ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH44 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian tiến hành
Trại chăn nuôi lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường tọa lạc tại tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian thực tập: từ ngày 01/04/2021 đến ngày 02/06/2021.
Nội dung thực hiện
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại
Tiến hành tham gia công tác phòng và điều trị cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
- Thực hiện các công tác khác.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Nắm bắt quy mô, cơ cấu đàn lợn tại trại lợn Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh trong 3 năm qua
- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh
- Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh
- Thực hiện công tác khác
3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại cần thông qua thông tin, sổ sách quản lý cũng như từ các anh kỹ sư, phụ trách của trại từ đó thu nhập số liệu và ghi chép vào sổ nhật ký thực tập
3.4.2.2 Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái theo tiêu chuẩn của Công ty
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã được thực hiện các quy trình:
* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ và nuôi con
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ
3.4.2.3 Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Công tác vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, giúp gia súc khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và giảm chi phí thuốc thú y Nhận thức rõ tầm quan trọng này, trại luôn chú trọng thực hiện quy trình vệ sinh chuồng nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Hàng ngày, công nhân, cán bộ kỹ thuật và sinh viên đều phải thực hiện quy trình vệ sinh nghiêm ngặt trước khi vào chuồng làm việc, bao gồm việc đi qua phòng sát trùng và tắm rửa sạch sẽ Tất cả đều mặc quần áo lao động và đi ủng, riêng chuồng nái đẻ yêu cầu sử dụng dép chuyên dụng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân
+ Bắt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa
+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng tuần 1 lần
Để duy trì vệ sinh chuồng trại, cần thu phân vào bao và dọn dẹp sạch sẽ xung quanh chuồng, sau đó vận chuyển phân và lợn con chết đến khu xử lý Sau khi cai sữa, lợn mẹ sẽ được chuyển đến khu chuồng bầu để chờ phối, trong khi lợn con được chuyển sang khu chuồng sau cai sữa Công việc vệ sinh bắt đầu bằng việc quét mạng nhện trên tường và trần, sau đó tưới ẩm sàn và khu vực nuôi nhốt Sử dụng nước vôi xút NaOH 99% để tưới lên và xịt sạch lại Tiếp theo, cần xả gầm chuồng và xịt sạch toàn bộ khu vực gầm Cuối cùng, phun sát trùng toàn bộ gầm chuồng, nền và xung quanh ô chuồng Để đảm bảo khu vực khô ráo, cần chờ từ 3 đến 5 ngày trước khi đưa lợn chờ đẻ từ dãy chờ đẻ xuống chuồng bầu.
Lịch sát trùng được trình bày ở bảng:
Bảng 3.1 Lịch khử trùng áp dụng tại khu chuồng lợn nái đẻ
Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái đẻ
Thứ 2 Phun khử trùng Phun nước vôi Rắc vôi bột Thứ 3 Quét và rắc vôi đường đi
Thứ 5 Xả vôi xút gầm Phun nước vôi Rắc vôi bột
Thứ 6 Phun khử trùng, phun thuốc ruồi, gián
Chủ nhật Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu Vệ sinh tổng khu
Lịch vệ sinh khử trùng của trang trại rất đầy đủ và hợp lý, với quy trình thực hiện từ trong ra ngoài dưới sự giám sát của cán bộ quản lý và kỹ thuật Công tác phun khử trùng được thực hiện gần như hàng ngày, trong khi việc xả vôi gầm được duy trì trung bình mỗi tuần một lần Ngoài ra, rắc vôi và quét dọn đường đi cũng được thực hiện thường xuyên Cuối tuần, trang trại tổ chức tổng vệ sinh chuồng trại để đảm bảo môi trường sạch sẽ và an toàn cho vật nuôi.
Trong suốt thời gian thực tập, em đã áp dụng thành công quy trình phun khử trùng và vệ sinh chuồng nái, đảm bảo môi trường sạch sẽ và an toàn cho vật nuôi.
