HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức giai đoạn 2013-2020 (Trang 87)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

3.2.1. Hoạch định chiến lược đầu tư

3.2.1.1 Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án đầu tư mới

Xác định suất chiếc khấu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư mới

Để đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư, trước hết ta phải xác định suất chiết khấu (suất sinh lời) theo yêu cầu của nhà đầu tư. Vì công ty là công ty TNHH MTV nên suất sinh lời của công ty được xác định như sau:

Re = Rf + phần bù rủi ro

Trong đó, tỷ suất phi rủi ro Rf được xác định theo mức lãi suất trần hiện thời của

ngân hàng nhà nước Việt Nam là 9%/ năm.

Theo ý kiến của các chuyên gia tài chính và ban giám đốc công ty thì phần bù rủi ro của các dự án này từ 5 đến 7%.

Do đó, Suất sinh lời yêu cầu của công ty được tính như sau: Re = 9% + 7% = 16%

Gần bằng mức sinh lời cơ bản của công ty năm 2012 là 16%. Như vậy, Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân:

WACC = Wd×(1-T)×Rd+Ws×Rs

Với hình thức đăng ký kinh doanh của công ty thì công ty hiện nay chỉ có thế huy động vốn từ vay và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2012, nợ của công ty chủ yếu là nợ tính dụng, công ty không đi vay. Do đó, chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty bằng với suất sinh lời yêu cầu của công ty.

Vậy suất sinh lời yêu cầu của công ty là: 16%/ năm  Giới thiệu tóm lược các dự án

Dự án xây dựng cơ sở sản xuất khung:

Nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời và phân phối đơn hàng đến các cơ sở gia công trong toàn bộ hệ thống sản xuất, công ty xây dựng dự án sản xuất khung để cung cấp sản xuất. Dự án triển khai trong giai đoạn quý 4 năm 2013.

Quy mô dự án thiết kế năng suất 1.000 đơn vị sản phẩm mỗi ngày, nâng mức sản xuất lên 2.000 đơn vị sản phẩm. Với tổng số 50 lao động kỹ thuật, đảm nhận điều hành tổ chức sản xuất và cung ứng hàng hóa cho sản xuất đồng thời cung ứng cho các đơn vị kinh doanh có nhu cầu sản xuất.

Tổng chi phí đầu tư cho dự án là: 9.510 triệu đồng.

Dự án đầu tư phương tiện vận chuyển:

Đầu tư phương tiện vận chuyển giúp công ty chủ động trong phân phối tận dụng phương tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian phân phối.

Quy mô đầu tư mới 20 xe có trọng tải 5 tấn. Tổng chi phí đầu tư: Giai đoạn đầu tư vào các năm 2014 và năm 2016.

Tổng chi phí đầu tư cho dự án là: 14.750 triệu đồng  Dự án mở thêm cơ sở gia công đan:

Theo số lượng đơn vị hàng hóa từ các đơn hàng gia tăng theo từng năm, công ty mở rộng thêm các cơ sở đan gia công. Mỗi cơ sở đan gia công mới cần đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc thiệt bị và dụng cụ đan, đồng thời tổ chức đào tạo cán bộ quản lý hệ thống sản xuất, đào tạo lực lượng lao động mới, các chi phí hao hụt nguyên liệu.

Tổng chi phí đầu tư cho các cơ sở là: 1.134 triệu đồng

Dự án mở thêm cơ sở gia công may:

Dự án mở rộng cơ sở may gia công vào các năm 2013, 2014 và 2015, nâng quy mô từ 15 cơ sở năm 2013 lên 25 cơ sở năm 2015.

Mỗi cơ sở may gia công cần đầu tư hệ thống nhà xưởng, dây chuyển máy móc cho sản xuất.

Tổng chi phí đầu tư là: 1.854 triệu đồng.

