Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
HỌC PHẦN: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: “TH ỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CH ẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI:
“ TH ỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI HIỆN
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn đến Thầy Nguyễn Viết Tú của Trường Đại học Văn Hiến
đã giúp chúng em có cơ hội học tập, tiếp thu kiến thức không chỉ trên giảng đường
mà còn thông qua các buổi học tập, làm việc nhóm
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, người đã hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Nhờ sự hướng dẫn tận tình của
Thầy đã giúp cho em có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận này,
nhờ đó mà kỹ năng về luật thương mại điện tử và kỹ năng làm việc nhóm của em
được cải thiện hơn
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót bởi kiến
thức và trình độ của em còn hạn hẹp, kính mong Thầy bỏ qua và chỉ dẫn thêm cho
em
Trang 4L ỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 đang chứng kiến một sự bùng nổ về số lượng người sử dụng mạng
internet trên toàn thế giới Ở thời đại 4.0, khoa học kỹ thuật phát triển con người
có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều lĩnh vực của sông Giáo dục, Kinh doanh Y
tế, thông qua phương thức trực tuyến phương thức này ngày nay còn được áp
dụng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp và cụ thể là giải quyết các tranh chấp
trong thương mại
Khác với các tranh chấp thông thường các tranh chấp về thương mại thường đòi
hỏi việc giải quyết thỏa đáng minh bạch, nhưng vẫn giữ được mối quan hệ hỏa
bình, tốt đẹp giữa các bên tranh chấp Chính vì những đòi hỏi này, cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp thương mại trực
tuyến nói riêng đã được thiết lập với sự đa dạng về các plurong thức giải quyết
tranh chấp, thuận tiện, đơn giản để các bên lựa chọn Bên cạnh phương thức giải
quyết tranh chấp truyền thông bằng Tòa án, thì ngày nay, các bên trong tranh chấp
thường có xu hướng sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp tự nguyện hơn
như Trọng tài, trung gian, hòa giải,… bởi những ưu điểm của nó
Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại Quốc hội
Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật có các quy định về các phương
thức giải quyết tranh chấp như Luật trọng tài Thương mại 2010, Bộ luật Dân sự
2015, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2014… Ngoài ra, các văn bản dưới
luật nha: Nghi định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện từ nhằm quản lý hoạt
động thương mại điện từ cũng đã có điều khoản về giải quyết tranh chấp Tuy
nhiên, hiện nay chưa có một cơ sở pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải
quyết tranh chấp thương mại trực tuyến, điều này ít nhiều dẫn đến việc giải quyết
tranh chấp thiếu nhất quan thủ tục còn phức tạp, khiến cho quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong tranh chấp không được đảm bảo một cách toàn vẹn tính
Trang 5Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử tại việt nam và trên thế giới hiện nay” để phân tích cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại trực tuyến của một số quốc gia trên thế giới và Việt
Nam, cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này
Trang 6MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……… 3
LỜI MỞ ĐẦU……… 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ… 8
1.1 Khái quát thương mại điện tử……… 8
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử……… 8
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử……….9
1.2 Tranh chấp thương mại điện tử và phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử……… 11
1.2.1 Tranh chấp thương mại điện tử……… 11
1.2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử………….12
1.2.3 Ý nghĩa giải quyết của tranh chấp trong thương mại điện tử…….13
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT SỐ NƯỚC VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ……… 14
2.1 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật
thương mại quốc tế Uncitral………14
Trang 72.2 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của liên minh Châu
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam…22
3.2 Giải pháp giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam… 23
KẾT LUẬN……….25
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng
nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch
mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh
vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho
những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới
Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn
với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business) [16] Tuy nhiên, thương mại
điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử Thương mại điện tử
chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh
doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá
trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng
lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong) Một số khái niệm thương mại điện
tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Trang 9Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao
dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính
điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ
thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được
dùng để hỗ trợ thương mại điện tử
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ
chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng
máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thật ngữ bao gồm việc đặt
hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận
chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng
phương pháp thủ công."
