ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng lựa chọn nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Bình Thạnh bị tăng huyết áp
2.1.2 Tiêu chuẩn không lựa chọn
Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng nặng, stress
Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường trước đây hoặc kết quả xét nghiệm đường huyết nghi ngờ đái tháo đường
Những người không nhớ hoặc không cung cấp được câu trả lời trong bảng câu hỏi nghiên cứu
Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Dự kiến từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 10 năm 2021
Bệnh viện quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đến khám tại Khoa Khám bệnh, Phòng khám sàng lọc bệnh - Khoa Cấp cứu cho đến khi đủ số lượng mẫu
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp trong nghiên cứu
- Đã được chẩn đoán tăng huyết áp trước đó
- Hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg trong lần khám này [22].
Phương tiện và kỹ thuật đo huyết áp
2.6.1 Phương tiện đo huyết áp
Thực hiện bằng máy đo huyết áp cơ, loại đo ở cánh tay, hãng sản xuất ALP K2 hoặc Yamasu, xuất xứ Nhật Bản, tất cả máy được kiểm chuẩn định kỳ hàng năm
2.6.2 Kỹ thuật đo huyết áp
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 - 10 phút trước khi đo huyết áp Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ
Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim hoặc tư thế nằm
Bề dài, bề rộng bao đo (nằm trong băng quấn) theo kích cỡ cánh tay
Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim
Xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập Xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff)
Không nói chuyện khi đang đo huyết áp
Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, chọn chỉ số huyết áp là huyết áp đo được ở tay cao hơn Đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ
17 trên 5 phút Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng
Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường trong nghiên cứu
Theo ADA 2020 và Hướng dẫn chẩn đoán tiền đái tháo đường của Bộ Y tế năm 2020, có 3 tiêu chí để chẩn đoán tiền đái tháo đường [4][9] Tuy nhiên trong nghiên cứu này, do điều kiện thực tế, nên chúng tôi chọn 2 tiêu chí:
- Glucose huyết tương lúc đói (FPG) từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L, hoặc
Phương tiện và kỹ thuật xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói (FPG)
2.8.1 Phương tiện xét nghiệm FPG
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, Model: AU 680, Hãng: Beckman Coulter, Xuất xứ: Nhật Bản
2.8.2 Kỹ thuật xét nghiệm FPG
Glucose được phosphoryl hóa bởi hexokinase (HK) trong sự hiện diện của adenosine triphosphate (ATP) và các ion magiê để sản xuất glucose - 6- phosphate và adenosine diphosphate (ADP) Glucose - 6 - phosphate dehydrogenase (G6P -
DH) oxy hóa đặc hiệu glucose - 6 - phosphate thành glucose-6-phosphate đồng thời với việc giảm NAD + NADH Sự gia tăng độ hấp thụ ở 340nm tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong mẫu
Glucose + ATP Glucose-6-phosphate + ADP
Glucose-6-Phosphate + NAD + G6P-DH Gluconate-6-P + NADH + H+
Nồng độ cuối cùng của các thành phần phản ứng:
Thuốc thử đã sẵn dùng và có thể đặt trực tiếp vào máy
Bảo quản và ổn định hóa chất
Thuốc thử chưa mở nắp sẽ ổn định đến hết hạn sử dụng nếu được bảo quản ở 2-8oC Sau khi mở, thuốc thử được bảo quản trong máy sẽ ổn định trong vòng
Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDTA Để giảm thiểu tối đa việc mất glucose thông qua quá trình đường phân, nên tách huyết thanh ra khỏi các tế bào hồng cầu sớm nhất có thể Các mẫu bệnh phẩm nếu không thể phân tách nhanh thì nên được lấy vào ống chứa fluoride, monoiodoacetate hoặc mannose Glucose trong dịch ly giải hồng cầu và trong huyết thanh sẽ ổn định tối đa 7 ngày nếu được bảo quản ở 2 - 8oC và 2 ngày nếu được bảo quản ở
Ly tâm mẫu từ ống máu trong 15 phút với vận tốc 4000 vòng /phút Đặt trực tiếp ống máu đã ly tâm vào rack
Vận hành máy như mô tả trong Quy trình vận hành máy AU680
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Máy xét nghiệm Beckman Coulter tự động tính toán nồng độ của Glucose trong mẫu Khoảng tham chiếu: 3.9 - 6,4 mmol/L Độ tuyến tính
Xét nghiệm tuyến tính trong dải nồng độ 0.6 - 45.0 mmol/L (10 - 800 mg/dL) đối với huyết thanh, huyết tương, dịch ly giải hồng cầu và CSF
Bệnh phẩm để lâu không ly tâm và định lượng ngay gây hiện tượng hủy đường làm giảm kết quả Sau 1 giờ giảm khoảng 7% Sử dụng chất chống đông NaF để tránh hủy đường
Lấy máu sau ăn làm tăng kết quả
Phương tiện và kỹ thuật xét nghiệm HbA1c
2.9.1 Phương tiện xét nghiệm HbA1c
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, Model: AU 680, Hãng: Beckman Coulter, Xuất xứ: Nhật Bản
2.9.2 Kỹ thuật xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c sử dụng bốn hóa chất: total Hemoglobin R1, HbA1c R1, R2 HbA1c, và hóa chất Hemolyzing Trong bước tiền xử lý mẫu, toàn bộ máu được trộn với các hóa chất Hemolyzing với tỉ lệ pha loãng 1:100 và sản phẩm của quá trình tan máu được sử dụng Tetradecyltrimethylammonium bromide (TTAB) trong thuốc thử hemolyzing loại bỏ sự ảnh hưởng của bạch cầu
Nồng độ của cả hai chỉ số HbA1c và Hemoglobin toàn phần được xác định
