Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ BẢO NGỌC MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ BẢO NGỌC
MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã chuyên ngành: 8340201
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRI ̣NH THI ̣ BẢO NGỌC
MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Tri ̣nh Thi ̣ Bảo Ngo ̣c, là học viên cao học, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của tôi và do tôi thực hiện Số liệu và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố cho bất kỳ tổ chức hay đơn vị nào và cũng chưa được
sử dụng cho bất kỳ hình thức bằng cấp nào Các thông tin, dữ liệu thứ cấp mà tôi sử dụng trong nghiên cứu này hoàn toàn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Học viên
Tri ̣nh Thi ̣ Ba ̉ o Ngo ̣c
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, quý Thầy Cô và các bạn bè Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- PGS.TS Nguyễn Thi ̣ Loan, người đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tìm kiếm tài liệu, thực hiện đề cương đến khi hoàn tất luận văn
- Quý Thầy Cô giáo đã truyền đạt cho tôi vô vàng kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong thời gian theo học tại trường
- Ban giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
- Các bạn bè, anh chị đồng nghiệp và gia đình đã nhiệt tình hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như giai đoạn thực hiện luận văn
Chân thành cảm ơn!
Trang 5TÓM TẮT
1 Tiêu đề: Mở rộng tín dụng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận
2 Tóm tắt:
Với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động mở rộng tín dụng phát triển cây thanh long của Agribank Bình Thuâ ̣n, nghiên cứu đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long
của Agribank Bình Thuâ ̣n trong giai đoạn 2018 – 2021 thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2018 –
2021 để thấy được những hạn chế, khó khăn cũng như nguyên nhân của các khó khăn đó trong việc mở rộng hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long của Agribank Bình Thuâ ̣n Đây cũng là những cơ sở để nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp các nhà lãnh đạo của Chi nhánh trong việc đưa ra và hoàn thiện các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng tín dụng phát triển cây thanh long của ngân hàng trong thời gian tới thông qua các giải pháp như: Giải pháp về mạng lưới, Giải pháp về huy đô ̣ng vốn, Giải pháp về cho vay, Giải pháp về đào ta ̣o và phát triển nguồn nhân lực
3 Từ khóa: Mở rộng tín dụng, phát triển cây thanh long, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận
Trang 63 Keywords: credit expansion, dragon fruit development, Agribank Binh Thuan
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước
CN Chi nhánh TMCP Thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại UBND Ủy ban nhân dân
NH Ngân hàng HĐV Huy động vốn
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do thực hiện đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của luận văn 4
7 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG 6
1.1 Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long 6
Trang 91.1.1 Lý luận về tín dụng ngân hàng 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng 7
1.1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 8
1.1.2 Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long 9
1.1.2.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng 9
1.1.2.2 Vai trò của tín dụng đối với phát triển cây thanh long 9
1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long 11
1.1.3.1 Nhân tố khách quan 11
1.1.3.2 Nhân tố chủ quan 13
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với phát triển cây thanh long 13
1.2 Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long tại một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận 15
1.2.1 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng 15
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN 19
2.1 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận 19
2.1.1 Sơ lược sự phát triển cây thanh long 19
2.1.2 Đặc điểm và vai trò cây thanh long 20
2.1.2.1 Đặc điểm cây thanh long 20
Trang 102.1.2.2 Vai trò của cây thanh long 21
2.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội 24
2.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận 25
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.3 Thực trạng tín dụng đối với phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận 29
2.3.1 Thực trạng phát triển cây thanh long 29
2.3.1.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thanh long 29
2.3.1.2 Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 30
2.3.1.3 Thực trạng về tiêu thụ 32
2.3.2 Thực trạng hoạt đô ̣ng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 - 2021 33 2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn 33
2.3.2.2 Hoạt động cho vay 37
2.3.2.3 Các hoạt động khác 43
2.3.3 Thực trạng mở rộng tín dụng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận 45
2.3.3.1 Thực trạng mở rộng về quy mô 45
2.3.3.2 Cho vay phát triển cây thanh long 48
2.4 Đánh giá thực trạng tín dụng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận 53
2.4.1 Những kết quả đạt được 53
Trang 112.4.2 Những hạn chế 54
2.4.3 Những nguyên nhân 55
2.4.3.1 Nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng vay 55
2.4.3.2 Nguyên nhân hạn chế về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận 55
