BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM XUÂN ĐÔNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành KẾ TOÁN Mã[.]
Lý do hình thành đề tài
Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, trong đó hoạt động KTĐL là một trong những hoạt động rất phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của hoạt động KTĐL cũng ngày càng quan trọng, trước hết đối với DN được kiểm toán, ngoài việc nhận được ý kiến kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của BCTC, DN còn được KTV đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung Đối với DNKT thì việc cung cấp hoạt động kiểm toán có chất lượng, làm hài lòng khách hàng sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường kiểm toán Với vai trò đó, hoạt động KTĐL đã dần gây dựng được lòng tin của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán.
Chính vì vậy mà chất lượng chất lượn ghoạt động kiểm toán độc lập là yếu tố rất quan trọng cần được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm phát huy tốt nhất vai trò kiểm toán độc lập để đạt chất lượng hoạt động kiểm toán tốt nhất.
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kiểm toán nói chung và KTĐL nói riêng từ khi thành lập vào năm
1991 với hai công ty kiểm toán đầu tiên và cho đến năm 2017, cả nước Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp kiểm toán hoạt động với nhiều hình thức khác nhau Việc ra đời của nghề nghiệp kiểm toán đóng góp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên cả nước và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia BCTC đã được kiểm toán bởi các KTV và CTKT là ý kiến đáng tin cậy về tình hình tài chính của các doanh nghiệp; từ đó thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chính vì thế, các văn bản pháp luật quy định đối với nghề nghiệp kiểm toán cũng lần lượt ra đời nhằm tăng tính pháp lý, ràng buộc và định hướng CTKT hoạt động theo yêu cầu của pháp luật.
Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định về kiểm toán BCTC nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp CTKT và KTV vô tình hay cố ý làm sai Căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2015 của 30 công ty kiểm toán được Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) công bố cũng cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế: từ chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đến ký kết hợp đồng hoạt động và quản lý khách hàng, cũng như quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm trong BCTC của các doanh nghiệp đã không được CTKT phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời Đơn cử như trường hợp Công ty Dược Viễn Đông (DVD – sàn HSX), kinh doanh thua lỗ song báo cáo tài chính vẫn thể hiện kết quả ấn tượng, song cả cả hai công ty kiểm toán lớn là là ACC và Ernst & Young đều không phát hiện ra, khiến cho hàng ngàn nhà đầu tư ra quyết định sai lầm vì tin tưởng vào báo cáo đã được kiểm toán bởi CTKT Gần đây nhất năm
2016, Công ty Gỗ Trường Thành (HOSE) liên quan đến gian lận hàng tồn kho mà Công ty DFK không phát hiện ra Thông qua các sự kiện này càng làm cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, VACPA…lo ngại nhiều hơn về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết, cũng như vai trò của các CTKT độc lập, nếu các BCTC đã được kiểm toán trở nên không đáng tin cậy.
Các KTV và CTKT độc lập với trách nhiệm xác minh độ tin cậy của các BCTC, sẽ đưa ra ý kiến về BCTC đã được kiểm toán và cho rằng BCTC không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu, hoặc nếu có thì chúng đều đã được phát hiện và báo cáo Thông qua khả năng đảm bảo này của KTV và CTKT, chất lượng cuộc kiểm toán được đánh giá đạt hoặc chưa đạt yêu cầu Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán không dễ dàng đánh giá và nhận biết Các thước đo kết quả kiểm toán có thể cho biết chất lượng hoạt độngKTĐL nhưng lại không cho biết nhân tố nào giúp chất lượng hoạt động KTĐL đạt chất lượng và quan trọng hơn là không cho biết cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL Do đó, thông qua việc hiểu rõ, nắm vững và kiểm soát được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động KTĐL giúp nhà quản lý, CTKT xác định được phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL nói riêng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng kiểm toán nói chung.
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về CTKT và nhóm nhân tố bên ngoài Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của tác giả chỉ có một số nghiên cứu các đặc điểm, tính cách của KTV tác động đến chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam và chưa có nhiều những nghiên cứu các đặc điểm, quy mô của KTV và CTKT tác động đến chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam
Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập – nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phồ Hồ Chí Minh ” phản ánh tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại các CTKT độc lập qua đó hoàn thiện hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM trong tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các đặc điểm của KTV và CTKT ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL thông qua khảo sát các đối tượng đang công tác trong ngành kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm đến chất lượng hoạt động KTĐL ở thành phố Hồ Chí Minh; qua đó làm cơ sở đề xuất kiến nghị cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại các CTKT ở thành phố
- Đánh giá tình hình chung của chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM hiện nay.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM
Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến CLKT?
Câu hỏi 2: Chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL khu vực Tp.HCM?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Thông qua các phương pháp đặc thù như phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích số liệu, nguồn tài liệu thu thập từ các báo cáo, thống kê Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết về chất lượng hoạt động KTĐL, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến chất hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh Trong đó, tác giả tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên quan để từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc qua email hoặc khảo sát trực tuyến qua công cụGoogle Docs đến các đối tượng khảo sát Các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm:thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám pháEFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với một số đóng góp khoa học cơ bản sau:
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng, CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT.
- Hai là, giới thiệu về khuôn mẫu CLKT được ban hành bởi IAASB vào năm 2014.
- Ba là, đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại VN gồm 3 nhân tố ảnh hưởng: (1) quy mô của DNKT, (2) KSCL từ bên ngoài và (3) đạo đức nghề nghiệp của KTV.
- Bốn là, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tác động lên các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại VN.
Nhờ vào việc nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán một cách có hệ thống mà luận văn này có thể là tư liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Hoặc, luận văn cũng có thể là tư liệu cho nhà lập
Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận, giải pháp và hướng nghiên cứu trong tương lai.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính Nhóm thứ nhất đánh giá về chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Trong khi nhóm thứ hai tập trung tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL.
1.1.1 Nhóm nghiên cứu về chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu tổng hợp của Chadegani (2011) về chủ đề các dòng nghiên cứu chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán Nghiên cứu này tổng hợp lại các nghiên cứu thực nghiệm trong những thập niên vừa qua trên thế giới nhằm đánh giá những gì các nhà nghiên cứu đã thực hiện được về vấn đề chất lượng kiểm toán và chỉ ra các hạn chế trong các tài liệu nghiên cứu này Chadegani (2011) phân chia những nghiên cứu trong lĩnh vực này thành 07 nhóm:
- Sử dụng công cụ đo lường trực tiếp (sự phù hợp của BCTC với Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận (GAAP - Generally Accepted Accounting Principles), hay ý kiến về khả năng hoạt động liên tục, hoặc sự phá sản) hoặc gián tiếp (quy mô, danh tiếng, nhiệm kỳ, phí dịch vụ, khả năng chuyên môn hóa) chất lượng kiểm toán;
- Các nghiên cứu dựa trên nguồn gốc của sự khác biệt về thể chế giữa các quốc gia, khác biệt thực hành giữa các cá nhân và khác biệt do chuyên môn hóa;
- Các nghiên cứu dựa trên kết quả đầu ra (output) (ý kiến kiểm toán), quá trình thực hiện (process) (môi trường kiểm toán, quá trình thực hiện, dự đoán doanh thu và quản trị doanh thu) và dữ liệu đầu vào (input) (nhận thức của KTV và đấu thầu kiểm toán bắt buộc);
- Các khía cạnh của tổ chức (công ty và đội ngũ kiểm toán);
- Quan điểm hành vi và chất lượng kiểm toán (giảm chất lượng kiểm toán, lý luận đạo đức, mối quan hệ và quan điểm hành vi, đạo đức của KTV, vốn con người, chất lượng hoạt động dịch vụ, chất lượng kỹ thuật, danh tiếng, kinh nghiệm, năng lực, độc lập);
- Các nhận thức khác nhau về chất lượng kiểm toán (nhận thức của cổ đông, KTV, các nhà phân tích và chủ tịch ủy ban kiểm toán, khách hàng, thanh tra liên bảng và các nhà báo kinh tế); và
- Các dòng nghiên cứu khác.
