứ 28 về quy mô nền kinh tế của cả nước… là những đều đáng mừng cho Tây Ninh năm 2022, tạo đà cho địa phương thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo

2.2 Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

Tín dụng ngân hàng đã cung ứng lượng vốn lớn cho nền kinh tế Trong giai đoạn 2013 – 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm là 18,2%, đạt kế hoạch đề ra (tăng từ 12 – 15%)

2.2.1 Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo kỳ hạn

Giai đoạn 2013 – 2016 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn có chiều hướng tăng qua từng năm và đạt mức cao nhất 23% vào năm 2016 Giai đoạn 2017 – 2019 có chiều hướng giảm và chạm mức thấp nhất 17% vào năm 2019 Giai đoạn

2020 – 2021 có chiều hướng tăng trở lại qua mỗi năm và giảm về mức 18% vào năm

2022 Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung, dài hạn có chiều hướng giảm dần qua từng năm và chạm mức thấp nhất -7% vào năm 2022 Dư nợ bình quân ngắn hạn chiếm 66% trên tổng dư nợ và gần gấp đôi dư nợ trung dài hạn Sự tập trung vào dư nợ tín dụng ngắn hạn có thể tạo ra sự linh hoạt tài chính cho tỉnh, cho phép họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các cơ hội kinh doanh ngắn hạn Điều này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn

Bảng 2.1 Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.1 Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Dư nợ tín dụng Ngắn hạn Trung, dài hạn

2.2.2 Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo chủ thể kinh tế

Giai đoạn 2013 – 2022 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng doanh nghiệp dân doanh có chiều hướng giảm qua từng năm, chạm mức thấp nhất 10% vào năm 2022 Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNN đạt mức cao nhất 119% vào năm

2015 và chạm mức thấp nhất -55% vào năm 2016 Sau đó có sự biến động trong giai đoạn 2017 – 2022, đạt mức 10% vào năm 2022 Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ cá thể có chiều hướng giảm trong giai đoạn này và chạm mức thấp nhất 10% vào năm 2022 Dư nợ tín dụng bình quân hộ cá thể chiếm khoảng 70%, doanh nghiệp dân doanh gần 30% trên tổng dư nợ tín dụng Trong khi đó dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể Việc trập trung nguồn vốn vào các chủ thể kinh tế trên giúp khuyến khích khởi nghiệp, tạo việc làm, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.2 Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

2.2.3 Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo lĩnh vực cho vay

Giai đoạn 2013 - 2016 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay SXKD có chiều hướng tăng qua từng năm và đạt mức cao nhất 29% vào năm 2016 Sau đó, giai đoạn 2017 – 2022 có chiều hướng giảm dần và chạm mức thấp nhất 10% vào năm 2022 Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng đạt mức cao nhất 86% vào năm 2014, sau đó có chiều hướng giảm dần trong giai đoạn này và chạm mức thấp nhất 4% vào năm 2016 Dư nợ tín dụng bình quân cho vay SXKD chiếm khoảng 76%, cho vay tiêu dùng khoảng 24% trên tổng dư nợ tín dụng Dòng vốn dư nợ tín dụng tập trung phần lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy định hướng của tỉnh đối với việc phát triển các doanh nghiệp và ngành sản xuất Điều này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất, tạo ra việc làm và gia tăng sản lượng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tổng thể

Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay SXKD 15.970 17.375 20.318 26.139 31.281

Dư nợ tín dụng Doanh nghiệp dân doanh DNNN Hộ cá thể

Dư nợ cho vay tiêu dùng 3.114 5.777 7.799 8.079 10.379

Dư nợ cho vay SXKD 36.885 43.465 51.507 58.432 64.390

Dư nợ cho vay tiêu dùng 12.478 13.912 15.050 19.478 21.464

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.3 Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các TCTD thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuân thủ đúng nguyên tắc, điều kiện, quy định cấp tín dụng; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế nợ xấu phát sinh mới; đồng thời tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều giải pháp hiệu quả nên tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn giai đoạn 2013 – 2022 được kiểm soát ở mức thấp, trung bình ở mức 0,7% trên tổng dư nợ Tuy nhiên do tình hình khó khăn chung sau dịch Covid-19 của người dân và doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm nông

