TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Các kết quả nghiên cứu
Trong những năm gần đây, mạng xã hội và internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người Nhận thức được điều này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá ảnh hưởng và vai trò của mạng xã hội trong xã hội hiện đại.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã áp dụng hai phương pháp tiếp cận là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập và phân tích dữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các buổi thảo luận nhóm nhằm xác định câu hỏi phỏng vấn và điều chỉnh các thành phần của mô hình nghiên cứu Nội dung thảo luận dựa trên các biến quan sát và lý thuyết để xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ, sau đó điều chỉnh và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ Sau khi hiệu chỉnh thang đo, bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để phỏng vấn thử và tiếp tục điều chỉnh cho đến khi hoàn thiện Đồng thời, việc nghiên cứu tài liệu có sẵn cũng được tiến hành để hỗ trợ cho quá trình này.
Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát, nhằm thống kê và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố Quy trình nghiên cứu bao gồm xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu Việc nhóm nghiên cứu không tham gia vào khảo sát giúp đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của dữ liệu thu thập được.
Phương pháp chọn mẫu; thu thập và xử lý dữ liệu
Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 5 bước sau đối với đối với nghiên cứu định lượng:
1 Xác định đám đông nghiên cứu.
3 Xác định kích thước mẫu.
4 Xác định phương pháp chọn mẫu.
5 Tiến hành chọn mẫu. Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp thuận tiện kết hợp với phương pháp quả bóng tuyết Đối tượng khảo sát được chọn là bạn bè của các thành viên trong nhóm nghiên cứu, cụ thể là sinh viên đại học Thương Mại Bảng khảo sát được gửi đến nhóm này và thông qua họ, các bảng khảo sát được chuyển tiếp đến những đối tượng khác Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiếp cận đa dạng sinh viên từ nhiều khoa và niên khóa khác nhau, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho nghiên cứu.
Kích thước mẫu: Sử dụng công thức chọn kích thước mẫu tối thiểu cho nhân tố khám phá EFA( kích thước mẫu gấp 5 lần số biến quan sát).
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Phương pháp khảo sát là công cụ chính để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng, sử dụng bảng hỏi cấu trúc để thu thập thông tin về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu cũng như thông tin tổng quan về người được khảo sát Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được làm sạch và kiểm tra phân phối chuẩn, sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình, và kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu định tính, giúp thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi cấu trúc với các câu hỏi chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương mại Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp với sinh viên đang sử dụng mạng xã hội, và các câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê.
Dữ liệu cũng được thu thập từ các nguồn sơ cấp, bao gồm các nghiên cứu của các tác giả trước đây, bài báo và tạp chí khoa học.
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Kết quả xử lý định tính
Phiếu phỏng vấn được thực hiện với 20 sinh viên của trường Đại học Thương mại, những người đã từng hoặc đang sử dụng mạng xã hội Kết quả thống kê cho thấy sự đa dạng trong trải nghiệm và thói quen sử dụng mạng xã hội của các sinh viên này.
1 Lý do chính khiến họ sử dụng một mạng xã hội là:
Mạng xã hội (MXH) mang lại nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng truy cập nhanh chóng và giao diện dễ sử dụng Người dùng có thể kết nối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp khác nhau, từ đó thu thập thông tin một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Thứ hai: phục vụ nhu cầu cá nhân như: giải trí; học tập; làm việc; kết nối trò chuyện với bạn bè, người thân ở xa,…
2 Từ góc độ cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của chung sinh viên ngoài hai lý do đã nêu ở trên, họ nhận định thêm là do môi trường xung quanh tác động
3 Đối với các mạng xã hội họ sử dụng và thấy có nhiều nhược điểm, cụ thể: Thông tin sai lệch, độ bảo mật không cao dễ bị hack tài khoản; Nhiều quảng cáo không phù hợp, không download được hình ảnh và video Đa số có xu hướng chuyển sang sử dụng một mạng xã hội khác Mạng xã hội đó có thể do bản thân tự tìm hiểu hoặc được giới thiệu. Tương tự khi dùng một mạng xã hội có nhiều ưu điểm họ có xu hướng giới thiệu nó với mọi người
4 Đa số người được phỏng vấn trả lời họ hài lòng với quyết định dũng MXH của mình Số ít còn lại vẫn hài lòng nhưng ở mức độ ít hơn
5 Trong nhóm người được phỏng vấn có đến 80% (16 người) cho biết họ cảm thấy thoải mái sau khi sử dụng mạng xã hội Còn 20 % cho rằng sử dụng mạng xã hội rất tốn thời gian nhưng lại không thể ngừng sử dụng.