Một nghiên cứu gần đây nhất là của Pham Hoa và cộng sự (2014) tạm dịch là:
“Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam” Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra nhận thức của đội ngũ KTV về chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam Thông qua khảo sát ở 10 CTKT khác nhau, tác giả thu về được 128 bảng trả lời từ đội ngũ nhân viên kiểm toán Kết quả khảo sát cho thấy có mối tương quan tích cực giữa quy mô CTKT và KTV chuyên nghiệp với chất lượng kiểm toán Ngoài ra, việc đấu thầu cạnh tranh (competitive bidding) để tham gia kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán bổ sung cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Thêm vào đó, nhóm tác giả còn chỉ ra rằng những KTV không tham gia thỏa thuận kiểm toán dài hạn (long-term audit engagement) thì đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán kém hơn so với những KTV tham gia thỏa thuận kiểm toán dài hạn Cuối cùng, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng doanh thu của nhân viên và công việc trước đây với khách hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng kiểm toán tại ViệtNam Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng khảo sát là những người quản lý, điều hành và người sử dụng báo cáo, cũng như thêm biến tính cạnh tranh về năng lực của các CTKT để đánh giá toàn diện hơn chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam
1.1.2 Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL
Nghiên cứu của DeAngelo (1981b) về quy mô công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán Theo DeAngelo, để tồn tại và phát triển CTKT phải nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL Tuy nhiên, khi phát triển cần nhắc đến biên độ tăng thêm (quasi-rents), đó là áp lực kinh tế khiến cho CTKT cân nhắc đến việc cân bằng chất lượng dịch vụ KTĐL Cụ thể, CTKT phải xem xét đến việc: (i) có được một đơn vị biên độ tăng thêm từ một khách hàng cụ thể (do CTKT cố tình giảm chất lượng dịch vụ KTĐL để duy trì khách hàng); và (ii) dòng các đơn vị biên độ tăng thêm từ nhiều khách hàng khác có thể bị mất khi những hành vi cố tình làm giảm chất lượng dịch vụ KTĐL của CTKT bị công chúng phát hiện Nói cách khác, CTKT nào có càng nhiều khách hàng (số lượng khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá quy mô của CTKT) thì càng có khả năng bị mất càng nhiều biên độ tăng thêm trong trường hợp những sai phạm của KTV bị phát hiện Như vậy, quy mô (số lượng khách hàng) của CTKT càng lớn thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL.
Ngoài ra, Dye (1993) đã phân tích sự tác động lẫn nhau giữa CMKiT, các quy định liên quan trách nhiệm pháp lý và nguồn lực tài chính của công ty kiểm toán đối với phản ứng và thái độ của công ty kiểm toán trước sự thay đổi của CMKiT và quy định liên quan trách nhiệm pháp lý CLKT có mối quan hệ với nguồn tài chính của công ty kiểm toán Quy mô công ty kiểm toán càng lớn với nhiều nguồn lực (deep- pocket) thì có thể thanh toán được tiền phạt trong trường hợp có kiện tụng, điều này cũng làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao và do vậy cũng sẽ làm giảm tối thiểu khả năng xảy ra các việc kiện tụng Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu (2000) Xét trên hai khía cạnh liên quan đến uy tín và trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán có thể thấy rằng công ty kiểm toán quy mô càng lớn thì có khuynh hướng cung cấp chất lượng dịch vụ càng cao hơn Quan điểm này được Burton (1986), Wilson và Grimlund (1990), Davis và Simon
(1992) chứng minh bằng thực nghiệm rằng giá phí kiểm toán của các công ty kiểm toán có những sai phạm thường có mức thấp hơn các công ty khác Những điều này cho thấy sự mất đi của “biên độ tăng thêm” là rất lớn khi mà công ty kiểm toán hạ thấp CLKT của dịch vụ cung cấp Và nếu số lượng khách hàng (một biến số để đánh giá quy mô của công ty kiểm toán) của công ty kiểm toán khá lớn thì sự gia tăng mất mát càng nhiều và điều này sẽ khiến công ty kiểm toán phải duy trì CLKT ở mức cao hơn.
Nghiên cứu của Jong Hag Choi và cộng sự (2010) về quy mô doanh nghiệp kiểm toán, chất lượng kiêm và giá phí kiểm toán Nghiên cứu này điều tra về mối quan hệ của quy mô của DNKT và giá phí kiểm toán đến CLKT Tác giả đã sử dụng dữ liệu khảo sát được thu thập từ một mẫu lớn khách hàng của các DNKT từ năm 2000-2005. Kết quả khảo sát cho thấy quy mô của DNKT có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT và giá phí kiểm toán Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng giá phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá trình kiểm toán.
Công trình nghiên cứu của Chia-Chi Lee (2008) ở Trường Kinh doanh Quốc tế Đài Loan về sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các công ty KTĐL. Đây là công trình nghiên cứu được tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1988-2002 thông qua việc phân tích kết quả khảo sát đối với 370 công ty KTĐL tại Đài Loan Kết quả nghiên cứu đã nêu ra kết luận đó là quy mô của công ty kiểm toán có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình các công ty kiểm toán đa quốc gia (international audit firms), công ty kiểm toán lớn (large-size audit firms), công ty kiểm toán có quy mô vừa (medium-size audit firms); tuy nhiên lại chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này là không đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình công ty kiểm toán có quy mô vừa với loại hình công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (small-size audit firms).
Từ những nghiên cứu kể trên cho thấy, chỉ tiêu quy mô DNKT là một trong những chỉ tiêu rất cơ bản, tiêu biểu để đo lường và đánh giá về chất lượng và hiệu quả kiểm toán Chỉ tiêu này thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lượng và hiệu quả kiểm toán qua nhiều công trình nghiên cứu kể trên.
Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến sự tác động của giá phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán Tuy có nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản ý kiến cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình Giải thích cho điều này đó là việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng Đầu tiên là nghiên cứu của DeAngelo (1981) với việc đưa ra mô hình phí và chi phí kiểm toán Mô hình này đã góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ với khách hàng Cụ thể đó là các công ty kiểm toán thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán.
Các nghiên cứu đi sau như của Francis và Simon (1987), Simon và Francis
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các vấn đề chung
2.1.1 Khái niệm về kiểm toán
Thuật ngữ “kiểm toán” có nguồn gốc từ nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại vì từ “kiểm toán” bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latinh, nguyên bản của
“Auditing” gắn với văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại “Audit” có nguồn gốc từ từ
“Audire” nghĩa là “nghe” gợi lên hình ảnh về sự hình thành kiểm toán ở mức độ sơ khai, những người làm công việc kế toán đọc to lên những tài liệu kế toán cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.
Ngày nay có rất nhiều định nghĩa về kiểm toán, có thể kể đến như:
Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) thì “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính” (IFAC, 2007)
Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ (American Accounting Association – AAA) thì
“Kiểm toán là quá trình có tính hệ thống của việc thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan đến các cơ sở dẫn liệu về các sự kiện kinh tế để xác nhận mức độ phù hợp giữa các cơ sở dẫn liệu và các tiêu chuẩn đã được xác lập và truyền đạt kết quả này đến những đối tượng sử dụng có quan tâm” (AAA, 1972).
Tiến sĩ Robert N Anthor, Giáo sư trường đại học Harvard, Mỹ cho rằng “Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra các việc ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công cộng, được thừa nhận bởi các tổ chức bên ngoài tổ chức kiểm tra” Điều này cũng phù hợp với định nghĩa được ghi trong lời mở đầu giải thích về chuẩn mực kế toán củaHiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh (The Association of CharteredCertified Accountants- ACCA) “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập, và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một doanh nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”.