Dư nợ tín dụng Dư nợ cho vay SXKD Dư nợ cho vay tiêu dùng nghiệp; áp lực về lạm phát; biến động lãi suất; thị trường bất động sản đã tác động đến khả năng thanh khoản của khách hàng vay vốn, từ đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây 2021 – 2022

Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.4 Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh (2013 – 2022)

2.2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)

Quy mô nền kinh tế tăng qua từng năm, vượt mức 100.000 tỷ đồng vào năm

2022 Giai đoạn 2018 – 2022 có mức tăng gấp 1,63 lần so với giai đoạn trước Giai đoạn 2013 - 2017 tốc độ tăng GRDP bình quân của tỉnh đạt 7,36%, cao hơn mức bình

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 quân chung cả nước Giai đoạn 2018 – 2022 tốc độ tăng GRDP bình quân giảm còn 6,08% Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, năm 2020 – 2021 tốc độ tăng GRDP thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung, và chạm mức thấp nhất 0,8% vào năm 2021 Đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,21%, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh So các tỉnh thành trong cả nước năm 2022, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước So với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng xếp thứ 1/8 tỉnh thành

Bảng 2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (2013 – 2022) Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.5 Quy mô nền kinh tế (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

Bảng 2.6 Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.6 Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

2.2.6 Cơ cấu nền kinh tế

Giai đoạn 2013 - 2022 cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn trung bình đạt: Công nghiệp - xây dựng 39,11%; dịch vụ 32,20%; nông - lâm - thủy sản 23,85%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,84% Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn như sau: Công nghiệp

- xây dựng 51 - 52%; dịch vụ 32 - 33%; nông - lâm - thủy sản 14 - 15%

Bảng 2.7 Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022) Đơn vị tính: %

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 23,85 26,88 27,68 26,19 25,56 Công nghiệp và xây dựng 39,11 33,28 33,19 35,48 36,77

Thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm 4,84 4,84 4,70 4,46 4,91

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,84 21,21 21,60 22,28 20,45 Công nghiệp và xây dựng 39,61 42,62 43,02 42,83 45,15

Thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm 4,97 4,97 4,98 4,99 4,70

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

Hình 2.7 Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022)

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022)

Đánh giá thành quả, hạn chế và nguyên nhân của phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

Thứ nhất, dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của NHNN Việt Nam và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Ngân hàng Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm doanh nghiệp, người dân góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương

Thứ hai, các TCTD trên địa bàn tỉnh cũng đã cung ứng lượng vốn lớn cho nền kinh tế, thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngành, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh; tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, cùng với quy trình, thủ tục thuận lợi nên dư nợ tín dụng ngân hàng có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn này

Thứ ba, phân bổ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong đó phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn vào các hộ cá thể nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, từ đó khuyến khích khởi nghiệp, góp phần tạo ra việc làm, gia tăng sản lượng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Thứ nhất, dòng vốn tín dụng ngân hàng cho đối tượng là doanh nghiệp còn quá khiêm tốn, đặc biệt là khối DNNN Điều này sẽ khó thúc đẩy để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cũng như thực hiện các dự án, công trình trọng điểm để tạo sự lan tỏa trong thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân

Thứ hai, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng có xu hướng chậm lại, cho thấy cầu tín dụng trong tỉnh đã yếu đi tương đối nhiều và không đủ khả năng hấp thụ toàn bộ nguồn cung tín dụng trên thị trường Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn gần gấp đôi trung dài hạn, cho thấy sự phát triển tín dụng ngân hàng thiếu bền vững

Thứ ba, dư nợ cho vay tiêu dùng còn thấp, chưa tương xứng với quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh, đối tượng có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao Dư địa cho vay theo lĩnh vực này còn rất lớn