Đánh giá chỉ tiêu tài chính các dự án

Bảng III. 2: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả các dự án

Thời gian hoàn vốn Stt Dự án

Tổng mức đầu tư ban đầu

(Triệu đồng)

NPV IRR Không chiết khấu

Có chiết khấu

1. Xây dựng cơ sở

sản xuất khung 9.510 2.325 23% 4 năm 5,4 năm

2. Đầu tư phương

tiện vận chuyển 14.750 39.565 203% 2,1 năm 2,6 năm 3. Mở thêm cơ sở gia

công đan 1.134 10.392 776% 1 năm 1 năm

4. Mở thêm cơ sở gia

công may 1.854 3.755 136,3% 3,15 năm 3,22 năm

Qua kết quả đánh giá chỉ tiêu tài chính các dự án trên (Phụ lục 4), ta thấy các dự án trên đều có hiệu quả tương đối tốt về mặt tài chính.

3.2.1.2. Lập ngân sách đầu tư trong giai đoạn 2013 – 2020

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bảng III. 3: Tiến độ thực hiện các dự án

Stt Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1. Xưởng gia công đan GĐ 5 GĐ 6 GĐ 7 2. Xưởng gia công may GĐ4 GĐ 5 GĐ 6 3. Xưởng khung đan

4. Phương tiện vận tải GĐ 1 GĐ2

Căn cứ và tiến độ thực hiện, dự toán đầu tư các dự án và phân tích ta lập ngân sách đầu tư hàng năm như sau:

Bảng III. 4: Dự toán đầu tư các dự án

Đơn vị: triệu đồng

Stt NỘI DUNG 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 I NGÂN SÁCH CÁC DỰ ÁN

1 Đầu tư xưởng gia công đan 70.0 105.0 175.0 - - - - -

Vốn chủ sở hữu - lợi nhuận

giữ lại 70.0 105.0 175.0 -

2 Đầu tư xưởng gia công may 120 80 200 0 0 0 0 0

Vốn chủ sở hữu - lợi nhuận

giữ lại 120 80 200

3 Xây dựng xưởng khung đan 9,510 0 0 0 0 0 0 0

Vốn chủ sở hữu - lợi nhuận

giữ lại 2,853 Vay dài hạn 6,657

4 Đầu tư phương tiện vận

chuyển 6,750 0 8,000 0 0 0 0 0

Vốn chủ sở hữu - lợi nhuận

giữ lại 2,025 2,400 Vay dài hạn 4,725 5,600 II Ngân sách bổ sung hoạt

động 900 992 1,132 1,132 1,132 1,232 1,232 1,232

Vốn chủ sở hữu -Đầu tư phát

triển 900 992 1,132 1,132 1,132 1,232 1,232 1,232

Tổng vốn đầu tư 17,350 1,177 9,507 1,132 1,132 1,232 1,232 1,232

Nguồn vốn sử dụng cho mở thêm các cơ sở gia công đan và may từ lợi nhuận giữ lại của công ty để phát triển sản xuất.

Dự án xây dựng xưởng sản xuất khung đan sử dụng 30% vốn chủ sở hữu và 70% còn lại từ nguốn vốn vay dài hạn của ngân hàng.

Dự án đầu tư phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh sử dụng 30% vốn từ lợi nhuận giữ lại và 70% còn lại từ vay dài hạn ngân hàng.

Bên cạnh các dự án, từ kết quả nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty nên lập thêm ngân sách bổ sung cho hoạt động dùng cho việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên trực tiếp sản xuất, và đào tạo cán bộ quản lý.

3.2.2. Hoạch định chiến lược tài trợ 3.2.2.1.Xác định điểm hòa vốn. 3.2.2.1.Xác định điểm hòa vốn.

Do công ty sản xuất và gia công nhiều mặt hàng nên không thể xác định sản lượng hòa vốn mà chỉ có thể xác định doanh thu hòa vốn theo công thức sau:

S VC F SBE   1

Căn cứ vào số liệu dự phóng Ta có bảng số liệu doanh thu hòa vốn như sau:

Bảng III. 5: Số liệu doanh thu hòa vốn

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu kế hoạch

(Triệu đồng) 78.296 239.440 281.489 326.146 345.238 377.836 404.078 451.147 Doanh thu hòa vốn

(Triệu đồng) 74.341 231.344 249.628 211.879 195.168 192.205 191.369 181.743 Qua bảng tính doanh thu kế hoạch và doanh thu hòa vốn thì doanh thu kế hoạch có xu hướng tăng và có khoảng cách ngày càng xa doanh thu hòa vốn. Cho thấy kế hoạch kinh doanh có xu hướng ngày càng hiệu quả.