Các chuyên gia giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp định nghĩa rằng
“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình thực tế, không che giấu, gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”
Luật Kiểm toán độc lập Việt Nam (2011) quy định “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”
Tuy có sự khác biệt về góc độ nhìn nhận nhưng các quan điểm kể trên về Kiểm toán không hoàn toàn đối lập nhau, mà nó phản ánh quá trình phát triển (cả thực tế, cả lý luận) của kiểm toán Vì vậy, từ các định nghĩa trên có thể kết luận như sau: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần kiểm toán mà trước hết và chủ yếu là hoạt động tài chính bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
2.1.2 Sự cần thiết của Kiểm toán
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có bên thứ ba độc lập, khách quan, có trình độ chuyên môn cao được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm Kiểm toán độc lập hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này của nền kinh tế.
Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy Ở Việt
Nam, Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ “Sau khi có xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản phải nộp khác của đơn vị đối với Ngân sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị”.
Như vậy, mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau như sau:
Hình 2.1: Các đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Cơ quan quản lý nhà nước: căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình Điển hình là cơ quan Thuế căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế; Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền hoặc ngừng niêm yết nếu báo cáo kiểm toán ghi nhận báo cáo tài chính có sai phạm.
- Chủ nợ: đối với ngân hàng, đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của doanh nghiệp có cho thấy khả năng hoàn trả nợ hay không để có thể quyết định tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ vay; còn đối với người bán hàng chịu cũng cần có thông tin để quyết định tiếp tục cung ứng hàng hoá hoặc ngừng.
- Bên ngoài: đối với các cổ đông hoặc nhà đầu tư, họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cổ đông có cơ sở để nhận cổ tức, nhà đầu tư thì có cơ sở để quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về Ngoài ra, ngày nay thông qua bản báo cáo tài chính năm đang niêm yết có xác nhận của kiểm toán viên, các nhà đầu tư có thể chấp nhận mua cổ phiếu của doanh nghiệp với giá cao hơn hoặc bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ.
Tổng quan về chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập
Chất lượng được xem là chìa khóa quyết định cho sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh tế toàn cầu (Mohammad M.R và cộng sự, 2011) Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu nỗ lực trong việc đưa ra định nghĩa và đo lường chất lượng Chất lượng là một khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tùy vào góc độ của người quan sát hay người sử dụng Sau đây là một số định nghĩa về chất lượng theo quan điểm của các tổ chức và nhà nghiên cứu khác nhau:
Theo DeAngelo (1981) thì “Chất lượng kiểm toán là sự đánh giá của thị trường về khả năng một kiểm toán viên phát hiện sai sót trọng yếu và báo cáo sai sót trọng yếu”
Theo Titman và Trueman (1986), Beatty (1989), Davidson và Neu (1993) thì
“Chất lượng kiểm toán là tính chính xác của thông tin được cung cấp bởi các kiểm toán viên” Còn đối với Dopuch và Simunic (1982), Simunic và Stein (1987) thì “Chất lượng kiểm toán là mức độ đảm bảo xác suất mà báo cáo tài chính đã được kiểm toán không còn chứa đựng thiếu sót hoặc sai sót trọng yếu”.
Theo Philip B Crosby (Tạp chí Quality Progress, 2011) thì “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.
Theo Uỷ ban Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB) thì “Chất lượng kiểm toán là một vấn đề phức tạp Đến nay không có một định nghĩa hoặc phân tích nào được công nhận một cách phổ biến Thuật ngữ chất lượng kiểm toán bao gồm các yếu tố chính để tạo ra một môi trường nhằm tối đa hoá khả năng để việc kiểm toán có chất lượng được thực hiện dựa trên cơ sở phù hợp” (IAASB, 2011).
Hay gần đây nhất, Defond và Zhang (2014) cho rằng “Chất lượng kiểm toán là một khái niệm đa chiều, vì vậy chất lượng kiểm toán cần được quan sát dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như cần có sự kết hợp các phương pháp, tiêu chí đo lường khác nhau để đo lường được mức độ của chất lượng kiểm toán” Ở Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán số 220 định nghĩa “Chất lượng kiểm toán là mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thoả mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí hợp lý”
Từ những định nghĩa về chất lượng được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều gắn chất lượng với sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường (người tiêu dùng hoặc các quy định pháp lý) bằng những đặc tính vốn có của sản phẩm hoặc dịch vụ. Bởi khi thỏa mãn được thị trường thì DN không những giữ được người tiêu dùng, mà còn thu hút được các đối tượng tiêu dùng mới, từ đó mang lại lợi nhuận, nâng cao uy tín và ngày càng phát triển Ngoài ra, chất lượng ở đây không chỉ là của sản phẩm hay dịch vụ mà còn có thể là chất lượng của một hệ thống, một quy trình.
Tóm lại, chất lượng có thể được định nghĩa là mức độ tập hợp tất cả các đặc tính vốn có của sản phẩm và dịch vụ từ tiếp cận thị trường, kỹ thuật, sản xuất và bảo hành mà thông qua đó sản phẩm và dịch vụ được sử dụng sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong những điều kiện xác định.
Theo đó, có ba nội dung cơ bản khi xem xét yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ:
Thứ nhất, trên quan niệm xuất phát từ bản thân sản phẩm/dịch vụ: chất lượng được phản ánh qua tất cả các đặc tính vốn có, thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của sản phẩm/dịch vụ đó, làm cho sản phẩm/dịch vụ này khác biệt với các sản phẩm/dịch vụ khác;
Thứ hai, trên quan niệm của các nhà sản xuất: chất lượng là sự phù hợp của một sản phẩm/dịch vụ với các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất và bảo hành được xác định dựa trên thị trường;
Cuối cùng, trên quan niệm từ người tiêu dùng: chất lượng là đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng (sự hoàn thiện của sản phẩm, giá cả, sự kịp thời…) trong những điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng khu vực khác nhau.
Với những quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán nói trên, rất khó để người sử dụng báo cáo kiểm toán hiểu và tin rằng “một cuộc kiểm toán chất lượng đã được thực hiện” (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB,
2011) Tuy nhiên Theo Russell Bedford KTC Associates (http://russellbedford.vn) thì các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kiểm toán gồm: (i) Mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán; (ii) Mức độ thoả mãn về những đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước cũng như các quy định riêng của doanh nghiệp; (iii) Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp.
Mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán
Tính khách quan, độc lập của kiểm toán viên là điều kiện trước hết để đảm bảo ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ kiểm toán độc lập Ý kiến kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin cho những người sử dụng kết quả kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính mà họ được cung cấp Sự đảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi: (i) ý kiến kiểm toán được đưa ra bởi chuyên gia kiểm toán có đủ năng lực, trình độ chuyên môn; (ii) tính độc lập, khách quan của ý kiến kiểm toán Những người sử dụng kết quả kiểm toán chỉ thật sự hài lòng và thoả mãn khi họ tin tưởng rằng ý kiến kiểm toán đưa ra dựa trên các cơ sở đó Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, điều này thể hiện khá rõ qua tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán Việc đánh giá đó cần bao quát các khía cạnh: Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực; Kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm của kiểm toán viên; Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; Công tác giám sát, quản lý cuộc kiểm toán; Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm toán; Các khía cạnh khác.
Mức độ thoả mãn về sự đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước cũng như các quy định riêng của doanh nghiệp
Mục tiêu chính của kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính Do vậy, ở chỉ tiêu thứ nhất là thể hiện sự thoả mãn về tính khách quan, độc lập và tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những người sử dụng kết quả kiểm toán thì ở chỉ tiêu này lại là sự thoả mãn của doanh nghiệp được kiểm toán về giá trị gia tăng mà kiểm toán viên có thể cung cấp cho doanh nghiệp Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp được kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót trong quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng hoàn hảo và kiểm soát được toàn bộ Do vậy, báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập nên vẫn có thể có những sai sót trọng yếu do những hạn chế trong hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp Trách nhiệm của kiểm toán viên là phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó không có sai sót trọng yếu, và nếu có kiểm toán cần chỉ ra những sai sót đó để doanh nghiệp sửa chữa và điều chỉnh hoặc là cơ sở cho việc không đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần Đó chính là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp tin tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và những kiến nghị đóng góp của kiểm toán viên theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo rằng báo cáo tài chính của họ là trung thực và hợp lý Hơn nữa, thông qua những phát hiện và kiến nghị đóng góp của kiểm toán viên, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể hoàn thiện hệ thống kiểm soát của mình và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được đề xuất bởi Ross
(1973) và sau này được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố 1976 Lý thuyết này được vận dụng vào các lĩnh vực về những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu (bên uỷ quyền) và người đại diện người chủ sở hữu(người đại diện- bên được uỷ quyền) để điều hành hoạt động của công ty Điều này dẫn đến sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người đại diện hay tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, do đó xảy ra xung đột lợi ích giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành đã tạo ra thông tin bất cân xứng, người đại diện có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất khó khăn và phức tạp Theo lý thuyết đại diện, vì cả hai bên trong mối quan hệ đại diện có lợi ích khác nhau nên để duy trì mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người đại diện một cách hiệu quả cũng như hạn chế sự phân hoá lợi ích thì người chủ sở hữu nên thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho người đại diện, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người đại diện.