Thứ tư, tỷ lệ dư nợ trên GRDP tăng qua từng năm, từ mức 43% năm 2013 lên gần gấp đôi 84% năm 2022 Cho thấy nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành ngân hàng

Thứ nhất, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, báo cáo thuế sai lệch với báo cáo tài chính nội bộ, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định, thiếu tài sản bảo đảm Bên cạnh đó, hậu đại dịch Covid-19, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, chi phí đầu vào tăng cao, số lượng đơn hàng giảm, hàng tồn kho nhiều dẫn đến doanh thu sụt giảm, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả Từ đó, các tổ chức tín dụng phải thận trọng trong quyết định cho vay do cần hài hòa giữa yếu tố phát triển tín dụng và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Thứ hai, kì vọng tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước ảm đạm cũng tác động khiến tâm lí nhà đầu tư phòng thủ hơn, đợi chờ thời điểm thích hợp để bắt đầu mới hoặc khởi động lại các hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, thu nhập của cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ làm tăng nhu cầu tiết kiệm để dự phòng cho tương lai và làm giảm nhu cầu vay tín dụng ngân hàng để mở rộng chi tiêu Sự suy giảm của cầu tín dụng là một biểu hiện tất yếu khi nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn từ cả thị trường quốc tế cũng như những vấn đề nội tại chưa được xử lí triệt để

Thứ ba, thị trường vốn như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán đều đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế

Thứ tư, cơ chế, chính sách của tỉnh chưa thật sự mang tính đột phá và quyết liệt trong việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, chưa có sự phát triển theo hướng liên kết phát triển vùng nhằm chuyển thế mạnh kinh tế địa phương sang khai thác lợi thế toàn vùng theo quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để tận dụng và thu hút tất cả các nguồn lực tài chính có thể có trên địa bàn

Thứ năm, công tác dự báo và tham mưu của các Sở, Ban, Ngành và Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh chưa xác đáng và kịp thời với những diễn biến phức tạp về tình hình phát triển kinh tế của địa phương, trong phạm vi quốc gia, cũng như khu vực và quốc tế Trong đó công tác chuẩn bị rà soát quy hoạch, kế hoạch chuẩn bị đề án, dự án, các công trình trọng điểm chưa thật sự khả thi để có phương án phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế địa phương

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Đề tài đã đánh giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 10 năm gần đây từ 2013 - 2022 Từ đó nhìn nhận những thành quả, những hạn chế cũng như nguyên nhân trong việc phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh thời gian qua.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH

Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

3.1.1 Bối cảnh kinh tế và dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng về lĩnh vực kinh tế

Dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định Cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn Xung đột quân sự tại Ukraine còn có thể kéo dài Hậu quả đại dịch Covid-19 trên toàn cầu còn phải khắc phục nhiều năm Lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế

Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp Những tồn tại, hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất trong nước, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tích tụ từ lâu chưa được xử lý dứt điểm; quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn nhưng độ mở lại lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế; những yếu tố đột xuất, bất ngờ vẫn tiềm ẩn rủi ro, khó dự báo; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng nặng nề hơn

3.1.1.2 Dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế

Với chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt cùng nỗ lực phát triển của toàn ngành Ngân hàng và sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Ngân hàng Tây Ninh dự báo hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025, cụ thể như sau:

• Tăng trưởng vốn huy động bình quân hàng năm đạt 10 - 12%

• Tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm đạt 12 - 15%

• Nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ

Theo ước tính của NHNN Tây Ninh trong thời gian qua, trong nguồn vốn tín dụng ngân hàng khoảng 27% được sử dụng cho tăng trưởng kinh tế nên nguồn dư nợ tín dụng phải đảm bảo trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 62.400 tỷ đồng Do đó hệ thống ngân hàng cần duy trì đảm bảo nguồn vốn tín dụng, phối hợp điều hòa vốn đáp ứng tối thiểu nhu cầu vốn để kịp thời cho vay đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể

Bám sát mục tiêu có tính chiến lược của NHNN Việt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra

Mục tiêu xuyên suốt của hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là phục vụ tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế, ổn định lưu thông tiền tệ; khai thác các nguồn vốn nhất là nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương Đồng thời đảm bảo hệ thống phát triển một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững

Từng TCTD trên địa bàn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm được giao với chất lượng và hiệu quả cao Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu của ngành Ngân hàng Tây Ninh trong kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế đối với tỉnh Tây Ninh

Trên cơ sở đánh giá hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh thời gian qua cũng như định hướng phát triển, kết hợp khảo sát chuyên gia, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường phát triển tín dụng ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến 2025

Triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Tây Ninh, đồng thời kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng trên địa bàn

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 986/QĐ-TTg, ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 799/KH-UBND ngày 20/4/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và UBND tỉnh Tây Ninh; thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030 và các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, UBND tỉnh …; giám sát các QTDND triển khai thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, đề án “Củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm kịp thời, minh bạch, đúng đối tượng Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình khác trong thời gian tới

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tăng cường sức khỏe tài chính, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền và củng cố niềm tin với các TCTD để nâng cao khả năng tiếp cận vốn Họ cũng nên áp dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh để tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và mở rộng thị trường, nhất là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế

Thứ hai, NHNN chi nhánh tỉnh cùng các Sở, Ban, Ngành và tổ chức liên quan chủ động rà soát tình hình vốn vay của các doanh nghiệp trên địa bàn Thu thập thông tin về các doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận vốn vay, có thể do họ không đủ điều kiện hoặc do các ngân hàng từ chối cấp tín dụng, và xác định nguyên nhân của tình trạng không tiếp cận được vốn vay Tất cả những thông tin này cần được công khai và giải quyết triệt để tại Hội nghị kết nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp tại địa phương

Thứ ba, để đảm bảo tính minh bạch, thông tin về tín dụng cần được công bố rộng rãi trên trang chủ của các ngân hàng, bao gồm quy trình và thủ tục vay mượn, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất và phí dịch vụ Đồng thời, khách hàng cũng cần được tư vấn và hướng dẫn để họ hiểu rõ và nắm vững thông tin liên quan đến khoản vay

Thứ tư, cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cả huy động và cho vay, đẩy nhanh cơ cấu lại các TCTD yếu kém nhằm hạn chế cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay Triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, của NHTW và của UBND tỉnh nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp Các TCTD cần đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay sẽ có tác dụng kích thích doanh nghiệp vay vốn Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tìm kiếm và phát triển thị trường để mở rộng đầu ra cho hàng hóa xuất nhập khẩu, tăng kích cầu tiêu dùng, tháo gỡ ách tắc về giải ngân đầu tư công để tạo sức lan tỏa và động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển

Thứ năm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng, phát triển các sản phẩm mới như cho vay để chữa bệnh, cưới hỏi, chăm sóc sắc đẹp, đi du lịch, xuất khẩu lao động,… là những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống Ưu đãi lãi suất món vay cho khách hàng trên cơ sở khuyến khích khách hàng cung cấp càng nhiều thông tin chứng minh khả năng trả nợ của mình thì mức lãi suất cho vay càng thấp

Thứ sáu, ứng dụng công nghệ định danh khách hàng điện tử qua nhận diện sinh trắc học (eKYC) để rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay, tăng cường tính bảo mật đồng thời chống được gian lận, phát triển hệ sinh thái toàn diện để nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng để tăng khả năng bán chéo các sản phẩm tài chính tiêu dùng

Thứ bảy, cần nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán (hỗ trợ chi phí về công bố thông tin, kiểm toán doanh nghiệp niêm yết; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với doanh nghiệp có quy mô trung bình trở lên, thuộc các ngành nghề ưu tiên phát triển, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế như năng lượng xanh, kinh tế xanh, công nghiệp phụ trợ,…) để đa dạng hóa nguồn cung và ngành nghề trên thị trường, đồng thời giảm áp lực huy động vốn qua kênh ngân hàng Cùng với đó, kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa có đủ điều kiện phải niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu, triệt để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa gây khó khăn cho việc niêm yết/đăng ký giao dịch

