8. Cấu trúc luận văn
2.4.6. Công tác kiểm tra, đánh giá, biểu dương khen thưởng
Quản lý mà không kiểm tra đánh giá thì coi như không quản lý, “kiểm tra đánh giá là đặt lại con tàu trên đường ray của nó”. Chính vì vậy, đây là một khâu quan trọng. Công tác kiểm tra công tác bồi dưỡng HSG đã được nhà trường chú trọng. Từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường họp và phân công đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách và theo dõi công tác bồi dưỡng HSG đồng thời chỉ đạo tổ trưởng, nhóm trưởng các bộ môn theo dõi sát sao việc bồi dưỡng của GV về việc thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp giảng dạy đã đề ra. Hằng tháng, nhà trường tổ chức kiểm tra giáo án của GV 2 lần về việc giảng dạy các chuyên đề, tổ chức dự giờ để giúp GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp và các biện pháp rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS. Những GV mới tham gia dạy đội tuyển phải soạn giáo án chuyên đề, thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng hoặc GV được phân công giúp đỡ mới được lên lớp.
Đối với HS, các bộ môn có kế hoạch kiểm tra HS trong quá trình bồi dưỡng qua các hình thức: HS tự nghiên cứu chuyên đề và trình bày trước các HS trong đội tuyển; GV tham gia bồi dưỡng cho HS tiến hành kiểm tra viết sau mỗi chuyên đề giảng dạy. Việc kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của HSG trên cơ sở đó GV đánh giá được năng lực, kiến thức, điểm mạnh, điểm yếu của HS, từ đó GV điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi đua, khen thưởng về công tác bồi dưỡng HSG cũng cần được chú trọng. Hằng năm, nhà trường phát động 4 đợt thi đua tới toàn thể GV và HS, trong đó có tiêu chí về công tác bồi dưỡng HSG. Sau mỗi đợt thi đua, Ban thi đua nhà trường họp xét, biểu dương GV và
HS trước toàn trường nhân dịp các buổi lễ mít tinh kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm, đồng thời khen thưởng cho HS đạt giải nhất trong kì thi cấp trường và cấp tỉnh, HS đạt giải trong kì thi chọn HSG Quốc gia.
Theo phiếu điều tra dành cho HS, tất cả HS được khảo sát đều biết rõ hình thức khen thưởng, đặc biệt có 87,1% HS xác nhận đã nhận được sự động viên khen thưởng từ Ban đại diện cha mẹ HS của lớp và nhà trường. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến quá trình bồi dưỡng HSG và có sự động viên khuyến khích kịp thời đối với các em.
Phiếu khảo sát dành cho đối tượng GV tham gia bồi dưỡng HSG, có 23 GV tham gia giảng dạy đội tuyển thực hiện phiếu khảo sát này. Các GV đều cho rằng đã nhận được sự đãi ngộ như: tiền hỗ trợ theo từng buổi dạy, tiền thưởng có HS đạt giải. Có 34,8% GV không hài lòng với chế độ đãi ngộ trên và đề nghị có chính sách đãi ngộ thỏa đáng hơn.
2.5. Đánh giá chung về quản lý công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng THPT chuyên Chu Văn An
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, việc quản lý công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường đã thực hiện tốt và hiệu quả từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và khen thưởng; từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc đào tạo bồi dưỡng HSG. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả thi HSG cấp tỉnh lớp 11
Nhìn chung tỉ lệ HSG cấp tỉnh lớp 11 của nhà trường có xu hướng tăng nhanh.
Bảng 2.3: Tỉ lệ HS lớp 11 đạt giải cấp tỉnh so với tổng số HS dự thi của nhà trường
Năm 2005-2006 2006-2007 2008-2009 2009-2010
Số lượng 46/84 44/95 76/114 68/90
Năm học 2005 - 2006 toàn trường có 46/84 HS dự thi đạt giải (chiếm 54,8% tổng số HS dự thi), đến năm học 2009 - 2010 đã có 68/90 HS dự thi đạt giải (chiếm 75,6% tổng số HS dự thi). Trong 9 môn dự thi, các môn xã hội tỉ lệ HS đạt giải cao và ổn định hơn so với các môn tự nhiên. Năm học 2009 - 2010 môn Địa lí, tiếng Anh 100% HS dự thi đạt giải, môn Lịch Sử đạt 87,5%, các môn Toán học, Vật lí, Sinh học dao động trong khoảng 50 - 60%. Có một số môn nhà trường không tuyển chọn HS tham gia thi do chưa mở được lớp chuyên vì điều kiện thiếu giáo viên trình độ cao.
Qua số liệu trên, có thể thấy số lượng HSG lớp 11 có xu hướng tăng lên do nhà trường có kế hoạch tăng buổi học cho các bộ môn từ 15 buổi học lên 25 buổi (đặc biệt là có kế hoạch bồi dưỡng HSG từ hè).
HS tham gia đội tuyển chủ yếu là HS lớp 10 và lớp 11, các em có tâm lý thoải mái khi tham gia đội tuyển do chưa chịu sức ép của việc ôn các môn thi đại học.
Môn Địa lí, Lịch sử và Sinh học có kết quả thi ổn định do thi chung đề với các trường THPT trong toàn tỉnh, còn các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn và Tiếng Anh thi đề riêng giành cho khối chuyên.
Đặc biệt, nhà trường phân công đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng các đội tuyển là những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong việc ôn luyện đội tuyển cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
Đối với môn Tin học có kết quả thấp là do: GV chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng HSG, sự tiếp cận của GV với chương trình dạy chuyên còn hạn chế; đầu vào của HS chuyên Tin học chưa cao, HS chưa thực sự say mê trong việc học tập môn chuyên và tự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập; HS lớp chuyên Tin học chủ yếu tập trung học các môn thi đại học: Toán học, Vật lý, Hóa học.
Kết quả thi HSG cấp tỉnh lớp 12 Biểu đồ 2.1: Số lượng HSG cấp tỉnh lớp 12 64 58 68 69 49 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Năm Số học sinh
Số lượng HS đạt giải so với số lượng HS dự thi từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010 có nhiều biến động. Năm học 2005 - 2006 và 2006 - 2007 tỉ lệ đạt giải trên 80% HS dự thi nhưng đến năm học 2007 - 2008 tỉ lệ này giảm mạnh chỉ còn 58,3%, đến năm học 2008 - 2009 đã tăng lên (đạt 72,6%), nhưng sau đó lại giảm xuống còn 64,7%.
Bảng 2.4: Tỉ lệ HS lớp 12 đạt giải cấp tỉnh so với tổng số HS dự thi của nhà trường
Năm 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Số lượng 69/85 61/74 56/96 98/135 86/133
Tỉ lệ (%) 81,2 82,4 58,3 72,6 64,7
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ HS đạt giải của nhà trường đó là kết quả của môn Tin học rất thấp. Năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 môn Tin học không có HS đạt giải (0/5) và đến năm học 2009 - 2010 chỉ có 1/8 HS dự thi đạt giải (12,5%). Ngoài ra, môn Lịch sử kết quả đạt được
còn thấp (26,7%). Một mặt, do các GV mới tham gia giảng dạy đội tuyển chưa có nhiều kinh nghiệm, mặt khác là do khó khăn trong việc chọn HS khối 12 tham gia thi. Nguồn tuyển chọn HS của ba đội tuyển Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý chủ yếu là lớp chuyên Văn mà nhà trường chỉ có một lớp chuyên Văn ở mỗi khối. Vì vậy, GV phải chọn HS khối 11 tham gia thi vượt cấp, phần kiến thức của chương trình lớp 12, HS lớp 11 chưa được học do đó GV phụ trách đội tuyển phải dạy riêng cho các em để tham gia thi chọn HSG lớp 12. Nhưng do thời lượng bồi dưỡng ngắn nên HS lớp 11 chưa nắm chắc các kiến thức của lớp 12.
