1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản

45 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Marketing Xuất Khẩu Mặt Hàng May Mặc Của Công Ty Việt Tiến Sang Thị Trường Nhật Bản
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chuyên Đề Marketing Quốc Tế
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • A. Đánh giá môi trường bên ngoài (EFE)

    • I. Môi trường vĩ mô (PEST)

      • 1. Chính trị - Luật pháp

      • 2. Kinh tế

      • 3. Văn hoá - Xã hội

      • 4. Nhân khẩu học

    • II. Môi trường ngành

    • 1. Cạnh tranh nội bộ ngành

    • 2. Sản phẩm thay thế

    • 3. Áp lực từ phía người mua

    • Kết luận:

    • Trong ma trận (EFE):

  • B. Đánh giá môi trường bên trong (IFE)

    • Môi trường nội bộ theo chuỗi giá trị:

    • 1. Quản lý chung

    • 2. Nhân sự

    • 3. Công nghệ

    • 4. Hậu cần đầu vào

    • 6. Hậu cần đầu ra

    • 7. Marketing và bán hàng

    • Kết luận:

    • Trong bảng ma trận IFE:

  • C. Phân tích SWOT

  • D. QSPM

    • 1. Chiến lược sản phẩm (Product)

    • 2. Chiến lược giá (Price)

    • 3. Chiến lược phân phối (Place)

    • 4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1. Đức, M. (2019). Tác động của thuế tiêu dùng với nền kinh tế Nhật Bản.

  • 2. Hà, N. (2019). Nhiều doanh nghiệp dệt may Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến.

  • 3. Hiền, K. (2021). Nắm bắt nhanh cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.

  • 4. Hien, T. T. (2013). Đặc điểm hàng dệt may thị trường Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này.

  • 5. Hiệp, P. (2018). May Việt Tiến với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

  • 6. hoinghi. (2014). Sản phẩm thay thế trong ngành dệt may.

  • 7. jiCA. (n.d.). Chặng đường phát triển quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản.

  • 8. Loan, H. (2021). “Miếng bánh” thị phần Nhật chờ doanh nghiệp.

  • 9. Rahman, M. (2021). PESTEL analysis of Japan (Japan Country Profile).

  • 10. Shaw, A. A. (2021). PESTLE Analysis of Japan.

  • 11. Statista. (2021). Average monthly salaries among full-time workers in Japan from 2011 to 2020.

  • 12. Statista. (n.d.). Demographics of Japan - statistics & facts.

  • 13. TCHQ, T. h. (n.d.). Dệt may Việt Nam – Nhật Bản hợp tác cùng có lợi.

  • 14. Thuận, L. H. (2017). Báo cáo ngành dệt may.

  • 15. Trần, H. (2019). Xuất khẩu dệt may sang Nhật: Tạo thương hiệu bằng chất lượng.

  • 16. Tuân, P. (2021). Lý do người Nhật ngày càng "nghèo đi".

  • 17. Worldometer. (n.d.). Japan Demographics.

  • 18. Yên, M. (2013). Chuỗi cung ứng của Việt Tiến.