Tỷ lệ HbA1c/ tổng Hemoglobin được thể hiện là mmol / mol (IFCC) hoặc % HbA1c (DCCT / NGSP) Thuốc thử Hemoglobin toàn phần được dùng để định lượng nồng độ Hemoglobin bằng phương pháp đo màu Sự thay đổi độ hấp thụ ánh sáng được đo ở 570/660 nm Hóa chất HbA1c được dùng để định lượng nồng độ Hemoglobin A1c bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục Trong phản ứng,
20 kháng thể Hemoglobin A1c kết hợp với HbA1c trong mẫu bệnh phẩm tạo nên phức hợp kháng nguyên-kháng thể tan Polyhapten trong hóa chất sau đó sẽ kết hợp với lượng kháng thể còn thừa tạo nên phức hợp kết tủa được định lượng bằng phương pháp đo độ đục Độ hấp thụ ánh sáng được đo ở 340/700nm
Sản phẩm của quá trình đông máu (người và cừu)
Không có chất hoạt động hóa học nhằm tối ưu hóa hoạt động của hóa chất
≥0.5 mg/mL HbA1c Polyhapten ≥ 8ug/mL Đệm MES (2-morpholino- ethanesulphonic acid)
0.025 mol/L Đệm MES (2- morpholino- ethanesulphonic acid)
Không có chất hoạt động hóa học nhằm tối ưu hóa hoạt động của hóa chất
Hemoglobin toàn phần R1 Đệm phosphate, pH 7.4 0.02 mol/L
Không có chất hoạt động hóa học nhằm tối ưu hóa hoạt động của hóa chất
Hemolyzing Reagent (sử dụng trong quá trình chuẩn bị mẫu)
Dung dịch muối 0.9% Ít nhất hai level chất chứng 0.1M NaOH (Analar Grade(AR))
Chuẩn bị hóa chất: Các thuốc thử Total Hemoglobin R1 và HbA1c R2 đã sẵn sàng sử dụng, có thể đặt trực tiếp vào máy Cần để hóa chất ly giải hồng cầu về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng
Bảo quản và ổn định hóa chất: Thuốc thử ổn định khi chưa mở nắp đến hết hạn sử dụng ở 2 đến 8°C Sau khi mở nắp, thuốc thử được bảo quản trên máy ổn định trong 30 ngày ( không bảo quản đông lạnh )
Máu toàn phần chống đông bằng EDTA hoặc Heparin
Mẫu cần được phá vỡ hồng cầu trước khi chạy máy
Dung dịch phá vỡ hồng cầu: Hemoglobin Denaturant
Tỷ lệ pha: 10μl bệnh phẩm + 1000 μl dung dịch phá vỡ hồng cầu
Trộn đều, tránh tạo bọt, để ở nhiệt độ phòng 5 phút trước khi chạy Bệnh phẩm chưa phá vỡ hồng cầu ổn định ở 25 0 C trong 1 tuần, 2 tuần nếu bảo quản ở 1-8 0 C
Bệnh phẩm đã phá vỡ hồng cầu: ổn định trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và 48 tiếng nếu bảo quản 2-8 0 C, với điều kiện đậy kín nắp ống mẫu
Pha loãng mẫu: 10μl bệnh phẩm+ 1000 μl dung dịch phá vỡ hồng cầu
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Giá trị của chất chuẩn HbA1c được tính theo phương pháp tham khảo IFCC HbA1c Mối tương quan giữa kết quả của hệ thống NGSP (DCCT) và hệ thống IFCC đã được ước lượng và công thức tính toán đã được phát triển để chuyển đổi kết quả từ IFCC (mmol/mol) sang NGSP (%)
Công thức: NGSP = (0.0915 x IFCC (mmol/mol)) + 2.15
Khoảng tham chiếu: 4 - 6,5 % (tǎng khi > 6,5%)
HbA1c có thể “tăng giả”: Do PreHbA1c; HbF; Hội chứng ure máu cao (cơ chế: do Hb bị carbamyl hóa);…
HbA1c có thể “giảm giả”: Do các bệnh làm giảm đời sống HC: huyết tán (tan máu); Thiếu máu mạn hoặc cấp; Xuất huyết tiêu hoá, sau trích máu điều trị; Nhiễm sắc tố sắt; Hemoglobine bất thường (VD: HbH, HbS, HbD, HbE, HbC)…
Phương tiện và kỹ thuật xét nghiệm các chỉ số lipid máu (Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-c, LDL-c)
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, Model: AU 680, Hãng: Beckman Coulter, Xuất xứ: Nhật Bản
2.10.2 Kỹ thuật xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Thuốc thử Cholesterol sử dụng phương pháp enzyme để đo nồng độ cholesterol trong huyết thanh và huyết tương người Trong quy trình này, các cholesterol este trong mẫu bị thủy phân dưới xúc tác của enzyme cholesterol esterase (CHE) Cholesterol tự do sinh ra sẽ bị oxi hóa dưới xúc tác của cholesterol oxidase (CHO) tạo thành cholestene-3-one và hydrogen peroxide (H2O2) H2O2 oxi hóa 4-aminoantipyrine và phenol dưới xúc tác của peroxidase (POD) để tạo thành chất màu (chromophore).Có thể đo được sự tăng độ hấp thụ thông qua việc đo quang phổ chất màu đỏ quinoneimine tạo thành ở bước sóng 540/600nm
Cholesterol ester + H2O Cholesterol + acid béo
Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA hoặc heparin Ổn định trong huyết thanh và huyết tương 7 ngày nếu được bảo quản ở 2-80C
Ly tâm mẫu từ ống máu trong 15 phút với vận tốc 4000 vòng /phút Đặt trực tiếp ống máu đã ly tâm vào rack Vận hành máy
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Máy xét nghiệm Beckman Coulter tự động tính toán nồng độ của cholesterol trong mẫu
Giá trị tham chiếu: 3.9 - 5.2 mmol/l Độ tuyến tính: Xét nghiệm tuyến tính trong dải nồng độ 0.5 - 180 mmol/L
Bệnh phẩm đang sử dụng thuốc không ảnh hưởng nhiều đến kết quả
Người bệnh không nhịn ăn sẽ làm tăng nồng độ cholesterol máu
2.10.3 Kỹ thuật xét nghiệm Triglyceride:
Xét nghiệm triglyceride dựa trên chuỗi các phản ứng enzyme Các phân tử triglyceride trong bệnh phẩm bị thuỷ phân hoá bởi phức hợp enzyme lipases của
24 vi sinh vật, tạo thành glycerol và các axit béo Glycerol được phosphoryl hoá bởi adenosine triphosphate (ATP) trong môi trường glycerol kinase (GK) và tạo thành glycerol-3-phosphate Glycerol-3-phosphate được oxy hoá bởi oxy phân tử trong môi trường có GPO (glycerol phosphate oxidase) để sinh ra hydrogen peroxide (H2O2) và dihydroxyacetone phosphate H2O2 này phản ứng với 4- aminophenazone and N,N -bis(4-sulfobutyl)-3,5-dimethylaniline, disodium salt (MADB) với sự có mặt của peroxidase (POD) để tạo ra một hợp chất mang màu có thể đo ở bước sóng 660/800nm Nồng độ của triglyceride trong bệnh phẩm sẽ tỷ lệ thuận với độ hấp thụ quang của hợp chất màu ở bước sóng 660/800nm lipase
