1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

115 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Kim Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 343,38 KB

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tác giả luận văn

  • Nguyễn Thị Hồng Vân

  • LỜI CẢM ƠN

  • Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Tác giả luận văn

  • Nguyễn Thị Hồng Vân

    • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

  • BẢNG:

  • BIỂU ĐỒ:

  • SƠ ĐỒ:

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

  • TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng tác động, mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

  • Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiện ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin dựa trên phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà quản lý biết được việc huy động các nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty hay không, qua đó đưa ra những quyết định điều chỉnh chính sách phù hợp đảm bảo công ty có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh những rủi ro trong tương lai.

  • Phân tích dòng tiền chỉ rõ cho doanh nghiệp biết được tiền của doanh nghiệp từ đâu mang lại và được sử dụng cho mục đích gì. Ngoài ra, phân tích dòng tiền còn cung cấp cho doanh nghiệp biết khả năng sinh tiền của doanh nghiệp, đánh giá được khả năng trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chi trả cổ tức, nâng cao năng lực kinh doanh, biết được tình trạng dòng tiền thuần của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

  • CHƯƠNG 3

  • PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

  • CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

  • Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh qua từng năm, năm 2017 lợi nhuận sau thuế là 19.955 triệu đồng, năm 2018: 787 triệu đồng, năm 2019: 14 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2018 doanh thu của LEC đến chủ yếu từ mảng xây lắp vì hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã hết trong năm 2017 và chưa có sản phẩm mới, doanh thu thuần năm 2018 đạt 527.434 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 57,83% so với năm 2017. Tuy nhiên việc chi phí lãi vay tăng và giá đầu vào của hoạt động xây lắp cũng như một số chi phí quản lý như chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tư vấn chiến lược tài chính tăng so với năm 2017 đã khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm mạnh và không đạt chỉ tiêu đã đề ra. Năm 2019, doanh thu thuần của công ty đạt 481.893 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 8,63% so với năm 2018, đồng thời việc chi phí lãi vay tăng mạnh (từ 2 khoản vay thêm từ ngân hàng tổng tiền tới 146 tỷ đồng và Ban quản trị toàn nhà Harmony 3 tỷ đồng phát sinh năm 2018) và một số chi phí quản lý như chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi vẫn ở mức cao khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2019 giảm mạnh và không đạt chỉ tiêu đã đề ra.

  • Tổng lưu chuyển thuần qua các năm biến động, năm 2017 lưu chuyển thuần trong năm là 52.748 triệu đồng, năm 2018 lưu chuyển thuần trong năm là -50.586 triệu đồng, năm 2019 lưu chuyển thuần trong năm là 11.562 triệu đồng. Lưuu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương, còn lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư biến động, có lúc âm lúc dương.

    • Năm 2017, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 204.464 triệu đồng, cho thấy hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu và thu nhập bảo đảm an ninh tài chính bền vững cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương 37.401 triệu đồng thể hiện vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng lưu chuyển thuần trong năm.

    • CHƯƠNG 4

    • THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ,

    • ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

    • CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

  • Về cân bằng tài chính dưới gốc độ ổn định nguồn tài trợ công ty đang tận dụng các nguồn tài trợ tạm thời từ bên ngoài (nợ phải trả người bán, nợ vay ngân hàng,..) để đảm bảo cho các khoản chi trả đầu vào, hoạt động chung của công ty, tuy nhiên xu hướng nguồn tài trợ tạm thời này đang có xu hướng tăng lên, về lâu dài công ty sẽ bị phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài và dẫn đến mất khả năng thanh toán, gặp áp lực thanh toán chi phí lãi vay.

  • Về hiệu quả kinh doanh của công ty biến động không khả quan, lợi nhuận sau thuế giảm do các khoản chi phí tăng khiến các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nhỏ và giảm dần, điều này báo động cho công ty dễ rơi vào nguy cơ phá sản.

    • CHƯƠNG 1

    • GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    • 1.1 . Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2 . Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 2

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

  • TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.

  • 2.1.1 Khái niệm

  • 2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

  • 2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính

  • 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính

    • 2.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính.

  • 2.2.2.1 So sánh

  • 2.2.2.2 Loại trừ

  • Công cụ loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng tác động, mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

  • Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:

  • Phương pháp số chênh lệch là dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố này có quan hệ dưới dạng tích số và được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau. Nếu gọi X là chỉ tiêu cần phân tích, X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và sắp xếp theo thứ tự A, B, C. và 1 là kỳ thực hiện, 0 là kỳ gốc. Chỉ tiêu X được xác định như sau: X = A x B x C. ΔX là số chênh lệch tuyệt đối giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc: ΔX = X1 – X0. Bằng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu X như sau:

  • Ảnh hưởng của nhân tố A: ΔXA = (A1 – A0) x B0 x C0

  • Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = A1 x (B1 - B0) x C0

  • Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = A1 x B1 x (C1 – C0)

  • - Phương pháp thay thế liên hoàn là thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố được thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Bằng những giả định và ký hiệu như trên, có thể khái quát phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

  • Ảnh hưởng của nhân tố A: ΔXA = A1 x B0 x C0 – A0 x B0 x C0

  • Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = A1 x B1 x C0 – A1 x B0 x C0

  • Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = A1 x B1 x C1 – A1 x B1 x C0

  • 2.2.2.3 Liên hệ cân đối

  • Cơ sở của công cụ liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Trong mối quan hệ cân đối, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ảnh đối tượng phân tích. Mỗi sự biến động của nhân tố độc lập sẽ làm cho chỉ tiêu phản ảnh đối tượng phân tích thay đổi tương ứng. Giả định X chịu ảnh hưởng của ba nhân tố A, B, C và mối quan hệ được thể hiện như sau: X = A + B – C.

  • Ảnh hưởng của nhân tố A: ΔXA = A1 – A0

  • Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = B1 – B0

  • Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = - (C1 – C0)

  • 2.2.2.4 Mô hình Dupont

  • Nguyễn Văn Công (2017, tr. 45) nêu rõ “Kỹ thuật Dupont (hay mô hình hoặc phương pháp Dupont) là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Theo kỹ thuật này, trên cơ sở chỉ tiêu gốc ban đầu và các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó nhà phân tích sẽ biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Sau đó, tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.”

  • Có thể nói mô hình Dupont là một công cụ quản lý hiệu quả khi phân tích khả năng sinh lời của công ty. Trong phân tích tài chính, mô hình Dupont thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính nhằm phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

  • Mô hình Dupont được áp dụng phổ biến để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

  • 2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

  • 2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính

  • Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiện ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin dựa trên phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà quản lý biết được việc huy động các nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty hay không, qua đó đưa ra những quyết định điều chỉnh chính sách phù hợp đảm bảo công ty có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh những rủi ro trong tương lai.

  • 2.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

  • Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, nhà quản lý sẽ biết được tình hình đầu tư, sử dụng số vốn đã huy động, việc sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của công ty hay không. Ngoài ra, qua việc xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản qua các kỳ kinh doanh, nhà quản lý sẽ có nhìn nhận về việc quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, vào thời điểm nào nên đầu tư, các chính sách về thanh toán vừa để khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời.