2.3.2 Vận dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu
Theo lý thuyết đại diện, luôn có sự xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu (bên uỷ quyền) và người đại diện (bên được uỷ quyền) Người chủ sở hữu luôn đánh giá hiệu quả hoạt động và giám sát các hoạt động của người đại diện qua nhiều cơ chế, và thường gắn liền với các thông tin trên báo cáo tài chính; trong khi đó người đại diện sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích hưởng lợi của mình Sự xung đột lợi ích này có thể được hạn chế bằng cách công khai các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo tài chính này phải được kiểm toán để đảm bảo rằng báo cáo tuy được lập bởi người đại diện nhưng phải chịu sự giám sát độc lập của kiểm toán viên Hơn nữa, kiểm toán viên có thể giám sát các hành vi của người đại diện hiệu quả hơn so với chủ sở hữu.
Xuất phát từ thông tin bất cân xứng, xung đột lợi ích càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo của bên thứ ba độc lập, theo đó nhu cầu về chất lượng kiểm toán cũng sẽ cao hơn Người chủ sở hữu sẽ khắt khe hơn trong việc lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán có chất lượng tốt và độ tin cậy cao bằng cách lựa chọn các doanh nghiệp kiểm toán có quy mô lớn và uy tín, kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn cao,… để có thể phát hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Từ các nhận định trên cho thấy lý thuyết đại diện bên cạnh việc giải thích nhu cầu về kiểm toán, còn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về chất lượng kiểm toán cũng như nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán.
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL
Việc phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT sẽ giúp đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, do vậy đã được khá nhiều các nghiên cứu thực hiện Các nghiên cứu tập trung vào hai nhóm nhân tố: (1) nhân tố bên trong DNKT và
(2) nhân tố bên ngoài DNKT.
Nhân tố bên trong gồm các nhân tố liên quan đến bản thân DNKT và các nhân tố liên quan đến KTV, cụ thể như sau:
2.4.1.1 Nhân tố liên quan đến bản thân DNKT
Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán
Việc phân chia quy mô các công ty kiểm toán thành lớn- Big 4 (Big Four), vừa (second-tier audit firms) và nhỏ (small firms) đã phát triển qua nhiều năm Trong hầu hết thế kỷ 20, đã có 8 công ty kiểm toán lớn, hầu hết là do liên minh giữa công ty kiểm toán của Mỹ và Anh để phục vụ khách hàng của họ trên phạm vi quốc tế được gọi là Big 8 Sau đó, vào năm 1989, do cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường kiểm toán, Big 8 chuyển thành Big 6 sau cuộc sáp nhập giữa Ernst và Whinney và Arthur Young với tên gọi mới là Enrst and Young vào tháng 6 và việc sáp nhập của Deloitte, Haskin và Sells và Touche Ross với tên gọi mới là Deloitte and Touche vào tháng 8 cùng năm.Tháng 7/1998, khi Price Waterhouse sáp nhập với Coopers và Lybrand để hình thành tập đoàn mới là Pricewaterhouse Coopers thì Big 6 chuyển thành Big 5 Sau vụ tai tiếng vào tháng 6/2002, cái tên Arthur Andersen chính thức bị khai tử khỏi làng kế toán và kiểm toán thế giới thì Big 5 trở thành Big 4 cho đến tận ngày nay.
Có 2 luồng ý kiến trái chiều về sự ảnh hưởng của quy mô công ty kiểm toán đến chất lượng kiểm toán Vào cuối thập niên 1970, một nhóm tác giả lập luận rằng kiểm toán viên của công ty kiểm toán có quy mô nhỏ hay lớn đều có năng lực và tính độc lập như nhau do đó chất lượng kiểm toán của công ty nhỏ và công ty lớn đều như nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được công bố sau này thì chứng minh điều ngược lại.
Quy mô của DNKT được coi là chỉ số hiệu quả nhất trong xác định CLKT (Lennox, 1999) Theo đó, DNKT có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn (Francis, 2004).
Nhiều nghiên cứu đã điều tra về mối quan hệ giữa CLKT và quy mô DNKT. Hầu hết trong số đó khẳng định rằng quy mô DNKT có mối quan hệ tỉ lệ thuận với CLKT (ví dụ, Colbert & Murray, 1995; DeAngelo, 1981; O'Keefe & Westort, 1992). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng không có sự khác biệt giữa các DNKT lớn và DNKT vừa và nhỏ về CLKT, cả hai đều có khả năng đạt được một mức CLKT chấp nhận được (ví dụ, Bauwhede & Willekens, 2004; Jackson và cộng sự, 2008; Larn & Chang, 1994) Và các DNKT có quy mô vừa và nhỏ vẫn có khả năng đạt được CLKT cao khi họ đáp ứng được các yêu cầu của các CMKiT (Bauwhede & Willekens, 2004; Larn & Chang, 1994) (theo nghiên cứu của Hosseinniakani S.M và cộng sự, 2014).
Năm 1981, DeAngelo với các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán đã kết luận rằng công ty kiểm toán có quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá bởi thị trường cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ. Theo DeAngelo, công ty kiểm toán nào càng có nhiều khách hàng thì càng có khả năng uy tín bị giảm theo “biên độ tăng thêm” trong trường hợp sai phạm của kiểm toán viên bị phát hiện Hơn nữa, Mansi và cộng sự (2004) đã chứng minh mối quan hệ cơ bản là
“quy mô khách hàng càng lớn thì càng có tỷ lệ thấp trong việc ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán có quy mô nhỏ", nghĩa là khách hàng của công ty kiểm toán lớn chủ yếu là công ty đa quốc gia hoặc công ty cũng có quy mô lớn Vì vậy, công ty kiểm toán lớn càng bị áp lực buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán Đồng quan điểm với DeAngelo, Simunic và Stein (1987) với các nghiên cứu của mình đã cho kết quả bình quân các công ty kiểm toán lớn thực hiện kiểm toán có chất lượng cao hơn các công ty kiểm toán nhỏ Điều này không có nghĩa là công ty kiểm toán lớn không có sai sót trong những cuộc kiểm toán riêng lẻ nhưng nhìn chung chất lượng cuộc kiểm toán của họ vẫn tốt hơn các công ty kiểm toán nhỏ hơn
Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu cho rằng DNKT lớn có nhiều điều kiện và cam kết để đạt được một CLKT cao hơn do có thể ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao cũng như do những chương trình đào tạo chuyên môn thường xuyên cho nhân viên và xây dựng được chương trình kiểm toán chuẩn (Shu, 2000) Bên cạnh đó, những nỗ lực trong duy trì danh tiếng của DNKT lớn qua việc phát hành những BCKT phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, qua đó làm giảm thiểu khả năng xảy ra các vụ kiện tụng và đảm bảo việc duy trì chất lượng dịch vụ kiểm toán ở mức cao (Hosseinniakani S.M và cộng sự, 2014; Lennox, 1999) Thêm vào đó, Deis và Giroux (1992) khảo sát hồ sơ kiểm toán và thấy rằng các DNKT lớn hơn có hồ sơ làm việc đầy đủ và tốt hơn các DNKT nhỏ.
