ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
Đối tượng: lợn nuôi từ 4 tuần tuổi đến xuất chuồng.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại chăn nuôi Hà Văn Trường, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Thời gian: Từ ngày 19/11/2019 đến ngày 22/05/2020.
Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Hà Văn Trường, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi tại trại
- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn tại trại chăn nuôi
- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt
- Kết quả quá trình phòng chống dịch bệnh tại trại chăn nuôi
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thịt
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ quản lý và công nhân viên, đồng thời xem xét sổ sách theo dõi của trại Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với kết quả theo dõi thực tế tại trang trại trong thời gian thực tập.
3.4.2.2 Thực hiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trang trại
- Quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tại trang trại theo dõi và đánh giá hiệu quả
Mỗi ngày, trước khi vào khu vực làm việc, tất cả công nhân và sinh viên đều phải trải qua quy trình sát trùng và tắm rửa sạch sẽ Sau đó, họ cần mặc quần áo lao động và đi ủng trước khi vào chuồng.
3.4.2.3 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt
- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại theo quy trình chăn nuôi của Công ty CP
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán bệnh trên đàn lợn thịt
- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [16]và phần mềm Excel
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) số lợn mắc bệnh x 100
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = số lợn khỏi bệnh x 100
Tỷ lệ nuôi sống (%) = số lợn chết x 100
Bảng tham khảo
Bảng 3.1 Loại thức ăn chăn nuôi, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng tại trang trại
Loại thức ăn chăn nuôi
Giai đoạn phát triển của lợn
Khẩu phần ăn Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn
- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9%
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,3%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%
- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9%
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%
- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5 - 1,2%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0%
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%
- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3050 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0%
- Lysine tổng số (tối thiểu): 0,9%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5%
Tất cả các loại thức ăn chăn nuôi nêu trên đều được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (CPV)
Bảng 3.2 Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại
Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh
2 Fmd 1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1)
4 PRRS + Circo Tiêm bắp Tai xanh + vắc xin chống còi cọc
6 Csf 1 + Myco Tiêm bắp Dịch tả (lần 1) + Viêm phổi
7 Fmd 2 + Ad 1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)
9 Csf 2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)
11 Fmd 3 + Ad 2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 3)
+ Giả dại (lần 2) Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2.