  • 2.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

  • 2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ

    • 2.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

  • (Nguyễn Văn Công, 2017)

  • 2.3.3.3 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

  • 2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh

  • 2.3.4.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

  • Từ công thức, có thể thấy khả năng sinh lời của tài sản phụ thuộc ảnh hưởng nhân tố tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) và số vòng quay tài sản (TAT). Tỷ suất sinh lời doanh thu cho biết một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Số vòng quay tài sản cho biết khả năng tạo doanh thu thuần từ tài sản, vòng quay càng lớn chứng tỏ tài sản vận động nhanh và doanh thu thuần tạo ra càng nhiều. Vậy để nâng cao trị số của ROA cần đẩy mạnh hai nhân tố là tỷ suất sinh lợi của doanh thu và số vòng quay tài sản, bằng cách: Giảm chi chi phí, nâng cao lợi nhuận sau thuế hoặc nâng cao doanh thu thuần, giảm đầu tư tài sản không mang lại doanh thu.

  • 2.3.4.3.Phân tích khả năng sinh lời của vốn

  • Từ công thức trên, có thể thấy khả năng sinh lời của vốn phụ thuộc ảnh hưởng nhân tố tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), số vòng quay tài sản (TAT) và đòn bẩy tài chính. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VCSH, cần có cấu trúc tài chính phù hợp, an toàn (hay nói cách khác là VCSH phải chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng số nguồn vốn), số vòng quay của tổng tài sản lớn và số LN sau thuế trên một đơn vị DT thuần phải lớn.

  • 2.3.4.4. Phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán

  • 2.3.4.5. Phân tích khả năng sinh lời của doanh thu

  • Để phân tích khả năng sinh lời của doanh thu cần sử dụng kỹ thuật thay thế liên hoàn, dựa trên sự thay đổi của ROS giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Mức độ ảnh hưởng được xác định như sau:

  • Ảnh hưởng của doanh thu thuần:

  • 2.3.5. Phân tích dòng tiền

  • Thực tế, một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng lãi lại nằm ở hàng tồn kho, hoặc nợ phải thu khách hàng do bán chịu, hoặc các khoản phải thu khác bị tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng. Điều này khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền, phải đi vay bên ngoài và chịu lãi suất. Phân tích dòng tiền chỉ rõ cho doanh nghiệp biết được tiền của doanh nghiệp từ đâu mang lại và được sử dụng cho mục đích gì. Ngoài ra, phân tích dòng tiền còn cung cấp cho doanh nghiệp biết khả năng sinh tiền của doanh nghiệp, đánh giá được khả năng trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chi trả cổ tức, nâng cao năng lực kinh doanh, biết được tình trạng dòng tiền thuần của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

  • 2.3.5.1 Phân tích cơ cấu dòng tiền thuần

  • Cơ cấu dòng tiền thuần phản ánh tỷ trọng từng bộ phận dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ trong tổng số dòng tiền thuần lưu chuyển. Hoạt động nào tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần càng lớn, tỷ trọng càng cao và ngược lại.

  • Tỷ trọng của từng dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động tương ứng chiếm trong tổng số tiền thuần lưu chuyển (%)

  • 2.3.5.2 Phân tích dòng tiền vào

  • Dòng tiền vào cho biết khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, hoạt động nào có dòng tiền vào càng cao cho thấy khả năng tạo tiền của hoạt động đó càng cao và ngược lại. Vì thế việc phân tích dòng tiền vào sẽ cho doanh nghiệp biết được lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, có ổn định và bền vững không, qua đó đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp.

  • Tỷ trọng của từng dòng tiền vào từ các hoạt động chiếm trong tổng số dòng tiền vào trong kỳ (%)

  • 2.3.5.3 Phân tích dòng tiền ra

  • Dòng tiền ra cho biết tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp, dòng tiền ra cho hoạt động nào càng lớn, thì mức độ sử dụng tiền của hoạt động đó càng cao. Vì thế phân tích dòng tiền ra giúp cho doanh nghiệp biết lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động nào, quy mô và xu hướng sử dụng dòng tiền, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng dòng tiền.

  • Tỷ trọng của từng dòng tiền ra từ các hoạt động chiếm trong tổng số dòng tiền ra trong kỳ (%)

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3

  • PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

  • CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

  • 3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

  • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

  • Tên chính thức: Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

  • Địa chỉ trụ sở chính: Lô A5 Phạm Văn Đồng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

    • 3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

      • Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức - nhân sự

    • 3.1.3. Đặc diểm tổ chức kế toán tại Công ty

      • Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức kế toán

  • Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

  • 3.2. Dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính

  • 3.2.1. Nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích

  • 3.2.2. Phương pháp phân tích

    • 3.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

    • 3.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính

      • Bảng 3.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

      • Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tài sản

      • Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

      • (Đơn vị tính: triệu đồng)

    • Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn

    • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này năm 2018 giảm 18.541 triệu đồng, tương đương 96,49% so với năm 2017, năm 2019 giảm 1.253 triệu đồng, tương đương 185% so với năm 2019. Năm 2018, chi phí lãi vay phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng P&P, công ty con của công ty từ tháng 9 năm 2017 đã khiến tỷ lệ tăng chi phí tài chính 658,74%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do việc hợp nhất kinh doanh, chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi số tiền 4.536 triệu đồng, chi phí tư vấn chiến lược tài chính phục vụ cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty mẹ khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh ở năm 2018. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này tiếp tục giảm do công ty mẹ gặp khó khăn sụt giảm doanh thu môi giới bán hàng bất động sản, chi phí lợi thế thương mại phân bổ khá lớn, các công ty con đều hoạt động có lãi tuy nhiên vẫn không đủ bù đắp mức lỗ tại công ty mẹ sau khi hợp nhất. Có thể thấy việc giảm doanh thu, tăng chi phí quản lý đã khiến cho công ty rơi vào tình trạng báo động giảm lợi nhuận mạnh và lỗ tại năm 2019, công ty cần có các biện pháp kịp thời tăng cường hoạt động thương mại dịch vụ đồng thời tiến hành kiểm soát chi phí quản lý tốt hơn để tăng lợi nhuận trong những kỳ tiếp theo.

    • 3.3.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn

    • Bảng 3.3: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn

  • Hệ số tài trợ tài sản dài hạn tăng dần, năm 2017 là 1,62 , tăng lên 1,77 ở năm 2018, và năm 2019 là 1,83. Năm 2019 trong 187.349 triệu đồng tài sản dài hạn được tài trợ toàn bộ bằng vốn chủ sở hữu và còn dư nguồn vốn nhàn rỗi. Điều này chứng tỏ số vốn chủ sở hữu của công ty thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và công ty sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này tuy giúp công ty tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do loại hình kinh doanh bất động sản và xây dựng cần vốn đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, nguồn vốn nhàn rỗi khả năng sẽ bị chiếm dụng bởi những tổ chức, cá nhân khác, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.