Ngoài ra nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô khách hàng càng lớn thì thường ít ký kết hợp đồng kiểm toán với DNKT có quy mô nhỏ (Mansi và cộng sự,
2004) Họ có xu hướng lựa chọn các DNKT có quy mô lớn và có danh tiếng Đó có thể là do những khách hàng lớn tin rằng những DNKT lớn, có danh tiếng sẽ cung cấp một CLKT cao hơn nhằm giữ gìn danh tiếng của họ Bởi bất cứ sự suy giảm danh tiếng nào cũng có thể dẫn đến khả năng thu hút khách hàng ít hơn và có thể làm giảm giá phí kiểm toán.
Công trình nghiên cứu của Chia-Chi Lee (2008) ở Trường Kinh doanh Quốc tế Đài Loan về sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các công ty KTĐL.Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1988-2002 thông qua việc phân tích kết quả khảo sát đối với 370 công ty KTĐL tại Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho rằng quy mô của DNKT có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình các DNKT đa quốc gia (international audit firms), DNKT lớn (large-size audit firms), DNKT có quy mô vừa (medium-size audit firms); tuy nhiên lại chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này là không đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình DNKT có quy mô vừa với loại hình DNKT có quy mô nhỏ (small-size audit firms) (theo nghiên cứu của Phan Thanh Hải, 2014).
Tóm lại, dù có một số nghiên cứu cho kết quả khác biệt nhưng phần lớn các nghiên cứu đều chứng minh rằng nhân tố quy mô của DNKT là một trong những nhân tố rất cơ bản, tiêu biểu để đo lường, đánh giá về CLKT Vì thế, tác giả sử dụng nhân tố quy mô của DNKT là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.
Sự ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến CLKT cũng được nhiều nghiên cứu thực hiện Tuy có nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản ý kiến cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm CLKT nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu Giải thích cho điều này là do việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.
Nghiên cứu của DeAngelo (1981) đã đưa ra mô hình phí và chi phí kiểm toán góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ với khách hàng Cụ thể đó là các DNKT thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm CLKT.
Ngoài ra, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu (hay nói cách khác là chịu áp lực về mặt tài chính) thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của các KTV Điều này có thể ảnh hưởng đến CLKT do các KTV sẽ tránh báo cáo hết những sai phạm của khách hàng vì sợ mất khách hàng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu gồm 2 bước chính:
+ Bước 1: Nghiên cứu tổng quát Ở bước này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước, điều chỉnh và bổ sung các nhân tố thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia.
+ Bước 2: Nghiên cứu chi tiết Ở bước này các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng bằng các kỹ thuật: tập hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi Bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng khảo sát; kiểm tra lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Quy trình nghiên cứu gồm 5 bước:
Bước 1: Phân tích thực trạng để nhận ra vấn đề nghiên cứu, xác định khe hở nghiên cứu thông qua việc hệ thống hoá thông tin các nghiên cứu trước có liên quan.
Bước 2: Tổng kết cơ sở lý thuyết để làm nền tảng xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
Bước 3: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu theo phương thức phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm, có sự am hiểu rộng trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam Bước nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán để làm cơ sở cho bước nghiên cứu định lượng Sau đó, tiến hành kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo tính khách quan bằng Bảng câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ đồng ý, xử lý bằng phương pháp thống kê trung bình.
Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện tiếp theo nhằm mục đích xác định những nhân tố (đã phát hiện từ nghiên cứu định tính) có thực sự tác động đến chất lượng kiểm toán, đo lường tác động của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán.
Bước 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu thu thập được từ nghiên cứu định tính và định lượng, từ đó đưa ra kiến nghị.
- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
- Xác định đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu
- Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời
- Chọn lọc dữ liệu và xử lý dữ liệu
- Đánh giá độ tin cậy, kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach's Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố qua mô hình hồi quy (MRA)
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
- Thu thập tài liệu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại TP.HCM
Nghiên cứu lý thuyết nền tảng về chất lượng kiểm toán và các nghiên cứu trước có liên quan
Bàn luận và kiến nghị
- Bàn luận về kết quả nghiên cứu và đánh giá chất lượng kiểm toán tại TP.HCM
- Đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
- Xây dựng đề cương thảo luận và phỏng vấn sâu với chuyên gia
- Phân tích và thảo luận kết quả khảo sát, so với các nghiên cứu trước
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán để làm cơ sở cho bước nghiên cứu định lượng
- Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp thống kê
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: đề xuất của tác giả
Mô hình nghiên cứu
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết được trình bày ở Chương 1 và Chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán gồm: (1) quy mô công ty kiểm toán; (2) giá phí kiểm toán; (3 Nhiệm kỳ kiểm toán); (4) dịch vụ phi kiểm toán; (5) trình độ chuyên môn của kiểm toán viên; (6) đạo đức nghề nghiệp; (7) tính độc lập của kiểm toán viên; (8) danh tiếng của kiểm toán viên.
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: đề xuất của tác giả Đạo đức nghề nghiệp
Dịch vụ phi kiểm toán
Quy mô công ty kiểm toán
Tính độc lập của Kiểm toán viên
HĐ DV KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (CLKT)
Danh tiếng của Kiểm toán viên
Nghiên cứu định tính
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực trạng cũng như các vấn đề xoay quanh việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL tại TP Hồ Chí Minh, nhằm thu thập các thông tin để có một cách nhìn sâu sắc và hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán- Kiểm toán gồm Giảng viên tại các trường Đại học; các kiểm toán viên hành nghề; các Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Giám đốc ngân hàng Thành phần tham dự các cuộc thảo luận cũng như khảo sát gồm 8 chuyên gia (xem Phụ lục 2- Danh sách các chuyên gia đồng ý phỏng vấn).
Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi tác giả chuẩn bị từ trước với mục đích tìm hiểu ý kiến của chuyên gia về các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Sau khi tổng hợp ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ đối chiếu với kết quả tổng hợp của các nghiên cứu trước có liên quan để đi đến thống nhất về việc bổ sung hoặc loại bỏ những nhân tố được cho là phù hợp nhất với môi trường văn hoá và kinh tế của Việt Nam Sau cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến chuyên gia lần cuối trước khi hoàn thiện các thành phần của bảng câu hỏi khảo sát cũng như thang đo các nhân tố.
3.3.2 Kết quả thảo luận với chuyên gia
Kết quả thu được sau các cuộc phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia được tổng hợp như sau:
+ Về thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay:hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, ngành Kiểm toán độc lập còn nhiều mặt hạn chế như:
- Các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất, đồng bộ gây khó khăn cho kế toán và kiểm toán viên.
- Chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa đáp ứng được thực tế đòi hỏi do tình trạng cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán thông qua việc giảm giá phí kiểm toán.
- Ngoại trừ các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four và các công ty kiểm toán có nguồn gốc thành lập từ Bộ Tài chính, các công ty kiểm toán Việt Nam thường có quy mô nhỏ, không đủ nguồn nhân lực dẫn đến chất lượng kiểm toán bị hạn chế.
- Ý kiến kiểm toán được đưa ra thường làm vừa lòng các nhà quản lý, và chúng được gắn với những thuật ngữ “ngoại trừ”, “nếu có” với mục đích làm giảm tính rủi ro cho phần trách nhiệm kết luận kiểm toán của kiểm toán viên.
- Tình trạng làm việc theo mùa báo cáo tài chính (khóa sổ kế toán), làm không hết việc của kiểm toán viên là một trong những nguy cơ làm giảm chất lượng kiểm toán.
+ Về các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL:
- Các nhân tố (1) quy mô công ty kiểm toán; (2) giá phí kiểm toán; (3) Nhiệm kỳ kiểm toán; (4) dịch vụ phi kiểm toán; (5) trình độ chuyên môn; (6) đạo đức nghề nghiệp: với sự đồng thuận hơn 50%, các chuyên gia cho rằng các nhân tố này nên được đưa vào nghiên cứu Tuy nhiên, cần làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố này đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL so với các nghiên cứu trước.