2.4.3.3 Những nguyên nhân hạn chế khác 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH 59
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long 59
3.1.1 Mục tiêu chung 59
3.1.2 Mục tiêu cu ̣ thể mở rộng tín dụng phát triển cây thanh long giai đoạn 2025 – 2030 59
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận 60
3.2.1 Giải pháp về hiệu quả hoạt động 60
3.2.2 Giải pháp về huy động vốn 60
3.2.3 Giải pháp về cho vay 61
3.2.4 Giải pháp về đào ta ̣o và phát triển nguồn nhân lực 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
KẾT LUẬN CHUNG 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA iii
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng thanh long 2018 – 2021 20
Bảng 2.3 Tình hình lao động Agribank Bình Thuận đến ngày 31/12/2021 28
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào các thị trường của các doanh nghiệp Bình Thuận 32
Bảng 2.5 Kết quả huy động vốn Agribank giai đoạn 2018 - 2021 33
Bảng 2.6 Tổng dư nợ giai đoạn 2018 - 2021 37
Bảng 2.7 Tổng nợ xấu giai đoạn 2018 - 2021 40
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 2018 - 2021 42
Bảng 2.9 Thị phần và tốc độ tăng trưởng cho vay nông nghiệp 2018 - 2022 43
Bảng 2.10 Số lượng đơn vị và khách hàng nhận lương qua tải khoản thẻ năm 2021 44
Bảng 2.11 Dư nợ phát triển cây thanh long 2018 - 2021 45
Bảng 2.12 Nguồn vốn huy động và cho vay giai đoạn 2018 - 2021 46
Bảng 2.13 Cơ cấu vốn trong dư nợ phát triển cây thanh long 46
Bảng 2.14 Tốc độ tăng trưởng dư nợ phát triển cây thanh long 2018 - 2021 48
Bảng 2.15 Dự toán hiệu quả kinh doanh 1 ha thanh long, tính cho 1 năm, từ năm thứ 3 -10 sau thời kỳ kiến thiết cơ bản 49
Bảng 2.16 Nhu cầu chi phí chăm sóc cây thanh long 2018 - 2022 49
Bảng 2.17 Dự toán chi phí trồng 1 ha thanh long - thời kỳ kiến thiết cơ bản trong 02 năm đầu 50
Bảng 2.18 Nhu cầu vốn trồng mới hàng năm – dư nợ ngắn hạn 51
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thông Việt Nam 27
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích thanh long toàn quốc và của Bình
thuận 2018 - 2021 30
Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng sản lượng thanh long toàn quốc và của Bình
Thuận 2018 - 2021 31
Biểu đồ 2.4 Thị phần nguồn vốn huy động 2018 - 2021 36
Biểu đồ 2.5 Thị phần và tốc độ tăng trưởng cho vay nông nghiệp 2018 - 2022 43
Biểu đồ 2.5 Dư nợ bình quân trên một khách hàng vay vốn phát triển thanh long 2018 - 2021 52
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, do đó, để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải đi đôi với phát triển nông nghiệp nông thôn Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn thì vấn đề cấp tín dụng là yếu tố không thể thiếu Nguồn vốn là một nguồn lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế một quốc gia phát triển Bất kỳ một dự án đầu tư, một kế hoạch sản xuất kinh doanh, hay một kế hoạch mua sắm tiêu dùng v.v nếu không có vốn thì sẽ gác lại tất cả những kế hoạch, phương án, dự án đó Một địa phương, nếu có định hướng đúng đắn về ngành kinh tế mũi nhọn, cần có các biện pháp để thúc đẩy ngành mũi nhọn phát triển
Bình Thuận vốn là tỉnh chủ yếu về nông nghiệp nông thôn, những năm gần đây vươn lên nhờ phát triển du lịch Đồng thời, cây Thanh long đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo Bình Thuận, một số hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ dân giàu có của địa phương Tuy nhiên, hiện tại, nhiều nông hộ trồng Thanh long tại Bình Thuận vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận huy động vốn để chăm sóc, đầu tư cho cây Thanh Long Cây Thanh long đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong điều kiện nguồn vốn tự có của các nông hộ đầu tư vào cây Thanh long có hạn do nguồn vốn tích lũy của nông hộ thấp
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận nói riêng luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tê ̣ của Ngân hàng Nhà nước; tích cực triển khai Nghi ̣ đi ̣nh số 41/2010/ NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; tiếp tục khẳng đi ̣nh vai trò chủ
lực trong đầu tư cho nông nghiê ̣p, nông thôn với tỷ tro ̣ng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hê ̣ thống
Vì vậy, để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận thực hiện tốt hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ
Trang 15được Nhà nước giao và để phát triển Thanh long theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo
ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo
vệ và giữ vững uy tín sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm Thanh Long Bình Thuận nói riêng trên thị trường thế giới thì cần phải có những
giải pháp thích hợp Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN” để nghiên cứ u Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ với mong muốn tìm ra giải pháp để đẩy ma ̣nh và phát triển tín du ̣ng phát triển cây thanh long và cho vay trong lĩnh
vực nông nghiê ̣p, nông thôn trong thời gian tới
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm cho thấy thực trạng về công tác tín dụng tín dụng phát triển cây thanh long, từ đó đề xuất một giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy mở rô ̣ng tín du ̣ng phát triển cây thanh long ta ̣i Ngân hàng Agribank chi nhánh
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời những câu hỏi sau:
- Thực tra ̣ng mở rô ̣ng tín du ̣ng phát triển cây thanh long ta ̣i Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuâ ̣n giai đoa ̣n 2018 – 2021 như thế nào?