Nội dung

MÔN: CHUYÊN ĐỀ MARKETING QUỐC TẾChủ đề: Lập kế hoạch Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản.2021MỤC LỤCA. Đánh giá môi trường bên ngoài (EFE)1I. Môi trường vĩ mô (PEST)11. Chính trị Luật pháp12. Kinh tế53. Văn hoá Xã hội74. Nhân khẩu học8II. Môi trường ngành131. Cạnh tranh nội bộ ngành132. Sản phẩm thay thế143. Áp lực từ phía người mua16Kết luận:21B. Đánh giá môi trường bên trong (IFE)211. Quản lý chung212. Nhân sự223. Công nghệ234. Hậu cần đầu vào236. Hậu cần đầu ra267. Marketing và bán hàng28Kết luận:31C. Phân tích SWOT31D. QSPM33E. Thực thi chiến lược37TÀI LIỆU THAM KHẢO48 A. Đánh giá môi trường bên ngoài (EFE)I. Môi trường vĩ mô (PEST)1. Chính trị Luật pháp1.1. Thuế quan, hạn ngạch•Thuế quan: Theo CPTPP, 98,8% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của việt nam sang nhật bản, những mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.•Hạn ngạch: Theo ông Diệp Thành Kiệt, dự báo khả năng tăng trưởng hàng dệt may xuất vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn tới là hoàn toàn có cơ sở bởi hai lý do. Thứ nhất, khi là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được xoá bỏ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ không mặn mà với thị trường Nhật Bản bởi thị trường này khó tính mà đơn hàng không lớn như Hoa Kỳ, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản đã nhắm đến thị trường Việt Nam. Và thực tế đang diễn ra như vậy.1.2. Quan hệ ngoại giaoNhật Bản đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo 2 nước thường xuyên sang thăm nước đối tác. Việt Nam cũng hỗ trợ Nhật Bản trong các sự kiện như thiệt hại sau động đất tại miền Đông Nhật Bản 2 bên cũng cùng ký kết các Hiệp định như: Hiệp định về hợp tác phát triển và sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình giữa Nhật Bản và Việt Nam,…Đặc biệt, năm 2021, quan hệ Việt Nhật được Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, thời gian qua không ngừng phát triển toàn diện, sâu rộng và thực chất trên nhiều lĩnh vực, có thể nói đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.1.3. Sự minh bạch trong chính trịXếp thứ 19 (Tổng điểm 74) về sự minh bạch trên thế giới.1.4. Luật pháp Nhìn chung, Nhật Bản là quốc gia công nghiệp và công nghệ hàng đầu thế giới. Thiên tai, tỷ lệ sinh thấp và dân số già ngày càng tăng là những thách thức nghiêm trọng. Social: Người Nhật Bản có xu hướng ưa chuộng công ty Nhật Bản hơn (một dân tộc có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa nổi bật).Dân số già, tỉ lệ sinh thấp.Ý thức bảo vệ môi trường cao, ưa chuộng sản phẩm bền vững.Political:Cơ hội: Các công ty nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập mà họ tạo ra tại Nhật Bản (trong khi các công ty Nhật Bản cần phải trả thuế doanh nghiệp đối với thu nhập mà họ tạo ra ở Nhật Bản và ở nước ngoài).Legal:Tuân thủ tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS đối với ngành hàng dệt may (đặc biệt là quy định bắt buộc phải ghi nhãn sản phẩm dệt may).+Tiêu chuẩn liên quan đến dán nhãn: Về nhãn hiệu hàng hóa luật hàng hóa đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu theo điều khoản L0217 của JIS với các thông tin: Loại sợi dệt, tỷ lệ pha sợi; Cách giặt và sử dụng; Độ chống thấm nước; Biểu thị loại da được sử dụng; Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ; cách bảo vệ sản phẩm.+Cấm nhập khẩu sản phẩm giả mạo nhãn mác, vi phạm mác thương mại hoặc quyền sáng chế.➔Các chính sách về nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản là tương đối khắt khe, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển bởi các nước này ít kinh doanh dựa trên nhãn mác của mình, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp. Như dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài.Áp lực từ sự khuyến khích của chính phủ Nhật với sản phẩm không làm hại sinh thái (chứng nhận Ecomark).+Vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục Môi trường của Nhật đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu), các sản phẩm này được đóng dấu Ecomark. +Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: ● Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng không đáng kể. ●Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. ●Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất không đáng kể. ●Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên. Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng hay tính an toàn của sản phẩm. Ecomark được rất nhiều người Nhật biết đến. Các công ty nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu. Có thể thấy, với sự công nhận của chính phủ và người dân, Ecomark đang dần trở thành một “tiêu chí ngầm” cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Khó khăn trong việc thâm nhập hệ thống phân phối chặt chẽ. Hệ thống phân phối ở Nhật Bản về chức năng không có gì khác biệt nhiều so với hệ thống phân phối ở các nước khác. Nó giúp cho việc luân chuyển hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng, đồng thời đóng vai trò là kênh bán hàng cho nhà sản xuất và kênh mua hàng cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối thường bao gồm hai cấp: cấp bán buôn và cấp bán lẻ. Tuy nhiên hệ thống phân phối ở Nhật Bản cũng rất phức tạp với những đặc điểm riêng như:+Có rất nhiều cửa hàng bán lẻ, hay mật độ cửa hàng bán lẻ rất lớn. + Giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ tồn tại rất nhiều cấp phân phối trung gian. +Tồn tại một hệ thống duy trì giá bán lẻ ở một mức nhất định. Giữa các nhà sản xuất và nhà bán lẻ ở Nhật Bản có sự liên kết rất chặt chẽ, thể hiện ở chỗ các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ. Các nhà sản xuất thực hiện chế độ chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được, và các nhà bán lẻ thường chỉ kinh doanh một số hàng hóa của các nhà sản xuất nhất định ở trong nước. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối, nhà bán lẻ là rất chặt chẽ, bền vững khiến cho hàng hoá nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản hay mở rộng đại lý tiêu thụ.+Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản lưu ý, để xuất khẩu ổn định với giá trị gia tăng xứng đáng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực thâm nhập, khai thác hệ thống phân phối tại thị trường này, nhất là các mặt hàng nông thuỷ sản dệt may, da giày. Bởi theo ông Minh, hiện nay việc tiếp xúc các kênh phân phối tại Nhật còn hạn chế do hệ thống bán lẻ ở nước này đặt ra tiêu chuẩn mua hàng rất cao và khắt khe, khiến doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được hoặc không mặn mà trong việc đầu tư để đáp ứng các tiêu chuẩn này.Các hệ thống bán lẻ thường đặt ra các yêu cầu về thủ tục thanh toán chặt chẽ, nên doanh nghiệp còn ngần ngại. +Doanh nghiệp lại chưa có chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Nhật để xử lý các dịch vụ sau bán hàng... Do đó, phần lớn hàng Việt Nam xuất khẩu đều qua trung gian, ít thể hiện được thương hiệu, giá trị xuất khẩu không cao, tiêu thụ bấp bênh. Trong khi đó, hệ thống phân phối hàng hoá ở nước này chủ yếu qua các nhà bán lẻ lớn. Chúng ta cần tập trung khai thác, kết nối trực tiếp với kênh phân phối này để vừa tạo thương hiệu, vừa nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam. Ông Minh gợi ý, doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Nhật, đầu tiên hãy tham gia các hội chợ, triển lãm tại Nhật. Thông qua hội chợ, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được đối tác mới, cũng như nắm bắt được xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm Việt Nam có lợi thế.+Hệ thống phân phối ở Nhật khá phức tạp, hàng hoá qua nhiều khâu trung gian nên đến tay người tiêu dùng giá rất cao so với giá nhập khẩu, vì thế doanh nghiệp phải chịu sức ép về giá để đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, trong khi hầu hết các chi phí đầu vào đều tăng.Khó khăn khi tuân thủ những quy định trong điều tra chống bán phá giá của Nhật.+Việc tuân thủ những quy định trong quá trình điều tra chống bán phá giá của Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn do các nhà xuất khẩu không chỉ phải thu thập và cung cấp các tài liệu liên quan cần thiết mà còn phải dịch tất cả những tài liệu từ tiếng Nhật sang tiếng Anh (và ngược lại) trong một thời hạn nhất định được quy định bởi Bộ Tài chính và Bộ METI, đặc biệt với trường hợp các nước xuất khẩu ở khu vực châu Á nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính. Về lý thì các nhà xuất khẩu không chuyên sử dụng tiếng Anh cần được gia hạn thời gian nộp các tài liệu liên quan. Tuy nhiên, thực tế các cơ quan có thẩm quyền Nhật Bản thường rất khó linh động trong vấn đề này. +Hơn nữa trong quá trình bị điều tra, các câu hỏi điều tra và các câu trả lời đều phải bằng tiếng Nhật, đòi hỏi nhà xuất khẩu nước ngoài phải có đủ thời gian và kỹ năng ngôn ngữ để làm việc với các cơ quan điều tra Nhật Bản. Nhằm đảm bảo tuân thủ quy trình thủ tục với một số lượng lớn tài liệu phải dịch trong thời gian ngắn như vậy, các nhà xuất khẩu nước ngoài phải cần đến sự giúp đỡ của các luật sư quốc tế. Tuy nhiên, không may là do số lượng các vụ việc thực tế về áp thuế chống bán phá giá tại Nhật Bản là rất ít nên rất khó để tìm được một luật sư có kinh nghiệm. +Đồng thời việc chậm trễ nộp các tài liệu liên quan có thể được coi là một hành động thiếu hợp tác với cơ quan điều tra, các nhà xuất khẩu nhiều khi chỉ có thể cung cấp được những tài liệu sẵn có để xác định biên độ phá giá của mình.2. Kinh tế2.1. Thuế tiêu dùng (Thuế GTGT)Ngày 1102019, áp dụng thuế tiêu dùng ở Nhật Bản đã được tăng từ mức 8% hiện nay lên 10% trong bối cảnh Chính phủ nước này đang phải vật lộn để trang trải chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to do số lượng người già tăng. Theo quy định, thực phẩm và đồ uống không cồn sẽ tiếp tục chịu mức thuế 8%. Các mặt hàng sử dụng hằng ngày không phải thực phẩm sẽ chịu thuế 10%. Các mức thuế khác nhau phụ thuộc vào nơi mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ. Thí dụ, một bữa ăn tại một cửa hàng hay một nhà hàng sẽ phải chịu thuế 10%, nhưng bữa ăn đó nếu mua mang về sẽ chỉ chịu mức thuế 8%. Ảnh hưởng xấu tới tâm lý người tiêu dùng, cắt giảm chi tiêu và nguy cơ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để đối phó với nguy cơ giảm nhu cầu, các công ty Nhật Bản đang áp dụng nhiều chính sách khuyến mại và tặng điểm thưởng nhằm kích thích tiêu dùng.2.2. Tỷ lệ lạm phát Theo đánh giá của IMF, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản ở mức trung bình. 201920202021Tỷ lệ lạm phát (%)0.50.10.3Nguồn: Theo IMF2.3. Thu nhập bình quânTheo thống kê GDP bình quân đầu người của Nhật Bản trong năm 2019 là 43.279 USD, tương đương 66,4% của Mỹ (63.143 USD). Mặc dù Nhật Bản từng chiếm vị trí thứ sáu trong số các nước OECD vào năm 1996, đứng thứ hai trong số các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), sau Mỹ, về chỉ số này nhưng đến năm 2019, nước này đã rơi xuống vị trí thứ 21 trong OECD.Ngày 2712021, Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), ông Hiroaki Nakanishi trong một cuộc họp trực tuyến đã nhấn mạnh: Mức lương trung bình của Nhật Bản đã giảm đáng kể so với các nước thành viên của OECD, cả phía người lao động và phía cơ quan quản lý đều cũng bày tỏ cảm giác khủng hoảng đối với mức lương của Nhật Bản. Điều này cho thấy việc Nhật Bản có xu hướng nghèo đi và đây đang trở thành vấn đề cấp bách mang tính quốc gia.Theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đối với các hộ gia đình trên hai người, chi tiêu trung bình của hộ gia đình nước này trong năm 2020 đã giảm 5,3% so với năm trước đó. Trong đó, tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu mặc trong tổng mức chi tiêu hộ gia đình Nhật đã giảm từ 3% xuống còn 1,86%, trong khi ở chiều ngược lại, tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu làm đẹp tăng từ 2,14% lên 2,69%.2.4. Sức mua của thị trườngGDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của các quốc gia trên thế giới dựa trên dữ liệu của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.Mức sản xuất trong nước của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa. Do đó, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này rất lớn. Ngành dệt may Nhật Bản hiện còn gặp nhiều khó khăn khi không có nguồn lao động trong nước mà chủ yếu là lao động nước ngoài. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may với trị giá khoảng 95 tỷ USDnăm (theo Viện Nghiên cứu Yano), trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Nguồn cung cấp hàng dệt may cho thị trường Nhật Bản chủ yếu từ nhập khẩu trong đó có Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 95%.3. Văn hoá Xã hội3.1. Trong khi Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu, các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ Nhật Bản cũng đang đa dạng hóa các cơ sở tìm nguồn cung ứng của họ. Năm 2005 loại bỏ hệ thống hạn ngạch, Trung Quốc trong một thời gian dài là nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất cho Nhật Bản, với thị phần hơn 80%. Tuy nhiên, khi Made in China đang trở nên đắt đỏ hơn, thị phần của Trung Quốc đã giảm trong những năm gần đây và giảm xuống mức thấp 59% trong năm 2018. Tương tự như các đối tác ở Mỹ và EU, các thương hiệu thời trang Nhật Bản và các nhà bán lẻ đang tích cực tìm kiếm giải pháp thay thế. Nhập khẩu từ Việt Nam, Bangladesh và Indonesia đã tăng trưởng nhanh, mặc dù năng lực sản xuất và thị phần của các nhà cung cấp này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Ví dụ, Uniqlo, nhà bán lẻ hàng may mặc lớn nhất Nhật Bản, đã từng nhập khẩu gần 100% sản phẩm từ Trung Quốc. Nhưng kể từ năm 2018, Uniqlo cũng đã phát triển chiến lược năng lực sản xuất tại Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Khi các công ty thời trang Nhật Bản có nguồn gốc từ nhiều nơi hơn, tổng thị phần của năm nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu đã giảm từ hơn 94% trở lại năm 2005 xuống còn khoảng 85% vào năm 2018 theo trị giá.3.2. Theo ông Lê Quốc Ân Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex trong chuyến đi khảo sát thị trường Nhật Bản mới đây, nhận định: do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn độ, Bangladesh, Việt Nam... Ông Ân khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hãy nắm bắt nhanh “thời cơ vàng” hiện nay để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản.3.3. Người Nhật có một tinh thần đoàn kết và gắn bó với nhau cao nên mọi quyết định của người Nhật hầu hết dựa trên sự lựa chọn của số đông.3.4. Người Nhật nổi tiếng về vấn đề cẩn thận và tiết kiệm trong chi tiêu. Vì thế nên khi một đồng mà người Nhật bỏ ra họ cân nhắc rất kĩ lưỡng.3.5. Văn hóa Nhật Bản coi trọng hình thức, qua hình thức bên ngoài thể hiện phép lịch sự, việc giữ gìn phẩm chất. Trong kinh doanh, việc để ý hình thức được cho là coi trọng môi trường kinh doanh; việc gây ấn tượng gọn gàng, sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín cá nhân và công ty. Chính bởi vậy, xã hội Nhật Bản có đặc điểm sử dụng phổ biến vest và cà vạt. Ngay cả đến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc vest, cà vạt đi làm. Sau khi đến chỗ làm họ thay trang phục mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc họ lại mặc vest trở về nhà. Điều này là một lợi thế với Việt Tiến bởi đây là mặt hàng doanh nghiệp chuyên sản xuất và có kinh nghiệm. 4. Nhân khẩu học4.1. Quy mô, mật độ và phân bố dân cưDân số Nhật Bản hiện chiếm 1,60% dân số thế giới. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 345 ngườikm2. 91,78% dân số sống ở thành thị (116.082.623 người vào năm 2019). 4.2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiênTính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Nhật Bản ước tính là 126.261.878 người, giảm 383.841 người so với dân số 126.666.801 người năm trước. Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến 449.866 người. So với một thập kỷ trước, hiện nay, Nhật Bản có ít hơn khoảng 1,5 triệu người, và dân số Nhật Bản có được dự đoán giảm thêm khoảng 8 triệu dân vào thập niên 2020 và 10 triệu vào thập niên 2030.4.3. Cơ cấu dân sốĐộ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 48,8 tuổi. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 54.6% tổng dân số Nhật Bản (số liệu năm 2020).Tỉ lệ dân số nữ (51.3%) nhiều hơn nam (48.7%), thấp hơn tỉ lệ giới tính toàn cầu.4.4. Nghề nghiệp, mức thu nhậpNghề nghiệp: 5 công việc phổ biến ở Nhật Bản: nhà tạo mẫu tóc, nhân viên kinh doanh, nhân viên dịch vụ, nhân viên ngân hàng và nhà nghiên cứu.Sở thích (cơ hội): Coi trọng hình thức, qua hình thức bên ngoài thể hiện phép lịch sự, việc giữ gìn phẩm chất. Trong kinh doanh, việc để ý hình thức được cho là coi trọng môi trường kinh doanh; việc gây ấn tượng gọn gàng, sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín cá nhân và công ty. > Xã hội Nhật Bản có đặc điểm sử dụng phổ biến vest và cà vạt. Ngay cả đến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc vest, cà vạt đi làm. Sau khi đến chỗ làm họ thay trang phục mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc họ lại mặc vest trở về nhà.Thu nhập: mức thu nhập trung bình cao nhưng khoảng cách giàu nghèo lớn, 20% dân số hàng đầu kiếm được nhiều hơn sáu lần so với 20% dân số dưới cùng.+Mức lương bình quân 1 năm của người Nhật là 4.140.000 Yên khoảng 800 triệu đồng. Có thể thấy được mức lương trung bình ở Nhật cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. Mức lương ổn định, sự chênh lệch tiền lương của các công ty không quá lớn nên người Nhật thường ít nghỉ việc, hoặc chuyển từ công ty này sang công ty khác là rất ít.+Xếp hạng thu nhập giữa các độ tuổi: Tỉ lệ nam nữ từ 2039 tuổi có thu nhập khoảng 2.000.000 yên năm khoảng 400 triệu. Những người trên 65 tuổi là độ tuổi đã về hưu nên sẽ không có thu nhập cao.+Xếp hạng thu nhập giữa các độ tuổi: Đối với nhân viên chính thức sẽ có thu nhập vào khoảng 4.730.000 Yên khoảng 900 triệu đồng. Còn đối với người làm không chính thức là 1.680.000 Yên – khoảng hơn 300 triệu đồng.+Xếp hạng thu nhập giữa nam và nữ: Với nam giới, mức lương dao động khoảng 5.110.000 Yên năm khoảng hơn 1 tỷ đồng. Còn đối với nữ giới là 2.720.000 Yên năm khoảng 550 triệu đồng.4.5. Quốc tịch, dân tộcCó một lượng lớn người nhập cư và có xu hướng tăng lên: năm 2008 có 480.000 và năm 2019, khoảng 2,93 triệu cư dân có quốc tịch nước ngoài đã đăng ký tại Nhật Bản, chiếm khoảng 2,3% dân số. → Khó khăn hơn trong marketing.Từ phần lập luận trên, nhóm có bảng đánh giá cơ hội thách thức, rủi ro từ môi trường vĩ mô (PEST): Đánh giá cơ hội rủi ro, thách thức từ môi trường vĩ mô (PEST)Biến số vĩ môCác biến số nhỏ (35)Xác suất (15)Thiệt hại (15)Mức độ rủi roChính trị Luật phápThuế quan, hạn ngạch500Sự minh bạch500Quan hệ ngoại giao: Hợp tác chiến lược sâu rộng500Chính sách, quy định về nhập khẩu: Yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và nhãn mác bao gói với hàng nhập khẩu515 (Thấp)Khó khăn để tuân thủ tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS (Cơ hội: Tuân thủ tốt tiêu chuẩn JIS)155 (Thấp) Áp lực từ sự khuyến khích của chính phủ với sản phẩm không làm hại sinh thái (chứng nhận Eco Mark)4312 (Cao)Khó khăn trong việc thâm nhập hệ thống phân phối chặt chẽ5315 (Cao)Khó khăn khi tuân thủ chính xác những quy định trong quá trình điều tra chống bán phá giá 155 (Thấp)Kinh tế Thuế tiêu dùng tăng (thuế GTGT)5315 (Cao)Tỷ lệ lạm phát trung bình428 (Trung bình)Thu nhập bình quân giảm4312 (Cao)Sức mua thị trường428 (Trung bình)Văn hoá Xã hội Các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ Nhật Bản cũng đang đa dạng hóa các cơ sở tìm nguồn cung ứng của họ. 313 (thấp)Tình hình dịch bệnh phức tạp nên người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ thay thế cho hàng dệt may cao cấp224 (Thấp)Theo chủ nghĩa tập thể(khác với Mỹ là theo chủ nghĩa cá nhân) 4416 (Cao)Thói quen tiêu dùng tiết kiệm428 (Trung bình)Văn hoá coi trọng hình thức515 (Thấp)Nhân khẩu Quy mô, mật độ và phân bố dân cư515 (thấp)