- Hơn 70% các chuyên gia không đồng tình việc đem nhân tố (7) tính độc lập của kiểm toán viên và nhân tố (8) danh tiếng của kiểm toán viên vào nghiên cứu Các chuyên gia cho rằng nhân tố số (7) tính độc lập đã được thực hiện ở các nghiên cứu trước rất nhiều, đồng thời có cả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam nên không có khám phá mới Riêng nhân tố (8) danh tiếng của kiểm toán viên thì không phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp kiểm toán cũng như bối cảnh kinh tế Việt Nam Đồng thời, các chuyên gia cũng đề nghị bổ sung thêm nhân tố Hồ sơ và phương pháp kiểm toán cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu với 8 nhân tố sẽ được điều chỉnh thành mô hình nghiên cứu chính thức với 7 nhân tố cũng như sự tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: đề xuất của tác giả
Trong đó, biến phụ thuộc là chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL và 7 biến độc lập lần lượt: Đạo đức nghề nghiệp
Dịch vụ phi kiểm toán
Quy mô công ty kiểm toán (CTKT)
Hồ sơ và phương pháp kiểm toán
HĐ DV TOÁN KIỂM ĐỘC LẬP (CLKT)
(1) Quy mô công ty kiểm toán
(4) Dịch vụ phi kiểm toán
(7) Hồ sơ và phương pháp kiểm toán
3.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình:
H1 Quy mô công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến CLKT +
H2 Giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đến CLKT +
H4 Dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến CLKT +
H5 Trình độ chuyên môn của KTV có ảnh hưởng đến
H6 Đạo đức nghề nghiệp của KTV có ảnh hưởng đến
H7 Hồ sơ và phương pháp kiểm toán có ảnh hưởng đến
Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định để bác bỏ hay chấp nhận, từ đó xác định nhân tố thực sự tác động đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý
Thang đo nháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ở Chương 2 và nghiên cứu sơ bộ Sau kết quả nghiên cứu định tính với kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia, các thang đo đã được điều chỉnh và mã hoá như sau:
Biến phụ thuộc: Thang đo chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Để đánh giá chất lượng hoạt động KTĐL hiện nay, tác giả xây dựng thang đo chất lượng kiểm toán Cơ sở lý thuyết ở chương 2 đã cho thấy tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng khác nhau, từng mục đích sử dụng kết quả kiểm toán khác nhau mà nhận thức về CLKT cũng khác nhau Dưới góc nhìn của khách hàng, CKLT chính là ở mức độ thỏa mãn về các lợi ích mà họ nhận được thông qua dịch vụ họ được cung cấp. Dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà đầu từ, đối tác ) thì CLKT là mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Dưới góc nhìn của DNKT thì CLKT là đáp ứng được những yêu cầu, qui định theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, CMKiT và các qui định của pháp luật có liên quan Bên cạnh đó, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong sự cân đối giữa lợi ích và chi phí để mang lại lợi nhuận cho công ty Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo CLKT như sau:
I Chất lượng dịch vụ kiểm toán (CLKT) (Căn cứ theo VSQC1)
CLKT1 Doanh nghiệp kiểm toán hiểu rõ các công việc cần thực hiện và lập, phát hành báo cáo kiểm toán theo đúng thời hạn đã giao kết.
CLKT2 Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã đáp ứng được yêu cầu của các qui định về kiểm toán, và thỏa mãn khách hàng trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty.
CLKT3 Khách hàng cảm thấy hài lòng và đánh giá cao tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán
- Thang đo quy mô của DNKT
Cơ sở lý thuyết trong chương 2 cho thấy DNKT có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn Các nghiên cứu chỉ ra rằng DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên có xu hướng cung cấp CLKT cao hơn (Mansi và cộng sự, 2004) và DNKT lớn có quy trình kiểm toán tốt hơn, trình độ nguồn nhân lực cao hơn và có phần mềm kiểm toán hiện đại nên CLKT cao hơn (Shu, 2000) Qua đó, các biến quan sát của thang đo quy mô của DNKT được xây dựng như sau:
H1: Quy mô công ty kiểm toán (CTKT)
QM1 CTKT lớn có quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn
CTKT nhỏ nên đem lại CLKT tốt hơn
QM2 CTKT lớn có đội ngũ KTV chuyên nghiệp hơn CTKT nhỏ nên cung cấp CLKT tốt hơn
QM3 CTKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn CTKT nhỏ nên cung cấp dịch vụ và
QM4 CTKT lớn không bị phụ thuộc kinh tế vào khách hàng nên mức độ bảo thủ của
KTV cao hơn do đó đem lại CLKT tốt hơn
QM5 Khách hàng của CTKT lớn là các công ty đa quốc gia có hệ thống kế toán tiên tiến do đó mang lại CLKT tốt hơn QM6 DNKT lớn sử dụng phần mềm kiểm toán hiện đại nên có thể cung cấpCLKT cao hơn
- Thang đo giá phí kiểm toán
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm CLKT Giải thích cho điều này là do việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu (Novie Susanti Suseno, 2013) Bên cạnh đó, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu (hay nói cách khác là chịu áp lực về mặt tài chính) thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của các KTV Điều này có thể dẫn đến các KTV sẽ tránh báo cáo hết những sai phạm của khách hàng Theo dự thảo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp sắp ban hành tại VN thì tỷ trọng này 15% doanh thu Ngoài ra, theo Novie Susanti Suseno (2013), áp lực cạnh tranh của thị trường kiểm toán dẫn đến một số các DNKT nhỏ giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, làm cho các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí Do đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo giá phí kiểm toán như sau:
GP1 Giá phí kiểm toán thấp dẫn đến quỹ thời gian kiểm toán ít, gây khó khăn cho
KTV trong phát hiện sai sót và gian lận BCTC do đó làm giảm CLKT
GP2 Giá phí kiểm toán thấp khiến KTV rút bớt công đoạn kiểm toán cho phù hợp với giá phí làm ảnh hưởng tính minh bạch của BCTC dẫn đến suy giảm CLKT
GP3 Giá phí kiểm toán thấp khiến KTV kiểm tra hời hợt chứng từ của khách hàng do đó làm giảm CLKT GP4 Áp lực cạnh tranh khiến CTKT giảm giá phí cho năm đầu tiên để tạo mối quan hệ với khách hàng do đó làm suy giảm tính độc lập của KTV dẫn đến giảm CLKT
GP5 Phí dịch vụ kiểm toán từ một khách hàng chiếm >15% tổng doanh thu của
CTKT sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của CTKT và KTV vì vậy làm suy giảm
- Thang đo nhiệm kỳ kiểm toán
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiệm kỳ kiểm toán dài hơn sẽ làm tăng khả năng phát hiện ra các sai sót nhờ có sự am hiểu về khách hàng, nhưng mối quan hệ lâu dài với khách hàng lại có thể làm giảm tính độc lập khi báo cáo các sai sót phát hiện được.