- Giải pháp nào có tính khả thi góp phần tiếp tu ̣c mở rô ̣ng tín du ̣ng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuâ ̣n trong thời gian
Trang 16tớ i?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoa ̣t đô ̣ng mở rô ̣ng tín du ̣ng phát triển cây thanh long tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuâ ̣n
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuâ ̣n
+ Phạm vi thời gian: Dữ liê ̣u phân tích của nghiên cứu được tác giả thu thâ ̣p
từ dữ liê ̣u thứ cấp trên báo cáo kết quả kinh doanh nô ̣i bô ̣ của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuâ ̣n giai đoa ̣n từ 2018 - 2021
+ Phạm vi nô ̣i dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và phân tích một số hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín dụng đối với phát triển cây Thanh long tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuận
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với mục tiêu và nội dung mà nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng đối với phát triển cây Thanh long Đồng thời, lảm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng thông qua các chỉ tiêu đánh giá
Phương pháp thu nhập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, từ các cơ quan thống kê, tạp chí nhằm rút ra những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên gia là lập ý kiến thăm dò những người
có chuyên môn trong Agribank Bình Thuận để đánh giá hoạt động tín dụng, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển cây Thanh long tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Thuận
Trang 176 Đóng góp của luận văn
Đề tài đánh giá được thực tiễn hoạt động tín dụng tại Agribank tỉnh Bình Thuận, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hoạt động tín dụng phát triển cây Thanh long chưa cao Đồng thời căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, đưa ra những giải pháp góp phần vào việc từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó mở rộng tín dụng phát triển đối với cây Thanh long của Agribank tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới Các giải pháp cũng đảm bảo được tính thực tiễn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận và tình hình hoạt động thực tế tại chi nhánh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm có 3 chương nội dung như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG
Nội dung chính chương 1 tìm hiểu, phân tích và khái quát hóa những lý luận
về tín dụng ngân hàng đối với cây thanh long như khái niệm, vai trò của tín dụng đối với cây thanh long, những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với cây thanh long và những chỉ tiêu đánh giá cũng như tham khảo một số bài học kinh nghiệm về phát triển tín du ̣ng hỗ trơ ̣ phát triển cây thanh long
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
Nội dung chính chương 2 tập trung vào phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đố i vớ i phát triển cây thanh long ta ̣i Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận Từ đó tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến những ha ̣n chế trong viê ̣c mở rô ̣ng tín du ̣ng phát triển cây thanh long ta ̣i Ngân hàng
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
Trang 18Nội dung chính chương 3: Nêu một số giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển cây thanh long tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG
1.1 Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long
1.1.1 Lý luận về tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “tín dụng” credit Xuất phát gốc từ La tinh crediltum tức là sự tin tưởng, tín nhiệm Theo ngôn ngữ Việt Nam đó là sự vay mượn theo sự tin tưởng, tín nhiệm giữa các bên
Có rất nhiều khái niệm tín dụng, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận mà tín dụng được hiểu như là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, sự ra đời
và vận động của tín dụng được bắt nguồn từ đặc điểm của sự chu chuyển vốn tiền
tệ và sự cần thiết sinh lợi của vốn tạm thời nhàn rỗi cũng như nhu cầu về vốn nhưng chưa tích luỹ được, trong cùng một thời điểm đã hình thành một quan hệ cung cầu về tiền tệ giữa một bên là người thiếu vốn (đi vay) và một bên là người thừa vốn (cho vay) Căn cứ theo khoản 01 điều 02 quy chế cho vay của Tổ chứ c tín dụng (TCTD) đối với khách hàng (Quyết định số 39/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Thống đốc NHNN) thì “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi” Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các
tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận,
và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán
Tín dụng được hiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau như: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cho thuê tài chính… Cấp tín dụng là nghiệp vụ hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của một ngân hàng Theo điểm 14 khoản 4 luật các tổ chức tín dụng
2010 định nghĩa: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
Trang 20khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng
Tín dụng được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, cho vay là một phần của hoạt động cấp tín dụng, vì vậy cho vay cũng mang những đặc trưng của hoạt động tín dụng nói chung (Dương Thị Hoàn, 2020; Trần Việt Hưng, 2020) Tín dụng đối với phát triển cây thanh long chủ yếu là hình thức cho vay, vì vậy, tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long có các đặc điểm sau:
Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin Người ta chỉ cho vay khi người ta tin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ Đồng thời người ta tin rằng người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng
Hai là, tính hoàn trả Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả Trong tính hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận: Gốc và lãi Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời Mặt khác nếu không có
sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo
Ba là, tính thời hạn Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay
Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro Do sự không cân xứng về thông tin và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
Tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách
Trang 21trôi chảy, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra Đó là trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện được việc trả nợ cho người cho vay dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng, là sự báo hiệu của rủi ro