Đánh giá môi trường bên ngoài (EFE)

Môi trường vĩ mô (PEST)

Theo CPTPP, 98,8% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, điều này tương đương với 97,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Các mặt hàng còn lại sẽ được xóa bỏ thuế theo lộ trình vào năm thứ 10.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, thị trường dệt may Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ tại Nhật Bản do hai lý do chính Thứ nhất, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được loại bỏ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ ít quan tâm đến thị trường Nhật Bản, nơi có yêu cầu khắt khe và đơn hàng không lớn như ở Hoa Kỳ Thứ hai, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản đang chuyển hướng sang thị trường Việt Nam, điều này đã được chứng minh qua thực tế.

Nhật Bản đã đầu tư nhiều dự án tại Việt Nam, với sự thăm viếng thường xuyên của các nhà lãnh đạo hai nước Việt Nam cũng hỗ trợ Nhật Bản trong các sự kiện như khắc phục thiệt hại sau động đất ở miền Đông Nhật Bản Hai bên đã ký kết nhiều hiệp định, bao gồm Hiệp định về hợp tác phát triển và sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình Đặc biệt, vào năm 2021, quan hệ Việt - Nhật được khẳng định là đang phát triển toàn diện và sâu rộng, đánh dấu giai đoạn tốt đẹp nhất trong quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

1.3 Sự minh bạch trong chính trị

Xếp thứ 19 (Tổng điểm 74) về sự minh bạch trên thế giới.

Nhật Bản được biết đến là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp và công nghệ Tuy nhiên, đất nước này đang phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm thiên tai, tỷ lệ sinh thấp và dân số già ngày càng gia tăng.

- Người Nhật Bản có xu hướng ưa chuộng công ty Nhật Bản hơn (một dân tộc có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa nổi bật).

- Dân số già, tỉ lệ sinh thấp.