Vì vậy, nếu không có sự xoay vòng kiểm toán nhất định, KTV có nhiều khả năng để bảo vệ nhiệm kỳ lâu hơn bằng cách thỏa thuận với khách hàng (Hosseinniakani S.M,
2014) Theo như quy định của Luật Kiểm toán độc lập VN thì thời gian luân chuyển là
3 năm đối KTV hành nghề ký BCKT Tuy nhiên theo báo cáo của VACPA năm 2012, thì việc thiếu hụt về đội ngũ KTV tại các DNKT vừa và nhỏ có thể gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định về thời gian luân chuyển, dẫn đến giảm CLKT Vì vậy, tác giả đã xây dựng các biến quan sát cho thang đo nhiệm kỳ kiểm toán như sau:
Việc không thực hiện luân chuyển chủ phần hùn và KTV phụ trách đối với khách hàng trên 3 năm liên tiếp sẽ làm tăng nguy cơ quen thuộc giữa KTV và khách hàng, dẫn đến giảm CLKT
NK2 Việc thiếu hụt về đội ngũ KTV tại các DNKT vừa và nhỏ có thể gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định về thời gian luân chuyển, dẫn đến giảm CLKT
NK3 Thời hạn hợp đồng kiểm toán càng dài giúp cho công ty kiểm toán dễ dàng phát hiện các sai sót trọng yếu giúp gia tăng chất lượng dịch vụ kiểm toán
NK4 Thời hạn hợp đồng kiểm toán càng dài không làm gia tăng sự phụ thuộc tài chính của công ty kiểm toán vào khách hàng
NK5 Thời hạn hợp đồng kiểm toán càng dài không làm gia tăng nguy cơ quen thuộc giữa kiểm toán viên và khách hàng
- Thang đo dịch vụ phi kiểm toán
Trên thế giới và Việt Nam, các nghiên cứu về phạm vi dịch vụ phi kiểm toán được chia thành ba trường phái: tác động tích cực, tác động tiêu cực và không tác động.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính trong thời
4.1.1 Những thành tựu đạt được của ngành Kiểm toán độc lập
- Trải qua hơn 25 năm phát triển, ngành Kiểm toán độc lập đã khẳng định được vai trò và sự cần thiết đối với nền kinh tế Từ 2 công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính vào năm 1991 là VACO (nay là Deloitte) và Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, tính đến nay cả nước có 162 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo thống kê của VACPA tính đến ngày 31/08/2017), với trên 3.800 nhân sự có Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam, cung cấp dịch vụ cho khoảng 36.000 doanh nghiệp, tổ chức thuộc các loại hình cũng như các thành phần kinh tế khác nhau; góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc cải cách kế toán và kiểm toán ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mở cửa, thu hút vốn FDI vào Việt Nam
- Thống kê trên VACPA cũng cho thấy, doanh thu ngành Kiểm toán độc lập tăng đáng kể qua các năm Doanh thu năm 2015 là 5.130 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm 2000 Sự phát triển của ngành đã tạo việc làm cho hơn 10.000 người làm việc trong các công ty kiểm toán, trong đó có hơn 1.647 người là kiểm toán viên có đủ điều kiện đăng ký hành nghề.
- Bên cạnh phát triển về quy mô, chất lượng đội ngũ kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán cũng ngày càng được nâng cao thông qua các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức, đào tạo theo chuyên đề chuyên sâu, tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, chương trình quốc tế hoá nhân viên,….
4.1.2 Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
+ Theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Kết quả kiểm tra gần đây cho thấy số lượng các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán công ty niêm yết giảm mạnh; tỷ trọng các công ty đạt yêu cầu giảm trong khi không đạt yêu cầu tăng.
Bảng 4.1: Tình hình chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL của các doanh nghiệp kiểm toán qua kết quả kiểm tra hàng năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 2014-2016
Theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của công ty niêm yết vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót Trong một số trường hợp, không ít kiểm toán viên chưa nêu rõ ý kiến ngoại trừ hoặc đánh giá sai về mức độ ảnh hưởng của vấn đề phát hiện qua kiểm toán Bên cạnh đó, những vụ việc sai phạm xảy ra trên thị trường chứng khoán gần đây cũng khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty niêm yết Việc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định tạm ngừng giao dịch trên sàn UPCOM đối với công ty Cổ phần Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản miềm Trung (MTM) khiến nhà đầu tư lo lắng và nghi ngờ tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2014 và báo cáo tài chính có kiểm toán giai đoạn 01/01/2015-10/04/2015 mà công ty này đưa ra. Hoặc những tranh cãi trong việc lựa chọn công ty kiểm toán của Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam Corp (PNC) trong 2 mùa Đại hội cổ đông cũng cho thấy sự sụt giảm niềm tin của cổ đông vào chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Gần nhất là vụ việc Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long (T.D.K) bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ do chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra định kỳ năm 2016 Việc này đã khiến báo cáo kiểm toán của 14 công ty niêm yết do công ty kiểm toán này thực hiện bị tuyên bố vô hiệu, khiến cho 14 công ty này rơi vào thế khó và phải lựa chọn công ty kiểm toán thay thế cũng như thực hiện lại việc kiểm toán cho báo cáo tài chính của năm 2016.
+ Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính
Ngày 30/12/2016, Bộ Tài chính đã công bố kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán 2016 Kết quả kiểm tra cho thấy, tuy các công tuy kiểm toán đã xây dựng được quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nhưng việc triển khai vận hành còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung chưa đảm bảo tuân thủ hoàn toàn theo quy chế và quy trình Một số công ty chưa có quy định liên quan đến xử lý đối với các phàn nàn và cáo buộc; tham khảo ý kiến đối với các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ; xử lý, giải quyết vấn đề còn khác biệt quan điểm khi thực hiện hợp đồng dịch vụ Một số công ty không có quy định về kiểm tra, giám sát và không thực hiện việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán giữa các kiểm toán viên hành nghề và thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ kiểm toán hàng năm theo quy định của VSQC1 (Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1).
Ngoài ra, đánh giá của Bộ Tài chính trong Báo cáo thường niên (2015) cũng cho rằng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán nói chung còn thấp, chưa đạt trình độ khu vực và quốc tế Chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng dịch vụ nói riêng của các doanh nghiệp kiểm toán chưa có sự đồng bộ và còn chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam.
+ Nguyên nhân của thực trạng
- Theo VACPA, sức ép phải nộp và công khai báo cáo tài chính năm đúng hạn, đặc biệt là thời hạn phải có báo cáo kiểm toán để phục vụ Đại hội cổ đông dồn vào các tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
- Năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên là những yếu tố mang tính quyết định chất lượng kiểm toán Tuy nhiên, có trường hợp do kiểm toán viên trực tiếp thực hiện hợp đồng kiểm toán còn chưa hiểu sâu về lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng dẫn đến những sai sót nghề nghiệp.
- Hệ thống pháp lý chưa có sự đồng bộ và những biện pháp chế tài nhằm đảm bảo sự tuân thủ một cách đầy đủ.
- Định hướng cạnh tranh không lành mạnh của các công ty kiểm toán ViệtNam Các công ty kiểm toán chỉ tập trung việc giảm giá phí mà không tập trung vào chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.2.1 Kết quả thu thập mẫu.
Như đã trình bày ở Phần mở đầu, đối tượng thực hiện khảo sát chính là các nhân viên chuyên nghiệp đang làm ở các vị trí khác nhau như chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán trong các DNKT tại TP.HCM (xem Phụ lục 4- Danh sách các công ty thực hiện khảo sát).
Tác giả tiến hành gửi 300 phiếu câu hỏi khảo sát đến các đối tượng khảo sát Số phiếu khảo sát thu về là 279 phiếu Trong đó có 21 phiếu không hợp lệ do thiếu dữ liệu trả lời Như vậy số phiếu hợp lệ để tiến hành phân tích là 258 phiếu Trong đó, số lượng nam là 87 người (chiếm 33,59%) và nữ là 171 người (chiếm 66,41%) Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng được sử dụng
Bảng 4.2 Thống kê kết quả thu thập bảng câu hỏi
Phỏng vấn trực tiếp Gián tiếp qua e-mail
Số bảng câu hỏi gửi 78 222
Thu thập được khảo sát 78 180
Không thu thập được khảo sát 0 42
Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả
4.2.2 Mô tả cơ cấu mẫu.
Khảo sát được thực hiện trên địa bàn TP.HCM với kích thước mẫu sử dụng được là 258 quan sát.
+ Về tuổi tác đối tượng khảo sát
Trong 258 mẫu nghiên cứu, kết quả thống kê cho thấy, có 20 người thuộc độ tuổi từ 20-30 tuổi (chiếm 8%), 158 người thuộc độ tuổi từ 30-40 tuổi (chiếm 61%) và
80 người (chiếm 31%) cho độ tuổi từ 41-50 Riêng độ tuổi trên 50 thì không có người nào.
Bảng 4.3: Thống kê về tuổi tác
Tuổi tác Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả + Về nghề nghiệp của đối tượng khảo sát
Kết quả khảo sát 258 mẫu cho thấy, có 80 người là kiểm toán viên (chiếm 31%),
117 người là kế toán viên (chiếm 45%), nhân viên tín dụng là 26 người (chiếm 10%) và
35 người là nhà đầu tư (chiếm 14%).