  • 3.3.2 Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ

    • Bảng 3.4: Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ

  • 3.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

  • 3.3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán

  • Bảng 3.5: Đánh giá khái quát tình hình thanh toán

  • 3.3.3.2. Phân tích tốc độ thanh toán

    • Bảng 3.6: Phân tích tình hình phải thu khách hàng

    • (Đơn vị tính: Triệu đồng)

    • Bảng 3.7: Phân tích tình hình phải trả người bán

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • 3.3.3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

    • Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

  • 3.3.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

  • 3.3.4.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

  • Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh qua từng năm, năm 2017 lợi nhuận sau thuế là 19.955 triệu đồng, năm 2018: 787 triệu đồng, năm 2019: 14 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2018 doanh thu của LEC đến chủ yếu từ mảng xây lắp vì hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã hết trong năm 2017 và chưa có sản phẩm mới, doanh thu thuần năm 2018 đạt 527.434 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 57,83% so với năm

    • Bảng 3.9: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

  • 2017. Tuy nhiên việc chi phí lãi vay tăng và giá đầu vào của hoạt động xây lắp cũng như một số chi phí quản lý như chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tư vấn chiến lược tài chính tăng so với năm 2017 đã khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm. Năm 2019, doanh thu thuần của công ty đạt 481.893 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 8,63% so với năm 2018, đồng thời việc chi phí lãi vay tăng mạnh (từ 2 khoản vay thêm từ ngân hàng tổng tiền tới 146 tỷ đồng và Ban quản trị toà nhà Harmony 3 tỷ đồng phát sinh năm 2018) và một số chi phí quản lý như chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi vẫn ở mức cao khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2019 giảm mạnh và không đạt chỉ tiêu đã đề ra.

  • Lợi nhuận sau thuế giảm khiến cho toàn bộ chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời giá vốn hàng bán, tỷ suất sinh lời doanh thu giảm dần qua các năm, cụ thể:

  • Tỷ suất sinh lời của tài sản từ năm 2017 tỷ suất sinh lời của tài sản là 3,17%, năm 2018 giảm -3,09% còn 0,08%, năm 2019 giảm 0,08 so với năm 2018, tỷ suất sinh lời tài sản là 0,001%.

  • Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm dần, năm 2017 là 6,27%, năm 2018 là 0,23%, năm 2019 là 0,004%.

  • Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm dần, năm 2017 là 6,63%, năm 2018 là 0,16%, năm 2019 là 0,003%.

  • Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2017 là 5,97%, năm 2018 giảm 5,82% so với năm 2017 còn 0,15%, năm 2019 là 0,003%. 3.3.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

    • Bảng 3.10: Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • 3.3.4.3. Phân tích khả năng sinh lời của vốn

    • Bảng 3.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • 3.3.4.4. Phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán

    • Bảng 3.12: Bảng phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • 3.3.4.5. Phân tích khả năng sinh lời của doanh thu

  • ∆ ROS (doanh thu thuần):

    • Bảng 3.13: Bảng phân tích khả năng sinh lời của doanh thu

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • 3.3.5. Phân tích dòng tiền

  • 3.3.5.1 Phân tích cơ cấu dòng tiền thuần

    • Bảng 3.14: Bảng phân tích cơ cấu dòng tiền thuần

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • Qua bảng phân tích 3.14 ta thấy tổng lưu chuyển thuần qua các năm biến động, năm 2017 lưu chuyển thuần trong năm là 52.748 triệu đồng, năm 2018 lưu chuyển thuần trong năm là -50.586 triệu đồng, năm 2019 lưu chuyển thuần trong năm là 11.562 triệu đồng. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương, còn lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư biến động, có lúc âm lúc dương.

    • Năm 2017, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 204.464 triệu đồng, cho thấy hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu và thu nhập bảo đảm an ninh tài chính bền vững cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương 37.401 triệu đồng thể hiện vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng lưu chuyển thuần trong năm.

  • Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư âm 189.117 triệu đồng cho thấy công ty có các chi mở rộng đầu tư, hoạt động mua sắm vật tư, hàng hóa, tài sản cố định.

  • Năm 2018, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là -184.727 triệu đồng, dòng tiền thu nhỏ hơn dòng tiền chi, hoạt động của công ty có nguy cơ gián đoạn, không đủ khả năng để thanh toán các khoản chi tiêu, duy trì hoạt động. Và để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh, công ty đã huy động các nguồn tài chính từ bên ngoài, điều này khiến cho lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương 138.449 triệu đồng, tăng 270,2% so với năm 2017. Việc hoạt động kinh doanh giảm đi nên việc chi đầu tư mua sắm tài sản cũng không nhiều giảm đi 97,7% so với năm 2017.

  • Năm 2019, lưu chuyển thuần trong công ty có sự thay đổi, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm -20.081 triệu đồng, mặc dù đã có cải thiện nhưng hoạt động kinh doanh vẫn chưa đủ để đáp ứng việc duy trì hoạt động. Để hoạt động của doanh nghiệp tiến hành liên tục, chi trả các khoản chi tiêu, công ty đã thực hiện thu hồi vốn đầu tư tài chính, dẫn tới lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư tăng 25.594 triệu đồng so với năm 2018. Việc thu hồi được các khoản cho vay đã giúp công ty giảm đi sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng tiền bên ngoài, thể hiện qua việc lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính giảm 62.148 triệu đồng, tương đương 122,86% so với năm 2018.

  • Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm 2018, 2019 đang ở mức báo động khi sức mạnh tài chính không bền vững khi lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh âm, điều này khiến công ty có thể rơi vào tình trạng khó có thể duy trì hoạt động bền vững nếu không có sự cải thiện rõ rệt trong những kỳ tiếp theo. Một doanh nghiệp để phát triển ổn định và bền vững, lợi nhuận thu được nhiều, khả năng sinh lời lớn, hiệu quả kinh doanh cao, phụ thuộc phần lớn vào dòng tiền vào của hoạt động kinh doanh.

  • 3.3.5.2 Phân tích dòng tiền vào

    • Bảng 3.15: Bảng phân tích dòng tiền vào

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

    • Năm 2017, hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu mang lại lợi nhuận trước thuế 26.414 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% trong tổng dòng tiền vào trong kỳ. Bên cạnh đó, dòng tiền vào tư hoạt đồng đầu từ gồm nguồn thu từ thu hồi cho vay và tiền lãi cho vay lên tới 56.294 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng dòng tiền vào trong kỳ. Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng 19% từ việc công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông thiểu số, và tiền nhận được từ đi vay bên ngoài.

    • Tuy nhiên tình hình đã thay đổi bắt đầu từ năm 2018, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ chiếm 7% trong tổng nguồn tiền vào trong năm, ngược lại việc đi vay từ bên ngoài lên tới 382.483 triệu đồng khiến cho tỷ trọng dòng tiền vào từ hoạt động tài chính chiểm 72% trong tổng dòng tiền vào. Đến năm 2019, mặc dù dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh có thay đổi, tuy nhiên không nhiều chỉ chiếm 22%, và dòng tiền từ đi vay bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng 70% trong tổng nguồn tiền vào.