- Ý thức bảo vệ môi trường cao, ưa chuộng sản phẩm bền vững.

Các công ty nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản chỉ phải chịu thuế trên thu nhập phát sinh tại Nhật Bản, trong khi đó, các công ty Nhật Bản phải nộp thuế doanh nghiệp cho cả thu nhập trong nước và quốc tế.

- Tuân thủ tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS đối với ngành hàng dệt may (đặc biệt là quy định bắt buộc phải ghi nhãn sản phẩm dệt may)

Theo tiêu chuẩn liên quan đến dán nhãn, hàng dệt may phải tuân thủ quy định tại điều khoản L0217 của JIS, bao gồm các thông tin cần thiết như loại sợi dệt, tỷ lệ pha sợi, cách giặt và sử dụng, độ chống thấm nước, loại da được sử dụng Nhãn hiệu cũng phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và hướng dẫn cách bảo vệ sản phẩm.

+ Cấm nhập khẩu sản phẩm giả mạo nhãn mác, vi phạm mác thương mại hoặc quyền sáng chế.

Nhật Bản áp dụng các chính sách nhập khẩu hàng may mặc khá nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển Điều này xuất phát từ việc các quốc gia này thường không có thương hiệu mạnh và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp Ví dụ, ngành dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài.

- Áp lực từ sự khuyến khích của chính phủ Nhật với sản phẩm không làm hại sinh thái (chứng nhận Ecomark)

Người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng chú trọng đến vấn đề môi trường, dẫn đến việc Cục Môi trường Nhật Bản khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với sinh thái Các sản phẩm này, bao gồm cả hàng nội địa và hàng nhập khẩu, được công nhận bằng dấu Ecomark để đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

+ Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

● Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng không đáng kể

● Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

● Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất không đáng kể

● Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên

Ecomark không cung cấp tiêu chuẩn cụ thể và không đánh giá chất lượng hay độ an toàn của sản phẩm Tuy nhiên, Ecomark đã trở nên phổ biến trong cộng đồng người Nhật Các công ty nước ngoài có thể xin chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu Với sự công nhận từ chính phủ và người dân, Ecomark đang dần trở thành một tiêu chí quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Khó khăn trong việc thâm nhập hệ thống phân phối chặt chẽ

Hệ thống phân phối ở Nhật Bản có chức năng tương tự như ở các quốc gia khác, giúp luân chuyển hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng và đóng vai trò là kênh bán hàng cho nhà sản xuất cũng như kênh mua hàng cho người tiêu dùng Hệ thống này thường được chia thành hai cấp: cấp bán buôn và cấp bán lẻ Tuy nhiên, hệ thống phân phối tại Nhật Bản lại phức tạp và có những đặc điểm riêng biệt.

+ Có rất nhiều cửa hàng bán lẻ, hay mật độ cửa hàng bán lẻ rất lớn

+ Giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ tồn tại rất nhiều cấp phân phối trung gian

Hệ thống duy trì giá bán lẻ ổn định tại Nhật Bản được hình thành từ mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và nhà bán lẻ Các nhà sản xuất không chỉ cung cấp vốn cho nhà bán buôn mà còn hỗ trợ tài chính cho nhà bán lẻ, đi kèm với chế độ chiết khấu hoa hồng thường xuyên Họ sẵn sàng mua lại hàng hóa không bán được, trong khi các nhà bán lẻ thường chỉ kinh doanh sản phẩm của một số nhà sản xuất nhất định trong nước Mối quan hệ bền vững này tạo ra rào cản lớn cho hàng hóa nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, nhấn mạnh rằng để xuất khẩu ổn định và gia tăng giá trị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực thâm nhập vào hệ thống phân phối tại thị trường Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, thuỷ sản, dệt may và da giày Ông Minh cho biết, việc tiếp cận các kênh phân phối ở Nhật Bản hiện còn hạn chế do tiêu chuẩn mua hàng cao và khắt khe của hệ thống bán lẻ, khiến doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng và ngần ngại đầu tư Thêm vào đó, các yêu cầu về thủ tục thanh toán cũng là một rào cản lớn cho doanh nghiệp trong việc tham gia vào thị trường này.

Doanh nghiệp Việt Nam chưa có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Nhật Bản để xử lý dịch vụ sau bán hàng, dẫn đến việc hàng hóa chủ yếu xuất khẩu qua trung gian, làm giảm giá trị thương hiệu và giá trị xuất khẩu Hệ thống phân phối tại Nhật chủ yếu dựa vào các nhà bán lẻ lớn, vì vậy cần tập trung kết nối trực tiếp với kênh phân phối này để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm Việt Nam Ông Minh khuyến nghị rằng doanh nghiệp nên tham gia các hội chợ, triển lãm tại Nhật để tìm kiếm đối tác mới và nắm bắt xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm Việt Nam.

Hệ thống phân phối tại Nhật Bản rất phức tạp, với nhiều khâu trung gian, dẫn đến giá hàng hóa cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu Do đó, doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực về giá cả để đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, trong khi hầu hết các chi phí đầu vào đều đang gia tăng.

- Khó khăn khi tuân thủ những quy định trong điều tra chống bán phá giá của Nhật

Việc tuân thủ quy định trong quá trình điều tra chống bán phá giá tại Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu từ khu vực châu Á, nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính Họ không chỉ phải thu thập và cung cấp tài liệu cần thiết mà còn phải dịch tất cả các tài liệu từ tiếng Nhật sang tiếng Anh và ngược lại, trong thời hạn quy định bởi Bộ Tài chính và Bộ METI.