Thứ tám, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu là một trong những giải pháp cần phải triển khai quyết liệt để tăng cường, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao vị thế của thị trường, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư Đối với việc trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn, cần có biện pháp giám sát, quản lí chặt chẽ việc trả nợ để ngăn chặn hành vi trục lợi, né tránh trách nhiệm, đồng thời củng cố niềm tin của thị trường.

Những kiến nghị để phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

3.3.1 Đối với tỉnh Tây Ninh

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với từng loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các mô hình sản suất ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị liên kết

Các tổ chức tín dụng cần tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng điều hành của NHNN tỉnh, chủ trương của UBND tỉnh, trong đó đặc biệt là các dự án hiệu quả, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm thương hiệu tỉnh Tây Ninh cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới; các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do, qua đó gia tăng các đơn hàng xuất khẩu, từ đó tạo công ăn việc làm và gia tăng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đối với hệ thống ngân hàng

3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương

Chính phủ cần điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và các tỉnh, thành, trong đó có môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh Hơn nữa, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trên cơ sở các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh để phát triển nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng, tiền đề để thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các biện pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa cao, trong đó có đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào lưu thông, tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần tăng trưởng tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

3.3.2.3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một là, nghiên cứu xây dựng các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ đầu tư và chức năng chính là tham gia vào thị trường vốn trung dài hạn, có cơ chế khác với các NHTM hiện nay là tham gia vào thị trường tiền tệ

Hai là, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về công nghệ tài chính, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đồng thời thành lập Tổ nghiên cứu về Ngân hàng số, đánh giá tiềm năng và xu hướng phát triển, chuyển dịch mô hình ngân hàng số tại Việt Nam để có các chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình chuyển dịch này

Ba là, nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng dữ liệu lớn trong chấm điểm tín dụng: Với cơ sở dữ liệu lớn, mô hình có thể xác định điểm số tín dụng của khách hàng dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử mua sắm, lịch sử thanh toán các hóa đơn bán lẻ, kết quả phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ mạng xã hội, mạng viễn thông, mức độ trung thực Mô hình này giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí và cho phép ra kết quả nhanh hơn trong quá trình phê duyệt tín dụng, đồng thời là cơ sở để phát triển và quản lý sản phẩm tín dụng an toàn và hiệu quả hơn

Bốn là, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành ngân hàng và có thể xem xét tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đúng ngành nghề tài chính ngân hàng đối với các bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên để đảm bảo chất lượng đội ngũ

Năm là, xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tín dụng xanh một cách đa dạng hơn, sử dụng hợp lý các nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước ưu đãi cho các dự án “xanh” để phát huy việc huy động nguồn vốn và cho vay hiệu quả đối với các dự án Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển kinh tế xanh, tín dụng xanh đến các cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp, người dân, từ đó giúp họ chuyển hướng sản xuất, kinh doanh sang các lĩnh vực kinh tế xanh, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững cho địa bàn tỉnh Tây Ninh

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Đúc kết từ nguyên nhân của những hạn chế đã đề cập trong chương 2, đề tài đã đưa ra định hướng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến năm 2025, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trên, bao gồm giải pháp chung và những giải pháp hết sức cụ thể Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, NHNN Việt Nam nhằm phát triển tín dụng ngân hàng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