    • Có thể dễ dàng nhận ra, công ty không có hiệu quả kinh doanh nên phải vay từ các nguồn bên ngoài để tiếp tục duy trì hoạt động, nếu tiếp tục duy trì khoản vay mà không đẩy mạnh việc hoạt động kinh doanh, công ty sẽ rơi và tình trạng mất khả năng vì chi trả lãi vay và các khoản vay khi đến hạn.

    • 3.3.5.3 Phân tích dòng tiền ra

    • Bảng 3.16: Bảng phân tích dòng tiền ra

    • (Đơn vị tính: triệu đồng)

    • Mặc dù dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh nhưng dòng tiền ra vẫn không giảm đi ở năm 2018, cho đến năm 2019 dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh mới giảm 103.755 triệu đồng, tương đương 46,87% so với năm 2018, điều này khiến cho lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh âm ở năm 2018, 2019.

    • Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư cũng có sự biến động tương tự với dòng tiền vào hoạt động kinh doanh, năm 2018 giảm 170.186 triệu đồng, tương đương 69,35% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục giảm 56.939 triệu đồng, tương đương 75,69% so với năm 2018. Tình hình kinh doanh giảm đi khiến cho nhu cầu mua sắm vật tư, máy móc thiết bị giảm và tiền chi cho vay cũng giảm đi.

  • Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính biến động ngược lại so với hai dòng tiền trên, năm 2018 tăng 170.780 triệu đồng, tương đương 233,14% so với năm 2017, năm 2019 tăng 58.286 triệu đồng, tương đương 23,88% so với năm 2018. Nguyên nhân do công ty chi trả các khoản vay từ các công ty con, các khoản nợ vay đến kỳ hạn nên công ty phải thực hiện chi trả nợ gốc vay cho ngân hàng .

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

    • CHƯƠNG 4

    • THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ,

    • ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

    • CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

  • 4.1. Thảo luận kết quả phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung trong 3 năm 2017, 2018, 2019

  • 4.1.1. Những điểm mạnh trong hoạt động tài chính của công ty

  • 4.1.1.1. Về cấu trúc tài chính

  • 4.1.1.2. Về cân bằng tài chính dưới gốc độ ổn định của nguồn tài trợ

  • 4.1.1.3. Về tình hình và khả năng thanh toán

  • 4.1.2. Những điểm hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tài chính của Công ty

  • 4.1.2.1. Về cấu trúc tài chính

  • 4.1.2.2. Về cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ

  • Công ty đang tận dụng các nguồn tài trợ tạm thời từ bên ngoài (nợ phải trả người bán, nợ vay ngân hàng,..) để đảm bảo cho các khoản chi trả đầu vào, hoạt động chung của công ty, tuy nhiên xu hướng nguồn tài trợ tạm thời này đang có xu hướng tăng lên, về lâu dài công ty sẽ bị phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài và dẫn đến mất khả năng thanh toán, gặp áp lực thanh toán chi phí lãi vay.

  • 4.1.2.3. Về tình hình và khả năng thanh toán

  • 4.1.2.4. Về hiệu quả kinh doanh

  • Tình hình hoạt động của công ty biến động không khả quan, lợi nhuận sau thuế giảm do các khoản chi phí tăng khiến các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nhỏ và giảm dần, điều này báo động cho công ty dễ rơi vào nguy cơ phá sản.

  • 4.1.2.4. Về dòng tiền

  • Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương và chiếm tỷ trọng cao, trong khi lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh âm và chiếm tỷ trọng thấp, đây có thể là cảnh báo nếu công ty tiếp tục lạm dụng các khoản vay thì sẽ mất khả năng chi trả, và gánh nặng về chi phí lãi vay.

  • 4.1.3. Định hướng phát triển của công ty

  • 4.2. Giải pháp đề xuất nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

  • 4.2.1. Xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý

  • 4.2.2. Chính sách nâng cao khả năng thanh toán

  • 4.2.3. Tăng cường biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

  • Qua bảng phân tích các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROS, giá vốn hàng bán tại bảng 3.9 có thể thấy tình hình hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng không khả quan, công ty giảm mạnh lợi nhuận và ngược lại chi phí sản xuất kinh doanh lại cao. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp cấp thiết để gia tăng doanh thu và kiểm soát chi phí hoạt động.

  • Về doanh thu

  • Doanh thu chủ yếu của công ty đến từ hoạt động kinh doanh mảng xây dựng, tuy nhiên mảng hoạt động này những năm 2018, 2019 không có dự án nghiệm thu nên doanh thu giảm mạnh, bên cạnh đó các hoạt động khác của công ty lại không đem lại nhiều doanh thu, điều này cho thấy mặc dù công ty hoạt động nhiều mảng liên quan đến bất động sản, tuy nhiên lại chỉ đang tập trung ở mảng đầu tư và xây dựng dự án để hoạt động kinh doanh. Công ty nên cần đa dạng hơn các mảng kinh doanh, ưu tiên cho việc phát triển những ngành nghề cốt lõi đã khẳng định được thương hiệu và các mảng kinh doanh mang lại nguồn doanh thu cao. Các bộ phận nghiệp vụ thường xuyên phân tích, đề xuất các vấn đề tài chính để tham mưu cho Ban Lãnh đạo một cách nhanh chóng, chính xác và toàn diện về thực trạng hoạt động tài chính. Chú trọng thực hiện tốt việc tham mưu, đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong từng thời điểm, từng tình hình.

  • Về chi phí

  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của Công ty chủ yếu là quyền sử dụng đất và các nguyên vật liệu xây dựng. Sự biến động nguồn cung và giá của các nguyên vật liệu xây dựng là yếu tố ảnh hưởng lớn đền nguồn thu của công ty. Trong giai đoạn 2018 – 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp cải cách ngành thép để tăng tính tập trung, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém và giảm tình trạng dư thừa công suất. Do đó, tình trạng chấp nhận bán lỗ như năm 2015 để xuất khẩu được hàng sẽ khó có thể xảy ra. Hơn nữa với triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực và định hướng đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ trong thời gian tới. Vô hình chung đã khiến cho giá thép cũng như giá vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ biến động. Để đảm bảo cho nguyên vật liệu đầu vào ổn định về giá, đảm bảo đúng quy cách chất lượng, chủng loại và cung cấp kịp thời, đáp ứng cho các dự án bất động sản của công ty hoàn thành đúng tiến độ bàn giao cho khách hàng, Công ty cần thiết lập được một hệ thống các nhà thầu chiến lược đầy tiềm năng và uy tín nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cho các dự án của công ty đang triển khai.