Môi trường ngành

1 Cạnh tranh nội bộ ngành

Ngành dệt may đang thu hút đầu tư mạnh mẽ, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã gỡ bỏ hạn ngạch dệt may, khiến sản phẩm của họ tràn ngập thị trường toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Tại Nhật Bản, hàng may mặc Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu Mặc dù Việt Nam đứng thứ hai về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc với tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm, nhưng tỷ trọng hàng Việt Nam vẫn thấp hơn so với Trung Quốc Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết thị trường Nhật Bản có tiêu chuẩn sản phẩm khắt khe, hệ thống phân phối phức tạp và chi phí xúc tiến thương mại cao, vì vậy doanh nghiệp như Việt Tiến cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt hiệu quả đàm phán và tiết kiệm chi phí.

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh nội bộ cao do số lượng doanh nghiệp lớn, với hơn 8.000 đơn vị hoạt động chủ yếu trong gia công và sản xuất đơn giản Rào cản gia nhập ngành thấp khiến nhiều doanh nghiệp có thể tham gia, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trong nước như Thái Tuấn, Thắng Lợi, Thành Công và Sợi Thế Kỷ Bên cạnh đó, sự cạnh tranh còn gia tăng từ các doanh nghiệp FDI, đặc biệt dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do, làm cho thị trường dệt may trở nên ngày càng căng thẳng.

Mức độ cạnh tranh trong ngành gia tăng do tính chất tương đồng của sản phẩm, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút đơn hàng từ đối tác Sự thiếu khác biệt trong quy trình sản xuất và dây chuyền sản xuất đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Hiện nay, xu hướng giảm nhập khẩu từ Trung Quốc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị phần tại Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may quan trọng cho Việt Nam.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong ngành dệt may mang lại lợi ích cho cả hai bên Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam, chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, chỉ đứng sau một số thị trường lớn khác.

Thị trường Nhật Bản đang chứng kiến sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt từ Việt Nam, nhờ vào Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và lợi thế thuế nhập khẩu thấp Nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản, như Tập đoàn Marubeni và Itochu, đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc Thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại Nhật Bản đã giảm mạnh, từ 90% vào năm 2010 xuống khoảng 6% vào năm 2017, với mục tiêu giảm còn 50% trong vài năm tới Việt Nam đang nổi lên như một đối tác thay thế tiềm năng, với sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu từ Việt Nam, Bangladesh và Indonesia, mặc dù năng lực sản xuất của các quốc gia này vẫn còn kém hơn so với Trung Quốc Uniqlo, nhà bán lẻ hàng may mặc lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu phát triển chiến lược sản xuất tại Việt Nam và các quốc gia khác từ năm 2018, đánh dấu sự chuyển mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

 Sản phẩm từ các trung tâm may đo chuyên nghiệp.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc hiện nay chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng đại trà cho cả thị trường nội địa và quốc tế Ban đầu, sản phẩm may mặc với kiểu dáng đa dạng và giá cả hợp lý đã thu hút khách hàng có thu nhập trung bình Tuy nhiên, khi mức thu nhập của xã hội ngày càng tăng, nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng có thu nhập cao cũng gia tăng, dẫn đến việc họ tìm đến các trung tâm may đo chuyên nghiệp Đây trở thành một lựa chọn thay thế để đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và tôn vinh vẻ đẹp riêng Đồng thời, sự phát triển của công nghệ nguyên vật liệu và sản xuất tơ sợi tổng hợp với nhiều tính năng ưu việt cũng đáp ứng tốt cho sức khỏe và nhu cầu sử dụng đặc thù của từng nhóm khách hàng.

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chiến lược kinh doanh của công ty Việt Tiến tập trung vào sản phẩm may sẵn, trong khi sản phẩm may đo được xác định là sản phẩm thay thế Cả hai loại sản phẩm này đều đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng là “mặc”, nhưng sản phẩm may đo nổi bật với những đặc điểm khác biệt so với hàng may sẵn.

Sản phẩm may đo mang lại nhiều lợi ích nổi bật, bao gồm sự phù hợp hoàn hảo với vóc dáng và số đo của khách hàng Khách hàng có thể tùy chỉnh mẫu mã, màu sắc và các chi tiết theo sở thích cá nhân Ngoài ra, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế sản phẩm cũng giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Sản phẩm may đo mang lại nhiều ưu điểm, đồng thời phản ánh những nhược điểm của sản phẩm may sẵn Điều này dẫn đến việc thị phần của sản phẩm may sẵn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sản phẩm may đo, tạo ra áp lực đe dọa cho thị trường hàng hóa may sẵn của Công ty Việt Tiến và toàn ngành dệt may Việt Nam.

Sản phẩm may đo có một số nhược điểm như thời gian chờ đợi lâu (khoảng 1 tuần trở lên) từ khi đặt hàng đến khi nhận sản phẩm Ngoài ra, sản phẩm có thể không đúng ý khách hàng, dẫn đến việc phải sửa đổi nhiều lần, gây tốn thời gian Các cửa hàng may đo thường có quy mô vừa và nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và gặp khó khăn trong việc quảng bá hình ảnh Những hạn chế này khiến khách hàng ít đến với sản phẩm may đo và không thường xuyên sử dụng, trong khi vẫn có tỷ lệ nhất định khách hàng chọn sản phẩm may sẵn.