Glycerol + ATP Glycerol-3-phosphat + ATP
H2O2+4-amino-antipyrin quinoneimin + HCl + H2O + 4-chlorophenol
Huyết thanh và huyết tương chống đông bằng EDTA hoặc heparin
Triglyceride ổn định trong huyết thanh và huyết tương được bảo quản ở 2-8°C trong vòng 7 ngày và ở ở 15-25°C trong vòng 2 ngày
Ly tâm mẫu từ ống máu trong 15 phút với vận tốc 4000 vòng /phút Đặt trực tiếp ống máu đã ly tâm vào rack
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Hệ thống máy Beckman Coulter tự động phân tích, tính toán nồng độ Triglycerid của mỗi mẫu
Giá trị tham chiếu: 0.46 - 1.88 mmol/l Độ tuyến tính: Xét nghiệm này tuyến tính trong khoảng giá trị 0.1 - 11.3 mmol/L (10 - 1000 mg/dL)
Các chất có thể làm tăng nồng độ triglycerid máu: Rượu, thuốc chẹn beta giao cảm, cholestyramin, corticosteroid, estrogen, thuốc ngừa thai uống, lợi tiểu thiazid
Các chất có thể làm giảm nồng độ triglycerid máu: acid ascorbic, asparaginase, colestipol, clofibrat, dextronthyroxin, metformin, niacin
Có thai hoặc người bệnh không nhịn ăn sẽ làm tăng nồng độ triglycerid máu
2.10.4 Kỹ thuật xét nghiệm LDL - c
Trong hoá chất R1 có một hoạt chất bảo vệ LDL khỏi các phản ứng enzyme hoá Tất cả các lipoprotein không phải LDL (HDL, VLDL, CM) đều bị phá vỡ do phản ứng với enzyme cholesterol esterase (CHE) và cholesterol oxidase (CHO) Hydrogen peroxide (POD) hình thành từ phản ứng này sẽ bị phân huỷ bởi catalase trong R1 Sau khi thêm R2 vào, chất bảo vệ sẽ bị ly giải khỏi LDL và catalase bị bất hoạt bởi sodium azide Lúc này có thể định lượng LDL qua hệ thống
HDL-C, VLDL-C và Chylomicron Cholestenone + H2O2 Điều kiện đặc hiệu
2H2O2 + chất sinh màu Sắc tố quinone
Huyết thanh và huyết tương chống đông bằng heparin Ổn định trong vòng
7 ngày nếu được bảo quản ở 2-8°C và trong vòng 1 ngày ở 15-25°C
Ly tâm mẫu từ ống máu trong 15 phút với vận tốc 4000 vòng /phút Đặt trực tiếp ống máu đã ly tâm vào rack
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Hệ thống máy Beckman Coulter tự động phân tích, tính toán nồng độ LDL -c của mỗi mẫu
Giá trị tham chiếu: ≤ 3,4 mmol/L Độ tuyến tính: Thử nghiệm tuyến tính với nồng độ LDL -C tối đa trong huyết thanh là 0.26 - 10.3 mmol/l
Bệnh phẩm lấy vào ống chống đông bằng EDTA có thể làm giảm kết quả Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin tăng, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc kết quả ít bị ảnh hưởng
2.10.5 Kỹ thuật xét nghiệm HDL-c
Kháng thể kháng β-lipoprotein người trong thuốc thử R1 gắn với các lipoprotein ngoại trừ HDL (LDL, VLDL và chylomicron) Phức hợp kháng nguyên-kháng thể hình thành được sẽ ngăn cản phản ứng enzyme khi thêm thuốc thử R2 Nồng độ HDL-cholesterol được định lượng bởi sự có mặt của một hệ thống chất tạo màu enzyme
LDL-C, VLDL-C và Chylomicron Cholestenone + H2O2 Điều kiện đặc hiệu
2H2O2 + chất sinh màu Sắc tố quinone
Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin Ổn định 7 ngày nếu được bảo quản ở 2-8oC và 2 ngày nếu được bảo quản ở 15-25oC
Ly tâm mẫu từ ống máu trong 15 phút với vận tốc 4000 vòng /phút Đặt trực tiếp ống máu đã ly tâm vào rack Vận hành máy
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Hệ thống máy Beckman Coulter tự động phân tích, tính toán nồng độ HDL-C của mỗi mẫu
Giá trị tham chiếu: ≥ 0,9 mmol/L Độ tuyến tính: Thử nghiệm tuyến tính với nồng độ HDL-C tối đa trong huyết thanh là 0.05 - 4.65 mmol/L
Bệnh phẩm lấy vào ống chống đông bằng EDTA có thể làm giảm kết quả Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin tăng, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc kết quả ít bị ảnh hưởng
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu 28 2.12 Phương tiện và kỹ thuật đánh giá MicroAlbumin niệu (MAU)
Chẩn đoán rối loạn lipid máu được xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau: [2]
2.12 PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ MICROALBUMIN NIỆU (MAU):
2.12.1 Xét nghiệm nồng độ Microalbumin trong nước tiểu
Nồng độ Microalbumin trong nước tiểu được định lượng theo nguyên lý miễn dịch do độ đục
- Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, Model: AU 680, Hãng: Beckman Coulter, Xuất xứ: Nhật Bản
- Hóa chất: Kháng thể albumin Hóa chất được bảo quản ở 2- 8°C cho đến khi hết hạn sử dụng: theo ngày ghi trên hộp
Mẫu bệnh phẩm: nước tiểu.
Thực hiện Đặt trực tiếp mẫu nước tiểu
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Hệ thống máy Beckman Coulter tự động phân tích, tính toán nồng độ Microalbumin của mỗi mẫu
Giá trị tham chiếu: Nồng độ Microalbumin niệu < 20 mg/L
2.12.2 Xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu
Creatinin là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin phosphate ở cơ
Creatinin được đào thải chủ yếu qua thận
Creatin nước tiểu được định lượng theo phương pháp Jaffe (động học hai điểm) Phương trình phản ứng:
Creatinin + acid pycric phức hợp vàng cam
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, Model: Humastar 600, Hãng: Human, Xuất xứ: Đức
Hóa chất: R1: NaOH, pH stabilizer… R2: Acid Pycric Hóa chất được bảo quản ở 2- 8°C cho đến khi hết hạn sử dụng: theo ngày ghi trên hộp
Mẫu bệnh phẩm: nước tiểu.
