Về mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu vải may mặc tại công ty Thái Tuấn (Trang 33)

Gia tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ về nghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu

Ngoài ra để nâng cao tính hiệu quả của công tác nghiên cứu, công ty nên cử các cán bộ có năng lực làm đại diện ở nước ngoài, đồng thời tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm dò thị trường qua các đợt công tác ngắn hạn. Công ty nên thỏa thuận hợp tác với các bạn hàng nước ngoài để có thể đặt trung tâm nghiên cứu tại các quốc gia đó.Khi đó công ty mới có được những thông tin chính xác cũng như sẽ không bị chậm trễ trong việc tiếp nhận thông tin.

Nổ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, tận dụng những lợi thế và ưu đãi để xúc tiến xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên ASEAN. Ngoài việc duy trì và phát triển thị trường ở những quốc gia mà công ty đã và đang xuất khẩu như Thái Lan, Malaysia, Myanmar,….công ty nên xâm nhập tiếp vào các quốc gia tiềm năng khác phù hợp với mặt hàng vải thành phẩm chất liệu polyester đó là Philipines, Lào và Campuchia. Đối với 3 thị trường này, công ty nên có những động tác thăm dò thị trường bằng cách xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà môi giới vì thương hiệu vải

Thái Tuấn vẫn còn khá mới mẻ với khách hàng, công ty chưa có nhiều kinh nghiệm và hiều biết cặn kẽ về 2 thị trường này. Lựa chọn kênh phân phối trung gian sẽ giảm tránh được những rủi ro và nguy cơ cho công ty.

Với thị trường Myanmar, cần nhanh chóng chuyển hướng từ xuất khẩu thông qua khách hàng Thái Lan sang việc tìm đối tác trực tiếp ở Myanmar, tiến tới xâm nhập thị trường này thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp. Đặc biệt, đất nước này đang có những chính sách mở cửa rất thông thoáng, các nhà đầu tư Việt Nam lại được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp cộng với các điều kiện như tỉ lệ thất nghiệp khá cao (khoảng 28,4%), chi phí nhân công rẻ (tối thiểu khoảng 90$/tháng),…. Công ty có thể xem xét đầu tư nhà máy sản xuất tại quốc gia này. Tuy nhiên cần phải xem xét kĩ để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến chế độ quản lí của Myanmar, bao gồm kinh tế và tài chính, cũng như các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng yếu kém vì điều này sẽ gây khó khăn và hạn chế tiềm năng phát triển trong giai đoạn đầu.

Công ty cần tìm kiếm thêm các nhà phân phối tại từng thị trường để mặt hàng vải thành phẩm của Công ty có thể phổ biến hơn trong khu vực này, đồng thời chiếm thị phần cao hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn đại lý phân phối, cần xem xét kĩ các tiêu chuẩn về: khả năng tài chính, mức độ am hiểu thị trường vải may mặc, mức độ thâm niên trong hoạt động phân phối mặt hàng này trên thị trường quốc tế, uy tín của nhà nhập khẩu….

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu vải may mặc tại công ty Thái Tuấn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w