Sản phẩm may đo có thể được xem là một sự thay thế cho sản phẩm may sẵn, tuy nhiên, áp lực mà nó tạo ra đối với thị trường sản phẩm may sẵn không quá lớn Hai loại sản phẩm này tồn tại song song và có lượng khách hàng riêng, nhưng sự hiện diện của sản phẩm may đo không gây ra những rào cản đáng kể cho việc thâm nhập và cạnh tranh trong thị trường tiêu dùng của sản phẩm may sẵn.

3 Áp lực từ phía người mua

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng

Trong ngành may mặc, việc đáp ứng tất cả yêu cầu của khách hàng là điều không thể, vì họ không chỉ mong muốn sản phẩm chất lượng cao mà còn đòi hỏi sự đẹp mắt về hình thức và kiểu dáng, cùng với giá thành hợp lý Do đó, các doanh nghiệp như Việt Tiến cần phải nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, vì quyền lực thương lượng của khách hàng thường cao hơn so với doanh nghiệp.

Thị trường may mặc hiện nay rất sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp như May 10 và hàng Trung Quốc, điều này tạo ra sự đa dạng cho khách hàng Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn và dễ dàng từ chối những sản phẩm không phù hợp với sở thích và thị hiếu của họ.

Trong ngành dệt may, các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng từ các thương hiệu lớn và đại lý nước ngoài, khiến người tiêu dùng không có sức mạnh mặc cả Các doanh nghiệp chỉ hợp tác với một số ít đối tác quen thuộc, tạo điều kiện cho đối tác này có khả năng thương lượng cao Đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp không có nhiều khả năng mặc cả do số lượng người mua hạn chế, trong khi nguyên vật liệu thường được nhập theo yêu cầu từ các nhà cung cấp nước ngoài như Hàn Quốc và Trung Quốc Trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp phải đối mặt với thị trường tập trung như Trung Quốc và Nhật Bản, và việc cắt giảm mảng dệt may không hiệu quả cho thấy khả năng mặc cả chủ yếu thuộc về người mua, không phải doanh nghiệp.

- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp:

Ngày đăng: 01/04/2022, 00:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Loan, H. (2021). “Miếng bánh” thị phần Nhật chờ doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Miếng bánh
Tác giả: Loan, H
Năm: 2021
1. Đức, M. (2019). Tác động của thuế tiêu dùng với nền kinh tế Nhật Bản Khác
2. Hà, N. (2019). Nhiều doanh nghiệp dệt may Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến Khác
3. Hiền, K. (2021). Nắm bắt nhanh cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản Khác
4. Hien, T. T. (2013). Đặc điểm hàng dệt may thị trường Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này Khác
5. Hiệp, P. (2018). May Việt Tiến với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm Khác
6. hoinghi. (2014). Sản phẩm thay thế trong ngành dệt may Khác
7. jiCA. (n.d.). Chặng đường phát triển quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản Khác
9. Rahman, M. (2021). PESTEL analysis of Japan (Japan Country Profile) Khác
10. Shaw, A. A. (2021). PESTLE Analysis of Japan Khác
11. Statista. (2021). Average monthly salaries among full-time workers in Japan from 2011 to 2020 Khác
12. Statista. (n.d.). Demographics of Japan - statistics & facts Khác
13. TCHQ, T. h. (n.d.). Dệt may Việt Nam – Nhật Bản hợp tác cùng có lợi Khác
14. Thuận, L. H. (2017). Báo cáo ngành dệt may Khác
15. Trần, H. (2019). Xuất khẩu dệt may sang Nhật: Tạo thương hiệu bằng chất lượng Khác
16. Tuân, P. (2021). Lý do người Nhật ngày càng "nghèo đi&#34 Khác
17. Worldometer. (n.d.). Japan Demographics Khác
18. Yên, M. (2013). Chuỗi cung ứng của Việt Tiến Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

=> Nhóm có đánh giá cơ hội và thách thức cho môi trường ngành trong bảng dưới đây: - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
gt ; Nhóm có đánh giá cơ hội và thách thức cho môi trường ngành trong bảng dưới đây: (Trang 18)
Từ đánh giá môi trường vĩ mô (PEST) và môi trường ngành, nhóm có bảng EFE sau đây: - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
nh giá môi trường vĩ mô (PEST) và môi trường ngành, nhóm có bảng EFE sau đây: (Trang 19)
• Qua ma trận (bảng phía dưới), ta có thể thấy rõ được công nghệ của Việt Tiến Áp dụng hầu như phụ thuộc vào Công ty Tungshing sewing machine Co.Ltd - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
ua ma trận (bảng phía dưới), ta có thể thấy rõ được công nghệ của Việt Tiến Áp dụng hầu như phụ thuộc vào Công ty Tungshing sewing machine Co.Ltd (Trang 23)
Từ đó, nhóm có bảng đánh giá môi trường bên trong IFE: - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
nh óm có bảng đánh giá môi trường bên trong IFE: (Trang 28)
1 Chương trình tìm kiếm, đào tạo và phát triển nguồn nhân - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
1 Chương trình tìm kiếm, đào tạo và phát triển nguồn nhân (Trang 29)
Trong bảng ma trận IFE: - Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản
rong bảng ma trận IFE: (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w