- Phun khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc Farm Fluid S pha 100ml/10 lít nước Phun ướt đều bề mặt chuồng
- Dùng vôi bột rắc và quét lối đi lại trong chuồng và lối vào chuồng
- Tổng vệ sinh chuồng: quét mạng nhện, quét hành lang, đầu chuồng, cuối chuồng, thu gom bao thức ăn về kho,…
Quy trình tiêm phòng cho lợn nái nuôi con và lợn con là bước quan trọng trong chăn nuôi, giúp đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn Tiêm vắc xin phòng bệnh không chỉ ngăn chặn dịch bệnh mà còn khống chế sự lây lan tại trại, từ đó bảo vệ đàn lợn hiệu quả.
Bảng 3.2 Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái
1 ngày tuổi Thiếu máu Previron-100 Tiêm bắp 2
3 ngày tuổi Cầu trùng Nova-coc
7 ngày tuổi Suyễn+ Viêm đa xoang
14 ngày tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2
28 ngày tuổi Còi cọc Circo Tiêm bắp 1
Dịch tả Colapest Tiêm bắp 2
Việc phòng bệnh chủ động bằng vắc xin là ưu tiên hàng đầu trong chăn nuôi, đặc biệt tại trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống với nhiều lứa tuổi lợn khác nhau Theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe đàn lợn Việc sử dụng vắc xin cần tuân thủ đúng liều lượng, đường tiêm, vị trí tiêm và thời gian tiêm, vì mỗi loại vắc xin có đặc thù riêng về hiệu quả và thời gian miễn dịch Nếu không tuân thủ kỹ thuật, vắc xin sẽ mất hoạt tính Trước khi tiêm, cần lắc kỹ lọ vắc xin và sử dụng ngay sau khi pha chế Tiêm vào buổi sáng hoặc chiều mát và nếu có dư thừa, cần hủy bỏ Sau khi tiêm, theo dõi sức khỏe vật nuôi để kịp thời can thiệp khi có phản ứng sốc và phun sát trùng toàn bộ chuồng để tiêu diệt mầm bệnh.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ:
Mài nanh, cắt đuôi và bấm tai cho lợn con là những bước quan trọng sau khi lợn con được 1 ngày tuổi Sử dụng máy mài nanh để mài 1/3 nanh, tránh sát lợi để không gây đau và chảy máu Bấm tai bằng kìm bấm tai để ghi số tuần tuổi và sát trùng vết thương bằng cồn iodine 10% Cắt đuôi sao cho còn lại khoảng 2,5 – 3 cm, tiêm 0,5 ml Gentamox và cho uống chế phẩm BMD Granulated 10% để kiểm soát bệnh hồng lỵ và tiêu chảy Sau khi thực hiện các bước này, tiêm sắt (Previron-100) 2ml/con và thả lợn con vào chuồng úm đã được chuẩn bị với ván gỗ và đèn úm Do lợn con có khả năng điều tiết thân nhiệt kém và sức đề kháng yếu, cần giữ ấm cho chúng và tránh gió lùa.
Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong 3 ngày đầu sau khi lợn nái đẻ, vì đây là nguồn cung cấp kháng thể quan trọng giúp lợn con tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật Cần cố định vú bú và đảm bảo những con yếu, nhỏ trong đàn được bú vú phía ngực, duy trì việc này liên tục trong 2 - 3 ngày đầu để hỗ trợ sự phát triển đồng đều cho đàn lợn con.
Lợn con 3 ngày tuổi cần được thiến lợn đực và tiêm Gentamox với liều lượng 0,5ml/con trước hoặc sau khi thiến Để đảm bảo vệ sinh, sử dụng cồn Iodine 10% để sát trùng vết thương Ngoài ra, cho lợn con uống thuốc trị cầu trùng nova-coc 5% để hỗ trợ sức khỏe.
Cho lợn con tập ăn từ 5 - 7 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Romelko của công ty De Heus Để lợn làm quen với thức ăn, có thể bôi thức ăn vào bầu vú của lợn mẹ hoặc miệng của lợn con, hoặc rắc thức ăn viên để lợn dễ tiếp cận Nên cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày và thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống bằng cồn Iodine 10% pha loãng (2 - 3 lần/ngày) Tránh giữ thức ăn lâu trong máng để không gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy và phân trắng ở lợn con.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 x 100