  • Các công tác nghiên cứu, khảo sát, thử nghiệp các công trình, dự án vẫn tốn thời gian, công sức và chi phí trong khi ảnh hưởng từ các biến động trong, ngoài nước và xu hướng trên thị trường thay đổi rất nhanh, công ty cần có những biện pháp kiểm soát chi phí trong hoạt động kinh doanh đặc biệt những chi phí liên quan đến việc trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi do việc cho vay ngắn hạn không thu hồi nợ đúng hạn, nếu có những khoản dự phòng này sẽ là những nhân tố không tích cực cho báo cáo, cho thấy công ty có hoạt động thu hồi công nợ là không tốt.

  • Đề xuất tỷ lệ vay nợ các đối tượng bên ngoài (ngân hàng, tổ chức khác) hợp lý để mang lại nền tảng tài chính ổn định nhằm giảm thiểu tác động từ biến động lãi suất cũng như áp lực tài chính mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

  • Tiếp tục phát huy các phương thức truyền thống có hiệu quả là con người, đồng thời vận dụng các công nghệ quản lý, sắp xếp và bố trí lao động. Tăng cường, đề cao giá trị của các cán bộ nhân viên nhất là trong công tác phối hợp hoạt động. Các chương trình và chính sách quản lý vẫn phải luôn cập nhật và thay đổi linh hoạt để có thể phù hợp với lực lượng lao động của Công ty: khuyến khích, hỗ trợ các nhân viên tiêu biểu, làm việc hiệu quả; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng các quy định liên quan trong công việc.

  • Nhanh chóng khắc phục các lỗi máy móc, các chi phí chìm, giảm thiểu chi phí cho các công đoạn điều tra và thực hiện không hiệu quả; tăng cường tiết kiệm tất cả các giá trị dư thừa và hư hỏng có thể tránh; linh hoạt sử dụng các công nghệ và máy móc hiện đại giúp giảm thiểu chi phí nhưng vẫn mang lại giá trị cao; đề cao và khuyến khích tính tự giác và trách nhiệm đối với công việc của người lao động.

  • 4.2.4. Quản lý dòng tiền hiệu quả

  • Công ty cần phân bổ dòng tiền một cách hợp lý, sao cho vừa đảm bảo khả năng tái đầu tư, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần có kế hoạch phát triển những mảng kinh doanh mang lại nguồn thu khác trong khi mảng kinh doanh chính xây dựng không khả thi do tình hình kinh tế, hoặc do đang giai đoạn chuẩn bị triển khai các dự án lớn thì công ty vẫn đủ dòng tiền vào để đáp ứng nhu cầu hoạt động liên tục, không gián đoạn. Thêm vào đó, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn công ty cần có biện pháp thu hồi tiền hàng từ khách hàng một cách phù hợp vừa giữ chân khách hàng, duy trì mối quan hệ vừa giảm dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh.

  • Vấn đề về cho vay ngắn hạn là vấn đề cấp thiết được đặt ra, công ty cần có những biện pháp cứng rắn để thu hồi những khoản nợ ngắn hạn, việc thu hồi được các dòng tiền cho vay sẽ giúp công ty chi trả các khoản vay ngắn hạn, giảm chi phí lãi vay, và có thể tiếp tục hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của công ty ở những kỳ kinh doanh tiếp theo.

  • Việc đề xuất tỷ lệ vay nợ hợp lý để mang lại nền tảng tài chính ổn định nhằm giảm thiểu tác động từ biến động lãi suất cũng như áp lực tài chính mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của LEC.

  • 4.3. Đóng góp của đề tài nghiên cứu

  • 4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu

  • 4.5. Kết luận đề tài nghiên cứu

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc thúc đẩy hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng. Nền kinh tế thị trường những năm gần đây có nhiều biến động. Đến nay, tuy thị trường đã ổn định và vực dậy được phần nào xong cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của không ít doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Sự đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thận trọng trong từng bước đi, từng chiến lược, định hướng của doanh nghiệp, để có thể xác định khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi lẽ nó trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm quốc dân, mặt khác còn có tác động quyết định đến thu nhập của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó nhận ra những mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp làm căn cứ hoạch định phương án chiến lược tương lai, đồng thời đề xuất những giải pháp để ổn định, tăng cường chất lượng hoạt động doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, ra quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh.   Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung được thành lập ngày 29/11/2007, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh bất động sản. Công ty được niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, mã chứng khoán LEC chính thức giao dịch vào tháng 6 năm 2017. Trong giai đoạn năm 2017 – 2019, Công ty đã đa dạng các mảng kinh doanh hơn trước (mua bán căn hộ, dịch vụ quản lý, tư vấn giám sát, đầu tư dự án,..) và có các khoản đầu tư lớn như thực hiện các thương vụ M&A, giành quyền kiểm soát Công ty CP Đầu tư xây dựng P&P bằng việc góp vốn cổ phần 86 tỷ đồng, tương đương 96% cổ phần và thành lập công ty con là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Phúc Tiến, vì có nhiều thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh, cộng thêm không kiểm soát chi phí quản lý, chi phí tư vấn chiến lược đầu tư đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2019 lỗ 577 triệu đồng, mặc dù công ty con lãi nhưng cũng không đủ để bù đắp số lỗ cho công ty dẫn đến tổng công ty có lợi nhuận rất nhỏ. Vấn đề quản lý chi phí, và cách sử dụng các nguồn lực tài chính trong công ty như thế nào cho hiệu quả được đặt ra. Vậy nên để đảm bảo hoạt động quản trị, chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty cần có những nghiên cứu về thực trạng tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính. Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức quý báu về phân tích tài chính doanh nghiệp tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa Các doanh nghiệp hiện nay được đối xử bình đẳng, tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn trải qua nhiều biến động Mặc dù thị trường đã ổn định và có dấu hiệu phục hồi, sự cạnh tranh khốc liệt đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cẩn trọng trong từng bước đi, chiến lược và định hướng để xác định khả năng cạnh tranh Để thành công, việc theo dõi tình hình tài chính là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong hệ thống tài chính, vì nó hỗ trợ trực tiếp cho quá trình sản xuất và kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm quốc dân Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà quản lý hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại, nhận diện điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược phát triển tương lai và đề xuất giải pháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp hiệu quả nhất để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp nhận diện rõ ràng thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, cũng như các rủi ro và triển vọng tương lai Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp hữu ích và quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung, thành lập vào ngày 29/11/2007, chuyên kinh doanh bất động sản và niêm yết cổ phiếu LEC trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM từ tháng 6 năm 2017 Từ năm 2017 đến 2019, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh qua việc mua bán căn hộ, cung cấp dịch vụ quản lý và tư vấn giám sát, cùng với các thương vụ M&A lớn, bao gồm việc nắm quyền kiểm soát Công ty CP Đầu tư xây dựng P&P Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí quản lý và tư vấn chiến lược đã dẫn đến lỗ 577 triệu đồng trong lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2019, mặc dù công ty con có lãi Điều này đặt ra thách thức về quản lý chi phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính Do đó, công ty cần thực hiện nghiên cứu về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích báo cáo tài chính để đảm bảo hoạt động quản trị và chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Dựa trên những kiến thức quý báu về phân tích tài chính doanh nghiệp mà tôi đã tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phân tích báo cáo tài chính là yếu tố then chốt trong quản trị doanh nghiệp, giúp các tổ chức nhận diện rõ ràng tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Qua đó, các nhà quản trị có thể đánh giá khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh và chiến lược phát triển hợp lý.