3.2.2.2. Khảo sát chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn vay

Theo kết quả khảo sát của công ty, hạn mức tín dụng tối đa ngân hàng cho vay một dự án là(Rd) 70%, mức lãi suất cho vay hiện thời là 9%/năm.

Vì công ty với hình thức công ty TNHH MTV nên công ty vay dài hạn tín dụng

ngân hàng bằng thế chấp tài sản có giá trị cá nhân.

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: được xác định ở mục 3.2.1.1

Biến thiên chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn được xác định như sau:

WACC = (WD×rD)+ (Ws×rs) Trong đó:

WD=D/A : Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn

Ws=(1-D/A) : Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn Ta lập được bảng sau:

Bảng III. 6: Biến thiên chi phí sử dụng vốn

D/A 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Rd 9% 9% 9% 9% 9% 9% 9%

Rs 16% 16% 16% 16% 16% 16% 16%

WACC 15,3% 14,6% 13,9% 13,2% 12,5% 11.8% 11.1% Trong bảng ta thấy, công ty vay nợ càng cao thì chi phí sử dụng vốn càng giảm, vì tỷ lệ chi phí sử dụng vốn vay và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu không đổi. Do đó, nếu công ty vay dài hạn với hạn mức tối đa là 70% thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Và chi phí sử dụng vốn bình quân giảm nên chi phí kiệt quệ tài chính vẫn thấp hơn lá chắn thuế.

3.2.3. Xác định cấu trúc vốn mục tiêu

Căn cứ Dự phóng báo cáo tài chính ở mục 3.3.4 và bảng ngân sách đầu tư ta xác định được cấu trúc vốn hàng năm như sau:

Bảng III. 7: Cấu trúc vốn hàng năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ số nợ so với tài sản: 67% 81% 77% 63% 50% 38% 31% 26%

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở

hữu: 205% 415% 332% 171% 99% 61% 46% 35%

Trong đó nợ bao gồm nợ vay dài hạn, ngắn hạn và phần nợ tín dụng. Khi đầu tư công ty cho các dự án công ty sử dụng vốn vay 70% của mỗi dự án. Sau 2 – 3 trả vốn 1 lần.

3.2.4. Dự phóng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2013 – 2020 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2013 – 2020

3.2.4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

Phụ lục 5: Các bước dự phóng kết quả kinh doanh. Phụ lục 6: Báo cáo kết quả kinh doanh dự phóng.

3.2.4.2. Bảng cân đối kế toán

Phụ lục 7: Các bước dự phóng kết quả kinh doanh. Phụ lục 8: Báo cáo kết quả kinh doanh dự phóng

3.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục 9: Các bước dự phóng kết quả kinh doanh. Phụ lục 10: Báo cáo kết quả kinh doanh dự phóng.

3.2.5. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hoạch định

Bảng III. 8: Bảng các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ROA 3% 2% 6% 19% 21% 22% 20% 22% Lãi ròng/doanh thu (ROS) 1,58% 0,57% 1,83% 6,10% 8,35% 9.93% 11,00% 13,87% Doanh thu/Tổng tài sản 198% 325% 335% 306% 254% 221% 185% 157% Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 367% 622% 526% 334% 247% 201% 182% 168% ROE 12% 12% 32% 62% 52% 44% 37% 37% Chỉ số Z: Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5 3.59 5.69 5.69 5.30 4.60 4.18 3.69 3.42

Phân tích chỉ tiêu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu suất sinh lời trên tổng tài sản từ năm 2013 đến năm 2015, tương đối thấp (2013: 3%; 2014: 2%; 2015: 6%) nhưng có xu hướng tăng do đây là giai đoạn đầu tư cơ sở vật chất nên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp là có thể chấp nhận được.

Từ năm 2016 đến 2020, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trong khoảng 19% đến 22% cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn này tăng và ổn định. Đây là hiện tượng tốt, khả thi đối với việc sử dụng ngân sách đầu tư của công ty.