Thực hiện Đặt trực tiếp mẫu nước tiểu
Khi máy phân tích xong thì kết quả sẽ tự động được đổ về phần mềm Labconn
Cách tính: Hệ thống máy Humastar 600 tự động phân tích, tính toán nồng độ creatinin niệu của mỗi mẫu
Giỏ trị tham chiếu: Creatinin niệu: Nam 53 – 97 àmol/l, Nữ 44 – 80 àmol/l
Chỉ số microalbumin /creatinin (albumin /creatinine rate: ACR):
ACR < 3,0 mg/mol: bình thường
3,0 ≤ ACR ≤ 30 mg/mol: Microalbumin niệu (MAU (+))
ACR > 30 mg/mol: Protein niệu đại thể
2.13 PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI QUA SIÊU TIM DOPPLER MÀU
Máy siêu âm tim Doppler màu, Model: LOGIQ P7 , Hãng GE:, Xuất xứ: Hàn Quốc
2.13.2 Kỹ thuật siêu âm tim
Siêu âm M-Mode: Đo các chỉ số đường kính được thực hiện trên mặt cắt trục dọc cạnh ức ở khỏang giữa dây chằng hoặc bờ tự do van 2 lá Đo các thông số như sau:
Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSd), được đo ở khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trên vách liên thất tới bờ dưới của vách (6 – 11 mm) Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVDd), được đo ở khởi đầu của phức bộ QRS, từ bờ dưới vách liên thất tới bờ trên của thành sau thất trái (39 – 56 mm) Chiều dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LVPWd), đo ở khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trên thành sau tới lớp thượng tâm mạc thành sau (8 – 12 mm)
Khối cơ thất trái (LVM: Left Ventricular Mass) (Theo Hội Siêu âm tim Hoa
LVM (g) = 0,8 x [1,04x(LVDd + IVSd + PWLVd) 3 - LVDd 3 ] + 0,6 Diện tích da (BSA: Body Surface Area)
3600 Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI: Left Ventricular Mass Index)
Có Phì đại thất trái (PĐTT) là khi:
2.14 PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ KHÁC 2.14.1 Đo cân nặng
Sử dụng cân điện tử Nhơn Hòa, sản xuất tại Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 9001, phạm vi trọng lượng cân từ 20kg - 120kg để đo cân nặng Đặt cân trên nền cứng, phẳng, điều chỉnh kim cân đúng vị trí số 0 Yêu cầu đối tượng cởi bỏ quần áo nặng, giày, dép, vật dụng mang theo, đứng nhẹ nhàng lên cân, hai tay dọc theo thân mình, mắt nhìn về phí trước, không nhún Người cân nhìn thẳng góc với kim đồng hồ để dọc kết quả khi kim đồng hồ đứng yên, làm tròn đến chữ số hàng đơn vị
Sử dụng thước đo chiều cao SECA 216, hãng sản xuất Germany, phạm vi đotừ 3,5 - 220cm để đo chiều cao Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng ngang Bệnh nhân để đầu trần, đi chân đất, đứng quay lưng vào thước đo, gót chân, mông, vai và đầu tạo thành một mặt phẳng áp sát vào thước đo (4 điểm chạm), mắt nhìn thẳng về phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình Dùng thanh ngang của thước đo áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo Đọc kết quả và ghi số đo tính bằng centimet (cm), làm tròn đến chữ số hàng đơn vị
2.14.3 Chỉ số BMI và phân loại
Sử dụng công thức BMI = cân nặng/ bình phương chiều cao (tính bằng mét) để tính chỉ số BMI, làm tròn đến 1 chữ số hàng thập phân
Phân loại BMI người Việt Nam: theo văn phòng Tây Thái Bình Dương - WHO [26]
2.14.4 Đo vòng eo và phân loại béo bụng
Sử dụng thước dây Cefes 15 - 150, hãng sản xuất Germany, chiều dài 150cm, để đo vòng eo
Cho bệnh nhân đứng thẳng 2 chân chụm, 2 tay buông lỏng dọc theo 2 bên thân mình Đặt thước đo tại trung điểm của mép trên mào chậu và bờ dưới khung sườn, vuông góc với trục thân mình Đối tượng thở đều, số đo được tính ở thì thở ra, đơn vị tính cm, làm tròn đến chữ số hàng đơn vị
Phân loại béo bụng người Việt Nam: theo văn phòng Tây Thái Bình Dương
Béo bụng: vòng eo ≥ 90 cm ở nam hoặc ≥ 80 cm ở nữ [26]
Sử dụng bộ câu hỏi trong mẫu phiếu thông tin được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng thu thập thông tin các biến Yêu cầu bệnh nhân cung cấp hồ sơ cá nhân như đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, sổ khám bệnh của các cơ sở y tế… để củng cố thêm thông tin.