Trong thời gian qua, nhiều công trình và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của các tập đoàn và công ty, mỗi công trình mang đến những quan điểm riêng về vấn đề này Các đề tài thường tập trung vào các phương pháp phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính là một yếu tố quan trọng, dẫn đến nhiều nghiên cứu về vấn đề này từ trước đến nay, tập trung vào việc đánh giá hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp khác nhau.

Bài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần bất động sản điện lực Miền Trung Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả tài chính và tình hình hoạt động của công ty, cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chỉ số tài chính quan trọng Thông qua phân tích, luận văn giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

Vào năm 2016, tác giả Doãn Thị Mỹ Trinh đã thực hiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời đề xuất các giải pháp thực tiễn có thể áp dụng Phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm so sánh, loại trừ, liên hệ cân đối và mô hình tài chính Dupont Dữ liệu phân tích được lấy từ báo cáo tài chính năm 2014.

Tác giả đã phân tích báo cáo tài chính trong giai đoạn 2014 – 2016, tuy nhiên, do công ty đã trải qua nhiều thay đổi về quy mô và định hướng hoạt động kinh doanh, các giải pháp được đề xuất trong đề tài hiện nay không còn phù hợp.

Bài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng với chủ đề "Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần bất động sản điện lực Miền Trung" tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính, từ đó cung cấp những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của công ty Nội dung nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại mà còn đề xuất các phương pháp phân tích phù hợp với đặc thù của ngành bất động sản điện lực.

Vào năm 2017, tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã thực hiện một nghiên cứu về công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào việc quan sát và mô tả quy trình phân tích, mà không sử dụng số liệu độc lập để thực hiện các phân tích sâu hơn.

Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hồng, năm 2015, tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng, tập trung vào việc hoàn thiện phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực Miền Trung Nghiên cứu này khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và điều kiện áp dụng của chúng qua các giai đoạn phát triển của công ty Tác giả chủ yếu chỉ ra các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phù hợp với hệ thống công ty, mà không tiến hành phân tích báo cáo tài chính cụ thể của Công ty cổ phần bất động sản điện lực Miền Trung.

Các công trình đã hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích tài chính tại doanh nghiệp Bài viết trình bày những kết quả đạt được, chỉ ra các hạn chế hiện có, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân tích báo cáo tài chính cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chưa có nghiên cứu độc lập nào phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung trong giai đoạn 2017 - 2019 Vì vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của công ty trong giai đoạn này, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung”.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài viết phân tích báo cáo tài chính và tình hình tài chính hiện tại của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Bài viết này tổng quan lý luận về phân tích báo cáo tài chính, nhằm định hướng và ứng dụng hiệu quả vào việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung Việc nắm vững các lý thuyết liên quan sẽ giúp nâng cao khả năng đánh giá tình hình tài chính của công ty, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp Phân tích báo cáo tài chính không chỉ giúp nhận diện các điểm mạnh và yếu mà còn hỗ trợ trong việc dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai của công ty.

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung để xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính của công ty.

Câu hỏi nghiên cứu

Những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung trong giai đoạn 2017 cho thấy tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Các chỉ tiêu tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận và chi phí được phân tích kỹ lưỡng, phản ánh sự phát triển và thách thức mà công ty gặp phải trong bối cảnh thị trường bất động sản Sự biến động trong các chỉ số tài chính cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn này.

Có những giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung?

Công ty cần điều chỉnh những gì để thực hiện hoá các giải pháp đề xuất?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung.

Phạm vi nghiên cứu: các báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung từ năm 2017 đến năm 2019.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ Đây là công cụ giúp người dùng đánh giá khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp Thông qua báo cáo tài chính, người sử dụng có thể phân tích, chẩn đoán tình hình tài chính và dự báo nhu cầu tài chính tương lai Việc lập báo cáo tài chính là bắt buộc theo quy định của Nhà nước nhằm cung cấp thông tin cho các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình kiểm tra và so sánh số liệu tài chính giữa các kỳ kinh doanh khác nhau Qua đó, người dùng có thể đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh doanh, nhận diện các rủi ro tài chính, và cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan.

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là công cụ quản lý quan trọng, giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp Qua đó, họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu của mình.

Các cá nhân và tổ chức liên quan đến lợi ích tài chính của doanh nghiệp, như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, đều quan tâm đến thông tin tài chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động, quản lý tài chính và khả năng giải quyết rủi ro Nó cung cấp thông tin cho ban giám đốc trong việc ra quyết định đầu tư và phân phối lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ kiểm tra và giám sát hoạt động quản lý Đối với nhà đầu tư, phân tích tài chính giúp đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả Tổ chức tín dụng cũng cần phân tích tài chính để đảm bảo khả năng thu hồi nợ trước khi cấp vốn, phân biệt giữa các khoản vay ngắn hạn và dài hạn để đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả tài chính của dự án.

Quản lý quá trình giải ngân hiệu quả là cần thiết để đánh giá khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp, dựa trên khả năng sinh lời từ dự án Đối với cơ quan Nhà nước, việc phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng nhằm kiểm soát hoạt động, ngăn ngừa rủi ro và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính

2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính năm gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Trong khi đó, Báo cáo tài chính giữa niên độ có hai dạng: dạng đầy đủ với Bảng cân đối kế toán giữa niên độ, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc; và dạng tóm lược với cùng các thành phần tương tự.

Ngoài những báo cáo tài chính cơ bản đã đề cập, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu hoặc quy định riêng, tùy thuộc vào loại hình, mục đích và hoạt động cụ thể Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, luận văn chỉ tập trung vào các loại báo cáo tài chính cơ bản.

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể Nó cho thấy cách mà nguồn vốn được sử dụng để hình thành tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản được phân loại thành hai nhóm chính: tài sản ngắn hạn, bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho, và tài sản dài hạn, bao gồm các tòa nhà, máy móc và tài sản vô hình.

Nguồn vốn bao gồm: nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo thu nhập, hay còn gọi là báo cáo kết quả lãi và lỗ, giúp doanh nghiệp theo dõi tất cả các khoản chi phí và lãi/lỗ vào cuối kỳ Báo cáo này bao gồm các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, và lợi nhuận ròng, được tính toán từ công thức lợi nhuận ròng trước lãi và thuế = Chi phí – Lợi nhuận gộp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi dòng tiền vào và ra, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời các khoản chi cần thiết Thiếu hụt tiền mặt có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ngay cả khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển Báo cáo này phân chia dòng tiền thành ba mục chính: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, bao gồm chi phí và doanh thu thực tế; lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, liên quan đến việc mua sắm tài sản và cho vay; và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính, bao gồm thu từ phát hành cổ phiếu và trả nợ vay.