KẾT LUẬN Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là yếu tố rất quan trọng Nó tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động, tạo động lực tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và tạo thu nhập Điều này phù hợp với các lý thuyết nền tảng liên quan đến lý thuyết về vốn và tín dụng, lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Có thể thấy, giai đoạn 10 năm gần đây từ 2013 – 2022, phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh có những bước tiến nhất định Lượng vốn lớn đã được cung ứng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo đúng định hướng điều hành của NHNN tỉnh, chủ trương của UBND tỉnh Tuy nhiên, phát triển TDNH vẫn còn một số hạn chế như dòng vốn tín dụng ngân hàng cho đối tượng là doanh nghiệp còn quá khiêm tốn, đặc biệt là khối DNNN Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng có xu hướng chậm lại, cho thấy cầu tín dụng trong tỉnh không đủ khả năng hấp thụ toàn bộ nguồn cung tín dụng trên thị trường Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn gần gấp đôi trung dài hạn, cho thấy sự phát triển tín dụng ngân hàng thiếu bền vững Ngoài ra, dư nợ cho vay tiêu dùng còn thấp, chưa tương xứng với quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Mặt khác, nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành ngân hàng

Từ đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc các doanh nghiệp cần tăng cường sức khỏe tài chính, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và mở rộng thị trường, qua đó củng cố niềm tin với các TCTD nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn Bên cạnh đó, cần có sự chia sẻ, lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giữa các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp thông qua việc tổ chức định kỳ Hội nghị kết nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp tại địa phương Mặt khác, cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cả huy động và cho vay, đẩy nhanh cơ cấu lại các TCTD yếu kém nhằm hạn chế cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng, phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống, ứng dụng công nghệ định danh khách hàng điện tử qua nhận diện sinh trắc học (eKYC) để rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay

Với các giải pháp phát triển thị trường vốn, cần kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa có đủ điều kiện phải niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu, triệt để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa gây khó khăn cho việc niêm yết/đăng ký giao dịch Cùng với đó, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu song song với việc giám sát, quản lí chặt chẽ việc trả nợ trái phiếu đến hạn để ngăn chặn hành vi trục lợi, né tránh trách nhiệm, đồng thời củng cố niềm tin của thị trường

Qua đó, đã kiến nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành của Trung ương cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trên cơ sở các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh để phát triển nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế NHNN cần nghiên cứu xây dựng các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ đầu tư và chức năng chính là tham gia vào thị trường vốn trung dài hạn Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về công nghệ tài chính, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành ngân hàng, xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh sang các lĩnh vực kinh tế xanh, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững cho địa bàn tỉnh Tây Ninh Đề tài đã tập trung những vấn đề cốt yếu liên quan đến phát triển TDNH cho TTKT tỉnh nhưng trong thời gian hữu hạn nên không thể giải quyết hết từng vấn đề riêng lẻ Hơn nữa, một số thông tin, dữ liệu của tỉnh cung cấp dưới dạng tổng hợp về cơ cấu vốn theo nguồn, theo ngành, hoặc những nguồn vốn thuộc nhóm khác nên đề tài không thể đánh giá cụ thể Các nghiên cứu sau, nếu có được thông tin, có thể bóc tách dữ liệu, để phân tích sâu hơn trong từng yếu tố Ngoài ra, có thể mở rộng xem xét thêm các yếu tố khác như nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn FDI bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế để có thể đóng góp thêm một số thông tin hữu ích.

1 Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh (2013 - 2022), Niên giám thống kê, Tây Ninh

2 Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tây Ninh (2013 – 2022), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm, Tây Ninh

3 Nguyễn Minh Kiều (2006) Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê

4 Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương (2009) Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông

5 Nguyễn Chí, H., Nguyễn Thanh, T., & Huỳnh Ngọc, C (2019) Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển

6 Afure, A V (2022) ANY CONNECTION BETWEEN BANK CREDIT AND

ECONOMIC GROWTH IN NIGERIA? AN EMPIRICAL RESPONSE

Advance Journal of Management, Accounting and Finance, 7(3)

7 Åkerstrửm, V (2015) Credit expansion–A study of the relation between bank lending and economic growth in Sweden

8 Akinwale, S O., & Obagunwa, O T (2019) A VECM approach towards the effect of bank credit on economic growth: Empirical evidence for Nigeria