Biến số
3 Dân tộc Kinh hoặc Khác
Học sinh, sinh viên Trí thức, nhân viên văn phòng Công nhân
Nông dân Buôn bán, lao động tự do Nội trợ
5 Hút thuốc lá Tiền căn hút thuốc lá
6 Tiền sử bệnh tim mạch khác (ngoài THA)
Bệnh mạch vành Suy tim
Tai biến mạch máu não Khác
7 Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ Có cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con ruột mắc ĐTĐ
8 Chiều cao Chiều cao đối tượng, tính bằng centimet, làm tròn đến chữ số hàng đơn vị
9 Cân nặng Cân nặng đối tượng, tính bằng kg, làm tròn đến 1 chữ số thập phân
10 Chỉ số BMI BMI = Cân nặng (kg)
Chiều cao 2 (m 2 ) Làm tròn 1 chữ số thập phân
Nhẹ cân (BMI 5,2 mmol/L
22 Chẩn đoán THA Đã được chẩn đoán THA trước đó hoặc trong lần khám này
23 Số năm phát hiện THA Số năm từ khi BN được chẩn đoán THA đến thời điểm nghiên cứu
24 Số loại thuốc hạ áp đang sử dụng
25 Chẩn đoán Tiền ĐTĐ theo FPG FPG từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L
26 Chẩn đoán Tiền ĐTĐ theo HbA1c HbA1c từ 5,7 đến 6,4%
27 Chẩn đoán Tiền ĐTĐ theo cả 2 phương pháp
FPG từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L hoặc HbA1c từ 5,7 đến 6,4%
Có một hoặc nhiều rối loạn như sau:
Cholesterol máu > 5,2 mmol/L Triglycerid > 1,7 mmol/L LDL-c > 2,58 mmol/L HDL-c < 1,03 mmol/L
29 Nồng độ microalbumin niệu Bình thường: < 20 mg/l
31 ACR (mg/mmol) ACR 𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑀𝑖𝑐𝑟𝑜𝐴𝑙𝑏𝑢𝑚𝑖𝑛 𝑛𝑖ệ𝑢 ( 𝑚𝑔
ACR < 3,0 mg/mol: bình thường 3,0 ≤ ACR ≤ 30 mg/mol: Microalbumin niệu (MAU (+))
ACR > 30 mg/mol: Protein niệu đại thể
33 Các chỉ số thất trái trên
Siêu âm tim Doppler màu
IVSd (mm) LVDd (mm) LVPWd (mm)
34 Khối cơ thất trái (g) LVM = 0,8 x [1,04x(LVDd + IVSd + PWLVd) 3 -
36 Chỉ số khối cơ thất trái LVMI (g/m 2 ) = 𝐿𝑉𝑀
37 Phì đại thất trái LVMI > 95 g/m 2 ở Nữ và > 115 g/m 2 ở Nam
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Các chỉ số thống kê mô tả (tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, các vấn đề thói quen và sử dụng thuốc….) được đo lường bằng tần số và tỷ lệ % Phép kiểm ở mức ý nghĩa α = 0.05 được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các nhóm khác nhau về nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, các vấn đề thói quen và sử dụng thuốc…
Phép kiểm ANOVA cho các số trung bình (tuổi, số năm bị THA, BMI…)
Và một số phép kiểm khác.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu
Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân
Việc lấy máu xét nghiệm đường huyết mao mạch, HbA1c, và các xét nghiệm lipid máu là một thủ thuật ít xâm lấn và được sự đồng ý của bệnh nhân Việc lấy máu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không làm lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu vì mỗi người đều được sử dụng một dụng cụ tiệt trùng riêng và được sát trùng tại vị trí lấy máu
Mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu tình hình tiền đái tháo đường trên bệnh nhân
37 tăng huyết áp và các yếu tố liên quan để giúp bệnh nhân phát hiện sớm nguy cơ mắc đái tháo đường nhằm có biện pháp can thiệp sớm, hạn chế biến chứng, gia tăng chất lượng cuộc sống
Số liệu sau khi được thu thập được mã hóa, xử lý bằng các phần mềm nghiên cứu khoa học chuyên dụng nên đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực
Tuy vậy, bệnh nhân có quyền chọn lựa tham gia hoặc từ chối tham gia nghiên cứu này mà không có sự ép buộc nào.
Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân THA đến khám tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
Khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, tiền sử, khai thác các yếu tố nguy cơ tiền đái tháo đường, đo đạc các thông số
Thực hiện xét nghiệm: Glucose máu, HbA1c, Cholesterol, Triglyceride,
LDL-c, HDL-c, Microalbumin, Creatinin niệu, Siêu âm tim Doppler màu
Xử lý số liệu Khảo sát theo 2 mục tiêu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố Phân nhóm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Trí thức, nhân viên văn phòng 18 18,0
Buôn bán, lao động tự do 25 25,0
Số năm phát hiện THA
Mới phát hiện hoặc < 1 năm 23 23,0
Trung bình ( 𝑋̅ ± SD) 3,83 ± 4,3 Trung vị (tối thiểu – tối đa) 2 ( 0 – 30)
Yếu tố Phân nhóm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
TC Bệnh lý tim mạch khác
TC gia đình ĐTĐ Có 42 42
Không 58 58 Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 60,75 ± 12,79 tuổi, trong đó nhóm độ tuổi 45 – 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (48,0%) và ít nhất là nhóm tuổi 0,05) Chỉ có yếu tố số năm phát hiện THA có liên hệ đến trị số huyết áp tâm trương cao (≥ 90 mmHg), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Các yếu tố tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn bệnh lý tim mạch khác không có mối liên quan đến trị số huyết áp tâm trương cao (≥ 90 mmHg) (p > 0,05)
3.3 ĐẶC ĐIỂM CÁC CHỈ SỐ LIPID MÁU, ALBUMIN NIỆU, SIÊU ÂM TIM DOPPLER MÀU
3.3.1 Đặc điểm các chỉ số lipid máu
Bảng 3.9 Đặc điểm các chỉ số lipid máu
Yếu tố Phân nhóm Số lượng
Tỉ lệ (%) 𝑿 ̅ ± SD (mmol/L) Cholesterol
Tỉ lệ có tăng Cholesterol, Triglyceride, LDL-c và giảm HDL-c trong đối tượng nghiên cứu lần lượt là 42,0; 46,0; 54,0 và 19,0%
Bảng 3.10 Mối liên quan tình trạng rối loạn lipid máu so với một số yếu tố
TC bệnh tim mạch khác
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu trong nhóm nghiên cứu là rất cao (80%)
Tỉ lệ này cao hơn 2,81 lần ở nhóm người có phân loại BMI dư cân, béo phì với và 5,57 lần ở người béo bụng nhưng lại ít hơn ở nhóm người có tiền căn bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não…), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Không có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu với nhóm tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn THA (p > 0,05)
Bảng 3.11 Đặc điểm albumin niệu Albumin niệu Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 𝑿 ̅ ± SD
Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu có albumin niệu là 30,0% (gồm 28,0% microalbumin niệu và 2,0% macroalbumin niệu)
Biểu đồ 3.12 Đặc điểm albumin niệu
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa albumin niệu so với một số yếu tố
Microalbumin niệu Macroalbumin niệu Không
