Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các hộ chăn nuôi(có dịch và không có dịch) trên địa bàn một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên
- Một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch
- Một số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên
- Bộ môn Dịch tễ và Bệnh lý - Viện thú y.
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu tình hình chăn nuôi, vệ sinh khử trùng, tiêm phòng và dịch tai xanh trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên
Thu thập thông tin qua phiếu điều tra và phỏng vấn cán bộ thú y, người chăn nuôi Các chỉ tiêu điều tra bao gồm:
- Tình hình chăn nuôi lợn: cơ cấu chăn nuôi, phương thức chăn nuôi
- Quản lý: công tác quản lý đàn, công tác vệ sinh thú y
- Tình hình tiêm phòng và dịch Lợn tai xanh (2015-2016)
3.2.2 Nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS lưu hành trong đàn lợn nuôi tỉnh Hưng Yên (2015-2016)
- Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS trước tiêm phòng (2015-2016)
- Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS sau tiêm phòng (2015-2016)
3.2.3 Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch Lợn tai xanh
- Địa điểm chăn nuôi: gần đường quốc lộ, gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống
- Phương thức chăn nuôi và công tác quản lý khu chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi, nguồn nước uống trong chăn nuôi, nguồn gốc con giống
- Vệ sinh khử trùng: vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, xử lý chất thải…
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Lập phiếu điều tra và thu thập thông tin: 424 phiếu
Thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn hộ chăn nuôi, thú y xã
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
Tình hình chăn nuôi lợn: Số lượng lợn trong một hộ chăn nuôi, nguồn giống, nguồn cung cấp thức ăn, phương thức chăn nuôi
Tình hình vệ sinh: Chất lượng chuồng trại, vệ sinh chuồng trại, nguồn cung cấp nước, xử lý chất thải
Trong bối cảnh dịch bệnh, việc xử lý kịp thời là rất quan trọng Cần tiến hành khử trùng và tiêu độc chuồng trại ngay khi có dịch xảy ra Đồng thời, việc lấy mẫu xét nghiệm cũng cần được thực hiện để đánh giá tình hình Cần theo dõi tổng số lợn trong khu vực bị ảnh hưởng và ghi nhận số lượng lợn bị tiêu hủy để có biện pháp ứng phó hiệu quả.
Tình hình tiêm phòng: tỷ lệ tiêm phòng, thực hiện các quy định về thú y khi tiêm phòng
3.3.2 Bố trí lấy mẫu huyết thanh và bảo quản
Bảng 3.1 Địa điểm lấy mẫu
Lấy 320 mẫu huyết thanh lợn và bảo quản theo QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT
Sử dụng bộ kit PRRS-HERDCHECKX3 của IDEXX (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
- Bước 1: Chuẩn bị bộ kit: số mẫu huyết thanh cần kiểm tra + 02 đối chứng dương + 02 đối chứng âm
- Bước 2: Pha loãng mẫu huyết thanh cần kiểm tra với tỷ lệ 1/40: 10 μl mẫu kiểm tra + 390 μl dung dịch pha loãng mẫu trong ống pha loãng Sau đó chuyển
100 μl dung dịch mẫu kiểm tra đã pha loãng sang đĩa ELISA với sơ đồ bố trí mẫu tương ứng
* Nhỏ 100 μl đối chứng âm và đối chứng dương(không pha loãng) vào đĩa ELISA
- Bước 3: Vỗ nhẹ đĩa, đậy nắp Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút
- Bước 4: Pha nước rửa đĩa 1X từ dung dịch rửa đĩa 10X có sẵn trong bộ kit với nước cất
- Bước 5: Sau 30 phút ủ đĩa, đổ bỏ dung dịch trong đĩa, rửa đĩa 3 lần với lượng 300 μl/giếng bằng dung dịch rửa đĩa 1X
- Bước 6: Nhỏ 100 μl chất gắn kết(conjugate) vào tất cả các giếng Ủ tiếp đĩa ở nhiệt độ phòng trong 30 phút
- Bước 7: Sau đó đổ bỏ dung dịch trong đĩa, rửa đĩa 3lần với lượng 300 μl/giếng bằng dung dịch rửa đĩa 1X
- Bước 8: Nhỏ 100 μl cơ chất vào các giếng, ủ đĩa trong 15phút
- Bước 9: Dừng phản ứng bằng cách cho100 μl dung dịch stop vào các giếng
- Bước 10: Đọc đĩa ở bước sóng 650 nm và tính kết quả
Phản ứng được công nhận khi:
+ OD của đối chứng âm ≤ 0,15;
+ OD của đối chứng dương - OD của đối chứng âm ≥ 0,15
S/P = (OD của mẫu – OD của đối chứng âm)/(OD của đối chứng dương -
OD của đối chứng âm) Đánh giá kết quả:
+ Mẫu dương tính: S/P không nhỏ hơn 0,4
+ Mẫu âm tính: S/P nhỏ hơn 0,4.
Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel
- Theo phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng
- Sử dụng các phương pháp tính toán thông dụng, các công thức tính toán trong dịch tễ
Để xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát sinh và lây lan dịch lợn tai xanh, chúng tôi thực hiện một quy trình gồm nhiều bước cụ thể.
Hộ chăn nuôi có gia súc tiêm phòng vacxin PRRS nhưng không có kháng thể bảo hộ, cùng với hộ có gia súc đã phơi nhiễm (xét nghiệm dương tính huyết thanh học với kháng thể virus PRRS), được xác định là những hộ bệnh.
Hộ chăn nuôi có gia súc được tiêm phòng vacxin PRRS sẽ có kháng thể bảo hộ, trong khi đó, hộ có gia súc xét nghiệm âm tính huyết thanh học với virus PRRS cũng được xem là những hộ chứng.
Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là yếu tố nguy cơ không liên quan đến dịch lợn tai xanh, ký hiệu là H0 Ngược lại, đối thuyết H1 cho rằng yếu tố nguy cơ có mối liên hệ với sự phát sinh và lây lan của dịch lợn tai xanh.
Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng cộng
Phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
Tỷ suất chênh lệch OR ad/bc
- Kiểm định giả thuyết H 0 bằng cách:
+ Tính tỉ suất chênh lệch OR (odds ratio):
Tỷ suất chênh của nhóm phơi nhiễm Odd 1 b a
Tỷ suất chênh của nhóm không phơi nhiễm được xác định qua bốn nhóm: nhóm bệnh có phơi nhiễm, nhóm không bệnh có phơi nhiễm, nhóm bệnh nhưng không phơi nhiễm, và nhóm không bệnh và không phơi nhiễm Việc phân tích tỷ suất chênh này giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa phơi nhiễm và bệnh tật.
Nếu OR = 1: Không có ảnh hưởng, khác nhau giữa hai nhóm
OR