6 Khi được hỏi “bản thân đã sử dụng MXH đúng mục đích chưa?” Kết quả thống kê được rằng: 45% chưa dùng đúng mục đích, vì ban đầu họ dùng nó để tìm kiếm thông tin nhưng lại sao nhãng và quên đi mục đích ban đầu 35% dùng đúng một phần, họ vẫn tìm kiếm thông tin nhưng chỉ đôi khi mới mất tập trung do một vấn đề “hot” trên MXH lúc đó 20% còn lại sử dụng đúng mục đích vì: việc sử dụng đều hướng đến nhu cầu của chính họ, đi đúng hướng, thu thập những thông tin cần thiết, chính xác.
7 Thống kê hành vi sử dụng MXH của sinh viên Đại học Thương Mại:
Nửa số người được khảo sát cho rằng sinh viên đang lạm dụng mạng xã hội và sử dụng chưa văn minh Trên các trang mạng xã hội của trường, khoa và các nhóm học tập chung, đặc biệt là Facebook, vẫn xuất hiện nhiều bình luận khiếm nhã Bên cạnh đó, kỹ năng chọn lọc thông tin của sinh viên cũng còn hạn chế.
50% sinh viên Thương mại được cho là sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, thường xuyên chia sẻ thông tin tích cực như các hoạt động tình nguyện và thành tích của trường, đồng thời hạn chế cãi cọ hay bình luận thiếu văn hóa trên nền tảng này.
Tất cả người được phỏng vấn đều khẳng định rằng mạng xã hội (MXH) là một phần thiết yếu trong đời sống hiện đại MXH mang lại nhiều lợi ích, từ giải trí, kết nối, cho đến việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin Hầu hết mọi người đã quen thuộc với việc sử dụng MXH, và khi thiếu nó, họ cảm thấy thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày.
9 Khi được đề nghị đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng MXH: nhóm người được phỏng vấn đều cho rằng biện pháp chủ yếu xuất phát từ chính bản thân người dùng: phải quản lý, sắp xếp thời gian hợp lý, có thời gian biểu cụ thể và nghiêm túc thực hiện.
Kết quả xử lý định lượng
Nhóm nghiên cứu đã tạo bảng hỏi khảo sát trên ứng dụng Google Biểu mẫu và gửi phiếu khảo sát qua đường link trên nhiều nền tảng, chủ yếu là mạng xã hội Facebook và Gmail Số phiếu thu về được nhóm tiếp nhận và làm sạch, dẫn đến những kết quả đáng chú ý.
Số phiểu gửi đi: 130 phiếu
Số phiếu thu về: 130 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 122 phiếu
4.2.1 Thống kê mô tả a) Thông tin chung có không
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ số sinh viên đã và đang sử dụng mạng xã hội
Tất cả sinh viên được khảo sát tại Đại học Thương Mại đều sử dụng mạng xã hội, cho thấy sự phổ biến rộng rãi của các nền tảng này trong đời sống hiện đại.
Bạn bắt đầu sử dụng mạng xã hội khi nào ?
Biểu đồ 4.2 cho thấy thời điểm bắt đầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương mại Đáng chú ý, 68% sinh viên được khảo sát bắt đầu sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi từ 15 đến 18 Trong khi đó, 19.7% sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội khi còn dưới 15 tuổi, và chỉ có 12.3% sinh viên bắt đầu sử dụng sau 18 tuổi.
