Hậu Giang 2006 – 2010
2.3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu.
Nhìn chung từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang về mở rộng mặt bằng sản xuất, trình diễn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm tại tác tỉnh bạn và quan trọng đào tạo đội ngũ lao động phục vụ sản xuất có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho doanh nghiệp cũng như HTX, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho gia đình, xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Do đó trong những năm tiếp theo Hậu Giang sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn với yêu cầu phát triển nông thôn mới trong thời gian tới và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.3.4.2. Đánh giá tác động
Qua những năm triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg đã mang lại nhiều lợi ích cho các Công ty, Hợp tác xã và doanh nghiệp được nhiều thuận lợi như về lao động, mở rộng mặt bằng sản xuất, trang thiết bị hiện đại phục vụ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp cụ thể như:
- Năm 2008 nhờ có sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để tổ chức trình diễn kỹ thuật cho Công ty TNHH Phun sơn tĩnh điện Hải Sơn đến nay có rất nhiều thay đổi và tiến chuyển, được mở rộng quy mô hơn từ lúc tổ chức Hội nghị trình diễn kỹ thuật phun sơn tĩnh điện đến nay, mỗi tháng Công ty sản xuất ra sản phẩm trên 20.000m2 sơn tĩnh điện, với tổng số là 25 lao động có trình độ tay nghề cao, thu nhập bình quân từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng/người/tháng. Thu nhập của Công ty bình quân từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng/tháng.
- Năm 2009 Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ đào tạo tay nghề lao động cho doanh nghiệp với số lượng là 200 lao động, nhưng tại thời điểm hiện nay doanh nghiệp đã thu hút được 480 lao động, vơi mức thu nhập bình quân từ 2.500.000đồng đến 4.000.000đồng/nười/tháng. Thu nhập của doanh nghiệp bình quân từ 700 đến 800 triệu đồng/tháng, khả năng tiếp cận nguồn lực vẫn còn khó khăn và hạn chế như tuyển dụng lao động, vốn và khả năng quản lý của cán bộ còn nhiều bất cập nên tình trạng hiện nay của doanh nghiệp chưa thật sự ổn định do tình hình suy giảm kinh tế trong năm 2012 doanh nghiệp hàng tháng cần phải chi tiền lương cao hơn chi phí thu nhập. Bên cạnh đó nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự quyết tâm nổ lực của doanh nghiệp đã vượt qua được khó khăn chung và đang dần dần khôi phục và phát triển, đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong tình hình hiện nay.
- Trong thời gian qua Trung tâm Khuyến công có xây dựng kế hoạch, đề án hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia cho các cơ sở công nghiệp nông thôn về đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của HTX cho hơn 2.800 lao động và đã được mở rộng thêm với nguồn lao động hiện có của cơ sở hàng năm trạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho sơ sở đáng kể, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế xã hội tại phương.
2.3.4.3. Những mặt được
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ Công Thương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về chủ trương, chính sách, tổ chức và hoạt động; sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương Hậu Giang.
- Được sự hướng dẫn về chuyên môn của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị về công tác xây dựng kế hoạch, đề án và công tác triển khai thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm được nhiều thuận lợi và hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
- Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng trong hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng được quan tâm theo hướng đầu tư cơ sở sản xuất gắn với nguồn nguyên liệu,… các ảnh hưởng đến môi trường ngày càng được quan tâm, nguồn nhân lực cho
phát triển công nghiệp ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng.
- Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nên nhiều ngành nghề mới ra đời, DN, hộ gia đình tham gia vào sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động có việc làm. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế địa phương, bền vững và hiệu quả.
- Đã làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo cấp ủy chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc phát triển CN-TTCN và nghề mới về địa phương. Sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
2.3.4.4. Một số tồn tại, hạn chế
- Bên cạnh những mặt đạt được còn những hạn chế và khó khăn như đa phần doanh nghiệp đầu tư là những cơ sở sản xuất nhỏ lẽ mang tính tự phát, thiết bị máy móc, công nghệ phần lớn còn lạc hậu, chậm đổi mới, năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh, nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên môn còn thấp, thiếu lực lượng có tay nghề cao.
- Các thủ tục về chính sách ưu đãi đầu tư triển khai còn chậm chưa kích thích các doanh nghiệp vào đầu tư. Việc huy động vốn trong dân còn thấp, tính hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp chưa cao, năng lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn còn hạn chế.
- Một số cơ sở, doanh nghiệp chưa thật sự mạnh dạng tham gia vào công tác khuyến công tại địa phương.
- Một số quy trình thủ tục hành chính còn phức tạp, đặc biệt là những thủ tục liên thông, liên ngành, chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc trong tình hình mới; năng lực quản lý, điều hành, tham mưu, tổ chức thực hiện của một bộ phận cán bộ chuyên môn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; việc triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết, kế hoạch ở một vài đơn vị còn chậm, thiếu linh hoạt.
Quá trình triển khai các chương trình, đề án khuyến công có sự thay đổi đối tượng thụ hưởng hoặc phải dừng thực hiện do các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thay đổi kế hoạch và qui mô sản xuất, thậm chí một số cơ sở do gặp nhiều khó khăn không thể duy trì sản xuất phải ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề khác; Không có cán bộ phụ trách công tác khuyến công cấp huyện và cấp xã hiện tại nên việc nắm bắt chính sách khuyến công còn hạn chế, không xuyên suốt, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn; Việc xây dựng nội dung kế hoạch khuyến công hàng năm của các địa phương chưa cụ thể, chưa có khảo sát thực tế từ nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn nên xảy ra tình trạng đề án đã được phê duyệt nhưng không triển khai được do chưa có đối tượng thụ hưởng; Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách còn hạn chế nên còn nhiều cơ sở, doanh nghiệp công
nghiệp nông thôn chưa nắm bắt được các nội dung hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công hoặc có biết nhưng hiểu chưa đúng về chính sách khuyến công...
* Nguyên nhân:
- Thiếu kênh thông tin, tuyên truyền về các hoạt động khuyến công đến từng địa phương, các cơ sở công nghiệp nông thôn nên chưa thể phát huy hết vai trò, mục đích và ý nghĩa của hoạt động khuyến công. Các hoạt động khuyến công qua hơn 05 năm thực hiện nhưng vẫn còn khá mới mẽ, nhân lực còn non trẻ, hầu hết mới tuyển dụng, chuyên môn chưa phù hợp, nên để hoàn thành nhiệm vụ cần phải cơ cấu lại lực lượng; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác khuyến công; kết hợp với việc tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai công tác khuyến công ở các tỉnh bạn; huy động sự tham gia của lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trong ngành;…
- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp mang tính chất hỗ trợ một phần nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có quỹ khuyến công địa phương nên chưa thể chủ động trong việc định hướng trong xây dựng kế hoạch khuyến công giúp cho việc khuyến khích và phát triển công nghiệp nông thôn.
- Trong những năm gần đây do suy giảm kinh tế cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Mạng lưới khuyến công chưa được xây dựng đến các địa phương trong tỉnh nên việc phối hợp để đẩy mạnh hoạt động khuyến công chưa thực hiện một cách tích cực; các cơ sở, doanh nghiệp, nhân dân nhận thức về nội dung và sự cần thiết của công tác khuyến công còn hạn chế, các Hội ngành nghề, là nơi tiếp xúc với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi triển khai các hoạt động khuyến công cũng mới đang triển khai.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DNVVN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG