8. Cấu trúc luận văn
3.3.6. Tổng kết công tác thi đua, biểu dương các gương dạy tốt học tốt,
nhân điển hình tiến tiến của GV và HS
3.3.6.1. Ý nghĩa
Công tác thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học. Một trong những nhu cầu cần thiết của con người là sự thể hiện bản thân và coi trọng danh dự đồng thời cũng là sự phấn đấu vươn lên của mỗi người,
do vậy, để thúc đẩy được phong trào thi đua thày dạy giỏi, trò học tốt thì công tác thi đua khen thưởng phải hết sức khách quan, công tâm và đầy trách nhiệm, làm sao khen thưởng đúng người có công.
3.3.6.2. Nội dung
Ban giám hiệu phải thấy được vai trò quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng trong nhà trường từ đó thực hiện việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ GV, nhân viên, các bậc cha mẹ HS, các em HS nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua của nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
Thi đua - khen thưởng phải kịp thời, tránh bệnh hình thức trong triển khai các phong trào thi đua, bình xét phải công bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp.
Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của GV, học tập, tu dưỡng của HS, xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học.
3.3.6.3. Tổ chức thực hiện
Tổ chức các đợt thi đua trong năm học, chủ đề thi đua gắn liền với các nội dung thi đua của ngành, chủ đề của năm học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Gắn các tiêu chí thi đua của từng đợt với thành tích công tác bồi dưỡng HSG đối với tổ chuyên môn, GV, các khối lớp HS.
Sau mỗi đợt tham gia dự thi, bộ phận chuyên môn của nhà trường cần tiến hành sơ kết, lựa chọn GV và HS đạt thành tích xuất sắc trong công tác dạy – học để biểu dương, khen thưởng. Trong công tác thi đua, khen thưởng cần đề cao uy tín của những GV có HSG và coi đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại công chức hằng năm, có ưu tiên đãi ngộ phù hợp như: dành phần thưởng cho GV đi tham quan, học tập thực tế, tăng mức lương trước thời hạn...
Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường cần lựa chọn, đề xuất GV, HS có thành tích xuất sắc để Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT khen thưởng. Từ đó nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Bộ GD&ĐT cần có mức thưởng cho GV và HS đạt giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích cấp Quốc gia. Từ đó, các địa phương có cơ sở để thực hiện khen thưởng một cách công bằng.
UBND tỉnh sớm hoàn thiện các chính sách ưu tiên, đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm động lực đủ mạnh khích lệ đội ngũ GV trường chuyên phát huy năng lực, cống hiến cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ đối với những HS là HSG cấp Quốc gia tốt nghiệp từ các trường đại học về công tác tại tỉnh.
Sở GD&ĐT, nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo UBND tỉnh để hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đối với GV nhà trường.
Nhà trường có sổ vàng truyền thống để ghi tên những HS đạt thành tích học tập cao, sổ vàng truyền thống được lưu giữ hằng năm. Thêm vào đó, xây dựng trang tin thi đua trên Website của nhà trường, thường xuyên cập nhật các hoạt động thi đua của nhà trường trong năm học, xây dựng mục “Gương sáng” viết về GV và HS có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, đặc biệt là các HS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.
Tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng phải thật sự trang trọng, tôn vinh GV, HS đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSG.
Muốn công tác thi đua - khen thưởng thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và đạt hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh xã hội hoá: xây dựng quỹ khuyến học, quỹ thi đua - khen thưởng của Ban đại diện hội cha mẹ HS nhà trường và sử dụng quỹ cho việc khen thưởng GV, HS có thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSGcấp tỉnh, cấp Quốc gia.
Trên đây là những biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Chu Văn An nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay. Qua phần trình bày, chúng ta nhận thấy mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trò nhất định trong quá trình quản lý công tác bồi dưỡng HSG. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ nhau.
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp
Vì vậy, trong công tác quản lý bồi dưỡng HSG nhà trường không được xem nhẹ hay coi trọng biện pháp nào mà người quản lý phải biết kết hợp, triển khai một cách đồng bộ. Người quản lý phải biết lựa chọn, biết kết hợp các biện pháp một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.
Để chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp trên vào nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát, thăm dò tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp này.