Sinh viên ĐHTM chủ yếu sử dụng mạng xã hội trong thời gian học THPT, khi mà việc học yêu cầu tính tự học cao hơn Trong giai đoạn này, nhu cầu về thông tin và giao lưu cũng gia tăng đáng kể.
Bạn có thường xuyên sử dụng mạng xã hội không ?
Hiếm khi sử dụng Thường xuyên sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng
Biểu đồ 4 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM
Kết quả khảo sát cho thấy hơn 80% (82.8%) sinh viên ĐHTM thường xuyên sử dụng mạng xã hội, số người hiếm khi sử dụng là không đáng kể (0.8%)
Kết luận: Kết quả này phản ánh thực tế chung của sinh viên các trường đại học, không chỉ riêng ĐHTM Môi trường đại học khác biệt so với các cấp học trước, nơi sinh viên chủ yếu tự học với sự hỗ trợ từ giảng viên Nhu cầu tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức từ trường và thảo luận với bạn bè rất cao Đặc biệt, tại ĐHTM, các bài thảo luận nhóm trong từng học phần càng làm tăng nhu cầu trao đổi thông tin và kết nối giữa sinh viên Do đó, kết quả trên là hợp lý và dễ hiểu.
Thời gian sử dụng mạng xã hội /ngày của bạn? ít hơn 3 giờ 3-5 giờ 5-8 giờ Nhiều hơn thế
Biểu đồ 4 4: Biều đồ thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội/ngày của sinh viên ĐHTM
Theo khảo sát, 49,2% sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 3-5 giờ mỗi ngày, trong khi 21,3% sử dụng từ 5-8 giờ Tổng cộng, 70,5% sinh viên dành hơn 5 giờ cho mạng xã hội mỗi ngày, cho thấy một tỷ lệ đáng kể sinh viên ĐHTM thường xuyên sử dụng các nền tảng này.
Kết luận cho thấy phần lớn sinh viên ĐHTM sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian hợp lý, từ 3-5 giờ mỗi ngày, chiếm 49.2% Một nhóm nhỏ hơn, 23.8%, sử dụng dưới 3 giờ mỗi ngày, có thể chỉ để phục vụ nhu cầu giải trí nhất định Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận sinh viên sử dụng mạng xã hội khá nhiều, từ 5-8 giờ mỗi ngày, chiếm 21.3%.
0.8% Điều gì ảnh hưởng nhất đến việc quyết định sử dụng mạng xã hội của bạn?
Tìm kiếm,cập nhật thông tin
Phục vụ học tập,làm việc Phục vụ giải trí
Giao lưu với mọi người Khác
Biểu đồ 4 5: Biểu đồ thể hiện yếu tố tác động đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHTM
Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên chủ yếu sử dụng mạng xã hội vì nhu cầu giải trí (36.1%) và tìm kiếm, cập nhật thông tin (32%), hai yếu tố này có sự cân bằng rõ rệt Ngoài ra, việc giao lưu với mọi người (13.9%) và học tập, làm việc (17.2%) cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định sử dụng mạng xã hội của họ.
Kết luận cho thấy rằng do kích thước mẫu khảo sát hạn chế, kết quả có thể phản ánh quan điểm chủ quan của nhóm nghiên cứu Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu giải trí và cập nhật thông tin đang trở thành những yếu tố thiết yếu đối với giới trẻ, và sinh viên ĐHTM cũng không ngoại lệ.
Valid Không muốn nêu cụ thể 4 3.3 3.3 3.3
Nam Nữ Không muốn nêu cụ thể
Biểu đồ 4 6: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên ĐHTM được khảo sát
Với 94/122 phiếu, chiếm 77%, giới tính nữ chiếm ưu thế trong số sinh viên được khảo sát Điều này dễ hiểu do phần lớn sinh viên ĐHTM là nữ, và nhóm nghiên cứu cũng chủ yếu là nữ, từ đó giải thích được kết quả này.
Bạn là sinh viên năm mấy?
Valid năm 1 15 12.3 12.3 12.3 năm 2 89 73.0 73.0 85.2 năm 3 16 13.1 13.1 98.4 năm 4 2 1.6 1.6 100.0
Bạn là sinh viên năm mấy
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (89/122 phiếu trả lời), tiếp theo là sinh viên năm 3 với 13.1% (16/122 phiếu trả lời), sinh viên năm nhất chiếm 12.3% (15/122 phiếu trả lời) và cuối cùng là sinh viên năm 4 chỉ chiếm 1.6% (2/122 phiếu trả lời) Sự chênh lệch này có thể được giải thích bởi nhóm nghiên cứu chủ yếu là sinh viên năm 2.
Bạn là sinh viên khoa nào?
Cumulative Percent Valid Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử
Khoa Kế toán-Kiểm toán 11 9.0 9.0 15.6
Khoa Khách sạn Du lịch 57 46.7 46.7 62.3
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Khoa Quản trị kinh doanh 8 6.6 6.6 82.8
Khoa Quản trị Nhân lực 5 4.1 4.1 86.9
Khoa Tài chính Ngân hàng 7 5.7 5.7 93.4
Thương mại và Kinh tế quốc tế
Viện Đào tạo Quốc tế 2 1.6 1.6 100.0
Hình 4 1: Số sinh viên của các khoa tham gia vào khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 122 phiếu trả lời, 57 phiếu đến từ sinh viên khoa Khách sạn-Du lịch, trong khi số còn lại được phân bổ đều cho các khoa khác Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể do tất cả thành viên trong nhóm nghiên cứu đều là sinh viên thuộc khoa Khách sạn-Du lịch.
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Lý thuyết phân tích Cronbach alpha đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, một phương pháp quan trọng để kiểm tra tính nhất quán nội tại Việc sử dụng hệ số này trước khi thực hiện phân tích nhân tố EFA giúp loại bỏ các biến không phù hợp, ngăn ngừa sự xuất hiện của các yếu tố giả do các biến rác gây ra (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Để tối ưu hóa việc lựa chọn các biến quan sát, cần loại bỏ những biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 Đồng thời, tiêu chí chọn thang đo nên dựa trên độ tin cậy Alpha, với ngưỡng tối thiểu là 0,6; vì độ tin cậy nội tại sẽ cao hơn khi Alpha lớn hơn (Nunally & Burnstein, 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Các mức giá trị của Alpha được phân loại như sau: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng; và từ 0,6 trở lên là chấp nhận được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới hoặc chưa phổ biến trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét là các nhân tố cá nhân.
Bảng 1: hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố cá nhân
Corrected Item- Total Correlation Cronbach's
Bảng 4 2: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát “Các nhân tố cá nhân”
So sánh kết quả xử lý định tính và kết quả xử lý định lượng
Kết quả phân tích cho thấy rằng nhân tố cá nhân và đặc điểm của mạng xã hội là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương mại.
Kết quả xử lý đều cho thấy rằng hầu hết sinh viên hài lòng với quyết định sử dụng mạng xã hội của mình.
Kết quả xử lý định lượng cho thấy hai nhân tố chính ảnh hưởng đến nghiên cứu là nhân tố cá nhân và đặc điểm của mạng xã hội, trong khi không có sự ảnh hưởng từ nhân tố xã hội.
Kết quả xử lý định tính vẫn bao gồm nhân tố xã hội như tác động môi trường xung quanh.
Việc quyết định sử dụng mạng xã hội bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh Sự khác biệt trong kết quả thu thập dữ liệu có thể do thiết kế bảng hỏi mang tính chủ quan của nhóm nghiên cứu, trong khi nhóm không tham gia trực tiếp vào khảo sát Điều này dẫn đến khả năng sai sót khi đối tượng không hiểu rõ câu hỏi Ngược lại, phỏng vấn trực tiếp cho phép nhóm nghiên cứu giải thích câu hỏi, giúp đối tượng dễ dàng hiểu hơn.