Kết quả thi HSG cấp Quốc gia
Biểu đồ 2.2: Số lượng HSG cấp Quốc gia lớp 12
24 13 8 16 28 0 5 10 15 20 25 30 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Năm Học sinh
Số lượng HS đạt giải cấp Quốc gia của nhà trường có biến động lớn. Năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008 số lượng HS đạt giải giảm mạnh. Nguyên nhân là do có những thay đổi trong chính sách tuyển thẳng đối với HS đạt giải Quốc gia và không phân bảng thi vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc HS tham gia học đội tuyển, các em không tập trung hết sức cho việc học tập. Nhiều đội tuyển có HS xin không tham gia như đội tuyển Toán học, Vật lý và phụ
huynh của một số HS cũng đồng tình ký đơn xin cho con ra khỏi đội tuyển để có thời gian tập trung vào các môn thi đại học. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi của các bộ môn này.
Bảng 2.5: Số lượng HS đạt giải cấp Quốc gia môn Toán, Vật lý
Năm 2005-2006 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010
Toán Lý Toán Lý Toán Lý Toán Lý Toán Lý
Số
lượng 6/13 1/7 0/6 0/3 0/6 0/2 0/6 1/5 1/6 4/6
Tỉ lệ (%)
46,2 14,3 0 0 0 0 0 20 16,7 66,7
Bên cạnh đó, GV của các bộ môn trên chưa tiếp cận được với chương trình bồi dưỡng HSG cấp Quốc gia. Nguồn tài liệu để tiếp cận với cấu trúc đề thi còn hạn chế. Lượng kiến thức trong đề thi HSG cấp Quốc gia của các môn Toán học, Vật lý không liên quan đến kiến thức đề thi đại học nên HS không hứng thú khi tham gia ôn luyện đội tuyển.
Trước tình hình đó Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và GV phụ trách đội tuyển đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG và kết quả từ năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010, số lượng HS đạt giải cấp Quốc gia có xu hướng tăng nhanh. Năm học 2009 - 2010, số lượng HS đạt giải cấp Quốc gia tăng hơn 3 lần so với năm học 2007 - 2008. Trong đó, kết quả của một số bộ môn ổn định như Địa lý, Hóa học, Sinh học.
Bảng 2.6: Chất lượng giải các cấp và xếp thứ hạng về giải HSG cấp Quốc gia Năm học Chất lƣợng giải cấp tỉnh lớp 11 Chất lƣợng giải cấp tỉnh lớp 12 Chất lƣợng giải quốc gia
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK Xếp hạng 2005 - 2006 1 3 18 24 10 26 1 0 1 9 15 23/38 2006 - 2007 1 5 15 23 2 20 38 0 1 3 9 41/72 2007 - 2008 1 5 17 33 0 0 1 7 43/71 2008 - 2009 3 6 20 47 13 33 52 0 0 6 10 41/70 2009 - 2010 1 21 29 17 4 18 25 39 0 7 11 10 28/69
Nhìn vào bảng 2.6, có thấy năm học 2005 - 2006, chất lượng giải và xếp loại của nhà trường ở thứ hạng khá cao do trong năm học này do Lạng Sơn vẫn nằm trong Bảng B. Tuy nhiên, từ năm học 2006 - 2007 trở đi do việc sát nhập hai Bảng A và B nên xếp hạng của Lạng Sơn có xu hướng giảm. Sau những giải pháp tích cực của nhà trường, đến năm học 2009 - 2010, chất lượng giải và thứ hạng về HSG đạt giải của tỉnh Lạng Sơn đã được nâng cao rõ rệt. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả cao của công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG. Những HS đạt thành tích trong các kì thi HSG tiếp tục phát huy ở các bậc học cao hơn và phát triển tốt trong các lĩnh vực công tác ở trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.
2.5.1. Ưu điểm
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua công tác quản lý bồi dưỡng HSG của nhà trường đã thực hiện tốt và hiệu quả.
Lãnh đạo nhà trường xác định công tác bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Đầu năm học, Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao các Tổ chuyên môn lập kế hoạch cụ thể mang tính khả thi cho công tác bồi dưỡng HSG các cấp. Công tác nhân sự được bố trí một các hợp lý, linh hoạt. Các GV tham gia dạy chuyên và bồi dưỡng HSG được ưu tiên giảm tiết dạy, không phải làm các công tác kiêm nhiệm như công tác chủ nhiệm, giảng dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp...
Hằng năm, nhà trường đã xin cấp ngân sách cho công tác bồi dưỡng HSG. Do đó, mỗi GV đã được hỗ trợ kinh phí, một phần nào đó đã tương xứng với công sức và thời gian GV đã tập trung công tác bồi dưỡng HSG.
GV bồi dưỡng HSG có phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho HS phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo. Nhiều GV tình nguyện dạy không thù lao cho HS các đội tuyển HSG.
HS tham gia vào các đội tuyển là HSG bộ môn của các lớp chuyên, chăm ngoan, có ý thức cao trong học tập. HS tiếp cận nhanh với lượng kiến thức và các chuyên đề bồi dưỡng HSG.
Trong hai năm học gần đây, sự phối hợp của gia đình HS và cộng đồng với nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG được nâng cao. Các ban, ngành của tỉnh, phụ huynh HS giúp đỡ về vật chất và động viên về mặt tinh thần giúp GV và HS nỗ lực, cố gắng đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn HSG các cấp.
2.5.2. Những bất cập
Do đặc thù là một tỉnh miền núi nên dân số của Lạng Sơn ít, chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người nên chất lượng đầu vào của HS nhà trường chưa cao. Thêm vào đó, HS được tuyển chọn vào các đội tuyển
chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố và thị trấn lớn như thị trấn Cao Lộc, Đồng Mỏ, Hữu Lũng nên chưa đạt được mục tiêu đào tạo nhân tài cho xã, huyện của tỉnh.
Nhận thức của một bộ phận phụ huynh có con tham gia đội tuyển về công tác bồi dưỡng HSG chưa đầy đủ. Một số gia đình HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chưa tạo điều kiện cho con em tham gia đội tuyển.
Số lượng GV tham gia dạy môn chuyên và bồi dưỡng HSG chiếm tỉ lệ thấp 34,7 %. Đối với trường chuyên, sự thiếu hụt về GV dạy môn chuyên và đặc biệt là sự thiếu hụt về GV tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG sẽ là trở ngại lớn đến hoạt động chuyên môn và chất lượng bồi dưỡng HSG.
Việc nghiên cứu khoa học và tổ chức, hướng dẫn HS môn chuyên và đặc biệt là HSG tập dượt nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ đối với GV trường chuyên. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự nề nếp và hiệu quả. Một số GV chưa tích cực trong việc trang bị cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học và tập dượt nghiên cứu khoa học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng diễn đạt ý tưởng khoa học.
Chế độ khen thưởng đối với GV có HSG và HSG các cấp nhất là HSG cấp Quốc gia chưa thỏa đáng.
2.5.3. Thuận lợi
Sở GD&ĐT Lạng Sơn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng HSG.
Nhà trường nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của các giảng viên của một số trường đại học, GV có uy tín của các trường chuyên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng HSG Quốc gia trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của GV và bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho HS.
Lãnh đạo nhà trường đã tham gia giảng dạy, bồi dưỡng HSG nhiều năm nên hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bồi dưỡng
HSG. Từ đó, có biện pháp tổ chức, chỉ đạo các Tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Phần lớp GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG là GV cốt cán các bộ môn của tỉnh. GV có trình độ trên chuẩn cao, có kinh nghiệm bồi dưỡng HSG, đội ngũ GV trẻ có kiến thức chuyên môn, nhiệt tình, năng động trong giảng dạy.
Nhiều HS tham gia vào đội tuyển HSG từ lớp 10 nên được bồi dưỡng kiến thức có hệ thống, được rèn luyện kỹ năng làm bài và có tâm lý vững