European Scientific Journal, 15(19), 1-15 https://doi.org/https://doi.org/10.19044/esj.2019.v15n19p52

9 Ananzeh, I E N (2016) Relationship between bank credit and economic growth:

Evidence from Jordan International Journal of Financial Research, 7(2), 53-

10 Balasubramanian, R (2022) Role of long-term bank credit in the economic growth of India Global Business Review, 09721509211060218

11 Duican, E R., & Pop, A (2015) The implications of credit activity on economic growth in Romania Procedia Economics and Finance, 30, 195-201

12 Gupta, M., & Aggarwal, S (2022) Impact of sectoral bank credit on economic growth in India-an empirical analysis International Journal of Economics and Accounting, 11(1), 20-41

13 Hacievliyagil, N., & Eksi, I H (2019) A micro based study on bank credit and economic growth: Manufacturing sub-sectors analysis South East European

Journal of Economics and Business, 14(1), 72-91

14 Ho, S.-H., & Saadaoui, J (2022) Bank credit and economic growth: A dynamic threshold panel model for ASEAN countries International Economics, 170,

15 Jin, Y., & Shi, D (2020) The Impact of Bank Credit and Technological

Innovation on Economic Growth in Jiangsu Coastal Areas Journal of Coastal

Ngày đăng: 28/02/2024, 11:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Afure, A. V. (2022). ANY CONNECTION BETWEEN BANK CREDIT AND ECONOMIC GROWTH IN NIGERIA? AN EMPIRICAL RESPONSE.Advance Journal of Management, Accounting and Finance, 7(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advance Journal of Management, Accounting and Finance, 7
Tác giả: Afure, A. V
Năm: 2022
8. Akinwale, S. O., & Obagunwa, O. T. (2019). A VECM approach towards the effect of bank credit on economic growth: Empirical evidence for Nigeria.European Scientific Journal, 15(19), 1-15.https://doi.org/https://doi.org/10.19044/esj.2019.v15n19p52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Scientific Journal, 15
Tác giả: Akinwale, S. O., & Obagunwa, O. T
Năm: 2019
9. Ananzeh, I. E. N. (2016). Relationship between bank credit and economic growth: Evidence from Jordan. International Journal of Financial Research, 7(2), 53- 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Financial Research, 7
Tác giả: Ananzeh, I. E. N
Năm: 2016
10. Balasubramanian, R. (2022). Role of long-term bank credit in the economic growth of India. Global Business Review, 09721509211060218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Business Review
Tác giả: Balasubramanian, R
Năm: 2022
11. Duican, E. R., & Pop, A. (2015). The implications of credit activity on economic growth in Romania. Procedia Economics and Finance, 30, 195-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia Economics and Finance, 30
Tác giả: Duican, E. R., & Pop, A
Năm: 2015
12. Gupta, M., & Aggarwal, S. (2022). Impact of sectoral bank credit on economic growth in India-an empirical analysis. International Journal of Economics and Accounting, 11(1), 20-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Economics and Accounting, 11
Tác giả: Gupta, M., & Aggarwal, S
Năm: 2022
13. Hacievliyagil, N., & Eksi, I. H. (2019). A micro based study on bank credit and economic growth: Manufacturing sub-sectors analysis. South East European Journal of Economics and Business, 14(1), 72-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: South East European Journal of Economics and Business, 14
Tác giả: Hacievliyagil, N., & Eksi, I. H
Năm: 2019
14. Ho, S.-H., & Saadaoui, J. (2022). Bank credit and economic growth: A dynamic threshold panel model for ASEAN countries. International Economics, 170, 115-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Economics, 170
Tác giả: Ho, S.-H., & Saadaoui, J
Năm: 2022
15. Jin, Y., & Shi, D. (2020). The Impact of Bank Credit and Technological Innovation on Economic Growth in Jiangsu Coastal Areas. Journal of Coastal Research, 115(SI), 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Coastal Research, 115
Tác giả: Jin, Y., & Shi, D
Năm: 2020
16. Kirikkaleli, D., & Athari, S. A. (2020). Time-frequency co-movements between bank credit supply and economic growth in an emerging market: Does the bank ownership structure matter? The North American Journal of Economics and Finance, 54, 101239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The North American Journal of Economics and Finance, 54