Bảng 4.4: Thống kê về nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả + Về kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán, kiểm toán
Kết quả thống kê cho thấy có ngoại trừ đa số nhân viên tín dụng và nhà đầu tư là không có kinh nghiệm liên quan đến kế toán-kiểm toán (chiếm 10%), số còn lại đều có sự am hiểu về ngành nghề kế toán Trong đó, kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 50%, tiếp đến là kinh nghiệm từ 1- 5 năm là 28%
Bảng 4.5: Thống kê về kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán-kiểm toán
Kinh nghiệm liên quan đến kế toán
Nghề nghiệp lượng Tỷ lệSố toán viênKiểm Kế toán viên Nhân viên tín dụng
Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả + Về tần suất sử dụng báo cáo tài chính
Thống kê trên 258 mẫu nghiên cứu cho kết quả tần suất sử dụng thường xuyên BCTC là 65%, thỉnh thoảng là 26%, hiếm khi là 7%, và không bao giờ là 1%.
Bảng 4.6: Thống kê về tần suất sử dụng BCTC
Tần suất sử dụng báo cáo tài chính
Nghề nghiệp lượng Tỷ lệSố toán viênKiểm Kế toán viên Nhân viên tín dụng
Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả
Nhìn chung, nhóm kế toán viên có tỉ lệ về kinh nghiệm liên quan đến kế toán- kiểm toán và tần suất sử dụng báo cáo tài chính cao; nhóm người sử dụng báo cáo tài chính (nhân viên tín dụng, nhà đầu tư) có tỉ lệ về kinh nghiệm liên quan kế toán-kiểm toán cũng như tần suất sử dụng báo cáo tài chính thấp hơn.
4.2.3 Kết quả phân tích dữ liệu.
4.2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo.
Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha trong SPSS 20 để kiểm định độ tin cậy của thang đo Sử dụng hệ số này trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi hay cần giữ lại Vì vậy, việc sử dụng hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item- Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến- tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 Theo lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao (Nunally và Burnstein, 1994; trích theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Các mức giá trị của Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7-0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; trích theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các thang đo được xây dựng dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 5 đến 1.Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất không đồng ý.
Nhân tố Quy mô công ty kiểm toán (QM)
Các biến quan sát của thang đo Quy mô công ty kiểm toán bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quy mô công ty kiểm toán.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.943 Số biến quan sát 6
Thang đo Quy mô công ty kiểm toán có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.943 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận.
Thang đo Gía phí kiểm toán:
Các biến quan sát của thang đo Gía phí kiểm toán bao gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Gía phí kiểm toán.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.877 Số biến quan sát 5
Thang đo Gía phí kiểm toán có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.877 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận.
Thang đo Nhiệm kỳ kiểm toán.
Các biến quan sát của thang đo Nhiệm kỳ kiểm toán bao gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân viên phục vụ.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.890 Số biến quan sát 5
Thang đo Nhiệm kỳ kiểm có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.890 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
Thang đo Dịch vụ phi kiểm toán.
Các biến quan sát của thang đo Dịch vụ phi kiểm toán bao gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Dịch vụ phi kiểm toán.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.772 Số biến quan sát 5
Bàn luận về kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Như kỳ vọng đã đặt ra, cả 7 nhân tố trong mô hình đều có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Đồng thời kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ tác động của các nhân tố theo thứ tự như sau (dựa vào hệ số Beta đã chuẩn hóa):
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
CLKT= 0.432 (Dịch vụ phi kiểm toán) + 0.418 (Quy mô công ty kiểm toán) + 0.408 (Giá phí kiểm toán) + 0.364 (Nhiệm kỳ kiểm toán) + 0.154 (Trình độ chuyên môn) + 0.143 (Đạo đức nghề nghiệp) + 0.077 (Hồ sơ và phương pháp kiểm toán)
[1] Dịch vụ phi kiểm toán
[2] Quy mô công ty kiểm toán
[7] Hồ sơ và phương pháp kiểm toán
Thứ nhất, về nhân tố “Dịch vụ phi kiểm toán” Nghiên cứu cho kết quả β=0.432 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, khi dịch vụ phi kiểm toán gia tăng sẽ làm tăng chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL So với các nghiên cứu trước đây thì kết quả nghiên cứu của tác giả có cùng kết luận về sự tương quan với tác giả Beck và cộng sự (1988), Antle và cộng sự (2002), Kinney và cộng sự (2004), Lennox (1999) Nghiên cứu này có cùng kết luận với tác giả Teoh và Wong (1993) là nhân tố dịch vụ phi kiểm toán tác động cùng chiều đến chất lượng kiểm toán Kết luận này tuy khác với kết quả nghiên cứu của Beattie và cộng sự (1999), Simunic (1984), Beck và cộng sự (1988) và Myungsoo Son (2005) là nhân tố dịch vụ phi kiểm toán tác động nghịch chiều đến chất lượng kiểm toán nhưng cũng cho thấy rằng nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán.
Thứ hai, về nhân tố “quy mô công ty kiểm toán” Nghiên cứu cho kết quả β=0.432 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, các doanh nghiệp kiểm toán có quy mô lớn thường rất quan tâm đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi quy mô công ty kiểm toán càng lớn thì mang lại chất lượng kiểm toán càng cao Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu được thực hiện trước đây như của tác giả Colbert và Murray (1995), DeAngelo (1981), O’Keefe và Westort (1992) và Francis (2004) và….
Thứ ba, về nhân tố “giá phí kiểm toán” Nghiên cứu cho kết quả β=0.408 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, giá phí kiểm toán gia tăng sẽ giúp tăng chất lượng kiểm toán càng cao So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang (2016) với β=0.375 và của tác giả Nguyễn Minh Châu (2016) với β=0.280 Điều này cho thấy nhân tố giá phí kiểm toán có tác động đáng kể đến chất lượng kiểm toán.
Thứ tư, về nhân tố “Nhiệm kỳ kiểm toán” Nghiên cứu cho kết quả β=0.364 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, khi nhiệm kỳ kiểm toán gia tăng có thể làm gia tăng chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL Kết quả về ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của nhân tố này đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước nhưng lại trái ngược về kỳ vọng dấu
Thứ năm, về nhân tố “trình độ chuyên môn của kiểm toán viên” Nghiên cứu cho kết quả β=0.154 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên càng cao sẽ giúp gia tăng chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL So với các nghiên cứu trước đây thì kết quả nghiên cứu của tác giả có cùng kết luận về sự tương quan với tác giả Bùi Thị Thuỷ (2013) và tác giả Phan Văn Dũng (2015) Mặt khác, nhân tố này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của…… Điều đó cho thấy nhân tố trình độ chuyên môn của kiểm toán viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán Vì đây là kiểm toán độc lập nên trình độ chuyên môn của KTV rất quan trọng…
Thứ sáu, về nhân tố “Đạo đức nghề nghiệp” Nghiên cứu cho kết quả β=0.143 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, khi đạo đức nghề nghiệp gia tăng sẽ cải thiện chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL So với các nghiên cứu trước đây thì kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của Chen và cộng sự
Thứ bảy, về nhân tố “Hồ sơ và phương pháp kiểm toán” Nghiên cứu cho kết quả β=0.077 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương Điều này cho thấy, hồ sơ và phương pháp kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL
Chương 4 trình bày thực trạng chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong thời gian qua và kết quả kiểm định thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL tại Thành phố Hồ Chí Minh Kiểm định cho kết quả các thang đo đều đạt được độ tin cậy cao qua kiểm định Cronbach’s Alpha vàEFA Đồng thời, kết quả chạy hồi quy cho thấy có 7 nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động dịch vụ KTĐL tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: quy mô doanh nghiệp kiểm toán, giá phí kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, hồ sơ và phương pháp kiểm toán Điều này chứng tỏ mô hình đưa ra phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận Chương 5, chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu Chương 5 đồng thời cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.