1.1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, tùy theo tiêu thức mà tín dụng ngân hàng được chia thành các loại khác nhau (Dương Thị Hoàn, 2020):
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
+ Tín dụng phục vụ đời sống và tiêu dùng: là loại tín dụng cung cấp vốn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng;
+ Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh
- Căn cứ vào đối tượng vay:
+ Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định cho doanh nghiệp, cá nhân mua sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng…
+ Tín dụng vốn lưu thông: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho doanh nghiệp, cá nhân nhằm mua dự trữ hàng hóa, thanh toán nợ…
- Căn cứ vào hình thức cấp vốn:
+ Tín dụng cấp bằng tiền: ngân hàng sẽ áp dụng cho vay bằng tiền;
+ Tín dụng cấp bằng uy tín hoặc chữ ký: ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay bằng tiền mà cấp cho khách hàng chữ ký của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cho khách hàng…
- Căn cứ vào thời hạn:
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng; + Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến
60 tháng;
+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:
Trang 22+ Tín dụng có đảm bảo: áp dụng đối với khách hàng ít quan hệ với ngân hàng hoặc năng lực tài chính yếu hiệu quả không cao;
+ Tín dụng không có đảm bảo: thường sử dụng đối với khách hàng có uy tín đáng tin cậy
1.1.2 Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long
1.1.2.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng
“Tín dụng” là quan hệ vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2016) Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi suất
“Mở rộng”, theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: Làm cho có phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước
Như vậy, khái niệm về mở rộng tín dụng như sau: Mở rộng tín dụng là tổng
hợp các cách thức biện pháp của bên cho vay để chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) đến bên đi vay đạt mức tối đa
1.1.2.2 Vai trò của tín dụng đối với phát triển cây thanh long
Theo Chương trình hành động số 20-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận và kế hoạch hành động của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Thuận năm 2020, tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển cây thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
và mở rộng sản xuất, thì nguồn vốn từ ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng, hay nói cách khác thì tiềm năng
Tín dụng ngân hàng cung cấp một phần quan trọng vốn đầu tư cho cây thanh
Trang 23long là giúp cho người dân có vốn trồng thanh long, tạo việc làm, tạo thu nhập cho người trồng thanh long là biện pháp căn cơ góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách căn bản đối với nông thôn trong thời gian qua Việc sự phát triển của các ngành nghề đi kèm như: thu mua, chế biến, sản xuất bao bì, xuất khẩu… đã thu hút một số lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo việc làm cho họ, góp phần tăng thu
nhập và cải thiện đời sống ở nông thôn
- Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trồng thanh long
Trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, vốn tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cá nhân sản xuất kinh doanh có phương
án đầu tư khả thi, khả năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả
Như vậy, để có thể tiếp cận và nhận được vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các hộ gia đình phải có dự án đầu tư hiệu quả, phải
có năng lực kinh doanh tốt, tiết kiệm được chi phí, tăng vòng quay vốn, tăng năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm… do đó tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trồng thanh long
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển cây thanh long thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cây thanh long là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao Chính sự tác động của tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy các hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác
xã trồng thanh long Việc đầu tư tín dụng cây thanh long có trọng điểm, theo quy hoạch đã tạo lên những vùng chuyên canh, tạo lên sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, đồng thời cũng tạo sự phát triển của các ngành nghề đi kèm như: thu mua, chế biến, sản xuất bao bì, xuất khẩu… kinh doanh có hiệu quả từ đó thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ nhanh hơn; góp phần thúc đẩy tăng cường tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, nhất
là thúc đẩy ngành thương mại, dịch vụ, ngành công nghiệp chế biến
Trang 241.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long
1.1.3.1 Nhân tố khách quan
- Tác động của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu do trái đất ngày càng ấm dần lên là một mối đe dọa đến tất
cả các nước, trong đó Việt nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Việc nắng nóng bất thường, kéo dài làm nguồn nước cạn kiệt, năng suất cây trồng giảm Cho vay đối với các lĩnh vực này qua đó cũng bị ảnh hưởng theo
- Tác động ô nhiễm môi trường đối với trồng cây Thanh long:
Việc tổ chức sản xuất trồng các loại cây trồng nói chung chịu tác động rất lớn từ môi trường xung quanh và cây thanh long cũng không là ngoại lệ Do sự thiếu ý thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng, làm phá vỡ môi trường sinh thái, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trong lĩnh vực trồng cây thanh long Việt Nam, làm cho dư lượng hóa chất trong trái thanh long cao trên ngưỡng cho phép, đồng thời tình hình sâu bệnh hại trên cây thanh long ngày càng nặng, một số dịch bệnh mới xuất hiện như bệnh thán thư “Lác đồng tiền”, tuyến trùng… trên diện rộng và cục bộ đã xảy ra làm nhiều
hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thua lỗ nặng nề, phải bán non để cắt lỗ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho ngân hàng
- Lạm phát:
Dưới tác động của lạm phát, giá cả vật tư đầu vào sẽ tăng cao Điều này tác động rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng
- Những rào cản kỹ thuật trên thị trường xuất khẩu:
Hiện nay, thị trường tiêu thụ thanh long ở nước ngoài chiếm khoảng 70% - 80% Với việc đưa ra nhiều rào cản về thương mại như thuế chống phá giá, điều kiện trái cây phải được chiếu xạ, xử lý nhiệt… từ các thị trường nhập khẩu như Mỹ,