Phân tích chỉ tiêu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2013 – 2014 là 12% thấp hơn so với yêu cầu công ty đưa ra nhưng so với chi phí vốn trong bảng biến thiên với nguồn vốn vay dài hạn tài trợ cho dự án 70% thì chi phí sử dung vốn là 11,1%. Cho thấy suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tuy thấp nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, tỷ suất sinh lời khá cao trên 30%, đặt biệt 2016 tỷ suất sinh lời 62%. Có nghĩa là từ giai đoạn này tài sản đầu tư của công ty bắt đầu phát huy hiệu quản sản xuất kinh doanh.

Phân tích Dupont

Phương trình Dupont:

Theo bảng chỉ số tài chính trên ta thấy, nếu phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì cách chỉ số lãi ròng trên doanh thu, doanh thu trên tổng tài sản và tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu ta thấy chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng ngày càng tăng nhưng vòng quay tổng tài sản lại có xu hướng giảm, tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm vì từ năm 2018 theo kế hoạch thì công ty không còn nợ vay dài hạn do đó tỷ số này chủ yếu còn phần trên lệch nợ phải trả là ngắn hạn mà chủ yếu là nợ tín dụng. Điều này có nghĩa là công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sẽ làm công ty mất đi cơ hội tăng lợi nhuận thông qua lá chắn thuế.

Phân tích chỉ số Z

Chỉ số Z của công ty có biến động (nằm trong khoảng 3,42 đến 5,69) đều lớn hơn 2.99 cho thấy công ty trong giai đoạn này ít có khả năng phá sản nhưng chỉ số này đang có xu hướng giảm. Công ty cần kiểm tra lại hiệu quả sử dụng tài sản, kiểm tra lại các tài sản sử dụng của công ty không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nữa thanh lý hoặc bán đi để tăng tiền và hiệu quả hoạt động của tài sản. Đồng thời công ty cũng cần kiểm soát lại hiệu quả quản lý để làm tăng doanh thu của công ty.

3.2.6. Phân tích tốc độ tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững:

g= ROS×R×A×DFL Trong đó

ROS : Hệ số lãi ròng

R : Tỷ lệ lợi nhuận để lại

A : Vòng quay tài sản

Căn cứ vào số liệu dự phóng trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối dự phóng từ năm 2013 đến 2020 tính tốc độ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

Bảng III. 9: Bảng tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tốc độ tăng

doanh thu 20% 206% 18% 16% 6% 9% 9% 12%

Hệ số lãi ròng 1.55% 0.43% 1.81% 5.98% 8.24% 9.88% 10.99% 13.86% Lợi nhuận giữ lại 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% Vòng quay tài sản 1.97 3.06 3.24 2.98 2.50 2.23 1.86 1.58 Đòn bẩy tài chính 1.565 2.282 1.272 1.084 1.000 1.000 1.000 1.000

g 4% 3% 6% 16% 17% 18% 16% 17% So sánh tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng trưởng bền vững ta thấy có xu hướng ngược nhau:

Tốc độ tăng doanh thu qua các giai đoạn như sau: Từ năm 2013 đến năm 2014 tốc độ tăng doanh thu rất lớn từ 20% lên đến 206% là do doanh thu năm 2014, công ty đầu tư thêm cơ sở sản xuất khung đan, mở rộng sản xuất khung trong chiến lược hội nhập dọc của công ty, đồng thời giai đoạn này công ty cũng mở rộng thêm các cơ sở gia công đan và may nên doanh số tăng nhanh. Các năm sau từ năm 2014 đến 2015, 2016 doanh thu tăng với tốc độ tăng tương đối cao (18% - 16%).

Từ năm 2016 - 2017, giai đoạn này, các cơ sở mở rộng thêm đã bắt đầu đầu ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên tốc độ tăng doanh thu chậm lại từ 16% xuống còn 6% so với năm trước.

Từ năm 2017 đến 2020 tốc độ tăng doanh thu đều đặn 9 – 12%/ năm, đây là giai đoạn các cở sở gia công hoạt động ổn định và tăng năng suất lao động. Do đó tốc độ tăng doanh thu tăng dần.

Ngược với tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào hệ số lãi ròng trên doanh thu, lợi nhuận để lại, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Tất cả các chỉ tiêu này đều biến động qua các năm nhưng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giữ lại, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính biến động rất ít. Nên sự biến động của tốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức giai đoạn 2013-2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)