Đối với hàng tồn kho nói chung và đối với NVL nói riêng luôn có sự biến động giữa giá gốc và giá thị trường. Do đó để hạn chế bớt những thiệt hại khi xảy ra rủi ro trong sản xuất kinh doanh do các tác nhân khách quan,
các doanh nghiệp cần thiết phải lập dự phòng giảm giá NVL trong công tác hạch toán NVL.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên đọ kế toán, trên cơ sở kiểm kê hàng tồn kho và đối chiếu giá gốc với giá thị trường của từng loại, từng thứ hàng tồn kho.
Mức dự phòng Số lượng hàng Giá đơn vị Giá đơn vị giảm giá hàng tồn = tồn kho bị x hàng tồn kho - hàng tồn kho kho cần trích lập giảm giá trên sổ trên thị trường Tài khoản sử dụng: TK 159- dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu tài khoản:
Bên Nơ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL, xử lý tổn thất giảm giá thực tế xảy ra.
Bên Có: Giá trị trích lập dự phòng giảm giá NVL. Dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá NVL hiện có.
+ Cuối niên độ kế toán, khi lập dự phòng giảm giá NVL lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 159-Dự phòng giảm giá NVL tồn kho + Cuối kỳ kế toán tiếp theo:
- Nếu khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì chênh lệch lớn hơn ghi:
Có TK 159
- Nếu khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì chênh lệch nhỏ hơn ghi:
Nợ TK 159 Có TK 632 - Xử lý tổn thất thực tế xảy ra: Nợ TK 159
Nợ TK 632 ( nếu chưa trích lập dự phòng hoặc dự phòng không đủ ) Có TK 152