EU, Nhật…, thì xuất khẩu trái thanh long của Việt nam ngày càng bị kiểm tra khắt khe hơn, giá thành cao hơn (Do phải chiếu xạ, xử lý nhiệt…) dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng
Trang 25- Thị trường xuất khẩu:
Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi, và tiêu thụ dưới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa (khoảng 20 - 30% sản lượng) và xuất khẩu (khoảng 70 - 80% sản lượng); trong đó, xuất khẩu chính ngạch khoảng 15 - 20%, còn lại 60 - 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ theo hình thức biên mậu để bán cho Trung Quốc
Thị trường xuất khẩu truyền thống mậu biên Trung Quốc cũng giống như thị trường nội địa, không có văn bản tiêu chuẩn phân loại một cách cụ thể, tiêu chuẩn thanh long hàng hóa rất đơn giản, chủ yếu dựa trên cảm quan Trước hết là trọng lượng trái, độ chín, màu sắc vỏ và tình trạng vỏ trái, tai trái, lỗ mũi
Do chưa chú trọng khâu bảo quản, vận chuyển nên thanh long tiêu thụ ở thị trường nội địa và mậu biên nhanh bị xuống cấp, vỏ trái và tai trái nhanh bị héo và biến vàng, trái dễ bị bầm dập
Giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có văn bản hợp tác thương mại nào về xuất nhập khẩu trái cây nên thị trường mậu biên và buôn chuyến trái cây sang Trung Quốc đang rất tùy tiện, trái cây đã chở đến biên giới nhưng mua hay không tùy thuộc phía Trung Quốc ta không biết trước được Thêm vào đó, do phía Trung Quốc hiện đang theo đuổi chính sách “Zero Covid”, tình trạng đóng biên được thực hiện liên tục, các nông sản của Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc gặp quá nhiều rủi ro, nhiều trường hợp trái cây phải đổ bỏ hàng loạt tại biên giới
- Cơ sở hạ tầng:
Đầu tiên, cây thanh long tuy là cây chịu hạn, nhưng việc đầu tư về thủy lợi
sẽ giúp cho người trồng thanh long chủ động trong trồng chọt, nguồn thu nhập ổn định hơn
Tiếp theo, thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao khi người trồng chủ động cho cây ra trái vụ, vào những thời điểm tiêu thụ mạnh, như tết nguyên đán, mùa đông các nước ôn đới Tuy nhiên để có quả trái vụ, cần phải có nguồn điện lưới ổn định (do điện máy nổ chí phí quá cao nên không được sử dụng)
Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi, do đó thời gian vận chuyển từ nơi sản xuất đến các nơi chế biến, đóng thùng đòi hỏi phải nhanh để
Trang 26tránh bị xuống cấp Vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn vùng tập trung sản xuất thanh long phải hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn
1.1.3.2 Nhân tố chủ quan
- Quy hoạch, quản lý phát triển cây thanh long còn nhiều bất cập:
Mặc dù đã có nhiều đề án, quy hoạch phát triển cây thanh long nhưng tính hiệu quả thực thi chưa cao Phát triển cây Thanh long còn mang tính tự phát của người dân Một số vùng trồng do không có sự quản lý của nhà nước đã phát triền một cách ồ ạt, hệ thống cơ sở hạ tầng không có dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Lực lượng khuyến nông tại nhiều tỉnh thành còn thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu Thêm vào đó, tình trạng người dân lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã làm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu trái thanh long
- Khả năng quản lý của khách hàng vay còn hạn chế:
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh
có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế… thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với phát triển cây thanh long
- Chỉ tiêu định lượng:
Quy mô tín dụng có thể góp phần nâng cao hiệu quả nếu mở rộng tín dụng một cách có chất lượng và trong phạm vi kiểm soát được Qui mô tín dụng được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau (Nguyễn Mạnh Cường, 2021):
+ Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với cây thanh long:
Tổng dư nợ tín dụng bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác, cho vay đồng tài trợ Chỉ tiêu này được so sánh với tổng dư
nợ trong ngành kinh tế, vùng kinh tế… Tổng dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tiếp thị
mở rộng hoạt động tín dụng kém hoặc các sản phẩm tín dụng cung ứng cho khách
Trang 27hàng chưa được sự hưởng ứng và lôi cuốn được khách hàng Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao chưa hoàn toàn phản ánh được hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng
đó đã là tốt mà còn phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dư nợ
+ Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với cây thanh long:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ được tính toán bằng cách so sánh dư nợ năm hiện hành với cùng kỳ năm trước để biết được tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với cây thanh long, so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với cây thanh long so với tốc
độ tăng trưởng dư nợ so với các lĩnh vực khác
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100
Dư nợ năm trước
- Chỉ tiêu phản ánh chất lượng: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gồm 3 nhóm
chỉ tiêu chính như sau:
+ Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng
Bao gồm chỉ tiêu: Thu lãi, thu gốc Một khoản tín dụng của ngân hàng được coi là có hiệu quả phải thu được đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn
Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng (%) = - x 100 Tổng thu nhập
+ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng: Chỉ tiêu này được thể hiện ở:
* Tỷ lệ nợ xấu:
Các ngân hàng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu bao gồm 3 nhóm nợ là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn
Trang 28Chỉ tiêu này phản ánh số tiền huy động và cho vay của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua (Nguyễn Mạnh Cường, 2021)
Tổng dư nợ vay Hiệu suất sử dụng vốn (%) = - x 100
Tổng vốn huy động
1.2 Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long tại một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận 1.2.1 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng
Năm 2021, toàn tỉnh Bình Thuận có 33.500 ha trồng thanh long với sản lượng gần 695.000 tấn/năm, cao nhất cả nước Tiếp theo là tỉnh Long An với diện tích 11.800 ha, sản lượng 316.000 tấn/năm; tỉnh Tiền Giang có 9.600 ha với sản lượng hơn 241.000 tấn/năm Tính riêng các tỉnh phía nam, sản lượng thanh long trong tháng 1/2022 đã đạt gần 120.000 tấn Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng đã trồng Thanh long nhưng quy mô nhỏ, chưa nhiều như Hà Nội và các tỉnh miền núi phía bắc (Báo cáo của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận năm 2021)