Tác giả: Kirikkaleli, D., & Athari, S. A
Năm: 2020
17. Mishra, P., Das, K., & Pradhan, B. (2009). Credit market development and economic growth in India. Middle Eastern Finance and Economics, 5(3), 92- 106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Middle Eastern Finance and Economics, 5
Tác giả: Mishra, P., Das, K., & Pradhan, B
Năm: 2009
18. Patel, T., & Chaudhari, J. (2015). Impact of bank credit and broad money on economic growth of India. International Journal of Advanced Research in Management and Social Sciences, 4(6), 49-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Advanced Research in Management and Social Sciences, 4
Tác giả: Patel, T., & Chaudhari, J
Năm: 2015
20. Tasic, N., & Valev, N. (2008). The maturity structure of bank credit: Determinants and effects on economic growth Sách, tạp chí
Tiêu đề: The maturity structure of bank credit
Tác giả: Tasic, N., & Valev, N
Năm: 2008
21. Thierry, B., Jun, Z., Eric, D. D., Yannick, G. Z. S., & Landry, K. Y. S. (2016). Causality relationship between bank credit and economic growth: Evidence from a time series analysis on a vector error correction model in Cameroon.Procedia-Social and Behavioral Sciences, 235, 664-671 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia-Social and Behavioral Sciences, 235
Tác giả: Thierry, B., Jun, Z., Eric, D. D., Yannick, G. Z. S., & Landry, K. Y. S
Năm: 2016
22. Timsina, N. (2014). Impact of bank credit on economic growth in Nepal. Nepal Rastra Bank, Research Department, 22, 1-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nepal Rastra Bank, Research Department, 22
Tác giả: Timsina, N
Năm: 2014
23. Vaithilingam, S., Guru, B. K., & Shanmugam, B. (2003). Bank lending and economic growth in Malaysia. Journal of Asia-Pacific Business, 5(1), 51-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Asia-Pacific Business, 5
Tác giả: Vaithilingam, S., Guru, B. K., & Shanmugam, B
Năm: 2003
24. Vasconcelos, M. R., Reginato, V. G., & da Cunha, M. S. (2021). An empirical analysis of the relationship between bank credit and economic growth. Textos de Economia, 24(1), 1-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textos de Economia, 24
Tác giả: Vasconcelos, M. R., Reginato, V. G., & da Cunha, M. S
Năm: 2021
31. Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và cơ hội, thách thức đối với Việt Nam. (n.d.). Tạp Chí Lý Luận Chính Trị. Retrieved September 22, 2021, from http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3698-sang-kien-%E2%80%9Cvanh-dai-va-con-duong%E2%80%9D-cua-trung-quoc-va-co-hoi-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và cơ hội, thách thức đối với Việt Nam
32. Kinh nghiệm quốc tế về phương thức tiếp cận tài chính vi mô. (n.d.). Tạp Chí Tài Chính. Retrieved November 07, 2020, from https://tapchitaichinh.vn/kinh-nghiem-quoc-te-ve-phuong-thuc-tiep-can-tai-chinh-vi-mo.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về phương thức tiếp cận tài chính vi mô
33. Những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. (n.d.). Tạp Chí Kinh Tế Việt Nam. Retrieved April 15, 2008, from https://vneconomy.vn/nhung-loi-ich-tu-bao-hiem-tin-dung-xuat-khau.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022) (Trang 49)
Hình 2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022) (Trang 51)
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) (Trang 51)
Hình 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) (Trang 52)
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022) (Trang 53)
Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (2013 – 2022) (Trang 54)
Bảng 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Bảng 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) (Trang 55)
Hình 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) (Trang 55)
Hình 2.7. Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022) - Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh tây ninh
Hình 2.7. Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022) (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w