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng
Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua
các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học
Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao
hàm bởi Nền kinh tế Internet (Internet economy)
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương diện và mọi thứ đều
thật ưu việt, nhanh chóng và hiện đại, đáp ứng đúng xu thế phát triển mới của thời
đại
Về hình thức: Thương mại điện tử là hoạt động giao dịch mua bán hoàn toàn dựa
trên nền tảng trực tuyến Nếu như thương mại truyền thống bắt buộc người mua và
người bán phải có một địa điểm tập kết và chuyển giao thì thương mại điện tử đã
Trang 10rút ngắn những công đoạn đó chỉ bằng những cú click chuột để tìm hiểu và chọn
mua sản phẩm
Người bán và người mua không cần gặp nhau trực tiếp nhưng vẫn có thể giao dịch
thành công Đó chính là hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Về chủ thể: Thương mại điện tử sẽ bao gồm 3 chủ thế chính là: Người mua, người
bán và đơn vị trung gian là cơ quan cung cấp mạng internet và cơ quan chứng thực
Những cơ quan này sẽ đóng vai trò lưu giữ mọi thông tin mua bán giữa hai bên và
đảm bảo độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch
Về phạm vi hoạt động: Trên toàn cầu, không có biên giới trong giao dịch thương
mại Chỉ cần bạn có internet thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể tham gia giao dịch
dựa trên một địa chỉ mua bán tin cậy như: Website, mạng xã hội…
Thời gian không giới hạn: Các bên có thể giao dịch thương mại điện tử vào bất cứ
khoảng thời gian nào chỉ cần có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử
kết nối với các mạng này
Đặc điểm của thương mại điện tử giúp cho các đơn vị có thể dễ dàng tìm được đối
tác tốt hay những sản phẩm ưng ý nhất nhờ đặc điểm phi khoảng cách, phi thời
gian của nó, điều đó làm tăng khả năng tiếp cận của thị trường và đặc biệt là khả
năng xử lý giao dịch nhanh chóng, tối ưu hóa, đem đến những trải nghiệm người
dùng tốt nhất
Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin được coi là tài nguyên vô giá, tạo ra
thị trường cho các giao dịch Hoạt động thương mại điện tử diễn ra trên hình thức
online, điều đó có nghĩa người bán muốn bán được sản phẩm của mình thì bắt buộc
phải có hệ thống thông tin của sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng
để người mua có thể tiếp cận được dịch vụ một cách tốt nhất trước khi quyết định
mua chúng
Trang 11Những thông tin này phải đảm bảo về độ uy tín, chuẩn xác và độ tin cậy cao dựa
trên: Hình ảnh, video, review thực tế về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,
nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm… thì mới có thể thu hút người mua
Tóm lại, với những đặc điểm của thương mại điện tử hứa hẹn sẽ biến đây trở thành
một ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, thúc đẩy hội nhập kinh tế, toàn cầu
hóa, đem đến cho loài người một cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện nghi, thúc
đẩy sự phát triển của xã hội
1.2 Tranh chấp thương mại điện tử và phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử
Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà
trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Theo Luật
thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại)
1.2.1 Tranh chấp thương mại điện tử
Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa
thương nhân với bên không phải là thương nhân Theo đó, tranh chấp được coi là
tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương
nhân Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể
của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty
hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi
phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật Do đó, đặc
điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ,
Trang 12lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích
kinh tế của các bên Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến
như sau:
• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia
công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng,
hợp tác, liên kết kinh doanh,…
• Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận
• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…
Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm
quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
• Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại
• Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài
Như vậy, các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là
cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên
1.2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
Trong thực tế, các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua bốn
phương thức chính sau:
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng
Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn
Trang 13phương thức này Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương
lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của
các bên Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các
bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý
và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách
nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và
nghĩa vụ giữa các bên
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải
Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm
hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải
quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa
giải
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài
Như đã phân tích phần đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại
Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ
ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa
ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành
tố tụng để giải quyết
1.2.3 Ý nghĩa giải quyết của tranh chấp trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
cũng như thế giới nói chung Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của
thương mại điện tử tăng lên một cách nhanh chóng Đặc biệt, bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 bùng phát, thương mại điện tử như một điểm sáng trong hoạt động của
nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, đi liền với nó là các phát sinh tranh chấp liên
quan ngày càng nhiều trong quan hệ, giao dịch thương mại điện tử Theo khảo sát
Trang 14của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về “Thúc đẩy giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng”, có
24,4% doanh nghiệp ghi nhận từng có tranh chấp với người mua, bên bán hoặc cả
2 trong thời gian qua Nguyên do chủ yếu là nhiều người bán hàng đã lợi dụng hình
thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt cho
người tiêu dùng Theo đó, người dùng thường bị rơi vào các trường hợp như: Người
bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, không chính xác về thành
phần, không thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch, vi phạm
trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa, giao hàng hỏng nhưng
không thu hồi lại; hủy đơn hàng không có lý do Vậy khi có tranh chấp xảy ra các
bên có thể lựa chọn những cách thức nào để giải quyết tranh chấp liên quan? Tại
bài viết này Công ty luật Việt An giới thiệu với khách hàng quy trình, thủ tục, cách
thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT SỐ NƯỚC VỀ GIẢI
2.1 Gi ải quyết tranh chấp thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về
lu ật thương mại quốc tế Uncitral
Qui định về thỏa thuận trọng tài
1 Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh
chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lí xác
định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng
2 Thoả thuận trọng tài được thực hiện dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng
3 Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản
Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên kí kết hoặc
bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông
khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà
trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