Thuyết minh báo cáo tài chính:

Kế toán sử dụng số liệu từ "Bảng cân đối kế toán", "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" và "Bảng lưu chuyển tiền tệ" để tiến hành phân tích chi tiết và tường thuật theo các chỉ tiêu đã được quy định.

2.2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

So sánh là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu phân tích Để áp dụng công cụ này vào phân tích báo cáo tài chính, cần xác định số liệu gốc và chọn kỳ phân tích, có thể là kỳ thực hiện hoặc kỳ kinh doanh trước Các kỹ thuật so sánh thường được sử dụng bao gồm so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.

- Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối:

Nguyễn Văn Công (2017, tr.34) cho rằng kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối giúp xác định mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách so sánh trị số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Phương pháp này cho phép nhận biết sự tăng hay giảm của chỉ tiêu thông qua công thức Δy = y1 – y0, từ đó cung cấp cái nhìn rõ ràng về sự thay đổi giữa hai kỳ.

- Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối:

Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối giúp phân tích tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch hoặc tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách so sánh trị số chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc Công thức tính toán là: y y1 - y0 x 100 hoặc Δy = y1 - y0 x 100.

Hình thức so sánh được thể hiện qua ba dạng chính: so sánh chiểu ngang, so sánh theo chiều dọc, và so sánh xác định xu hướng Những hình thức này giúp phân tích và làm rõ mối liên hệ giữa các chỉ tiêu một cách hiệu quả.

So sánh ngang là quá trình đối chiếu và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, bao gồm cả số tuyệt đối và số tương đối Qua đó, ta có thể đánh giá mức độ tăng giảm của từng khoản mục và xác định ảnh hưởng của các yếu tố này đến các chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc là phương pháp phân tích các tỷ lệ và hệ số để thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính Phương pháp này giúp đánh giá sự biến động về cơ cấu và tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính.

So sánh và xác định xu hướng cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu là quá trình phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu riêng lẻ hoặc tổng hợp với chỉ tiêu tổng quát, nhằm phản ánh xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Công cụ loại trừ giúp xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố khác Để đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến kết quả hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện qua hai cách khác nhau.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là quá trình đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý hiểu rõ về phân bổ tài sản và nguồn tài trợ Qua đó, họ có thể nhận diện nguyên nhân và dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính Thông tin từ phân tích này cho phép nhà quản lý xác định tính phù hợp của các nguồn vốn và chính sách sử dụng, từ đó điều chỉnh chiến lược để đảm bảo cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

2.3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm mà mỗi bộ phận chiếm trong tổng số tài sản.

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sảnchiếm trong tổng số tài sản=Giá trị từng bộ phận tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản giúp nhà quản lý đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn đã huy động, từ đó xác định tính phù hợp của việc sử dụng vốn với lĩnh vực kinh doanh Việc xem xét sự biến động của tài sản qua các kỳ kinh doanh cũng cho phép nhà quản lý quyết định loại tài sản nào nên đầu tư và thời điểm đầu tư hợp lý Bên cạnh đó, các chính sách thanh toán cần được xây dựng để khuyến khích khách hàng và đảm bảo thu hồi vốn kịp thời.

2.3.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là quá trình đánh giá tính hợp lý và xu hướng biến động của nguồn vốn trong kỳ phân tích Để thực hiện phân tích này, cần tính tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn và so sánh với cơ cấu nguồn vốn của kỳ gốc.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn=Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Dựa vào tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của kỳ phân tích, cùng với chính sách huy động và đầu tư của công ty trong từng giai đoạn, chúng ta có thể đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của công ty.

2.3.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Để biết được chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty có hợp lý, hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động, tiết kiệm số vốn đã huy động hay số vốn huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, bộ phận tài sản nào, nên ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn cần phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Hệ số nợ phải trả so với tổng tài sản là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ Chỉ số này cho biết trong mỗi đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp, có bao nhiêu phần là do nợ phải trả.

Hệ số nợ phảitrả so với tổng tài sản= Nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ số này cho thấy tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanhtoántổng quát= Tổngtài sản

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu

Hệ số tài trợ TSDH=Vốn chủ sở hữu

2.3.2 Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ Để hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.

Nguồn tài trợ tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay: Tài sản

Tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng vốn chủ sở hữu (VCSH) cộng với nợ phải trả, thể hiện mối quan hệ cân bằng tài chính giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản Mối quan hệ này phản ánh mức độ luân chuyển vốn cũng như sự ổn định của nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.

Phân tích cân bằng tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng đáp ứng vốn cho hoạt động, đồng thời xác định sự ổn định và an toàn trong việc tài trợ và sử dụng vốn Qua đó, doanh nghiệp có thể nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính và từ đó đề xuất giải pháp tài chính hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả, tránh tình trạng mất cân bằng tài chính như mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.

Xét về ổn định nguồn tài trợ, tài sản doanh nghiệp được phân chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và tạm thời Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, trong khi nguồn tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả trong vòng một năm Cân bằng tài chính thể hiện qua đẳng thức: TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời, giúp nhà quản lý đánh giá sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn Để đảm bảo hoạt động liên tục, doanh nghiệp cần duy trì mức vốn hoạt động thuần hợp lý nhằm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho Phân tích này cũng giúp nhận diện sai lệch do tính mùa vụ và chu kỳ kinh doanh, đồng thời dự đoán tính ổn định và cân bằng tài chính trong những năm tới.

Vốn hoạt động thuần được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn, phản ánh nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp Trong thực tế, có thể xảy ra ba trường hợp khác nhau liên quan đến tình hình tài chính này.

Khi vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0, tức là tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để bù đắp tài sản dài hạn, doanh nghiệp buộc phải sử dụng nợ ngắn hạn để khỏa lấp thiếu hụt Tình trạng này tạo ra áp lực lớn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn, và nếu vốn hoạt động thuần tiếp tục giảm, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất cân bằng trong thanh toán, dẫn đến nguy cơ phá sản.

Khi vốn hoạt động thuần bằng 0, tài sản ngắn hạn (TSNH) sẽ tương đương với nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên sẽ bằng tài sản dài hạn (TSDH) Tình huống này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên đủ để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho TSDH, do đó doanh nghiệp không cần phải dựa vào nợ ngắn hạn để bù đắp.

Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung có trụ sở chính tại Lô A5 Phạm Văn Đồng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Email: www.lec.com.vn

Vốn điều lệ: 261.000.000.000 VNĐ (Hai trăm sáu mươi mốt tỷ đồng)

Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land Central) được thành lập vào ngày 29/11/2007, với 4 cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, có tổng vốn thực góp lên đến 209 tỉ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh bất động sản:

- Đầu tư tạo lập nhà, mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đầu tư vào các công trình hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê Ngoài ra, có thể thuê quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng sẵn có để cho thuê lại.

- Đầu tư và kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị Kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng.

- Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế xây dựng công trình năng lượng Ngoài ra, chúng tôi còn chuyên quản lý dự án, giám sát thi công và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

Vào ngày 02/01/2008, Công ty chính thức hoạt động tại Tòa nhà EVN-Land Central, số 78A Duy Tân, Đà Nẵng Giai đoạn này, công ty tập trung vào khai thác cho thuê và quản lý vận hành 5000m2 văn phòng cao cấp tại địa chỉ 78A Duy Tân.

Với đội ngũ nhân viên môi giới và tư vấn bất động sản chuyên nghiệp, tận tâm, thân thiện và đáng tin cậy, vào ngày 17/06/2008, Công ty đã chính thức khai trương Sàn giao dịch bất động sản EVN-Land Central, mở rộng lĩnh vực môi giới và tư vấn chuyển nhượng bất động sản tại khu vực miền Trung.

Vào ngày 05/06/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã ban hành Quyết định Niêm yết số 181/QĐ-SGDHCM, cho phép Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung niêm yết cổ phiếu trên HOSE Cổ phiếu của công ty với mã chứng khoán LEC chính thức bắt đầu giao dịch từ ngày 14/6/2017.

Công ty có 4 công ty con:

T Tên Công Ty Vốn góp (VNĐ) % Vốn điều lệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHÚC

2 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

3 CÔNG TY CỔ PHẦN VUI CHƠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN ÁNH DƯƠNG

69.521.760.000 75,24% Đại hội đồng cổ đông

Giám sát trưởng quản lý dự án

Giám đốc hành chính nhân sự

Giám đốc kinh tế kế hoạch

Giám đốc tài chính kế toán

Giám đốc sàn giao dịch BĐS

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức - nhân sự

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết Cơ quan này có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty và quyết định các vấn đề thuộc quyền hạn theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung.

Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, được bầu ra bởi Đại hội đồng cổ đông, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và xác định ưu tiên cho hoạt động kinh doanh Cơ quan này có trách nhiệm định hướng, kiểm soát công tác quản lý và đưa ra quyết định về các vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền quyết định trong bốn nhóm lĩnh vực chính được quy định cụ thể.

- Giám sát chiến lược và kiểm soát hoạt động quản lý, tuyển chọn và giám sát Tổng giám đốc và cán bộ quản lý cấp cao.

- Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.

- Vốn điều lệ về tài sản của Công ty.

- Công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin.

 Ban kiểm soát: là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị, có các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra tình hình tài chính của Công ty, đặc biệt về khả năng thanh toán, tính thanh khoản của tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ.

Đề xuất hoặc soạn thảo bản đề xuất trình lên Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các thành viên kiểm toán nội bộ là một bước quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động kiểm toán Việc này không chỉ giúp củng cố niềm tin của các bên liên quan mà còn góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính trong tổ chức.

- Giám sát việc thay đổi tổ chức kiểm toán.

Xem xét sự không nhất quán giữa các thảo luận và phân tích của Ban Giám Đốc điều hành, thông điệp của Chủ tịch và các báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên của Công ty là điều cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính.

Xây dựng và điều hành bộ phận Kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập và khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, nhận diện và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin quản lý, báo cáo tài chính, cũng như các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ.

Định kỳ, cần cung cấp thông tin cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về tình hình hệ thống kiểm soát nội bộ, kèm theo các kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống này.

Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày Người này chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Tổng Giám đốc nắm giữ mọi thẩm quyền liên quan đến quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, ngoại trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

- Toàn quyền về cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý nội bộ của Công ty.

- Quyền hạn của từng thành viên Bộ máy quản lý sẽ do Tổng Giám đốc quyết định thông qua văn bản quy định nội bộ.

 Hai phó Tổng giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Giám sát trưởng quản lý dự án:

Lập kế hoạch và tiến độ giám sát thi công là bước quan trọng trong quản lý dự án Cần theo dõi và nghiệm thu từng giai đoạn của dự án để đảm bảo chất lượng công trình Sau khi hoàn thành, báo cáo của nhà thầu tư vấn giám sát sẽ được xem xét và xác nhận, sau đó trình chủ đầu tư để được chấp thuận thực hiện.

Dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính

3.2.1 Nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích

Dữ liệu phân tích được thu thập từ báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung trong ba năm liên tiếp: 2017, 2018 (kiểm toán bởi KPMG) và 2019 (kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam - AVA).

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích

Phương pháp loại trừ để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, và loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại

Phương pháp liên hệ cân đối được áp dụng để đánh giá các yếu tố độc lập, tách biệt nhưng đồng thời ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

Mô hình Dupont giúp phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và cách mà sự thay đổi của một yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

Ngày đăng: 12/04/2022, 05:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- GV chuẩn bị bảng phụ ghi nội dung tóm tắt các kiến thức. - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
chu ẩn bị bảng phụ ghi nội dung tóm tắt các kiến thức (Trang 11)
Báo cáo tình hình doanh thu, chi phí từng dự án và Công ty, các báo cáo khác cho Kế toán trưởng - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
o cáo tình hình doanh thu, chi phí từng dự án và Công ty, các báo cáo khác cho Kế toán trưởng (Trang 62)
Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.2 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 75)
Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy hệ số nợ phải trả so vơi tổng tài sản khá nhỏ qua các năm, như vậy mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ ít, mức độ độc lập tài chính cao, mức độ chiếm dụng vốn thấp - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
h ìn vào bảng 3.3 ta thấy hệ số nợ phải trả so vơi tổng tài sản khá nhỏ qua các năm, như vậy mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ ít, mức độ độc lập tài chính cao, mức độ chiếm dụng vốn thấp (Trang 77)
Bảng 3.4: Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.4 Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ (Trang 80)
3.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
3.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán (Trang 81)
Bảng 3.6: Phân tích tình hình phải thu khách hàng - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.6 Phân tích tình hình phải thu khách hàng (Trang 82)
Bảng 3.7: Phân tích tình hình phải trả người bán - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.7 Phân tích tình hình phải trả người bán (Trang 83)
Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.8 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Trang 84)
Qua Bảng 3.7, có thể thấy rằng giá vốn của công ty biến động không đồng nhất qua từng năm, giá vốn hàng bán giảm tương đương với việc doanh thu thuần giảm qua các năm - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
ua Bảng 3.7, có thể thấy rằng giá vốn của công ty biến động không đồng nhất qua từng năm, giá vốn hàng bán giảm tương đương với việc doanh thu thuần giảm qua các năm (Trang 84)
Bảng 3.9: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.9 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh (Trang 86)
Phân tích ROA theo mô hình Dupont - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
h ân tích ROA theo mô hình Dupont (Trang 88)
Sơ đồ hình cây: - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Sơ đồ h ình cây: (Trang 89)
Bảng 3.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
Bảng 3.11 Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn (Trang 90)
Phân tích ROE theo mô hình Dupont ROE           bẩy tài chính - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC  MIỀN TRUNG
h ân tích ROE theo mô hình Dupont ROE bẩy tài chính (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w