Tại Tiền Giang và Long An, việc cho vay cây thanh long chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 huyện Chợ Gạo và Châu Thành Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển tín dụng đối với cây thanh long thể hiện ở những điểm chính sau:
Một là: Để tháo gỡ khó khăn trong việc tài sản bảo đảm thấp, các chi nhánh
đã thực hiện đồng thời chính sách tín dụng ưu đãi đối với người trồng cây thanh long, thông qua tín chấp của hội nông dân Nghi ̣ đi ̣nh số 41/2010/ NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, mức tín chấp tối đa là 50 triệu đồng/hộ với việc cho vay có tài sản bảo đảm Chính vì vậy đã khơi thông được nguồn vốn cho vay, đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời mở rộng được tín dụng
Trang 29Hai là: Thường xuyên tài trợ hội khuyến nông, tập huấn các quy trình canh tác, kỹ thuật tiến tiến, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến để phục vụ cho việc phát triển thanh long Chính vì vậy chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm, hạn chế tối đa nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ khách hàng
Ba là: Chú trọng phát triển tín dụng các doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu trái thanh long, tạo đầu ra ổn định cho người trồng thanh long Do đó, dư nợ tín dụng luôn ổn định và tăng trưởng
Bốn là: Duy trì nguồn vốn huy động trong năm tăng trưởng và tương đối ổn định, tận dụng triệt để nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các nguồn vốn uỷ thác đầu tư… nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng cho phát triển cây thanh long
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận
Từ thực trạng của tỉnh Tiền Giang và Long An, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Thuận trong việc cấp tín dụng phát triển cây thanh long, đó là:
Để phát triển tín dụng đối với cây thanh long, Ngân hàng cần đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương đồng thời tranh thủ nguồn vốn ưu đãi vay được của Ngân hàng Nhà nước cho phát triển nông nghiệp và nông thôn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các nguồn vốn uỷ thác đầu tư khác
Bảo đảm đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngoài việc cho vay có thế chấp cần phố hợp chặt chẽ với Hội nông dân và các tổ chức chính trị, xã hội khác thực hiện cho vay tín chấp; thực hiện ưu đãi lãi suất cho vay (Theo Nghi ̣ đi ̣nh số 41/2010/ NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản) Việc cho vay gắn với các tổ chức, hội, một phần làm giảm tải công việc của nhân viên tín dụng đổng
Trang 30thời việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, công tác thu hồi nợ lãi, gốc nhờ có
tổ chức, hội mà chất lượng tăng lên đáng kể
Phải có một gói sản phẩm tín dụng toàn diện cho việc mở rộng tín phát triển cây thanh long, từ cho vay cung ứng vật tư, phân bón… đến cho vay trực tiếp người trồng, đến cho vay thu mua, cho vay chế biến, cho vay xuất khẩu…
Chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của khâu sản xuất, kinh doanh, do vậy việc tài trợ cho khuyến nông, tập huấn các quy trình canh tác, kỹ thuật tiến tiến, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến để vụ cho việc phát triển thanh long là cần thiết
Trang 31KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản có liên quan đến mu ̣c tiêu nghiên cứ u của đề tài như: lý thuyết về Tín dụng ngân hàng, Đặc điểm tín dụng ngân hàng, Các hình thức tín dụng ngân hàng, Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long, Vai trò của tín dụng đối với phát triển cây thanh long, Các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng phát triển cây thanh long, Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với phát triển cây thanh long, Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây thanh long tại một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận Trong Chương 2, nghiên cứu sẽ trình bày nội dung phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo hoạt động kinh doanh tín
dụng của Agribank Bình Thuâ ̣n để thấy được thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2018 - 2021
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
2.1 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận
2.1.1 Sơ lược sự phát triển cây thanh long
Cây thanh long (Hylocerut undatus) thuộc họ Xương Rồng (Cactaceae) có nguồn gốc ở vùng sa mạc Trung Mỹ thuộc Mexico và Columbia Thanh long được
du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ đầu thế
kỷ 20 và phát triển rất nhanh từ những năm 1990 trở lại đây (Trung tâm thông tin
và thống kê khoa học & công nghệ, 2015)
Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nắng, nóng nhưng không chịu được giá lạnh, thích hợp trồng ở những nơi có số ngày nắng cao, thời gian chiếu sáng dài và cường độ ánh sáng mạnh, ánh sáng toàn phần, khi bị che khuất thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho ra quả, quả nhỏ và chất lượng không cao Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu, đất phèn, đất đỏ latosol… Thanh long có khả năng thích ứng với độ chua của đất rất khác nhau Cũng như những cây thuộc họ xương rồng, thanh long chịu đựng độ mặn kém, là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập nước, thích hợp
ở những nơi có lượng mưa trung bình (Trung tâm thông tin và thống kê khoa học & công nghệ, 2015)
Cây thanh long là cây ăn quả đặc sản của Bình Thuận vì điều kiện tự nhiên của Bình Thuận rất phù hợp với đặc điểm sinh học của cây thanh long Từ trước những năm 1990, cây thanh long đã được trồng tại Bình Thuận nhưng chưa được phổ biến, việc trồng lấy quả chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Nhưng từ sau năm 1990, do nhu cầu tiêu dùng quả thanh long ngày càng tăng, quả thanh long không những được người tiêu dùng trong nước ưa thích mà còn là quả xuất khẩu chủ lực của Bình Thuận
Trang 332.1.2 Đặc điểm và vai trò cây thanh long
2.1.2.1 Đặc điểm cây thanh long
Thanh long được trồng phổ biến với giống thanh long ruột trắng (thường được gọi là thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo – Tiền Giang) Thanh long ruột trắng có tỷ lệ thụ phấn cao và thường có hai dạng quả: quả dài và quả tròn, tuy nhiên qua quá trình chọn lựa, lai tạo đến giờ trên đất Bình Thuận có hai giống thanh long đó là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam Đó cũng là hai giống thanh long được trồng phổ biến Hàng chục năm nay tại các chợ, các hàng quán ven đường ở Bình Thuận bày bán khá nhiều thanh long Vào các huyện có nhiều vùng trồng thanh long như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Hàm Tân… có khá nhiều hộ làm giàu từ trồng thanh long