TC bệnh tim mạch khác
Sử dụng thuốc hạ áp
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Bảng 3.13 Mô hình hồi quy giữa albumin niệu và số năm phát hiện THA, trị số huyết áp tâm thu và tâm trương
Số năm phát hiện THA (năm) 1,00 (0,91 – 1,11) 0,967
Không có mối liên quan giữa albumin niệu với các yếu tố nhóm tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn bệnh lý tim mạch, tình trạng dư cân, béo phì, tình trạng béo bụng, rối loạn lipid máu, đang sử dụng thuốc hạ áp, trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cũng như số năm phát hiện THA, p > 0,05
3.3.3 Đặc điểm phì đại thất trái trên siêu âm tim
Bảng 3.14 Đặc điểm phì đại thất trái trên siêu âm tim
Phì đại thất trái Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 𝑿 ̅ ± SD
Có (LVMI > 95 ở Nữ và > 115 g/m 2 ở Nam) 31 31,0 89,88 ±
Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu có phì đại thất trái trên siêu âm tim là 31,0%
Biểu đồ 3.13 Đặc điểm phì đại thất trái trên siêu âm tim
69% Đặc điểm phì đại thất trái trên siêu âm tim
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa phì đại thất trái trên siêu âm tim so với một số yếu tố
TC bệnh tim mạch khác
Sử dụng thuốc hạ áp
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Bảng 3.16 Mô hình hồi quy giữa phì đại thất trái trên siêu âm tim và số năm phát hiện THA, trị số huyết áp tâm thu và tâm trương
Số năm phát hiện THA (năm) 1,01 (0,91 – 1,12) 0,824
Không có mối liên quan giữa phì đại thất trái trên siêu âm tim và các yếu tố như nhóm tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn bệnh lý tim mạch, tình trạng dư cân, béo phì, tình trạng béo bụng, tình trạng rối loạn lipid máu, đang sử dụng thuốc hạ áp, trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cũng như số năm phát hiện THA, p > 0,05
Bên cạnh đó, cũng không có mối liên hệ giữa tình trạng albumin niệu và phì đại thất trái, p > 0,05
3.4 TÌNH HÌNH MẮC TIỀN ĐTĐ TRÊN BỆNH NHÂN THA
Bảng 3.17 Tình hình mắc tiền ĐTĐ trên bệnh nhân THA
Yếu tố Phân nhóm Số lượng Tỉ lệ (%) TB + ĐLC
(FPG từ 5,6 - 6,9 mmol/L hoặc HbA1c từ 5,7 - 6,4%)
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ trên bệnh nhân THA trong nghiên cứu là 66% (95% CI
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ nếu chẩn đoán chỉ dựa vào 1 yếu tố là FPG thì tỉ lệ này là 28,0 % và chỉ dựa vào HbA1c thì tỉ lệ này là 64,0% Chỉ số HbA1c có giá trị rất tốt trong việc chẩn đoán tiền ĐTĐ (AUC = 0,979 và p < 0,001), với độ nhạy
97%, độ đặc hiệu 100% Trong khi đó, FPG chỉ có giá trị trung bình trong việc xác định chẩn đoán tiền ĐTĐ (AUC = 0,768 và p < 0,001), với độ nhạy 42%, độ đặc hiệu 100%
Biểu đồ 3.14 Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ theo các phương pháp chẩn đoán
Biểu đồ 3.15 Đường cong ROC của HbA1c và FPG trong tiên đoán mắc tiền ĐTĐ
Ngoài ra, kết quả trên cũng cho thấy có mối tương quan thuận chiều trung bình giữa chỉ số HbA1c và FPG trong nhóm đối tượng nghiên cứu với r = 0,35; mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3.18 Các yếu tố liên quan đến chỉ số HbA1c, mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến
Biến độc lập Hệ số hồi quy Khoảng tin cậy p
Biểu đồ 3.16 Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa HbA1c và FPG
3.5 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN THA
3.5.1 Tiền đái tháo đường và tuổi
Bảng 3.19 Tiền đái tháo đường và tuổi
* Kiểm định Fisher’s Exact test
60 Độ tuổi trung bình của nhóm mắc tiền ĐTĐ là 59,02 ± 11,25, thấp hơn so với nhóm không mắc tiền ĐTĐ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,245)
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ cao nhất ở nhóm 60 – 74 tuổi (71,9%) và thấp nhất ở nhóm
≥75 tuổi (42,9%), nhưng không khác biệt ở các nhóm tuổi, p > 0,05
3.5.2 Tiền đái tháo đường và giới tính
Bảng 3.20 Tiền đái tháo đường và giới tính
Trong nghiên cứu, tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nam là 75,7%, cao hơn nữ (60,3%) với OR (95% CI) = 2,05 (0,83 – 5,06), tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê (p = 0,118)
3.5.3 Tiền đái tháo đường và tiền căn hút thuốc lá
Bảng 3.21 Tiền đái tháo đường và tiền căn hút thuốc lá
Người có hút thuốc lá có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 1,81 lần người không hút thuốc lá, tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê (p = 0,199)
3.5.4 Tiền đái tháo đường và tiền căn tăng huyết áp
Bảng 3.22 Tiền đái tháo đường và tiền căn tăng huyết áp
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm người có tiền căn THA từ trước và nhóm THA mới phát hiện là tương đương, p = 0,687 Số năm phát hiện THA trung bình ở 2 nhóm mắc và không mắc ĐTĐ không có sự khác biệt, p = 0,660
Bảng 3.23 Tiền đái tháo đường và số thuốc hạ áp đang sử dụng
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Có 10 bệnh nhân trong nghiên cứu không được sử dụng thuốc điều trị THA, bao gồm 7 bệnh nhân mới được chẩn đoán và 3 bệnh nhân có tiền căn THA nhưng bỏ điều trị) Tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ với việc sử dụng thuốc hạ áp, p = 0,731
3.5.5 Tiền đái tháo đường và tiền căn bệnh tim mạch khác
Bảng 3.24 Tiền đái tháo đường và tiền căn bệnh tim mạch khác
Các yếu tố liên quan đến tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp
3.5.1 Tiền đái tháo đường và tuổi
Bảng 3.19 Tiền đái tháo đường và tuổi
* Kiểm định Fisher’s Exact test
60 Độ tuổi trung bình của nhóm mắc tiền ĐTĐ là 59,02 ± 11,25, thấp hơn so với nhóm không mắc tiền ĐTĐ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,245)
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ cao nhất ở nhóm 60 – 74 tuổi (71,9%) và thấp nhất ở nhóm
≥75 tuổi (42,9%), nhưng không khác biệt ở các nhóm tuổi, p > 0,05
3.5.2 Tiền đái tháo đường và giới tính
Bảng 3.20 Tiền đái tháo đường và giới tính
Trong nghiên cứu, tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nam là 75,7%, cao hơn nữ (60,3%) với OR (95% CI) = 2,05 (0,83 – 5,06), tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê (p = 0,118)
3.5.3 Tiền đái tháo đường và tiền căn hút thuốc lá
Bảng 3.21 Tiền đái tháo đường và tiền căn hút thuốc lá