Những năm gần đây, diện tích trồng thanh long ngày một gia tăng cho thấy
xu hướng phát triển cây thanh long tăng rất nhanh Nguyên nhân chính là khả năng sinh lợi từ trái thanh long, giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu Tuy nhiên, việc phá vỡ quy hoạch trồng thanh long cũng mang lại những rủi ro cho người dân trồng thanh long khi nguồn cung vượt quá nhu cầu thị trường và nguy cơ dịch bệnh
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng thanh long 2018 – 2021
Trang 34Thanh long không kén đất, chọn vùng đất chủ động nước tưới mùa khô, thoát nước tốt trong vụ mưa, đất thịt hay cát pha đều trồng tốt, tầng canh tác từ 30 -
50 cm là tốt nhất và pH = 4-5 Thanh long là cây thân bó cần có trụ đỡ, sau khi trồng từ 2 đến 3 năm sẽ cho trái Thanh long có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước tốt
Sau một năm trồng thì thanh long bắt đầu cho trái bói, các năm thứ 3, 4, 5 là những năm có năng suất cao Từ năm thứ 6 trở đi năng suất bắt đầu giảm từ từ Một cách tổng quát trong điều kiện thanh long ra hoa tự nhiên, năm thứ l năng suất độ 3
kg quả/trụ, năm thứ 2: 10 - 15 kg/trụ, năm thứ 3: 30 kg/trụ, năm thứ tư 40 - 45 kg/trụ, sau đó giảm từ từ tới năm thứ 12 còn độ 20 - 25 kg/trụ Việc chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi sẽ làm năng suất cao và ổn định nhiều năm
2.1.2.2 Vai trò của cây thanh long
- Đối với ngành công nghiệp
Cây thanh long góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta: Việc trồng cây thanh long thay thế một số cây trồng khác đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trên một diện tích gieo trồng Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản
Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: Việc trồng cây Thanh long gắn liền với hoạt động chế biến trái thanh long Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị chế biến, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…
Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp Lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu phục vụ cho ngành trồng lúa nước Đây là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ nông nhàn Cây thanh long phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ cho nó Với quy mô diện tích trồng cây thanh long ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn Điều này tạo cho người dân các vùng chuyên canh lúa nước có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội
Trang 35Thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu; Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Biến đổi khí hậu toàn cầu được dự báo ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp thế giới Ngoài tác động nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều vùng đất thấp ven biển, nhiệt độ cao và hạn hóa cũng là nội dung được các nhà khoa học quan tâm Việc chọn lọc và phát hiện được loại cây trồng chịu đựng được nhiệt độ cao, thời gian hạn hán kéo dài và sử dụng ít nước trong quá trình sản xuất đang là vấn đề cấp thiết nhất Những cây trồng có tiềm năng phù hợp với vùng khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và sử dụng ít nước (trong tưới tiêu) được khuyến cáo sản xuất trong thời gian tới, trong đó có cây thanh long chịu hạn giỏi, chịu được nhiệt độ lên đến 50-55oC Cây thích hợp với cường độ sáng mạnh Thanh long là thực vật CAM, sử dụng chu trình biến dưỡng axit Cassulacean để đồng hóa CO2 Để tiết kiệm nước ở nhóm cây này chỉ mở khí khổng để thực hiện quá trình thoát hơi nước vào ban đêm còn ban ngày khí khổng đóng Do vậy ban đêm lá tiếp nhận CO2 từ không khí và cung cấp cho quang hợp Với đặc điểm trên cây Thanh long phù hợp với vùng đất
bị bỏ hoang hoá hoặc chưa được khai thác triệt để Vì vậy cũng đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc
- Vai trò trong nền kinh tế quốc dân
Cây thanh long góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Việc trồng và chế biến cây thanh long gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc Vì thế đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây thanh long phát triển Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa phát triển nông nghiệp nông thôn
Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo: Theo điều tra của Viện Cây ăn quả miền Nam: có 40% hộ nông dân lãi 10 - 50 triệu đồng/ha; 20% nông dân lãi 20 - 50 triệu đồng/ha; 10% nông dân lãi 50 - 100 triệu đồng/ha; đặc biệt có 5% nông dân có lãi từ 100 - 200 triệu đồng/ha Tại Bình Thuận, theo số liệu khảo sát của trung tâm giống vật nuôi cây trồng tỉnh Bình Thuận, hiệu quả kinh
tế tính cho một năm từ năm thứ 3 đến năm thứ 10 là 80 triệu đồng/ha/năm Như vậy
Trang 36so với một số loại cây trồng khác, cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế hơn hằn, chính vì vậy đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo ở những nơi phát triển được loại cây trồng này
Cây thanh long đã góp phần cải thiện nguồn thu ngân sách tử xuất khẩu: theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 218.500 tấn thanh long, kim ngạch đạt 107 triệu USD, tăng 81% về sản lượng và 90% về giá trị so với năm 2010; 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu thanh
long cũng đã mang về 76,8 triệu USD
2.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có tọa độ địa lý: Kinh độ
1070 24’E - 1080 23’E, Vĩ độ: 10033’N - 11033’N, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai và phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 180 Km, cách Thành phố Nha Trang 250 Km Có quốc lộ 1A đi qua 178 Km, đường sắt Bắc Nam chạy qua 180 Km.; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Về hành chính, Bình Thuận bao gồm 1 thành phố Phan Thiết, 1 thị xã Lagi
và 8 huyện bao gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý Tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh là 127, trong đó 19 phường, 10 thị trấn, 98 xã
Diện tích đất tự nhiên: 781.282 ha, trong đó đất nông nghiệp 687.046 ha dân
số 1.180.339 người, lực lượng lao động 627.974 người trong đó Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 318.236 người
Khí hậu: Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) Nhiệt độ trung bình: 27oC Lượng mưa trung bình: 1.024mm Độ ẩm tương đối: 79% Tổng số giờ nắng: 2.459
Điều kiện khí hậu đặc thù tại Bình Thuận tạo điều kiện thuận lợi cho cây
Trang 37thanh long phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng đặc thù so với các địa phương khác Cây thanh long Bình Thuận được biết đến là một thứ cây ăn quả đặc sản nổi tiếng đặc trưng cho quê hương Bình Thuận và là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay Những năm gần đây, cây thanh long đặc biệt được quan tâm và coi như cây mũi nhọn trong công cuộc thoát nghèo của người dân Bình Thuận Đã có nhiều đề tài khoa học, nghiên cứu để phục tráng và nhân rộng giống thanh long Bình Thuận trong sản xuất, đưa nó trở thành thứ hàng hóa cho thu nhập cao
Giáo dục và đào tạo: Tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia ở hầu hết các xã trong toàn tỉnh Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bình Thuận, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn đi lại, xây dựng thêm các trường dạy nghề để nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình
độ để tiếp thu các tiến độ kỹ thuật mới áp dụng vào thực tế sản xuất Đặc biệt trong trường dạy nghề các ngành phục vụ cho phát triển thanh long như kỹ thuật trồng trọt, xử lý sơ chế bảo quản và chế biến nông sản nên được đưa vào nội dung đào tạo
Trang 382.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thuận
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 5 năm 1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh
về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, có hiệu lực từ tháng 10 năm
1990, tạo ra một hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bình đẳng cạnh tranh với nhau trong khuân khổ pháp luật Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong giai đoạn này, ngoài chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận với vai trò là ngân hàng quản lý trên địa bàn, còn có một số ít các chi nhánh ngân hàng thương mại, cụ thể chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng quốc doanh là chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Thuận (BIDV Bình Thuận), chi nhánh Ngân hàng Công thương Bình Thuận (Incombank nay là Vietinbank Bình Thuận), chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận (Agribank Bình thuận), ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận và Quỹ tín dụng Trung ương - chi nhánh Bình Thuận
Năm 1992, sự kiện chính trị lớn đến với hệ thống ngân hàng tại địa phương,
đó là: Tháng 4 năm 1992 tỉnh Thuận Hải được chia tách làm 2 tỉnh: Tỉnh Bình Thuận (Bao gốm cả tỉnh Bình Tuy cũ trước năm 1975) và Ninh Thuận Sau khi chia tách, mô hình tổ chức, mạng lưới phục vụ được từng bước hoàn thiện Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng không ngừng được củng cố, mạng lưới được mở rộng Hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong giai đoạn này nhìn chung không có
sự cạnh tranh gay gắt với nhau Nhưng đã có những chuyển biến tích cực trong việc định hình chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng Mỗi ngân hàng có những thế mạnh riêng, phục vụ cho những nhóm đối tượng khách hàng đặc thù Như BIDV Bình Thuận có nhóm khách hàng xây lắp, khách hàng vay đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, khách hàng là cán bộ công nhân viên vay tiêu dùng…, Vietinbank Bình Thuận có nhóm khách hàng thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến, tiểu thương kinh doanh vàng bạc…, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận có nhóm khách hàng là nông nghiệp, nông thôn và nông dân, chuyên cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, Ngân
Trang 39hàng chính sách xã hội phục vụ cho các đối tượng chính sách, người nghèo
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, đây là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 11/1/2007 Cùng với du lịch và các ngành mũi nhọn khác của tỉnh như công thương nghiệp, dịch vụ thì ngành nông nghiệp cũng đã có những chuyển biến tích cực Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm Do vậy nhu cầu về vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng nhiều Bình Thuận trở thành điểm đến của các ngân hàng thương mại cổ phần
để mở chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động Các chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn này lần lượt
ra đời là chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Nam (tháng 07/2003), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Bình Thuận – Sacombank Bình Thuận (tháng 09/2006), chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bình Thuận (tháng 11/2006, nay là ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Bình Thuận – Incombank Bình thuận), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Thuận (tháng 07/2008), Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Bình Thuận (tháng 4/2012)
Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có sự hiện diện của 02 ngân hàng quốc doanh (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận có
01 chi nhánh loại 01, 14 chi nhánh loại 3 và 7 phòng giao dịch; BIDV có 01 chi nhánh cấp 01 và 01 phòng giao dịch), 14 ngân hàng TMCP, 01 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, cùng với ngân hàng Phát triển, Quĩ tín dụng trung ương, 25 Quĩ tín dụng nhân dân cơ sở, 28 phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP, 01 quỹ tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, 03 phòng giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân.Với số lượng ngân hàng đông đảo như trên đã gia tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và cũng gia tăng lượng cung tín dụng, Chất lượng phục vụ không ngừng đổi mới, thu hút được vốn huy động trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương
2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận có 01 chi nhánh loại 01, 14 chi nhánh loại 3 và 7 phòng giao dịch, mô hình tổ chức hiện nay
Trang 40của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo mô hình hàng dọc, chuyên môn hóa dựa trên chức năng các phòng ban nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thông Việt Nam
Nguồn:www.agribank.com.vn
Về nguồn nhân lực:
Ngân hàng Agribank Bình Thuận có lực lượng lao động với 827 cán bộ Về mặt chất lượng, lao động có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng 93%; lao động có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên 98%; lao động có trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên 98% Với những con số như trên, thể hiện chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng Agribank Bình Thuận là tương đối cao