Người có hút thuốc lá có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 1,81 lần người không hút thuốc lá, tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê (p = 0,199)
3.5.4 Tiền đái tháo đường và tiền căn tăng huyết áp
Bảng 3.22 Tiền đái tháo đường và tiền căn tăng huyết áp
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm người có tiền căn THA từ trước và nhóm THA mới phát hiện là tương đương, p = 0,687 Số năm phát hiện THA trung bình ở 2 nhóm mắc và không mắc ĐTĐ không có sự khác biệt, p = 0,660
Bảng 3.23 Tiền đái tháo đường và số thuốc hạ áp đang sử dụng
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Có 10 bệnh nhân trong nghiên cứu không được sử dụng thuốc điều trị THA, bao gồm 7 bệnh nhân mới được chẩn đoán và 3 bệnh nhân có tiền căn THA nhưng bỏ điều trị) Tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ với việc sử dụng thuốc hạ áp, p = 0,731
3.5.5 Tiền đái tháo đường và tiền căn bệnh tim mạch khác
Bảng 3.24 Tiền đái tháo đường và tiền căn bệnh tim mạch khác
Có 37 bệnh nhân trong nghiên cứu có ít nhất 1 bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não…) Tuy nhiên tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ giữa nhóm có bệnh lý tim mạch khác so với nhóm còn lại không có sự khác biệt, p 0,290
3.5.6 Tiền đái tháo đường và tiền căn gia đình mắc ĐTĐ
Bảng 3.25 Tiền đái tháo đường và tiền căn gia đình mắc ĐTĐ
Tiền căn gia đình mắc ĐTĐ
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm người có tiền căn gia đình mắc ĐTĐ là rất cao, lên đến 90,5%, nguy cơ cao gấp 10,18 lần so với nhóm còn lại, với 95% CI = 3,22 – 32,21; khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001
3.5.7 Tiền đái tháo đường và BMI
Bảng 3.26 Tiền đái tháo đường và BMI
Nhóm mắc tiền ĐTĐ có BMI trung bình cao hơn so với nhóm không mắc, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm bệnh nhân dư cân, béo phì là cao hơn so với nhóm có BMI bình thường (72,5% so với 51,6%), OR (95%CI) = 2,47 (1,02– 5,95), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.5.8 Tiền đái tháo đường và vòng eo
Bảng 3.27 Tiền đái tháo đường và vòng eo
Nhóm mắc tiền ĐTĐ có vòng eo trung bình cao hơn so với nhóm không mắc, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ với béo bụng (p = 0,062)
3.5.9 Tiền đái tháo đường và huyết áp
Bảng 3.28 Tiền đái tháo đường và huyết áp tâm thu
Không có sự khác biệt về trị số huyết áp tâm thu trung bình giữa nhóm mắc tiền ĐTĐ và nhóm không mắc (p = 0,279)
Tuy nhiên, đối với nhóm người có huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg, tỉ lệ mắc tiển ĐTĐ là rất cao (80,5%), nguy cơ mắc tiển ĐTĐ khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg cao gấp 3,25 lần so với khi huyết áp tâm thu < 130, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với 95% CI = 1,29 – 8,22
Bảng 3.29 Tiền đái tháo đường và huyết áp tâm trương
* Kiểm định Fisher’s Exact test
Không có sự khác biệt về trị số huyết áp tâm trương trung bình giữa nhóm mắc tiền ĐTĐ và nhóm không mắc (p = 0,768) Tuy nhiên, tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở người có HA tâm trương ≥ 90 mmHg là 100%, tỉ lệ này cao gấp 1,59 lần so với tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ ở người có HA tâm trương < 90 mmHg, có ý nghĩa thống kê (p
3.5.10 Tiền đái tháo đường và rối loạn lipid máu
Bảng 3.30 Tiền đái tháo đường và các chỉ số xét nghiệm lipid máu
Không có sự khác biệt về trị số trung bình các xét nghiệm Cholesterol, Triglyceride, LDL-c, HDL-c giữa nhóm mắc tiền ĐTĐ và nhóm không mắc (p > 0,05)
Bảng 3.31 Tiền đái tháo đường và rối loạn lipid máu
Người có rối loạn lipid máu trong nghiên cứu có tỉ lễ mắc tiền ĐTĐ là 70,0%; nguy cơ mắc tiển ĐTĐ ở người có rối loạn lipid máu cao cấp 2,33 lần so với người không có rối loạn lipid máu, 95 % CI = 0,86 – 6,33, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p = 0,091)
3.5.11 Tiền đái tháo đường và các biểu hiện tổn thương cơ quan đích
Bảng 3.32 Tiền đái tháo đường và albumin niệu
Người bị THA có albumin niệu (MAU và MAC) có nguy cơ mắc tiển ĐTĐ cao cấp 1,04 lần so với người không có albumin niệu, không có ý nghĩa thống kê (p = 0,927)
Bảng 3.33 Tiền đái tháo đường và phì đại thất trái
Người bị THA có phì đại thất trái có nguy cơ mắc tiển ĐTĐ cao cấp 1,39 lần so với người không có phì đại thất trái, không có ý nghĩa thống kê (p = 0,482)
BÀN LUẬN
Qua kết quả kháo sát trên 100 bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp hoặc mới phát hiện tăng huyết áp đến khám tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh, chúng tôi có những nhận định như sau:
4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm chung: Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình khá cao 60,75 ± 12,79 tuổi, trong đó 94 % bệnh nhân ≥ 45 tuổi Tỉ lệ bệnh nhân nữ cao gấp 1,7 lần bệnh nhân nam 100% bệnh nhân là người dân tộc Kinh, không có người thuốc dân tộc khác Các bệnh nhân thuộc đa ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhưng nhiều nhất là nhóm người già, nghỉ hưu (31,0 %) hoặc buôn bán, lao động tự do (25,0 %) Các đặc điểm này phản ánh đúng mô hình bệnh tật ngoại trú của Bệnh viện quận Bình Thạnh chủ yếu là người bệnh trung niên, cao tuổi; cũng như đặc điểm dân số tại quận Bình Thạnh
4.1.2 Đặc điểm tiền căn bệnh lý, thói quen:
Trong 100 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 93 trường hợp có tiền căn bệnh THA đang điều trị và 7 bệnh nhân mới phát hiện trong lần khám này Trong
93 trường hợp có tiền căn THA, có 90 bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ áp và 3 bệnh nhân đã ngưng sử dụng Đa phần các bệnh nhân mắc THA < 5 năm (69,0 %) và chỉ có 8,0 % mắc ≥ 10 năm
37,0 % số bệnh nhân có mắc thêm ít nhất 01 bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não…) 35,0 % bệnh nhân có hút thuốc lá và 42,0 % có tiền căn gia đình mắc ĐTĐ (người thân đời thứ nhất: cha mẹ, con đẻ, anh chị em ruột)
BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là khá cao 24,57 ± 3,41 (kg/m2);
68 có đến 69,0% bệnh nhân dư cân, béo phì (BMI ≥ 23,0) và 57,0% béo bụng Có mối tương quan thuận chiều mạnh giữa chỉ số vòng eo và BMI trong nghiên cứu với r = 0,77; mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Tỉ lệ thừa cân, béo phì cũng có liên hệ với tình trạng béo bụng, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)
Huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình của nhóm nghiên cứu lần lượt là
129,30 ± 15,76 mmHg và 80,55 ± 4,38, không có sự khác biệt giữa huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình giữa nam và nữ Nhóm bệnh nhân có sử dụng thuốc hạ áp kiểm soát huyết áp tâm thu và tâm trương tốt hơn rõ rệt so với nhóm chưa hoặc không sử dụng thuốc hạ áp, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)
Tỉ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg là 41,0 % Không có sự khác biệt tỉ lệ có trị số huyết áp tâm thu cao (≥ 130 mmHg) giữa nam và nữ, giữa nhóm người có hút thuốc lá và không hút thuốc lá (p > 0,05) Tuy nhiên, tỉ lệ này lại có liên quan đến độ tuổi < 60, số năm phát hiện THA < 1 năm và tiền căn bệnh lý tim mạch khác, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Điều này có thể lý giải rằng các bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã có tiền căn THA nhiều năm có sự quan tâm theo dõi, điều trị, kiểm soát tốt huyết áp tâm thu hơn so với nhóm mới phát hiện, chưa có sự theo dõi, điều trị tốt hoặc cũng có thể do tâm lý chủ quan Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não…) cũng có mối liên quan đến huyết áp tâm thu cao ≥ 130 mmHg
Tỉ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg là 8,0 %, chủ yếu cũng có liên quan đến số năm phát hiện THA < 1 năm, p < 0,05 Các yếu tố tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn bệnh lý tim mạch khác không có mối liên quan đến trị số huyết áp tâm trương cao (≥ 90 mmHg) (p > 0,05)
Tỉ lệ bệnh nhân có tăng Cholesterol, Triglyceride, LDL-c và giảm HDL-c trong đối tượng nghiên cứu lần lượt là 42,0; 46,0; 54,0 và 19,0% Tỉ lệ rối loạn lipid máu chung lên đến 80,0 % cho thấy đa số bệnh nhân THA chưa kiểm soát
69 tốt các chỉ số lipid máu Đặc biệt, có mối liên quan giữa tình trạng dư cân, béo phì; béo bụng và tiền căn bệnh lý tim mạch khác với tình trạng rối loạn lipid máu, có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,04; 0,001 và 0,04 Không có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu với nhóm tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn THA (p > 0,05)
4.1.6 Tổn thương cơ quan đích:
30,0 % số bệnh nhân trong nghiên cứu có albumin niệu (gồm 28,0 % microalbumin niệu và 2,0 % macroalbumin niệu) và 31,0 % có phì đại thất trái trên siêu âm tim Không có mối liên quan giữa albumin niệu và phì đại thất trái so với các yếu tố như nhóm tuổi, giới, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn bệnh lý tim mạch, tình trạng dư cân, béo phì, tình trạng béo bụng, tình trạng rối loạn lipid máu, trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cũng như số năm phát hiện THA, số thuốc huyết áp đang sử dụng, p > 0,05 Đồng thời cũng không có mối liên quan với nhau giữa albumin niệu và phì đại thất trái, p > 0,05 Điều này cho thấy không thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, tiền căn bệnh lý, tiền căn thói quen cũng như trị số huyết áp để tiên đoán tổn thương cơ quan đích (thận, tim) trên bệnh nhân tăng huyết áp mà phải tầm soát định kỳ để phát hiện sớm thông qua xét nghiệm cận lâm sàng
4.2 TÌNH HÌNH MẮC TIỀN ĐTĐ TRÊN BỆNH NHÂN THA
4.2.1 Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ trên bệnh nhân THA trong nghiên cứu
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ trên bệnh nhân THA trong nghiên cứu này là 66,0 % cao hơn tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ chung của người dân TP.Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự năm 2016 là 40,1 % [16], sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ rối loạn đường huyết đói trong dân số Việt Nam lần lượt là 3,5 % theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015 (BYT) và 8,6 % theo báo cáo của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF) năm
2019 [15]; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Điều này chứng tỏ
70 bệnh lý tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ra tiền đái tháo đường và đái tháo đường
4.2.2 So sánh các xét nghiệm chẩn đoán tiền ĐTĐ trong nghiên cứu
Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ trên bệnh nhân THA trong nghiên nếu chẩn đoán chỉ dựa vào 1 yếu tố là FPG thì tỉ lệ này là 28,0 % và chỉ dựa vào HbA1c thì tỉ lệ này là 64,0% Điều này cho thấy chỉ số HbA1c có giá trị rất tốt trong việc chẩn đoán tiền ĐTĐ (AUC = 0,979 và p < 0,001), với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 100% Trong khi đó, FPG chỉ có giá trị trung bình trong việc xác định chẩn đoán tiền ĐTĐ (AUC = 0,768 và p < 0,001), với độ nhạy 42%, độ đặc hiệu 100% Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự năm 2016, FPG có độ nhạy thấp hơn nhiều so với HbA1c trong chẩn đoán tiền ĐTĐ [16] Như vậy, trên thực tế lâm sàng tại bệnh viện hiện nay, nếu bác sĩ chỉ chỉ định tầm soát Tiền ĐTĐ bằng FPG mà không chỉ định HbA1c vì một số lý do chủ quan, khách quan (bệnh nhân phải đóng thêm tiền, bảo hiểm y tế không thanh toán…) thì nguy cơ bỏ sót đến 34,0 % mắc tiền ĐTĐ ở những bệnh nhân THA mà không được chẩn đoán kịp thời, can thiệp sớm, khả năng tiến triển đến ĐTĐ cao, gia tăng chi phí và gánh nặng điều trị
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng góp phần cho thấy có mối tương quan thuận chiều trung bình giữa chỉ số HbA1c và FPG trong nhóm đối tượng nghiên cứu với r = 0,35; mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Mô hình hồi quy:
HbA1c = 4,370 + 0,262 x FPG Điều này cho phép các bác sĩ tiên đoán về chỉ số HbA1c khi không có điều kiện thực hiện xét nghiệm, dựa vào FPG Nếu dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ, HbA1c từ 5,7 đến 6,4 thì theo công thức trên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp, khi có kết quả FPG ≥ 5,07 mmol/l thì khuyến cáo bác sĩ nên nghĩ đến chẩn đoán Tiền ĐTĐ và cho chỉ định HbA1c để chẩn đoán và can thiệp sớm, không chờ đến khi FPG ≥ 5,6 mmol/l
4.3 TIỀN ĐTĐ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP